Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

QUAN HỆ Ô-XTRÂY-LI-A - ẤN ĐỘ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.13 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>QUAN HỆ Ô-XTRÂY-LI-A - ẤN ĐỘ TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ 21 </b>

<i><b>Ths. Đỗ Thanh Hà<small>*</small></b></i>

<i><b>Tóm tắt </b></i>

<i>Ngay từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á đã trở thành mối quan tâm trong chính sách đối ngoại của Ơ-xtrây-li-a. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, do ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Ô-xtrây-li-a và các quốc gia trong khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhận thấy tầm quan trọng của khu vực châu Á, Ơ-xtrây-li-a đã bắt đầu đẩy mạnh chính sách hướng về châu Á của mình với mục tiêu hòa nhập vào nền kinh tế năng động nhất thế giới này. Trong khi đó, sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ bắt đầu thực hiện chính sách cải cách kinh tế và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba khu vực và thứ mười trên thế giới, đồng thời cũng là một cường quốc hạt nhân với sức mạnh quân sự lớn. Bên cạnh cải cách kinh tế, Ấn Độ cũng có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, trong đó “chính sách Hướng Đơng” là một trong những điều chỉnh có ý nghĩa nhất của Ấn Độ. Với sức mạnh kinh tế và quân sự, Ấn Độ đang được xem là một cường quốc đối trọng với Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a cũng bắt đầu xem nước này là một đồng minh chiến lược mới của mình trong thế kỷ 21. </i>

<i>Từ những năm đầu thế kỷ 21, trước những lo ngại ngày càng tăng </i>

<b>Quá trình hình thành và phát triển chính sách hướng tới châu Á của Ô-xtrây-li-a </b>

Ô-xtrây-li-a bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng của khu vực châu Á từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu đẩy mạnh sự quan tâm của mình đối với châu Á. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh, Ô-xtrây-li-a đã xem Mỹ là đồng minh quan trọng nhất để hợp tác nhằm ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản ở châu Á. Với nhận thức trên, Ơ-xtrây-li-a đã góp mặt trong các khối quân sự do Mỹ đứng đầu như ANZUS và SEATO, đồng thời đưa quân tham chiến cùng Anh và Mỹ ở Ma-lai-xi-a và Việt Nam.<small>1</small> Mặc dù thời điểm này, Ô-xtrây-li-a đã có sự tiếp cận nhất định đối với một số nước châu Á thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển, nhưng do còn nhiều khác biệt giữa Ô-xtrây-li-a và các nước châu Á nên chính sách hướng tới châu Á của Ô-xtrây-li-a vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Lúc này, Ô-xtrây-li-a

<small>1</small><i><small> McDougall Derek, Australian Foreign Relations: Contemporary Perspectives, </small></i>

<small>Longman, Australia, 1998, p. 168. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

là một trong những quốc gia phát triển, trong khi châu Á ở giữa những nước nghèo nhất thế giới. Văn hóa Ơ-xtrây-li-a mang đậm bản sắc văn hóa phương Tây. Xã hội Ô-xtrây-li-a là một xã hội hiện đại, trong khi phần lớn các nước châu Á vẫn cịn mang nặng tính truyền thống với lịch sử và nền văn minh từ thời xa xưa. Chính sự khác biệt đó làm cho các nước châu Á tỏ ra thờ ơ với Ô-xtrây-li-a khiến Ơ-xtrây-li-a đã rất khó khăn trong việc phát triển quan hệ với các quốc gia ở châu lục này.

Bước vào thập niên 1970, trước những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực, chính sách đối với châu Á của Ô-xtrây-li-a cũng thay đổi với sự tôn trọng và khoan dung hơn. Năm 1972, sau khi lên làm Thủ tướng Ô-xtrây-li-a, Gough Whitlam đã xác định rằng trong tương lai, chính sách đối ngoại Ơ-xtrây-li-a sẽ khơng phụ thuộc vào Anh hay Mỹ nữa.<small>2</small> Khi Mỹ rút lui sau thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam và khi Anh hướng tới Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thì Ơ-xtrây-li-a bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của liên kết khu vực với châu Á. Quan hệ giữa Ơ-xtrây-li-a với châu Á, đặc biệt là Đơng Nam Á đã được cải thiện rõ rệt sau khi Ô-xtrây-li-a từ bỏ chính sách Ơ-xtrây-li-a da trắng của mình. Xu hướng này tiếp tục được các Chính phủ Ô-xtrây-li-a kế tục thực hiện trong thập niên 1980.<small>3</small> Tuy nhiên, do sự chi phối của Chiến tranh lạnh, những thành tựu đạt được trong quan hệ giữa Ô-xtrây-li-a với các quốc gia châu Á vẫn còn nhiều hạn chế.

Cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Yalta sụp đổ dẫn đến sự thay đổi lớn về chính trị và kinh tế trong hệ thống quốc tế. Châu Á trở thành nơi hội tụ lợi ích của

<small>2</small><i><small> John Ingleson, “Southeast Asia” in Australia’s Foreign Relations in the World Affairs </small></i>

<i><small>1979-1985, Allen 7 Unwin, Sydney, 1980, p. 283. </small></i>

<small>3</small><i><small> Xem thêm Gareth Evans - Bruce Grant, Australia’s Foreign Relations: in the World of </small></i>

<i><small>the 1990s, 2nd ed., Carlton, Vic.: Melbourne University Press, 1995. </small></i>

nhiều cường quốc cùng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Trên cơ sở đó, Ơ-xtrây-li-a đã bắt đầu đẩy mạnh chính sách hướng tới châu Á của mình. Thủ tướng Ơ-xtrây-li-a Paul Keating ngay khi vừa nhậm chức đã cam kết đưa đất nước phát triển gắn liền với khu vực châu

<i>Á - Thái Bình Dương. Ơng nói: “Vì vậy, hơn bao giờ hết Ơ-xtrây-li-a sẵn sàng, cả về đối nội cũng như đối ngoại, trở thành bộ phận của châu Á. Đất nước này đã làm mọi điều có thể thúc đẩy quyết tâm của mình để được hịa nhập vào nền kinh tế năng động của khu vực”.</i><small>4</small> Các quan chức Ô-xtrây-li-a thời kỳ này cũng thường tìm cơ hội ở các diễn đàn quốc tế để khẳng định những mối ràng buộc không chỉ về địa lý mà trong nhiều lĩnh vực khác giữa Ô-xtrây-li-a với khu vực. Trong giai đoạn này, Chính phủ Cơng đảng liên tiếp thực hiện các nỗ lực nhằm làm sâu sắc hơn và thể chế hóa mối quan hệ của Ơ-xtrây-li-a với khu vực. Thơng qua tổ chức APEC, Ơ-xtrây-li-a đã chứng tỏ mình là một trong những nước đứng đầu đối với triển vọng kinh tế khu vực trong tương lai. Ngồi ra, đối với hịa bình và an ninh khu vực, Ô-xtrây-li-a cũng đã gia tăng các cam kết của mình thơng qua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Lên nắm quyền năm 1996, Thủ tướng John Howard tiếp tục nhấn mạnh trọng tâm khu vực và hướng về châu Á trong chính sách đối ngoại

<i>của mình, cụ thể là: “tiếp tục thực thi những cam kết kinh tế với các quốc gia châu Á có tốc độ phát triển cao, gồm cả quan hệ tay đôi cũng như qua Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)”.</i><small>5</small>Chính phủ của Thủ tướng John Howard nhận thấy rằng nếu tập trung vào các vấn đề khu vực, Ơ-xtrây-li-a có thể phát huy được vai trị của mình

<small>4 Dẫn theo Trịnh Thị Định, “Ô-xtrây-li-a hướng về châu Á: tìm hiểu lịch sử phát triển </small>

<i><small>của một định hướng đối ngoại”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 6, 2000, tr. 52-58. </small></i>

<small>5</small><i><small> Dẫn theo Vũ Tuyết Loan (chủ biên), Ô-xtrây-li-a ngày nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà </small></i>

<small>Nội, 1998, tr. 196. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

một cách thiết thực và cụ thể hơn và qua đó có thể gắn Ơ-xtrây-li-a với khu vực phát triển năng động bậc nhất của thế giới. Chính sách hướng về châu Á thể hiện rõ nét trong lĩnh vực buôn bán. Hơn một nửa kim ngạch xuất - nhập khẩu của Ô-xtrây-li-a từ thập niên 90 được trao đổi với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sau cuộc tấn cơng khủng bố ngày 11/9/2001, Ơ-xtrây-li-a cùng với các thành viên khác của ARF cũng đã tăng cường hợp tác để đưa ra các sáng kiến chống khủng bố và cải thiện an ninh ở Đông Nam Á. Do đó, có thể thấy rằng, để tạo ra một môi trường an ninh, ổn định cho mình tại châu Á thì yếu tố an ninh quốc phịng đóng vai trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ơ-xtrây-li-a nhằm hướng tới châu Á. Trong thế kỷ 21, châu Á vẫn là điểm nhấn quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ơ-xtrây-li-a. Đúng như nhận định của cựu Ngoại trưởng Ô-xtrây-li-a Evans

<i>trong bài phát biểu tại Tô-ki-ô ngày 20/4/1991: “Chúng tôi biết rằng châu Á là nơi chúng tôi sống và đảm bảo an ninh cho mình, là nơi đặt nền tảng cho sự sống còn và tương lai của Ô-xtrây-li-a”.</i><small>6</small>

Bước vào thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi tập trung lợi ích của nhiều cường quốc trên thế giới: “Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với Nhật Bản, Mỹ, Nga, ASEAN là 6 cực của khu vực và thế giới”.<small>7</small> Trong quá trình phấn đấu trở thành một phần của châu Á, Ô-xtrây-li-a cũng phải chú ý đến đặc điểm này. Trong số các cường quốc nổi lên ở khu vực châu Á, Ấn Độ được xem là một hiện tượng chỉ xếp sau sự phát triển của Trung Quốc.

<small>6 Bài phát biểu của Garth Evans, Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xtrây-li-a tại Tô-ki-ô với tiêu </small>

<i><small>đề “Shaping the Post-Cold War World”, Backgrounder, ngày 3/5/1991. </small></i>

<small>7 Bùi Quang Tuấn, “Xu hướng phát triển tự do hóa thương mại khu vực châu Á - Thái </small>

<i><small>Bình Dương”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 12 (128), 2006, tr. </small></i>

Bên cạnh các chính sách về kinh tế, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã chuyển sang một xu thế mới, trong đó tập trung vào chính sách ngoại giao thương mại. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là một khu vực phát triển năng động nhất thế giới và trở thành trung tâm địa chính trị của đấu tranh quyền lực thế giới, trong đó khu vực Đơng Á đã tạo được sự chú ý của Ấn Độ. Từ tháng 6/1991, ngay sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Ấn Độ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Narasimha Rao đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại trên nhiều lĩnh vực, trong đó, chính sách “Hướng Đơng”<small>8</small> là một trong những điều chỉnh có ý nghĩa nhất của Ấn Độ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Thành công của Ấn Độ kể từ khi thực hiện chính sách Hướng Đơng trong hai thập kỷ qua đã giúp nước này mở rộng quan hệ với nhiều nước, đặc biệt là các cường quốc trong khu vực, trên nhiều lĩnh vực, tăng cường vai trò và ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 2002, trong quá trình triển khai giai đoạn hai của chính sách Hướng Đơng, Ấn Độ cũng chú trọng phát triển quan hệ với Ô-xtrây-li-a với nhận thức Ô-xtrây-li-a là một quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Sự phát triển ấn tượng của Ấn Độ - một quốc gia tiêu biểu và có ảnh hưởng ở khu vực châu Á đã thu hút sự quan tâm của Ô-xtrây-li-a. Để tạo được thành công trong mục tiêu hướng tới châu Á, đồng thời xóa bỏ các mối lo ngại về an ninh khu vực và thế giới trong thế kỷ 21, đặc biệt là trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân tố Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a đang hướng chính sách của mình tới Ấn Độ - một cường quốc mới ở châu Á và đang trở thành đối trọng của Trung Quốc. Xét thực tế, khả năng, điều kiện của Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ thì đây là một sự tương xứng tới mức hồn hảo: Ơ-xtrây-li-a có trữ lượng khống sản khổng lồ, là một nền kinh tế ổn định, phát triển; trong khi đó, Ấn Độ có nguồn vốn nhân lực dồi dào hiếm có cùng nhu cầu lớn về năng lượng và tài nguyên.

Về lĩnh vực an ninh, cũng như Ấn Độ, Ơ-xtrây-li-a cũng có sự quan tâm và lo ngại trước sự trỗi dậy của nhân tố Trung Quốc ở châu Á - Thái

<small>8 Thuật ngữ chính sách “Hướng Đông” được sử dụng lần đầu tiên trong văn bản chính thức của nhà nước Ấn Độ vào năm 1996. Mặc dù chính sách này ra đời, tồn tại và phát triển nhưng phải tới Báo cáo thường niên 2006-2007, Bộ Ngoại giao Ấn Độ mới xác nhận rằng chính sách Hướng Đơng ra đời năm 1992. Thời gian đầu, chính sách Hướng Đơng của Ấn Độ tập trung vào khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2002, Ấn Độ triển khai giai đoạn hai của chính sách Hướng Đơng, mở rộng ra tồn khu vực Đơng Á. </small>

Bình Dương hiện nay. Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra xứng đáng với vai trị đầu tàu của mình ở châu Á. Các chính sách mở cửa của Trung Quốc đã đem lại sự thành cơng nhanh chóng cho quốc gia đang được mệnh danh là “người khổng lồ kinh tế” châu Á này. Chính “nhân tố Trung Quốc” đã khiến Ô-xtrây-li-a phải gấp rút chuẩn bị cho mình một tư thế tốt nhất để bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, Ấn Độ cũng có chung sự quan tâm giống Ô-xtrây-li-a về nhân tố “Trung Quốc”. Từ nhận thức đó, Ơ-xtrây-li-a đã chú trọng phát triển quan hệ với Ấn Độ - một quốc gia ở gần với Trung Quốc và có nhiều triển vọng trở thành đối trọng của Trung Quốc trong tương lai.

Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, việc phát triển quan hệ giữa hai nước tạo cơ sở để thúc đẩy hai nước cùng phát triển. Thủ tướng Ô-

<i>xtrây-li-a John Howard nhận định rằng: “Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ đang nổi lên như một nền kinh tế năng động thứ hai trong khu vực. Một thập kỷ sau khi thực hiện cải cách kinh tế, nền kinh tế Ấn Độ đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Chúng ta đang nhìn thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của một quốc gia mà nếu hợp tác trên tinh thần xây dựng thì sự phát triển của nó sẽ tạo ra sự ảnh hưởng tích cực cho tiến trình mở rộng hợp tác với các khu vực khác của chúng ta”.</i><small>9</small>

<b>Những thành tựu của quan hệ Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ 21 </b>

<i><b>Lĩnh vực chính trị - ngoại giao </b></i>

Quan hệ ngoại giao Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ được thiết lập vào năm

<small>9</small><i><small> John Howard, Australia’s Engagement with Asia - A New Paradigm?, Speech to the </small></i>

<small>ANU - Asialink National Forum, Canberra, 13 August 2004. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1941, khi Tổng lãnh sự quán đầu tiên của Ấn Độ được thành lập tại Sydney trong năm này. Đến năm 1944, Iven Mackay được bổ nhiệm làm Cao ủy Ô-xtrây-li-a đầu tiên tại Ấn Độ. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ giữa hai nước vẫn diễn ra tích cực. Tuy nhiên, sự phát triển của Chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển quan hệ hai nước. Lúc đó, Ơ-xtrây-li-a ngả theo phương Tây, thân Mỹ, trong khi Ấn Độ lại là quốc gia chủ chốt trong phong trào Không liên kết và thiên về quan hệ tốt với Liên Xô. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực trở lại.

Tuy nhiên, mối quan hệ Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ trở nên tồi tệ nhất khi Ấn Độ nối tiếp Pa-ki-xtan tiến hành thử hạt nhân vào tháng 5/1998. Từ sau sự kiện này, quan hệ giữa hai nước bị đình trệ. Cho rằng hành động này của Ấn Độ sẽ ảnh hưởng và gây ra hậu quả nặng nề đối với an ninh khu vực và thế giới nên Ơ-xtrây-li-a đã có những phản ứng hết sức gay gắt với nước này, vượt xa cả Mỹ và các nước Tây Âu khác bằng những hành động như đình chỉ quan hệ quốc phòng song phương với Ấn Độ, trong đó bao gồm việc rút Cố vấn Quốc phòng từ New Delhi về, thu hồi Lực lượng quốc phịng Ơ-xtrây-li-a (ADF) đang huấn luyện tại Ấn Độ, đình chỉ viện trợ phi nhân đạo, đình chỉ các chuyến viếng thăm của các Bộ trưởng và quan chức cấp cao…<small>10</small>

Bước vào những năm đầu thế kỷ 21, với những thay đổi của tình hình thế giới và khu vực có liên quan đến an ninh của hai nước, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ bắt đầu phát triển lại quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Năm 2000, Thủ tướng Ơ-xtrây-li-a John Howard đã có chuyến viếng thăm Ấn

<i>Độ với thơng điệp “đã đến lúc cả Ơ-xtrây-li-a và Ấn Độ phải đặt vào mối </i>

<i>song phương thường niên. Theo tờ The Hindu, tiềm năng của Ô-xtrây-li-a </i>

với vai trò là một đối tác kinh tế và chiến lược với Ấn Độ sẽ được khai thác trong giai đoạn hai của chính sách Hướng Đơng.<small>12</small> Về phần mình, Ơ-xtrây-li-a cũng nhận định Ấn Độ đang trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của nước này khi thực hiện mục tiêu hướng về châu Á trong thế kỷ 21, đồng thời Ơ-xtrây-li-a cũng đã cơng khai ủng hộ Ấn Độ gia nhập ARF và Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Từ năm 2000 đến nay, hai bên đã tổ chức hàng loạt các cuộc viếng thăm lẫn nhau ở nhiều cấp độ. Về phía Ơ-xtrây-li-a có chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng John Howard tháng 7/2000 và tháng 3/2006, Thủ tướng Kevin Rudd vào tháng 11/2009 để nâng mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Ở cấp Ngoại trưởng, Ngoại trưởng Ô-xtrây-li-a Stephen Smith cũng đã tiến hành thăm Ấn Độ vào tháng 9/2008, tháng 10/2009 và tháng 3/2010. Về phía Ấn Độ, Ngoại trưởng Yashwant Sinha có các chuyến viếng thăm Ơ-xtrây-li-a vào tháng 6/2001 và tháng 8/2003; Ngoại trưởng SM Krishna vào tháng 8/2009 và tháng 1/2011. Ngồi ra, giữa Ơ-xtrây-li-a và Ấn Độ còn hợp tác với nhau trong các diễn đàn đa phương. Cả hai nước đều là thành viên của Khối thịnh vượng chung, G20, Diễn đàn khu vực ASEAN và cũng đã tham gia vào Hội nghị thượng đỉnh Đơng Á. Ơ-xtrây-li-a đóng vai trị là thành viên quan trọng trong tổ chức APEC và đã ủng hộ Ấn Độ tham gia vào tổ chức này. Năm 2008, Ô-xtrây-li-a cũng đã trở thành quan sát viên của Tổ chức Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC).

<small>11 John Howard, Transcript of the Prime Minister The Hon John Howard MP Addressed to the India-Australian Council and the Confederation of Indian Industry Luncheon, New Delhi’, 11 July 2000. </small>

<small>12 C. Raja Mohan, “Look East Policy: Phase Two”, The Hindu, Oct 9, 2003. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Đặc biệt, chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Kevin Rudd tháng 11/2009 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương khi hai bên đưa ra một bản tuyên bố chung bao gồm các thỏa thuận nâng cấp mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược. Là một phần của đối tác chiến lược, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ đã đưa ra một Tuyên bố chung về Hợp tác an ninh với mục tiêu tăng cường nỗ lực của hai bên để duy trì hịa bình, ổn định và sự thịnh vượng, đưa ra các cơ chế để đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ và thường xuyên hơn trong các lĩnh vực an ninh. Thủ tướng Rudd cũng đã công bố một sự gia tăng lớn trong các nguồn lực ngoại giao mà Ô-xtrây-li-a dành cho Ấn Độ, bao gồm các chức vụ mới trong Bộ Ngoại giao và Thương mại Ô-xtrây-li-a và ở cơ quan đại diện của Ô-xtrây-li-a tại New Delhi, Mumbai và Chennai.

Tuy nhiên, quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên căng thẳng trong hai năm 2009 và 2010 bởi một loạt các cuộc tấn công bạo lực vào sinh viên Ấn Độ đang học tập ở Ô-xtrây-li-a, gây nên sự phẫn nộ của người dân Ấn Độ đối với Ô-xtrây-li-a. Những sự kiện này đã làm lu mờ đi các lợi ích trong quan hệ giữa hai nước. Trước tình hình đó, Ơ-xtrây-li-a đã ra lệnh thực hiện thêm các cuộc tuần tra của cảnh sát tại những điểm thường xảy ra các vụ rắc rối nhằm ngăn chặn các cuộc bạo loạn, xung đột ở Ơ-xtrây-li-a. Tình hình đã được cải thiện đáng kể, và quan hệ ngoại giao giữa hai nước bắt đầu được hàn gắn lại sau thời gian căng thẳng.

<i><b>Lĩnh vực kinh tế - thương mại </b></i>

Năm 2002, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Ô-xtrây-li-a John Howard, cả hai nước đã nhấn mạnh đến các lợi ích thương mại chung và tiến hành các chương trình thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước. Năm 2000, Ấn Độ đứng thứ 13 trong các thị trường xuất khẩu

hàng hóa của xtrây-li-a với thặng dư thương mại là 876 triệu đơ la xtrây-li-a.<sup>13</sup> Trong khi đó, Ô-xtrây-li-a đứng thứ 11 trong các nước nhập khẩu và đứng thứ 22 trong các nước xuất khẩu của Ấn Độ. Sự liên kết kinh doanh phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực nông nghiệp, khai mỏ và công nghệ thông tin. Mối quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Ơ-xtrây-li-a có sự tăng trưởng đáng kể, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2000 lên 22,2 tỷ USD trong năm 2010 (trung bình mỗi năm tăng 23,4% kể từ năm 2000).<small>14</small>

Ô-Vào tháng 5/2005 đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ Thương mại Ô-xtrây-li-a Simon Crean với người đồng cấp Anand Sharma, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ. Cả hai bên tỏ ra hài lòng trước kết luận của một nghiên cứu chung về tính khả thi trong việc tiến tới một Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) giữa hai nước, và hai bên sẽ phải thực hiện các quy trình nội bộ trước khi diễn ra các cuộc đàm phán. Nếu thành cơng, cả Ơ-xtrây-li-a và Ấn Độ sẽ có được nhiều lợi ích kinh tế quan trọng và mở ra nhiều cơ hội đầu tư và thương mại cho cả hai nước, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của Ô-xtrây-li-a với châu Á.

Tháng 9/2005, một đoàn đại biểu do Chủ tịch Liên minh các ngành công nghiệp Ấn Độ (CII) Y. C. Deveshwar dẫn đầu đã đến thăm Ô-xtrây-li-a, tổ chức một cuộc hội nghị nhằm khai thác các mối quan hệ kinh doanh tiềm năng giữa Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ. Hơn 400 lãnh đạo doanh nghiệp của Ô-xtrây-li-a và các nước khác tham gia. Đoàn cũng đã gặp gỡ

<small>13</small><i><small> Austrlian Government: Department of Foreign Affairs and Trade, Composition of </small></i>

<i><small>Trade Australia 1999–2000, Canberra, October 2000. </small></i>

<small>14</small><i><small> Australian Government, Department of Foreign Affairs and Trade, “About the </small></i>

<i><small>Australia – India Comprehensive Economic Cooperation Agreement Negotiations”, </small></i>

<small>Canberra. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

các Bộ trưởng của Ô-xtrây-li-a như Bộ trưởng Bộ Du lịch, Công nghiệp và Tài nguyên Ian MacFarlane, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nhà nước và Khu vực John Brumby tại bang Victoria và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Phát triển nhà nước John Watkins ở New South Wales. Một Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa CII và Hội đồng doanh nghiệp Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ (AIBC) đã được ký kết giữa Đoàn và ông John Watkins, Chủ tịch AIBC.

Ngày 11/4/2008, Bộ trưởng Bộ Thương mại Ơ-xtrây-li-a Simon Crean thơng báo rằng Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ đã đồng ý các điều khoản tham chiếu cho việc nghiên cứu tiền khả thi của Hiệp định khu vực thương mại tự do Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ. Ông cho biết “Nghiên cứu này sẽ cân nhắc đến một FTA có thể đưa quan hệ đối tác kinh tế phát triển đến một mức độ mạnh hơn như thế nào” và “FTA chất lượng cao có thể mang lại lợi ích kinh tế đáng kể thông qua việc tạo ra nhiều việc làm bằng thương mại và đầu tư và việc tạo ra một tốc độ tăng trưởng mới và tăng cường cải cách kinh tế trong tương lai… Nghiên cứu cũng sẽ xem xét các vấn đề quan trọng khác như quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, vấn đề vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.<small>15</small>

Tháng 5/2011, Ấn Độ và Ơ-xtrây-li-a đã sẵn sàng cơng bố các cuộc đàm phán chiến lược quan trọng cho việc ký kết Hiệp định FTA do tại Canberra. Đồng thời Ô-xtrây-li-a cũng yêu cầu trong các cuộc đàm phán cũng nên bao gồm các buổi thảo luận về vấn đề bán uranium cho Ấn Độ. Năm 2011, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Ô-xtrây-li-a và Ô-xtrây-li-a là thị trường lớn thứ 14 của Ấn Độ.<sup>16</sup> Thiết lập một mục tiêu

<small>15</small><i><small> The Hon Simon Crean MP, Former Minister for Trade, “Australia and India Agree </small></i>

<i><small>Terms for Free Trade Agreement Fiasibility Study”, Canberra, 11 April 2008. </small></i>

<small>16</small><i><small> “India, Australia announce launch of FTA negotiations”, The Hindu, May 11 2011. </small></i>

tăng gấp đôi thương mại song phương trong 5 năm, Ấn Độ và a đã đồng ý bắt đầu đàm phán Hiệp định FTA.

<i><b>Ô-xtrây-li-Lĩnh vực an ninh - quốc phịng </b></i>

Sau năm 1998, Ơ-xtrây-li-a tạm ngưng hợp tác an ninh quốc phòng với Ấn Độ và điều đó được xem như là sự phản ứng của nước này đối với cuộc thử hạt nhân của Ấn Độ. Mặc dù sau đó mối quan hệ đã được cải thiện, mà chuyến thăm của Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Downer tới Ấn Độ vào năm 2000 là một bước ngoặt. Tuy nhiên trên thực tế, mối quan hệ đó vẫn phát triển rất hạn chế do trước đây, khi Ấn Độ chưa thực hiện chính sách Hướng Đơng thì nước này chỉ quan tâm đến các lợi ích chiến lược ở khu vực Nam Á. Trong khi đó, Ô-xtrây-li-a từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã hướng chính sách của mình sang châu Á, trong đó Đơng Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương là những khu vực chiến lược hàng đầu. Mặc dù kể từ khi thực hiện chính sách Hướng Đơng, khu vực Đông Á đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, thì hai nước cũng cần phải xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn về các mối quan tâm và nhận thức an ninh của nhau.

Các hiệp định song phương trên lĩnh vực này chủ yếu nhấn mạnh đến “lợi ích chung về một số vấn đề quan trọng, bao gồm cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.<small>17</small> Tháng 8/2001, trong cuộc đối thoại chiến lược Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a tổ chức ở New Delhi, hai nước đã chia sẽ nhận thức về một loạt các vấn đề an ninh khu vực và tồn cầu. Chương trình nghị sự bao gồm bốn chủ đề chính: các vấn đề an ninh tồn cầu, an ninh khu vực, chính sách quốc phịng và an ninh quốc gia, vấn đề kiểm sốt vũ khí và giải trừ quân bị.

<small>17</small><i><small> Australian High Commission, “India-Australia Strategic Dialogue”, New Delhi, 30 </small></i>

<small>August 2001, www.india.embassy.gov.au </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong chuyến thăm của Thủ tướng John Howard tới Ấn Độ tháng 3/2006, hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shekhar Dutt và Cao ủy Ô-xtrây-li-a John McCarthy dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Singh và Thủ tướng Howard. Bản ghi nhớ này đưa ra đề nghị hợp tác trong lĩnh vực đào tạo quân sự chung, các ngành công nghiệp và nghiên cứu phát triển quốc phòng. Đối với việc thực hiện Biên bản ghi nhớ, New Delhi và Canberra cũng đã đồng ý thành lập một Nhóm cơng tác chung (JWG) về phòng thủ. Sau khi ký bản ghi nhớ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố hai nước sẽ chia sẻ lợi ích chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khơng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố và bảo đảm an ninh của các đường thông tin liên lạc trong khu vực, điều đó là rất cần thiết cho sự phát triển hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

Năm 2007, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng Ơ-xtrây-li-a đã đến thăm Ấn Độ để mở rộng hợp tác giữa hai nước trong nghiên cứu và phát triển công nghệ quân sự cũng như trong nỗ lực chống khủng bố. Tháng 11/2009, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Kevin Rudd, hai bên đã ký bản tuyên bố chung về hợp tác an ninh. Đây là một bước tiến đáng chú ý trong quá trình phát triển mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Ấn Độ, bao gồm các lĩnh vực chính: (i) trao đổi thơng tin và hợp tác trong các vấn đề khu vực; (ii) hợp tác song phương trong khuôn khổ đa phương ở khu vực, đặc biệt trong các Diễn đàn Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN; (iii) đối thoại và hợp tác quốc phòng trên cơ sở bản ghi nhớ được ký kết năm 2006; (iv) chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, quản lý thiên tai, an ninh hàng hải và hàng không. Cả hai nước cũng sẽ phối hợp các chính sách về vấn đề khu vực ở châu Á, mà thực chất là cùng quan tâm,

chia sẻ trước sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc ở khu vực này. Một lĩnh vực quan trọng khác trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước là vấn đề hạt nhân. Ô-xtrây-li-a chiếm hơn 20% trữ lượng Uranium của thế giới. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về năng lượng của Ấn Độ ngày càng tăng để đảm bảo sự phát triển kinh tế, do đó địi hỏi ở Ơ-xtrây-li-a sự hỗ trợ trong việc xuất khẩu Uranium sang Ấn Độ để phát triển ngành điện, thì Cơng Đảng cầm quyền ở Ô-xtrây-li-a áp đặt lệnh cấm bán Uranium sang Ấn Độ vì cho rằng Ấn Độ chưa ký kết Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) mặc dù nước này cho rằng mình đang quản lý vấn đề hạt nhân một cách có trách nhiệm, trong khi đó, Ơ-xtrây-li-a lại ký kết một thỏa thuận bán Uranium cho Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ an ninh Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Chính phủ Ô-xtrây-li-a quyết định bán Uranium cho Ấn Độ vào cuối 2011.

Lợi ích của Ấn Độ đang mở rộng sang phía Đơng, quan hệ với Mỹ đã định hình, bất chấp có lúc thăng trầm khác nhau. Trong khi đó, Ơ-xtrây-li-a bắt đầu quan tâm tới việc phịng thủ ở các vùng biển phía Tây và phía Bắc, cùng với triển vọng hải quân Mỹ tăng cường hiện diện tại đây. Chính vì lẽ đó, tại cuộc Đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng giữa Ô-xtrây-li-a và Mỹ (AUSMIN 2011) ở San Francisco, lần đầu tiên Mỹ và Ơ-xtrây-li-a cơng khai khuyến khích Ấn Độ đẩy mạnh chính sách Hướng Đông.

<i><b>Các lĩnh vực khác </b></i>

Trong tuyên bố chung năm 2009, hai bên cũng khẳng định hợp tác trên lĩnh vực khoa học và công nghệ là một phần quan trọng trong quan hệ song phương. Thành công trong việc xây dựng Quỹ nghiên cứu chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

lược Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a cam kết sẽ tăng cường nỗ lực nghiên cứu song phương, đưa Quỹ nghiên cứu lên 10 triệu AUD mỗi năm trong vòng 5 năm tới, tập trung trên các lĩnh vực năng lượng, an ninh lương thực và nước, sức khỏe và môi trường. Quỹ cũng sẽ giới thiệu một chương trình học bổng mới bao gồm việc trao đổi các nhà nghiên cứu từ hai quốc gia và các chuyến thăm ngắn hạn của các nhà khoa học hàng đầu. Cả hai chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu trong các lĩnh vực thông tin truyền thông, thiết bị vi điện tử và vật liệu, khoa học trái đất, công nghệ nano, thiên văn học và cơng nghệ sinh học.

Trong Nhóm cơng tác chung (JWG) về giáo dục và đào tạo, hai nước đã xác định một số lĩnh vực hợp tác quan trọng bao gồm hợp tác nghiên cứu trong chính sách giáo dục, chương trình trao đổi sinh viên nghiên cứu, xây dựng năng lực trong giáo dục nghề nghiệp và đào tạo từ xa trong giáo dục đại học. Cuộc họp gần đây nhất của JWG được tổ chức tại Canberra vào ngày 13 và 14/4/2011. Số lượng sinh viên Ấn Độ học tập tại Ô-xtrây-li-a tăng lên nhanh chóng trong những năm qua và Ơ-xtrây-li-a đã vượt qua Vương quốc Anh để trở thành điểm đến lớn thứ hai cho sinh viên Ấn Độ. Tuy nhiên, việc thắt chặt các quy định thị thực du học, thay đổi trong các quy tắc di cư, tác động tiêu cực của các cuộc tấn công sinh viên Ấn Độ trong năm 2009-2010, và giá đơ la Ơ-xtrây-li-a ngày càng tăng đã làm số lượng sinh viên từ Ấn Độ đến Ô-xtrây-li-a học giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Trong chuyến thăm Ấn Độ của bà Julia Gillard, khi đó là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quan hệ Giáo dục, Việc làm Ô-xtrây-li-a vào tháng 9/2009, hai bên đã thống nhất sẽ tổ chức các cuộc đối thoại thường niên giữa hai Bộ trưởng về vấn đề giáo dục.

<b>Kết luận </b>

Có thể nói, với những thành tựu đạt được trong thập niên đầu thế

kỷ 21, hơn lúc nào hết, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ đang phát hiện điểm hội tụ lớn giữa hai bên về lợi ích an ninh cũng như kinh tế. Về mặt chiến lược, Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ sẽ phải chung sức mở rộng môi trường ổn định, hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trên các vùng biển, lợi ích và tầm phát triển hàng hải của Trung Quốc tiếp tục mở rộng, trong khi các thách thức đối với tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, vận chuyển người trái phép còn dai dẳng. Bởi vậy, thời điểm hiện tại được coi là thích hợp để Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, đẩy mạnh cấp độ can dự hải quân tại khu vực Ấn Độ Dương và Đơng Nam Á. Ơ-xtrây-li-a và Ấn Độ có thể dẫn dắt việc xây dựng trật tự hàng hải theo luật lệ ở Ấn Độ Dương, cũng như hỗ trợ lẫn nhau tại Biển Đông. Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn q ít các cuộc hội đàm thực sự giữa quan chức cấp cao Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ. Điều này cho thấy quan hệ giữa Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ vẫn chưa phát triển xứng tầm của nó. Có thể thấy rằng, việc thiếu đi sự can dự bền vững ở bất cứ cấp độ nào, thậm chí là một vấn đề riêng lẻ, có thể khiến quan hệ song phương giữa hai nước phát triển chệch hướng. Điều này phải thay đổi, khi Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ cần phải hợp tác với nhau vì lợi ích của hai nước cũng như của khu vực. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, các nhà ngoại giao và quan chức Ô-xtrây-li-a sẽ phải kiên trì phát triển quan hệ với Ấn Độ, đưa mối quan hệ lên một tầm cao mới.

Trước sự vận động mạnh mẽ của cả khu vực Ấn Độ Dương và châu Á - Thái Bình Dương, Ô-xtrây-li-avà Ấn Độ buộc phải gắn bó với nhau. Một số nhà phân tích chính trị nhận định rằng Thế kỷ châu Á sẽ là “thảm kịch” cho cả hai nước nếu lãnh đạo hai nước không rũ bỏ định kiến cũ để đưa quan hệ Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ bước vào giai đoạn phát triển xứng tầm “đối tác chiến lược”. Tất cả những thành tựu đạt được trong thập niên đầu thế kỷ 21 như quan hệ kinh tế - thương mại song phương không

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ngừng phát triển, nhiều rào cản về kinh tế và chính trị đã được tháo gỡ, danh mục các hoạt động hợp tác liên tục tăng, kết quả hợp tác khả quan trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng cho thấy có nhiều khả năng để hy vọng rằng quan hệ Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.

<i><b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b></i>

<i>1. Gareth Evans - Bruce Grant, Australia’s Foreign Relations: in the World of the 1990s, 2nd ed., Carlton, Vic.: Melbourne University </i>

Press, 1995.

2. McDougall Derek, <i>Australian Foreign Relations: Contemporary Perspectives, Longman, Australia, 1998. </i>

<i><b>3. Jenelle Bonnor, Australia - India Security Ralations: Common </b></i>

<i>Interests or Common Disinterests?, Australian Defence Studies Centre, </i>

Working Paper No.67, April 2001.

<i>4. David Scott, Handbook of India’s International Relations, </i>

Routledge Taylor and Francis Group, London, 2011.

5. Thông tấn xã Việt Nam, “Ô-xtrây-li-a nhìn thấy tương lai của

<i>mình ở châu Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 13/4/1993. </i>

6. Bùi Quang Tuấn, “Xu hướng phát triển tự do hóa thương mại

<i>khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới, số 12 (128), 2006. </i>

7. Alexander Downer, “Australian Response to Indian Nuclear

<i>Tests”, Media Release, 14 May 1998. </i>

8. David Brewster, “The Australia - India Security Declaration:

The Quadrilateral Redux?”, The Strategic and Defence Studies Centre, Australian National University, Volume 6, Number 1, 2010.

<i>9. Mark Beeson, “Australia and Asia: The Years of Living Aimlessly”, in Singh, Daljit and Smith, Anthony (eds.), Southeast Asian Affairs 2001, Singapore: Institute for Southeast Asian Studies, 2001. </i>

10. Trịnh Thị Định, “Ô-xtrây-li-a hướng về châu Á: tìm hiểu lịch sử

<i>phát triển của một định hướng đối ngoại”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số </i>

6, 2000.

</div>

×