Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 75 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
UBND TỈNH QUẢNG NAM
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH </b>
<i><b>Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><small>`</small><b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH </b>
------
<b>LỜI CẢM ƠN </b>
Qua q trình thực hiện đề tài này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các anh, chị, thầy cô và bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- ThS. Nguyễn Tấn Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Ban giám hiệu trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho chúng tơi có thể hồn thành tốt vấn đề nghiên cứu.
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Nam, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành tốt đề tài nghiên cứu.
- Bà con nông dân thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình hỗ trợ kỹ thuật, giống.
- Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện cơng trình nghiên cứu.
<i> Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 </i>
<b> Sinh viên thực hiện </b>
<b> Hồng Đình nh </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Tôi xin cam đoan kết quả trong bài nghiên cứu của tôi là trung thực do tôi nghiên cứu và kết quả này chưa từng được công bố.
Các thơng tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
<i>Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 </i>
<b> Sinh viên thực hiện khóa luận </b>
<b>Hồng Đình nh </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>
CT : Công thức CV% : Hệ số biến động
LSD (0,05) : Độ sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức xác suất 95%
FAOSTAT : Ngân hàng dữ liệu trực tuyến của tổ chức nông lương thế giới NSLT : Năng suất lí thuyết
NSTT : Năng suất thực thu NSSH : Năng suất sinh học STT : Số thứ tự
NS : Năng suất
VCR : Lãi suất phân bón
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>
1.1 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam phân theo địa phương 5 1.2 Bình quân sản lượng rau/đầu người 7 1.3 <sup>Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại </sup>
<small>rau cải ở Việt Nam </small> 10 1.4 <small>Một số bệnh hại trên cây cải xanh </small> 12 1.5 <small>Nguyên liệu (tính cho 1 tấn thành phẩm) </small> 23 2.1 <small>Sơ đồ bố trí thí nghiệm </small> 26 2.2 <sup>Một số yếu tố khí hậu thời tiết vụ Đông-Xuân năm 2016-2017 tại </sup>
<small>bị chết do bệnh hại </small> 37 3.7 <i><small>Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến tỷ lệ nảy mầm </small></i> 38 3.8 <i><small>Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến tỷ lệ bệnh hại </small></i> 39 3.9 <i><sup>Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến chiều dài, chiều </sup></i>
<small>rộng lá cải xanh khi thu hoạch </small> 40 3.10 <i><sup>Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến các yếu tố cấu </sup></i>
<small>thành năng suất và năng suất cải xanh </small> 42
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình/ </b>
1.1 Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2014 3
3.1 <i><sup>Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến chiều cao </sup></i>
3.6 <i><sup>Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến chiều dài, </sup></i>
chiều rộng lá cải xanh khi thu hoạch <sup>41 </sup>3.7 <i><sup>Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến năng suất </sup></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b><small>MỤC LỤC </small></b>
I. MỞ ĐẦU ... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ... 1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:... 2
1.5. Kết quả đạt được ... 2
II. NỘI DUNG ... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3
1.1. Khái quát tình hình sản xuất rau ... 3
1.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới ... 3
1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam ... 4
1.2. Giới thiệu về cây cải ... 7
1.2.1 Nguồn gốc, phân loại rau cải ... 7
1.2.1.1. Nguồn gốc ... 7
1.2.1.2. Phân loại ... 7
1.3.1. Bệnh hại trên cây cải xanh ... 11
<i>1.4.1. Đặc điểm sinh học của nấm Trichoderma ... 16 </i>
1.4.2. Đặc điểm hình thái ... 17
1.4.4. Cơ chế, khả năng đối kháng ... 18
<i>1.4.4.1. Cơ chế tác động của nấm Trichoderma lên nấm gây bệnh cây trồng .... 18 </i>
1.4.4.2. Khả năng đối kháng ... 21
1.4.4.3. Khả năng phân hủy chất hữu cơ ... 22
<i>1.5. Vài nét về chế phẩm Trichoderma spp. ... 23 </i>
1.5.1. Chế phẩm Trichoderma spp. ... 23
<i>1.5.2. Quy trình dùng chế phẩm Trichoderma spp. để ủ phân chuồng ... 23 </i>
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27 2.1. Vật liệu nghiên cứu ... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ... 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 27
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ... 27
2.2.2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng ... 28
2.2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm ... 29
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">2.2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển trên cây cải xanh ... 29
<i>2.2.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến các yếu tố cấu </i>thành năng suất ... 30
<i>2.2.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến bệnh hại trên </i>cây cải xanh ... 31
2.2.4. Phương pháp sử lý số liệu ... 31
2.3. Điều kiện tiến hành thí nghiệm ... 31
2.3.1. Điều kiện đất đai ... 31
2.3.2. Điều kiện khí hậu ... 31
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 34
<i>3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến sinh trưởng, phát triển của cải xanh (Brassica juncea) ... 34 </i>
3.1.1. Thời gian sinh trưởng ... 34
3.1.2. Chiều cao cây cải xanh ... 34
<i>3.2.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến tỷ lệ bệnh hại ... 41 </i>
3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các cơng thức thí nghiệm ... 43
3.3.1. Chiều dài, chiều rộng lá cải xanh khi thu hoạch ... 43
3.3.2. Năng suất ... 45
3.4. Hiệu quả kinh tế ... 47
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 49
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài </b>
<i>Cây cải xanh (Brasica juncea) hay còn gọi là cải bẹ xanh, cải cay, giới tử là </i>
một trong những cây rau không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Cải xanh chứa nhiều viatamin A, B, C, D… chất carotene, anbumin, axit nicotic…và là một trong những loại rau mà các nhà chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm độ cao, nhiệt độ mùa đông không quá thấp nên rất thích hợp cho trồng cây cải nhất là ở vụ Đơng-Xn.
Tuy cây cải xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng nhanh…nhưng mỏng manh rất dễ mẫn cảm với thời tiết và bệnh hại. Biện pháp hóa học khơng được khuyến cáo dùng trong phịng trừ vì cây cải xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, thường dùng để làm thực phẩm tươi sống nên không đảm bảo thời gian cách li cũng như khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Những biện pháp sinh học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong trồng rau hữu cơ, rau an tồn, vì vậy chế phẩm sinh học ngày càng được phát triển và sử dụng rộng rãi hơn.
<i>Nấm đối kháng Trichoderma spp. là một trong những tác nhân kiểm soát sinh </i>
học được quan tâm nghiên cứu phòng trừ các bệnh thường gây hại trên cây trồng. Ngoài khả năng phân hủy các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, chế phẩm
<i>Trichoderma còn có khả năng tấn cơng phá hủy tế bào, hạn chế sự phát sinh, phát </i>
triển và hoạt động của nấm bệnh. Với những lý do trên chúng tôi tiến hành thực
<i><b>hiện đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến sinh </b></i>
<i><b>trưởng phát triển, năng suất và bệnh hại trên cây cải xanh (Brassica juncea) tại Quảng Nam ”. </b></i>
<b>1.2. Mục tiêu của đề tài </b>
<i>- Đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến sinh </i>
trưởng phát triển, năng suất và bệnh hại của giống cải xanh địa phương. - So sánh hiệu quả kinh tế<i>về cách sử dụng chế phẩm Trichoderma spp.. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu </b>
<i><b>- Cây cải xanh (Brassica juncea). </b></i>
<i>- Chế phẩm sinh học Trichoderma spp. </i>
- Bệnh hại phổ biến trên cây cải xanh:
<i>+ Bệnh chết héo cây con (Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerostium sp….); + Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani). </i>
<b>1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: </b>
- Thời gian: vụ Đông - Xuân năm 2017.
- Địa điểm: xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu: </b>
- Phương pháp bố trí thí nghiệm. - Các biện pháp kỹ thuật áp dụng.
- Phương pháp quan sát, theo dõi thí nghiệm. - Phương pháp xử lý số liệu.
<b>1.5. Kết quả đạt được </b>
<b> Đánh giá được các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất và bệnh hại </b>
<i>của giống cải xanh địa phương và ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma spp. đến các chỉ tiêu đó. Lựa chọn phương pháp sử dụng chế phẩm Trichoderma thích </i>
hợp cho gieo trồng cải xanh tại Quảng Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><b>II. NỘI DUNG </b>
<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát tình hình sản xuất rau </b>
<b>1.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới </b>
Theo ngành cơng nghiệp rau ở Nhiệt đới Châu Á: Ấn Độ. Tổng quan về sản xuất và thương mại cho thấy:
- Diện tích đất trồng: 10,13 triệu ha (2014). - Sản lượng: 164,05 triệu tấn.
- Tiêu dùng: 193 gr/người/ngày (FAOSTAT) .
- Các cây rau chính: ớt, hành, cà tím, cà chua, cải bắp, đậu, súp lơ.
- Cây xuất khẩu: Xuất khẩu tươi gồm có hành, nấm, đậu Hà Lan, cà tím, đậu bắp. Các sản phẩm này được sản xuất theo các nhóm sản xuất tại vườn, trang trại hữu cơ. Sản phẩm chế biến bao gồm: hành, rau đông lạnh, dưa chuột bao tử,…Việt Nam là nước đứng thứ 3 trong Top sản xuất rau trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
<i><b>Biểu đồ 1.1: Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2014 </b></i>
<i> Nguồn: FAOSTAT, 2014 </i>
<small>Diện tíchSản lượng</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><b>1.2.2 Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam </b>
Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ khoa học công nghệ các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng.
Sản xuất rau ở Việt Nam được tập trung ở 2 vùng chính:
<small>- </small>Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu cơng nghiệp chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau ở vùng này chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu.
<small>- </small>Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước. Rau ở vùng này tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà, lưu thông rau trong nước [8].
Những năm gần đây đã hình thành được một số vùng trồng rau tập trung:
<small>- </small>Vùng trồng cải bắp: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên;
<small>- </small>Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên;
<small>- </small>Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang;
<small>- </small>Vùng trồng dưa chuột: Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
<i><b>Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam phân theo địa phương. </b></i>
<small>D.tích (ha) S.lượng (tấn) D.tích (ha) S.lượng (tấn) D.tích (ha) S.lượng (tấn) 705619 11.375.934 847.472 14.626.811 881.712 15.460.695 </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2012 – 2014) cho thấy: ba năm trở lại đây, diện tích và sản lượng rau tăng dần. Năm 2012, diện tích cả nước là 705619 ha, sản lượng 11.375.934 tấn; năm 2013 diện tích tăng lên 847.472 ha, sản lượng
<small>14.626.811 </small>tấn; năm 2014, diện tích tăng lên 881.712 ha, sản lượng 115.460.695 tấn.
Tuy nhiên, sản lượng rau phân bố khơng đều có những tỉnh như Lâm Đồng bình quân sản lượng rau trên đầu người đạt từ 850-1.300 kg/người trên năm. Đây là vùng sản xuất rau hàng hoá lớn nhất cả nước cung cấp rau cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Hưng n là tỉnh có bình quân cao hơn bình quân cả nước có khả năng cung cấp rau tiêu dùng nội địa và 1 phần cung cấp rau cho chế biến xuất khẩu. Sơn La bình quân rau trên đầu người thấp chỉ khoảng 40-55 kg/người/năm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và 1 phần cung cấp rau trái vụ cho thị trường Hà Nội.
<i><b>Bảng 1.2: Bình quân sản lượng rau/đầu người </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">tổng chi phí tiêu dùng). Trong một khảo sát gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về sản xuất và thương mại hàng hóa rau cho thấy: Tổng lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với 10 năm qua. Xu hướng tiêu thụ rau của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Mức tiêu thụ rau theo đầu người sẽ tăng khoảng một nửa so với mức tăng của thu nhập, năm 2014 đạt mức tiêu thụ bình quân 140 kg/người/năm. Rau xanh vẫn giữ vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày và mức tiêu thụ ngày càng lớn, nhưng được đánh giá mang lại nhiều rủi ro cho người tiêu dùng do chất lượng rau ở nhiều nơi khơng đảm bảo. Vì thế, mục tiêu của ngành sản xuất rau quả hiện nay là đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho người tiêu dùng nhất là các vùng tập trung đông dân cư.
<b>1.2. Giới thiệu về cây cải </b>
<b>1.2.1 Nguồn gốc, phân loại rau cải </b>
<i><b>1.2.1.1. Nguồn gốc </b></i>
Theo Viện sĩ N.I. Vavilop các loại củ cải trắng nhiệt đới, cải bắc thảo, cải trắng, cải xanh phát sinh từ Trung Quốc. Cải bắp, cải bông, củ cải đỏ, củ cải trắng có nguồn gốc phát sinh từ Trung tâm Địa Trung Hải [6].
<i><b>1.2.1.2. Phân loại Phân loại khoa học </b></i>
<i>Giới (regnum) : Plantae Bộ (ordo) : Brassicales Họ (familia) : Brassicaceae Chi (genus) : Brassica </i>
<i>Loài (species) : Brassica juncea </i>
<i>Họ cải (Brassicaceae) có khoảng 375 chi và 3200 lồi. Chi Brassica chứa </i>
khoảng 100 loài bao gồm cải dầu, cải bắp, súp lơ, bông cải xanh, cải bruxen, củ cải, cải mù tạt. Số nhiễm sắc thể trong họ cải dao động từ 2n = 8 đến 2n = 256. Ở nước ta họ cải có 6 chi và độ 20 loài [7]. Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá,
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">phiến lá (kích thước, hình dạng, màu sắc...) các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm:
<i><b>Nhóm cải bẹ (Brassica campesris L.) </b></i>
Nhóm cải bẹ cịn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa). Nhóm cải này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15 – 22<small>0</small>C do đó trồng thích hợp trong vụ Đơng Xn. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, dòn, lá lớn. Năng suất của 1 cây có thể 2 - 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo đến thu hoạch từ 120 - 160 ngày.
<i><b> Nhóm cải xanh/cải cay/cải canh (Brassica juncea L.) </b></i>
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải này có khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt trong vụ Xn Hè và vụ Thu Đơng. Cải xanh có cuống hơi tròn, nhỏ, ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ, lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên gọi là cải cay, dễ để giống.
<i><b>Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.) </b></i>
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu trắng, phiến lá hơi trịn, cây mọc gọn, có khả năng thích ứng rộng (10 – 27<small>0</small>C) nên có thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn sau trồng 30 - 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải xanh chống giáp vụ rau [4].
<i><b>1.2.2. Đặc điểm thực vật học cây cải xanh (Brassica juncea) </b></i>
<i><b>Hình 1.1: Đặc điểm thực vật học cây cải xanh (Brassica juncea) </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Cây cải thuộc rễ chùm, phân nhánh. Bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0 - 20 cm. Lá cải mọc đơn, khơng có lá kèm. Những lá dưới thường tập trung, bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hại. Hoa cải có dạng chùm, khơng có lá bắc. Hoa nhỏ, đều. Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẻ nhau. Có 6 nhị trong đó 2 nhị ngồi có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong. Bộ nhị gồm 2 nỗn dính bầu trên, một ơ về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ơ, mỗi ơ có 2 hoặc nhiều noãn. Quả thuộc loại quả giác, hạt có phơi lớn và cong, nghèo nội nhủ [4].
<i><b>- Yêu cầu ngoại cảnh </b></i>
Cải có nguồn gốc ôn đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển là từ 15 – 22<small>0</small>C. Lượng nước trong cây rất cao chiếm từ 75 - 95% do đó cải cần nhiều nước để sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, nếu mưa kéo dài hay đất úng nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải [4].
<i><b>- Đất và dinh dưỡng </b></i>
Cây cải khơng kén đất, nó có thể sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt. Cải cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó đạm được sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu của viện nghiên cứu rau Gross Beerenhe (Đức) thì các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P, K. Phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, do cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân giải, cung cấp dần những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây.
<i><b>- Vai trò của rau cải + Vai trò dinh dưỡng </b></i>
Hiện nay trên thế giới rau là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với người tiêu dùng. Theo đề xuất của các chuyên gia dinh dưỡng FAO/WHO, 2004 thì nhu cầu rau quả của mỗi người cần tới 400 g/ngày [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2002), ước tính rằng việc tiêu thụ ít rau quả gây ra 19% các bệnh
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">ung thư đường tiêu hóa, 31% các bệnh tim thiếu máu cục bộ và 11% nguy cơ đột
<i><b>qụy trên toàn cầu. </b></i>
<i><b>Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g phần ăn được của một số loại rau </b></i>
<i>cải ở Việt Nam </i>
<b>Chất dinh dưỡng <sup>Cải </sup></b>
<b>xanh <sup>Cải Bắp</sup></b>
<b>Cải </b>
<b>trắng <sup>Cải Bẹ </sup></b>
<b>Cải bông </b>
Năng lượng (Calo/100 g) 16 30 16 16 30 Protein (g%) 1.7 1.8 1.1 1.7 2.5
Glucid (g%) 1.9 5.4 2.6 2.1 4.9 Cellulose (g%) 1.6 16 1.8 1.8 0.9
Fe (mg%) 1.9 1.1 0.7 1.9 1.4 Vitamin B1 (mg%) 0.07 0.06 0.09 0.07 0.11 Vitamin B2 (mg%) 0.1 0.05 0.07 0.1 0.1 Vitamin PP (mg%) 0.8 0.4 - 0.8 0
Vitamin C (mg%) 51 36 26 51 70
<i>Nguồn: Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam-FAO </i>
Bảng 1.3 cho thấy, rau cải có năng lượng calo/100 g đạt trung bình từ 16 - 30 calo, hàm lượng protein thấp, không chứa các chất béo. Hàm lượng glucid dao động từ 2,1 - 5,4 g, hàm lượng cellulose dao động từ 0,9 - 1,8 g. Trong các loại rau cải, cải bẹ, cải xanh có hàm lượng Ca cao nhất đạt 89 mg, Fe đạt 1,9 mg, cải bông giàu P nhất đạt 51 mg. Rau cải chứa đầy đủ các vitamin B1, B2, PP, C, đặc biệt cải bông hàm lượng các vitamin này cao hơn so với các loại cải còn lại.
<i><b>+ Vai trò kinh tế </b></i>
Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của nông thôn, ước tính chiếm khoảng 9% trong tổng số thu nhập từ nông nghiệp bao gồm cả trồng lúa. Đầu tư cho sản xuất rau nói chung cao hơn so với trồng lúa và các cây lương thực khác. Tuy vậy, lợi nhuận trồng rau cao hơn so với trồng lúa hoặc bắp gấp 3 -
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">5 lần. Ngồi ra, rau cịn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều
<i><b>kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất [2]. </b></i>
<i><b>+ Vai trò dược liệu </b></i>
Các loại rau cải có tác dụng lợi tiểu. Rau cải bắp có thể trị giun, chữa đau dạ dày [2]. Rau cải xanh dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đâu, viêm khí quản, ra mồ hơi, dùng ngồi dưới dạng cao dán để gây đỏ da và kích thích da tại chỗ, trị đau dây thần kinh [5].
Trong y học phương Đông, hạt cải xanh được dùng làm thuốc thơng khiếu, an thần, hóa đàm, tiêu thũng và dùng trị ho, viêm khí quản, làm ra mồ hơi, làm cao dán trị đau dây thần kinh.
<b>1.3. Bệnh hại trên cây cải xanh 1.3.1. Bệnh hại trên cây cải xanh </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><i><b>Bảng 1.4: Một số bệnh hại trên cây cải xanh (Brassica juncea) </b></i>
Thối gốc <i>Leptosphaeria maculans , Phoma lingam </i>
Thối rễ <i>Aphanomyces raphani</i>
Đốm lá <i>Cercospora brassicicola</i>
Sưng rễ <i>Plasmodiophora brassicae</i>
Chết cây con <i>Fusarium spp. , Rhizoctonia solani , Thanatephorus cucumeris</i>
Mốc sương <i>Peronospora parasitica</i>
Thối ngọn <i>Rhizoctonia solani</i>
Giả sương mai <i>Myrothecium roridum , Phyllosticta brassicina </i>
Thối hạch <i>Erysiphe polygoni</i>
Thối bẹ <i>Sclerotinia sclerotiorum</i>
Thối rễ <i>Sclerotium rolfsii , Athelia rolfsii </i>
Ghỉ sắt <i>Albugo candida (Peronospora sp. Thường có trong </i>
giai đoạn đầu)
Tác nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát triển và gây hại.
<i>Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ </i>
điều kiện thời tiết, chế độ canh tác có thể do nhiều loại nấm có trong đất gây ra
<i>như Pythium spp., Fusarium solani, Fusarium sp…, Các bào tử nấm Rhizoctonia </i>
<i>solani thường sống tiềm ẩn trong đất và tàn dư cây trồng khá lâu, nhất là ở những </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">vườn ươm cây giống, những vườn sản xuất đã từng bị bệnh lở cổ rễ mà không được xử lý đất trước khi trồng lại.
Đây là lồi nấm sống trong đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Sợi nấm và hạch nấm là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.
Sợi nấm màu trắng, có vách ngăn và đường kính khoảng 3 - 17 micromet, tỉ lệ chiều dài và đường kính của sợi nấm là 5:1. Sợi nấm phát triển theo cách phân nhánh vng góc, sợi nấm con thắt lại ở điểm kết hợp với sợi nấm mẹ.
Hạch nấm được thành lập bởi các sợi nấm cuộn vào nhau tương đối lõng lẽo, có màu trắng khi mới được tạo ra, sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen, có dạng trịn với đường kính khoảng 1 - 3 mm.
Các bào tử nấm này thường lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá khi có điều kiện mơi trường thuận lợi. Bệnh thường phá hại nhiều trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng 1 tháng tuổi, làm chết cây con. Nấm thường tấn công vào cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất và cổ rễ bị khô, cây không hút được nước nên đổ rạp và chết rất nhanh. Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc mưa, nắng, rét, nóng thất thường.
Trong năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nhiều nhất vào các giai đoạn: tháng 9-10 và tháng 2-3-4. Bệnh thường lây lan nhanh, gây hại nặng ở những vườn ươm chuyên sản xuất cây giống hoặc vườn sản xuất đại trà liên tục nhiều năm; trên các vườn đầu tư, chăm sóc kém, nhất là trên các vùng đất sét, đất thịt nặng, đất chặt bí, những vùng đất ẩm ướt, trũng hoặc khó thoát nước.
Trồng rau thương phẩm, trong 1-2 năm đầu cây giống sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại nhưng qua vụ thứ 3 thấy cây con chết nhiều, nhiều luống mất trắng. Nhổ cây lên xem thấy phần gốc bị teo lại, lá héo rũ rồi chết dần và lây lan nhanh.
Đó là những triệu chứng điển hình của bệnh lở cổ rễ hay còn gọi là bệnh thối gốc, một trong những loại bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại nhiều nhất, nhanh
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">nhất cho những người sản xuất rau màu nói chung, những người chuyên gieo ươm cây rau giống nói chung.
Triệu chứng: Bệnh chủ yếu gây hại ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới xuất hiện, nếu quan sát kỹ có thể thấy những vết bệnh có màu khác với vỏ cây, phần vỏ này bị rộp lên, sau đó lan dần bao quanh tồn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây. Dần dần phần vỏ này khô teo lại, khi gặp trời mưa hoặc độ ẩm cao sẽ bị thối nhũn, bong ra, trơ lại phần lõi gỗ của cây có màu thâm đen, cây sẽ héo dần và chết.
Lúc mới bị nhiễm bệnh, lá trên các cây này còn giữ được màu xanh tươi trong vài ngày (nếu trời râm mát), sau đó tồn bộ cây sẽ bị héo rũ gục xuống, chết lụi từng đám rải rác trên ruộng hoặc từng vạt lớn nếu ruộng rau bị nhiễm bệnh nặng. Vào những ngày có nhiều sương mù hoặc lúc sáng sớm ta có thể thấy lớp tơ màu trắng bám nơi vết bệnh. Vài ngày sau, trên thân cây và vùng đất xung quanh gốc cây bị bệnh xuất hiện nhiều đốm hạch màu vàng nâu bám xung quanh đó.
<i><b>- Bệnh chết cây con (Pythium sp., Rhizoctonia solani, Sclerotium sp., </b></i>
<i><b>Fusarium sp…) </b></i>
Bệnh có nguồn gốc từ đất gây hại hầu như tất cả các cây rau ở giai đoạn cây con. Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ thắt quanh gốc thân cây con, khi gặp điều kiện thích hợp nấm phát triển và làm cây chết trong vòng 24-48 giờ. Bệnh có thể xảy ra trước khi cây con nhơ lên khỏi mặt đất, hạt giống bị nấm bệnh tấn công làm cho hạt bị thối và không nảy mần được khiến cho nhiều người nghĩ rằng chất lượng hạt giống thấp hoặc cây nảy mầm yếu, cịi cọc và có thể chết vài ngày sau đó.
Ở cây đã nhơ lên khỏi mặt đất, nhận biết bệnh với dấu hiệu đoạn thân ngang mặt đất bị thối nhũn làm cho cây con bị gãy gục. Bệnh lây lan sẽ làm cây con chết hàng loạt.
Theo nghiên cứu cho thấy bệnh do một hoặc nhiều loài nấm gây ra như
<i>Pythium sp., Rhizoctonia solani, Sclerotium sp., Fusarium sp… </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><i>Nấm Fusarium thường gây hại nghiêm trọng hơn trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt. Các tác nhân gây bệnh héo Fusarium tồn tại dưới dạng bào tử hậu </i>
trong đất qua thời gian dài. Bào tử hậu có hình trịn, là các bào tử một tế bào với vách tế bào dày và có sức chống chịu cao, được hình thành trong mơ bệnh. Các
<i>tác nhân gây bệnh héo Fusarium cũng có thể có mặt ở vỏ rễ một số cây không </i>
phải là ký chủ, kể cả cỏ dại và cây trồng. Bào tử hậu hình thành trong vỏ rễ khi cây chết.
Sợi nấm và bào tử vơ tính nảy mầm trong tàn dư cây bệnh và đất xâm nhiễm vào rễ con còn non và lan dần vào các mạch xylem. Nấm bệnh sau đó sẽ phát triển trong mạch xylem và lan lên hệ thống mạch dẫn trong thân. Quá trình này gây phản ứng của cây, tạo ra các hợp chất phenol và thể sần có màu nâu. Những hợp chất này gây hiện tượng hóa nâu của mạch dẫn,một dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh héo khi cắt ngang thân. Hiện tượng tắc mạch xylem làm giảm lượng nước di chuyển lên cây, khiến cho cây bệnh bị héo rồi chết. Fusarium phát triển mạnh trong đất chua, kém thoát nước.
<i>Pythium </i>
Các triệu chứng bệnh điển hình ở cây con là héo và chết do thối nâu rễ con
<i>và thối thân. Pythium cũng có thể gây hại rễ con ni cây, gây hiện tượng cịi cọc, và vàng lá ở các cây trưởng thành. Khi cây bị bệnh trưởng thành, Pythium có </i>
thể phát triển và gây thối rễ chính hay rễ cái.
<i>Thời tiết đất ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các bào tử động Pythium xâm </i>
nhiễm và lan truyền qua đất. Các điều kiện đất và môi trường ngăn cản sự phát triển của rễ sẽ làm tăng nguy cơ tàn lụi cây con và thối rễ con nuôi cây. Các loài
<i>Pythium tồn tại dưới dạng bào tử trứng được tạo thành qua q trình sinh sản hữu </i>
tính. Trong các điều kiện thuận lợi, những bào tử vách dày này nảy mầm và bắt đầu quá trình xâm nhiễm vào rễ con.
<i>Xâm nhiễm </i>
Trong đất ướt, du động bào tử được thu hút tới đầu rễ con, ở đó chúng tạo ra các ống mầm (sợi nấm còn non) xâm nhập qua đầu rễ con và khởi đầu quá trình làm thối rễ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i>Sclerotium </i>
Các sợi nấm màu trắng và các hạch nấm nhỏ màu nâu tròn dạng hạt cải được hình thành trên bề mặt gốc thân bị bệnh. Các sợi nấm trắng phát triển mạnh khi bệnh lan từ cây bệnh sang cây khỏe. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các cây trồng đã bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh khác. Bệnh trầm trọng nhất trong điều kiện thời tiết ấm đến nóng, mưa hoặc ẩm. Nấm tồn tại dưới dạng hạch nấm trong đất qua thời gian dài.
<i>Xâm nhiễm </i>
Sợi nấm phát triển từ hạch nấm xâm nhiễm vào cây qua gốc thân. Quá trình xâm nhiễm sẽ nhanh và mạnh hơn ở những nơi có tàn dư cây bệnh sót lại trên bề mặt đất. Các sợi nấm có thể mọc lan đến vài cm trên mặt đất từ cây hoặc mô bị bệnh để xâm nhiễm những cây gần đó.
Những tác nhân gây bệnh chết cây con chúng phát sinh nhanh trong điều kiện môi trường có ẩm độ khơng khí cao và nhiệt độ từ 12-35<small>0</small>C. Thế nên, mùa mưa nặng ta hay gặp tình trạng cây con chết hàng loạt.
<i><b>1.4. Nấm Trichoderma - tác nhân phòng trừ sinh học 1.4.1. Đặc điểm sinh học của nấm Trichoderma </b></i>
<i><b>Phân loại </b></i>
<i>Giới : Fungi Ngành : Ascomita </i>
Lớp <i>: Euascomycetes </i>
Bộ <i>: Hypocreacea Giống : Trichoderma </i>
<i><b>Nguồn gốc </b></i>
<i>Trichoderma là một loại nấm đất. Chúng được tìm thấy khắp mọi nơi trừ </i>
<i>những vĩ độ cực Nam và cực Bắc. Nấm Trichoderma phổ biến trong những khu </i>
rừng nhiệt đới ẩm hay cận nhiệt đới, chúng trên rễ cây, trong đất hay sống trên xác sinh vật đã chết, xác bã hữu cơ hay kí sinh trên những loại nấm khác. Mỗi
<i>dòng nấm Trichoderma khác nhau sẽ yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><i>Trichoderma phát triển ở trong đất có độ pH từ 3,5 cho đến 7 nhưng không </i>
thể phát triển trong điều kiện pH nhỏ hơn 3,5, phát triển tốt ở độ pH trung tính.
<b>1.4.2. Đặc điểm hình thái </b>
<i>Trichoderma là một loại nấm bất tồn, sinh sản vơ tính bằng đính bào tử từ. </i>
Khuẩn ty: Khuẩn ty của vi nấm không màu, cuống sinh bào tử phân nhánh nhiều, ở cuối nhánh phát triển thành một khối tròn mang các bào tử trần khơng có vách ngăn, khơng màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ ở đầu cành nhờ chất nhầy. Bào tử hình cầu, hình elip hoặc hình thn. Khuẩn lạc nấm có màu trắng hoặc từ
<i>lục trắng đến màu lục, vàng, xanh. Các chủng nấm Trichoderma phát triển rất </i>
nhanh, chúng có thể đạt đường kính khuẩn lạc từ 2-9 cm sau 4 ngày ni cấy. Bào tử: Có màu xanh đặc trưng, nhưng cũng có thể có màu trắng như
<i>T.virens hay vàng hay xanh xám tuỳ thuộc vào dịng nấm. Bào tử ln đơn bào, </i>
hình elip, ovan, hình cầu, hay hình chữ nhật và đa số các bào tử thì trơn láng.
<i><b> Hình 1.2: Bào tử chống chịu – chlamydospores </b></i>
Chlamydospores là những cấu trúc dạng ngủ làm tăng khả năng sống sót
<i>trong đất - mơi trường sống ngun thuỷ của Trichoderma. Chlamydospores có </i>
thể được dùng để điều chế chất kiểm sốt sinh học do khả năng sống sót mạnh mẽ của chúng trong môi trường không được cung cấp chất dinh dưỡng.
<i>Chlamydospores của nấm Trichoderma harzianum có thể tồn tại 110 -130 ngày </i>
dù khơng cung cấp chất dinh dưỡng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><i><b>Hình 1.3: Sợi nấm phát triển trên môi trường PDA (vùng xanh chứa bào tử, </b></i>
<i>vùng trắng không chứa bào tử), (Gary. J. Semuels). </i>
<b><small>1.4.3. Đặc điểm sinh thái </small></b>
Điều kiện phát triển tối ưu của nấm 25- 30<small>0</small>C. Một vài loại phát triển tốt ở 30<small>0</small>C. Một số ít phát triển tốt ở 40<small>0</small>C (Gary J. Samuels, 2000). Tuy nhiên, theo
<i>Prasun K. Mukherjee và Kanthadai Ragh (1997) thì đa số các lồi Trichoderma </i>
phát triển mạnh ở 25- 30<small>0</small>C, phát triển chậm ở 35 -37<small>0</small>C. Hình thái khác nhau khi ở những nhiệt độ khác nhau. Ở 35<small>0</small>C chúng tạo ra những khuẩn lạc rắn dị thường với sự hình thành bào tử nhỏ và ở mép bất thường, ở 37<small>0</small>C không tạo ra bào tử sau 7 ngày nuôi cấy.
<b>1.4.4. Cơ chế, khả năng đối kháng </b>
<i><b>1.4.4.1. Cơ chế tác động của nấm Trichoderma lên nấm gây bệnh cây trồng </b></i>
<i>Nấm Trichoderma được sử dụng để bảo vệ cây trồng chống các bệnh do nấm hại (Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, Sclerotinium, Botrytin, </i>
<i>Fusarium…) gây bệnh trên các loại cây trồng như: Bông, lạc, nho, bắp, đậu nành, </i>
<i>mận. Nấm Trichoderma không những ảnh hưởng trực tiếp lên mầm bệnh mà còn </i>
ảnh hưởng gián tiếp lên hệ rễ giả bằng khả năng loại bỏ mầm bệnh hay hổ trợ
<i>cung cấp chất dinh dưỡng cho cây (theo Gary J.Samuels 2004). </i>
<i>Harman .E. Gary (2000): Mô tả hiện tượng Trichoderma ký sinh trên nấm </i>
gây bệnh là hiện tượng “giao thoa sợi nấm”. Hiện tượng giao thoa gồm 3 giai đoạn:
<i>(1) Sợi nấm Trichoderma bao vây lấy sợi nấm gây bệnh. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27"><i>(2) Sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy sợi nấm gây bệnh. </i>
<i>(3) Sợi nấm Trichoderma đâm xuyên làm thủng sợi nấm gây bệnh làm cho </i>
chất nguyên sinh trong sợi nấm gây bệnh bị phân huỷ và dẫn đến sợi nấm gây bệnh sẽ chết.
<i>Theo Gary J.Samuels 2000: Khi cộng sinh trên rễ, nấm Trichoderma ăn </i>
mòn ký sinh và mặt khác dành chất dinh dưỡng từ những loài nấm khác. Chúng phát triển mạnh cho cả hai cơ chế ký sinh vào các loại nấm khác và tăng sự phát triển của cây và rễ. Nó bao gồm các cơ chế sau:
- Nấm kí sinh - Sự kháng sinh
- Sự cạnh tranh dinh dưỡng
- Chịu đựng sự căng thẳng, tăng cường phát triển của rễ cây - Hồ tan, cơ đọng dinh dưỡng vô cơ
<i>Alkynpyroses (hương dừa): Được sản xuất bởi: T.atroviride, T.konigii, </i>
<i>T.hamatum. Hoạt động của Phytotoxin có thể ngăn cản sự nảy mầm của những </i>
<i>noãn bào tử của nấm gây bệnh Phytophthrora cinnamomea và bào tử của </i>
<i>Botrytis cinnerea. </i>
<i>Isonitriles: Được sản xuất bởi T.hamatum, T.harzianum, T.viride, </i>
<i>T.konigii, T.Polysprum hạn chế sự phát triển của những nấm bệnh. </i>
<i>Peptalbols: Được sản xuất từ T.polysporum, T.harzianum, T.konigii, hoạt </i>
động trên màng để ngăn cản sự tổng hợp enzyme membrance associated trong sự hình thành tế bào, đồng thời hoạt động hỗ trợ enzyme phá huỷ thành tế bào ngăn chăn sự phát triển của mầm bệnh.
<i>Viridin: Được sản xuất bởi T.virens hạn chế sự nảy mầm của bào tử, nó </i>
cũng có khả năng như một độc tố thực vật có hiệu lực như một loại thuốc diệt cỏ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><i><b>+ Cơ chế ký sinh </b></i>
<i>Tính hướng hố chất: Trichoderma có thể nhận ra vật chủ của nó. Nấm ký </i>
sinh phân nhánh hướng về những nấm đã được định trước. Mặc dù tính huớng hố chất được cho là thuận lợi cho đối kháng nhưng nó vẫn khơng được cho là biện pháp kỹ thuật thiết yếu đối với nấm ký sinh.
Sự thừa nhận về mặt sinh học phân tử: đó là sự sắp xếp bởi lectin trên bề mặt tế bào của mầm bệnh và vật đối chứng.
<i>Tấn công trực tiếp: Trichoderma gắn vào và cuộn quanh sợi nấm vật chủ </i>
thơng qua hình thành các dạng móc hay dạng giác bám rồi bài tiết enzyme chinase, glucanase, protease. Những enzyme này có khả năng bào mòn thành tế bào của vật bị bám giữ hay tiết ra những loại kháng sinh gây thủng sợi nấm bệnh.
<i><b>+ Cơ chế cạnh tranh </b></i>
<i>Sự khai thác cạnh tranh: Nấm Trichoderma làm suy kiệt và sau đó hút hết </i>
dưỡng chất của nấm gây bệnh một cách thụ động và dai dẳng bằng những bào tử chống chịu (chlamydospores).
<i>Sự cạnh tranh đối với mô chết hoại: Nấm gây bệnh Botrysis và Sclerotina </i>
xâm nhập vào những mô già hay chết như là một nền tảng để từ đó xâm nhập vào
<i>những mơ khoẻ. Nấm Trichoderma sử dụng những mô già và mô chết của cây chủ, bằng cách đó nấm Trichoderma cạnh tranh và làm mất đi sự xâm nhiễm của nấm Botrysis và Sclerotina trên bề mặt lá. </i>
Sự cạnh tranh dịch tiết của cây: Dịch tiết của cây kích thích sự nảy mầm
<i>những túi bào tử nấm Phytium (nấm gây bệnh cho cây), từ đó hình thành nên sợi nấm và lây nhiễm vào cây. Nấm Trichoderma làm giảm sự nảy mầm của nấm </i>
<i>Phytium bằng cách sử dụng dịch tiết đó vì thế mà các bào tử Phytium không thể </i>
nảy mầm.
Sự xâm nhiễm những vị trí bị thương: Ngăn cản sự lây nhiễm của mầm bệnh bằng cách chiếm vị trí bị thương đó.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i><b>Chất giúp tăng sự phát triển của cây </b></i>
<i>Khả năng của nấm Trichoderma là làm tăng sự phát triển của cây, giúp cho </i>
bộ rễ phát triển mạnh hơn. Giúp cho những vụ mùa như bắp, cây cải trở nên
<i>kháng tốt với khô hạn khi sử dụng những chế phẩm từ nấm Trichoderma. </i>
Theo G. E. Harman, Corel University, Geneve, NY14456 nghiên cứu trên
<i>cây bắp cho thấy khi bón vào rễ cây dịng nấm Trichoderma harzianum T-22 thì </i>
giảm 40% lượng phân đạm cần bón cho cây.
<i><b>1.4.4.2. Khả năng đối kháng </b></i>
<i>Tính đối kháng của nấm Trichoderma spp. trong phòng trừ sinh học bệnh </i>
hại cây trồng.
<i>Nấm Trichoderma spp. phát triển cực nhanh trong đất, nên chúng tăng </i>
nhanh về số lượng so với các loài nấm khác (Saksena, 1960).
<i>Nấm Trichoderma spp. phân bố trên nhiều loại đất khác nhau và chúng ký sinh trên nhiều loại nấm gây hại cây trồng như: Armillaria mellea, Pythium spp., </i>
<i>Phytophthora spp., Rhizoctonia solani, Chondrostereum purpureum, Sclerotium rolfsii và Heterobasidion annosum. </i>
<i>Trong hoạt động sống ký sinh của nấm Trichoderma spp. thì enzyme thủy phân chitinase và β-glucanase đóng vai trị rất quan trọng. Nấm Trichoderma </i>
<i>hazianum có khả năng sản xuất enzyme phân hủy vách tế bào như chitinase, </i>
β-1-3-glucanase đây là 2 loại enzyme quan trọng trong quá trình ký sinh lên nấm gây hại.
<i>Những chất do nấm Trichoderma spp. tiết ra bao gồm: endochitinase, </i>
chitobiosidase, N-acetyl-β-D-glucusaminidase (NADase), trypsin, chymotrypsin, glucan 1,3- β-glucosida, cellulase, protease, lypase.
<i>Khả năng tiết enzyme của Trichoderma spp. còn chịu ảnh hưởng của độ </i>
yếm khí, lượng oxy hịa tan, tốc độ lắc.
Một vấn đề quan trọng trong sự hình thành cơ chế đối kháng được trình bày ở nhiều báo cáo là: Tùy thuộc vào dòng vi sinh vật đối kháng, nguồn gốc của chúng và điều kiện mơi trường, vì thế khi chọn một tác nhân sinh học nên quan tâm đến hướng áp dụng, nguồn gốc của mầm bệnh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Lưu Hồng Mẫn và Noda (1997), nghiên cứu sự phân bố của quần thể nấm
<i>Trichoderma spp. trong những hệ thống canh tác trên nền đất lúa ở 4 tỉnh đồng </i>
<i>bằng sông Cửu Long, kết quả cho thấy quần thể nấm Trichoderma spp. trong hệ </i>
thống canh tác lúa – đậu – lúa ở huyện Ơ Mơn, Cần Thơ biến động từ 1,43 – 1,62 x 10<small>3</small> CFU/g trong điều kiện ẩm độ đất từ 30,3 – 30,7% và pH đất là 4,6 – 5,01
<i>nhưng cùng hệ thống ở huyện Thốt Nốt, Cần Thơ thì quần thể Trichoderma spp. </i>
cao hơn từ 1,25 – 2,65 x 10<small>3</small> CFU/g, ẩm độ đất là 14,5 – 16,8%, pH đất là 4,36 – 4,6.
<i>Các chủng nấm Trichoderma spp. được phân lập từ những hệ thống canh </i>
tác khác trên nền đất lúa ở 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chúng đều có khả
<i>năng ký sinh trên nấm R. solani được ly trích từ lúa, đậu nành, đậu xanh. Nấm </i>
<i>Trichoderma spp. có chỉ số phân hủy rơm (cellulose) cao hơn nấm Rhizoctonia solani. </i>
<i><b>1.4.4.3. Khả năng phân hủy chất hữu cơ </b></i>
<i>Nấm Trichoderma spp. đóng vai trị quan trọng trong việc phân hủy tàn dư </i>
thực vật có trong đất (Kredics và ctv, 2003). Theo Klein và Eveleigh (1998), nấm
<i>Trichoderma spp. hiện diện khắp nơi, sống hoại sinh và có khả năng phân hủy </i>
nhanh các chất hữu cơ trong tự nhiên. Khả năng phân hủy cellulose của nấm
<i>Trichoderma spp. bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như: ẩm độ, độ thống </i>
khí, pH, hàm lượng nitrogen (Alexander, 1961).
<i>Chế phẩm nấm Trichoderma spp. được sử dụng để xử lý giúp phân hủy rơm </i>
rạ, sau đó được dùng phối hợp với phân lân sinh học như dạng phân hữu cơ. Phân hữu cơ được bón riêng rẽ hoặc phối hợp với phân vơ cơ (NPK) trên nền sét nặng. Kết quả nghiên cứu hai năm trên giống lúa IR64 cho thấy: nếu bón liên tục 100% phân hữu cơ cho năng suất tăng hơn so với đối chứng là 13,58% và nếu bón kết hợp 50% phân hữu cơ với 50% phân vô cơ cho năng suất tăng hơn so với đối chứng là 22,46%. Khi bón 100% phân hữu cơ thì cơn trùng và bệnh khô vằn xuất hiện trễ hơn và ít gây hại cho cây lúa và quần thể vi sinh vật đất ổn định hơn, có chiều hướng gia tăng hơn so với bón 100% phân vơ cơ (Lưu Hồng Mẫn và ctv, 2001).
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><i>Các dịng có khả năng sản xuất enzyme như T.reesei, T.longibratum, </i>
<i>T.harzianum. </i>
<i><b>1.5. Vài nét về chế phẩm Trichoderma spp. 1.5.1. Chế phẩm Trichoderma spp. </b></i>
<i>Chế phẩm Trichoderma spp. là chế phẩm sinh học mà thành phần chính là nấm Trichoderma spp và các enzyme thủy phân celulase, chitinase, xylanase, </i>
hemicellulase…giúp cây trồng kháng bệnh.
Công dụng chế phẩm là giúp khống chế và tiêu diệt các loại nấm gây bệnh
<i>như Rhizoctonia, Fusarium, Phytopthora, sclerotium…Ngoài ra, chế phẩm </i>
<i>Trichoderma cịn có thể giúp tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển, kích </i>
thích sự tăng trưởng bộ rễ, phân giải chất hữu cơ làm đất tơi xốp hơn. Một cơng dụng khác là khi dùng ủ phân có thể làm mất mùi nhanh, mau hoai mục.
Sử dụng: dùng ủ phân, trộn trực tiếp vào đất, trộn vào phân chuồng hoặc hòa nước tưới vào gốc cây, giá thể, phun lên cây (kết hợp với phụ gia đặt biệt, chất bám dính)…
<i><b>1.5.2. Quy trình dùng chế phẩm Trichoderma spp. để ủ phân chuồng </b></i>
Trong phân chuồng đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Vi sinh vật này có trong đường ruột động vật và trong tự nhiên nhưng chúng hoạt động khơng mạnh. Vì vậy cần có thời gian lâu để ủ cho phân chuồng hoai mục hoàn tồn. Tuy nhiên, trong phân chuồng cũng có chứa những mầm bệnh gây hại cho cây, hoặc mầm bệnh sẽ phát triển sau khi bón phân chuồng tươi vào đất. Đã có rất nhiều vườn tiêu bị chết nhanh, vườn cà phê bị vàng lá trầm trọng sau khi bón
<i>phân chuồng tươi khoảng một năm. </i>
<i><b>Bảng 1.5: Nguyên liệu (Tính cho 1 tấn thành phẩm) </b></i>
TT Nguyên liệu ĐVT Số lượng Ghi chú
2 Phân chuồng Kg 1.000 3 Super lân Kg 20-30
4 Nước tưới Lít 500-550 Tùy theo nguyên liệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><i><b>Cách ủ và thời gian ủ </b></i>
Chọn nơi cao ráo có mái che để tránh ánh nắng trực tiếp và che mưa
Hòa chế phẩm vào trong nước, rải một lớp nguyên liệu ủ dày khoảng 20 - 30 cm, một lớp super lân, tưới một lớp chế phẩm. Làm tiếp tục như vậy theo hình thang cho đến khi đống ủ cao 1,2 - 1,5 mét. Đảm bảo độ ẩm đống ủ đạt 50 - 55%. Dùng bạc màu tủ kín đống ủ.
Sau 5 - 7 ngày nhiệt độ đống ủ tăng dần khoảng 35 - 40 <small>0</small>C, đạt cực đại 60<small>0</small>C sau 25 - 30 ngày và sau đó giảm dần, thể tích đống ủ giảm xuống do nguyên liệu đã hoai mục. Tiến hành đảo trộn đống ủ 7- 10 ngày lần, đảo đều từ ngoài vào trong, đảm bảo ẩm độ khoảng 50-55% (nếu đống ủ khô cần tưới nước bổ sung, đống ủ quá ước cần phơi, đảo trộn để giảm thủy phần đống ủ).
50-Nếu đống ủ đạt yêu cầu và nguyên liệu dễ hoai mục (rơm rạ, cây phân xanh, bèo…) thì sau 30-50 ngày thì ngun liệu đã hoai mục và có thể dùng bón cho cây trồng, những nguyên liệu chứa nhiều chất xơ, gỗ, cứng thì cần thời gian lâu hơn.
Khi sử dụng vôi, urea khi ủ cần trộn trước vào ngun liệu ít nhất 5 ngày sau đó mới tiến hành ủ.
<i><b>Lưu ý khi sử dụng </b></i>
<i>Không được kết hợp với loại phân bón hoặc các chất có tính diệt khuẩn </i>
Có những loại phân hố học có tính diệt khuẩn khơng kết hợp được với nấm
<i>Trichoderma: các loại phân hoá học tan nhanh trong nước, dể phân ly thành ion </i>
hoà tan hoàn toàn trong nước đều có tác dụng diệt khuẩn và gây hại cho nấm
<i>Trichoderma.. </i>
Vì vậy các loại phân bón sau sẽ làm giảm và mất tác dụng của
<i>Trichoderma: Urea, SA, KCl (kali muối ớt), Bo (dạng Borat hay Boric); các chất </i>
vi lượng gốc Sulphat: CuSO<small>4</small>, MnSO<small>4</small> ZnSO<small>4</small>, MgSO<small>4</small>, FeSO<small>4</small>, hoặc lân chua - super lân còn nhiều dư lượng axit H<small>2</small>SO<small>4</small>.
Các loại vơi đều có tính diệt khuẩn: CaO (vôi nung, vôi cục), CaCO<small>3</small>, MgCO<small>4</small> (vôi nông nghiệp, dolomite).
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Dưới tác dụng của điều kiện tự nhiên các loại vôi nông nghiệp dể dàng chuyển hoá thành CaO và MgO. CaO và MgO là chất diệt khuẩn cực mạnh, nên
<i>khi nấm Trichoderma kết hợp với các loại loại vôi này sẽ mất tác dụng và gây </i>
lãng phí.
<i>Khơng trộn chung, kết hợp Trichoderma với các loại phân bón và vơi nêu </i>
trên, sau khi sử dụng các loại phân và vôi này phải có thời gian cách ly 5-7 ngày
<i>sau mới sử dụng nấm Trichoderma. </i>
<i>Các loại chất, phân bón có thể kết hợp với nấm Trichoderma: </i>
- Là các loại phân có chứa nhiều chất hữu cơ ở dạng mùn (khơng chứa các loại phân, vơi có tính diệt khuẩn như trên).
- Chứa chất Lân dạng khó tiêu, Ca-Canxi, Mg ở dạng Phosphat. - Các loại trung vi lượng dạng Chelax- EDTA, dạng hữu cơ.
- N dưới dạng hữu cơ: vách tế bào nấm men, amino acid (amin); dạng hữu cơ.
- Chất hoạt hố sinh học: humic, fulvic,…
Khơng phun tưới vào nơi thiếu ẩm độ, ánh sáng mạnh, ánh nắng rọi trực tiếp.
<i>- Trichoderma sẽ bị chết, mất tác dụng khi sử dụng gặp các trường hợp sau: </i>
ánh sáng mạnh, ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp, thiếu ẩm độ, q khơ, khơng có đủ chất tạo môi trường làm giá thể, chất mang…
<i>- Sử dụng Trichoderma sẽ giảm và ít có tác dụng khi vào mùa nắng - đất </i>
quá khô, đất thiếu chất mùn hữu cơ (thiếu phân hữu cơ), đất thiếu ẩm độ khơng có độ che phủ, đất cịn nhiều phân hố học, vơi các loại,… phun vào thân lá gặp nắng rọi trực tiếp.
<i>Trichoderma chỉ phát triển mạnh, phát huy hiệu quả khi đủ các điều kiện sau: </i>
<i>- Mật độ đậm đặc, mạnh chứa các loài Trichoderma hổ trợ lẫn nhau. </i>
- Đủ chất hữu cơ làm môi trường, làm giá thể, chất mang. - Đủ các chất hổ trợ, chất hoạt hoá sinh học hợp lý. - Đủ ẩm độ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">- Khơng có các yếu tố gây hại.
<i>Nấm Trichoderma chỉ tấn công và phân huỷ thành mùn (thành phân) xác bả </i>
cây trồng, phần cây có tế bào cây bị chết - cây đã chết, chı̉ phân hủy được khi cây
<i>chuyển màu vàng, cây không còn diê ̣p lu ̣c, cây mất màu xanh, Trichoderma </i>
không gây hại và tấn công khi cây- tế bào thực vật còn sống (còn diê ̣p lu ̣c -chất
<i>xanh), cả thân - rễ - lá - hoa - trái cịn sống nấm Trichoderma khơng bao giờ gây </i>
hại.
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><b>CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.1. Vật liệu nghiên cứu </b>
<i>Cây cải xanh (Brassica juncea). Chế phẩm sinh học Trichoderma spp.. </i>
<b>2.2. Nội dung nghiên cứu </b>
<i>Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến các </i>
chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển trên cây cải xanh.
<i>Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến bệnh hại trên </i>
cây cải xanh.
<i>Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma spp. đến các yếu tố cấu </i>
thành năng suất.
<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>
<b>2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm </b>
<b> Thí nghiệm gồm 3 cơng thức được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên </b>
(RCBD) với 3 lần nhắc lại. Mỗi ơ thí nghiệm 15m<small>2 </small>(3×5). Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
<i><b>Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm </b></i>
Bảo vệ
Bảo vệ
Trong đó:
I, II, III : là các cơng thức thí nghiệm 1, 2, 3 : là số lần nhắc lại
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><i>+ Công thức I: Công thức dùng chế phẩm Trichoderma spp. để ủ phân </i>
chuồng bón cho cây cải xanh (0.5 kg chế phẩm cho 1 tấn phân chuồng thành phẩm).
<i>+ Công thức II: Công thức dùng chế phẩm Trichoderma spp. trộn trực tiếp </i>
vào đất trồng cải xanh (0.5 kg chế phẩm cho 1 sào 500 m<small>2</small>).
<i>+ Công thức III: Công thức đối chứng không dùng chế phẩm Trichoderma </i>
spp..
<i>Ghi chú: Chế phẩm sử dụng có thành phần Trichoderma sp. 10<small>8</small> CFU/g. Các biện pháp kỹ thuật như: giống, làm đất, phân, chăm sóc ở các cơng thức thí nghiệm đều như nhau. </i>
<i>Không sử dụng thuốc trừ nấm trong quá trình thí nghiệm. </i>
<i>Cách bón: </i>
Bón 300 kg vôi để xử lý đất trước khi lên luống 7 - 10 ngày.
+ Bón lót: Bón tồn bộ phân chuồng + 100% phân lân + 50% kali + 30% đạm.
+ Bón thúc (bón rãi): Lần 1: Sau trồng 20-23 ngày: 40% đạm + 30% kali. Lần 2: Sau trồng 30-35 ngày: 30% đạm + 20% kali. - Gieo hạt (mật độ 15×20cm, mỗi hốc 1 hạt, sâu 2-3cm).
<b>- Chăm sóc: </b>
<i>Quản lý cỏ dại: Kết hợp với bón thúc. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">Phịng trừ sâu hại (sâu tơ ≥ 20 con/m<small>2</small>, sâu xanh bướm trắng ≥ 6 con/ m<small>2</small>, bọ nhảy ≥ 20 con/m<small>2</small>, rệp ≥ 10 con/lá).
<i>Nước tưới (đảm bảo độ ẩm đất 50 - 60%) </i>
<b>2.2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm </b>
Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất: Mỗi ô theo dõi 10 cây bất kỳ, cố định ở giữa luống, các chỉ tiêu được theo dõi định kỳ 7 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây đến khi thu hoạch.
Chỉ tiêu về bệnh hại: theo dõi tất cả các cây của ô, các chỉ tiêu được theo dõi định kỳ 7 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây đến khi hoạch.
<i><b>2.2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển trên cây cải xanh </b></i>
<i>Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu đối với các giống rau cải xanh (Hoàng Thị Thái Hòa, 2009) </i>
<i><b> Các chỉ tiêu về sinh trưởng </b></i>
<b>- Tỷ lệ nẩy mầm </b>
Theo dõi, tính tỉ lệ các hạt nảy mầm trong từng ơ thí nghiệm.
<b>- Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây </b>
Mỗi ơ thí nghiệm theo dõi 10 cây để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng. + Thời gian sinh trưởng và phát triển của rau cải (ngày): Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây rau từ khi gieo đến các giai đoạn: mọc mầm, trải lá, giao tán, thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của rau cải được tính từ gieo trồng đến thu hoạch (khi 5% số cây bắt đầu có ngồng).
+ Chiều cao cây (cm): Được tiến hành đo sau khi cải được 2 lá thật và định kỳ 7 ngày/lần. Chiều cao cây được tính từ mặt đất tự nhiên đến mút lá cao nhất, dụng cụ đo là thước chia cm.
+ Số lá/cây (lá): Được tiến hành đếm định kỳ 7 ngày/lần. Số lá được xác định từ lúc cây có 2 lá thật, dùng sơn đỏ đánh dấu sau mỗi lần theo dõi.
+ Đường kính tán cây (cm): Được tiến hành đo định kỳ 7 ngày/lần. Đường
</div>