Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

hoạt động cải tiến bì sản phẩm của thương hiệu omo áp dụng cho nhãn hàng nước giặt omo matic tại thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 104 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATICTẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM</b>

Ngành: Marketing

Chuyên ngành: Quản trị thương hiệu

<b>Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Ngành: Marketing

Chuyên ngành: Quản trị thương hiệu

Sinh viên thực hiện: Hồ Thanh ThảoGiảng viên hướng dẫn: TS. NguyễnAnh Tuấn

MSSV: 2121007617 Lớp: 21DQH01

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN1. Thông tin chung</b>

Họ và tên sinh viên: Hồ Thanh Thảo Lớp: 21DQH01

Tên đề tài: Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của thương hiệuOmo áp dụng cho nhãn hàng nước giặt Omo Matic

Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tuấn

<b>2. Nhận xét, đánh giá bài báo cáoTiêu chí/ Điểm tối</b>

Cơ sở Lý thuyết của đềtài

(2 điểm)

Phương pháp nghiên cứu

(1 điểm)

Phân tích tổng quan doanh nghiệp và thị trường, đánh giá hoạt động markeitng được thực hiện

(4 điểm)

Đề xuất phương án marketing

(2 điểm)

Hình thức trình bày(Tối đa 1 điểm)

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Anh Tuấn vì sự hướng dẫn tậntâm và kiên nhẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và viết báo cáo. Những kinh nghiệm vàlời khích lệ của thầy đã giúp em vượt qua những khó khăn và hồn thành cơng việc mộtcách tốt nhất.

Em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người đã đồng hành vàhỗ trợ em trong quá trình thực hiện báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 này. Đây là mộtchặng đường dài và đáng nhớ, và em không thể không thể khơng nhắc đến những ngườiđã đóng góp vào thành cơng của dự án này.

Nhìn lại quá trình thực hiện bài báo cáo, vì thời gian và kiến thức hiện tại của emcịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót trong q trình nghiên cứu. Em rấtmong nhận được sự đánh giá, góp ý, sự hỗ trợ vững chắc từ thầy để em có thể vun đắpthêm những kiến thức thiếu hụt và hoàn thiện bản thân để vững bước trên con đường sắptới.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến chính bản thân mình. Em tự hào về nhữngnỗ lực không ngừng nghỉ và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hồn thành báo cáo này.Đây là một bài học quý giá về kiên trì và tự đánh giá bản thân.

Những lời cảm ơn này khơng thể thể hiện hết tấm lịng biết ơn và cảm kích của emđối với mọi người. Dự án này đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời và hỗ trợem trong sự nghiệp sau này.

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Hồ Thanh Thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Em xin cam đoan rằng bài báo cáo này được viết dựa trên nghiên cứu của chínhem. Tất cả thơng tin, dữ liệu và kết quả trong báo cáo này là chân thực và dựa trên nghiêncứu và tìm hiểu kỹ lưỡng.

Em xác nhận rằng em đã sử dụng các nguồn thông tin hợp lệ và đáng tin cậy từ cácnguồn đã được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các ý kiến, quan điểm và giả địnhcủa em trong báo cáo này được dựa trên tình hình và dữ liệu có sẵn tại thời điểm viết báocáo.

Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả trong bài báo cáo này vàkhông có sự gian lận, sao chép hoặc vi phạm bản quyền trong quá trình viết.

Em cam kết làm việc chân thật và trung thực trong quá trình thực hiện nghiên cứuvà viết bài báo cáo này và chấp nhận mọi trách nhiệm về tính chính xác và độ tin cậy củathơng tin được trình bày.

Người cam đoan

Hồ Thanh Thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

P&G: Công ty TNHH Procter & GambleLixco: Công ty cổ phần bột giặt LIXNexco: Công ty cổ phần bột giặt Net

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

<b>Bảng 3.1 Chiều dài, chiều rộng sản phẩm của Omo---42</b>

<b>Bảng 3.2 Chiều kích nhãn hàng nước giặt OMO Matic---44</b>

<b>Bảng 3.3 Bảng giá cả so với khối lượng---56</b>

<b>Bảng 4.1 Đánh giá ưu nhược điển hoạt động cải tiến bao bì---59</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

<b>Hình 2.1 Mơ hình năm cấp độ sản phẩm của Philip Kotler...16</b>

<b>Hình 2.2 Bao bì phân theo mục đích sử dụng...19</b>

<b>Hình 2.3 Mội số loại bao bì phân theo chất liệu...19</b>

<b>Hình 2.4 Một số loại bao bì phân theo phương pháp sản xuất...20</b>

<b>Hình 2.5 Một số loại bao bì phân theo độ cứng...20</b>

<b>Hình 2.6 Loại bao bì phân theo mức độ tiếp xúc...20</b>

<b>Hình 2.7 Một số loại bao bì phân theo sản phẩm bên trong...21</b>

<b>Hình 2.8 Mội số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp tiếp xúc...22</b>

<b>Hình 2.9 Một số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp ngồi...22</b>

<b>Hình 2.10 Một số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp vận chuyển...23</b>

<b>Hình 2.11 Bao bì chất liệu PET/LLDPE...24</b>

<b>Hình 2.12 Một số loại bao bì ngành giặt tẩy – lớp tiếp xúc/lớp ngồi...24</b>

<b>Hình 2.13 Bao bì ngành giặt tẩy - lớp ngồi/ vận chuyển...25</b>

<b>Hình 2.14 Một số kiểu dáng bao bì trong kĩnh vực hóa mỹ phẩm...25</b>

<b>Hình 2.15 Một số dạng bao bì ngành giặt tẩy...26</b>

<b>Hình 2.16 Một số kích cỡ bao bì theo cấp độ...27</b>

<b>Hình 2.17 Phương pháp in trực tiếp...27</b>

<b>Hình 2.18 Phương pháp in tem dán...27</b>

<b>Hình 2.19 Nhãn mác bao bì sản phẩm...29</b>

<b>Hình 3.1 Logo tập đồn Unilever...38</b>

<b>Hình 3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Unilever tại Việt Nam...39</b>

<b>Hình 3.3 Dịng sản phẩm Home Care...41</b>

<b>Hình 3.4 Dịng sản phẩm Person Care...41</b>

<b>Hình 3.5 Dịng sản phẩm thực phẩm và đồ uống...41</b>

<b>Hình 3.6 Nước giặt Omo Matic khử mùi...42</b>

<b>Hình 3.7 Bột giặt Omo Comfort...43</b>

<b>Hình 3.8 Viên giặt Omo tiện lợi...43</b>

<b>Hình 3.9 Logo nhãn hiệu OMO MATIC...44</b>

<b>Hình 3.10 Chất liệu bao bì chai nhựa nước giặt Omo Matic...46</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Hình 3.11 Chất liệu bao bì nước giặt Omo Matic đến năm 2020...47</b>

<b>Hình 3.12 Chất liệu bao bì túi nước giặt Omo Matic...47</b>

<b>Hình 3.13 Chất liệu bao bì vận chuyển của nước giặt Omo Matic...48</b>

<b>Hình 3.14 Kiểu dáng bao bì nước giặt Omo Matic dạng chai đến năm 2020...49</b>

<b>Hình 3.15 Dạng chai có banh giặt...49</b>

<b>Hình 3.16 Một số kiểu dáng của bao bì dạng túi...50</b>

<b>Hình 3.17 Một số kích cỡ thơng dụng của nước giặt Omo Matic...51</b>

<b>Hình 3.18 Phương pháp in gián tiếp trên tem dán của can nước giặt Omo Matic...51</b>

<b>Hình 3.19 Phương pháp in trực tiếp - in Flexo cho túi nước giặt Omo Matic...53</b>

<b>Hình 3.20 Thành tố trên bao bì mặt trước sản phẩm nước giặt Omo Matic...54</b>

<b>Hình 3.21 Nhãn mác bao bì mặt sau sản phẩm túi nước giặt Omo Matic hiện tại...55</b>

<b>Hình 3.22 Nhãn mác bao bì mặt sau sản phẩm chai nước giặt Omo Matic trước đây</b>...55

<b>Hình 3.23 So sánh ưu nhược điểm giữa túi và can...57</b>

<b>Hình 3.24 Một số thương hiệu sử dụng túi nước giặt vào thời điểm đổi mới...58</b>

<b>Hình 4.1 Ví dụ về sự tiện lợi của bao bì – bao bì tiết kiệm khơng gian...61</b>

<b>Hình 4.2 Ví dụ về bao bì thơng minh...62</b>

<b>Hình 4.3 Hình ảnh minh họa...65</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>TÓM TẮT </b>

Ngành nước giặt tại thị trường Việt Nam đang rất sôi động vì có sự tham gia củarất nhiều thương hiệu trong và ngồi nước. Trong đó, phải kể đến các “ơng lớn” như làOMO, Surf, Ariel, Tide,…Và nhãn hiệu nước giặt Omo Matic đang là nhãn hiệu dẫn đầuở thị trường này.

Nhờ vào uy tín của thương hiệu lâu đời OMO, nước giặt Omo Matic sẽ rất dễ đểtạo được độ tin cậy cho khách hàng. Tuy nhiên nhãn hiệu này cũng phải có những cải tiếnbao bì bắt mắt hiệu quả thì mới có thể đạt được thành cơng như bây giờ. Sản phẩm nướcgiặt Omo Matic đã được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá rất cao về chất lượng cũngnhư bao bì và chủng loại,…

Cho thấy, bất kì thương hiệu nào muốn thành cơng đều phải có cho mình mộtchiến lược marketing phù hợp, đúng đắn thì mới có hiệu quả kinh doanh, nâng cao hìnhảnh thưởng hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.

The laundry detergent industry in the Vietnamese market is thriving with theparticipation of numerous domestic and international brands. Among them, the majorplayers such as OMO, Surf, Ariel, and Tide are worth mentioning. Omo Matic, a brandunder the OMO umbrella, currently leads the market.

Thanks to the longstanding reputation of the OMO brand, Omo Matic detergenteasily gains the trust of customers. However, to maintain its position, the brand needscontinuous improvement attractive, effective packaging. Only through these efforts can itachieve the same level of success as it enjoys now. Omo Matic detergent has receivedhigh praise from Vietnamese consumers for its quality, packaging, and variety.

This demonstrates that any brand aiming for success must have a suitable andeffective marketing strategy. Only then can they achieve business success, enhance thebrand image, and promote their products effectively.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...i</b>

1. Thông tin chung...i

2. Nhận xét, đánh giá bài báo cáo...i

<b>LỜI CẢM ƠN...ii</b>

<b>LỜI CAM ĐOAN...iii</b>

<b>BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN...iv</b>

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...8

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu...8

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu...8

1.3 Mục tiêu nghiên cứu...9

1.3.1 Mục tiêu chính...9

1.3.2 Mục tiêu cụ thể...9

1.4 Nội dung nghiên cứu...9

1.5 Phương pháp nghiên cứu...10

1.6 Bố cục đề tài...11

<b>CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT...12</b>

2.1 Tổng quan về marketing...12

2.1.1 Khái niệm về marketing...12

2.1.2 Vai trị và chức năng của marketing...12

2.1.3 Quy trình Marketing...13

2.2 Khái niệm về sản phẩm...152.2.1<small>...</small>Khái niệm sản phẩm

15

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

2.3.3 Phân loại bao bì sản phẩm...19

2.4 Quyết định liên quan đến bao bì sản phẩm...21

2.4.1 Chất liệu bao bì sản phẩm...21

a.<small>...</small>Dùng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm21b.<small>...</small>Dùng trong ngành giặt tẩy232.4.2 Kiểu dáng bao bì sản phẩm...25

a.<small>...</small>Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm25b.<small>...</small>Trong ngành giặt tẩy252.4.3 Kích cỡ/ khối lượng bao bì sản phẩm...26

2.4.4 Phương pháp in ấn phổ biến...27

2.4.5 Nhãn mác bao bì sản phẩm...28

a.<small>...</small>Thành tố chính của nhãn mác báo bì28b.<small>...</small>Quyết định liên quan đến nhãn mác29c.<small>...</small>Chức năng của nhãn mác302.5 Mối quan hệ với giá cả với kích cỡ/khối lượng...30

2.6 Quy định pháp luật liên quan...30

<b>CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ SẢN PHẨM CỦA NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC...32</b>

3.1 Tổng quan thị trường nước giặt của Việt Nam...32

3.2 Phân tích mơi trường marketing...33

3.2.1 Môi trường vĩ mô...33

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

a.<small>...</small>Môi trường chính trị (Political)33

b.<small>...</small>Mơi trường kinh tế (Economic)33

c.<small>...</small>Mơi trường văn hóa – xã hội (Sociocultural)34

d.<small>...</small>Mơi trường cơng nghệ (Technological)35

e.<small>...</small>Mơi trường tự nhiên (Environmental)35

f.<small>...</small>Môi trường pháp lý (Legal)36

3.2.2 Môi trường vi mô...36

a.<small>...</small>Khách hàng36b.<small>...</small>Đối thủ cạnh tranh37c.<small>...</small>Đối thủ tiềm năng37d.<small>...</small>Sản phẩm thay thế373.3 Tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Unilever...38

3.3.1 Sơ lược về tập đồn Unilever...38

3.3.2 Q trình hình thành và phát triển...38

3.3.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lỗi...39

3.3.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Unilever...39

3.3.5 Những dòng sản phẩm của Unilever Việt Nam...40

3.4 Giới thiệu về thương hiệu Omo...42

3.4.1 Sự ra đời của thương hiệu Omo...42

3.4.2 Danh mục sản phẩm của thương hiệu Omo...42a.<small>...</small>Chiều dài và chiều rộng danh mục sản phẩm Omo42

b.<small>...</small>Chiều sâu của danh mục sản phẩm Omo42

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

3.5 Giới thiệu về nhãn hàng nước giặt Omo Matic...43

3.5.1 Đôi nét về nhãn hàng nước giặt Omo Matic...43

3.5.2 Những dòng sản phẩm của nhãn hàng nước giặt Omo Matic hiện tại...44

3.6 Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của nước giặt Omo Matic...45

3.6.1 Chất liệu bao bì nước giặt Omo Matic...45

a.<small>...</small>Lớp bao bì tiếp xúc45b.<small>...</small>Lớp bao bì vận chuyển483.6.2 Kiểu dáng bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic...49

3.6.3 Kích cỡ/khối lượng bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic...50

3.6.4 Phương pháp in ấn bao bì của nước giặt Omo Matic...51

a.<small>...</small>Nước giặt Omo Matic áp dụng phương pháp in gián tiếp cho dạng can51b.<small>...</small>Nước giặt Omo Matic áp dụng phương pháp in trực tiếp cho dạng túi523.6.5 Nhãn mác bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic...53

a.<small>...</small>Thành tố có trên bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic53b.<small>...</small>Quyết định liên quan đến nhãn mác553.6.6 Mối quan hệ khối lượng/kích cỡ với giá cả của nước giặt Omo Matic...56

3.7 Nguyên nhân dẫn đến sự cải tiến bao bì sản phẩm...57

3.7.1 Hạn chế bao bì cũ...57

3.7.2 Xu hướng bao bì trong ngành giặt tẩy thay đổi...57

<b>CHƯƠNG 4:ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN MARKETING DƯỚI GĨC NHÌN CÁ NHÂN CHO HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ CỦA NHÃNHÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC...59</b>

4.1 Đánh giá hoạt động cải tiến bao bì của nước giặt Omo Matic...59

4.2 Dự báo xu hướng bao bì trong tương lai...60

4.3 Đánh giá cơ hội và thách thức cho hoạt động cải tiến bao bì của nước giặt OmoMatic trong tương lai...62

4.4 Đề xuất phương án Marketing trong vòng 1 – 3 năm tiếp theo...63

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

4.4.1 Cải tiến bao bì thân thiện với môi trường...64

a.<small>...</small>Mục tiêu đề xuất phương án64b.<small>...</small>Nội dung phương án644.4.2 Khắc phục, cải tiến kiểu dáng bao bì tiện lợi và an toàn sản phẩm...64

a.<small>...</small>Mục tiêu đề xuất phương án64b.<small>...</small>Nội dung phương án644.4.3 Cân nhắc mối quan hệ giá cả với kích cỡ/khối lượng bao bì...65

a.<small>...</small>Mục tiêu đề xuất phương án65b.<small>...</small>Nội dung phương án654.4.4 Cập nhật công nghệ in bao bì tiên tiến...65

a.<small>...</small>Mục tiêu đề xuất phương án65b.<small>...</small>Nội dung phương án654.4.5 Cải tiến nhãn mác bao bì tối giản, thông minh...66

a.<small>...</small>Mục tiêu đề xuất phương án66b.<small>...</small>Nội dung phương án66<b>CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...67</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

B.<small>...</small>Về bao bì sản phẩmc

C.<small>...</small>Kết quả phỏng vấnc

PHIẾU QUAN SÁT...dNHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1...f

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI1.1 Lý do chọn đề tài</b>

Thị trường nước giặt tại Việt Nam đang trở thành một ngành công nghiệp đầy tiềmnăng và phát triển mạnh mẽ. Với sự tăng trưởng dân số và nhu cầu sử dụng máy giặt giatăng, việc sử dụng nước giặt đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều gia đình. Trongbối cảnh cạnh tranh và đa dạng, thương hiệu Omo đã chủ động "hịa mình" vào thị trườngnày từ rất sớm. Đặc biệt vào năm 2009, Omo cho ra mắt nước giặt Omo dành riêng chomáy giặt tự động. Vào năm 2013, họ tiếp tục phát triển và cho ra mắt một nhãn hiệu riêngbiệt cho dòng nước giặt này, đó chính là nhãn hiệu “Nước giặt Omo Matic”.

Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng phát triển, việc sử dụng cơng nghệ và sảnphẩm tiện ích đã thúc đẩy sự tiến bộ của nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực giặt giũ. Cácdòng máy giặt hiện đại với khả năng vượt trội đã mang lại sự thuận tiện và hiệu quả trongviệc giặt sạch quần áo, đồng thời cũng tiết kiệm nước và thời gian cho người sử dụng.Trong xu hướng này, nước giặt trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàngngày.

Bên cạnh việc cải tiến tính năng sản phẩm, thì với mỗi tính năng mới Omo lại cònquan tâm đến yếu tố thẩm mỹ và tiện ích của bao bì sản phẩm. Họ đầu tư vào việc nghiêncứu và đổi mới diện mạo của bao bì, giúp sản phẩm Omo Matic trở nên bắt mắt và thu hútngười tiêu dùng. Điều này góp phần tạo trải nghiệm phong phú cho người dùng, hỗ trợthiết lập mối quan hệ với khách hàng và giữ chân khách hàng, giúp thương hiệu nổi bậttrong đám đông cạnh tranh.

Một trong những vấn đề chung khi sử dụng bột giặt trong máy giặt là khơng hồntồn tan trong nước. Điều này thường dẫn đến việc để lại những vệt bột trắng trên quần áosau khi chu trình giặt kết thúc. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vết bột này cịnchứa nhiều chất tẩy mạnh có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm. Điều này tạo ra nhu cầucần phải giặt lại nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn và bột trên quần áo, dẫn đến việctiêu tốn thêm nước và năng lượng, đồng thời tạo ra sự khơng hiệu quả trong q trình giặtgiũ.

Vì thế năm 2009, nước giặt Omo Matic chính thức ra mắt cơng chúng với hìnhdáng chai nhựa. Kể từ đó và suốt đến năm 2020, họ đã duy trì sự nhất quán bằng cách tiếptục sử dụng hình dáng chai nhựa, dù đã tiến hành một số cải tiến nhỏ liên quan đến màusắc và nhãn dán, tạo nên một diện mạo mới mẻ nhưng vẫn giữ nguyên kiểu dáng của baobì.

Đến năm 2017, Omo Matic đã thực hiện một bước cải tiến đột phá về bao bì bằngcách giới thiệu thêm dạng bao bì túi giặt tiện lợi. Bước tiến này khơng chỉ giúp sản phẩmnâng cao tính tiện dụng cho người tiêu dùng mà còn mang lại sự đổi mới đáng kể về hìnhthức đóng gói. Túi giặt có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng trong việc sử dụng nướcgiặt một cách linh hoạt và hiệu quả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Nhờ vào sự chú trọng đến chất lượng bao bì, tính thẩm mỹ, nước giặt Omo Maticđã trở thành một trong những dòng nước giặt dẫn đầu thị trường, vượt qua cả các thươnghiệu nước giặt ra đời từ trước.

Vậy thương hiệu OMO đã thực hiện các hoạt động cải tiến đó như thế nào để cóthể đạt được thành tựu như bây giờ và cả tương lai về sau? Để làm rõ, tác giả xin chọn

<b>phân tích đề tài “HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ SẢN PHẨM CỦA THƯƠNG</b>

<b>HIỆU OMO ÁP DỤNG CHO NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC TẠI THỊTRƯỜNG VIỆT NAM” Sau khi phân tích và làm rõ vấn đề trên, sẽ mang lại những hiểu</b>

biết sâu sắc về cách thức OMO đã dụng thành công cơ hội tăng trưởng ở thị trường ViệtNam như thế nào. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể cũng mang lại tiềm năng để đóng gópcho cộng đồng ngành giặt ủi và chất tẩy rửa, cung cấp thông tin giá trị về cách thức tiếpcận và tương tác với khách hàng trong ngành giặt ủi và chất tẩy rửa tại Việt Nam. Đồngthời, kết quả của đề tài này có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả của các hoạtđộng và sức ảnh hưởng của nó đến tồn thể, từ đó có thể cải thiện hoặc tiếp tục phát triển,đẩy mạnh nhiều hoạt động tương tự, lan tỏa và chiếm lĩnh thị trường nước giặt. Về phầncá nhân tác giả, có thể mở rộng kiến thức về marketing, trau dồi thêm được nhiều kỹ năng,phát hiện những ưu khuyết điểm để cải thiện, bên cạnh đó có cơ hội học hỏi về thị trường,hướng phát triển của doanh nghiệp.

<b>1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>

<i><b>1.2.1Đối tượng nghiên cứu</b></i>

- Khách thể nghiên cứu: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, thương hiệuOMO, nhãn hàng nước giặt Omo Matic

- Đối tượng nghiên cứu chính: Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của thương hiệuOMO áp dụng cho nhãn hàng nước giặt Omo Matic

- Chủ thể nghiên cứu: nhà làm marketing cho nhãn hàng nước giặt Omo Matic,khách hàng sử dụng nước giặt Omo Matic, các kênh phân phối dòng sản phẩm củanước giặt Omo Matic

- Đối tượng khảo sát (phỏng vấn): Khách hàng là nữ chủ yếu là ở độ tuổi 25 – 45tiêu dùng nước giặt Omo Matic

<i><b>1.2.2Phạm vi nghiên cứu</b></i>

- Phạm vi khơng gian: thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi thời gian thực hiện đề tài: 10 tuần (26/06/2023 – 03/09/2023)

- Giới hạn nguồn tài liệu: các báo cáo tài chính, hoat động sản xuất của doanhnghiệp trong 10 năm trở lại cùng với các bài nghiên cứu đề tài liên quan.

- Giới hạn xoay quanh đối tượng nghiên cứu chính: sự cải tiến về chất liệu bao bì,kích thước, kiểu dáng bao bì, phương pháp in ấn và cải tiến về nhãn mác; nguyênnhân dẫn đến sự thay đổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.3 Mục tiêu nghiên cứu</b>

(3) Bài nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quảcủa các chiến lược đã đề ra, từ đó cải thiện và phát triển hơn.

(4) Đối với ngành giặt ủi, chất tẩy rửa và ngành marketing, kết quả bài nghiên cứu cịncó thể hỗ trợ cung cấp các thơng tin có giá trị lớn về cách thức phát triển của sảnphẩm cũng như cách hoạt động của các chiến lược để có thể tiếp cận đến kháchhàng tiềm năng.

<i><b>1.3.2 Mục tiêu cụ thể</b></i>

(1) Hệ thống các lý thuyết về marketing và cơ sở lý luận áp dụng cho phân tích hoạtđộng cải tiến, nâng cao tính năng sản phẩm và bao bì sản phẩm.

(2) Nắm rõ tổng quan về thị trường nước giặt tại Việt Nam.

(3) Hiểu về tập đoàn Unilever; thương hiệu OMO và nhãn hàng nước giặt Omo Matic(4) Làm rõ hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm mà thương hiệu OMO áp dụng cho

nhãn hàng nước giặt Omo Matic trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2013 đến năm2023)

(5) Đánh giá tổng quan (chủ quan) về các hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm.

(6) Đề xuất phương án mang tính chủ quan cho các hoạt động về sản phẩm tiếp theocho doanh nghiệp đối với dòng nước giặt Omo Matic.

(7) Kết luận được vấn đề nghiên cứu và đưa ra kiến nghị

<b>1.4 Nội dung nghiên cứu</b>

<b>Đối với mục tiêu cụ thể (1):</b>

<b>-</b> Tổng quan về Marketing: khái niệm, vai trị, chức năng và quy trình Marketing

<b>-</b> Khái niệm về sản phẩm: Khái niệm, phân loại, hoạt động Marketing về bao bì sảnphẩm

<b>Đối với mục tiêu cụ thể (2):</b>

<b>-</b> Nghiên cứu sơ lược thị trường nước giặt ở thị trường Việt Nam.

<b>-</b> Môi trường marketing (PESTEL, mơ hình 5 áp lựuc cạnh tranh)

<b>Đối với mục tiêu cụ thể (3):</b>

<b>-</b> Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Unilever Việt Nam và thương hiệu OMO: lĩnh vựchoạt động, các thương hiệu tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>- Quá trình hình thành và phát triển của Unilever Việt Nam</b>

<b>- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lỗi của Unilever Việt Nam- Cơ cấu bộ máy tổ chức kinh doanh</b>

<b>- Danh mục sản phẩm của Unilever tại Việt Nam</b>

<b>- Giới thiệu về thương hiệu Omo: sự ra đời, danh mục sản phẩm</b>

<b>- Giới thiệu về nhãn hàng nước giặt Omo Matic: sự ra đời, các dòng sản phẩmĐối với mục tiêu cụ thể (4): </b>

<b>- Quá trình cải tiến bao bì của nhãn hàng nước giặt Omo Matic: nhãn hiệu sản phẩm,</b>

chất liệu bao bì, kiểu dáng bao bì, kích cỡ/khối lượng bao bì, phương pháp in ấn.

<b>- Nguyên nhân dẫn đến sự cải tiến bao bì sản phẩm: hạn chế, nhu cầu và mong đợi,</b>

xu hướng trong ngành

<b>- Hiệu quả cải tiến bao bì sản phẩm của nhãn hàng nước giặt Omo Matic- Mối quan hệ giữa hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm với giá cả</b>

<b>Đối với mục tiêu cụ thể (5): </b>

<b>-</b> Dựa vào quá trình khảo sát, quan sát và các số liệu từ dữ liệu thứ cấp đánh giáchung (chủ quan) hoạt động cải bao bì sản phẩm: Ưu và nhược điểm

<b>Đối với mục tiêu cụ thể (6):</b>

<b>-</b> Dự báo xu hướng ngành bao bì trong 1 – 3 năm tới

<b>-</b> Cơ hội và thách thức đối với nhãn hàng nước giặt Omo Matic

<b>-</b> Đề xuất phương án Marketing cho hoạt động cải tiếng bao bì sản phẩm

<b>Đối với mục tiêu cụ thể (7):</b>

<b>-</b> Đưa ra kết luận và kiến nghị về vấn đề nghiên cứu

<b>1.5 Phương pháp nghiên cứu</b>

<b>-</b> Sử dụng phương pháp thống kê: thống kê các số liệu, dữ liệu thứ cấp về thị trườngnước giặt, về nhãn hiệu nước giặt Omo Matic tại Tp.Hồ Chí Minh

<b>-</b> Sử dụng phương pháp tổng hợp: nhằm tiềm kiếm thông tin, dữ liệu thứ cấp vềdoanh nghiệp, thương hiệu Omo, nhãn hiệu nước giặt Omo Matic, tổng hợp lýthuyết về Marketing từ các nguồn như:

[1] Sách Marketing căn bản – NXB Lao Động – Xã Hội ( 2021) – KhoaMarketing, Trường Đại học Tài Chính – Marketing

[2] Sách quản trị Marketing – NXB Thanh Niên (2021) – Khoa Marketing,Trường Đại học Tài chính – Marketing

[3] Sách “Nghiên cứu Marketing” - TS. Nguyễn Xuân Trường - NXBThanh Niên (2020)

class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>- Sử dụng phương pháp quan sát (5W + H): nhằm thực hiện quan sát hành vi khách</b>

hàng khi mua nước giặt Omo Matic:

[1] What ?: Quan sát hành vi lựa chọn và mua sản phẩm nước giặt OmoMatic của nữ độ tuổi từ 25 – 45 tuổi

[2] Where ?: Quan sát tại Siêu thị Co.opmart (191 đường Quang Trung,phường Hiệp Phú, tp.Thủ Đức)

[3] When ?: Vào lúc 9h – 12h và 18h – 21h30 các ngày thứ 7 và chủ nhậthàng tuần

[4] Why ?: Quan sát sẽ giúp nắm bắt được thông tin như đối tượng tiêudùng nước giặt Omo Matic chủ yếu là giới tính nào? Độ tuổi nào?

[5] Who ?: Nữ độ tuổi từ 25 – 45 tuổi, mua sắm nước giặt Omo Matic

[6] How ?: Để các đối tượng mục tiêu lựa chọn và mua sắm sản phẩm mộtcách thoải mái, tự nhiên nhất và đứng quan sát từ xa

<b>- Sử dụng phương pháp điều tra: lấy dữ liệu trực tiếp thơng qua hình thức khảo sát</b>

phỏng vấn bằng bảng nội dung bán cấu trúc được soạn sẵn

<b>1.6 Bố cục đề tài</b>

Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương cụ thể như sau:Chương 1: Tổng quan đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Phân tích hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của nhãn hàng nước giặtOmo Matic

Chương 4: Đánh giá và đề xuất các phương án marketing dưới góc nhìn cá nhâncho hoạt động cải tiến bao bì của nhãn hàng nước giặt Omo Matic.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về marketing</b>

<i><b>2.1.1 Khái niệm về marketing</b></i>

Marketing là quá trình quản lý và thực hiện hoạt động liên quan đến việc tạo dựng,giao tiếp và trao đổi giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ giữa các tổ chức và khách hàng. Nó làmột lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh và có mục tiêu tạo ra lợi nhuận thông qua việctạo ra sự hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Marketing bao gồm việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng. Marketing đóng vai trị quan trọng trong việc xác định các phân khúc thịtrường, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng cường nhận thức về thươnghiệu và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngày nay cùng với việc phát triển của thời đại chuyển đổi số, marketing cũng mởrộng sang các kênh truyền thông trực tuyến và sử dụng cơng nghệ thơng tin để tiếp cậnkhách hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Khái niệm marketing đã trải qua nhiều sự phát triển và mở rộng theo thời gian,song, vẫn được phân thành hai góc nhìn khác nhau là: Marketing truyền thống vàmarketing hiện đại.

Quan điểm truyền thống: với tư tưởng là “bán cái nhà sản xuất đã có”

“Marketing Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực

<i>tiếp đến dịng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng” – .[ CITATION</i>

Wol00 \l 1066 ]

Quan điểm hiện đại: với tư tưởng là “bán cái thị trường cần”

“Marketing là tiến trình doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựngmạnh mẽ những mối quan hệ với khách hàng nhằm đạt được giá trị từ những phản ứngcủa khách hàng.” -[ CITATION Phi08 \l 1066 ]

“Markeitng là một quá tình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thểnhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm,dịch vụ có giá trị với người khác” - [CITATION 1980 \l 1066 ]

Marketing là quá trình liên tục tạo và truyền đạt giá trị sản phẩm/dịch vụ để đápứng nhu cầu khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh. Nó bao gồm việc xây dựng mối quanhệ, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng và thúc đẩy đổi mới, giúp tạo sự khác biệt cạnhtranh.

<i><b>2.1.2 Vai trò và chức năng của marketing</b></i>

<b>(1) Vai trò của marketing</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Trong thế giới hiện đại, marketing đóng vai trị quan trọng và đa dạng trong thànhcơng doanh nghiệp. Nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệpvới khách hàng. Marketing giúp doanh nghiệp hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sảnphẩm phù hợp, giúp xây dựng thương hiệu mạnh, tạo giá trị cho khách hàng thông qua sảnphẩm và dịch vụ phù hợp, cùng việc tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Marketingngày nay khơng chỉ hỗ trợ trong việc chọn lựa mua sắm thông minh mà cịn góp phần vàophát triển bền vững và tạo môi trường sống "xanh" cho cộng đồng.

<b>(2) Chức năng của marketing</b>

Marketing giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, hiểu khách hàng và đối thủcạnh tranh. Điều này giúp họ tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và phát triểnsản phẩm mới. Marketing cịn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lýthương hiệu, tạo dựng sự nhận thức và lòng tin từ khách hàng.

Thông qua việc sử dụng quảng cáo và truyền thông, marketing giúp tạo ra sự quantâm từ khách hàng và tiếp cận họ một cách hiệu quả. Nó cũng hỗ trợ quá trình bán hàng vàphân phối sản phẩm, từ việc xác định kênh phân phối cho đến quản lý giao dịch.

Hơn nữa, marketing tạo ra các chương trình và hoạt động chăm sóc khách hàng,duy trì và tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Cuối cùng, vai trò củamarketing cũng bao gồm việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch và điều chỉnh chiếnlược để đảm bảo sự liên tục và cải thiện trong hoạt động kinh doanh.

<i><b>2.1.3 Quy trình Marketing</b></i>

<b>(1) Research (Nghiên cứu thị trường)</b>

Giai đoạn này bao gồm việc tìm hiểu về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranhvà môi trường kinh doanh. Nghiên cứu giúp hiểu được và thu thập thơng tin về nhu cầu,sở thích, hành vi của khách hàng, thông tin của đối thủ cạnh tranh và định hình các yếu tốquan trọng trong việc xác định chiến lược marketing.

<b>(2) Phân tích STP (Segmentation, Targeting, Positioning)</b>

<b>Phân khúc thị trường (Segmentation): Quá trình chia thị trường thành các phân</b>

khúc nhỏ dựa trên các đặc điểm chung như độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý, v.v.Điều này giúp xác định các nhóm khách hàng có nhu cầu tương tự.

<b>Chọn thị trường mục tiêu (Targeting): Sau khi phân khúc hóa, doanh nghiệp</b>

chọn phân khúc hoặc các phân khúc để tập trung phát triển. Điều này đảm bảo mọi nguồnlực tập trung vào các khách hàng có tiềm năng cao nhất và phù hợp với sản phẩm hoặcdịch vụ của họ.

<b>Định vị (Positioning): Là việc tạo ra hình ảnh riêng biệt cho sản phẩm hoặc dịch</b>

vụ trong tâm trí khách hàng. Định vị giúp sản phẩm nổi bật, tạo lợi thế so với đối thủ cạnhtranh, và tạo sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu.

<b>(3) Marketing – Mix</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Marketing mix là mơ hình chiến lược tiếp thị gồm một tập hợp các yếu tố cơ bảnmà doanh nghiệp sử dụng để định hình chiến lược tiếp thị của mình. Các yếu tố này tươngtác với nhau để tạo ra một hình ảnh tổng thể về sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí củakhách hàng. Trong mơ hình truyền thống, có 4P: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Khuyếnmãi (Promotion), và Phân phối (Place). Tuy nhiên, trong mơ hình mở rộ hơn, cịn thêm 3Pnữa: Q trình (Process), Nhân viên (People), và Vật liệu (Physical Evidence). Dưới đâylà mô tả ngắn gọn về từng yếu tố trong marketing mix:

<b>Sản phẩm (Product): Đây là sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp</b>

cho thị trường. Yếu tố này bao gồm việc phát triển, thiết kế, và chất lượng của sản phẩm,đảm bảo rằng nó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

<b>Giá (Price): Yếu tố này liên quan đến việc xác định giá trị tài chính của sản phẩm</b>

hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp cần xác định giá cả cân nhắc giữa lợi nhuận mong đợi và khảnăng trả giá của khách hàng.

<b>Khuyến mãi (Promotion): Yếu tố này liên quan đến việc tạo sự nhận thức và</b>

quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo, PR,tiếp thị trực tiếp và truyền thông.

<b>Phân phối (Place): Yếu tố này liên quan đến cách sản phẩm hoặc dịch vụ được</b>

đưa đến tay khách hàng. Việc lựa chọn kênh phân phối thích hợp đảm bảo rằng sản phẩmdễ dàng tiếp cận và có mặt tại nơi khách hàng mong muốn.

<b>Quá trình (Process): Yếu tố này thể hiện các quy trình và phương thức cung cấp</b>

sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Một quá trình trơn tru và tiện lợi đảm bảo trảinghiệm tích cực cho khách hàng.

<b>Nhân viên (People): Yếu tố này liên quan đến những người làm việc trong doanh</b>

nghiệp và cách họ tương tác với khách hàng. Sự hỗ trợ và tư vấn từ nhân viên có thể ảnhhưởng đến quan điểm của khách hàng về thương hiệu.

<b>Vật liệu (Physical Evidence): Yếu tố này bao gồm mọi thứ mà khách hàng có thể</b>

thấy, trải nghiệm hoặc tiếp xúc khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là yếu tố thểhiện sự chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.

<b>(4) Implementation: Triển khai thực hiện chiến lược marketing</b>

Sau khi trải qua các giai đoạn trên, thì ở giai đoạn này chính là giai đoạn hànhđộng hóa chúng. Để triển khai doanh nghiệp cần đưa ra các chương trình hành động cụ thểtừ những chiến lược đã đề ra. Lưu ý rằng cần cân nhắc nguồn lực để thực hiện các chươngtrình mượt mà, chuyên nghiệp.

<b>(5) Control: Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing</b>

Cuối cùng, quy trình marketing bao gồm việc đánh giá hiệu quả của các hoạt độngmarketing và đo lường kết quả dựa trên các chỉ số hiệu suất, như doanh số bán hàng, tỷ lệchuyển đổi, sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận. Đánh giá này giúp doanh nghiệp xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

định được sự thành công của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược marketing trong tươnglai.

<b>2.2 Khái niệm về sản phẩm 2.2.1 Khái niệm sản phẩm</b>

Sản phẩm là một đối tượng hoặc dịch vụ được tạo ra để đáp ứng nhu cầu hoặcmong muốn của người tiêu dùng. Đây là kết quả của quá trình sản xuất, chế tạo hoặc cungcấp các yếu tố như nguyên liệu, lao động, công nghệ và kiến thức.

Một số khía cạnh quan trọng của một sản phẩm bao gồm tính chất và chức năngcủa nó, chất lượng, thiết kế, thương hiệu, giá trị và đặc điểm phân biệt so với các sảnphẩm cạnh tranh. Sản phẩm cũng có thể được đóng gói, thương mại hóa và quảng bá đểtăng cường giá trị và thu hút người tiêu dùng.

Về khía cạnh người làm marketing có thể xem xét sản phẩm ở năm cấp độ như sau:

<b>Sản phẩm cốt lõi (Core Product): Đây là khía cạnh cơ bản và cốt yếu của sản</b>

phẩm, là những lợi ích chính mà sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Trong trường hợpmột chiếc điện thoại, ví dụ, sản phẩm cốt lõi sẽ là khả năng liên lạc từ xa. Điều quan trọngở đây là hiểu rõ được vì sao khách hàng sẽ mua sản phẩm và giải quyết được nhu cầu gìcủa họ.

<b>Sản phẩm chung (Generic Product): Đây là bản thể cụ thể của sản phẩm, bao</b>

gồm những đặc điểm về thiết kế, tính năng, chất lượng và thương hiệu. Tiếp tục ví dụ vềchiếc điện thoại, sản phẩm chung sẽ là thiết kế cụ thể của điện thoại, màn hình, pin, máyảnh, v.v. Điều quan trọng ở đây là phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng đủ những yêu cầu cơbản của khách hàng.

<b>Sản phẩm mong đợi (Expected Product): Đây là những tính năng và dịch vụ mà</b>

khách hàng mong đợi khi mua sản phẩm. Điều này thường dựa trên các kinh nghiệm trướcđó với sản phẩm tương tự hoặc thơng tin mà cơng ty đã cung cấp. Ví dụ, nếu khách hàngmong đợi chiếc điện thoại mới có thời lượng pin tốt hơn so với phiên bản cũ, thì điều nàytrở thành sản phẩm mong đợi.

<b>Sản phẩm hoàn thiện (Augmented Product): Đây là các yếu tố bổ sung và dịch</b>

vụ sau bán hàng mà công ty cung cấp để tăng giá trị cho sản phẩm. Ví dụ, trong trườnghợp điện thoại, dịch vụ bảo hành mở rộng, hỗ trợ khách hàng 24/7 và các ứng dụng miễnphí có thể được coi là sản phẩm hoàn thiện.

<b>Sản phẩm tiềm năng (Potential Product): Đây là các khả năng phát triển tương</b>

lai của sản phẩm, dựa trên sự phát triển của công nghệ, nhu cầu thị trường và xu hướng.Điều này có thể bao gồm việc mở rộng tính năng, tạo ra các phiên bản mới hoặc phát triểncác ứng dụng và tích hợp mới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Ba cấp độ này giúp nhà kinh doanh và nhà tiếp thị nhìn nhận sản phẩm từ nhiềugóc độ khác nhau và đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

<i><b><small>Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản Đại học Tài chính – Marketing</small></b></i>

<i><b>2.2.2 Phân loại sản phẩm</b></i>

<b>(1) Phân loại sản phẩm tiêu dùng:</b>

<b>Phân loại sản phẩm tiêu dùng theo thời gian sử dụng:</b>

Sản phẩm tiêu dùng dài hạn: Là những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài,thơng thường được mua ít nhất một lần và sử dụng trong thời gian dài. Ví dụ: ơ tơ, nội thấtgia đình, thiết bị điện tử lớn.

Sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn: Là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn,thường được tiêu dùng một lần hoặc trong khoảng thời gian ngắn. Ví dụ: thực phẩm, đồgia dụng nhỏ, đồ điện tử nhỏ.

<b>Phân loại sản phẩm tiêu dùng theo thói quen mua hàng:</b>

Sản phẩm tiêu dùng thông thường: Sản phẩm mua hàng ngày, khơng liên quan đếnyếu tố đặc biệt. Ví dụ: thực phẩm, đồ gia dụng.

Sản phẩm mua tùy hứng: Mua dựa trên tình huống hoặc cảm xúc. Ví dụ: đồ trangtrí, mua hàng theo cảm xúc.

Sản phẩm mua theo mùa vụ: Mua trong thời gian cụ thể trong năm. Ví dụ: đồ lễhội, đồ trang trí Giáng sinh.

Sản phẩm có lựa chọn: Có nhiều sự lựa chọn, người mua so sánh và lựa chọn. Vídụ: sản phẩm điện tử, thời trang.

<b>Hình 2.1 Mơ hình năm cấp độ sản phẩm của Philip Kotler</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Sản phẩm đáp ứng nhu cầu đặc biệt: Dành cho nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ:chăm sóc da nhạy cảm, sản phẩm dinh dưỡng cho người ăn chay.

Sản phẩm mua thụ động: Mua dựa trên tiếp cận từ bên thứ ba. Ví dụ: sản phẩmđược quảng cáo, khuyến mãi.

<b>(2) Phân loại sản phẩm tư liệu sản xuất:</b>

Nguyên liệu và cấu kiện: Là các sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu hoặcthành phần để sản xuất các sản phẩm khác. Ví dụ: nguyên liệu thực phẩm, thép, bê tông.

Tài sản cố định: Là các sản phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất và khôngtiêu thụ hoặc tiêu dùng sau một lần sử dụng. Ví dụ: máy móc, thiết bị, cơng cụ.

Vật tư phụ và dịch vụ: Là các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ trong q trình sản xuấtkinh doanh, khơng trực tiếp thành phần của sản phẩm cuối cùng. Ví dụ: bảo trì và sửachữa, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hành.

Phân loại này giúp phân biệt và nhìn nhận các sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm tưliệu sản xuất theo các tiêu chí khác nhau, hỗ trợ trong quá trình quản lý, tiếp thị và phânphối sản phẩm.

<i><b>2.2.3 Khái niệm kích thước tập hợp sản phẩm</b></i>

Khái niệm "kích thước tập hợp sản phẩm" đề cập đến số lượng và đa dạng các sảnphẩm mà một doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Kích thước tập hợp sản phẩm quantrọng vì nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp dẫn và lựa chọn của khách hàng, đồng thời ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Kích thước tập hợp sản phẩm bao gồm các số đo sau:

<b>Chiều rộng của tập hợp sản phẩm (Product Width): Đây là số lượng loại sản</b>

phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp dự định cung cấp cho thị trường. Nó đại diện chomức độ đa dạng hóa của sản phẩm trong danh mục kinh doanh của doanh nghiệp. Mộtchiều rộng lớn cho thấy doanh nghiệp cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong khichiều rộng nhỏ hơn chỉ ra sự tập trung vào một số loại sản phẩm chủ chốt.

<b>Chiều dài của tập hợp sản phẩm (Product Length): Mỗi loại sản phẩm kinh</b>

doanh thường có nhiều chủng loại khác nhau. Số lượng chủng loại này quyết định chiềudài của tập hợp sản phẩm, mà thường được gọi là dòng sản phẩm (product line). Điều nàyám chỉ sự mở rộng của sản phẩm trong một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, một cơng ty may quầnáo có thể có dịng sản phẩm gồm quần jeans, áo thun, áo khoác, v.v.

<b>Chiều sâu của tập hợp sản phẩm (Product Depth): Chiều sâu ám chỉ mẫu mã</b>

sản phẩm gắn liền với từng chủng loại sản phẩm. Nó liên quan đến số lượng và đa dạngcác biến thể hoặc mẫu mã của mỗi sản phẩm trong dịng sản phẩm. Ví dụ, trong dịng sảnphẩm quần jeans, chiều sâu có thể bao gồm nhiều loại kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, v.v.

Ba số đo này cung cấp cái nhìn tổng quan về kích thước tập hợp sản phẩm, mộtkích thước tập hợp sản phẩm tốt có thể cung cấp đủ lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

nhu cầu đa dạng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trênthị trường.

<b>2.3 Tổng quan về bao bì sản phẩm</b>

<i><b>2.3.1 Đặc điểm chung bao bì sản phẩm</b></i>

Đóng gói là q trình đóng gói sản phẩm trong một bao bì hoặc hộp chất lượng đểbảo vệ và trình bày sản phẩm một cách hấp dẫn. Tùy theo mức độ tiếp xúc với sản phẩmbao bì gồm có ba lớp như sau:

<b>1. Bao bì tiếp xúc: Lớp cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Nhiệm vụ của</b>

lớp này là giữ cho sản phẩm an toàn và khơng bị nhiễm bẩn trong q trình lưutrữ và vận chuyển.

<b>2. Bao bì bên ngồi: Lớp bao bì ngồi nằm giữa lớp bao bì tiếp xúc và lớp bao bì</b>

vận chuyển. Chức năng chính của lớp này là bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc và đảmbảo an tồn cho sản phẩm bên trong. Nó có khả năng chống lại các tác động từbên ngoài như va đập, chấn động, ánh sáng mạnh và mơi trường khắc nghiệt.Lớp ngồi thường được làm từ các vật liệu bền như carton chất lượng cao,nhựa chịu lực hoặc các chất liệu khác phù hợp.

<b>3. Bao bì vận chuyển: Lớp này chịu trách nhiệm bảo vệ sản phẩm khỏi các tác</b>

nhân bên ngoài như hơi ẩm, mùi hương, và tác động cơ học nhỏ. Lớp bên trongthường được làm từ các vật liệu không gây hại cho sản phẩm, giúp bảo quảnchất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.

<i><b>2.3.2 Tính năng bao bì</b></i>

Các chức năng của bao bì phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo sự thành côngvà hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường và tạo ấn tượng tích cực với khách hàng, có thểkể đến một vài chức năng chính như:

<b>Thu hút sự chú ý: Thiết kế hấp dẫn giúp sản phẩm nổi bật trên kệ và kích thích sự</b>

tị mị của khách hàng.

<b>Truyền tải thơng tin: Bao bì chứa thơng tin về sản phẩm, thương hiệu, thành phần</b>

và cách sử dụng để người tiêu dùng hiểu rõ hơn.

<b>Tạo dấu ấn thương hiệu: Thiết kế phù hợp với thương hiệu giúp tạo nhận diện và</b>

giá trị cho sản phẩm.

<b>Bảo vệ và an toàn: Bao bì đảm bảo sản phẩm khơng bị hỏng hoặc nhiễm bẩn</b>

trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, đảm bảo sự an toàn cho người dùng.Để phát triển bao bì sản phẩm, cần phải có những hoạt động cải tiến về:

1. Lợi ích của bao bì mang đến cho người tiêu dùng như khả năng bảo vệ sảnphẩm khỏi các yếu tố bên ngoài như va đập, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ…

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

2. Các thuộc tính cơ bản của bao bì như kích thước, vật liệu, hình dáng, dấu hiệu,màu sắc,…

<i><b>2.3.3 Phân loại bao bì sản phẩm</b></i>

Phụ thuộc vào các mục đích khác nhau mà bao bì sẽ được phân ra bằng nhiều cáchthức khác nhau. Có thể kể đến như là:

<b>Phân loại theo mục đích sử dụng: Bao bì dùng để vận chuyển (logistic), bao bì</b>

sản xuất (B2B), bao bì dùng trong tiêu thụ (B2C).

<b>Phân loại theo chất liệu: Về vật liệu thì bao bì khá đa dạng và phong phú như là</b>

bao bì giấy, bao bì nhựa, màng nhựa (thường được dùng làm bao bì cấp 1, dùng trong hóamỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm,...), thủy tinh, gỗ,…

<b>Hình 2.2 Bao bì phân theo mục đích sử dụng </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Hình 2.3 Mội số loại bao bì phân theo chất liệu</b>

<b>Phân theo phương pháp nhà sản xuất muốn đóng gói: Bao bì chân khơng, bao</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Phân loại theo mức độ tiếp xúc: Bao bì tiếp xúc (cấp 1), bao bì ngồi (cấp 2), bao</b>

bì vận chuyển (cấp 3)

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Bao bì cấp 2Bao bì cấp 1 Bao bì cấp 3

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Hình 2.6 Loại bao bì phân theo mức độ tiếp xúc</b>

<b>Phân loại theo sản phẩm chứa đựng bên trong: Hóa – Mỹ phẩm, quần áo, dược</b>

phẩm, thức uống, đồ gia dụng, thực phẩm,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Hình 2.7 Một số loại bao bì phân theo sản phẩm bên trong</b>

<b>2.4 Quyết định liên quan đến bao bì sản phẩm</b>

<i><b>2.4.1 Chất liệu bao bì sản phẩm</b></i>

<i><b>a. Dùng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm</b></i>

Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, có các loại bao bì dành cho các sản phẩm hóa chấtvà mỹ phẩm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất của sản phẩm, mục đíchsử dụng, thương hiệu, vận chuyển và bảo quản. Dưới đây là một số chất liệu bao bì phổbiến cho sản phẩm hóa mỹ phẩm:

<b>- Lớp bao bì tiếp xúc:</b>

<b>Màng nhơm: Màng nhôm thường được sử dụng cho các sản phẩm yêu cầu bảo</b>

quản chống ánh sáng, nhiệt và khơng khí, ví dụ như kem chống nắng

<b>Nhựa: Nhựa là chất liệu bao bì phổ biến trong ngành mỹ phẩm vì khả năng linh</b>

hoạt, dễ thiết kế, và khả năng bảo quản. Những loại nhựa thường sử dụng bao gồm PET,PP, PE, và PVC, LLDPE, MPET, HDPE.

<b>Thủy tinh: được sử dụng đựng các chất lỏng như nước hóa, serum, …</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Hình 2.8 Mội số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp tiếp xúc- Lớp bao bì ngoài:</b>

<b>Màng co: Được sử dụng để bọc lại nhiều sản phẩm cùng loại trong một gói.</b>

<b>Chất liệu tái chế: Sử dụng chất liệu tái chế như nhựa tái chế, giấy tái chế giúp</b>

giảm thiểu tác động tiêu thụ tài ngun và góp phần bảo vệ mơi trường

<b>Hộp giấy carton: Thường bao bọc bao bì tiếp xúc, cung cấp thơng tin về sản phẩm</b>

và thương hiệu. Đây là một lựa chọn thân thiện với môi trường và dễ dàng tái chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Bao bì pallet: Để xếp các thùng carton lên pallet để thuận tiện cho việc vận</b>

chuyển và lưu trữ hàng hóa.

<i><b>b. Dùng trong ngành giặt tẩy</b></i>

Riêng ngành giặt là một ngành nằm trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, cũng là một nhuyếu phẩm khơng thể thiếu khi nói đến việc sinh hoạt trong gia đình. Hiện nay rất đa dạngcác loại giặt tẩy có thể kể đến như là bột giặt, nước giặt, viên giặt,… vì thế bao bì chứađựng sản phẩm lĩnh vực này cũng trở nên đa dạng khơng kém. Bao bì chứa bột giặt vànước giặt cần thể hiện khả năng chống lại sự phá hủy từ các hóa chất bên trong và đềkháng với các yếu tố gây hại từ môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ,... Nhờ đómà sản phẩm đảm bảo rằng nguy cơ hỏng hóc, vỡ nát trong quá trình vận chuyển, trưngbày và sử dụng được giảm tới mức tối thiểu.

Các loại chất liệu thơng dụng trong việc đóng gói bột giặt, nước giặt bao gồm PET,PA (NY), OPP, AL, MPET và LLDPE. Những chất liệu này được lựa chọn vì khả năngtương thích với máy đóng gói tự động cùng tốc độ cao, đảm bảo hình ảnh in rõ nét vàsống động, cũng như tạo ra những đường hàn dán và độ bám dính giữa các lớp màng trởnên tốt hơn.

Bao bì sử dụng nguyên vật liệu này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo quản để đảmbảo sản phẩm được bảo quản một cách an toàn và vệ sinh. Cấu trúc chất liệu cho bao bìbột giặt, nước giặt có thể là PET/LLDPE, PA/LLDPE, PET/AL/LLDPE,PET/MPET/LLDPE, PET/PA/LLDPE, OPP/MPET/LLDPE và OPP/AL/LLDPE.

<b>Hình 2.10 Một số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp vận chuyển</b>

</div>

×