Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐÔI ĐIỀU VỀ NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA ÔNG CHA TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.2 KB, 7 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐÔI ĐIỀU VỀ NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA ÔNG CHA TA </b>

<i><b>PGS. TS. Vũ Dương Hn<small>*</small></b></i>

<i><b>Tóm tắt </b></i>

<i>Từ xa xưa, ơng cha ta đã biết kết hợp việc đi sứ với cơng tác tình báo khoa học công nghệ phục vụ phát triển đất nước. Qua những câu chuyện về hoạt động ngoại giao kinh tế, khoa học công nghệ của cha ông, tác giả bài viết nhấn mạnh ngồi cơng tác ngoại giao, các nhà ngoại giao phải hết sức coi trọng cơng tác tình báo kinh tế, khoa học công nghệ, đặc biệt là những thông tin cần thiết cho phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ của nước ta, đây chính là những bài học quý cho các nhà ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. </i>

Trong lịch sử, việc đi sứ kết hợp với công tác tình báo khoa học công nghệ phục vụ phát triển đất nước đã được ông cha ta hết sức chú trọng. Quan hệ bang giao của Đại Việt thời xưa chủ yếu là với Trung Quốc, ngoài ra, sau này nước ta còn giao tiếp với phương Tây và các nước khác. Do luật pháp của Trung Quốc lúc đó hết sức chặt chẽ, nghiêm cấm việc mua và mang về mọi thông tin, sách, tài liệu liên quan đến tiểu thủ công, quân sự, lịch sử, địa lý… nên các sứ thần của ta hầu như đều

<small>* Nguyên Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan và U-crai-na. </small>

phải tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra, ghi vào trí nhớ là chính để mang về truyền lại cho nhân dân trong nước.

<b>Công nghệ và kỹ thuật dệt chiếu </b>

Ở nước ta, công nghệ và kỹ thuật dệt chiếu gắn liền với tên tuổi sứ thần Phạm Đôn Lễ. Ông là văn thần đời Lê Thánh Tông (1460-1497), hiệu Lê Khanh, sinh năm 1455, không rõ năm mất, quê làng Hải Triều, huyện Ngự Thiên, nay thuộc xã Phạm Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, trú quán tại xã Thanh Nhàn, huyện Kim Hoa, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Năm 1481, niên hiệu Hồng Đức 12, ông đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu lúc 27 tuổi. Từ thi Hương đến thi Đình, Phạm Đôn Lễ đều đỗ đầu, là vị Tam Nguyên đầu tiên trong khoa cử ở nước ta. Ngày vinh quy, ông được vua ban ngựa tốt và việc này sau thành lệ. Ông giỏi văn thơ, hiểu biết sâu sắc về chính trị, kinh tế, làm đến Tả thị lang (Thứ trưởng) và được truy tặng Thượng thư (Bộ trưởng) sau khi mất.

Tương truyền ông được cử đi sứ nhà Minh, trên đường đi đến vùng Ngọc Hồ, châu Quế Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), thấy dân trong vùng chuyên sống bằng nghề dệt chiếu, ông đã chú ý khảo sát kỹ lưỡng, học được kỹ thuật dệt chiếu mới của họ. Khi trở về nước, Phạm Đôn Lễ đã truyền dạy nghề dệt chiếu cho dân làng Hải Triều và vùng duyên hải.

Ở q ơng trước đó cũng có nghề dệt chiếu, khi dệt dùng bàn dệt đứng, khơng có ngựa đỡ sợi. Ông đã cho áp dụng kỹ thuật dệt theo bàn dệt nằm có ngựa đỡ sợi. Sợi dây đay giữ cói được căng, chiếu dệt ra được đều sợi và đẹp hơn. Chiếu Hải Triều được nhiều người yêu thích, nổi tiếng khắp nước ta, đặc biệt là ở Kinh đơ. Chiếu Hải Triều có màu trắng ngà, có nhiều loại: cải, đậu, đót, trơn kẻ sọc màu, in hoa, cạp điều, sợi xe... Dùng lâu chiếu ngả màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải, thoát

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nước nhanh, mau khô. Đặc biệt nổi tiếng ở Hải Triều là kỹ thuật chiếu cải mà nhiều nơi không làm được. Những lá chiếu cải phải nhuộm cói trước khi dệt, sau đó dệt thành những chữ thọ, bông hoa, chân dung, rồng, phượng... Đường biên của chiếu Hải Triều cũng rất bền và đẹp. Biên được bện sau khi dệt xong đòi hỏi phải khéo léo, cẩn thận. Người dân ở đây từ xưa đã có câu: “Mua chiếu xem biên, người hiền xem mặt”.

Người Hải Triều đã tôn thờ Phạm Đôn Lễ là ông tổ nghề dệt chiếu và gọi ông là “Trạng Chiếu”.

<b>Kỹ thuật sơn mài </b>

Nghề vẽ tranh bằng sơn mài có ở nước ta từ lâu đời. Những bức tranh vẽ ra lúc đó địi hỏi rất công phu, tranh lại lâu khô, dễ hỏng, nhất là khi thời tiết không thuận lợi. Từ đầu thế kỷ XVI, kỹ thuật vẽ tranh sơn mài mới được truyền vào nước ta, dùng sơn vẽ trong mọi thời tiết. Kỹ thuật, công nghệ làm tranh sơn mài mới này được truyền từ Trung Quốc do Sứ thần Trần Lư, tự là Tu Hán, đưa về (có tài liệu viết là Trần Lơ). Ơng là danh thần thời hậu Lê, không rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Bình Vọng, huyện Thượng Phúc, nay là thơn Bình Vọng, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ơng đậu Tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1502), làm quan đến chức Hiến sát xứ Kinh Bắc.

Năm Ất Sửu (1505) đời vua Lê Hiển Tơng, ơng được cử làm phó sứ sang Trung Quốc. Đây là lần thứ hai ông đi sứ. Trước đó, năm 1488, ơng được cử làm thày thuốc cho Sứ đoàn đi sứ Trung Quốc. Trong hai lần đi sứ, ơng đã chú ý tìm hiểu nghề sơn mài của Trung Quốc. Lần đầu học chưa thành. Lần sau, khi đi qua vùng Hồ Nam, nơi có nghề sơn mài phát triển, ơng đã quan sát thật kỹ những mẫu vẽ ở họa các, nghiên cứu tỉ mỉ phép vẽ sơn trang trí trên gỗ trong các tòa nhà và các đồ dùng bằng gỗ. Để ghi lại chiến công đã học được nghề sơn mài, ông đã làm bài thơ đi sứ đầy ấn tượng:

<i>Khi về nước, nghề nghiệp ngày một rạng rỡ, lấy gì báo đáp. Xin khắc xương ghi dạ mãi mãi khơng phai mịn.<small>1</small></i>

Như vậy, vừa làm cơng tác ngoại giao, phó sứ Trần Lư vừa quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu học thêm về kỹ thuật, công nghệ sơn son thiếp vàng, thiếp bạc. Khi về ông truyền lại nghề này cho dân các làng Bình Vọng, Đông Phú, Hạ Thái. Khi ông mất, để ghi nhớ công lao của ông, vua Lê phong cho Trần Lư làm “phúc thần” của các làng trên. Nhân dân

<b>lập đền thờ ông và coi ông là tổ nghề sơn mài, một ngành hội họa và </b>

ngành mỹ nghệ nổi tiếng của nước ta ngày nay.

<b>Kỹ thuật dệt lụa và giống ngô, vừng </b>

Kỹ thuật dệt lụa của chúng ta cũng được truyền vào từ Trung Quốc. Kỹ thuật này đã được Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tìm hiểu mang về.

<small>1</small><i><small> Nguyễn Thế Long, Chuyện đi sứ - tiếp sứ thời xưa, Nxb. Văn hóa -Thơng tin, Hà Nội, </small></i>

<small>2001, tr. 210. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Ông là người làng Phùng Xá (tục gọi là làng Bùng), huyện Thạch Thất, Sơn Tây, nay là Hà Nội. Phùng Khắc Khoan hiệu là Nghi Trai, đỗ Thủ khoa thời Lê Trung Tông và Bảng nhãn thời Lê Thế Tơng (1580). Ơng là anh em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Bùng sinh năm 1528 và mất năm 1613.

Ông được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc hai lần, lần đầu vào năm 1597 mang cống phẩm sang Yên Kinh cầu phong. Lần đi sứ này thật khó khăn vì nhà Minh cịn muốn ủng hộ nhà Mạc, chưa sẵn sàng công nhận vua Lê, chưa đặt quan hệ ngoại giao. Năm 1606, lần thứ hai được cử đi sứ lúc ơng đã 70 tuổi. Ơng làm quan đến chức Hộ bộ Thượng thư kiêm Tế tửu Quốc tử giám, tước Mai lĩnh hầu rồi Mai quận công. Khi mất, ông được tặng Thái tề và phong chức Phúc thần.

Trong bài thơ đi sứ với tựa đề: “Đinh Dậu phụng sứ thuận hòa” (Năm Đinh Dậu, nỗi lòng khi đi sứ), ơng đã nói về tâm trạng của mình như sau:

<i>“Bẩy mươi là kế tuổi già nua, Dáng chẳng bằng ai dám kém thua. Xe ngựa xơn xao đồn sứ bộ, </i>

<i>Công khanh trang trọng lớp chào đưa. Uy vua, thế nước nhờ giao thiệp, Nói khéo, lời hay học chẳng vừa. Công trạng kết minh đành gắng gỏi, Bạn bè được mất một mình lo”.<small>2</small></i>

<small>2</small><i><small> Nguyễn Thế Long, sđd, tr.216. </small></i>

Trong hồn cảnh khó khăn như vậy, ơng chọn sách lược ngoại giao là “nói khéo, lời hay”. Tới Yên Kinh đúng dịp Tết Nguyên đán, đình thần và sứ giả các nước mỗi người đều làm một bài thơ dâng cho vua Minh. Riêng Phùng Khắc Khoan làm đến ba mươi sáu bài thơ mà bài nào cũng hay. Minh Thành Tông rất khen ngợi và phê vào tập thơ: “Hà địa bất sinh tài” (đất nào chẳng có người tài), rồi đặc cách phong Phùng Khắc Khoan làm Trạng Ngun. Ơng cịn họa thơ đối đáp tới hơn 10 bài với sứ thần Cao Ly là Lý Toái Phong khiến vị sứ thần Triều Tiên này rất khâm phục.<small>3</small> Phùng Khắc Khoan đã xứng đáng là vị sứ giả Đại Việt văn hiến. Ông bác bỏ được lệ nước ta phải cống người vàng có từ thời Mạc. Về việc phong vương, vua Minh tuy nhận cống phẩm của nhà Lê, nhưng vẫn thiên về ủng hộ nhà Mạc,vì vậy vua Minh chỉ phong cho vua Lê là “An Nam Đô thống ty Đô thống sứ”,<small>4</small> một tước tương đương với quan nhị phẩm của triều Minh. Chuyến đi sứ của ông chưa đạt được mục đích xin phong vương cho vua Lê (50 năm sau vào năm 1647 nhà Minh mới chịu phong cho Lê Thần Tông làm An Nam quốc vương), nhưng đã làm được khơng ít việc ích nước lợi dân, học được kỹ thuật dệt lụa và lấy được giống cây trồng.

Vốn biết Phùng Khắc Khoan là người học rộng, biết sâu nên vua quan nhà Minh tìm cách ngăn khơng cho ông mang về các sách viết về quân sự, địa lý, lịch sử và đặc biệt là những cuốn viết về tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy, họ không thể nào lường được trí nhớ tuyệt vời và sự thông minh của ông.

Khi đi thăm các đô thị, ông rất chú ý đến nghề dệt tơ lụa. Có lần ơng đã lưu lại ở xưởng dệt hơn bảy ngày. Nhờ trí thơng minh, tài khéo

<small>3</small><i><small> Học viện Quan hệ Quốc tế, Những mẩu chuyện đi sứ,và tiếp sứ, Hà Nội, 2001, tr.79. </small></i>

<small>4</small><i><small> Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tập 2, </small></i>

<small>tr. 562. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

léo, ông đã quan sát và nhớ kỹ cách dệt tơ tằm của Trung Quốc. Khi về nước, ông đã dạy cho dân nghề dệt the lụa bằng tơ tằm mà ông học được ở Trung Quốc.

Lúc đến đồng ruộng phì nhiêu miền Hoa Nam, Phùng Khắc Khoan chú ý quan sát cách làm ăn của nhân dân nơi đi qua. Khi qua vùng nước Ngô, ông thấy nhân dân trồng một thứ cây hạt to, mầu vàng hay trắng, gọi là “ngọc mễ”. Cây trồng trên đất khô, không cần tưới nhiều nước như lúa, rất thuận tiện cho việc trồng các vùng cao, thiếu nước. Ăn ngon, bùi. Ông muốn mua hạt giống mang về nhưng khơng được vì có lệnh cấm. Song nhờ tài trí của mình ông đã mang được hạt giống đó về ươm tại làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất và cứ thế nhân dần lên. Ngồi giống ngơ, ơng cịn mang về giống vừng. Nhân dân đua nhau trồng ngô, vừng và đem lại cho nước ta thêm một nguồn lợi về lương thực, thực phẩm.

Nhân dân tôn ông là ông tổ nghề dệt lụa, cây ngô, cây vừng và lập đền thờ ông ở quê ông.

<b>Kỹ thuật thêu </b>

Vị tổ nghề thêu của nước ta tên thật là Trần Khái, còn gọi là Trần Quốc Khái sinh năm 1605, không rõ năm mất, song có ngày mất, ơng sống dưới thời vua Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662), quê ở làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, trấn Sơn Nam nay là làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ơng được vua ban cho họ và đổi thành Lê Cơng Hành, cũng có tài liệu gọi là Lê Công Hạnh. Năm 32 tuổi ông thi đậu Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ, khoa Đinh Sửu 1637 đời Lê Thần Tông.

Vua Lê cử ông đi sứ Trung Quốc. Một hôm họ mời ông lên chơi lầu cao, ngủ đêm tại đó rồi lẻn xuống bỏ lại ơng một mình với pho tượng,

bình nước, đơi lọng, nghi mơn, rút bỏ cầu thang để thử trí thơng minh của sứ thần Đại Việt.

Ơng tìm cách xuống nhưng khơng được vì lầu cao q. Thời gian trơi qua, bụng đói lại thêm khát. Ơng ngắm nghía bức tượng Phật. Tượng thì màu đen nhưng khơng phải màu đen của đồng. Ông phát hiện tượng được làm từ một thứ bột thơm như bánh khảo, bèn bẻ tượng Phật ăn, uống nước mưa trong bình. Thấy bức nghi mơn thêu chỉ vàng kim tuyến, ông nảy ra ý nghĩ tháo tung nghi môn ra xem và nghiên cứu cách thêu của họ.

Ông tìm hiểu cách thêu rồng của Trung Quốc, từ cách thêu mắt, thêu vẩy, thêu đuôi, thêu râu và nhớ kỹ, nghiên cứu cách pha màu chỉ của từng loại hình như màu sắc đám mây, thân rồng... Ơng cịn quan sát đến đơi lọng, lấy một chiếc giương lên, cụp xuống và ghi nhớ các bộ phận cấu tạo của chiếc lọng. Sau đó ơng tháo tung ra, xem cách lợp, cách đan và cách trang trí lọng.

Nhìn lên trời thấy chim bay lượn, ơng ước ao có một đơi cánh để thoát khỏi nơi này. Bỗng một ý nghĩ loé ra trong óc, ơng cầm chiếc lọng cịn lại giương lên. Ông nai nịt gọn gàng, cầm cán lọng ung dung thư thái nhảy từ lầu cao xuống và đặt chân nhẹ nhàng lên mặt đất trước sự ngạc nhiên của bọn lính canh.

Quan lại nhà Minh đã phải thua trí thơng minh của sứ thần Đại Việt và rất kính trọng ơng. Lê Cơng Hành cịn học được cả nghề thêu, nghề làm lọng để về truyền lại cho dân làng Quất Động. Ông được Vua Lê ban thưởng. Sau này, nghề thêu đã phát triển từ làng Quất Động quê hương ông sang các địa phương khác như Ứng Hòa, Thanh Oai... rồi sang cả Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội. Ngày nay, cứ vào ngày 4 - 6 âm lịch hàng năm (ngày mất của Lê Công Hành), nhân dân làm nghề thêu ở các phố

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Hàng Trống, Hàng Mành cịn đến ngơi đình Tú đình thị (Đình Chợ thêu), số 2A, phố Yên Thái, Hà Nội để tế lễ ông tổ nghề thêu và nghề làm lọng. Phố Hàng Lọng cũng có đền thờ Lê Cơng Hành.<small>5</small>

<b>Kỹ thuật nhiếp ảnh </b>

Kỹ thuật làm ảnh có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ XIX liên quan đến tên tuổi danh nhân Đặng Huy Trứ, danh sĩ, nhà ngoại giao thời Thiệu Trị, hiệu Hoàng Trung, tục gọi là Bố Trứ hoặc Bố Đặng vì đã làm Bố chính, q ở làng Bát Vọng, sau chuyển sang ở làng Thanh Lương, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh năm 1825 và mất năm 1874.

Ông có tiếng là thần đồng. Năm 1847, ơng đỗ Hương tiến, sau đó thi Hội đỗ Tiến sĩ, khi thi Đình bị phạm húy nên bị cấm thi vĩnh viễn. Sau đó ơng đi dạy học cho nhà một quan lớn, vị quan đã xin vua cho ông đi thi, và ông đã đỗ Hương nguyên.

Đời Tự Đức ông làm Tri huyện, nổi tiếng thanh liêm, sau thăng Ngự sử rồi Bố chính sứ Nam Định, sau làm Biện lý bộ Hộ. Ông hết sức chăm lo cho dân nghèo, xin đặt Ty Bình chuẩn (mua lúa đầu mùa tích trữ, khi mất mùa bán rẻ cho dân). Tự Đức nghe theo và cử ông đứng đầu Ty ở Hà Nội.

Ông đã hai lần đi công cán sang Hồng Công, Quảng Châu và Macao để tìm hiểu tình hình các mặt ở các nơi đó, đã giao tiếp với phương Tây. Theo tài liệu khác, ông đã từng đi sứ Triều Tiên, Xiêm (Thái Lan). Ông là người có tư tưởng canh tân, đề xuất nhiều cải cách về

Những năm 1870, vua Tự Đức cử Trương Văn Sán, làm việc ở bộ Hộ, sang Pháp học nghề ảnh và về mở hiệu ảnh thứ hai ở phố Trần Hưng Đạo ngày nay. Bức ảnh vua Đồng Khánh là chụp ở hiệu này vào năm 1886.

Ông cũng là tác giả của khá nhiều sách, trong đó có thơ đi sứ như bài “Tống Trần Cung Trọng, Nguyễn Cự Xuyên hối quốc” (Tiễn Trần Cung Trọng, Nguyễn Cự Xuyên về nước) do Khương Hữu dịch:

<i>Sang Đông<small>6</small></i>

<i> theo lệnh đức vua sai, Trải khắp non sông thêm trí tài. Về nước, nếu như vua hỏi đến, Xin đừng lớn tiếng tán dương Tây. </i>

<b>Xe trâu lấy nước </b>

Tương truyền, kiểu xe nước ngày nay thông dụng ở các tỉnh miền Trung là kiểu xe trâu kéo ở Ai Cập vào các thế kỷ trước do Phạm Phú Thứ học được khi đi qua Ai Cập vẽ kiểu mang về.

<small>6 Quảng Đơng, Trung Quốc. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Ơng là danh sĩ, đại thần ngoại giao triều Nguyễn, hiệu Trúc Đường, quê thôn Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay thuộc xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phạm Phú Thứ sinh năm 1820 và mất năm 1881. Năm 1842 ông đi thi Hương đậu Giải nguyên, năm 1843 đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ trong thi Hội, được bổ làm Tri phủ Lạng Giang, rồi Thượng thư bộ Hộ, tổng đốc Hải An, sung chức Thương chính đại thần, tham tri bộ Binh. Sau khi mất được truy tặng Hiệp biện đại học sĩ.

Năm 1863-1864, ông được cử làm phó sứ trong phái đồn của Phan Thanh Giản sang Pháp và Tây Ban Nha chuộc ba tỉnh miền Đông, Nam Kỳ. Trong thời gian ở Pháp, ông đã đi thăm, nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh, Bồ Đào Nha... Trước đó, ông đã từng được cử đi Ma Cao, Quảng Châu. Ông đã tìm hiểu tại sao các nước cường thịnh, vì sao ta hèn yếu, thua thiệt. Tuy vậy, ơng vẫn tin vào truyền thống dân tộc. Ông quan sát và ghi chép hơn 330 trang giấy về những tiến bộ của các nước trong tập “Tây hành nhật ký” (Nhật ký đi khảo sát Tây) từ tháng 6/1863 - 3/1864. Đây là cơng trình khảo sát nghiêm túc về sự phát triển kỹ nghệ châu Âu, rất bổ ích. Ngồi cơng trình trên, ơng còn viết các tài liệu: Bác vật tân biên (Sách nói về khoa học). Khai môi yếu Pháp (Phương pháp khai mỏ), Hàng hải kim châm (Cách đi biển), Vạn quốc công pháp (Cách thức giao thiệp quốc tế)...

Tháng 8/1863, sứ bộ đã thăm nhiều nơi trên đất Ai Cập. Trên các thửa ruộng dọc hai bờ sơng Nil, Phạm Phú Thứ đã nhìn thấy những người dân lấy nước tưới ruộng bằng xe trâu, đỡ tốn sức người rất nhiều khiến ông gợi nhớ đến hình ảnh những người nơng dân nước ta tát nước bằng gầu vô cùng vất vả và năng suất lại thấp. Ông đã tự vẽ kiểu xe trâu tưới nước, tính tốn cụ thể để phổ biến ở quê ông và một số vùng miền Trung.

Theo ông, tát nước bằng gầu sòng cho hai mẫu ruộng mất 15 quan tiền, bằng xe trâu được những ba mẫu và cũng chỉ tốn 15 quan tiền.

<b>Tìm hiểu tình hình qn sự </b>

Ơng cha ta cịn làm tình báo quân sự. Lịch sử đã ghi lại trường hợp Đặng Nhữ Lâm. Ông là danh thần đời Trần Nhân Tông (1279 - 1293), Trần Anh Tơng (1293 - 1314). Ơng có nhiều cơng trong kháng chiến chống quân Nguyên và làm đến Đại phu, tận tụy lo việc nước, thương dân.

Năm 1299, vua Trần Anh Tông cử Đặng Nhữ Lâm đi sứ sang Ngun. Ngồi cơng việc ngoại giao, ơng cịn tìm hiểu một số mặt khác của nhà Nguyên như vẽ bản đồ về địa thế cung điện triều Nguyên, tìm mua những bản đồ địa dư và sách mà nhà Nguyên cấm bán cho người nước ngồi. Dọc đường đi, ơng cịn ký họa địa hình núi non và ghi chép tình hình quân sự của nhà Nguyên. Năm Tân Sửu 1301, ông và phái đồn được trở về nước.

Nhà Ngun có biết việc này và đã cử Thượng thư Mã Hợp Mưu và Thị lang Kiều Tôn Lượng đi sứ sang Đại Việt để phản kháng. Nhưng vì đang trong quá trình suy yếu, nên trong quan hệ với Đại Việt, nhà Nguyên không dám hống hách như trước và chỉ phản kháng cho qua chuyện. Trong chiếu gửi vua Trần có ghi: “Đáng lẽ sẽ tra xét kỹ để trị tội, nhưng thiên tử lấy độ lượng bao dung nên đã hạ lệnh tha cho về nước... Vậy từ nay cử sứ thần thì phải lựa chọn cẩn thận...”.<small>7</small>

Trên đây chỉ là những câu chuyện về hoạt động ngoại giao kinh tế, khoa học công nghệ của cha ông. là những bài học quý cho các nhà ngoại

<small>7</small><i><small> Học viện Quan hệ Quốc tế, sđd, tr. 39-40. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Ngồi cơng tác ngoại giao, các nhà ngoại giao phải hết sức coi trọng cơng tác tình báo kinh tế, khoa học công nghệ, đặc biệt là những thông tin cần thiết cho phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ của nước ta. Đương nhiên, việc thu thập thông tin phải tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như luật pháp nước sở tại. Điều 3, Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961 viết: “Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp” về nước sở tại.<small>8</small> Theo các nhà nghiên cứu, có đến 70-80% thơng tin tình báo về nước sở tại là từ các nguồn tin công khai, do vậy các nhà ngoại giao luôn luôn có cơ hội để tiến hành ngoại giao kinh tế, khoa học công nghệ.

<i><b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b></i>

<i>1. Học viện Quan hệ quốc tế, Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng </i>

<i>nước đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Hà Nội, 2001. </i>

<i>2. Nguyễn Lương Bích, Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời </i>

<i>trước, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000. </i>

<i>3. Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Đại Việt, Nxb. Công an nhân dân, Hà </i>

Nội, 2000.

<i>3. Vụ Lễ tân, Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi, </i>

<i>miễn trừ ngoại giao, Hà Nội, 2000. </i>

<i>4. Học viện Quan hệ quốc tế, Những mẩu chuyện đi sứ và tiếp sứ, </i>

Hà Nội, 2001.

<small>8</small><i><small> Vụ Lễ Tân, Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, Hà </small></i>

<small>Nội, 2000, tr.9. </small>

<i>5. Nguyễn Thế Long, Chuyện đi sứ - tiếp sứ thời xưa, Nxb. Văn </i>

hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2001.

<i>6. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb, Giáo dục, </i>

Hà Nội, 2007, tập I.

</div>

×