Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.41 KB, 13 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>Chủ đề 4</b>
<b>Phân tích cơng cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính phủ ViệtNam đã sử dụng để vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, vừa tránhtình trạng nền kinh tế rơi vào lạm phát do tác động của đại dịch Covid - 19.</b>
<b>Rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách.</b>
<b>BÀI LÀMI.MỞ ĐẦU</b>
Trong nền kinh tế thị trường mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển thìphải tuân thủ các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, cạnh tranh, v.v..cùng với đó là vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế thơng qua cácchính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sáchthương mại quốc tế để can thiệp vào nền kinh tế trong trường hợp thật sự cầnthiết. Trong số các cơng cụ trên thì chính sách tiền tệ được xem là cơng cụ hữuhiệu nhất mà chính phủ các nước vận dụng để điều tiết nền kinh tế trước sự thayđổi nhanh chóng của thị trường. Nếu như nền kinh tế của một quốc gia đượcxem là một con tàu, các thành phần trong nền kinh tế là những tay chèo, sự biếnđộng của thị trường và bất ổn của kinh tế thế giới là những con sóng thì nhànước được ví như người thuyền trưởng cầm lái, dẫn dắt con tàu kinh tế vượt quakhó khăn, hướng đến bến bờ phồn vinh một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Trong thời gian qua, dưới sự ảnh hưởng và tác động to lớn của đại dịchCovid-19 đối với nền kinh tế, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Chínhphủ Việt Nam đã sử dụng kết hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ để giật dậy, phụchồi nhanh chóng nền kinh tế bị suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch, một trongsố đó là chính sách tiền tệ thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã sử dụng cáccông cụ và cơ chế tác động của chính sách này để phục hồi nền kinh tế và tránhrơi vào tình trạng lạm phát bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Vậy các cơngcụ đó là gì? Và cơ chế tác động ra sau là vấn đề cần thiết để nghiên cứu, tìmhiểu qua đó rút ra kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>II.NỘI DUNG</b>
<b>1.Khái niệm chính sách tiền tệ</b>
Chính sách tiền tệ là tập hợp các quyết định của ngân hàng trung ương vềmức cung ứng tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, tạo việc làm và kích thíchtăng trưởng.
<b>2.Đặc điểm của chính sách tiền tệ</b>
Thứ nhất, diện tác động của chính sách tiền tệ khá hẹp, thời gian tác độngngắn hơn các chính sách kinh tế vĩ mơ khác (chủ yếu là nhằm làm tăng giảmlượng tiền lưu thông trên thị trường).
Thứ hai, chính sách tiền tệ có bộ cơng cụ đa dạng, khá độc lập với nhau, bổtrợ cho nhau.
Thứ ba, chính sách tiền tệ khơng chỉ ổn định thị trường tiền tệ trong nướcmà còn liên quan đến tương quan giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thông quaviệc điều tiết tỷ giá hối đối.
<b>3.Các cơng cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ</b>
Để thực hiện chính sách tiền tệ ngân hàng trung ương sử dụng một bộ côngcụ đa dạng gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trườngmở, chính sách lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng cụ thể như sau:
<i><b>3.1.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc</b></i>
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trong nguồn tiền mặt huy động màngân hàng trung ương buộc các tổ chức tín dụng phải giữ ở tài khoản dự trữ củahọ để đảm bảo tính thanh khoản.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngồi việc đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng,nó cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trongnền kinh tế. Điều đó có nghĩa là khi nền kinh tế suy thoái ngân hàng trungương điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lượng tiền lưu thông trên thịtrường nhằm kích thích nền kinh tế, ngược lại khi kinh tế tăng trưởng nóng,
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">lạm phát tăng sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt lượng tiền lưu thông trên thị trường.
<i><b>3.2.Nghiệp vụ thị trường mở</b></i>
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động điều tiết lượng cung ứng tiền mặtcủa ngân hàng trung ương thơng qua hốn đổi tiền mặt và chứng khoán trên thịtrường giao dịch trái phiếu.
Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương tham gia mua bántrái phiếu (chủ yếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu của ngân hàng trungương) trên thị trường tài chính nhằm điều tiết lượng cung tiền, khơng nhằm mụctiêu kinh doanh.
Điều đó có nghĩa là khi nền kinh tế đang trong tình trạng tăng trưởng nóng,lạm phát tăng thì ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu, thu tiền về dự trữnhằm rút bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường và ngược lại khi nền kinhtế suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ mua trái phiếu để nhằm tung lượng tiền dựtrữ ra thị trường làm tăng lượng tiền lưu thơng kích thích nền kinh tế đầu tư mởrộng sản xuất.
<i><b>3.3.Lãi suất chiết khấu</b></i>
Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng cho khoản tín dụng tái cấp vốn củangân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng.
Lãi suất chiết khấu có tác động điều chính giá của lượng tiền mà các tổchức tín dụng huy động được từ ngân hàng trung ương. Khi khuyến khích ngânhàng thương mại mở rộng tín dụng ngân hàng trung ương sẽ áp dụng lãi suấtthưởng (thấp hơn lãi suất thị trường) và ngược lại khi hạn chế cung tiền tíndụng, ngân hành trung ương áp dụng lãi suất phạt (cao hơn lãi suất thị trường).
<i><b>3.4.Một số quy chế điều tiết</b></i>
Khi lãi suất chiết khấu ít tác dụng, ngân hàn trung ương có thể áp dụngcông cụ mạnh hơn là các quy chế kiểm soát lãi suất huy động và cho vay của tổchức
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">tín dụng như lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất cơ sở, …. và phầnlớn chỉ áp dụng trong tình trạng khẩn cấp (lạm phát quá cao hoặc suy thốinặng).
Ngồi ra trong tình huống biến động mạnh, ngân hàng trung ương có thể sửdụng cơng cụ bổ sung là hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng là tốc độ đượcphép tăng tín dụng quy định cho các nhóm tổ chức tín dụng khác nhau (tính theothời gian, thường là một năm) hoặc tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn dự án mà mộttổ chức tín dụng được phép cho vay. Hạn mức tín dụng thường được sử dụng đểhạn chế mức cung tiền nhằm bảo đảm an toàn vốn và giảm lượng cung tiền khinền kinh tế gặp nguy cơ lạm phát cao.
<i><b>3.5.Chính sách tỷ giá hối đối</b></i>
Chính sách tỷ giá hối đối là quan điểm và cách thức can thiệp của ngânhàng trung ương vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết giá trị đồng nội tệ phụcvụ các mục tiêu mà ngân hàng trung ương theo đuổi.
Tỷ giá hối đoái được đo bằng tỷ lệ đổi 1 đồng nội tệ bằng một số ngoại tệhoặc một đồng ngoại tệ bằng một số nội tệ trên thị trường ngoại hối liên ngânhàng.
Khi đồng nội tệ tăng giá, cùng một số tiền như trước người nắm giữ nội tệcó thể mua hàng hóa ở nước ngoài với số lượng nhiều hơn so với trước (do rẻhơn) nên nền kinh tế khuyến khích nhập khẩu và thu hút nguồn vốn ngoại tệchảy vào trong nước.
Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa bán ra nước ngoài với giá rẻ hơn nhưngthu về lượng nội tệ không đổi so với trước nên nền kinh tế khuyến khích xuấtkhẩu và dịng vốn ra.
Tùy vào điều kiện và tình hình thực tế của nền kinh tế, chính phủ sẽ quyếtđịnh việc phá giá đồng nội tệ kết hợp với các cơng cụ tiền tệ và chính sách kinhtế vĩ mơ khác để ứng phó với các tình huống kinh tế đảm bảo cho sự phát triểnvà tăng trưởng như kỳ vọng của nền kinh tế quốc gia.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>4.Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính phủViệt Nam đã sử dụng để vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, vừa</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>tránh tình trạng nền kinh tế rơi vào lạm phát do tác động của đại dịchCovid – 19</b>
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnhHồ Bắc, Trung Quốc đã nhanh chóng lang nhanh toàn cầu và tác động ảnhhưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, đến nay theo số liệu của tổ chức ytế thế giới WHO tổng số ca mắc bệnh trên toàn thế giới hơn 420 triệu người, vớigần 5,9 triệu người tử vong, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm so vớikỳ vọng (năm 2020 GDP toàn cầu giảm 3,1%). Ở Việt Nam, trường hợp nhiễmbệnh Covid-19 lần đầu tiên được xác nhận vào ngày 23 tháng 01 năm 2020 nênkinh tế Việt Nam năm 2019 khơng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Tính đến nay cógần 2,7 triệu người, trong đó có gần 40 ngàn người tử vong vì đại dịch covid-19,kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là2,91% (là một trong số ít nước hiếm hoi có tăng trưởng dương, được xem làđiểm sáng của nền kinh tế toàn cầu), sang năm 2021 kinh tế bị tác động mạnhbởi đợt dịch thứ 4 bùng phát, cả nước gồng mình chống lại nhằm hạn chế sự lâylang của biến thể Delta với việc thực hiện các Chỉ thỉ 15, Chỉ thị 16 của Thủtướng Chính phủ về hạn chế đi lại trong cơng tác phịng chống dịch làm ảnhhưởng đến việc lưu thông, tác động đến nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế2,58%, tuy giảm so với kỳ vọng nhưng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát thìmức tăng trưởng trên là cả một sự cố gắng vượt bật của Chính phủ, các bộ ngànhTrung ương và địa phương, trong đó phải kể đến vai trò của Ngân hàng nhànước trong việc tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành chínhsách tiền tệ bằng các công cụ và cơ chế tác động linh hoạt, phù hợp với điềukiện tình hình kinh tế của đất nước, cụ thể Chính phủ đã sử dụng các cơng cụ vàcơ chế tác động của chính sách tiền tệ để vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi kinhtế, vừa tránh tình trạng nền kinh tế rơi vào lạm phát do tác động của đại dịchCovid – 19 như sau:
- Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của đại dịchCovid-19, tình hình sản xuất bị ảnh hưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậmlại, sự đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">xuất, nhập khẩu. Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịpthời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quảcác giải pháp vừa phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân, vừa phòngchống suy giảm kinh tế nên “mục tiêu kép” đã đạt được những thành tựu to lớn.Cụ thể như để kích thích nền kinh tế tránh rơi vào tình trạng suy thối do ảnhhưởng của đại dịch, Chính phủ đã ban hành gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng theo tinhthần Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ “Về các biện pháp hỗ trợ ngườidân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19” và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ “Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợngười dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”, tại thời điểm đó được xem làgói hỗ trợ lớn nhất trở về trước. Với gói hỗ trợ trên đồng nghĩa với việc Chínhphủ đồng ý cho ngân hàng nhà nước thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ thơngqua việc tăng lượng tiền lưu thơng vào nền kinh tế nhằm mục đích hỗ trợ ngườilao động kích thích tiêu dùng, qua đó hỗ trợ kích thích các doanh nghiệp mởrộng đầu tư sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khơng để xảyra tình trạng nền kinh tế bị đóng băng do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ, chính sách tiền tệ cũng được Ngânhàng Nhà nước chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt bằng bộ cơng cụ, cơ chếchính sách vĩ mơ một cách đồng bộ, tồn diện, hiệu lực, hiệu quả, cụ thể nhưNgân hàng Nhà nước chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đồng bộ các cơng cụ chínhsách tiền tệ đảm bảo thanh khoản thông suốt cho hệ thống tổ chức tín dụng nóiriêng và nền kinh tế nói chung, ổn định vững chắc thị trường tiền tệ, ngoại hối.Trong đó, chú trọng việc thực hiện cơng cụ lãi suất theo hướng giảm mặt bằnglãi suất thị trường. Giảm 03 lần đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy môlớn (1,5- 2,0%/năm) và là một trong số quốc gia có mức giảm lãi suất điều hànhlớn nhất trong khu vực, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cậnnguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãisuất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắnhạn bằng Việt Nam đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm).
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNNngày 13/3/2020 tạo khuôn khổ pháp lý thích hợp để các tổ chức tín dụng cơ cấulại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàngvay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơngiản các thủ tục, điều kiện cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếpcận tín dụng ngân hàng. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tưsố 05/2020/TT-NHNN ngày 07/5/2020 và Thông tư số 12/2020/TT-NHNN ngày11/11/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2020/TT-NHNN tái cấp vốn choNgân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lươngngừng việc theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 154/NQ-CP sửa đổi,bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Quyếtđịnh số 32/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg.Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số22/2019/TT-NHNN gia hạn thời hạn áp dụng tỷ lệ cho vay trung dài hạn từnguồn vốn ngắn hạn để hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng cường hiệu quả, sử dụngvốn để triển khai các giải pháp cho vay, đặc biệt là cho vay trong dài hạn, quađó, tháo gỡ khó khăn cho người đi vay.
Để đảm bảo nguồn lực tài chính quốc gia, Chính phủ đã phát hành tráiphiếu và huy động 324 ngàn tỷ đồng trái phiếu chính phủ để đầu tư vào nền kinhtế. Việc chính phủ phát hành trái phiếu sẽ giải quyết huy động lượng tiền mặttrong dân và doanh nghiệp, không phải in thêm tiền vào nền kinh tế từ đó kiềmchế hiệu quả tình trạng lạm phát. Nhờ việc áp dụng đồng bộ, linh hoạt các côngcụ chính sách tiền tiền như lãi suất ngân cho vay, phát hành trái phiếu đã kiểmsoát tốt lạm phát (lạm phát dưới 4%) ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tếđạt 2,91%, lạm phát 3,23 %, là một điểm sáng hiếm hoi của bức tranh ảm đảmkinh tế tồn cầu.
- Năm 2021, do ảnh hưởng của làng sóng dịch bệnh lần thứ 4, với sự lâylang nhanh chóng của biến thể Delta buộc chính phủ phải áp dụng các biện pháphành chính nhằm hạn chế đi lại, tập trung đông người và ngừng hoạt động sảnxuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp tại các vùng có nguy cơ cao và số ca
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">bệnh tăng nhanh như ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực đồng bằngsơng Cửu Long, từ đó đã ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế. Để hỗ trợ nềnkinh tế vượt qua khó khăn và kích thích tăng trưởng, Chính phủ tiếp tục banhành gói hỗ trợ 26 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụnglao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.
Về chính sách tiền tệ, nhiều giải pháp tín dụng đã được thực hiện đồng bộ,để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, người dân như tiếp tục giảm lãi suất chovay, cơ cấu lại nợ công, điều chỉnh tỷ giá phù hợp, phát hành trái phiếu Chínhphủ đã huy động được hơn 318 ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế, đảm bảo huy độngnguồn lực lớn cho ngân sách Nhà nước và cơ cấu lại nợ công theo hướng bềnvững, giảm mạnh mặt bằng lãi suất cụ thể như sau: Đảm bảo thanh khoản hệthống, ổn định thị trường tiền tệ và tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho tổchức tín dụng, giúp giảm áp lực lên lãi suất huy động và cho vay (nghĩa là tiếptục thực hiện giảm lãi suất cho vay). Tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành,tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng nhà nướcvới chi phí thấp nên có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất huyđộng và cho vay tháng 02/2021 giảm nhẹ. Về điều hành tín dụng, trên cơ sở mụctiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đặtra từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụngcả năm 2021 đạt khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tìnhhình thực tế, có thể lên đến 14-15%, tính đến ngày 16/4/2021, tín dụng nền kinhtế tăng 3,34% so với cuối năm 2020. Thanh toán điện tử tiếp tục được chú trọngđầu tư, mở rộng, tính đến tháng 3/2021 đã có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điệnthoại di động. Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnhvực ưu tiên tính đến tháng 3/2021, vốn rót vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp,nông thôn đạt 2.327.762 tỷ đồng. Đây là lĩnh vực có dư nợ tín dụng cao nhấttrong số các lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên hỗ trợ vốn để phát triển.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Có thể nói trong điều kiện nền kinh tế khó khăn do dịch bệnh, thị trườngcung ứng và tiêu thụ bị đình truệ, nhiều doanh nghiệp cắt giảm quy mơ hoặcngừng sản xuất, lao động thất nghiệp, thu ngân sách giảm, trong khi nhu cầu chilại tăng là một áp lực rất lớn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự điều hànhsáng suốt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệtcủa các bộ ngành, trung ương, nhất là việc điều hành chính sách tiền tệ có hiệuquả của Ngân hàng Nhà nước, kinh tế Việt Nam trong năm 2021 tăng trưởng2,58%, lạm phát 1,84% là một thành tựu của nền kinh tế.
Với các gói hỗ trợ của Chính phủ năm 2020 và năm 2021 để kích thích nềnkinh tế kinh tế tăng trưởng nhưng lạm phát vẫn ở mức ổn định điều đó cho thấychính sách tiền tệ đã được Chính phủ vận dụng một cách hiệu quả.
- Năm 2022, được dự báo là kinh tế có nhiều khởi sắc do tỷ lệ bao phủ xin ngừa Covid-19 mở cửa lại nền kinh tế, cùng với đó là Quốc hội ban hànhNghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗtrợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, để thực hiện Nghị quyếtcủa Quốc hội Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP với gói hỗ trợ 350ngàn tỷ đồng, trong đó về chính sách tiền tệ có sự hỗ trợ về giảm lãi suất chovay khoảng 0,5-1% trong 02 năm từ năm 2022-2023, cơ cấu lại thời hạn trả nợvà giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởngbởi dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi để phát hành trái phiếu chính phủ,..Tóm lại, trong năm 2022 Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nớilỏng, kết hợp các công cụ điều tiết tiền tệ phù hợp để kích thích nền kinh tế,cùng với việc Quốc hội thơng qua chính sách tài khóa với gói hỗ trợ 350 ngàn tỷđồng thì nền kinh tế nhất định nhiều khả năng sẽ trở lại mức tăng trưởng caohơn năm 2021 và nhiều khả năng lạm phát cũng sẽ tăng lên. Do đó, việc sử dụnglinh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ sẽ quyết định đến việc thực hiện mụctiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát thời kỳ hậu Covid-19 là vấn đề màChính phủ và Ngân hàng nhà nước có chính sách thời gian tới.
</div>