Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt nam từ 2004 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 190 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

<b>HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI </b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC </b>

<b>2. TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh </b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc và TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tơi. Những tư liệu, nguồn trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận trong luận án dựa trên những cứ liệu khoa học và chưa từng

<b>công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. </b>

<i>Hà Nội, ngày.….. tháng…. năm 2024 </i>

<b>Tác giả luận án </b>

<b>Vũ Sĩ Đoàn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Đến nay, sau quá trình học tập, nghiên cứu, luận án đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc và TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh với tư cách là người hướng dẫn khoa học.

Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Chu Văn Tuấn - lãnh đạoViện Nghiên cứu Tôn giáo, lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và hồn thành luận án.

Em xin chân thành cảm ơn: HT. TS. Thích Thanh Điện - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT. TS. Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN; HT. TS. Thích Quảng Tùng - Trưởng Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN; TT. TS. Thích Đức Thiện - Phó chủ tịch HĐTS, Tổng thư ký GHPGVN; HT. Bác Sĩ. Thích Hải Ấn - Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Viện trưởng Học viện PGVN tại Huế; TT. Thích Bình Tâm - Trụ trì Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam; TT. Thích Đạo Thịnh - Phó Chánh Văn phịng TW 1, Phó ban Hướng dẫn Phật tử TW GHPG VN…, Trụ trì Chùa Khai Nguyên; TT. TS. Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên HĐTS GHPGVN, …; và đông đảo cộng đồng tín đồ Phật giáo đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình khảo sát, điền dã thực hiện luận án này.

Em xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè thân hữu cùng đồng nghiệp trong và ngoài cơ quan đã giúp đỡ cả vật chất và tinh thần để em có thêm động lực khơng ngừng phấn đấu học tập nghiên cứu để hoàn thiện luận án này.

Do khả năng nghiên cứu cịn có những hạn chế, nên nội dung luận án này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều góp ý chân thành và thẳng thắn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

<i>Hà Nội, ngày … tháng năm 2024 </i>

<b>Tác giả luận án </b>

<b>Vũ Sĩ Đoàn </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

MỞ ĐẦU ... 1Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ... 141.1. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế hướng đích xã hội của các tôn giáo của Việt Nam ... 141.2. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 161.3. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 211.4. Nhận xét chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ... 281.4.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.. 281.4.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ... 30Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, Y TẾ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM ... 312.1. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động xã hội của tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục, y tế ... 31

2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của tôn giáo ... 312.1.2. Chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế... 412.2. Nội dung, vai trò và đặc điểm của hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 44

2.2.1. Nội dung hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 442.2.2. Vai trò hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 492.2.3. Một số đặc điểm hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 562.3. Một số nhân tố tác động đến hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 61

2.3.1. Những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 612.3.2. Những nhân tố chủ quan tác động đến hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 65

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Chương 3. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, Y TẾ CỦAGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ 2004 ĐẾN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ... 693.1. Thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 69

3.1.1. Các loại hình hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 693.1.2. Đánh giá hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 773.1.3. Một số mơ hình tiêu biểu của hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Phật giáo ... 833.2. Thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế giáo hội Phật giáo Việt Nam . 853.2.1. Các loại hình hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay ... 853.2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế ... 893.2.3. Mơ hình tiêu biểu ... 1003.3. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 104

3.3.1. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay ... 1043.3.2. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay ... 109Chương 4. XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, Y TẾ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY ... 1174.1. Xu hướng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 117

4.1.1. Tiếp tục phát huy vai trò nhập thế, hành thiện, đồng hành cùng dân tộc trong việc thực hiện hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế cho người dân .... 1174.1.2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ động, tích cực hướng tới chuyên nghiệp hóa hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế ... 1194.1.3. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và quan hệ quốc tế hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 121

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4.1.4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển số vào hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế

của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 123

4.2. Một số giải pháp đối với hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay ... 124

4.2.1. Đảng và Nhà nước tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi nữa cho hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế ... 124

4.2.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho Tăng, Ni, tín đồ Phật giáo về tầm quan trọng của hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 126

4.2.3. Xây dựng và phát triển các nguồn lực tơn giáo đáp ứng q trình tham gia xã hội hóa hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 129

4.2.4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tăng cường liên kết, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Phật giáo quốc tế và các tôn giáo bạn ... 144

4.3. Một số khuyến nghị ... 145

4.3.1. Đối với hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục ... 145

4.3.2. Đối với hoạt động xã hội trong lĩnh về lĩnh vực y tế ... 147

KẾT LUẬN ... 149

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ ... 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 152

PHỤ LỤC ... 161

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 3.1: Mức độ đáp ứng một số giá trị của giáo dục Phật giáo ... 79 Bảng 3.2: Đánh giá về đội ngũ tham gia chăm sóc, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục ... 81 Bảng 3.3: Nội dung cần bồi dưỡng cho người tham gia hoạt động giáo dục ... 106

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>

Hình 3.1: Tỉ lệ tham gia hoạt động giáo dục của GHPG VN ... 78

Hình 3.2: Đánh giá của tín đồ Phật giáo về giá trị góp phần thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo ... 80

Hình 3.3: Tỉ lệ tín đồ Phật giáo có tham gia khám chữa bệnh tại cơ sở y tế của GHPGVN ... 90

Hình 3.4: Tần suất tham gia khám chữa bệnh của tín đồ Phật giáo ... 91

Hình 3.5: Tỉ lệ tham gia các loại hình khám chữa bệnh của tín đồ Phật giáo ... 92

Hình 3.6: Tỉ lệ tín đồ Phật giáo khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của GHPGVN ... 92

Hình 3.7: Đánh giá về vai trị giúp chăm sóc, chữa bệnh và xoa dịu nỗi đau về thân và tâm ... 93

Hình 3.8: Đánh giá đội ngũ thầy thuốc Tăng, Ni vừa có trình độ chun mơn vừa có sự nhiệt tình, thân thiện và nhân ái ... 94

Hình 3.9: Đánh giá về trang thiết bị tại các cơ sở y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 96

Hình 3.10: Đánh giá về sự giúp đỡ tài chính ... 97

Hình 3.11: Nhận định về trình độ chun mơn của đội ngũ tham gia hoạt động y tế ... 98

Hình 3.12: Đánh giá về cơ sở vật chất của cơ sở y tế ... 98

Hình 3.13: Đánh giá về nguồn lực tài chính ... 99

Hình 3.14: Đánh giá về sự giúp đỡ, phối hợp với chính quyền và các tổ chức đồn thể ... 100

Hình 3.15: Sự cần thiết gia tăng số lượng cư sĩ tham gia hoạt động giáo dục của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 106

Hình 3.16: Tỉ lệ đánh giá về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy ... 107

Hình 3.17: Đánh giá về nguồn lực tài chính dành cho hoạt động giáo dục ... 108

Hình 3.18: Đánh giá về sự giúp đỡ, phối hợp với chính quyền ... 109

Hình 3.19: Đánh giá về số lượng cán bộ, y bác sĩ tham gia hoạt động y tế ... 110

Hình 3.20: Đánh giá về trình độ y, bác sĩ ... 111

Hình 3.21: Sự cần thiết bồi dưỡng tư tưởng nhân văn của Phật giáo để áp dụng vào trị liệu tại các cơ sở y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 112

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Hình 3.22: Sự cần thiết bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ nhân sự làm việc tại các cơ sở y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 113 Hình 3.23: Sự cần thiết bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng mềm khi tham gia hoạt động y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 114 Hình 3.24: Sự cần thiết huy động nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 115 Hình 4.1: Mức độ cần thiết nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho Tăng, Ni, tín đồ Phật giáo về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục, y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 127 Hình 4.2: Mức độ khả thi của việc tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho Tăng, Ni về tầm quan trọng của hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam ... 128 Hình 4.3: Mức độ cần thiết tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia trong lĩnh vực giáo dục ... 130 Hình 4.4: Mức độ cần thiết tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia trong lĩnh vực giáo dục ... 130 Hình 4.5: Mức độ khả thi của biện pháp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho tham gia vào hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục ... 131 Hình 4.6: Mức độ cần thiết của việc ban Từ thiện xã hội mở thêm khóa đào tạo cho người làm công tác y tế ... 132 Hình 4.7: Mức độ cần thiết tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Tăng, Ni tham gia hoạt động y tế ... 133 Hình 4.8: Mức độ cần thiết của việc mở rộng cơ sở, lĩnh vực hoạt động trong y tế của giáo hội Phật giáo Việt Nam... 136 Hình 4.9: Mức độ cần thiết quan tâm đầu tư cơ sở vật chất ... 137 Hình 4.10: Mức độ khả thi của biện pháp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất ... 138 Hình 4.11: Mức độ cần thiết quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động y tế ... 139 Hình 4.12: Mức độ cần thiết huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính trong hoạt động giáo dục ... 141 Hình 4.13: Mức độ cần thiết của việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho hoạt động y tế ... 142

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>

Phật giáo du nhập vào Việt Nam cách đây khoảng 2000 năm. Phật giáo đề cao lòng từ bi, nhân ái, tinh thần cứu khổ, cứu nạn, được coi là tôn giáo nhập thế và ln gắn bó với dân tộc Việt Nam với phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, Phật giáo tiếp tục có nhiều đóng góp to lớn vào cơng cuộc đổi mới đất nước thông qua các hoạt động Phật sự và hoạt động xã hội hướng tới con người, trong đó có hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.

GHPGVN luôn phát huy tinh thần nhập thế, hành đạo cứu đời, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về các hoạt động xã hội trong đó có hoạt động giáo dục, hoạt động y tế nhằm bảo đảm ASXH cho người dân và hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội. Hoạt động giáo dục, y tế của Trung ương GHPGVN ngày càng đa dạng về hình thức, chú trọng về chất lượng. Số lượng tín đồ Phật giáo tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng đông đảo và hiệu quả. Các cá nhân, tổ chức, các chức sắc, tín đồ Phật giáo ln chú trọng các hoạt động xã hội do GHPGVN tổ chức, coi đây là cơ hội để xóa bỏ “tham, sân, si”, cơ hội để gắn kết cộng đồng, dân tộc, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế cho các tổ chức tôn giáo nói chung và GHPGVN nói riêng. Chủ trương, chính sách này đã được GHPGVN phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tham gia đạt được những thành tựu quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội cho người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của GHPGVN ở một số địa phương còn gặp những hạn chế, khiếm khuyết như: một số hoạt động diễn ra của tín đồ Phật giáo cịn mang tính chất tự phát, thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, chưa có sự liên kết gắn bó giữa các địa phương (giữa tín đồ Phật giáo, giữa các cá nhân, tổ chức với nhau ở các địa phương,…); quá trình tham gia hướng dẫn hoạt động của Phật tử còn chồng chéo giữa các ban của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; hình thức và phương thức tổ chức các hoạt động y tế, giáo dục chưa thực sự đa dạng, đôi khi chưa thực sự hiệu quả, có chỗ bị một số phần tử lợi dụng, lơi kéo, kích động làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Việc nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN sẽ đánh giá được thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế để chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót trong cách thức tổ chức thực hiện hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Những hoạt động xã hội trong hai lĩnh vực này phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và chăm lo, giải quyết những nhu cầu về nâng cao trí tuệ và chăm sóc sức khỏe toàn diện của nhân dân. Đồng thời góp phần mạnh mẽ vào việc phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Phật giáo Việt Nam cần đổi mới và nắm bắt những xu thế để thực hiện hiệu quả hơn nhằm thu hút nhiều hơn nữa tín đồ cũng như thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

<i><b>Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Hoạt động xã hội </b></i>

<i><b>trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 2004 đến nay” </b></i>

làm luận án tiến sĩ tôn giáo, chuyên ngành Tôn giáo học.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>

<i>* Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động xã hội </i>

trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 2004 đến nay, từ đó đề xuất một số xu hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh, phát huy

<i>hiệu quả của các hoạt động đó trong thời gian tới. </i>

<i>* Nhiệm vụ nghiên cứu: </i>

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết một số nhiệm vụ sau:

<i>Một là, làm rõ một số vấn đề liên quan cơ sở lý luận cho hoạt động xã hội </i>

trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN.

<i>Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo </i>

dục, y tế của GHPGVN từ năm 2004 đến nay, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu và hạn chế đó, đồng thời nêu rõ những vấn đề đang đặt ra hiện nay.

<i>Ba là, dự báo xu hướng, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm giải </i>

quyết những vấn đề đang đặt ra, từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN trong thời gian tới.

<b>3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu </b>

<i>* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của </i>

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>* Khách thể nghiên cứu: Hoạt động xã hội của GHPGVN </i>

<i>* Phạm vi nghiên cứu: </i>

<i>- Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu một số hoạt động xã hội </i>

trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN nhưng giới hạn chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố đơng dân cư, có nhiều cộng đồng Phật giáo, và trải đều từ Bắc vào Nam (bao gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Sóc Trăng, Cần Thơ). Việc chọn các địa phương này để khảo sát là lựa chọn có chủ đích, có tính đại diện cao về các cộng đồng Phật giáo thuộc hai nhóm chính là Phật giáo bắc truyền và Phật giáo Nam tông Khmer.

<i>- Phạm vi thời gian: luận án tập trung nghiên cứu một số hoạt động xã hội </i>

trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN từ năm 2004 đến nay. Luận án chọn mốc này là bởi đó là thời điểm Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 được ban hành (ngày 18/6/2004). Pháp lệnh khi ban hành đã mở ra một khung pháp lý mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn so với giai đoạn trước đó cho các tổ chức tơn giáo tham gia các hoạt động xã hội. Từ đây, các hoạt động của tơn giáo, trong đó có Phật giáo được đẩy mạnh và ngày càng tạo ra những ảnh hưởng đáng ghi nhận, cần có sự nghiên cứu để kịp thời nắm bắt tình hình.

<i>- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung vào các hoạt động của các cơ sở </i>

Phật giáo thuộc GHPGVN trong lĩnh vực y tế (chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, chăm sóc người nhiễm bệnh xã hội) và trong lĩnh vực giáo dục (giáo dục mầm non, dạy nghề, các lớp học tình thương, các khóa tu dành cho các đối tượng ngoài Phật giáo)

<b>4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b> 4.1. Cách tiếp cận </b></i>

Đề tài nghiên cứu về hoạt động của Phật giáo hướng ra xã hội thế tục nơi có sự tương tác và cùng lúc chịu ảnh hưởng của nhiều thiết chế khác nhau. Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành, với sự kết hợp Tôn giáo học, Sử học về tôn giáo và Xã hội học về tôn giáo, cụ thể:

- Cách tiếp cận Sử học về tôn giáo được sử dụng để nghiên cứu sự đổi mới, phát triển trong quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, đặc biệt là chính sách và pháp luật thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục, y tế, từ năm 2004 đến nay. Tiếp cận này cũng được vận dụng để nhìn rõ các dấu mốc quan trọng trong quá trình mở mang, phát triển của các hoạt động xã hội của

<i>Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các kỳ Đại hội. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Tiếp cận Tôn giáo học và Xã hội học tôn giáo được sử dụng để tập trung phân tích, đánh giá các hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN. Các tiếp cận này xem Phật giáo như một thực thể tôn giáo trong xã hội, khẳng định sự hiện diện của mình qua các hoạt động hữu ích cho xã hội. Nghĩa là tiếp cận này xem xét Phật giáo như một thiết chế tôn giáo trong sự tương tác với các thiết chế thế tục khác như luật pháp, văn hóa, giáo dục... mà qua tương tác đó ta có thể nhận diện rõ, đánh giá được vai trò, chức năng của Phật giáo. Sự tương tác này có thể phân tích qua việc khảo sát các loại hình hoạt động vượt ra ngồi khơng gian riêng biệt của Phật giáo, hướng tới các khơng gian xã hội nơi khơng chỉ có các Phật tử tại gia mà còn là quảng đại quần chúng và chịu sự chi phối của luật pháp, của tập quán, truyền thống văn hóa cũng như những xu thế vận động mới của xã hội nói chung, của đời sống tơn giáo nói riêng. Đồng thời, việc phân tích phải làm rõ được các yếu tố chính như cơ sở, mục đích, chủ thể, đối tượng, phương thức, không gian, thời gian và hiệu quả.

<i><b>4.2. Khung lý thuyết nghiên cứu </b></i>

<i>4.2.1. Câu hỏi nghiên cứu </i>

Việc triển khai nghiên cứu để đạt được những mục tiêu mà luận án đã đặt ra bắt đầu với việc tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu chính như sau:

1. Đâu là những cơ sở cho GHPGVN tham gia hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế? Các hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN có đặc thù gì, diễn ra ở các hình thức chủ yếu nào?

2. Các hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN đã đạt những thành tựu đáng chú ý nào? Đang gặp những khó khăn, hạn chế nào? và đâu là những nguyên nhân chủ yếu?

3. Có thể đưa ra những giải pháp và khuyến nghị gì nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh các hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới?

<i>4.2.2. Lý thuyết nghiên cứu </i>

Luận án sử dụng Lý thuyết thực thể tôn giáo, lý thuyết cấu trúc - chức năng và lý thuyết cung - cầu trong thị trường tôn giáo nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, cụ thể:

<i>Lý thuyết thực thể tôn giáo: Qua tổng hợp các lý thuyết phương Tây của </i>

Nguyễn Quốc Tuấn, lý thuyết này cơ bản lý luận rằng tôn giáo cần được xem là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

sự kiện xã hội, nói cách khác là một thực thể xã hội vốn có sự tồn tại độc lập đồng thời tương tác với các thực thể khác trong xã hội [92]. Sự tương tác ấy khẳng định vị thế khó có thể bị thay thế của tôn giáo trong xã hội con người, ngược lại cho thấy tại sao tôn giáo không biến mất như dự đoán của một số nhà khoa học phương Tây, của các nhà Mác-xít một thời. Lý do của sự hiện diện tôn giáo một cách thường hằng là bởi tôn giáo mang trong mình những giá trị, năng lực và giải pháp đặc thù cho các mối quan tâm bền bỉ của con người trước cuộc sống nhiều biến động. Việc tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội và được ghi nhận, hưởng ứng, ủng hộ cho thấy đó là biểu hiện khơng thể phủ nhận về vai trị của một thực thể trong xã hội.

<i>4.2.2.1. Lý thuyết Cấu trúc- chức năng </i>

Lý thuyết này có sự đóng góp của nhiều người, tiêu biểu là E.Durkheim, Bronislaw Malinowski, A.R. Radcliffe Brown, Talcott Parsons,… Nhìn chung, lý

<i>thuyết này có những luận điểm chính như sau: </i>

a. Xem xét sự vật hiện tượng qua cái nhìn cấu trúc, nhấn mạnh “tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần vào sự đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là

<b>một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững” [66, tr.217]. </b>

b. Đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị, hệ chuẩn mực trong việc tạo dựng sự đồng thuận, tính thống nhất, ổn định và trật tự xã hội.

c. Đề cao tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc.

d. Chú trọng thu thập tài liệu thực địa nhằm tìm hiểu cấu trúc, các thành phần tạo nên cấu trúc, xem các thành phần đó tạo mối liên hệ như thế nào và đặc biệt là xét quan hệ của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tại và phát triển.

<i>Tuy nhiên, lý thuyết cấu trúc - chức năng là một hệ thống lý thuyết lớn, vì thế ở luận án này, nghiên cứu sinh chỉ sử dụng một số luận điểm sau: </i>

<i>Một là, luận điểm của E. Durkheim (1858 - 1917) xem các hạt nhân của </i>

tôn giáo là niềm tin và thực hành hướng tới cái thiêng; sự phân tách thiêng - phàm là tâm điểm của tôn giáo; một cộng đồng của người được kết nối bởi chung một niềm tin và thực hành được gọi là giáo hội hay cách khác là một tơn giáo; một tơn giáo cũng có thể được xem là một cộng đồng đạo đức; nhấn mạnh sự kết

<b>nối giữa những người chung niềm tin tơn giáo [90, tr.69-70]. Cùng với đó, ơng </b>

cho rằng thái độ đối với cái thiêng cũng giống như thái độ đối với nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội [90, tr.72]. Theo luận điểm này, các hoạt động hướng ra xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hội thế tục của tổ chức và cá nhân tín đồ Phật giáo thể hiện sự thành kính và mong muốn làm theo lời dạy về thực hành đạo đức của Đức Phật, hơn nữa cịn xem đó cịn là trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức của người đã mang trong mình nhân sinh quan Phật giáo vốn ln coi trọng lợi ích của chúng sinh. Đồng thời, qua việc thực hành đạo đức, dấn thân hỗ trợ xã hội, các thành viên trong cộng đồng Phật giáo vừa gia tăng sự gắn kết với nhau, vừa mở rộng các quan hệ xã hội với cả những người chưa hoặc không phải là tín đồ Phật giáo.

<i>Hai là, luận điểm của A.R. Radcliffe Brown (1881 - 1955) xem tôn giáo là </i>

một phần thiết yếu của đời sống xã hội. Chức năng của tôn giáo coi như thứ xi măng gắn kết xã hội, tơn giáo được phân tích theo hướng lý giải cách nào mà tơn giáo đã góp phần vào việc duy trì cơ cấu xã hội của nhóm người [90, tr.139]. Theo đó, Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng là một hình thức tập hợp xã hội dựa trên các niềm tin và giá trị Phật giáo. Chính sự diễn tả niềm tin và thực hành giáo lý để chuyển tải các giá trị Phật giáo rộng khắp là một loại động lực bền bỉ và mạnh mẽ cho tín đồ tham gia các hoạt động xã hội.

Về biểu hiện của chức năng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam, đã có nghiên cứu đề xuất rằng có chức năng liên kết xã hội, chức năng ổn định xã hội, và chức năng hỗ trợ xã hội hóa [7]. Trên cơ sở này, Luận án tập trung phân tích các dữ liệu theo hướng nhận diện chức năng nào nói trên biểu hiện rõ hơn trong các hoạt động xã hội của Phật giáo trong các lĩnh vực y tế và giáo dục.

Các giá trị Phật giáo tiêu biểu ở Việt Nam thì đã được một số nghiên cứu khái quát. Một cách chung nhất, có 3 nhóm giá trị chính của Phật giáo đã được nhận diện, bao gồm giá trị nhận thức, giá trị đạo đức, và giá trị văn hóa [7]. Logic ở đây là sự dấn thân vào cống hiến cho các hoạt động xã hội của tín đồ phản ánh nhận thức của chính tín đồ Phật giáo về ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Nghĩa là q trình chuyển hóa từ nhận thức đến hành động. Do đó, cách nhìn về giá trị của Phật giáo nào sẽ giúp định hướng cho việc phân tích các hoạt động xã hội của Phật giáo trong các lĩnh vực y tế, giáo dục. Vấn đề cần làm rõ là các hoạt động xã hội đó trong thực tế được chuyển tải, thể hiện theo những cách nào và ở mức độ nào các

<b>giá trị tiêu biểu của Phật giáo đã nêu trên. </b>

Các luận điểm này được nghiên cứu sinh vận dụng ở cả chương 2, chương 3, chương 4 luận án, nhằm khái quát hóa Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các tơn giáo trong đó có Phật

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

giáo. Đồng thời, phân tích hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó đưa ra những xu hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội trong lĩnh

<b>vực giáo dục, y tế của GHPGVN trong thời gian tới. </b>

<i><b>4.2.2.2. Lý thuyết cung - cầu trong thị trường tôn giáo </b></i>

Về cơ bản, Lý thuyết này dựa trên quan điểm cung - cầu của nhà kinh tế học Adam Smith. Những người đầu tiên bàn đến khái niệm thị trường tôn giáo “religious markets” là Max Weber, Piere Bourdieu. Hai ơng đều cho rằng, tơn giáo có thể hiểu được từ góc độ kinh tế. Đến năm 2011, Bryan Tuner cũng cho rằng chủ nghĩa tiêu dùng và q trình hàng hóa hóa thì tơn giáo đang được định hình trong thị trường tư bản tồn cầu. Bao trùm nội dung của lý thuyết này là: Có sự cạnh tranh giữa những nhà cung cấp tôn giáo như một mặt hàng trong thị trường tôn giáo. Bên cung là số lượng hoặc chất lượng với hàng hóa và dịch vụ được tạo ra. Lý thuyết này cho rằng sự đa đạng của tơn giáo trong đời sống xã hội thì càng thúc đẩy tính cạnh tranh tơn giáo trong thị trường tơn giáo. Chính vì vậy, muốn thu hút mạnh mẽ nhu cầu tham gia tôn giáo cũng như hoạt động của tơn giáo của mình thì phải cung cấp sản phẩm tôn giáo tốt [90].

<i>Trong luận án, nghiên cứu sinh sử dụng một số luận điểm sau để phân tích cụ thể: </i>

<i>Thứ nhất, luận điểm của Roger Finker và Rodney Stark: Cho rằng các lực </i>

lượng đa nguyên thúc ép tôn giáo cạnh tranh giành lấy tín đồ. Tuy nhiên, theo cách nhìn của họ thì cạnh tranh là kích thích tơn giáo phát triển chứ không phải là cái dẫn đến làm suy giảm tơn giáo. Đồng thời, họ cịn cho rằng tơn giáo không thể đáp ứng hay phù hợp với mọi nhu cầu của một phân vùng của thị trường mà lại không hi sinh việc đáp ứng phân vùng khác. Hơn nữa, nơi có nhiều tơn giáo cùng hoạt động trong một nền kinh tế tơn giáo thì mức độ chun mơn hóa càng cao. Từ đó dẫn đến các tơn giáo sẽ tìm cách thu hút và giữ tín đồ cho tơn giáo mình. Theo đó, Luận án nhìn hoạt động xã hội của GHPGVN hiện nay không chỉ là hoạt động tiếp nối truyền thống dấn thân hỗ trợ xã hội từ xa xưa, mà còn là chiến lược gia tăng sự hiện diện, tìm kiếm sự ảnh hưởng xã hội để từ đó duy trì và mở rộng cộng đồng Phật tử. Hoạt động đó dù muốn hay khơng phải cạnh tranh một cách sòng phẳng với các hoạt động tương tự do các tổ chức tôn giáo khác cũng đang thực hiện ở Việt Nam.

<i>Thứ hai, Ronald Inglehart và Pippa Norris: Luận đề cốt lõi của cách tiếp cận </i>

thị trường tôn giáo là cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tơn giáo có hiệu ứng tích cực

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

đối với sự thu hút người dân đến với tôn giáo. Tôn giáo nào thu hút được nhiều tín đồ hơn là kết quả của “những năng lượng và hoạt động của các lãnh đạo và tổ chức tơn giáo” [90, tr.93]. Ở đây, có một điểm có thể khai thác vào q trình phân tích trong luận án, tức là cần kiểm tra mối quan hệ giữa việc có các hoạt động xã hội

<b>hiệu quả và việc gia tăng sự thu hút các tín đồ mới gia nhập vào Phật giáo. </b>

Trong luận án, nghiên cứu sinh đã vận dụng các luận điểm này ở cả chương chương 3 và chương 4 nhằm phân tích hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN từ năm 2004 đến nay, qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó đưa ra những xu hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt

<b>động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN trong thời gian tới. </b>

<i><b>4.3. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

<i>4.3.1. Khung phân tích của đề tài </i>

<i>4.3.2. Về các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận án sử dụng các phương </i>

pháp liên ngành khoa học xã hội để nghiên cứu, cụ thể:

<i>- Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này góp phần làm rõ các văn </i>

bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động giáo dục, y tế của GHPGVN qua các thời kỳ khác nhau từ đó phân tích, so sánh sự phát triển quan điểm, chủ trương của

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trị của tơn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong đó có hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN. Đồng thời luận án sử dụng phương pháp này triệt để ở chương 3 để phân tích so sánh sự tham gia ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ của GHPGVN trong lĩnh vực giáo dục, y tế trong những năm gần đây đặc biệt từ 2004 đến nay. Hơn nữa luận án đã đưa ra các mơ hình tiêu biểu trong hoạt động giáo dục, y tế của GHPGVN ở các địa phương cũng như mơ hình tiêu biểu của các tơn giáo khác để làm nổi bật tính cạnh tranh trong thị trường tôn giáo hiện nay, khi các tơn giáo muốn thu hút đơng đảo lượng tín đồ theo tơn giáo của mình. Từ đó, Phật giáo Việt Nam sẽ phải đổi mới và phát huy hơn nữa hiệu quả trong hoạt động giáo dục, y tế trong thời gian tới.

<i>- Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu định lượng và định tính </i>

Điểm mạnh của phương pháp này là cung cấp dữ liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN từ 2004

<b>đến nay với độ chính xác cao, nguồn thơng tin đảm bảo dưới dạng số. Cụ thể: </b>

<i>Thu thập và xử lý thông tin: </i>

Mục đích là nhằm khảo sát bằng bảng hỏi chủ yếu nhằm thu được những số liệu định lượng liên quan đến các nội dung nghiên cứu.

Mục đích của việc tiến hành khảo sát điều tra xã hội học giúp đánh giá thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN từ 2004 đến nay. Đồng thời là cơ sở so sánh đối chiếu thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN giữa một số địa trong cả nước từ đó đúc rút ra kinh nghiệm và đưa ra giải pháp, kiến nghị cho phù hợp.

Luận án tiến hành nghiên cứu khảo sát điều tra xã hội học ở các địa phương đối với 600 chức sắc và 1000 tín đồ Phật giáo ở 10 địa phương trong cả nước (Thủ đô Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Tỉnh Cần Thơ; Tỉnh Thừa Thiên Huế; Tỉnh Sóc Trăng; Tỉnh Hưng Yên; Tỉnh Bắc Ninh; Tỉnh Vĩnh Phúc; Tỉnh Hà Nam; Tỉnh Đồng Nai) thông qua hai câu hỏi:

<i>Bảng hỏi số 1: Dành cho các chức sắc tham gia hoạt động giáo dục và y tế </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

+ Khảo sát điều tra xã hội học tại Tỉnh Cần Thơ: 150 phiếu tín đồ và 100 chức sắc

+ Khảo sát điều tra xã hội học tại Thành phố Hồ Chí Minh: 250 phiếu tín đồ và 100 chức sắc

+ Khảo sát điều tra xã hội học tại Hà Nội: 250 phiếu tín đồ và 100 chức sắc + Khảo sát điều tra xã hội học tại tỉnh Sóc Trăng: 100 phiếu tín đồ và 50 chức sắc

+ Khảo sát điều tra xã hội học tại tỉnh Hưng Yên: 150 phiếu tín đồ và 50 chức sắc

+ Khảo sát điều tra xã hội học tại tỉnh Bắc Ninh: 100 phiếu tín đồ và 20 chức sắc + Khảo sát điều tra xã hội học tại tỉnh Vĩnh Phúc: 100 phiếu tín đồ và 50 chức sắc

+ Khảo sát điều tra xã hội học tại tỉnh Hà Nam: 150 phiếu tín đồ và 20 chức sắc + Khảo sát điều tra xã hội học tại tỉnh Đồng Nai: 100 phiếu tín đồ và 50 chức sắc - Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với chức sắc, tín đồ Phật giáo hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN: Phỏng vấn 10 chức sắc và 20 tín đồ Phật giáo ở các địa phương trong cả nước.

<i>Xử lý kết quả khảo sát: </i>

Các kết quả khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội để đảm bảo được tính khách quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Việc sử dụng này cho phép chúng ta lập được các bảng số liệu thực trạng, các bảng số liệu về sự liên quan giữa các biến số về độ tin cậy của các số liệu điều tra.

<i><b>4.4. Một số khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong luận án </b></i>

<i>4.4.1. Tín đồ, tín đồ Phật giáo, chức sắc, tổ chức tơn giáo, cơ sở tơn giáo </i>

Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa

<b>nhận [5, tr.8]. </b>

Tín đồ Phật giáo là những người đã quy y Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng), bao gồm tín đồ xuất gia chỉ giới tu hành và tín đồ tại gia chỉ cho giới cư sĩ [6, tr.5940]. Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận tín đồ có cảm tình với Phật giáo, tin và theo Phật giáo

<b>nhưng chưa quy y Tam bảo thì trong luận án vẫn coi là tín đồ Phật giáo. </b>

Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ

<b>phẩm vị trong tổ chức [5, tr.8]. </b>

Tổ chức tơn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm

<b>thực hiện các hoạt động tôn giáo [5, tr.8]. </b>

Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ

<b>sở của các tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo [5, tr.8]. </b>

<i>4.4.2. An sinh xã hội </i>

Cụm từ “An sinh xã hội” được biết đến với đầy đủ các qui định, chế độ mà Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102, ngày 25/6/1952 được gọi là Công ước về ASXH như sau: “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. Cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em” [67, tr.9]. Ở Việt Nam hiện nay hệ thống chính sách an sinh xã hội gồm 4 nhóm cơ bản: Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; nhóm chính sách bảo hiểm xã hội; nhóm chính sách trợ giúp xã hội; nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông

<i>4.4.3. Hoạt động xã hội </i>

Là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.

<i>4.4.4. Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế </i>

Là những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi người trong xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn.

<i>4.4.5. Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam </i>

Là hoạt động của GHPGVN trong đó có các tổ chức, cá nhân chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo tham gia vào công việc xã hội liên quan đến giáo dục, y tế thể hiện lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn, trên tinh thần nhập thế của Phật giáo trong đời sống xã hội. Các hoạt động xã hội này mang tính quốc dân, trên cơ sở quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Y tế, các bộ ngành có liên quan khác.

Có thể hiểu, hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN là hoạt động thế tục hướng đích xã hội, khơng giới hạn đối tượng thụ hưởng (cả có đạo và khơng có đạo), với mục đích giúp mọi người trong cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng yếu thế có hồn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo khơng có điều kiện đến trường, những người mắc bệnh hiểm nghèo, …để họ có sức khỏe và cuộc sống tốt đẹp hơn. Hoạt động này được thực hiện dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước quy định.

Trong luận án, tác giả nghiên cứu hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN xét trong tương quan với ASXH là một trong những lĩnh vực của

<i>ASXH và nằm trong nhóm chính sách trợ giúp xã hội. Các hoạt động đó được thực </i>

hiện đột xuất hay thường xuyên về vật chất và tinh thần, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội. Trong thời gian tới để đẩy mạnh

<i>hoạt động này cần hướng tới nhóm dịch vụ xã hội. Đây là 2 trong 4 nhóm của </i>

ASXH theo quan điểm của Việt Nam là: Việc làm, BHXH, trợ giúp xã hội và dịch vụ xã hội [98, tr.15].

<b>5. Đóng góp mới về khoa học của luận án </b>

<i>Luận án “Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật </i>

<i>giáo Việt Nam từ 2004 đến nay” là công trình đầu tiên tiếp cận liên ngành Tơn giáo </i>

học, Sử học tôn giáo và Xã hội học tôn giáo; đồng thời cũng là cơng trình đầu tiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nghiên cứu một cách hệ thống và cập nhật cùng với việc vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo, lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết cung - cầu trong thị trường tôn giáo để phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới để

<b>thu hút được nhiều tín đồ theo tơn giáo của mình. </b>

<b>6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án </b>

<i><b>6.1. Ý nghĩa lý luận </b></i>

- Luận án đi sâu phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như của GHPGVN về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và sự vận dụng quan điểm này vào thực tiễn của Giáo hội Phật giáo ở các địa phương từ 2004 đến nay.

- Luận án làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót trong quá trình hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN 2004 đến nay. Từ đó, tác giả nêu, phân tích một số vấn đề đặt ra, đưa ra những những nhận định cụ thể về vị trí, vai trị của hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Luận án đưa ra một số xu hướng, giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế cuả GHPGVN trong thời gian tới.

<i><b>6.2. Ý nghĩa thực tiễn </b></i>

Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án là nguồn tài liệu quan trọng trong tìm hiểu Phật giáo Việt Nam nói chung và hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế nói riêng, cụ thể:

- Kết quả của luận án làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về Tôn giáo học thuộc khối các trường đại học.

- Luận án còn là tài liệu nghiên cứu và giảng dạy tại các lớp/ trường mầm non, trung tâm dạy nghề của GHPGVN, Học viện Phật giáo của GHPGVN; các Tuệ tĩnh đường, phòng khám chữa bệnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Kết quả luận án cịn đóng góp những luận cứ khoa học cho công tác tôn giáo của chính quyền, mặt trận Tổ quốc các cấp và hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong thời gian tới.

<i><b>7. Kết cấu của luận án </b></i>

Ngoài Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các hình, Danh mục các bảng, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình liên quan đến luận án đã công bố, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án bao gồm 4 chương, 13 tiết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>Chương 1 </b>

<b>TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>

Hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu khoa học, bài báo, hội thảo khoa học liên quan đến vấn đề hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục và y tế của GHPGVN song chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về hoạt động của GHPGVN trong lĩnh vực giáo dục và y tế từ năm 2004 đến nay.

<b>1.1. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế hướng đích xã hội của các tơn giáo của Việt Nam </b>

Nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế hướng đích xã hội của các tơn giáo của Việt Nam có những cơng trình nghiên cứu sau:

PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương với bài viết “Quan điểm, chính sách đối với tơn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam - Quá trình 40 năm (1975 -2015)”, (2015), số 5 (143), từ trang 3 -33, Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo [10]. Trong bài viết tác giả đã đề cập đến tiến trình đổi mới quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với các tôn giáo trong 40 năm (1975 - 2015) chú trọng đến việc thừa nhận và khuyến khích các tơn giáo nói chung tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa về các lĩnh vực trong đó có giáo dục và y tế. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những thành tựu, kinh nghiệm của tiến trình đổi mới quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước.

<i>Trong bài viết của PGS.TS. Nguyễn Phú Lợi “Vai trò của người Công giáo </i>

<i>tham gia vào công tác xã hội trên lĩnh vực giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo” (2021) đăng trên Tạp chí mặt trận đã đề cập đến vai trị của người Công </i>

giáo tham gia trong lĩnh vực giáo dục, y tế, góp phần thực hiện chính ASXH. Xuất phát từ Thư chung 1980 đặt cơ sở nền tảng cho việc quyết định đường hướng mục vụ theo tinh thần “Công giáo đồng hành cùng dân tộc”. Tác giả đã chỉ ra những đóng góp của người Cơng giáo trong dạy nghề, các lớp mần non và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trị của Cơng giáo trong hoạt động hướng đích xã hội trên lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo.

<i>Trong cuốn “Tài liệu tôn giáo với hoạt động từ thiện xã hội ở Việt Nam” </i>

(2021) do TS. Nguyễn Thị Quế Hương (chủ biên), của Viện Nghiên cứu tôn giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

[99]. Đây là cuốn tài liệu nghiên cứu và phân tích hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở Việt Nam đã được thừa nhận tư cách pháp nhân. Trong đó có hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo, y tế là hoạt động nhập thế hành thiện giúp người, chăm lo cho sức khỏe của người. Cuốn tài liệu chia thành 3 chương: chương 1 bàn về vấn đề lý luận chung về hoạt động từ thiện xã hội ở Việt Nam; chương 2 nghiên cứu về hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; chương 3 đã nêu lên những vấn đề đặt ra và dự báo xu hướng.

<i>Tiếp đến cuốn “Tài liệu tôn giáo với các hoạt động y tế và giáo dục ở Việt </i>

<i>Nam” (2022) của Viện Nghiên cứu tôn giáo [100]. Đây là cuốn tài liệu nghiên cứu </i>

các hoạt động hướng về xã hội trong lĩnh vực giáo duc, yế của các tơn giáo ở Việt Nam góp phần giảm tải gánh nặng của nhà nước trong chính sách dịch vụ công. Trong cuốn tài liệu này được chia thành 03 chương: Ở chương 1, Một số vấn đề

<i>chung về hoạt động y tế và giáo dục của các tổ chức tơn giáo. Qua đó đã nêu rõ chủ </i>

trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến hoạt động giáo dục, y tế. Qua đó cho thấy Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện tối đa và khuyến khích các tơn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục và y tế. Chương 2 và chương 3 đã nghiên cứu hoạt động giáo dục và y tế của các tôn giáo ở Việt Nam một cách cụ thể của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và đưa ra một số đánh giá về các hoạt động này. Trong cuốn kỷ yếu hội thảo khoa

<i>học “Vai trò của tơn giáo trong việc chăm sóc sức khỏe” (2023), của Viện nghiên </i>

cứu tôn giáo. Trong cuốn kỷ yếu là tập hợp của nhiều tác giả với những bài viết khai thác sự đóng góp của các tôn giáo của Việt Nam trong hoạt động y tế, trong chăm sóc sức khỏe cho người dân. Các bài viết khai thác ở những phương diện khác nhau của Công giáo, Tin lành, Kito giáo, Cơ đốc giáo, Phật giáo, Tịnh độ cư sĩ, các tôn giáo nội sinh tham gia vào hoạt động xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

<i>Cuốn “Đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam </i>

<i>hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Kim Thoa (2023), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>

Cuốn sách chia làm 03 chương viết về đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam (chương 1), Chương 2, đã khái lược thực tiễn hình thành và phát triển của chính sách tơn giáo Việt Nam, sau đó đánh giá thực trạng. Chương 3 tác giả đưa các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tơn giáo. Cuốn sách đã chỉ ra, nhờ có sự đổi mới chính sách mà các tôn giáo đã tham gia sôi nổi, mạnh mẽ hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i>Bài viết của TS. Nguyễn Thị Quế Hương & CN. Hoàng Thị Mai Chi “Một số </i>

<i>tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ với việc khám, chữa bệnh hiện nay” Trong cuốn kỷ </i>

yếu hội thảo khoa học “Vai trị của tơn giáo trong việc chăm sóc sức khỏe” (2023), của Viện nghiên cứu tôn giáo. Trong bài viết bàn đến các tôn giáo nội sinh tham gia trong hoạt động khám, chữa bệnh, mà tiêu biểu như đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Minh lý. Là những tơn giáo có đóng góp đáng kể trong lĩnh vực y tế, góp phần giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng.

<b>1.2. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam </b>

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và đã trở thành một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Trải qua tiến trình lịch sử hơn 2.000 năm, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội góp phần tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nay. Trong giai đoạn hiện nay Phật giáo Việt nam tiếp tục có nhiều đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước thông qua các hoạt động xã hội hướng đến con người, vì con người góp phần cùng Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách ASXH cho người dân. Trong các hoạt động xã hội mà GHPGVN tham gia phải kể đến sự đóng góp rất to lớn trong lĩnh vực giáo dục. Đây là hoạt động thể hiện rõ tinh thần nhập thế giúp đời của Phật giáo Việt Nam, chứ không phải là hoạt động giáo dục thuần túy của nội tại Phật giáo. Nghiên cứu về vấn đề này có những cơng trình sau:

<i><b>Nhóm bài viết nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam </b></i>

<i>PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương với bài viết “Quan điểm, chính sách đối với </i>

<i>tơn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam - Quá trình 40 năm (1975 -2015)”, (2015), </i>

số 5 (143), từ trang 3 -33, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo [10]. Bài viết đã đề cập đến tiến trình đổi mới quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong 40 năm (1975 - 2015) trong đó có chú trọng đến việc thừa nhận và khuyến khích các tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa về các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Từ đó, trong bài viết tác giả chỉ ra những thành tựu, kinh nghiệm của tiến trình đổi mới quan điểm, chính sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh

<i>nghiệm trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>Trong bài viết “Hoạt động nhập thế của Phật giáo Nam tông của người </i>

<i>Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Ngô Thị Phương Lan, đăng trên </i>

Tạp chí nghiên cứu tơn giáo, số 6, (144), năm 2015, từ trang 64 -73 [70]. Tác giả đã đưa ra khái niệm nhập thế và các hoạt động nhập thế của Phật giáo Nam tông tại chùa Candarasi. Các hoạt động nhập thế tại chùa chủ yếu là hoạt động từ thiện, các buổi hoằng pháp thơng qua các khóa tu nhưng nổi bật trong tinh thần nhập thế của Phật giáo Nam tông Khmer mang màu sắc khác thể hiện văn hóa tộc người.

<i>Đề cập đến hoạt động xã hội của Phật giáo Việt Nam có bài viết “Phật giáo </i>

<i>góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội”, (2018) của PGS, TS. Lê Văn Lợi </i>

được đăng trên Tạp chí điện tử Lý luận chính trị [72] đã bàn đến sự đóng góp to lớn của Phật giáo về các hoạt động xã hội trong nhiều lĩnh vực của chính sách của an sinh xã hội ở những mức độ khác nhau. Phật giáo tham gia vào tất cả các nội dung chính của an sinh xã hội ở những mức độ khác nhau, bao gồm: bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; trợ giúp xã hội cho những người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn; phát triển bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế) và tiếp cận dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu (dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở tối thiểu; dịch vụ nước sạch và dịch vụ thông tin). Trước đây, Phật giáo chủ yếu tham gia vào nội dung nhân đạo, từ thiện và hình thức chủ yếu là qun góp kinh phí để trợ giúp cho đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Việc trợ giúp thường xuyên chủ yếu dành cho một số cơ sở từ thiện (trung tâm bảo trợ, Tuệ Tĩnh đường). Hiện nay, Phật giáo đã mở rộng ra các hoạt động tăng cường giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững; tổ chức trợ giúp cơ bản về giáo dục, y tế và chỗ ở cho người dân. Từ đó, trong bài viết tác giả đã chỉ rõ trong giai đoạn hiện nay, Phật giáo có thêm nhiều những nhân tố thuận lợi mới để tăng cường các hoạt động an sinh xã hội, đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống an bình, hạnh phúc của nhân dân, trong đó có lĩnh vực giáo dục

Bàn về tính chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo nói chung và chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực giáo dục nói riêng phải đề cập đến bài

<i>viết: “Chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo: Hướng tới sự </i>

<i>gắn kết giữa Phật giáo và công tác xã hội ở Việt Nam” của PGS.TS. Hoàng Thu </i>

Hương đăng trên Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 12.2018 từ trang 20 - 28 [68]. Bài viết đã bàn đến sự phát triển của hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo ở Việt Nam trong đó có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đã khiến một số nhà nghiên cứu nhận thấy tiềm năng cho sự kết nối hoạt động này của Phật giáo với

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cơng tác xã hội. Với mục tiêu nhằm tìm ra giải pháp chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã hội kể cả hoạt động trong lĩnh vực giáo dục của Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.

<i>Bài viết “Phật giáo Việt Nam với công tác đảm bảo an sinh xã hội trong sự </i>

<i>phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nước” của GS.TS. Đỗ Quang Hưng </i>

được đăng trên cổng điện tử danvan.vn, ngày 24/2/2021 [69]. Tác giả đã đề cập đến “Nguồn lực tôn giáo”: Động lực mới trong việc “tôn giáo hiện diện xã hội”. Phật giáo đã chỉ ra những đóng góp to lớn trong các hoạt động xã hội trong đó có bảo trợ xã hội, dạy nghề, y tế và giáo dục mầm non cũng được coi như những đóng góp tiêu biểu khác của Phật giáo trong xã hội hiện nay.

Bàn về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Phật giáo có bài viết

<i>“Hoạt động từ thiện và an sinh xã hội của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam” (số 7/2020) đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội, từ trang 40 - 47 của tác giả Phạm </i>

Văn Đức [31]. Tác giả đã nêu lên thực trạng hoạt động nuôi dạy trẻ mồ cơi, chăm sóc người già khơng nơi nương tựa và lớp học tình thương của Ban Từ thiện xã hội của Trung ương GHPGVN trên cơ sở trích dẫn những con số cụ thể thơng qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ V (2002-2007) của Hội đồng trị sự GHPGVN. Trên cơ sở đó đánh giá và chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần phải khắc phục để phát huy hiệu quả hơn nữa trong hoạt động từ thiện xã hội nói chung và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nói riêng của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

<i>Bài viết của tác giả Lê Đình Trưởng “An sinh xã hội theo quan điểm Phật </i>

<i>giáo”, (16/2/2023), đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học [86]. Trong bài viết đã </i>

đề cập đến vai trị của Phật giáo trong cơng tác đảm bảo an sinh xã hội và chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác thực hiện an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua trong lĩnh vực giáo dục như: Đội ngũ cán bộ phụ trách quản lý và các giáo viên lớp học tình thương khơng được đào tạo chuẩn nên còn hạn chế; cơ sở vật chất của các lớp học tình thương cịn thiếu thốn về mọi mặt; kinh phí thực hiện xã hội hóa giáo dục chủ yếu từ sự tự nguyện đóng góp của các cá nhân, tổ chức nên thiếu ổn định và thậm chí đơi khi hoạt động này cịn mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, quản lý của Nhà nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất để đẩy mạnh hoạt động xã hội hiệu quả hơn.

<i><b>Nhóm cơng trình nghiên cứu thơng qua các cuốn sách và hội thảo khoa học </b></i>

<i>Cuốn sách: Đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới (1986 -2016): Những vấn đề khoa học và thực tiễn (Sách chuyên khảo) do TS. Nguyễn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Văn Tuân - TS. Đông Thị Hồng (Đồng chủ biên), Nxb Lao động - Xã hội, năm 2016 [88]. Cuốn sách là tổng hợp những bài viết của nhiều tác giả nguyên cứu, đánh giá và tổng kết sau những năm đổi mới ở an sinh xã hội ở Việt Nam nói chung và trong đó có bài viết của tác giả Vũ Sĩ Đồn có bài viết về hoạt động giáo dục, y tế của phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong những năm gần đây.

<i>Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát huy vai trị Phật giáo tham gia </i>

<i>xã hội hóa cơng tác xã hội, từ thiện” của PGS.TS. Lê Bá Trình, PGS.TS. Trần Thị </i>

Kim Oanh, TS. Trần Văn Anh (đồng chủ biên), Nxb Tơn giáo, 2017 [84] có nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo trong cả nước. Bện cạnh các bài viết của các tác giả về hoạt động y tế, bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng trẻ mồ cơi khơng nơi nương tựa, người già cơ đơn thì còn nhiều bài viết về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Giáo hội Phật giáo Vệt Nam. Đặc biệt trong cuốn kỷ yếu hội thảo này số lượng bài viết về hoạt động giáo dục mầm non, giáo dục dạy nghề và mơ hình các lớp học tình thương đáng kể. Trong hầu hết tất cả các bài viết đều khai thác ở những khía cạnh khác nhau trong các phương thức của giáo dục nhưng đều đi đến một cái chung là đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của Phật giáo, của hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Phật giáo trong thời gian tới.

<i>Trong cuốn “Một số nghiên cứu tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay”, </i>

Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019 do TS. Dương Quang Điện - TS. Nguyễn Văn Tuân (Đồng chủ biên) [24]. Trong phần thứ hai của cuốn sách đã tập hợp nhiều bài viết đề cập đến Phật giáo với các vấn đề xã hội như bài viết của Vũ Sĩ Đoàn - Đoàn Thanh Thủy: Hoạt động thiện nguyện xã hội của phật tử đồng bằng Sông Hồng hiện nay. Bài viết đã nêu ra những kết quả đạt được, hạn chế và những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thiện nguyện, trong đó có hoạt động giáo trong lĩnh vực giáo dục.

<i>Tiếp đến trong cuốn “Hoạt động của tín đồ Phật tử với sự phát triển bền </i>

<i>vững của đất nước”, Nxb Tôn giáo, 2019 của TS. Dương Quan Điện (Chủ biên) </i>

[25]. Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết của các các tác giả trên cơ sở Kỷ yếu Hội thảo nhằm làm rõ vị trí, vai trị và những đóng góp của Phật giáo nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng trong sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời chỉ ra những định hướng hoạt động của tín đồ Phật giáo ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn. Khóa tu ngắn hạn cũng là một trong những nội dung trong hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Phật giáo mà trong bài viết của TS. Nguyễn Hữu Thụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

“Khóa tu mùa hè - sự biểu hiện tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam hiện nay” đã phân tích rõ vai trị của nó.

Bàn về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt

<i>Nam thể hiện rất đa dạng trong cuốn sách “Một số hoạt động phật sự góp phần đảm </i>

<i>bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế”, Nxb Tơn giáo </i>

(2020) do Hịa thượng, TS. Thích Thanh Điện - Hịa thượng, TS. Thích Đức Thiện, Đại đức Thích Đạo Thịnh - TS. Nguyễn Văn Tuân (Đồng chủ biên) [26]. Đây là cuốn sách mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tổng kết những thành tựu mà GHPGVN đã làm được trong công tác an sinh xã hội thời gian qua. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất các định hướng, giải pháp khắc phục để các hoạt động an sinh xã hội trong đó có hoạt động trong lĩnh vực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đạt hiệu quả hơn.

<i>Trong cuốn “Tài liệu tôn giáo với hoạt động từ thiện xã hội ở Việt Nam” </i>

(2021) do TS Nguyễn Thị Quế Hương (Chủ biên) [99]. Đây là cuốn tài liệu nghiên cứu và phân tích hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở Việt Nam đã được thừa nhận tư cách pháp nhân trong đó có Phật giáo. Trong đó hoạt động xã hội từ thiện 1 trong 4 trụ cột của an sinh xã hội và thuộc nhóm chính sách trợ giúp xã hội bao gồm trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. Hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động nhập thế hành thiện và dự báo Phật giáo đang vươn lên để trở thành một ngành kinh tế, một nguồn cung ứng các dịch vụ công trong đó có giáo dục.

<i>Cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học "Đóng góp của tơn giáo trong đời sống xã </i>

<i>hội” (2021) của Vụ Phật giáo - Ban Tơn giáo Chính phủ. Trong đó có bài viết của </i>

Hồng Thị Thu Hường có bài viết: Quan điểm của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước và hoạt động giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là bài

<i>viết đã nghiên cứu hai nội dung chính, một là, trình bày và phân tích những chủ </i>

trương của Đảng, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện trong

<i>đó có hoạt động giáo dục, y tế thể hiện bằng các chỉ thị, nghị quyết,... Hai là, nghiên </i>

cứu hoạt động xã hội của Phật giáo trong lĩnh vực giáo dục và y tế.

<i>Tiếp đến cuốn “Tài liệu tôn giáo với các hoạt động y tế và giáo dục ở Việt </i>

<i>Nam” (2022) của Viện Nghiên cứu tôn giáo [100]. Đây là cuốn tài liệu nghiên cứu </i>

cụ thể những đóng góp rất lớn cho các hoạt động hướng về xã hội đặc điệt là lĩnh vực giáo duc, yế của các tôn giáo trong đó có Phật giáo. Những đóng góp về lĩnh vực giáo dục nhằm giảm tải gánh nặng của nhà nước trong chính sách dịch vụ cơng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Trong cuốn tài liệu này, những nhà nghiên cứu đã nêu ra một số quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến hoạt động giáo dục, y tế. Qua đó cho thấy Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện tối đa và khuyến khích các tơn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội trong đó có lĩnh vực giáo dục. Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo nhập thế hành thiện giúp đời và luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi giai đoạn của lịch sử dân tộc. Vì thế, khi có những chủ trương, chính sách và những quy định rõ ràng và cụ thể thì Phật giáo tham gia rất mạnh mẽ vào quá trình xã hội hóa giáo dục để cùng Đảng và Nhà nước đẩy mạnh và tăng tính hiệu quả hệ thống giáo dục quốc dân. Trong cuốn tài liệu này cũng đã xác định rất rõ nội dung và phương thức hoạt động của lĩnh vực giáo dục mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia. Do đó, đây cũng là cở sở để luận án kế thừa và xác định nội dung hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục rõ ràng, tổng thể và logic theo tiến trình lịch sử từ 2004 đến nay một cách hệ thống.

Các cơng trình trên cho thấy mảng đề tài hoạt động giáo dục Phật giáo Việt Nam nói chung, hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng trên phương diện lý luận và thực tiễn luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả với những góc độ tiếp cận khác nhau từ lịch sử, văn hóa, triết học, giáo dục học, xã hội học,… đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tồn diện về hoạt động giáo dục Phật giáo luôn song hành cùng nền giáo dục quốc dân, giáo dục xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Phật giáo chưa được các nhà khoa học đề cập một cách khoa học, đầy đủ và có hệ thống về tầm quan trọng, thực trạng phát triển cũng như dự báo xu hướng phát triển cũng như đưa ra các giải pháp định hướng trước những xu thế biến đổi của thực tiễn trong thời gian gần đây. Đặc biệt là nghiên cứu hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục của Phật giáo khi coi nó như một lĩnh vực trong thị trường tơn giáo để kích thích và thu hút lượng tín đồ đơng đảo theo tơn giáo mình. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tồn diện, khách quan về hoạt động này có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển, lớn mạnh của GHPGVN và nền giáo dục Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển, hội nhập quốc tế.

<b>1.3. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam </b>

<i>Trong cuốn: “Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam” của tác </i>

giả Trần Hồng Liên (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010) [71] đã giải

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

quyết cơ bản một số câu hỏi nghiên cứu mà thực tiễn đặt ra: chức năng xã hội của Phật giáo được thể hiện như thế nào? Sự chuyển biến chức năng này qua thời gian? Các thiết chế của Phật giáo và tín đồ đã đáp ứng với chức năng này như thế nào khi xã hội thay đổi? Có hay khơng những hình thái tổ chức mới nhằm đáp ứng về mặt chức năng trong điều kiện xã hội mới?... Vì thế, quá trình giải đáp những câu hỏi trên, tác giả đi sâu lý giải ba lĩnh vực cơ bản: về kinh tế; về văn hóa; về xã hội. Tuy nhiên, do phạm vi tiếp cận nên cuốn sách mới chỉ dừng lại làm rõ đóng góp của hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo vào xã hội ở các tỉnh Nam Bộ (số liệu tiếp cận chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh) nên mức độ khái quát chưa cao, chưa mang tính tổng thể, toàn diện khi đánh giá mà tiêu đề cuốn sách đặt ra. Ngoài ra, cuốn sách cũng chưa đi sâu phân tích, đánh giá những hạn chế, nguyên nhân trong các hoạt động xã hội của Phật giáo đề cập trong nội dung.

<i>Tác giả Chử Thị Kim Phương (2012), “Hoạt động từ thiện xã hội của giáo </i>

<i>hội Phật Giáo Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 10-2012 [77]. Phần đầu </i>

bài báo, Tác giả khẳng định công tác từ thiện xã hội là những hoạt động đạo đức mang tính tích cực, đượm nét từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những hoạt động mang tính nhập thế của Phật giáo. Ngồi ra, tác giả cịn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động từ thiện của giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2012 trên một số lĩnh vực hoạt động như y tế - xây dựng tuệ tĩnh đường; chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV và hồnh cảnh khó khăn. Thành công của bài báo là chỉ ra được thành tựu đạt được một số hạn chế cần khắc phục trên lĩnh vực y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

<i>Tác giả Dương Hoàng Lộc “Hoạt động y tế của Phật giáo ở Bình Dương </i>

<i>dưới góc nhìn dịch vụ xã hội”, (Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, Số 11 (125) (2013) </i>

[73]. Tác giả khẳng định, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo ở Bình Dương luôn nêu cao tinh thần từ bi, cứu khổ thông qua nhiều hoạt động từ thiện. Trong phần thực trạng, tác giả đã khái quát được một số kết quả như hoạt động y tế của Phật giáo ở Bình Dương như ngày càng có nhiều phịng khám chữa bệnh được mở ra và bước đầu hoạt động có hiệu quả; một số cơ sở khám chữa bệnh cho người dân của Phật giáo ở Bình Dương có tính chuyên nghiệp cao mang lại hiệu quả lớn cho xã hội; hoạt động y tế của Phật giáo ở Bình Dương luôn gắn kết với các hoạt động từ thiện xã hội, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội khác như Hội Đông y, Hội Chữ Thập Đỏ các cấp trên địa bàn. Bên cạnh đánh giá những mặt ưu điểm, tác giả

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

còn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những khuyết điểm trong hoạt động y tế của Phật giáo ở Bình Dương dưới góc nhìn dịch vụ xã hội.

<i>Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014) “Vài nét về hoạt động từ thiện xã hội </i>

<i>của các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay” Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng </i>

3/2014 [74]. Tác giả nhận định đời sống xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến nên các tơn giáo có nhiều thay đổi để phù hợp thực tiễn, bộc lộ rõ xu hướng thế tục hóa hướng vào phục vụ đời. Trong bài viết, tác giả nêu bật các tổ chức từ thiện tôn giáo như hệ thống khám chữa bệnh. Thông qua đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo cũng như đẩy mạnh hoạt động xã hội trên lĩnh vực tơn giáo nói chung như: thường xun đánh giá tổng kết hoạt động từ thiện của các tổ chức tơn giáo; nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách về vấn đề từ thiện xã hội của các tôn giáo thành những văn bản qui phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo được hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực từ thiện xã hội.

<i>Tác giả Nguyễn Hữu Tuấn, “Tổ chức cá nhân tôn giáo tham gia chủ trương </i>

<i>xã hội hóa y tế, từ thiện nhân đạo” Tạp chí Cộng sản phiên bản điện tử (2015) [91]. </i>

Tác giả đi sâu làm rõ hoạt động xã hội hóa y tế và từ thiện nhân đạo của các tổ chức tôn giáo như Phật Giáo, Công giáo. Các tổ chức tơn giáo đã phát động tín đồ chung tay thành lập các trung tâm y tế để khám chữa bệnh cho những bệnh nhân có hồnh cảnh khó khăn. Một số tổ chức tơn giáo cịn thành lập nhà tình thương để chăm sóc, ni dưỡng người già neo đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tự.

<i>Bài viết “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam” của tác giả </i>

Dương Quang Điện (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tháng 10 năm 2016) [23]. Tác giả khẳng định trong chiều dài lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần tập thể hành đạo, thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Hoạt động từ thiện không chỉ thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn, mà còn biểu hiện chức năng hỗ trợ xã hội của Phật Giáo. Để chứng minh cho luận điểm của mình, tác giả đi sâu vào phân tích thành tự trong hoạt từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam từ năm 2012 như Giáo hội Phật giáo ở nhiều lĩnh vực trong đó nhấn mạnh đế hoạt động y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: thường xuyên thăm khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho những người có hồn cảnh khó khăn. Để nâng cao chất lượng hoạt động thiện nguyện của GHPGVN trên các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực y tế, tác đã đề xuất một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

khuyến nghị như: nâng cao nhận thức công tác từ thiện; xây dựng các chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trong hoạt động từ thiện; cần có hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ làm cơng tác từ thiện xã hội.

Ngồi ra, sự đóng góp của Phật giáo là quan niệm về nghiệp đối với sức khỏe, bệnh tật, và trị liệu, cũng như cơ bản của mối tương liên tâm linh và các phương thức thiền quán hình tượng và quán niệm để đạt tới sức khỏe tinh thần và thể chất. Ứng dụng các phương thức này trong đời sống thường nhật qua nhiều người thuộc các tôn giáo khác nhau để mang lại sự lắng dịu, bình lặng nội tâm, và an lạc giữa đời sống náo động là đóng góp quan trọng của Phật Giáo cho cuộc sống khỏe mạnh của nhân loại trong thế giới bất an này.

<i>Cuốn sách Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1986 đến nay của tác giả </i>

Nguyễn Thị Minh Ngọc (Nxb Phương Đông, 2014) [75] gồm có bốn chương với số lượng gần 350 trang. Là cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cơng phu có giá trị tham khảo đối với người nghiên cứu, cuốn sách đã giành một phần viết về hoạt động từ thiện xã hội trên lĩnh vực y tế, cụ thể là việc chăm sóc sức khỏe cho những người bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, bệnh nhân tâm thần. Với phương pháp thống kê, tác giả đã cho độc giả thấy bức tranh tồn diện về sự phát triển khơng ngừng hệ thống Tuệ Tĩnh đường trong cả nước. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh đến vai trò của việc đào tạo đội ngũ tăng ni có trình độ chun mơn y học sẽ giúp chia sẻ gánh nặng cho xã hội và nhân dân trên tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật.

Tác giả Nguyễn Hữu Tuấn với bài “Tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia chủ trương xã hội hóa y tế, từ thiện nhân đạo” (, ngày 10/1/2015) [91]. Bài viết cho rằng, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tôn giáo vào hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo đã góp phần làm đa dạng việc huy động các nguồn lực xã hội cho cơng tác xã hội nói chung, chăm sóc y tế nói riêng;

<b>chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, với Nhà nước và xã hội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, để phát huy tính tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của tổ </b>

chức, cá nhân tôn giáo trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa; quản lý có hiệu lực, hiệu quả các hoạt động này, thực hiện “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo”, đặc biệt trên lĩnh vực xã hội hóa y tế, cần thực hiện đồng bộ

<i>các giải pháp sau: một là, xã hội hóa giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo là một chủ </i>

trương nhất quán, lâu dài của Đảng và Nhà nước, vì vậy, cần tạo điều kiện cho các

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia vào các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo như mọi tổ chức cá nhân khác khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp

<i>luật và phù hợp với khả năng; hai là, khuyến khích tổ chức, cá nhân tôn giáo tham </i>

gia các hoạt động giáo dục, y tế, thành lập các trung tâm dạy nghề vì mục đích phi lợi nhuận. Các chính sách bao gồm: hỗ trợ về thủ tục pháp lý, chính sách về đất đai, chính sách về thuế,… theo quy định chung của pháp luật; tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo cử người tham gia học tập nâng cao trình độ để đáp ứng u cầu về chun

<i>mơn trong công tác giáo dục, y tế, dạy nghề; ba là, cần có cơ chế phối hợp, bảo đảm </i>

sự thống nhất quản lý, phân định rõ trách nhiệm từng ngành, từng cấp. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa của tổ chức, cá nhân tôn giáo; hướng dẫn tổ chức, cá nhân tôn giáo thành lập cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo và hoạt động theo quy định của pháp luật. Biểu dương kịp thời những gương người tốt, việc tốt trong tôn giáo; đồng thời, xử lý kịp thời những việc làm sai trái, không đúng quy định của pháp luật.

<i>Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, chúng ta cần cho tổ chức, cá nhân tôn giáo tham </i>

gia thành lập cơ sở khám, chữa bệnh, như phòng khám, bệnh viện tư,… nếu có đủ điều kiện về con người, về cơ sở vật chất, trang thiết bị hành nghề theo quy định của pháp luật.

Bài viết “Chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã hội: xu hướng nhập thế

<i>của Phật giáo Việt Nam đương đại” của tác giả Hoàng Thu Hương (trong cuốn Phật </i>

<i>giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018) </i>

[68] đã trình bày quá trình phát triển các lĩnh vực hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đó có lĩnh vực y tế. Tuy nhiên phần viết về lĩnh vực y tế mới chỉ mang tính chất liệt kê số liệu chưa có sự đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, phần sau của bài viết tác giả đã chỉ ra sự cần thiết và khả năng chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo, trong đó có phần đề cập đến lĩnh vực chăm sóc sứ khỏe cho cộng đồng. Tác gải nhấn mạnh đến việc đào tạo đội ngũ Tăng, Ni và nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực y tế nhằm hỗ trợ cho cá nhân, gia đình phật tử để đối phó với những bệnh mang tính chất mạn tính, cấp tính hoặc bệnh của tuổi già. Ngồi ra, tác giả cịn nhấn mạnh đến yêu cầu phải đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính đảm bảo thì hoạt động xã hội trên lĩnh vực y tế mới được đảm bảo.

<i>Cuốn sách Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa cơng tác xã hội, </i>

<i>từ thiện (Lê Bá Trình, Trần Thị Kim Oanh, Trần Văn Anh (Đồng chủ biên) (2017, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Nxb Tôn giáo, Hà Nội) [84] là tập hợp các bài nghiên cứu của các học giả tập trung phản ánh những kết quả, những vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của Phật giáo Việt Nam đối với công tác xã hội, từ thiện hiện nay trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, trong cuốn sách nhiều bài viết chưa đề cập thấu đáo cả vấn đề lý luận và thực tiễn mà tiêu đề đã đề cập, đặc biệt chưa có tác giả nào đi sâu phân tích, làm rõ cơ sở nào đề Phật giáo tham gia xã hội hóa các hoạt động từ thiện, xã hội và đưa ra được giải pháp dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học về tính ứng dụng trong đời sống thực tiễn xã hội.

<i> Trong cuốn “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại”, Nxb Đại </i>

học Quốc gia Hà Nội, 2018 [89]. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả trong đó có tác giả Nguyễn Văn Tuân và Thích Thanh Điện với bài “Giáo hội Phật giáo Việt Nam với việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân: Thực trạng và một số giải pháp”. Bài viết gồm bốn phần tập trung nhấn mạnh đến tầm quan trọng, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Dựa trên phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu, ở phần đánh giá thực trạng hoạt động đảm bảo an sinh của GHPGVN, các tác giả đã phân tích làm rõ nội dung xây dựng và mở rộng hệ thống Tuệ Tĩnh đường nhằm giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội. Bài viết chỉ ra những khó khăn trong việc duy trì, cải thiện cung cấp dịch vụ y tế cho người dân nên hệ thống Tuệ Tĩnh đường ngày càng được mở rộng, hoạt động thường xun, liên tục, có uy tín cao; nhấn mạnh cách làm sáng tạo, linh hoạt, kêu gọi và phối hợp với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chun mơn đang cơng tác ở những bệnh viện lớn đến tham gia khám chữa miễn phí cho người nghèo; khai thác mơ hình khám chữa bệnh hiện đại, kết hợp Đơng - Tây y trong chuẩn đốn và khám chữa bệnh cho người bệnh. Ngoài ra, bài viết còn nhấn mạnh đến việc huy động nguồn lực tài chính để giúp cho hoạt động từ thiện xã hội trên lĩnh vực y tế được đảm bảo và ngày càng mở rộng hơn.

<i>Cuốn “Phật giáo với hoạt động đảm bảo an sinh xã hội một số vấn đề lý </i>

<i>luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, 2020 của TS. Dương Quang Điện - TS. Nguyễn </i>

Văn Tuân (Đồng chủ biên) [27]. Đây là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nhau khi Phật giáo tham gia vào thực hiện chính sách an sinh xã hội cùng với Đảng và Nhà nước trong đó rất nhiều bài biết đã đề cập đến những lĩnh rất quan trọng trong hệ thống quốc dân như giáo dục và y tế. Đây cũng là

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

những bài viết được các tác giả trình bày trong Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: Phật giáo với việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế. Trong đó có bài viết của tác giả Ngô Sách Thực với bài viết: Một số đóng góp tiêu biểu của Phật giáo (Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, dạy nghề, y tế và giáo dục mầm non) từ trang 113 -125 đã trình bày một cách cụ thể những đóng góp của Phật giáo trong lĩnh vực y tế như về các cơ sở hoạt động khám chữa bệnh, hệ thống Tuệ Tĩnh đường, chẩn trị y học cổ truyền, hiến mơ tạng, chăm sóc và hướng dẫn những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS,…với những kết quả cụ thể và thống kế rõ ràng.

<i>Tiếp đến trong cuốn “Tài liệu tôn giáo với hoạt động từ thiện xã hội ở Việt </i>

<i>Nam” (2021) của TS. Nguyễn Thị Quế Hương (Chủ biên) [99]. Đây là cuốn tài liệu </i>

nghiên cứu và phân tích hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở Việt Nam đã được thừa nhận tư cách pháp nhân trong đó có Phật giáo. Trong đó hoạt động xã hội từ thiện 1 trong 4 trụ cột của an sinh xã hội và thuộc nhóm chính sách trợ giúp xã hội bao gồm trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. Hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế là hoạt động nhập thế hành thiện giúp người, chăm lo cho sức khỏe của con người. Trong thời gian tới bên cạnh việc giúp đỡ và thăm khám chữa bệnh cho người dân có hồn cảnh khó khăn đặc biệt những người yếu thế trong xã hội thì cùng với các lĩnh vực khác mà Phật giáo tham gia trong đó có y tế thì dự báo Phật giáo đang vươn lên để trở thành một ngành kinh tế, một nguồn cung ứng các dịch vụ công giúp giảm tải gánh nặng cho nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

<i>Gần đây nhất có cuốn “Tài liệu tôn giáo với các hoạt động y tế và giáo dục ở </i>

<i>Việt Nam” (2022), của Viện Nghiên cứu tôn giáo [100]. Đây là cuốn tài liệu nghiên </i>

cứu cụ thể những đóng góp rất lớn cho các hoạt động hướng về xã hội đặc điệt là lĩnh vực giáo dục, y tế của các tơn giáo trong đó có Phật giáo. Với những chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước đã thể hiện rất rõ việc khuyến khích các tơn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội trong đó có lĩnh vực y tế. Đây là bước tiến lớn trong tư duy và nhận nhận về vai trị của các tơn giáo tham gia vào quá trình phát triển đất nước của Đảng ta. Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo ra đời từ rất lâu đời ở Việt Nam, là một tôn giáo nhập thế hành thiện giúp đời và luôn đồng hành cùng dân tộc trong mọi giai đoạn của lịch sử dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, Phật giáo càng phát huy hơn nữa với tư cách là tôn giáo thu hút được đơng đảo tín đồ nhiều nhất so với các tơn giáo khác. Trong chương 2: Hoạt động y tế của các tổ chức tơn giáo, cuốn tài liệu đã trình bày rất cụ thể hoạt động y tế của

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, trong đó có Phật giáo. Đối với Phật giáo thì hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế được xác định rõ về cơ sở và phương thức hoạt động chủ yếu tập trung vào các hình thức như: Hệ thống Tuệ Tĩnh đường; Phòng chẩn trị y học dân tộc; các cơ sở chăm sóc, tư vấn về HIV/AIDS; phịng khám Tây y hoặc Đơng - Tây y kết hợp. Cùng với đó là đội ngũ thực hiện và đối tượng hướng đến và một số mô hình tiêu biểu.

<i>Trong cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học “Vai trị của tơn giáo trong việc chăm sóc </i>

<i>sức khỏe” (2023), của Viện nghiên cứu tơn giáo. Trong cuốn kỷ yếu có bài viết của </i>

Thượng tọa, TS. Thích Thanh Huân về: Vai trò của Phật giáo trong phòng và chữa bệnh. Bài viết đã triển khai triển khai bốn nội dung chính: Một là, khẳng định vai trò của sức khỏe trong đời sống; Hai là, tìm hiểu bệnh tật theo quan điểm Phật giáo; Ba là, chỉ ra một số phương pháp chuyển hóa bệnh tật tiêu biểu theo quan điểm Phật giáo, như: Phát triển từ bi, giữ tâm thanh tịnh; Sống giản đơn, ăn uống quân bình; Tôn trọng thiên nhiên sự sống; Thực hiện các nghi lễ thiện pháp cầu nguyện; Khuyến khích ăn chay, phóng sinh; Thực hành thiền điện và thiền tuệ; Bốn là, chứng minh vai trò của Tăng, Ni và chùa chiền đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

<b>1.4. Nhận xét chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu </b>

<i><b>1.4.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố </b></i>

Qua nghiên cứu các cơng trình khoa học về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục và y tế, luận án có thể kế thừa một số nội dung sau:

- Các cơng trình nghiên cứu đã giúp cho nghiên cứu sinh nhận thức thống nhất và tương đối toàn diện về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN, cụ thể giúp cho nghiên cứu sinh hiểu biết được vai trò quan trọng của hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của Giáo hội Phật giáo; thấy được đặc trưng, mục tiêu, nội dung và phương thức hoạt động của hoạt động này. Từ đó, nghiên cứu sinh có cách tiếp cận cùng với các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu phù hợp để hồn thành luận án.

Các cơng trình đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế (chủ yếu từ năm 1981 đến nay), đây là những công trình nghiên cứu cơng phu, có tính khoa học xác đáng và nguồn học liệu phong phú cho phép nghiên cứu sinh có được sự đánh giá tổng quan chung về tiến trình và phát triển hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN.

Các cơng trình đề cập đến hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục của GHPGVN ở cả ba miền với nhiều đối tượng cụ thể được thụ hưởng, vì thế cho phép

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nghiên cứu sinh có thể khái quát được đặc trưng cơ bản và thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục của GHPGVN trong thời gian qua, đặc biệt qua đó có thể so sánh đối chiếu tình hình phát triển mỗi miền. Ngoài ra, đây là cơ sở giúp nghiên cứu sinh có thể nhận xét, đánh giá về bức tranh hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN trong thời gian qua (thành tựu, hạn chế và ngun nhân).

Ngồi ra, thơng qua các tư liệu nghiên cứu về vai trò, thực trạng, đặc điểm hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN giúp nghiên cứu sinh chỉ ra được những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xã hội của GHPGVN hiện nay, từ đó dự báo xu hướng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN trong thời gian tới. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu nhập thế tích cực gắn đạo với đời.

Bên cạnh những vấn đề đã được nghiên cứu, khảo sát, làm rõ, các cơng trình về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN còn một số vấn đề chưa được làm rõ như sau:

- Đã có một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế song chỉ là sự lồng ghép với hoạt động từ thiện xã hội hoặc đảm bảo an sinh xã hội. Đa số các cơng trình chỉ dành một dung lượng rất nhỏ trong bài viết để đề cập vấn đề này chứ chưa trở thành một hệ thống.

- Các cơng trình nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được các yếu tố tác động đến hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN và chưa đánh giá thực trạng hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và hệ thống.

- Số lượng cơng trình nghiên cứu về hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục và y tế của GHPGVN hết sức khiêm tốn nên chưa đánh giá đầy đủ các nguồn lực về hoạt động này nên chưa đưa ra được dự báo về hoạt động này trong thời gian tới.

- Dù hoạt động xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế của GHPGVN những năm gần đây có phát triển và đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Song các cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mô tả, liệt kê số liệu ở trong các văn kiện của GHPGVN nên chưa có những giải pháp cụ thể, phù hợp để thúc đẩy hoạt động này trong tương lai. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay với xu thế hội nhập quốc tế cùng với sự chuyển đổi rất mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư (Cuộc cách mạng 4.0) thì

</div>

×