Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Vai trò ni giới phật giáo huế đối với giáo hội phật giáo việt nam và xã hội (từ 1987 đến đầu 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

TRẦN THỊ BÉ

VAI TRÒ NI GIỚI PHẬT GIÁO HUẾ
ĐỐI VỚI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VÀ XÃ HỘI (TỪ NĂM 1987 ĐẾN NĂM 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

TRẦN THỊ BÉ

VAI TRÒ NI GIỚI PHẬT GIÁO HUẾ
ĐỐI VỚI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VÀ XÃ HỘI (TỪ 1987 ĐẾN ĐẦU 2017)

Chuyên ngành : Châu Á học
Mã số

:

17035041



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS MAI HỌC CHỪ

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Mai Ngọc Chừ. Các số liệu, những
kết luận nghiên cứu, hình ảnh được trình bày trong luận văn này hoàn toàn
trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2020

Trần Thị Bé


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành
đến GS.TS Mai Ngọc Chừ, người trực tiếp hướng dẫn đề tài này của tôi, Thầy
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong các bước nghiên cứu cũng như
hoàn thành luận văn. Dù bận nhiều việc nhưng Thầy luôn giành thời gian
nhắc nhở cũng như khích lệ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn
nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng
nghiệp, bạn bè và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ngôi chùa tôi đang tu học tại Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian tôi theo học khóa thạc sĩ tại trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội.

Quý thầy cô trong Khoa Đông Phương học cũng như quý thầy cô ngoài
khoa của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền trao
nhiều kinh nghiệm, kỷ năng cũng như kiến thức quý báu tại thời gian tôi theo
học ở trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè cùng lớp và bạn bè đồng tu đã luôn
giúp đở trong quá trình tìm kiếm tài liệu cũng như các thông tin có liên quan
đến luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả
năng và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên luận văn không tránh khỏi
những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được nhận được sự
góp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo, của các đồng nghiệp nhằm bổ
sung hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp theo.
Hà Nội, tháng 3 năm 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VÀ NI GIỚI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM ............................................................................... 7
1.1 Khái quát về giáo hội Phật giáo Việt Nam .............................................. 7
1.2 Mấy nét về Ni giới Phật giáo Việt Nam ................................................... 9
1.2.1 Khái niệm Ni giới ..................................................................................... 9
1.2.2 Sự hình thành Ni giới ............................................................................. 10

1.2.3 Sự hình thành Ni giới Việt Nam nói chung và Huế nói riêng ............... 14
1.2.4 Hội Sakyadhita ....................................................................................... 18
1.2.5 Đặc điểm Ni giới Phật giáo Huế ............................................................ 20
CHƢƠNG 2 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI GIÁO HỘI ...... 25
2.1 Vai trò trong việc xây dựng tổ chức Giáo hội....................................... 25
2.1.1 Tham gia vào bộ máy hoạt động của Giáo Hội ..................................... 26
2.1.2 Đảm nhiệm các vai trò “ Tăng sai”....................................................... 33
2.2 Vai trò trong việc quản lý và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo .......... 39
2.2.1 Vai trò quản lý Ni giới tại Huế............................................................... 40
2.2.2 Nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo ........................................................... 41
CHƢƠNG 3 : VAI TRÒ CỦA NI GIỚI HUẾ ĐỐI VỚI XÃ HỘI ........... 51
3.1 Hoạt động công tác xã hội ...................................................................... 51
3.1.1 Mở các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi ................................................... 52


3.1.2 Thành lập các viện dưỡng lão cho những cụ già có hoàn cảnh khó khăn....54
3.1.3 Từ thiện an sinh xã hội ........................................................................... 56
3.2. Vai trò giáo dục ...................................................................................... 58
3.2.1 Mở các trường mầm non Phật giáo ....................................................... 58
3.2.2 Mở các lớp dạy nghề cho người khuyết tật và khó khăn ....................... 62
3.2.3 Giáo dục thanh thiếu niên Phật tử ........................................................ 63
3.3 Vai trò y tế................................................................................................ 65
3.4 Vai trò kinh tế .......................................................................................... 67
3.5 Vai trò về mặt tinh thần.......................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: thống kê bình quân Tăng Ni qua 6 kỳ Đại hội Phật giáo tỉnh TT
Huế ................................................................................................................. 27
Bảng 2.2 : thống kê thành phần nhân sự Tăng Ni trong BTS TT Huế qua 6
nhiệm kỳ .......................................................................................................... 29
*Bảng 2.3: thống kê nhân sự bình quân trong các phân ban của Giáo hội qua
các nhiệm kỳ (1987-2017) ............................................................................. 31
Bảng2.4 : Thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp,
dạy lớp Phật tử của Giáo hội từ năm 1997-2007. ........................................... 35
Bảng2. 5 : thống kê bình quân thành phần giảng sư và các buổi giảng pháp,
dạy lớp Phật tử của Ban trị sự Huế từ năm 2007-2017 ................................... 37
Báng 2.6 : Thống kê trung bình số ni chúng ở 5 chùa lớn tại Huế năm19872017 ................................................................................................................. 44
Bảng 3.1 : Thống kê số lượng bình quân các trẻ tại cô nhi viện Đức Sơn và
Ưu Đàm từ 1987 đến 2017 .............................................................................. 52
Bảng 3.2 : Thống kê số người đăng ký dưỡng lão tại chùa Tịnh Đức và Diệu
Viên ................................................................................................................. 55
từ năm1987 đến 2017 ..................................................................................... 55
Bảng 3.3: Thống kê tổng chi bình quân từ thiện qua các năm của Ban từ thiện
thuộc ................................................................................................................ 57
BTS GHPG TT Huế ....................................................................................... 57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế giới ngày nay, khi nói đến người phụ nữ, cảm quan của chúng
ta rất khác so với những thập niên của thế kỷ XX trở về trước, họ không còn
nằm trong phạm vi của một người nội trợ hay chỉ “ tam tòng – tứ đức”, phụ
nữ ngày nay đã dấn thân ra xã hội bằng tất cả năng lực của bản thân, góp phần
vào công cuộc xây dựng gia đình và xã hội. Ngày nay người phụ nữ hiện đại
đẹp từ nhân phẩm đến trí tuệ. Sự đối trọng giữa nam và nữ đã luôn tồn tại
trong lòng xã hội qua các thời kỳ khác nhau, đã mặc định phụ nữ chẳng biết

làm gì và cũng không nên làm gì ngoài việc chăm lo chồng con, nội ngoại,
chính những phong tục và lễ nghi phong kiến đã trói buộc và kìm hãm khả
năng của người phụ nữ. Thời nay, khi “thế giới phẳng” là xu thế, người nữ
cũng lên bàn cân của xã hội, cũng làm việc và phát huy năng lực nội tại của
bản thân, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển toàn cầu.
Ni giới Phật giáo không ngoại lệ, tuy là người xuất gia, không màng đến
thế tục, nhưng không có nghĩa là “yếm thế” như người ta từng nghĩ. Vai trò
của họ trong thế giới ngay nay với sở tu sở học của mình cũng đã được khẳng
định, bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp” (Phật pháp không xa rời thế gian
mà thực hành). Ngay từ thời Đức Phật, địa vị người phụ nữ đã được Đức Phật
xác định qua khả năng tu tập và chứng ngộ, thành lập tổ chức Ni đoàn và
tham gia thuyết giảng cho hàng cư sĩ và giáo dục Ni giới1 . Cho đến bây giờ,
vai trò Ni giới Phật giáo càng được đề cao trong sứ mệnh chung của Giáo hội,
ngoài vai trò trong việc tổ chức Tăng đoàn ( gồm Tăng và Ni ) thì vai trò đối
với xã hội cũng được quan tâm đến, được xem là mục tiêu trong việc hoằng
dương chánh pháp.
Huế là một trong những cái nôi của Phật Giáo Việt Nam ở Miền Trung, ở
đây đã từng xuất hiện nhiều Ni Sư lỗi lạc như Ni Sư Diên Trường, Ni sư Diệu
1

Hoà Thượng Minh Châu Việt dịch,Trưởng lão Ni kệ,2005, NXB Tôn Giáo

1


Hương, Ni sư Diệu Không…đóng góp cho quá trình chấn hưng Phật giáo,
cũng như tham gia các hoạt động thành lập cô nhi viện, viện dưỡng lão, từ
thiện an sinh xã hội theo nhu cầu của thời cuộc, chư vị được xem là những Ni
sư đi đầu trong việc dấn thân phụng sự xã hội, làm nền tảng cho những hoạt
động sau này của chư Ni giới Huế nói riêng và Ni giới Việt Nam nói chung.

Với nhãn quan của người thế tục (những người không phải Phật tử, không
hiểu biết về Đạo Phật) một số người nghĩ rằng Phật giáo là tôn giáo của sự
yếm thế, hạn chế trong việc đóng góp vào sự phát triển của xã hội, thì Ni giới
vai trò đối với xã hội càng bị lu mờ. Ni giới chỉ được biết đến là người chỉ
biết “tụng kinh gõ mõ”, cơm rau qua ngày trong chốn thiền môn, ít tham gia
các hoạt động như chư Tăng. Tuy vậy, với người dân Huế - nơi mà giáo lý
Đạo Phật thấm nhuần trong tư tưởng cũng như sanh hoạt thường nhật, họ luôn
thấy được Ni giới ở Huế từ đầu thế kỷ XX đến nay đã luôn có những đóng
góp thiết thực cho xã hội từ những nền tảng đóng góp trước đó của chư Ni.
Đó chính là lý do để chúng tôi chọn xứ Huế làm địa điểm nghiên cứu về vai
trò của Ni giới Phật giáo.
Sở dĩ người viết chọn mốc năm 1987 là bởi thời gian này “Hội nghị
Quốc tế về nữ giới theo Phật giáo” (Sakyadhita International Conferecen on
Buddhish Women) được tổ chức thành lập, từ hội nghị này, vị trí của Nữ giới
Phật giáo được khẳng định, đặc biệt là Ni giới. Hội nghị là một diễn đàn
chung cho giới nữ Phật tử, nơi có thể nói lên tâm tư nguyện vọng, cũng như
tạo mọi điều kiện để Ni giới thực hiện được sứ mệnh “những người con gái
Đức Phật”. Ở đây, phương hướng, mục tiêu được hoạch định phù hợp với
từng quốc gia và thời cuộc, mạnh dạn đưa ra những khiếm khuyết cần khắc
phục. Hơn nữa, năm 1986 Đại hội lần thứ VI của Đảng thực sự trở thành cột
mốc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực, Việt Nam bước vào một
thời kỳ mới, thời kỳ vực dậy để sánh bước với các quốc gia đã và đang phát
triển trong khu vực và thế giới. Từ đây Phật giáo nói chung và Ni giới nói

2


riêng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.
Với mục đích giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò của Ni giới
Phật giáo, đặc biệt là Ni giới Huế và phát huy hơn nữa sự đóng góp của cộng

đồng Ni giới Việt Nam nói chung và Ni giới Huế trong sứ mệnh “hoằng
nguyện độ sanh” trên con đường lý tưởng của mình, người viết đã lựa chọn đề
tài này. Ngoài việc làm rõ một số đặc điểm của Ni giới Huế so với những
vùng miền khác, người viết đặc biệt quan tâm nghiên cứu vai trò của họ đối
với cộng đồng xã hội hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò
của Ni giới Phật giáo xứ Huế đối với xã hội và Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
góp phần khẳng định vai trò và vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tham khảo
hữu ích cho những ai quan tâm đến Ni giới nói chung và Ni giới Huế nói
riêng. Ngoài ra luận văn sẽ giúp các Ni hiểu rõ hơn tầm quan trọng của mình
trong công cuộc “ hoằng pháp lợi sinh”, từ đó tích cực cống hiến cho Phật
giáo và xã hội.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vai trò của Nữ tu sĩ Phật giáo ít được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,
vấn đề này cũng đã được đề cập đến ít nhiều trong một số sách về Phật giáo.
Trước đây có nhiều tác phẩm viết về Ni giới Phật giáo trên thế giới, nhưng
những tác phẩm đó thường viết về cá nhân, như một dạng tự truyện về cuộc
đời và những ảnh hưởng, đóng góp của họ đối với cộng đồng xã hội. Có thể
kể ra một số tác phẩm như Những người con gái Đức Phật (Karma Lekshe
Tsomo, Hoang Phong chuyển ngữ,1988, Snow Lion Publications), Hành trình
của một Nữ tu sĩ Phật giáo: trước những luồng gió ngược chiều (The Journey
of One Buddhist Nun: Even Against the Wind/Sid Brown, Albany, NY: State
University of New York Press, 2001), Thân phận một nữ tu sĩ Phật giáo:

3


Tranh đấu để đạt giác ngộ trong rặng Hy-mã Lạp-sơn (Being a Buddhist

Nun:

The

Struggle

for

Enlightenment

in

the

Himalayas,

Kim

Gutschow, Harvard University Press, 2004).
Ở Việt Nam, cho đến nay cũng đã có một số sách mang tính chất giới
thiệu hoặc những bài viết nói về tình hình chung của Ni Giới. Ví dụ: Hành trạng
chư Ni Việt Nam (Thích nữ Như Nguyệt, nxb Tôn Giáo, 2017) kể về công hạnh
của các bậc Ni tài Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó có đóng góp của Chư Ni
(Nữ Tu) Huế, Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện
nay (Đỗ Thu Hường, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội 2010), Quá trình hình
thành và phát triển của ni giới Bắc Tông Thừa Thiên Huế (Trần Đình Sơn,2016,
nxb Hồng Đức), Đường Thiền Sen nở (Lê Ngân & Hồ Đắc Hoài,nxb Lao Động,
2009). Ngoài ra còn có thể kể đến Hồi ký của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không về
môi trường tu học cũng như hành đạo của chư Ni Huế.
Về cơ bản, các tác phẩm chủ yếu giới thiệu về lịch sử và vai trò Phật

giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo ở Huế nói riêng. Có thể nói, cho đến
nay, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về vai trò
của Ni giới Phật giáo Huế.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn hướng tới mục đích là làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật
giáo Huế đối với Giáo hội và xã hội Huế.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, người viết thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu liên quan đến Phật giáo và Ni giới
Phật giáo Tỉnh Thừa Thiên Huế.
-

Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo Huế đối với

Giáo hội Phật giáo tại Huế
-

Phân tích, làm sáng tỏ vai trò của Ni giới Phật giáo Huế đối với xã

4


hội tại Huế.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của Ni giới Huế đối với
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và xã hội.
- Phạm vi
+ Phạm vi không gian : thành phố Huế
+ Phạm vị thời gian: 30 năm, từ 1987 đến đầu 2017.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này được thực hiện
bằng việc thu thập thông tin từ thư viện, hiệu sách, v.v.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu thu
thập được.
- Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh đặc điểm của nữ tu Phật
Giáo Huế với các vùng miền liên quan, so sánh vai trò của họ đối với phụ nữ
thế tục trong xã hội ngày nay.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ni giới Phật
giáo Việt Nam
Chương này đề cập đến khái niệm về Ni giới, sự hình thành Ni giới ở Việt
Nam nói chung và ở Huế nói riêng, Hội Sakyadhita và vài nét về đặc điểm Ni
giới Phật giáo Huế.
Chương 2: Vai trò của Ni giới Huế đối với Giáo hội
Chương này bàn về vai trò của Ni giới Huế trong việc xây dựng tổ chức
Giáo hội (trong bộ máy hoạt động của Giáo hội, trong Tăng sai), trong việc
quản lý Ni giới và nuôi dạy thế hệ Ni giới tiếp theo

5


Chương 3 : Vai trò của Ni giới Huế đối với xã hội
Chương này làm sáng tỏ vai trò của Ni giới trong các hoạt động công
tác xã hội, trong giáo dục, y tế, kinh tế và đời sống tinh thần của người dân.

6



CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VÀ NI GIỚI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1.1 Khái quát về giáo hội Phật giáo Việt Nam
Từ khi Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ đã hình thành tổ chức giáo hội
nguyên thủy với khái niệm Tam Bảo làm trụ cột, bốn chúng đệ tử thực hành
và tuân theo những giáo lý mà Đức Phật đã truyền dạy. Hiện nay mỗi một
quốc gia có Phật giáo, đều có những tổ chức giáo hội riêng, với những
phương thức hành đạo và truyền giáo phù hợp với quốc gia và lãnh thổ mà
mình tu học. Phật giáo có hai nhánh chính là Phật giáo Nguyên thủy
(Srilanka, Miến Điện, Thái Lan...) và Phật giáo Phát triển (Trung Quốc, Triều
Tiên, Việt Nam...). Ở Việt Nam đã tồn tại một tổ chức Giáo hội sơ khai được
biết đến là trung tâm Phật giáo Luy Lâu, tồn tại vào khoảng thế kỷ II-III.
Theo Việt Nam Phật giáo sử luận (Nguyễn Lang, 2014, tr21) : "Đạo Phật
được truyền vào Việt Nam khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Tài liệu chắc chắn
cho biết rằng vào hạ bán thế kỷ thứ hai, tại nước ta đã có một trung tâm Phật
giáo phồn vinh và quan trọng rồi, nhưng có thể đạo Phật đã du nhập vào
nước ta trong thế kỷ đầu của kỷ nguyên.”
Khi thực dân Pháp đem quân xâm lược nước ta, cũng là lúc Pháp mang
theo văn hoá, tín ngưỡng, Tôn giáo phương Tây truyền bá vào Việt Nam. Khi
đó Phật giáo đã không còn được sự ủng hộ như trước đây, bản thân Phật giáo
lúc này nặng về tín ngưỡng hơn tư duy, chư Tăng Ni Phật tử ít am hiểu về
giáo lý. Từ bối cảnh đó, một số Tăng Ni, Cư sĩ có tâm huyết và tinh thần đạo
pháp, dân tộc đã quyết tâm chỉnh đốn lại bằng cách mở các trường Phật học
tại các tỉnh thành, dịch kinh điển sang chữ quốc ngữ cho Tăng Ni, Phật tử dễ
học, dễ hiểu, xây dựng các cơ sở xã hội, ra các tờ tạp chí với mục đích giúp
đỡ nhau cùng học Phật và hoằng pháp, nêu cao tinh thần dân tộc, chương

7



trình phổ cập văn hoá cũng được đưa vào giáo dục cho Tăng Ni.
Phong trào “Chấn hưng Phật giáo” ở cả 3 miền Trung - Nam - Bắc
trong những thập niên 30, 40 của thế kỷ XX đã thổi bùng lên truyền thống
yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với Dân tộc và Đạo pháp của Tăng Ni,
Phật tử, nhất là sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
Cho đến thời điểm Việt Nam được thống nhất về mặt nhà nước vào
năm 1976 tại miền Bắc và miền Nam có nhiều tổ chức Phật giáo khác nhau
hoạt động.
Ở miền Nam, vào ngày 31/12/1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật
giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để
soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất*.
Năm 1964 các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất
dưới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhất và sau
17 năm hoạt động giáo hội này đã ngưng mọi sinh hoạt vào năm 1981.
Đầu năm 1980, thể theo nguyện vọng của toàn thể Tăng Ni, Cư sĩ, Phật
tử, các vị Giáo phẩm đại diện cho các tổ chức hệ phái lớn của Phật giáo họp
tại thành phố Hồ Chí Minh và quyết định thành lập “Ban Vận động thống
nhất Phật giáo” để xúc tiến cuộc vận động trong phạm vi cả nước, bao gồm
đại diện của 9 tổ chức, hệ phái:
- Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam (ở miền Bắc);
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang);
- Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh;
- Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam;
- Giáo hội Tăng già nguyên thuỷ Việt Nam;
- Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam bộ (Phật giáo Khmer);
*

Minh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ: Đôi nét về đạo Phật và GHPGVN

/>Nam

8


- Giáo phái Khất sĩ Việt Nam;
- Giáo hội Thiên Thai giáo quán tông;
- Hội Phật học Nam Việt.
Ngày 07/11/1981 Đại hội thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại chùa
Quán Sứ, Hà Nội với sự tham dự của 168 vị Giáo phẩm, Tăng Ni, Cư sĩ đại
diện cho 9 tổ chức, hệ phái nói trên để thành lập nên một tổ chức chung của
Phật giáo cả nước lấy tên là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (GHPGVN). Cho
đến nay gần 36 năm, cơ chế tổ chức Giáo Hội đã tự hoàn thiện và hiện có
63/63 đơn vị tỉnh/thành hội Phật giáo trong toàn quốc.
Tại Lời nói đầu của Hiến chương, GHPGVN đã khẳng định: Sự thống
nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: “Thống nhất ý chí và hành
động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái và
phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì”, và xác
định “Phương châm hoạt động của GHPGVN là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ
nghĩa xã hội”, “GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni,
Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước” .
Hiến chương GHPGVN đã khẳng định: "Mục đích của GHPGVN là điều hoà,
hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì hoằng
dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp
phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới”*
1.2 Mấy nét về Ni giới Phật giáo Việt Nam
1.2.1 Khái niệm Ni giới
Theo Phật học từ điển ( Đoàn Trung Còn, 2011, NXB Tổng hợp TP
HCM) : Ni


có nghĩa là Bà vãi, Cô vãi, người phụ nữ đã thọ giái xuất gia và

*

Ngày 30-1-2013, HT.Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký Quyết định số
016/QĐ/HĐTS chính thức ban hành Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội
đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn

9


tu tại chùa am. Ni chúng

, nhiều người phụ nữ xuất gia nhóm họp lại một

chỗ để tu học, để làm Phật sự.
giới là một trong bốn chúng đệ tử quan trọng của Đức Phật, chỉ cho
những người nữ xuất gia theo Phật giáo, cũng thuộc vào hàng Tăng bảo, thay
Phật hoằng dương chánh pháp. Bao gồm: Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc
và Ưu Bà Di.
Tỳ-khưu: chỉ cho người nam xuất gia.Tỳ- khưu là dịch âm của chữ
Phạn Bhikkhu (sanscrik là Bhiksu) ý nghĩa chủ yếu là khất sĩ. Khất sĩ có
nghĩa trên thì theo Như Lai khất cầu Phật pháp để dưỡng dục huệ mạng của
pháp thân, dưới thì hướng về thế gian xin cầu cơm áo để nuôi sống sinh mạng
của mình, của pháp thân vì thế gọi là khất sĩ.
Tỳ-khưu-ni : là dịch âm của Phạn văn Bhiksuni. Tỳ-khưu-ni có nghĩa
là nữ Tỳ khưu hoặc nữ khất sĩ. Ni giới ở đây chỉ cho người nữ xuất gia gồm
nữ tập sự, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na và Tỳ-khưu-ni.
Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di ( Cận sự nam và Cận sự nữ) : “Người sống đời
sống gia đình không phải là vị tu sĩ của Giáo hội, gọi là người tại gia

(gahaṭṭha) hay cư sĩ (Gihi)”. Ngoài việc thực hành giáo pháp với cương vị là
người tại gia, họ còn là người hộ trì đắc lực của Tăng đoàn, cúng dường tứ sự
là ăn, mặc, chỗ ở và thuốc men cho Tăng chúng.
1.2.2 Sự hình thành Ni giới
Ấn Độ được xem là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại,
với những thành tựu mang đậm nét Tôn giáo, là nơi nguồn cội chính thống ủa
các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh. Dù là một
quốc gia có nền văn minh lớn và sớm, nhưng với những thành tựu đó cũng
không làm Ấn Độ thoát khỏi cái khung nói chung của các quốc gia phương
Đông, một mô-típ của cư dân nông nghiệp - địa vị và vai trò của người phụ
nữ vẫn luôn đứng sau người đàn ông.

10


Phật giáo với khẳng định : “ Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” [
30;tr 201] đã có một cái nhìn chung về nhân sinh cũng như khả năng của mỗi
con người. Nhìn lại lịch sử Ấn Độ hơn 2500 về trước, khi mà giai cấp được
phân định rất rõ trong xã hội, phụ nữ yếu thế trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là
về các nghi lễ và nghi thức đọc tụng Tôn giáo, người nữ càng không được
quyền chạm đến. Tôn giáo cổ của Ấn Độ cho rằng phụ nữ không có khả năng
giác ngộ, và Ấn Độ giáo coi phụ nữ là thấp hèn, ô uế… Từ khi Phật giáo xuất
hiện thì phụ nữ đã bước lên một nấc thang mới theo tinh thần “ai cũng được
quyền để hạnh phúc”, với sự kiện nổi bật là việc thành lập Ni đoàn Phật giáo,
phụ nữ đã được đặt chân vào ngôi nhà Tôn giáo, mà ở đây chính là Phật giáo,
cũng tham gia vào tổ chức Giáo hội, là một phần quan trọng của Tăng đoàn.
Đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về sự thành lập Ni đoàn Phật giáo và
ai là Tỳ- khưu-ni đầu tiên, nhưng nhìn chung, mọi người đã ngấm ngầm chấp
nhận thời gian thành lập Ni đoàn là lúc Đức Phật chấp nhận sự xuất gia của
Di mẫu Mahaprajapati* và 500 phụ nữ trong dòng họ Thích xuất gia, sự kiện

này đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng - giải phóng nữ giới.
Với sự chấp thuận của Đức Phật, Tăng đoàn Tỳ-khưu-ni được thành lập
khoảng 5 năm sau khi Phật thành đạo. Các sử liệu kinh tạng ghi lại rằng :
ngày kia Ðức Phật đến thành Kapilavattu để giảng hòa một cuộc tranh chấp
dữ dội giữa hai dân tộc, Sakyan và Koliyan, đang dành quyền sử dụng nước
của dòng sông Rohini. Sau khi cuộc cãi vã cay đắng đã được dàn xếp ổn thỏa
và hai bên dịu giọng, như thường lệ, Ðức Thế Tôn mở lời thuyết giảng Giáo
pháp, và sau khi lắng nghe thời Pháp một số đông người trai trẻ Sakyan xin
gia nhập vào Giáo hội chư Tỳ-Kheo. Các bà vợ của những vị ấy, do Maha
Pajapati Gotami hướng dẫn cũng đến xin xuất gia với Ðức Bổn Sư.
"Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, khu
*

Mahaprajapati sanh trưởng tại thị trấn Devadaha của xứ Ấn Ðộ cổ xưa, trong gia đình Suppabuddha. Bà là
em của Hoàng Hậu Maha Maya-mẹ Thái Tử Siddhattha

11


vườn Nigrodha. Rồi Mahàpajàpatì Gotamì đi đến Thế Tôn, sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Mahàpajàpatì Gotamì
bạch Thế Tôn:
- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân được xuất gia, từ bỏ gia đình,
sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.
- Thôi vừa rồi, này Gotamì, chớ có ưa thích nữ nhân được xuất gia, từ
bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết
giảng.” [6; tr 654,655]
Sau ba lần thưa thỉnh đều bị Phật từ chối, Bà Mahàpajàpatì Gotamì, với
tóc cạo sạch, đắp áo cà-sa, cùng với nhiều nữ nhân Sàkya ra đi đến Vesàli, tiếp
tục bộ hành và đến Vesàli. Khi đến nơi với chân bị sưng, với tay chân lấm bụi,

đau khổ, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc than, đứng ngoài cửa chính, Tôn
giả Ananda đã thay mặt để cầu xin cho Mahapajàpatì và 500 quyến thuộc xuất
gia, sau cuộc đối thoại khẳng định về sự chấn ngộ, cũng như nói đến công ơn
của Di mẫu, Đức Phật đã chấp nhận cho phái đoàn nữ giới xuất gia với điều
kiện giữ gìn “Bát Kỉnh pháp”. Tôn giả A Nan trao truyền lại tám điều giới
pháp ấy cho bà Mahà Pajàpati Gotami. Bà vui mừng khôn xiết, hoan hỷ lãnh
thọ và nguyện kính cùng chư Ni giữ trọn đời không vi phạm.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận liệu “ Bát kỉnh
pháp” có phải do Phật thuyết hay do các vị đời sau thêm vào? Và liệu có kỳ thị
giới không khi bắt người nữ phải tuân thủ tám điều đó mới được phép xuất gia?
Ở bài này không đặt nặng về nghiên cứu có hay không Phật dạy về Bát Kỉnh
Pháp, vì nó là một vấn đề bàn luận sâu rộng vượt qua phạm vi nghiên cứu của
đề tài, nhưng chắc một điều, với cương vị là một người nữ xuất gia, thì Bát
Kỉnh pháp không phải là sự kỳ thị về giới mà Đức Phật muốn hướng đến. Nếu
có sự kỳ thị thì ngay từ đầu, Đức Phật đã không làm cuộc cách mạng lớn về
giới như vậy, bằng cách cho người nữ gia nhập giáo đoàn; nếu có kỳ thị thì

12


những năm sau khi Ni đoàn thành lập, Đức Phật đã không tán thán đến thành
tựu mà những vị Ni đã đạt được qua quá trình tu đạo và chứng đạo [3, tr 540735] ; nếu có sự kỳ thị thì Đức Phật đã mâu thuẫn với chính những giáo pháo
mà mình chỉ dạy: không quan trọng đến địa vị xã hội mà quan trọng đến nhân
cách đạo đức. Nhìn ở góc độ lịch sử, Bát Kỉnh pháp ở giai đoạn đó chính là sự
bảo hộ thiết yếu cho phái nữ và là sự bảo hộ cho Tăng chúng Phật giáo; với
việc Di mẫu là người lớn tuổi trong bộ tộc, là người đã chăm nuôi khi Thái tử
còn bé, là mẹ là cô của bao nhiêu vương thất công tử xuất gia theo Phật, nếu
không có Bát Kỉnh pháp, liệu rằng Bà có thuần túy từ bỏ được lối sống vương
giả cũng như vai trò “người lớn” của mình đối với những người đáng hàng con
hàng cháu của mình trong Tăng đoàn.

Đến thế kỷ III trước Tây lịch, Vua Asoka đã phái Hoàng tử Mahinda và
Công chúa Sanghamitta sau khi xuất gia thì cùng phái đoàn Phật giáo sang
Srilanka truyền đạo. Từ đây Phật giáo bắt đầu cắm rễ, lan tỏa ra toàn khu vực
và thế giới. Có thể nói, Công chúa Sanghamitta là tổ Ni cho các nước Phật
giáo trên thế giới ngày nay.
Sự kiện thành lập Ni đoàn đã mở ra cho giới phụ nữ một cánh cửa mới,
họ có thể chọn lựa hướng đi cũng như cách nhìn nhận của mình đối với gia
đình và xã hội. Vượt ra ngoài định kiến rằng từ bỏ gia đình, sống không gia
đình là thiếu trách nhiệm, trốn chạy xã hội vì vị thế thấp kém, gia nhập Tăng
đoàn giúp họ hướng đến một chân trời rộng lớn, cao xa - giải thoát tự thân và
giải thoát con người khỏi những tâm lý tiêu cực giữa cuộc đời biến động.
Vượt qua bản tánh thường tình của người phụ nữ, MahàPajàpati
Gotamiđã chứng minh rằng, người nữ cũng có khả năng chứng ngộ như nam
giới, ngoài bản thân mình, bà cũng giúp cho nhiều nữ nhân khác thể nghiệm
được chân lý Phật Đà. Việc khai sinh ra Ni đoàn hơn 2500 trước nếu không
có một MahàPajàpati với quyền lực vốn có (vốn là một đương kim Hoàng

13


Hậu), chí hướng cầu đạo kiên cố, với những kinh nghiệm từng trải của người
phụ nữ, kinh nghiệm lãnh đạo khi còn là Hoàng hậu, những yếu tố đó đã giúp
Bà lãnh đạo Ni đoàn một cách rất thuận lợi.
Trước hết là sự quản lý giữa nội bộ Ni chúng, góp phần an ổn giáo
đoàn. Nếu không tuân thủ những giới luật mà Đức Phật đã “ tùy phạm, tùy
chế”, thì mọi kỷ cương cũng như sự tiến bộ của bản thân sẽ khó đường tiến
bước, trong khi Tăng đoàn (gồm cả chúng Tăng và Ni) vừa mới được thành
lập, một Giáo hội rất mới với những tư tưởng mới, thêm việc giải phóng
quyền phụ nữ, nên bị các tôn giáo bạn ganh ghét hay sự kỳ thị của xã hội đối
với phái yếu không thể không có. Thế nên, muốn báo đáp ơn Phật, không gì

bằng là thực hành lời Phật dạy và chứng minh khả năng của mình, bằng
chứng đã ghi nhận điều đó qua tác phẩm“Trưởng lão Ni kệ ”, tác phẩm ghi lại
sự chứng ngộ của những vị Ni thời bấy giờ. Chính Đức Phật đã tán thán Bà
Gotami giữa đại chúng “ Tỳ kheo Ni Gotami không thể xem là một người nữ
tầm thường, bà thật là một trượng phu có đức và là một người xuất cách đáng
biểu dương trong tăng đoàn” [ 7 ; tr 610-621]
Những tư liệu về những công hạnh của các Ni giới không được kể
nhiều trong các kinh luật, nhưng có thể với vai trò và tầm ảnh hưởng của
mình, Gotami và Ni chúng thời đó ngoài việc hộ trì giáo pháp cùng Tăng
đoàn, cũng có những đóng góp như giúp đỡ dẫn dắt các phụ nữ quy y, chỗ
dựa tinh thần cho những nữ nhân bị áp bức ngoài xã hội.
1.2.3 Sự hình thành Ni giới Việt Nam nói chung và Huế nói riêng
a) Sự hình thành Ni giới ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Thích Nữ Như Nguyệt (tiến sĩ Phật học 2005) thì
Ni đoàn Phật giáo ở Việt Nam được thành lập từ khá sớm, Tỳ Kheo Ni Phổ
Minh là người đặt nền móng cho sự thành lập của Ni đoàn Phật giáo Việt
Nam. Phổ Minh là con gái của Trương Mục, thứ sử đất Giao Châu (TK IV-

14


V), không rõ xuất gia năm nào. Trong Cao Tăng truyện, Dharmayasa là vị
thầy thế độ cho Phổ Minh, “ Đời nhà Tống ở Đan Dương, có con gái của
Duẫn Nhan Viện là Ni Pháp Hoằng, con gái Trương Mục Quan Thứ sử Giao
Châu là Ni Phổ Minh đầu tiên đều thọ pháp này…Ni chúng Đông thổ cũng có
thời theo đây” [24 , tr. 329c 16-18]
Mặc dù Ni giới đã được nhắc đến từ thời Hai Bà Trưng như Công chúa
Bát Nàn, Thiều Hoa, Vĩnh Huy, Phương Dung…Nhưng đó chỉ là hình thức
xuất gia chứ chưa có một tổ chức Ni giới hay có một sự truyền thừa tương
tục. Từ đó về sau, đời nào cũng có những Ni giới xuất sắc, tuy lúc thịnh lúc

suy khác nhau, nhưng chưa bao giờ gián đoạn. Hoàng Hậu Hoàng Thị, rời
cung cấm và lập một thảo am ở ngoại thành Hoa Lư để tu hành (thời Đinh);
hay công Chúa Phất Kim; Công chúa Phất Ngôn (Tiền Lê); Công chúa Diệu
Nhân ( thời Lý); Huyền Trân Công chúa ( thời Trần); Hoàng Hậu Trịnh Thị
Ngọc Trúc ( thời Hậu Lê); Công Chúa Long Thành Ngọc Tú, Công Chúa
Ngọc Cơ (thời Nguyễn)…Đến thế kỷ XIX-XX thì có Ni Sư Diệu Không, Ni
Sư Trí Hải, Ni sư Như Thanh… đó đều là những đóa hương tỏa rạng muôn
đời về công hạnh cũng như sự dấn thân độ đời của mình trong hàng Ni lưu
Phật giáo Việt Nam.
Năm 1959 tổ chức Ni Bộ Việt Nam được thành lập, đến năm 1972 đổi
tên thành Ni Bộ Bắc Tông* . Đây là tổ chức sơ khai đầu tiên, nhằm khẳng
định vị thế và vai trò của Ni giới trong công tác hoằng dương chính pháp
cùng với Giáo hội. Ngoài vai trò chuyển hoá nội tâm, thì chư Ni không quên
nhiệm vụ “ hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp”, chính vì vậy mà khi
đất nước lâm nguy, chư Ni không ngại ra chiến trường đồng hành cùng dân
tộc, đến khi giặc tan dân yên, lại quay về thảo am tịnh yên tu tập. Hay như
Huyền Trân Công chúa, vì để hòa hảo hai Châu Ô, Châu Lý, đã là người có
*

Ni Bộ ấn hành và phát hành (1957) : Đại hội Ni Bộ Bắc Tông Việt Nam

15


công trong việc mở mang bờ cõi, chấp nhận thành thân, rồi sau cũng theo Vua
cha mà xuất gia tu hành. Hay các Ni trưởng ở thế kỷ cận hiện đại là tấm
gương sáng cho hậu bối noi theo về đức hạnh, công tác xã hội, hết mình vì
đạo vì lợi ích cho số đông. Đa số chư Ni xuất thân từ Hoàng thân quốc thích,
họ nhận ra sự vô thường, thịnh của thời cuộc nên sớm ngộ lẽ nhân sinh, đến
khi xuất gia đã biết tận dụng thế mạnh về vị thế và tiếng nói chủa mình đã

tích cực tham gia vào các công tác xã hội cũng như hoằng truyền chánh pháp
đến muôn dân.
b) Sự hình thành Ni giới ở Huế
“ Ni bộ Bắc Tông thừa thiên Huế, tiền thân của Ni giới Phật giáo Huế
được hình thành trong phong trào chứng hưng Phật giáo từ nửa đầu thế kỷ
XX, để rồi viết lên một trang sử mới cho Phật giáo Huế”. [ 4; tr10] Ni giới
Huế tồn tại song song cả Ni giới Bắc tông và Nam tông, và hệ phái khất sĩ;
tuy nhiên phái Nam tông và khất sĩ với số lượng còn hạn chế ( 35/ 712) ( nên
ở nghiên cứu này chỉ nhấn mạnh về Ni giới Bắc tông. Có thể nói Phật giáo
Việt Nam nói chung và Phật giáo Huế nói riêng đều mang đậm pháp môn của
hệ phái Phát triển (Đại Thừa )*, Ni giới Việt Nam, để truy xét nguồn gốc vẫn
chưa có nhiều tài liệu để khẳng định, chỉ là những phỏng đoán với những tài
liệu còn sót lại đây đó. Theo lịch sử từ khi Phật giáo có mặt ở Việt Nam, phía
Bắc được xem như là nơi đầu tiên xuất hiện nữ giới xuất gia, nhưng để phát
triển và quy về một mối với một tổ chức, một cộng đồng Ni thì có thể nói nơi
xuất phát là miền Trung, đặc biệt từ thời kỳ chứng hưng Phật giáo đầu thế kỷ
XIX, với những bậc Ni lưu như Ni sư Diên Trường (1863- 1250), Diệu
Hương (1884-1971), Hướng Đạo (1906- 1974), Diệu Không ( 1905-1997),
Diệu Trí (1907-2010), Thể Quán (1911-1982)... Trước những vị Ni sư này, có
*

Phật giáo với hai nhánh truyền thừa chính: Nguyên thủy ( giữ cách tu đạo và hành đạo từ thuở mới khai
sáng) và Phát triển ( thay đổi phương pháp tu đạo và hành đạo tùy theo không gian và thời gian, nhưng không
làm mất bản chất của Phật giáo)

16


thể kể đến sư Diệu Chân ( khoảng cuối thế kỷ XIV ); Quốc mẫu Nguyễn Thị
Ngọc Cầu (1734-1804) cũng thế phát xuất gia khi đô thành Phú Xuân bị thất

thủ, Định Vương cùng triều thần chạy vào Nam lánh nạn ; cùng thời Quốc
mẫu còn có Công nữ Nguyễn Phước Ngọc Tuyên ( xuất gia năm 1774) ; Công
Chúa Định Hòa ( 1808- 1856)... nhưng nhìn chung Ni giới thời đó khá mờ
nhạt, cũng bởi nhiều lý do, xuất gia vì cảm mến đạo, một phần vì thời cuộc,
một phần xuất thân từ cái nghi con nhà quan vương...nên họ chỉ yên phận tu
hành chứ chưa có một tổ chức hay hoặt động nổi bật nào.
Tỳ-khưu-ni Diên Trường (1863-1250) được xem là Tỳ-kheo-ni đầu tiên
của Phật giáo xứ Huế, mẹ là bà Công Nữ Thức Huấn - con gái của
Tùng Thiện Vương. Năm 36 tuổi, phát tâm xuất gia tại chùa Từ Hiếu (nay
vẫn còn tồn tại). Ni sư là người đã khai sáng chùa Trúc Lâm, nơi khởi điểm
của phong trào chứng hưng Phật học xứ Trung kỳ. Ni sư Diệu Hương (18841971), người đứng ra thành lập Ni trường đầu tiên ở Huế (1932) và phát triển
cho đến nay.
Chùa Diệu Viên là ngôi chùa Sư nữ đầu tiên tại Huế, nay thuộc xã
Thủy Dương, Huyện Hương Thủy, Huế. Ni Trưởng Hướng Đạo là người đã
khai sơn ra ngôi bổn tự này vào năm 1924. Trong Kỷ yếu Ni giới, Tỳ Kheo Ni
Thích nữ Chơn Hiền đã phát biểu rằng “ Người trình bày chí hướng của mình
muốn có một chỗ yên tĩnh hợp với việc tu hành của nữ giới, nên cụ Ưng Dinh
đã cộng tác giúp người khai sơn để lập chùa làm chỗ tĩnh tu, lúc đầu chỉ là
am tranh nhỏ, trải qua thời gian Người đã ra sức biến am tranh nhỏ thành
ngôi chùa khá khang trang, nay là chùa Diệu Viên...” .[42,tr76]
Có thể nói chư Ni Trưởng đã đóng góp vai trò khá quan trọng trong ngôi
nhà chung Phật giáo và cho cả xã hội, là người tiếp tục giữ gìn mạng mạch
chánh pháp thay Phật cùng với Chư Tăng, trong đó môn phong của Ni giới
được kế thừa và phát huy từ khi được thành lập dù trải qua bao biến cố của

17


thời cuộc. Điểm nhấn ở đây chính là sự dấn thân của những người được cho là
liễu yếu đào tơ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, Ni sư Diên Trường lập

chùa Trúc Lâm rồi thỉnh Hòa Thượng Giác Tiên trụ trì, ngôi bảo tự này là cơ
sở hoạt động đầu tiên cho phong trào chấn hưng Phật giáo những năm 30-40
của thế kỷ XX; Ni sư Diệu Không, Diệu Huệ viết đơn thỉnh nguyện được tự
thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo năm 1963...
Các Ni Trưởng cũng là lớp đầu tiên mở các trường mầm non, viện dưỡng lão,
cô nhi viện Phật giáo. Chính những nền tảng công tác này mà Ni giới Huế
mới tiếp tục phát huy hơn nữa trên nhiều lĩnh vực mang tính “ hoằng pháp vi
gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” ( hoằng pháp là nghĩa vụ của mỗi người xuất
gia, lấy việc lợi ích cho chúng sanh là sự nghiệp của đời mình). Trong phong
trào chống Mỹ, chống Pháp, chư Ni cũng góp phần là một người con của Vệt
Nam, tuy không trực tiếp tham chiến, nhưng chư Ni cũng đã giúp một tay
trong việc cứu đói, cứu thương , xoa dịu nỗi đau do chiến tranh gây ra.
1.2.4 Hội Sakyadhita*
Khi thế giới chuyển mình theo những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật,
song song với nó là nhìn nhận và khẳng định vị thế và vai trò của người phụ
nữ - một nửa cho sự hình thành và phát triển nên thế giới. Phong trào nữ giới
Phương Tây từ khi xuất hiện và dần phát triển lan tỏa ra toàn thế giới, Ni giới
Phật giáo buộc mình phải nhìn nhận lại vị thế và vai trò của mình, thế giới đã
mở cửa thì nên bước ra ngoài cánh cửa của sự thu mình để dấn thân và phụng
sự với toàn khả năng vốn có.
Sakyadhita nghĩa là “Hội những người con gái của Đức Thế tôn”, còn
được dịch là Hội Phụ nữ Phật giáo Thế giới, ở Việt Nam được gọi là Hội Ni
*

Hội nghị Ni giới thế giới được thành lập và tổ chức lần đầu tiên tại Bồ Đề đạo tràng (Bodhimanda), Ấn Độ,
vào tháng Hai năm 1987. Hội nghị bầu Ni sư Karuna Dharma (người Mỹ) làm Chủ tịch, bầu bà Ranjani de
Silva (người Srilanka) là Chủ tịch Điều hành, bà Koko Kawanami (người Nhật) là Phó Chủ tịch Hội. Ni sư
Karma Lekshe Tsomo (người Mỹ) là Tổng Thư ký Hội và thủ quỹ là bà Gabriela Kuestermann (người Đức).
Năm 2002, Ni sư Karma Lekshe Tsomo được bầu làm Chủ tịch Hội.


18


×