Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hoạt động hoằng pháp của giáo hội phật giáo việt nam tỉnh hà nam hiện nay ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.01 KB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ PHÚC
(Thích Viên Hiếu)

HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ PHÚC
(Thích Viên Hiếu)

HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY

Ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN NGỌC QUỲNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học về “Hoạt động
hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam hiện nay” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn
Ngọc Quỳnh. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phúc


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
với đề tài “Hoạt động hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà
Nam hiện nay” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ tận tình của thầy cô, chính quyền và người dân tỉnh Hà Nam, gia đình
và bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, nhà khoa học đang
công tác tại Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ
trợ các tài liệu học tập cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngọc
Quỳnh, Ban Tôn giáo, Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh
nghiệm có giá trị và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND tỉnh Hà Nam, Ban Trị sự tỉnh Hà
Nam, cán bộ địa phương các cấp và người dân tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện
cho tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình
hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các
nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phúc


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÀ NAM VÀ QUÁ TRÌNH 19
PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT
NAM TỈNH HÀ NAM
1.1. Điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội

19

1.2. Quá trình phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh 22
Hà Nam (từ năm 2005 đến nay)

1.3. Một số khái niệm

36

Chƣơng 2: CÁC HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP CỦA GIÁO HỘI 39
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM
2.1. Hoạt động giảng pháp

39

2.2. Hoạt động hoằng pháp với công tác xã hội

50

2.3. Hoạt động về nghi lễ

59

Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 68
HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP CỦA GIÁO HỘI PHẬT
GIÁO VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM
3.1. Một số vấn đề đặt ra

68

3.2. Kiến nghị, đề xuất

70

3.3. Giải pháp


73

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

CT/TW

Chỉ thị trung ương

CP

Chính phủ

GĐPT

Gia đình Phật tử

HĐND


Hội đồng nhân dân

LĐTBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

PL

Pháp lệnh

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐTSGH

Hội đồng trị sự Giáo hội

CV

Công văn


TƯGH

Trung ương Giáo hội

TT

Thượng Tọa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng bén rễ, dung hòa, tiếp biến
với văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc, trở thành một phần không thể thiếu trong đời
sống người dân Việt. Thậm chí, ở những giai đoạn nhất định, Phật giáo còn trở thành
yếu tố ảnh hưởng đến đời sống xã hội của con người Việt Nam trên nhiều phương
diện từ vật chất đến tinh thần. Chính vì vậy, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo gần
gũi với người Việt từ bao đời nay, dung hòa với tín ngưỡng dân gian, không bài trừ
những tôn giáo khác. Kể từ đó, theo dòng lịch sử khi thịnh, lúc suy dù ở giai đoạn nào
thì Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc.
Với tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”, ở những thời điểm
khác nhau, những người con Phật luôn mang “Ánh đạo vàng” đi hoằng truyền
chánh pháp khắp muôn nơi bằng những phương tiện thiện xảo tùy xứ, tùy thời,
tùy cơ mà ứng biến.
Trên tinh thần ấy, cho đến ngày nay những tinh tuyền của Phật giáo vẫn là
phương tiện hóa giải nỗi đau khổ của chúng sinh và góp phần tịnh hóa nhân gian.
Vì vậy, trong ba pháp bảo của thế gian (Phật, Pháp, Tăng), tăng đoàn
luôn đóng vai trò trọng yếu trong công cuộc hoằng dương tán pháp. Ở bất kỳ
giai đoạn nào, hễ tăng bảo mạnh thì Phật pháp trường/còn. Tăng bảo suy thì
Phật pháp suy. Tăng bảo chính là những người duy trì mạng mạch Phật pháp
tại thế gian. Và sự hình thành, lớn mạnh của các tổ chức giáo hội Phật giáo

nhằm củng cố, phát triển và mở rộng vai trò của tăng đoàn trong sứ mạng
“Phật pháp vi gia vụ, lợi sinh vi sự nghiệp” cũng không ngoài ý nghĩa trên.
Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam ra đời, phát triển cũng nằm trong sứ mệnh
chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: mang giáo lý và phương tiện thực hành
của Phật giáo nhằm hóa giải khổ đau cho chúng sinh, đem lại cho mọi người
cuộc sống an lạc, tự do và giải thoát.

1


Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam ra đời trong bối cảnh xã hội
phát triển về mọi mặt, nhưng kéo theo là đời sống của các cá nhân và cộng đồng
ngày càng trở nên bất ổn, bất định và bất toàn.
Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay, các hoạt
động hoằng pháp của Phật giáo có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống người
dân? Cần đánh giá những hoạt động đó theo chiều hướng nào? Chắc rằng mỗi
vấn đề đều có ưu điểm và hạn chế của nó. Từ đó vấn đề đặt ra là, những nhân tố
nào cần phát huy trong điều kiện xã hội ngày nay và những hoạt động để có thể
phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực phát sinh trong
các sinh hoạt của Phật giáo trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Trong bối cảnh ấy, con người ngày càng có xu hướng tìm kiếm những
điểm tựa tâm linh, tinh thần hay những kiến giải về đời sống khổ đau, giả tạm
mà họ đang là, đang chịu.
Tuy nhiên, dường như ít ai trong số đó tìm thấy các phương án khả dĩ cho
vấn đề của họ. Nhận thức được điều này, Giáo hội PGVN nói chung, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam nói riêng đã cải tổ, mở rộng các phương tiện
hoằng pháp trong tình hình mới.
Song, ở một phương diện nhất định, thực trạng hoằng pháp hiện nay của
Giáo hội PGVN nói chung và Hà Nam nói riêng đang đặt ra cho tất cả các cấp,
ban, ngành cần vận dụng nhu nhuyễn hơn nữa tinh thần “tứ khế” (khế lý, khế cơ,

khế thời, khế xứ) của Phật giáo.
Đối với Giáo hội PGVN tỉnh Hà Nam, để có thể đem lại hiệu quả và nâng
cao chất lượng hoằng pháp trong thời kỳ này, đòi hỏi những khảo sát, đánh giá,
nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động hoằng pháp của Ban trị sự nhằm góp phần
đưa ra những kiến giải, đề xuất phương hướng hoạt động cho GHPGVN tỉnh Hà
Nam cũng như Giáo hội PGVN nói chung.
Tất cả các vấn đề trên đã thôi thúc những nhà nghiên cứu về tôn giáo,
cũng như các nhà quản lý tôn giáo, các cơ quan chức năng cần tìm hiểu, nghiên

2


cứu, nhằm có những đánh giá đúng về niềm tin, thực hành Phật giáo của người
dân tỉnh Hà Nam. Đây cũng là lý do để người viết chọn đề tài “Hoạt động hoằng
pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Cơ sở lý thuyết
Hoằng pháp của Phật giáo bao giờ cũng đặt nền tảng trên lời dạy của đức
Phật trong Tam tạng kinh điển: Kinh, Luật, Luận.
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, đức Phật liền muốn nhập Niết bàn, vì
Ngài thấy giáo pháp của mình quá cao siêu, chúng sinh khó bề tiếp nhận, rồi sinh
tâm xem thường mang tội huỷ báng chính pháp. Nhờ sự thỉnh cầu của Phạm
Thiên và căn cứ theo phương thức giáo hoá của bảy đời đức Phật trước, đức Phật
bèn nghĩ đến việc truyền bá chính pháp. Tức là sứ mạng hoằng pháp được đức
Phật bắt đầu từ đó. Đức Phật đã dạo khắp các vùng Ấn Độ dù là chốn đô hội thị
thành hay các miền thôn dã, tuỳ phương tiện mà hoá độ khắp tất cả chúng sinh
bình đẳng không phân biệt, dù cao sang quyền quí hay nghèo cùng khốn khổ.
Đây là điểm đặc thù nhất trong Phật giáo. Ý này được diễn tả trong kinh Pháp
Hoa phẩm Dược thảo dụ: “Giáo pháp của Ngài như trận mưa lớn, tất cả các
loại cỏ cây đều được thấm nhuần” [105, tr.289].

Người xuất gia, tại gia nói chung phải có bổn phận chuyển vận bánh xe
chánh pháp để hóa độ chúng sinh, kinh Tương Ưng tập I có nói: “Hỡi các Tỷ
kheo! Hãy đi vì lợi ích cho nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng
thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người” [24, tr.356].
Thời đức Phật ngoài giờ đi khất thực và thiền định, chư Tăng tỏa ra khắp nơi
để hoạt động hoằng pháp, đức Phật thường dạy các đệ tử: “hãy ra đi, các Tỷ kheo,
đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và
hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả. Này hởi các Tỷ
Kheo, hãy hoằng dương giáo pháp hoàn toàn ở đoạn đầu, toàn hỏa ở đoạn giữa,
toàn hỏa ở đoạn cuối, toàn hỏa cả hai, nghĩa lý và văn tự” [25, tr.574].

3


Cũng vậy, nói về hoạt động hoằng pháp, đức Phật đã nói thế nào là một vị
trưởng lão được ái mộ, ưa thích, tôn trọng, noi gương để hoằng pháp: “Đạt được
nghĩa vô ngại pháp, pháp vô ngại giải, đối với các sự việc, các vị đồng phạm hạnh
cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỉ vị ấy thiện xảo, không có biến nhác, thành tựu trí
phương tiện, ở đây vừa đủ để làm để khiến người làm” [27, tr.148]. Vận dụng yếu tố
cơ bản trong việc hoằng pháp. Trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật thị hiện vào đời là
nhằm “Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật” [88, tr.7].
Tinh thần này cũng được minh họa cụ thể trong Kinh Tương Ưng, tập 4
chương 4, kinh vị thuyết pháp. Đề cập đến một du sĩ ngoại đạo về mục tiêu tinh thần
hoằng pháp: “Thưa hiền giả, những ai là những vị thuyết pháp ở đời? Những ai là
những vị khéo thực hành ở đời? những ai là những vị khéo đến ở đời?”.
Tôn giả Sàriputra (Xá lợi Phất) đáp lời Du sĩ ngoại đạo:
“Này Hiền giả, những ai thuyết pháp để đoạn tận Tham, những ai thuyết
pháp để đoạn tận Sân, những ai thuyết pháp để đoạn tận Si; những vị ấy là
những vị thuyết thuận pháp ở đời. “Này Hiền giả, những ai thực hành đoạn tận
tham, thực hành đoạn tận sân, thực hành đoạn tận si; những vị ấy khéo thực

hành ở đời.“Này Hiền giả, những ai đoạn tận Tham, Sân, Si cắt đứt tận gốc rễ,
làm cho như thân cây Sa La, làm cho không thể tái sanh, làm không thể sanh
khởi trong tương lai; những vị ấy là những vị Tỷ kheo đến ở đời” [28, tr.821].
Đây là giáo lý được xem như là một trong những phương pháp tối ưu
nhằm hoàn thiện những nhà hoằng pháp cả hai phương diện Phật học và thế học.
Bên cạnh đó giáo lý còn đề cao ba yếu tố quan trọng cho việc hoằng tuyền chánh
pháp: 1. Con người hoằng pháp, 2. Phương tiện hoằng pháp, 3. Nội dung hoằng
pháp. Bên cạnh Kinh, Luật nói về hoạt động hoằng pháp thì đã có những công
trình nói về hoằng pháp.
2.2. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo
Sự hoằng pháp thời vua A Dục trong và ngoài Ấn Độ diễn ra trong
khoảng thời gian từ năm 325 đến năm 258 trước Công Nguyên, tương ứng với

4


thời Hùng Vương ở nước ta và trùng hợp với các sử liệu về Phật giáo ghi trong
Ngọc phả Hùng Vương, Chuyện Chử Đồng Tử, Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ
và Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên. Theo đó, Phật giáo đã truyền vào nước
ta từ thời Hùng Vương [9, tr.30-31].
Lịch sử đức Phật Thích Ca của Thích Minh Châu (1989), Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam cơ sở II [23]. Khi giới thiệu
về quá trình hoằng pháp của Phật Thích Ca đã đề cập đến hệ thống đệ tử đầu tiên
của Phật và bài thuyết pháp đầu tiên. Lớp đệ tử đầu tiên là năm tu sĩ, bạn đồng tu
khổ hạnh với Thái Tử Tất Đạt Đa ở Uruvela, bài thuyết pháp đầu tiên là Tứ Diệu
Đế. Tiếp theo là thuyết pháp cho Yasa con trai một triệu phú, sách viết Yasa xin
Phật xuất gia và chứng quả A La Hán. Năm vị tu sĩ đắc quả A La Hán cùng với
Yasa, cha của Yasa nghe Phật thuyết pháp xin quy y và trở thành người Phật tử tại
gia đầu tiên trong cuộc hoằng pháp của Đức Phật. Sau này, hơn năm mươi người
bạn của Yasa xin xuất gia đắc quả vị A La Hán. Phật có sáu mươi A La Hán và

hình thành đoàn tăng sĩ thuyết pháp đầu tiên. Cuốn sách đã cho thấy, hoằng pháp
hình thành từ thời đức Phật với hai cấp độ tu sĩ xuất gia và Phật tử tại gia. Nội
dung của cuốn sách là nguồn tư liệu quý giá cho luận văn để làm sáng tỏ tiến trình
hình thành và phát triển của hoằng pháp.
Đức Phật và Phật Pháp của Narada (1994) (Phạm Kim Khách dịch Việt),
Thuận Hóa và Thành Hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh [70], là cuốn sách
viết về những giáo lý cơ bản của đạo Phật. Trong cuốn sách này, phần đầu, tác
giả có nói đến quá trình hoằng pháp truyền bá của đạo Phật thời kỳ đầu. Trong
cuốn sách này, tác giả dành một phần nói về đời sống hằng ngày của đức Phật.
Qua đây, chúng ta có thể nhận biết được cuộc sống xuất gia thời kỳ đầu và sinh
hoặt Tăng đoàn thời kỳ đầu. Đây có thể nói là một trong những cuốn sách mang
lại những tư liệu lịch sử quan trọng cần thiết cho luận văn. Qua cuốn sách, chúng
tôi hiểu được phương thức và mục đích hoạt động hoằng pháp của Tăng đoàn
giai đoạn đầu.

5


Thích Ca Mâu Ni của Tinh Vân Đại Sư (1993), Dương Thu Ái dịch, Nxb
Văn hóa, Hà Nội [79], là cuốn sách nói về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu
Ni và quá trình hoằng pháp của Đức Phật. Toàn bộ cuốn sách có 48 mục, trong
đó có nhiều mục nói về các đệ tử đầu tiên như mục 22 thành lập tập đoàn Giáo
hội sơ chuyển pháp luân, mục 23 cư sĩ và tín nữ đầu tiên. Cụ thể, tác giả đã trình
bày quá trình Phật truyền đạo cho năm đệ tử đầu tiên tại vườn Lộc Uyển ngay
sau khi Phật thành đạo. Sau khi nghe Phật thuyết pháp về giáo lý Tứ Đế, năm
ông đã tình nguyện xin quy y làm đệ tử Phật. Khi đó Phật nói: “Từ nay trở đi,
các con sẽ làm đệ tử của ta, gọi là Tỷ kheo Tăng”. Từ đó năm vị theo Phật đi
hoằng pháp. Đó được coi là những bước hoằng pháp truyền đạo đầu tiên của
Phật giáo. Nhìn chung, cuốn sách đem lại cho chúng ta những kiến thức cơ bản
về những bước chân hoằng pháp đầu tiên.

Quan điểm của tôi về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Daisaku Ikeda,
(1996), Nguyễn Phương Đông dịch, Trần Quang Tuệ hiệu đính Nxb. Chính trị Quốc
gia Hà Nội [40], là cuốn sách nói về cuộc đời Thích Ca Mâu Ni. Sách chú trọng vào
khoảng thời gian tu hành đắc đạo và hoằng pháp của đức Phật. Thời kỳ này, số lượng
các Tỷ Kheo tăng nhiều và có nhiều trung tâm hoạt động Phật giáo được mở ra. Vấn
đề giới luật cũng đã được đề cập. Tuy nhiên, thời kỳ này giới luật bắt buộc của các
thành viên Tăng đoàn là bày tỏ sự kính trọng nhất cái được gọi là Tam Bảo tức là
Đức Phật, Pháp Phật và Tăng Già. Nói chung, đây là cuốn sách cần thiết để tìm hiểu
về tổ chức hoằng pháp trong giai đoạn đầu.
Một số tác phẩm trình bày những vấn đề cơ bản của Phật giáo cũng đề cập
tới những vấn đề hoằng pháp Phật giáo. Tiêu biểu Phật Pháp khái luận của Thích
Ấn Thuận (1992), Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội [106]. Cuốn sách
gồm 20 chương, trong đó có nhiều chương liên quan đến vấn đề hoằng pháp.
Chương I pháp với người giác ngộ đầu tiên và người phụng hành đã tổng kết công
cuộc hoằng pháp đối với Phật tử hình thành từ thời đức Phật. Đây cũng là một

6


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×