Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của ban hướng dẫn phật tử trung ương giáo hội phật giáo việt nam (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.1 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HÔI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG QUANG ĐIỆN
(THÍCH THANH ĐIỆN)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG
ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tôn Giáo học
Mã số

: 62 22 03 09

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI, 2016


Công trình được hoàn thành tại:
Viện Hàn lâm khoa hoc Xã hội Việt Nam
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Văn Doanh
2. PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh
Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Minh Đô
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
Phản biện 3: TS. Bùi Thanh Hà


Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện, họp tại
Vào hồi: ….. giờ, ngày ….. tháng ……. năm ……..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư Viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Học viện khoa học Xã hội


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2015, “Hoạt động hướng dẫn
phật tử của tăng, ni hiện nay và thực trạng, giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, (số 8/2015), tr, 114-120
2. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2015, “Giải pháp nâng cao công
tác hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục
lý luận, (số 12/2015), tr, 37-39
3. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2015, “Quá trình hình thành và
phát triển Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp
chí Công tác tôn giáo, (số 8/2015), tr,45-49
4. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2016, “Hoạt động từ thiện xã
hội của Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (số 10/2016), tr
88-92
5. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2008, “Vài suy nghĩ về Đại lễ
Phật đản Liên hiệp quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (số 2/2008), tr, 6-9
6. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2008, “Công tác đối ngoại của
Giáo hội trước vận mệnh mới”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (số 3/2008), tr, 64-66
7. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2008, “Vài suy nghĩ về lễ quy y
cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (số 4/2009), tr
33-35

8. Dương Quang Điện (Thích Thanh Điện), 2010, “Vị trí, vai trò của Phật
giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 1/2010),
tr, 41-43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, trải qua những
biến cố và thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, đến nay, hơn hai mươi thế kỷ
tồn tại và phát triển, Phật giáo vẫn âm thầm nuôi dưỡng lòng nhân ái,
đức từ bi và trí tuệ cho loài người, góp phần tạo nên một trào lưu về văn
hóa tư tưởng vô cùng đặc sắc mà các nhà khoa học từ Đông sang Tây
vẫn không ngừng quan tâm nghiên cứu.
Sự trường tồn lưu chảy của Phật giáo trong lòng đời sống người dân
Việt, đều ẩn chứa các hoạt động hướng dẫn phật tử dưới nhiều hình thức
khác nhau... tạo thành một thiết chế với nội quy và các phương thức hoạt
động đặc thù cho sự tất yếu ra đời một tổ chức có tên gọi và có chức năng
nhiệm vụ xác định. Dấu mốc của sự ra đời đó là vào năm 1981, Ban Hướng
dẫn nam nữ phật tử là tên chính thức và là một trong sáu ban ngành trực
thuộc Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đến Đại hội V, Ban
Hướng dẫn nam nữ phật tử được đổi tên thành Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Cùng thăng trầm với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, Ban Hướng
dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng bước khẳng
định vị thế, vai trò của mình trong xã hội, có ý nghĩa và vai trò tích cực
trong việc điều hành, hướng dẫn cho tăng ni, phật tử tu hành theo chính
pháp, thấm nhuần tư tưởng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”, đồng
thời Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương cũng là thành viên tích cực trong
hệ thống các tổ chức Giáo hội Phật giáo trên thế giới, cùng hướng tới mục

đích chung vì hòa bình an lạc và hạnh phúc mang tính toàn cầu... Từ khi
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam được
thành lập đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều có các phân
Ban Hướng dẫn phật tử, tạo thành một hệ thống tổ chức có cấu trúc chặt
chẽ, hoạt động thống nhất từ Trung ương đến địa phương... Nhận thức được
1


tầm quan trọng của việc hướng dẫn phật tử tu học theo chính pháp, ngay từ
khi thành lập Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương đã xác định hướng dẫn
phật tử nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, hòa hợp trong sự
phát triển chung của các tôn giáo và Phật giáo trên thế giới là mục tiêu và
nhiệm vụ xuyên suốt trong các hoạt động phật sự. Những thành tựu mà Phật
giáo Việt Nam đạt được như ngày hôm nay là có những đóng góp không
nhỏ của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương và Ban Hướng dẫn Phật tử ở
các cấp.
Thực chất hướng dẫn phật tử là một việc đã được nối tiếp lưu truyền
qua nhiều thế hệ, tạo nên một mạch nguồn xuyên suốt tạo đà cho sự phát
triển mọi mặt của Phật giáo Việt Nam và sự thành tựu niềm tin Phật giáo
trong lòng dân tộc, để hôm nay chúng ta may mắn được tiếp tục thừa hưởng
và truyền tải nguồn di sản vô giá của Phật giáo. Với ý nghĩa đó, Ban Hướng
dẫn phật tử Trung ương như là một điểm tựa cho phật tử được tiếp cận và ý
thức đến bổn phận của việc lưu truyền đèn Tổ, lan truyền ánh sáng Phật
pháp tới chúng sinh… Sự hiện diện của Ban Hướng dẫn phật tử đã được
khẳng định trong thực tiễn. Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công
trình nào nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng
dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Với tư cách là Phó Trưởng Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương, tôi xác
định nghiên cứu vấn đề này không chỉ mang lại những kết quả về mặt lý
luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào sự phát triển chung của

Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hiện nay và trong thời gian tới...
Từ ý nghĩa thực tiễn đó, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quá trình hình
thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án nhằm chỉ ra quá trình
hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam. Từ đó thấy được những vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn
2


phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị
giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu sự ra
đời và phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh từ là năm 1981 đến nay. Đề tài đi sâu vào
nghiên cứu chủ thể hướng dẫn là Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chỉ ra quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Chỉ ra thực trạng phát triển của Ban hướng dẫn dẫn phật tử Trung
ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Trên cơ sở xác định những nhân tố tác động đến Ban hướng dẫn phật
tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, luận án đưa ra những khuyến
nghị giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của

Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận tôn giáo học, sử học và
xã hội học
5.2. Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích tài liệu, phương
pháp định lượng, định tính; Phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm,
phương pháp điều tra xã hội học...
6. Những đóng góp mới của luận án
Về học thuật: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là hệ thống những
tri thức mới, cơ bản về tình hình phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử

3


Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và những vấn đề liên quan. Hệ
thống những tri thức này vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn…
Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận
cho ngành tôn giáo học nói chung, Phật học nói riêng.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài
liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trong ngành tôn giáo
học và một số ngành khoa học liên quan đến Phật giáo; là tài liệu khoa học
cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và
là cơ sở phương pháp luận cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng kế
hoạch phát triển Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4
chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tài liệu liên quan đến luận án
1.1.1. Tài liệu gốc
1.1.1.1. Nội quy của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nội quy của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam (2012) và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đồi lần
4, năm 2012, nhà xuất bản Tôn giáo, là hai tài liệu gốc cơ bản mà quá trình
nghiên cứu đề tài luận án.
1.1.1.2. Các học thuyết Phật giáo cơ bản
Thượng Tọa bộ, Đại Chúng bộ là những học thuyết Phật giáo lớn, cơ bản,
là thực thể khởi nguồn của sự phân chia thành các trường phái nhỏ hơn.

4


1.1.1.3. Các bản Kinh được sử dụng trong việc hướng dẫn phật tử của
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Tam tạng: Kinh, Luật, Luận là ba phần cốt tủy của kinh sách Phật giáo. Là
những tài liệu gốc được sử dụng trong việc hướng dẫn phật tử của Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
1.1.2. Các tài liệu có đề cập đến việc hướng dẫn phật tử
1.1.2.1. Các tài liệu có đề cập đến việc hướng dẫn phật tử giai đoạn trước
năm 1981
Có khá nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề hướng dẫn phật tử giai đoạn
trước năm 1981. Các tài liệu tiêu biểu là: Về tổ chức Phật giáo thời đức Phật,
cơ sở để hình thành tổ chức Phật giáo sau này được đề cập đến trong một số
cuốn sách tiêu biểu như:
Lịch sử đức Phật Thích Ca (1988) của Thích Minh Châu, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, Trường Cao cấp Phật học cơ sở II; Đức Phật và Phật pháp
(1998), Phạm Kim Khánh (dịch), nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Lịch

sử Phật giáo Việt Nam (1999) của Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản Thuận Hóa;
Tăng già thời Đức Phật (2000) của Thích Chơn Thiện, Nhà xuất bản Tôn
giáo, Hà Nội; Mười đại đệ tử Phật (2001), Thế giới Phật giáo, nhà xuất bản
Văn hóa Thông tin; Tác phẩm Tăng già Việt Nam (1952) của Trí Quang, nhà
xuất bản Đuốc Tuệ; Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam (1988) của Nguyễn Tài
Thư (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội; Việt Nam Phật giáo sử luận
tập I và II (1992) của Nguyễn Lang, nhà xuất bản Văn học; Lịch sử Phật giáo
Việt Nam (1999) của Lê Mạnh Thát, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh...
Tác phẩm Thiền uyển tập anh (1990) Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thúy Nga
(dịch), tác phẩm Các tông phái đạo Phật (1995) của Đoàn Trung Còn, cuốn
Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam (2004) của Hòa thượng Thích Trí
Hải, nhà xuất bản Tôn giáo. Đáng chú ý là tác phẩm Phật pháp khái luận
(2011) của Thích Ấn Thuận, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã có nhiều
nghiên cứu đề cập tới vấn đề tổ chức Phật giáo...

5


1.1.2.2. Các tài liệu có đề cập đến việc hướng dẫn phật tử giai đoạn
sau năm 1981
Các công trình nghiên cứu về tổ chức Phật giáo Việt Nam từ 1981 đến nay
có các bài phải kể đến như: Nghiên cứu sự ra đời tổ chức Phật giáo của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, tác giả Đỗ Quang Hưng "Tính tất yếu của sự thống nhất
Giáo hội Phật giáo Việt Nam” , Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm thành lập Giáo
hội Phật giáo Việt Nam (2001). Thích Minh Thiện với quan điểm “Phật giáo
dân tộc và tính ưu việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” trong Kỷ yếu hội
thảo kỷ Niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), nhà
xuất bản Tôn giáo. Bài viết “Tính ưu việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”
của Thích Thiện Tâm, Kỷ yếu hội thảo kỷ Niệm 20 năm thành lập Giáo hội
Phật giáo Việt Nam (2001).

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến hướng dẫn phật tử sau năm 1981
Nghiên cứu về vai trò của cư sĩ trong sự thống nhất của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, của Cư sĩ Tăng Quang “Vai trò của cư sĩ trong sự
nghiệp thống nhất Phật giáo” Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 20 năm thành lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2001), nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội...
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu trên, được luận án kế thừa ở nhiều khía cạnh...
Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu đã phản ánh được quá trình hình
thành tổ chức Phật giáo từ thời đức Phật tại thế và phát triển ở một số giai
đoạn tiếp theo. Đặc biệt một số công trình nghiên cứu bước đã đầu chỉ ra
những giai đoạn phát triển của tổ chức Phật giáo ở Việt Nam thể hiện qua
phong trào chấn hưng Phật giáo và các thời kỳ tiếp theo. Đáng chú ý là việc
thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (11/1981)
Thứ hai: Đã có một số bài viết bước đầu đề cập đến vấn đề hướng dẫn
Phật tử nói chung. Nhưng số lượng bài còn ít, và chủ yếu chỉ đề cập đến
phương diện lý thuyết như sự cần thiết phải quan tâm đến sự phát triển của Ban
Hướng dẫn phật tử; có một số bài viết đã rút ra một số kinh nghiệm thực tế của
việc truyền bá Phật pháp đến vùng sâu vùng xa thông qua một tỉnh cụ thể.
6


Từ sự tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy một công trình
nghiên cứu chuyên sâu về sự hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn
Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn vắng bóng, hy vọng
luận án sẽ là công trình bù đắp vào chỗ trống đó.
1.2. Khung phân tích của luận án
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có một số vấn
đề đặt ra và cần giải quyết, đó là: 1/ Quá trình hình thành của Ban Hướng
dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn ra như thế nào?

2/ Sự phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam: thực trạng, thành tựu, hạn chế và các vấn đề đặt ra? 3/ Các nhân
tố cơ bản nào tác động đến hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung
ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam? Cần có những khuyến nghị giải pháp gì
để tiếp tục hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam?
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi xin đưa ra giả thuyết như sau: Trải qua thời gian dài nảy mầm,
hình thành, năm 1981 Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo
Việt Nam chính thức ra đời. Đến nay, sự phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện ở nhiều khía cạnh và đã đạt
được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế
nhất định. Có nhiều yếu tố tác động đến Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiểu được những vấn đề đó đây sẽ giúp chúng ta
đưa ra được những kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam hơn nữa.
1.3. Khái niệm sử dụng trong luận án
1.3.1. Các khái Niệm công cụ
Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương: là một tổ chức thành viên của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuyên trách hướng dẫn phật tử tham gia các
hoạt động phật sự do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức.
7


Hướng dẫn phật tử: là hoạt động chỉ bảo, dắt dẫn cho phật tử biết
phương hướng, tiếp cận Phật giáo và cách thức tiến hành một hoặc nhiều
phương pháp tu luyện theo đúng Phật pháp…
Ngoài ra, luận án còn đề cập đến các khái niệm: Tổ chức Phật giáo,
Giáo hội Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Cư sĩ, Tín đồ Phật giáo...

1.3.2. Các khái niệm liên quan: Là hệ thống các khái niệm liên quan,
như: Phật, Tăng già, Quy y Tam Bảo, Giới đàn, Đạo tràng, Khuông hội...
Chương 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ
TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
2.1. Một số thời kỳ lịch sử đánh dấu quá trình hình thành của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
2.1.1. Thời kỳ du nhập và bén rễ (Thế kỷ II Trước Công nguyên đến
thế kỷ X)
Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã có những hình thức
hướng dẫn phật tử cụ thể như việc các nhà sư truyền đạo, giảng đạo, dạy tu
thiền... Lúc này hoạt động hướng dẫn phật tử chủ yếu gắn liền với hoạt
động truyền giáo. Bén rễ ở Việt Nam, Phật giáo vẫn giữ được nền tảng gốc
rễ - lấy thiền làm pháp môn chủ đạo, lấy giác ngộ và giải thoát là mục đích
chính, lấy nhiếp chúng sinh làm lợi hành cơ bản.
2.1.2. Thời kỳ ổn định và hưng thịnh (Thế kỷ XI đến thế kỷ XIV)
Thời kỳ Lý - Trần Phật giáo Việt Nam phát triển lên đến đỉnh cao. Phật
giáo thâm nhập vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Mặc dù không có
tài liệu viết về hướng dẫn phật tử nhưng các hoạt động hướng dẫn phật tử
vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức. Các nhà sư trở thành những người thầy
trong nhiều lĩnh vực: không chỉ tu học mà cả giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ
thuật... thậm chí cả chính trị (nhiều nhà sư là những nhà cố vấn, nhà ngoại
giao, giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình).
8


2.1.3. Thời kỳ trấn hưng và cách tân (Thế kỷ XV đến thế kỷ XIX)
Thời kỳ này các hoạt động hướng dẫn phật tử vẫn diễn ra bằng việc
duy trì đạo tràng tại các chùa lớn, thành lập các tổ chức hướng dẫn phật tử.
Công cuộc cách tân Phật giáo diễn ra toàn diện, trên nhiều phương diện: in

kinh sách truyền giáo, giáo dục, mỹ nghệ, nghi lễ, từ thiện xã hội...
2.1.4. Thời kỳ kiện toàn tổ chức (Thế kỷ XX đến nay)
Từ 1981 đến nay, dù có nhiều trở ngại và khó khăn, nhưng việc hướng dẫn
phật tử vẫn không ngừng phát triển cả về chất và lượng. Hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước đều có Ban Hướng dẫn phật tử. Những năm gần đây, nhiều chùa
được trùng tu, xây mới, nhiều sự kiện phật sự được tổ chức, cũng như số lượng
khá lớn ấn phẩm về Phật giáo được xuất bản.
2.2. Nội dung cơ bản và hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử
Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
2.2.1. Nội dung cơ bản của Ban Hướng dẫn phật tử Trung Ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
2.2.1.1. Các kỳ Đại hội:
Từ đại hội thứ I đến Đại hội thứ V, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
có tên là Ban Hướng dẫn nam nữ phật tử. Chính thức từ Đại hội V, Ban
Hướng dẫn nam nữ phật tử được đổi tên thành Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương, do hòa thượng Thích Thiện Duyên làm Trưởng Ban và thượng
tọa Thích Thanh Điện làm Phó trưởng Ban cho đến hiện nay (2016). Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương được duy trì cho đến nay, ngày càng hoàn
thiện về cơ cấu tổ chức nhân sự và phương pháp hoạt động.
2.2.1.2. Hệ thổng tổ chức và nhân sự:
* Hệ thống tổ chức của Ban Hướng dẫn phật tử: gồm ba cấp: 1/. Cấp
Trung ương; 2/. Cấp Giáo hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3/.
Cấp Giáo hội quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh;
* Thành phần nhân sự: Thành phần nhân sự của Ban Hướng dẫn Phật tử
Trung ương: Trưởng Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương là thành viên Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các thành viên
còn lại do Trưởng Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương mời với đầy đủ các
thành phần.
9



2.2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Các ban, tiểu ban, có chức năng nhiệm vụ riêng, được quy định rõ ràng
trong Nội quy Ban hướng dẫn phật tử Trung ương.
2.2.2. Một số hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung Ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
2.2.2.1. Hướng dẫn phật tử tu học Phật pháp
* Tu học Quy y Tam bảo: Quý thiện nam tín nữ khi phát tâm quy y Tam
bảo, trước tiên cần tìm hiểu ý nghĩa và lợi ích của quy y Tam bảo. Sau đó
đến đăng ký và nghe chư tăng hướng dẫn trước buổi lễ truyền thụ tam quy.
Sau đó sẽ trải qua các nghi lễ chính: nghi lễ mở đầu; Giới sư khai đạo giới
tử; Sám hối; Giảng nghĩa Quy y Tam Bảo; Truyền thọ Tam quy; Tam kết;
Giới sư khuyên dạy; Giới sư giảng về phái quy y; Hồi hướng.
* Tu học về Nghi lễ giới đàn: Đại giới đàn là pháp hội quan trọng nhất
trong tất cả các pháp hội của Phật giáo Bắc truyền, hầu hết tinh hoa văn
hóa, nghệ thuật, âm nhạc, nghi lễ, lễ phục, nghi trượng, nghi thức thỉnh
rước của Phật giáo đều được thể hiện trong Giới hội, Giới đàn.
* Tu học về Hoằng pháp : Hoằng pháp phải được hiểu là những việc
làm hướng dẫn phật tử tu luyện cụ thể, mục đích chính của việc hoằng pháp
từ thời đức Phật còn tại thế là để đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh. Do đó
việc hoằng pháp được hiểu với ý nghĩa rộng và sâu sắc hơn, không chỉ mang
ý nghĩa giới hạn trong việc truyền đạo. Công tác Hoằng pháp đã triển khai
nhiều khoá học, đào tạo với sự tham gia của rất nhiều các phật tử trên mọi
miền tổ quốc.
* Giáo dục đạo đức và giới luật: Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
luôn chú đến việc hướng dẫn phật tử về lối sống, đạo đức, gìn giữ giới luật
của nhà Phật. Không chỉ hướng dẫn về mặt lý thuyết, thành viên trong Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương, các vị Tăng Ni luôn là những tấm gương
sáng để phật tử noi theo.
2.2.2.2. Hướng dẫn phật tử tham gia công tác xã hội

* Từ thiện xã hội: Trải qua hơn 35 năm thành lập và truyền thống “Hộ
quốc an dân”, Phật giáo luôn đồng hành với những thăng trầm của đất nước,
10


mặc dù ngân sách của Giáo hội còn khiêm tốn nhưng việc chăm lo cho xã hội
năm sau cao hơn năm trước đã thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo “ích
đạo, lợi đời” những hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt Nam nhằm xoa dịu
những nỗi đau, những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
* Giao lưu quốc tế: Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của đất
nước, ba thập kỷ qua Phật giáo Việt Nam đã tích cực hội nhập, giao lưu với
các tôn giáo đồng đạo trên thế giới tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị.
2.3. Một số đặc trưng cơ bản của Ban Hướng dẫn phật tử Trung
Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
2.3.1. Tính tổ chức của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam
Công tác tổ chức gồm hai nội dung cơ bản, tổ chức cơ cấu: tổ chức cơ cấu
quản lý (chủ thế quản lý) và tổ chức cơ cấu thành viên (đối tượng bị quản lý);
Tổ chức quá trình: Tổ chức quá trình quản trị và tổ chức quá trình hoạt động
2.3.2. Tính phức hợp và thống nhất của Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là
một trong những Ban, Viện trực thuộc Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập ngay khi Giáo hội Phật
giáo Việt Nam ra đời với trọng trách hướng dẫn phật tử tại gia tu học và
thực hành đạo pháp. Do vậy, Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam cũng phán ánh đặc trưng căn bản của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam là mang tính phức hợp và tính thống nhất…
2.3.3. Tính hiệu quả
Với hệ thống cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động của Ban Hướng dẫn

phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng đáp ứng được
nhu cầu của Phật tử về tín ngưỡng Phật giáo. Hệ thống tổ chức Ban Hướng
dẫn phật tử Trung ương đang ngày càng hoàn thiện.

11


Tiểu kết chương 2
Vấn đề hướng dẫn phật tử trước năm 1981 qua việc nghiên cứu, tìm hiểu,
chúng tôi nhận thấy rằng, việc hướng dẫn phật tử luôn song hành trong mọi
hoạt động Phật sự và nó được ẩn dấu ở nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống
Phật giáo Việt Nam. Thời kỳ đầu công nguyên, vấn đề hướng dẫn Phật tử mà
chúng ta có thể thấy rõ nét, đó chính là sự phát triển Phật giáo ở các thời kỳ lịch
sử, mà việc hướng dẫn Phật tử có sự tham gia của tứ chúng đồng tu, nam nữ phật
tử.
Phật giáo Việt Nam phát triển thịnh vượng vào thời nhà Lý và thời nhà
Trần, ở trong sự phát triển, lưu truyền Phật giáo đều có sự nỗ lực nhiệt tâm truyền
giảng, hướng dẫn của các chư Tăng nhà Phật để Phật giáo đến với dân tộc Việt
Nam và có một vị trí vững chắc cho đến ngày hôm nay. Kể cả trong thời kỳ suy
thoái các tăng ni, phật tử lúc bấy giờ luôn ý thức sâu sắc đến trách nhiệm
lưu giữ, truyền tải Phật giáo như là một sứ mệnh và cuộc chấn hưng Phật
giáo ở Việt Nam. Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương được chính thức
được gọi tên với vị trí và nhiệm vụ cụ thể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt
Nam được thành lập năm 1981.
Cũng bắt đầu từ năm 1981, Phật giáo Việt Nam nói chung, Ban Hướng
dẫn phật tử Trung ương nói riêng có một diện mạo hoàn toàn mới, mọi hoạt
động của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương được sự quản lý điều hành
bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua hệ thống pháp luật và các chính
sách quản lý tôn giáo của đảng cộng sản…


12


Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ
TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
3.1. Thực trạng phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung
Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
3.1.1. Thực trạng tham gia hướng dẫn phật tử của tăng, ni trong Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Khi khảo sát tăng ni về mức độ tham gia hướng dẫn phật tử, câu trả lời
cho thấy sự không đồng đều giữa tăng - ni, giữa tăng ni trụ trì chùa và không
trụ trì chùa, tăng ni thuộc khu vực thành thị và khu vực nông thôn...
3.1.2. Thực trạng các hoạt động hướng dẫn phật tử của Ban Hướng
dẫn Phật tử Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
3.1.2.1 Mức độ tham gia hướng dẫn phật tử tu học của Ban Hướng dẫn
phật tử Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất tham gia giảng pháp cho phật tử
chưa cao và kết quả chưa như mong muốn. Điều đó phản ánh một thực
trạng đội ngũ tăng, ni chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học hỏi phật pháp
của phật tử và đây cũng là một trong những lý do còn nhiều phật tử chưa
tiếp cận được chính pháp nhất là phật tử sinh sống ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn...
3.1.2.2 Mức độ tham gia hướng dẫn phật tử thực hành tín ngưỡng của
Ban Hướng dẫn phật tử Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Điểm lại những kết quả trong thời gian vừa qua Ban Hướng dẫn phật tử
đã có những thành tựu Phật sự đáng kể, như: Tổ chức thành công các cuộc hội
nghị thường niên; Hội thảo khu vực Tây Nguyên miền Trung,...
3.1.2.3. Mức độ tham gia công tác giáo dục của Ban Hướng dẫn phật
tử Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đối tượng được tập trung chủ yếu của tăng, ni là những người thường
xuyên lên chùa. Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi thấy có sự khác biệt đáng
13


kể giữa đánh giá của trụ trì và không trụ trì trong một số hoạt động như đối
với hoạt động giảng kinh,...
3.1.2.4. Mức độ tham gia công tác từ thiện của Ban Hướng dẫn
phật tử Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Phật giáo một tổ chức xã hội mang tính rộng rãi ở Việt Nam sẽ là
nguồn vốn xã hội quan trọng, tham gia trong các hoạt động từ thiện xã hội
để hỗ trợ người dân, góp phần trong việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội
của quốc gia.
3.2. Những thành tựu và hạn chế của Ban Hướng dẫn phật tử
Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ phát triển
3.2.1. Thành tựu của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam
3.2.1.1. Góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã bước đầu hoàn thiện về mặt tổ chức
phân Ban Hướng dẫn Phật tử trên cả nước. Nhân sự của Ban Hướng dẫn
Phật tử Trung ương đủ đáp ứng cho các Ban chức năng trực thuộc Ban Trị
sự hoạt động theo đúng quy định Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam; Một số tỉnh đã xây dựng được Ban Hướng dẫn cấp huyện, thị xã để
hoạt động phật sự trực tiếp với cộng đồng đạt hiệu quả hơn
3.2.1.2. Góp phần ổn định đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
tinh thần của Phật tử
Với sự hiện diện của Ban Hướng dẫn phật tử đã đóng góp vai trò ổn định
đời sống kinh tế xã hội, thể hiện bằng việc khuyến khích làm kinh tế, tiếp kiệm,...
Phật giáo còn góp phần định hướng tâm linh rất quan trọng trong đời sống tôn

giáo – tâm linh của bà con các dân tộc trên nhiều vùng miền ở Việt Nam.
3.2.1.3. Góp phần ổn định an sinh xã hội
Trong thực tế, Phật giáo đã tiên phong gương mẫu trong các sinh hoạt
đời sống tinh thần. Phật giáo là tôn giáo vì hạnh phúc và an lạc, có truyền
thống đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Do đó, khi có sự định hướng dẫn dắt, tinh thần Phật giáo đã tác động vào tư
14


tưởng, nhận thức của bà con qua các sinh hoạt đời sống thường ngày, và
trong cả các nghi lễ tôn giáo như ăn chay, phóng sinh, bố thí, tục cúng Rằm,
đi lễ chùa, các nghi thức như ma chay, cưới hỏi…
3.2.2. Một số hạn chế của Ban Hướng dẫn phật tử Trung Ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam
3.2.2.1. Hạn chế về nguồn nhân lực
Giáo hội Phật giáo Việt Nam chưa thực sự chủ động và mạnh dạn trong
việc xây dựng chiến lược phát triển Phật giáo ở vùng núi phía Bắc nói riêng, các
vùng sâu, vùng cao trong cả nước nói chung. Hiện nay, trên nhiều địa bàn khu
vực vùng sâu, vùng xa chưa có tăng ni là người dân tộc thiểu số, trong khi đó
việc bổ nhiệm trụ trì tại vùng cao, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.
3.2.2.2. Hạn chế về kinh tế tài chính
Ban Kinh tế tài chính và Ban Từ thiện xã hội của Giáo hội chưa có kế
hoạch tài chính để phát triển Phật giáo ở các vùng sâu vùng xa, vùng cao.
Mặt khác do đời sống kinh tế khó khăn của đồng bào các dân tộc vùng núi
phía Bắc và đồng bào đang thực hành niềm tin vào tín ngưỡng dân gian đa
dạng, nên các nguồn lực tài chính huy động từ các nguồn xã hội hóa ở vùng
này cho công tác xây dựng cơ sở vật chất như chùa chiền, trụ sở hành chính
của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các cấp hết sức khó khăn.
3.2.2.3. Hạn chế về kết quả hướng dẫn phật tử
Công tác hoằng pháp của Giáo hội ở một số vùng sâu, vùng cao chưa được

tổ chức bài bản, chưa có hệ thống, phần nhiều còn mang tính tự phát; nhận thức
quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo
của một bộ phận cán bộ chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc thiểu
số chưa đầy đủ...
3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung
Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý của Ban
Hướng dẫn phật tử Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
3.3.1.1. Về kiện toàn tổ chức: Hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức của
Ban Hướng dẫn phật tử là một trong những vấn đề then chốt của việc hoàn
15


thiện hệ thống cơ cấu tổ chức các ban ngành của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
3.3.1.2. Nâng cao hơn nữa năng lực hướng dẫn phật tử đối với tăng ni trụ trì
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương và các tỉnh thành tập trung đào tạo
nhân sự, định hướng quản lý điều hành các vấn đề thuộc ngành Hướng dẫn
Phật tử. Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương và các tỉnh thành thường
xuyên tổ chức tập huấn công tác hướng dẫn Phật tử, tổ chức thí điểm các
khóa tu tại các tỉnh, thành, huyện, thị và mời chư tôn đức trụ trì tham dự,
học tập kinh nghiệm. Giúp đỡ các khóa tu cho các tỉnh, các huyện, thị vùng
sâu vùng xa còn yếu về công tác hướng dẫn phật tử.
3.3.1.3. Tiếp tục hoàn thiện các phân Ban Hướng dẫn phật tử
Các phân Ban Hướng dẫn phật tử trong những năm qua dần dần được
khôi phục tại các tỉnh trên toàn quốc. Đặc biệt là sự khôi phục phân ban Gia
đình Phật tử là cần thiết để thúc đẩy hoạt động hướng dẫn thanh thiếu niên
Phật tử.
3.3.2. Hoàn thiện nội dung và đổi mới chương trình hoạt động của
Hướng dẫn phật tử Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

3.3.2.1. Thống nhất nội dung theo từng pháp môn tu tập
Hiện nay, hoạt động của nhiều đạo tràng chưa có sự thống nhất về nội
dung cũng như phương pháp sinh hoạt. Vì vậy, việc cần phải hoàn thiện,
thống nhất nội dung và cần có người hướng dẫn phật tử cho hoạt động đạo
tràng là việc làm cần thiết của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương.
3.3.2.2. Đẩy mạnh hoằng pháp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo
và tìm hiểu Phật pháp của nhân dân
Nhu cầu tìm hiểu phật pháp, đời sống tâm linh của bà con nhân dân các
dân tộc vùng núi phía Bắc ngày càng tăng lên. Cần phải đẩy mạnh hoằng
pháp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo ở những vùng này.
3.3.2.3. Mở rộng các hoạt động giao lưu tôn giáo
Trong đời sống tôn giáo, xu hướng giao lưu mở rộng không chỉ giữa
đồng bảo các dân tộc trên địa bàn mà cả người vùng xuôi lên định cư, tham
gia kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra còn giao lưu với du khách nước ngoài.
16


Tiểu kết chương 3
- Về thực trạng sự phát triển của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện ở nhiều mặt. Thực trạng chung về các
hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử cho thấy, hiện nay tăng ni tham gia vào
công tác hướng dẫn Phật tử với tần suất, các mức độ và kết quả chưa cao như
mong muốn; các hoạt động cụ thể của Ban hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo
hội Phật giáo Việt Nam đã diễn ra thường niên, khá đa dạng, phong phú, có ý
nghĩa thiết thực nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn.
- Về những thành tựu và hạn chế của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Kết quả nghiên cứu vấn đề này, đã cho thấy: 1/.
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương đã góp phần hoàn thiện tổ chức Giáo
hội Phật giáo Việt Nam trên cả nước; 2. Ban Hướng dẫn phật tử Trung
ương góp phần nâng cao đời sống văn hóa xã hội, đời sống tinh thần, tâm

linh của đồng bào địa phương; 3. Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương góp
phần phát triển kinh tế xã hội của đồng bào địa phương; 4. Khẳng định vai
trò tích cực của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần an sinh và trật
tự xã hội.
Từ những kết quả nghiên cứu, luận án cũng xác định Ban Hướng dẫn
phật tử có ba vấn đề cần phải khắc phục, đó là: 1. Hạn chế về nguồn nhân
lực; 2. Hạn chế về kinh tế tài chính để hoạt động; 3. Hạn chế về kết quả hướng
dẫn phật tử...
- Một số vấn đề đặt ra đối với Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là các vấn đề về hoàn thiện cơ cấu tổ chức và
năng lực quản lý, hoàn thiện về nội dung, đổi mới chương trình hoạt động.

17


Chương 4
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
CỦA BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
4.1. Nhân tố tác động đến Ban Hướng dẫn phật tử Trung Ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
4.1.1. Các nhân tố khách quan tác động đến Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
4.1.1.1. Nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo của nhân dân
Nhu cầu tu luyện theo Phật giáo của người dân là một yếu tố khách
quan tác động đến việc hướng dẫn phật tử. Những luật định và chính sách
về vấn đề nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân là một trong các yếu tố thuận
lợi cho các tổ chức tôn giáo, trong đó có tổ chức Phật giáo được thành lập
và phát triển...
4.1.1.2. Nhu cầu học tập và tu luyện theo Phật giáo của phật tử

Ngày nay, các sinh hoạt tôn giáo được cho là một trong những điều kiện
thuận lợi giúp cho con người nhìn nhận lại để có ý thức tu luyện bản thân. Với
tư cách là một tôn giáo có quá trình lâu dài đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo
nhanh chóng phát triển và là sự lựa chọn của nhiều tầng lớp nhân dân. Số lượng
tín đồ Phật giáo không ngừng gia tăng trong suốt 30 năm qua.
Sự gia tăng số lượng tín đồ là sự phản ánh nhu cầu học hỏi và tu tập
của người dân trong xã hội. Đó cũng chính là nhân tố quan trọng có tác
động quyết định đối với các hoạt động hướng dẫn Phật tử của Ban Hướng
dẫn phật tử Trung ương.
4.1.1.3. Hệ thống pháp luật và chính sách công tác tôn giáo
Hệ thống pháp luật và chính sách tôn giáo là một trong những nhân tố
khách quan tác động đến Ban Hướng dẫn phật tử. Chính sách tôn giáo chi
phối định hướng hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, qua đó trực

18


tiếp định hướng các hoạt động cụ thể của các ban ngành, trong đó Ban
Hướng dẫn Phật tử Trung ương.
4.1.1.4. Bối cảnh xã hội và sự du nhập của các tôn giáo mới
Ngày nay, tín đồ tôn giáo đến với tôn giáo chủ yếu vì những mục đích
hướng đến cuộc sống trần tục hàng ngày. Các tôn giáo cũng phải dần thích
ứng để đáp ứng yêu cầu của tín đồ. Bên cạnh việc mở rộng các hoạt động
mang tính nhập thế như từ thiện xã hội, các tôn giáo hình thành hệ thống
dịch vụ tôn giáo cung ứng cho những nhu cầu tôn giáo mang tính nhập thế
của tín đồ.
4.1.2. Các nhân tố chủ quan tác động đến Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Ban Hướng dẫn phật tử
Cơ cấu tổ chức nhân sự của Ban Hướng dẫn phật tử là một nhân tố

quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả hướng dẫn phật tử. Theo kết quả
khảo sát, chỉ có 32% số tăng ni trả lời phỏng vấn cho rằng hệ thống cơ cấu
tổ chức nhân sự của Ban Hướng dẫn phật tử hiện nay đáp ứng được nhu cầu
còn lại 68% cho rằng chưa đáp ứng được. Như vậy, sự yếu kém về nhân sự
của Ban Hướng dẫn phật tử hiện nay không thể không tính đến.
4.1.2.2. Trình độ năng lực của tăng ni
Kết quả khảo sát về vấn đề liệu có cần tăng thêm số lượng cư sĩ tham
gia vào Ban Hướng dẫn phật tử hay không, có tới 70% số người được hỏi
cho rằng có cần thiết. Có sự khác biệt khi nhận định về mức độ cần thiết
tăng thêm cư sĩ tham gia vào Ban Hướng dẫn phật tử.
4.1.2.3. Lợi ích của việc hướng dẫn phật tử đối với đời sống xã hội
Về mặt kinh tế, tuy Phật giáo ít trực tiếp tạo ra sản phẩm kinh tế, nhưng
lại góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, Phật
giáo có nhiều đóng góp có giá trị đạo đức vì theo quan điểm của Phật giáo:
Tu học chính là sửa mình, sửa bỏ những thói quen xấu để luôn làm việc tốt
nhằm có lợi cho mình và cho xã hội.

19


4.2. Khuyến nghị giải pháp của Ban Hướng dẫn phật tử Trung
Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
4.2.1. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện cơ cấu nhân sự
Đội ngũ nhân sự của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương cần tiếp tục
bổ sung những người có đủ tài đức và nhiệt tình với công tác hướng dẫn
phật tử nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Trước hết, lập hệ thống Ban
Hướng dẫn phật tử cấp địa phương cho tổ chức Phật giáo các tỉnh, huyện,
thị trấn, vùng sâu, vùng núi...
4.2.2. Khuyến nghị giải pháp phát triển nguồn nhân sự
Vấn đề trẻ hoá nhân sự cũng là một vấn đề cần thiết trong quá trình phát

triển cơ cấu tổ chức của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương. Đặc biệt trong
tình hình xã hội có nhiều biến chuyển và phát triển mới như hiện nay.
4.2.3. Khuyến nghị giải pháp cho các hoạt động phật sự
Giáo hội cần quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương khi làm công tác phật sự tạo điều kiện dễ dàng về mặt hành
chính khi thuyên chuyển sinh hoạt Phật giáo cũng như bổ nhiệm.
4.2.4. Khuyến nghị giải pháp đối với Ban Trị sự các cấp
4.2.4.1. Về hoằng pháp hướng dẫn phật tử
Giáo hội cần có chiến lược lâu dài từ khâu nhân sự, phương tiện hoằng
pháp phối hợp với các ban ngành có liên quan nhiều đến hoằng pháp như
ban Từ thiện xã hội, Ban Hướng dẫn phật tử... để đạt kết quả tốt.
4.2.4.2. Về văn hóa và từ thiện xã hội
Về Văn hóa: Ban trị sự các cấp cần tăng cường xây dựng, khôi phục,
sửa sang cơ sở thờ tự, cơ sở vật chất cho các tỉnh, vùng miền. Trong quá
trình thực hiện cần lưu ý và bảo đảm sự hài hòa với yếu tố văn hóa, kiến
trúc của các dân tộc ở địa phương.
Về từ thiện xã hội: Ban trị sự các cấp cần tăng cường các hoạt động từ
thiện xã hội như các hoạt động giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số ở
vùng sâu, vùng xa; giúp đỡ trẻ em là con em đồng bào dân tộc thiểu số có
điều kiện được đến trường....
20


4.2.5. Khuyến nghị giải pháp đối với tổ chức xã hội ở các cấp
4.2.5.1. Các tổ chức xã hội ở địa phương cần tạo điều kiện, giúp đỡ để
phát triển xây dựng mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu hướng dẫn phật tử ở
địa phương
Để công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo đạt hiệu quả cần
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên nhiều mặt: Xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của

các tôn giáo; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định đối với
hoạt động tôn giáo từ Trung ương đến địa phương; Xây dựng các văn bản
khác có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà
nước đối với tôn giáo...
4.2.5.2. Các tổ chức xã hội các cấp, cần tạo điều kiện và giúp đỡ để Ban
Hướng dẫn phật tử Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục hoàn thiện
cơ cấu tổ chức ở các cấp
Việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức Phật giáo tại các tỉnh, các vùng
miền, ngoài những đảm bảo đầy đủ về chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước về tôn giáo, rất cần có những sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Đảng,
Nhà nước, nhất là chính quyền địa phương các cấp.
4.2.6. Khuyến nghị giải pháp đối với các tổ chức hướng dẫn phật tử
trực thuộc Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Các tiểu ban cấp Trung ương: Tùy theo nhu cầu, mỗi phân ban được
thành lập các tiểu ban; Ban Hướng dẫn phật tử tỉnh: Ban Hướng dẫn phật tử
tỉnh tùy theo nhu cầu, được thành lập các phân ban tương ứng với các phân
ban của cấp Trung ương; Ban Hướng dẫn phật tử huyện: Các Ban và phân
Ban Hướng dẫn phật tử cần linh động, đa dạng hóa các mô hình hoạt động
hướng dẫn phật tử dưới nhiều hình thức.
Tiểu kết chương 4
Có nhiều nhân tố tác động đến hoạt động của Ban Hướng dẫn phật tử
Trung ương. Qua nghiên cứu khảo sát thực tiễn, chúng tôi xác định được các
nhân tố khách quan và chủ quan cơ bản. Các nhân tố khách quan và chủ quan
21


đều có xu hướng tác động hai chiều, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với
Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương. Nếu Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương,
có những biện pháp thích hợp thì những yếu tố tác động này sẽ là nguồn động
lực bổ ích giúp cho Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương hoạt động tích cực và

hiệu quả hơn.
Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã tìm kiếm một số khuyến
nghị giải pháp có thể áp dụng để khắc phục những hạn chế và tiếp tục phát
huy những thành tựu đã đạt được.
KẾT LUẬN
1. Về quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Quá trình hình thành của Ban Hướng dẫn phật tử ở Việt Nam gắn liền
với quá trình hình thành của tổ chức Phật giáo Việt Nam. Trước năm 1981,
Phật giáo có một quá trình hình thành và phát triển rực rỡ, đặc biệt từ đầu
công nguyên cho đến thời nhà Lý và thời nhà Trần, Phật giáo phát triển
rộng khắp cả nước và trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa dân
tộc, được nhiều tầng lớp trong xã hội tin theo. Thời kỳ này Phật giáo Việt
Nam phát triển mạnh, nhưng chưa có tên gọi tổ chức Hướng dẫn phật tử.
Từ sau thời nhà Trần, bắt đầu từ thời Hậu Lê đến cuối thế kỷ XIX Phật
giáo Việt Nam suy thoái. Điều này do nhiều nguyên nhân. Đến đầu thế kỷ
XX, nhiều tăng ni, phật tử đã phát động phong trào chấn hưng Phật giáo
trên khắp cả nước. Thời kỳ trước năm 1981 chưa có tên gọi Ban Hướng dẫn
Phật tử, tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng quá trình tổ chức và thực hiện
các hoạt động phật sự đều có bản chất của một quá trình hướng dẫn phật tử.
Từ năm 1981 việc hướng dẫn phật tử đã có tên gọi và có một vị trí, vai
trò cùng với những nhiệm vụ xác định và là một trong sáu ban chính của
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trải qua quá trình hoạt động
tích cực và hiệu quả, đến Đại hội Đại biểu Phật giáo lần thứ V, Ban Hướng
dẫn nam nữ phật tử được đổi tên là Ban Hướng dẫn phật tử Trung ương,
bao gồm nhiều cấp, từ cấp trung ương đến địa phương. Cho đến nay, Ban
22



×