Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

pháp luật đại cƣơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.88 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG </b>

CHƯƠNG 1

Câu 1: Nêu và chứng minh quan điểm của chủ nghĩa MLN về nguồn gốc ra đời của Nhà nước. (Tại sao

<i><b>Nhà nước là một hiện tượng lịch sử?) </b></i>

* Theo quan điểm của chủ nghĩa MLN, "Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong". Quan điểm được thể hiện qua hai khía cạnh:

- Khơng phải trong giai đoạn xã hội nào cũng có Nhà nước.

- Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định khi có đủ hai điều kiện:+ Điều kiện về kinh tế: Có sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. + Điều kiện về xã hội: Xuất hiện các giai cấp có sự đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp khơng thể điều hịa được.

* Chứng minh quan điểm: Ăngghen đã chứng minh rằng, trong xã hội cộng sản ngun thủy khơng có Nhà nước, nhưng những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước lại nảy sinh từ chính xã hội đó. Có thể chia xã hội CSNT thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu của xã hội CSNT:

+ Điều kiện về kinh tế: Cơ sở kinh tế của xã hội CSNT được đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.

+ Điều kiện về xã hội: Thị tộc là tế bào cơ sở của xã hội CSNT, được tổ chức theo quan hệ huyết thống.=> Giai đoạn đầu của xã hội CSNT không đáp ứng đủ điều kiện để Nhà nước ra đời.

- Giai đoạn cuối của xã hội CSNT: Sau 3 lần phân công lao động xã hội lớn, tổ chức thị tộc dần tan rã. Nhà nước ra đời theo nhu cầu khách quan của toàn xã hội.

Như vậy, Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

<i><b>Câu 2: Bình luận ý kiến sau:” Nhà nước tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội.” </b></i>

- Ý kiến trên là sai.

- Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

- Từ khi ra đời cho đến nay, xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, ở hình thái kinh tế xã hội đầu tiên cộng sản nguyên thủy chưa đáp ứng các yêu cầu để hình thành Nhà nước.

+ Giai đoạn đầu của xã hội CSNT:

 Điều kiện về kinh tế: Cơ sở kinh tế của xã hội CSNT được đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.

 Điều kiện về xã hội: Thị tộc là tế bào cơ sở của xã hội CSNT, được tổ chức theo quan hệ huyết thống.=> Giai đoạn đầu của xã hội CSNT không đáp ứng đủ điều kiện để Nhà nước ra đời.

+ Giai đoạn cuối của xã hội CSNT: Trải qua 3 lần phân công lao động lớn trong xã hội, tổ chức thị tộc tan rã. Nhà nước ra đời một cách khách quan theo nhu cầu của toàn xã hội.

- Ở 4 hình thái kinh tế cịn lại đã đáp ứng đủ những điều kiện để hình thành Nhà nước:

+ Điều kiện kinh tế: có sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu lao động và sản phẩm lao động. + Điều kiện xã hội: có giai cấp và tồn tại những mâu thuẩn giai cấp khơng thể điều hịa được. - Kết luận: Nhà nước khơng tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội.

<i><b>Câu 3</b></i>: Phân biệt quyền lực xã hội và quyền lực Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2 | P a g e- Quyền lực Nhà nước là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý chí nguyện vọng của giai cấp đó, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.

- Quyền lực xã hội là khả năng chi phối và điều khiển xã hội được hình thành trên cơ sở các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, nghi lễ tôn giáo và sự thừa nhận quyền uy của người đứng đầu.

<b>* Phân biệt </b>

Quyền lực Nhà nước Quyền lực xã hội Chủ thể Giai cấp thống trị nắm giữ Tất cả thành viên trong thị tộc nắm giữ Công cụ Pháp luật Chuẩn mực đạo đức, tập quán, tôn giáo Biện pháp Cưỡng chế Tự nguyện, tự giác

<i><b>Câu 4</b></i>: Phân tích đặc điểm của Nhà nước.

* Khái niệm: Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

<b>* Đặc điểm: </b>

- Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện việc quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.

+ Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực thực hiện việc quản lí dân cư theo đơn vị lãnh thổ quốc gia và trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.

+ Việc Nhà nước tổ chức dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ khơng phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp, giới tính,...

- Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt.

+ Quyền lực công là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý chí, nguyện vọng của giai cấp đó. Quyền lực cơng giúp duy trì, đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị và quản lí, đảm bảo trật tự xã hội.

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia.

+ Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao trong hoạt động đối nội và độc lập trong hoạt động đối ngoại. + Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, thể hiện ở chỗ quyền lực Nhà nước phổ biến trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia, áp dụng với mọi đối tượng.

- Nhà nước ban hành pháp luật để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.

- Nhà nước quy định và thu các loại thuế. Thuế giúp duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và đáp ứng nhu

<i><b>cầu chi tiêu của Nhà nước trong hoạt động đối nội, đối ngoại. </b></i>

<i><b>Câu 5</b></i>: Phân biệt Nhà nước và thị tộc. hái niệm

- Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội lập nên để điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

- Thị tộc là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người, bao gồm tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế.

<b>* Phân biệt: </b>

Chủ quyền lãnh thổ

Có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là quyền tự quyết của Nhà nước trong hoạt động đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kì một quốc gia nào. Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, thể hiện ở chỗ quyền lực nhà nước phổ biến trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia, áp dụng với mọi đối tượng.

Thị tộc chỉ là một nhóm người sống theo du canh du cư, khơng có khái niệm lãnh thổ nên không xác lập quốc gia, chủ quyền.

Quản lý lãnh thổ

Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Việc tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ khơng phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp, giới tính,…

Thị tộc quản lí dân cư theo nguyên tắc huyết thống, không có đơn vị hành chính lãnh thổ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Quyền lực

Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc biệt. Quyền lực công là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý chí, nguyện vọng của giai cấp đó, nó giúp duy trì và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị đồng thời giúp quản lí và đảm bảo trật tự xã hội.

Thị tộc chỉ có quyền lực xã hội gồm tập quán, tôn giáo, đạo đức,…

Quản lý xã hội

Nhà nước ban hành pháp luật để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là ưu thế của Nhà nước so với Thị tộc và các tổ chức khác.

Thị tộc khơng có luật pháp mà chỉ đưa ra các quy tắc xử sự để mọi người tự nguyện chấp hành theo.

Thuế <sup>Nhà nước quy định và thu các loại thuế. Thuế là khoản thu </sup>quan trọng của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có quyền quy định về thuế và thu các loại thuế.

Thị tộc khơng có tư hữu do đó khơng có khái niệm thuế.

<i><b>Câu 6: Trình bày </b></i>bản chất của Nhà nước.

<b>* Tính </b>giai cấp:

- Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được. Nhà nước ra đời để bảo vệ và duy trì lợi ích của giai cấp thống trị. Do đó Nhà nước có tính giai cấp sâu sắc.

<i><b>Câu 7: Trình bày </b></i>mối liên hệ giữa hai chức năng của Nhà nước.

- Khái niệm: Chức năng của Nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước.

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động của các chức năng, chức năng của Nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại:

+ Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chú yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước + Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của Nhà nước trong quan hệ với Nhà nước, dân tộc khác.

- Các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chức năng đối ngoại xuất phát từ chức năng đối nội và phục vụ cho chức năng đối nội. Thực hiện tốt các chức năng đối nội sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các chức năng đối ngoại và ngược lại, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ tới việc thực hiện các chức năng đối nội. Ví dụ:

<i><b>Câu 8</b></i>: Phân tích hình thức chính thể của Nhà nước.

- Hình thức chính thể của nhà nước là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất trong bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng chủ yếu là chính thể quân chủ và chính thể cộng hịa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

4 | P a g e

<b>Hình thức chính thể qn chủ Hình thức chính thể cộng hịa </b>

Là hình thức Nhà nước trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay một cá nhân theo nguyên tắc thừa kế.

Là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.- Chính thể quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên

chế): Người đứng đầu Nhà nước (vua, hồng đế...) có quyền lực vơ hạn.

- Chính thể qn chủ tương đối (quân chủ lập hiến): Quyền lực tối cao không chỉ do người đứng đầu Nhà nước nắm giữ mà quyền lực đó cịn được nắm giữ bởi các cơ quan nhà nước khác.

- Chính thể cộng hịa Đại nghị: Nghị viện giữ quyền lực trung tâm, có vị trí và vai trị quan trọng trong cơ chế thực thi quyền lực Nhà nước. Nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, Chính phủ do các Đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện thành lập. Nghị viện có thể thay đổi Chính phủ.

- Chính thể cộng hịa Tổng thống: Tổng thống do nhân dân bầu ra, vừa là Nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Chính phủ chịu sự quyết định của Tổng thống. Tổng thống khơng có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn và Nghị viện khơng có quyền giải tán Chính phủ.

- Chính phủ cộng hịa lưỡng tính: Nghị viện là cơ quan cao nhất đại diện cho ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền và một số tầng lớp khác. Tổng thống do cử tri bầu, có quyền hạn rất lớn kể cả quyền giải tán Nghị viện và tự thành lập Chính phủ. Chính phủ vừa trực thuộc Nghị viện, vừa trực thuộc Tổng thống.

<i><b>Câu 9</b></i>: Phân tích hình thức cấu trúc của Nhà nước:

- Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ - giữa các cơ quan Nhà nước Trung ương với các cơ quan Nhà nước địa phương. Có hai dạng hình thức cấu trúc Nhà nước chủ yếu là Nhà nước đơn nhất và Nhà nước liên bang.

Nhà nước có chính quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Nhà nước được hình thành từ nhiều Nhà nước thành viên có chủ quyền.

- Có một Hiến pháp duy nhất. Các quy định của Hiến pháp được thi hành trên tồn lãnh thổ. - Có một hệ thống các cơ quan trung ương: Nguyên thủ quốc gia, Chính phủ, Nghị viện có thẩm quyền pháp lý trên toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

- Có một quốc tịch, khơng một lãnh thổ trực thuộc nào có quyền đặt ra một quốc tịch riêng. - Có một hệ thống pháp luật.

- Có một hệ thống Tòa án thực hiện hoạt động xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trên toàn lãnh thổ đất nước.

- Lãnh thổ của Nhà nước đơn nhất được phân chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc.

- Có 2 Hiến pháp: Hiến pháp của Nhà nước thành viên và Hiến pháp liên bang. Hiến pháp của Nhà nước thành viên không được mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang.

- Các Nhà nước thành viên có quyền thành lập hệ thống các cơ quan Nhà nước trực thuộc.

- Có 2 hệ thống pháp luật: Của Nhà nước thành viên và liên bang. Hệ thống pháp luật của Nhà nước thành viên không được mâu thuẫn với hệ thống pháp luật của lien bang.

- Khi trở thành thành viên của Nhà nước Liên bang thì khơng cịn là một Nhà nước có chủ quyền, đặc biệt về đối ngoại. Các Nhà nước Liên bang không được tự tiện rút khỏi lien bang. - Lãnh thổ Nhà nước Liên bang hình thành từ lãnh thổ của các Nhà nước thành viên tự nguyện lien hiệp thành.

<i><b>Câu 10: Phân tích tính giai cấp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. </b></i>

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được. Nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời để bảo vệ, duy trì lợi ích của giai cấp cơng nhân và tồn thể nhân dân Việt Nam.

- Biểu hiện: Tính giai cấp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện qua vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đội tiền phong của giai cấp công nhân:-

+ Đảng là lực lượng lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc để giành lại độc lập dân tộc, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

+ Pháp luật của Nhà nước cùng với tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đều phải thấm nhuần và thể hiện rõ nét tư tưởng của Đảng.

+ Liên minh giai cấp cơng nhân, nơng dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng của khối đại đồn kết dân tộc.

<i><b>Câu 11</b></i>: Phân tích tính xã hội của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Sự tồn tại của giai cấp này là tiền đề cho sự tồn tại của giai cấp khác. Nhà nước CHXHCN Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lí và ổn định trật tự xã hội để bảo đảm sự phát triển của xã hội.

<b>- </b>Biểu hiện:

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam không chỉ quan tâm tới lợi ích của giai cấp cơng nhân mà cịn quan tâm tới lợi ích của tồn thể nhân dân Việt Nam thơng qua những chính sách phù hợp để củng cố và phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải giải quyết công việc chung, thực thi các vấn đề xã hội như vấn đề cung cấp dịch vụ công, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội,...

<i><b>Câu 12: Phân tích tính nhân dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. </b></i>

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Biểu hiện:

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân Việt Nam vì nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân, Nhà nước phải chú trọng tới việc tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ và làm chủ. Nhân dân thông qua bầu cử để lập ra Nhà nước và các cơ quan đại diện của nhân dân. Mặt khác, nhân dân là người kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, khơng có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Nhà nước ln coi trọng việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc giải quyết các yêu cầu của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng đất nước.

<i><b>Câu 13: Phân tích tính dân tộc của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. </b></i>

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước thống nhất của 54 dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

<i><b>Câu 14: Phân tích hình thức chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. </b></i>

- Hình thức chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

- Hình thức chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chính thể cộng hịa dân chủ:

+ Tồn bộ quyền lực của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đều thuộc về Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước. + Dân chủ: Quốc hội do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước. + Quốc hội thành lập các cơ quan Nhà nước khác theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

+ Quốc hội hoạt động với nhiệm kỳ 5 năm.

Như vậy, hình thức chính thể của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chính thể cộng hịa dân chủ.

<i><b>Câu 15</b></i>: Phân tích hình thức cấu trúc của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- Hình thức cấu trúc Nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam là sự tổ chức Nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước Trung ương với các cơ quan Nhà nước địa phương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

6 | P a g e- Hình thức cấu trúc Nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước đơn nhất vì Nhà nước ta mang đầy đủ đặc điểm của Nhà nước đơn nhất, cụ thể:

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam có một Hiến pháp duy nhất, là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải phù hợp và không được trái với Hiến pháp.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam có một hệ thống pháp luật duy nhất trên toàn bộ lãnh thổ.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Theo Hiến pháp, bộ máy Nhà nước của nước ta được hợp thành từ cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính Nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp,...); cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam có lãnh thổ tồn vẹn thống nhất, các bộ phận hợp thành Nhà nước là các đơn vị hành chính lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã). Các đơn vị hành chính lãnh thổ trên khơng có chủ quyền quốc gia - -và các đặc điểm khác của Nhà nước.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam có một quốc tịch duy nhất.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam có một hệ thống Tòa án thực hiện hoạt động xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trên toàn lãnh thổ đất nước.

Như vậy, hình thức cấu trúc Nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước đơn nhất.

<i><b>Câu 16</b></i>: Nêu vai trò của từng bộ phận trong hệ thống chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt

- Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm: Nhà nước, các đảng phái, các tổ chức chính trị, xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình kinh tế, xã hội với mục đích duy trì và phát triển xã hội đó.

<i><b>Câu 17: </b></i>Tại sao Nhà nước CHXHCN Việt Nam giữ vị trí trung tâm, vai trị quyết định?

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam có chủ quyền quốc gia. Với thuộc tính này, chỉ có Nhà nước mới là chủ thể của công pháp quốc tế.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là đại diện pháp lý cho mọi tầng lớp dân cư và thực hiện sự quản lý đối với toàn thể dân cư trong phạm vi lãnh thổ và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chủ sở hữu đặc biệt và lớn nhất trong xã hội.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam có hệ thống cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương để thực hiện quyền lực Nhà nước. Mỗi cơ quan Nhà nước có quyền và nghĩa vụ khác nhau và đều được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau mà biện pháp bảo đảm cao nhất là cưỡng chế Nhà nước.

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam có quyền ban hành pháp luật để thực hiện sự quản lý đối với mọi mặt của đời sống xã hội.

<i><b>Câu 18</b></i>: Trình bày đặc điểm của cơ quan Nhà nước.

- Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ chức cơ cấu, - có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do pháp luật quy định.

- Cơ quan Nhà nước có những đặc điểm sau:

+ Cơ quan Nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Hoạt động của cơ quan Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhất định có hiệu lực thi hành đối với mọi cơ quan, tổ chức khác hoặc mọi công dân trong phạm vi lãnh thổ hoặc ngành, lĩnh vực mà cơ quan đó phụ trách.

+ Cơ quan Nhà nước khơng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội nhưng có tác động quan trọng đối với quá trình đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

+ Những cá nhân đảm nhiệm chức trách trong cơ quan Nhà nước phải là công dân Việt Nam.

<i><b>Câu 19</b></i>: Cho ví dụ về cơ quan Nhà nước. Các văn bản cơ quan này được ban hành?- Quốc hội là một cơ quan Nhà nước.

- Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ chức cơ cấu, - có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do pháp luật quy định.

- Quốc hội là một cơ quan Nhà nước vì đáp ứng đủ những điều kiện:

+ Quốc hội được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội.

+ Hoạt động của Quốc hội mang tính quyền lực Nhà Nước. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

+ Quốc hội không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng có tác động quan trọng đối với q trình đó. + Những cá nhân đảm nhiệm chức trách trong Quốc hội phải là công dân Việt Nam.

- Văn bản được Quốc hội ban hành như Hiến pháp.

<i><b>Câu 20</b></i>: Học viện Tài chính có phải cơ quan Nhà nước khơng? Vì sao?

- Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ chức – cơ cấu, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do pháp luật quy định.

- Học viện Tài chính đáp ứng được những đặc điểm:+ Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội nhưng có tác động quan trọng đối với quá trình đó. + Các cá nhân đảm nhiệm chức trách trong học viện là công dân Việt Nam.

- Nhưng Học viện tài chính khơng phải là một cơ quan Nhà nước vì khơng đáp ứng được đặc điểm: Hoạt động của Học viện Tài chính khơng mang tính quyền lực Nhà nước, khơng có thẩm quyền ban hành bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào.

- Kết luận: HVTC là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính.

<i><b>Câu 21</b></i>: Phân tích ngun tắc tồn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

- Cơ sở của nguyên tắc: Hiến pháp 2013 ghi nhận “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” “cơng dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”.

- Nội dung:

+ Nhân dân có quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan Nhà nước.

+ Nhân dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự án luật, trực tiếp bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

+ Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và nhân viên cơ quan Nhà nước.

+ Nhân dân có thể tham gia quản lý Nhà nước gián tiếp thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.-

<i><b>Câu 22</b></i>: Phân tích nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo ĐCSVN trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà

+ Lãnh đạo bằng vai trò tiên phong gương mẫu của mỗi Đảng viên.

<i><b>Câu 23</b></i>: Phân tích nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất,có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa

<i><b>các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

8 | P a g e- Cơ sở nguyên tắc: Hiến pháp ghi nhận “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.”

<i><b>Câu 24</b></i>: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Cơ sở nguyên tắc: Hiến pháp ghi nhận “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.”

+ Trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước hực hiện cơ chế bàn bạc tập thể, t cá nhân chịu trách nhiệm về phần việc được phân công theo chế độ thủ trưởng.

+ Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định, các cơ quan Nhà nước được quyền quyết định những vấn đề nhất định mà khơng bị can thiệp bởi bất kì cơ quan nào.

+ Cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới trong việc thực hiện quyết định và chỉ thị của cấp trên, bảo đảm thực hiện kỉ luật nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

<i><b>Câu 25: </b></i>Trình bày cơ quan quyền lực trong bộ máy Nhà nước Việt Nam.

- Cơ quan quyền lực Nhà nước là những cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho nhân dân để nắm và thực hiện quyền lực Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

 Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ.  Trong trường hợp Chính phủ khơng họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

10 | P a g e

CHƯƠNG 2

<i><b>Câu 1</b></i>: Tại sao nói: “Pháp luật là một hiện tượng lịch sử”?

* Quan điểm “Pháp luật là một hiện tượng lịch sử” được thể hiện qua hai khía cạnh: - Khơng phải trong giai đoạn xã hội nào cũng có pháp luật.

- Pháp luật chỉ ra đời khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định khi có đủ hai điều kiện: + Điều kiện về kinh tế: Có sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. + Điều kiện về xã hội: Xuất hiện các giai cấp có sự đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp khơng thể điều hịa được.

* Chứng minh quan điểm:- Giai đoạn xã hội chưa có Nhà nước:

+ Quan hệ xã hội trong thời kỳ này được duy trì bởi các quy phạm xã hội như tập qn, đạo đức, tơn giáo. Vào thời điểm đó, các quy phạm xã hội này đã đủ sức để duy trì trật tự của xã hội CSNT một xã hội chưa có tư - hữu và giai cấp, vì nó ln thể hiện và phản ánh lợi ích của mọi thành viên trong xã hội do đó được mọi thành viên trong xã hội tự giác thực hiện theo.

=> Giai đoạn xã hội chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. - Giai đoạn xã hội đã có Nhà nước:

+ Cùng với sự phát triển của xã hội, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp. Các quan hệ xã hội trong thời kỳ này được duy trì bởi các quy phạm xã hội như: tập quán, đạo đức, tôn giáo,… trong đó có một cơng cụ quan trọng khơng thể thiếu là quy phạm pháp luật.

+ Có hai con đường hình thành pháp luật, cụ thể:

 Con đường thừa nhận: Nhà nước duy trì những quy phạm sẵn có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với thời đại.

 Con đường đặt ra (ban hành mới): Các quy phạm pháp luật mới được đặt r thể hiện ý chí và bảo vệ lơi a ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

=> Nhà nước và pháp luật có cùng nguồn gốc, những nguyên nhân ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.

Như vậy, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

<i><b>Câu 2: Pháp luật do Nhà nước thừa nhận. Đúng hay sai? Vì sao? </b></i>

- Nhận định này là sai.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Có hai con đường hình thành pháp luật, cụ thể:

+ Con đường thừa nhận: Nhà nước duy trì những quy phạm sẵn có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với thời đại.

+ Con đường đặt ra (ban hành mới): Các quy phạm pháp luật mới được đặt ra thể hiện ý chí và bảo vệ lơi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

- Nhận định trên sai vì mới chỉ ra được một con đường hình thành pháp luật là con đường thùa nhận, còn thiếu một con đường nữa là ban hành mới.

- Như vậy, pháp luật do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.

<i><b>Câu 3: Phân </b></i>biệt pháp luật với tập quán, đạo đức, tôn giáo.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Tập quán/ Đạo đức/ Tôn giáo là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một địa phương, của một nhóm người nhất định về thế giới, về cách sống mà nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.

* Phân biệt: - Về phạm vi áp dụng:

+ Pháp luật có tính phổ biến, bắt buộc chung đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức trên toàn bộ lãnh thổ tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

+ Tập quán, đạo đức, tôn giáo thường chỉ được áp dụng với một vùng, một địa phương, một nhóm người nhất định.

<i><b>Câu 4</b></i>: Phân tích tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật do Nhà nước ban hành mà Nhà nước là tổ chức quyền lực công đặc biệt, quyền lực của Nhà nước bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ và áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức. - Biểu hiện:

+ Pháp luật có tính quy phạm, tức là pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, mơ hình xử sự chung cho các chủ thể trong xã hội.

+ Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: pháp luật có tính bao qt rộng khắp so với các quy phạm xã hội khác. Pháp luật có hiệu lực trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia, áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức. Về nguyên tắc, pháp luật có thể điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội của mọi đối tượng. Tuy nhiên pháp luật chỉ lựa chọn điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng đã phát triển tới mức phổ biến, điển hình. Ngồi pháp luật cịn có đạo đức, tơn giáo, tập qn,… song song điều chỉnh các quan hệ xã hội.

<i><b>Câu 5</b></i>: Pháp luật có khả năng điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong đời sống. Đúng hay sai?- Nhận định này là đúng.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì vậy pháp luật bao quát rộng khắp so với các quy phạm xã hội khác. Pháp luật có hiệu lực trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ quốc gia, áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức. Về nguyên tắc, pháp luật có thể điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội của mọi đối tượng.

- Kết luận: Vậy, Pháp luật có khả năng điều chỉnh mội quan hệ xã hội trong đời sống.

<i><b>Câu 6</b></i>: Pháp luật điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. Đúng hay sai? Vì sao?- Nhận định này là sai vì:

+ Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

+ Mặc dù trên thực tế pháp luật có khả năng điều chỉnh bất kỳ quan hệ xã hội nào nếu cần thiết nhưng pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà mà chỉ lựa chọn điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng đã phát triển tới mức phổ biến, điển hình Ngồi pháp luật cịn có đạo đức, tơn giáo, tập qn,… song . song điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Kết luận: Trên thực tế, pháp luật không điều chỉnh mọi quan hệ xã hội.

<i><b>Câu 7</b></i>: Phân tích tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Biểu hiện:

+ Pháp luật phải được tồn tại dưới những hình thức nhất định.

+ Nội dung của pháp luật phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và một nghĩa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

12 | P a g e+ Các văn bản pháp luật phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền ban hành các văn bản đó được quy định trong pháp luật.

- Pháp luật cần có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức để giúp giảm thiểu các lỗ hổng trong pháp luật, giảm thiểu các vi phạm đồng thời giúp các chủ thể hiểu và áp dụng vào thực tế dễ dàng hơn.

<i><b>Câu 8</b></i>: Phân tích tính được đảm bảo bằng Nhà nước của pháp luật.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Pháp luật được bảo đảm bằng Nhà nước vì pháp luật do Nhà nước ban hành bằng con đường thừa nhận hoặc đặt ra.

- Biểu hiện:

+ Nhà nước đảm bảo cho pháp luật có tính bắt buộc chung. Đây không phải là sự bắt buộc chung chung, trừu tượng mà là sự bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức cùng tham gia một quan hệ xã hội nhất định do pháp luật điều chỉnh.

+ Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng nhiều biện pháp khác nhau và có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

<i><b>Câu 9</b></i>: Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

<i><b>Câu 10</b></i>: Phân tích tính mở của pháp luật.

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Pháp luật có tính mở bởi vì mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng cho mình, do vậy tồn tại rất nhiều hệ thống pháp luật mang những sác thái khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là tồn tại khả năng học hỏi lẫn nhau giữa các hệ thống pháp luật.

- Trong thời đại ngày nay yêu cầu giao lưu quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển, do vậy nếu pháp luật các quốc gia xích lại gần nhau thì việc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ có yếu tố nước ngồi sẽ dễ dàng thuận lợi hơn.

<i><b>Câu 11: Phân tí</b></i>ch tính dân tộc của pháp luật

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

- Mỗi Nhà nước khác nhau đều phát triển dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc khác nhau. Những yếu tố đó ảnh hưởng nhất định đến pháp luật của mỗi nước.- Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật riêng thể hiện bản sắc dân tộc riêng của mình. Đó chính là một sự đảm bảo cho pháp luật được thực thi một cách hiệu quả, bởi pháp luật càng gần với truyền thống dân tộc bao nhiêu thì càng dễ đi vào đời sống bấy nhiêu.

<i><b>Câu 12</b></i>: Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế với pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B có đầy đủ năng lực chủ thể, đủ tuổi kết hôn đã đến Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng để đăng kí kết hơn và được Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hơn.

- Sự kiện anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B đến Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng đăng kí kết hơn là một sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật dân sự vì:

+ Việc anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B có đầy đủ năng lực chủ thể đến Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng để đăng kí kết hơn là sự kiện thực tế, cụ thể xảy ra trong đời sống, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong Luật Hơn nhân và gia đình và phụ thuộc hồn tồn vào ý chí của anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B.

+ Sự kiện trên đã làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình.

<b>* Hình sự: </b>

- Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A có đầy đủ năng lực chủ thể cướp túi xách của chị Nguyễn Thị B có đầy đủ năng lực chủ thể.Sau 1 tuần, anh Nguyễn Văn A bị công an bắt và bị Tòa án khởi tố với tội danh Cướp đoạt tài sản với mức án 3 năm tù giam.

- Ví dụ trên là một sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự vì:

+ Việc anh Nguyễn Văn A có đầy đủ năng lực chủ thể cướp túi xách của chị Nguyễn Thị B và sau 1 tuần, anh Nguyễn Văn A bị cơng an bắt và bị Tịa án khởi tố với tội danh Cướp đoạt tài sản với mức án 3 năm tù giam là sự kiện thực tế, cụ thể xảy ra trong đời sống, phù hợp với những điều kiện, hồn cảnh đã được dự liệu trong Luật Hình sự và phụ thuộc hồn tồn vào ý chí của anh A.

+ Sự kiện trên đã làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa anh Nguyễn Văn A và Nhà nước theo quy định của Luật Hình sự.

<b>* Hành chính: </b>

- Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A có đầy đủ năng lực chủ thể điều khiển xe máy tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm đã bị cảnh sát giao thông Nguyễn Văn B lập biên bản xử phạt hành chính.

- Ví dụ trên là một hành vi pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính vì:

+ Việc anh Nguyễn Văn A có đầy đủ năng lực chủ thể điều khiển xe máy tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm đã bị cảnh sát giao thông Nguyễn Văn B lập biên bản xử phạt hành chính là sự kiện thực tế, cụ thể xảy ra trong đời sống, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong Luật Giao thông đường bộ và phụ thuộc hồn tồn vào ý chí của anh A và anh B.

+ Sự kiện trên đã làm phát sinh quan hệ hành chính giữa anh Nguyễn Văn A và anh Nguyễn Văn B theo quy định của Luật Giao thơng đường bộ.

<i><b>Câu 15</b></i>: Nêu ví dụ về một sự biến pháp lí. Giải thích?*Dân sự:

- Sự biến pháp lý là những sự kiện pháp lý xảy ra khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người nhưng sự hiện diện của chúng đưa đến những hậu quả pháp lý nhất định, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.

- Ví dụ: Ơng Lê Văn B có đầy đủ năng lực chủ thể bị sét đánh đột ngột qua đời và không để lại di chúc. Con đẻ của ông Lê Văn B là anh Lê Văn A có đầy đủ năng lực chủ thể sẽ có quyền thừa kế tồn bộ tài sản của ơng B. - Ví dụ trên là một sự biến pháp lí làm phát sinh quan hệ dân sự vì:

+ Việc ông Lê Văn B có đầy đủ năng lực chủ thể bị sét đánh đột ngột qua đời mà không để lại di chúc và sau đó con đẻ của ông Lê Văn B là anh Lê Văn A có đầy đủ năng lực chủ thể sẽ có quyền thừa kế tồn bộ tài sản của ơng B là sự kiện thực tế, cụ thể xảy ra trong đời sống, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong Luật Dân sự và không phụ thuộc vào ý chí của ơng B hay anh A.

+ Sự kiện trên đã làm phát sinh quan hệ dân sự là quan hệ pháp luật thừa kế giữa anh A và ông B theo quy định của Luật Dân sự.

<i><b>Câu 16: </b></i>“Năng lự<i><b>c hành vi là nhân t duy nh t quy</b></i>ố ấ ết định năng lự<i><b>c ch ủ thể” Đúng hay sai?</b></i>

- Khẳng định sai. - Giải thích:

+ Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được Nhà nước th a nh n, b ng hành vi c a mình tham gia vào ừ ậ ằ ủcác QHPL và th c hi n quyự ệ ền, nghĩa vụ pháp lí.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×