Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn cấp tỉnh một số giải pháp giúp trẻ 3 4 tuổi hứng thú trong hoạt động vui chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 24 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> </b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b> “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI A1 HỨNG THÚTRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TẠI TRƯỜNG MẦM NON</b>

<b>HOẰNG ĐẠT – HOẰNG HÓA”</b>

<b> Người thực hiện: Hoàng Thị Thuần Chức vụ: Giáo viên.</b>

<b> Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Đạt. SKKN thuộc lĩnh vực: Chun mơn</b>

THANH HĨA, NĂM 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>TTNỘI DUNGTrang</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Hiện nay trên thực tế Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đầu tư đối với tấtcả các lĩnh vực, nhằm tìm kiếm nhân tài phục vụ cho xã hội và đất nước. Nhưngcâu hỏi lớn đó lại được đặt ra cho ngành giáo dục. Ngành giáo dục ln giữ vaitrị quan trọng đó là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một xã hội. Ngày naykhi kinh tế phát triển việc đầu tư vào giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm.Nhưng đầu tư như thế nào đó là một câu hỏi lớn đang đặt ra.

Hiện nay trong các trường đều hưởng ứng đợt phát động phong trào:“Trường học thân thiện học sinh tích cực”.Trong q trình giáo dục trẻ tơi pháthiện ra: Để trẻ học tốt, ngoan ngoãn, tham gia các hoạt động tích cực hơn, thìviệc tạo mơi trường học thân thiện cho trẻ đóng một vai trị quan trọng. Cô giáogần gũi thân thiện với trẻ, trẻ thân thiện cùng nhau, từ đó sẽ tạo nên thành cơngcho các hoạt động.

Tạo môi trường học thân thiện thông qua các hoạt động vui chơi có ý nghĩaquan trọng to lớn mang tính chất quyết định tới sự phát triển, là tiền đề cho sựhình thành nhân cách con người. Tại sao nói vậy ?

Bởi vì: Thơng qua hoạt động vui chơi trẻ được “học mà chơi, chơi màhọc”. Trẻ được cùng nhau tổ chức chơi, phối hợp cùng nhau tạo ra sản phẩm, từđó giúp trẻ có tính tự giác phát triển tư duy.

Thông qua hoạt động vui chơi “xã hội trẻ em” được hình thành trẻ đượchóa thân vào các vai mà trẻ được thấy trong đời sống hàng ngày.

Khi tham gia chơi ở góc này, trẻ được đóng vai các bác, các cơ bán hàng,các bác nấu ăn.

Trẻ được tự mình hoạt động, tự mình làm những cơng việc mà trẻ uthích, sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, khoa học và thiết thựcnhất. Đồng thời cịn rèn luyện kỹ năng vơ cùng quan trọng đó là kỹ năng giaotiếp. Đơn giản là vì khi chơi trẻ tiếp xúc với nhau chủ yếu bằng ngơn ngữ từ đóđã hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp.

Chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mẫu giáo rất ham học hỏi thích hoạt động vớiđồ vật, việc tạo môi trường thân thiện thông qua hoạt động vui chơi sẽ đem lạikết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ.Trẻ được học, được hoạt động trong môi trườngthân thiện lành mạnh an toàn. Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện với trẻ, từ đósẽ phát triển một cách tồn diện cả về nhân cách và trí tuệ.

Là một người giáo viên Mầm non, tôi nhận thức được vai trò, tầm quantrọng của hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nóichung và trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

cách cho trẻ, tạo nền tảng cho sự phát triển của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Vì

<i><b>vậy tơi chọn đề tài: “Mợt sớ giải pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hứng thú trong hoạtđộng vui chơi tại lớp 3 tuổi A1 trường Mầm non Hoằng Đạt – Hoằng Hóa” để</b></i>

nghiên cứu nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vuichơi và chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Giúp trẻ được vui chơi thoải mái, hoạt động tích cực. Đặc biệt là thơng quahoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực: Thể chất, ngơnngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

Tìm ra phương pháp, biện pháp hay nhất, phù hợp nhất giúp giáo viên chủđộng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu.</b>

<i>“Một số giải pháp giúp trẻ 3– 4 hứng thú trong hoạt động vui chơi tại lớp 3tuổi A1 trường Mầm non Hoằng Đạt – Hoằng Hóa”</i>

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu.</b>

<i> Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Qua nghiên cứu sách</i>

vở, chuyên đề, tài liệu có liên quan đến hoạt động vui chơi của trẻ 3 – 4 tuổi.Phương pháp khảo sát thực tế: Quan sát hoạt động dạy của giáo viên, hoạt

<b>động vui chơi của trẻ 3 - 4 tuổi lớp mình và qua các giờ dự hoạt động vui chơi</b>

<b>2. Nội dung </b>

<b>2.1. Cơ sở lý luận.</b>

Hoạt động vui trong trường Mầm non được người lớn tổ chức, hướng dẫngiúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghethấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ra ở môi trườngsống gần gũi với trẻ, thơng qua đó trẻ học được cách ứng xử giữa con người vớicon người, con người với thiên nhiên. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năngcủa trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sứclực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới mộthình thức cực kì độc đáo đó là thơng qua hoạt động vui chơi.

Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Trẻ tưởngtượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, côgiáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống củangười lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động vui chơicó một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ khơng phải là thật mà là giảvờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.

Hoạt động vui chơi là tổng hợp các loại trị chơi, trong q trình chơi trẻ cóthể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động.Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trị chơi là q trình tưởng tượng biểu hiện rấtrõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi… Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáodục nhận thức. Trong q trình thực hiện các trị chơi, trẻ phải sử dụng cácphương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộngnhư: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng và những thuộc tính khơng giancủa đồ vật.

Qua đó, hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức,tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngơn ngữ, tính đồng đội, tính hợptác, tính nhường nhịn, tương thân tương ái… đây chính là những phẩm chất cầnthiết cho trẻ trong cuộc sống sau này.

<b>2.2. Thực trạng </b>

Trên thực tế để hoạt động vui chơi thực sự trở thành phương tiện quantrọng trong việc hình thành nhân cách trẻ mầm non, cơ giáo phải có năng lựcsáng tạo trong việc tổ chức môi trường và hướng dẫn hoạt động cho trẻ, tạo điềukiện để trẻ được hoạt động, tìm tịi, trải nghiệm… giúp trẻ được hoạt động theokhả năng và theo mức độ hứng thú của trẻ, khơng thể gị ép trẻ vào khn khổhay hình thức mang tính áp đặt. Tuy vậy, để có các góc chơi thực sự bổ ích đốivới trẻ là một vấn đề yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều.

Năm học 2023 – 2024, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu

<b>giáo 3 - 4 tuổi, tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn gặp phải</b>

trong q trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ như sau:

Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ chun mơn đạt chuẩn nên cũngnắm được kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi nhận thấy việc tổ chức

<b>hoạt động vui chơi cho trẻ 3 - 4 tuổi là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, tơi</b>

cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự làm đồ chơi phục vụ cho cácgóc chơi.

Ngay từ đầu năm học và trong năm học tôi dựa vào kế hoạch chuyên mônmà hiệu phó đã xây dựng để lên kế hoạch hoạt động góc cụ thể cho từng chủ đề.Đối với trẻ, đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vàocác hoạt động của lứa tuổi.

Đối với phụ huynh họ cũng rất quan tâm đến hoạt động vui chơi của trẻ.

Một số trẻ trong lớp cịn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Trong lớp có trẻ cịn nói ngọng, nói lắp, rối loạn hành vi, khả năng kiềmchế hành vi, cảm xúc kém.

Lớp chưa có vách ngăn giữa góc động và góc tĩnh trong q trình trẻ chơi ởcác góc.

Từ thực trạng trên, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế hoạtđộng vui chơi của trẻ ở lớp tôi phụ trách như sau:

<b>Kết quả khảo sát đầu năm (Tháng 9/2023)TTNội dung khảo sát đầu nămtrẻ<sup>Số</sup></b>

<b>đạt Tỷ lệ</b>

<b>Số trẻchưa</b>

<b>đạt<sup>Tỷ lệ</sup></b>

1 <sup>Trẻ hứng thú tham gia hoạt </sup><sub>động vui chơi</sub> 29 20 69% 9 31%2 <sup>Trẻ có kỹ năng tham gia vào </sup><sub>các hoạt động vui chơi</sub> 29 19 65% 10 35%

Qua kết quả khảo sát, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và nỗ lực cố gắng để tìm ra giảipháp, biện pháp tốt nhất để cải tiến các phương pháp giúp trẻ tích cực và hứng thúhơn trong hoạt động vui chơi.

<b>2.3. Các giải pháp .</b>

<b>2.3.1.Giải pháp 1. Chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo ở các góc:</b>

<b>Như chúng ta đã biết, tư duy của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thường gắn liền với</b>

tư duy trực quan và hành động theo hứng thú trước mắt. Vì vậy sự chuẩn bị đồdùng của tơi là hình thức hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tham gia vào các vai một cách cụthể. Nhờ có đồ dùng, đồ chơi sáng tạo sẽ thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi.Mỗi góc chơi có 1 hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thìkhơng thể tiến hành được.

Muốn cho hoạt động vui chơi đạt kết quả cao thì ngay từ đầu năm học tôiđã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các góc chơi, khônglên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồchơi cho từng chủ đề. Ngoài những đồ chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựngcơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ngao,… tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảoan toàn về tính mạng, khơng gây độc hại, khơng sắc nhọn, không nặng nề đốivới trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i> Nguyên vật liệu sáng tạo.</i>

<b>Ví dụ: Từ những ngun vật liệu trên tơi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc</b>

cho trẻ. Có thể hộp sữa, chai để làm chén, bàn ghế, mũ cho cháu chơi ở góc giađình, vải vụn để trẻ may áo quần búp bê.

<i> </i>

<i>Đồ chơi tự tạo</i>

Việc chuẩn bị đồ dùng phải phù hợp với nội dung vai chơi. Qua đó, sẽ giúptrẻ nắm vững nội dung chủ điểm và sáng tạo hơn trong việc thực hiện một sốhoạt động, kiến thức của trẻ sẽ được khắc sâu hơn.

<b>Chủ đề: “Tết – Mùa xn” thì tơi cần chuẩn bị đồ dùng như: Lon nước</b>

yến, hộp giấy hình vng, giấy màu xanh, giây nilon, ống hút trân châu… để trẻcó đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung về ngày tết và mùa xuân.

Đồ chơi của trẻ mẫu giáo cần đa dạng và phong phú. Với những chất liệuđơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tơng, lịch cũ, giấy màu … tôi đãtạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ tơi giúp trẻ đóng thànhcác quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻcảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cơ giúp.

<i>Góc sách truyện</i>

Hay góc phân vai: “Bán hàng, gia đình”: Tơi thấy hiện nay có các loại vỏhộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp nên tôi đã tậndụng làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng báchhóa,… tạo sự đa dạng đồ dùng, đồ chơi hơn trong các góc chơi.

<i>Góc phân vai</i>

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về nguyên vật liệu và việc tích cực làm đồdùng, đồ chơi tự tạo trong các góc phục vụ cho hoạt động vui chơi, trẻ sẽ cónhiều cơ hội để cùng nhau khám phá và sáng tạo, đem lại hiệu quả rõ rệt trong

<b>việc kích thích hứng thú chơi của trẻ. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2.3.2. Giải pháp 2.Trang trí các góc tạo mơi trường hoạt động hấp dẫn:</b>

Có thể dễ dàng khẳng định mơi trường đẹp trong lớp là yếu tố đầu tiên thuhút trẻ. Nó là tồn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của trẻ. Chính mơitrường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong trẻ và đây là nội dung cần thiết đểkích thích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động vui chơi.

<i>Góc học tập</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Môi trường trang tri lớp học</i>

Mặt khác, để tạo ấn tượng các góc chơi cho trẻ tơi thường sưu tầm, thiết kếcác hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và tiêu đề củagóc có tên gần gũi với trẻ, phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Mơi trường trang tri lớp học</i>

<b>Ví dụ: Góc xây dựng: Để làm cho góc xây dựng hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tơi</b>

đã lấy tên góc là: Kiến trúc sư tí hon, hay cơng trình ước mơ…

<i>Góc xây dựng</i>

Tơi sử dụng những gam màu sáng để trang trí và có hình ảnh các bé hoặccác con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng hay các bác thợ xây đang xây ởphía trên mảng tường. Cịn phía mảng tường dưới tôi thường làm bằng nhựatrong hoặc thảm gai, trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vàolàm tranh trang trí cho góc đó.

Tuỳ thuộc vào mỗi chủ đề tôi dựa vào những kinh nghiệm trải nghiệm trêntrẻ khi trò chuyện về chủ đề và về các góc, thơng qua đó gợi ý để trẻ nêu lên ýtưởng, sau đó cùng trẻ trang trí góc chơi cho phù hợp với mỗi chủ đề giúp tăngsự hứng thú để khám phá thế giới xung quanh và sáng tạo khi trẻ tham gia hoạtđộng vui chơi.

<b>Ví dụ: Chủ đề: “Tết và mùa xuân”, góc phân vai tơi cùng trẻ trang trí cành</b>

đào, cành mai, các khu vực bán hàng như có quầy bán mứt tết, quầy bán các loạibánh. Có thể đặt một số câu hỏi kích thích trẻ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Góc phân vai</i>

Theo con, mình sẽ đặt tên cho cửa hàng này là gì?

Bạn Lan đặt tên là quầy bánh, còn ý kiến của con như thế nào?...

Ngồi ra, tơi cịn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tơ màu để trang trícác góc chơi. Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động vuichơi, vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trangtrí theo sự hướng dẫn của cơ.

Góc chơi được trang trí hấp dẫn đẹp mắt, đồ dùng, đồ chơi đa dạng phongphú sẽ khơi gợi niềm say mê hoạt động và giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cáchnhẹ nhàng có hiệu quả, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

Kết quả cho thấy, biện pháp này ngoài việc tạo thêm nhiều đồ dùng đồ chơitrong lớp còn giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, sự khéo léo của đơi bàn tay vàgiúp cho trẻ hứng thú hơn khi cùng nhau sử dụng đồ dùng, đồ chơi của mình vàbạn làm ra chơi ở các nhóm chơi và từ đó trẻ chơi một cách hứng thú hơn,

tức là trẻ tích cực hơn trong lúc chơi trẻ vẫn tự giải quyết các vấn đề chơicủa nhóm mình như: Biết tạo ra các loại bánh kẹo từ phấn vụn, xốp màu, kết cácloại hoa mà trẻ đã trải nghiệm.

<b>2.3.3.Giải pháp 3. Rèn luyện kỹ năng chơi ở các góc cho trẻ:</b>

Có thể nói rằng, hoạt động vui chơi đã phản ánh sự sáng tạo, độc đáo củanhận thức và ngơn ngữ, nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xungquanh. Khi trẻ tham gia hoạt động vui chơi có nghĩa là đang sống trong cuộcsống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận,thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạncùng chơi. Điều này địi hỏi trẻ phải có đầy đủ các kỹ năng chơi như sau:

<b>Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú</b>

tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ.

Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trongmối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tựtin trong mọi tình huống ở mọi nơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b> Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trị chơi, câu chuyện, bài hát tơi giúp trẻ</b>

học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứatuổi này. Khả năng hợp tác giúp trẻ biết cảm thông và cùng nhau làm việc.

<b>Kỹ năng thích tị mị, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một</b>

trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khátkhao được học. Tôi cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để gợi tínhtị mị tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặccác hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường gợi suy nghỉ nhiều hơnlà những thứ có thể đốn trước được.

<b>Kỹ năng giao tiếp: Tôi cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý</b>

tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức củamình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọngđối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc,viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói vềmột ý tưởng nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận nhữngsuy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố rất cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ.Ngoài ra, ở trường Mầm non tôi cần dạy trẻ kỹ năng trong ăn uống, qua đódạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽtrước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụngtrong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏnhẹ không gây tiếng ồn, ăn xong biết để bát đúng nơi quy định… hoặc biết giúpcô một số công việc nhỏ vừa sức.

Khi chơi ở góc phân vai, trẻ đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặcquần áo bule, đeo tai nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thìbác sĩ tươi cười ân cần, chu đáo hỏi thăm bệnh nhân và kê đơn thuốc. Còn bệnhnhân thì biết bác sĩ kê đơn thuốc uống để chữa bệnh gì? Khi gặp những tìnhhuống xảy ra với bệnh nhân thì trẻ sẽ tự tin xử lý được những tình huống đó.

<i>Kỹ năng trẻ chơi ở các góc</i>

</div>

×