Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn cấp tỉnh một số kinh nghiệm áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực với hs lớp chủ nhiệm tại trường thpt lam kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.13 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NỘI DUNGTRANG</b>

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

<b>TRƯỜNG THPT LAM KINH</b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b>MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC VỚI HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG THPT LAM KINH</b>

<b> Người thực hiện: Đỗ Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên</b>

<b> SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Chủ nhiệm </b>

THANH HOÁ NĂM 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b> 1. MỞ ĐẦU</b>

1.1. Lí do chọn đề tài1.2. Mục đích nghiên cứu1.3. Đối tượng nghiên cứu1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

<b>2.3. Một số biện pháp đã triển khai</b>

2.3.1. Phát huy vai trò của GVCN lớp đối với việc giáo dục KLTC với HS.

<b>2.3.2. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học.</b>

2.3.3. Tăng cường sự tham gia của HS trong xây dựng và giám sát nội quy lớp học.

<b>2.3.4. Xây dựng hộp thư điện tử "Điều em muốn nói"2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm</b>

<b> 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>

3.1 Kết luận3.2 Kiến nghị

<b>1. MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcvà đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điềukiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó quan điểmchỉ đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục là chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh (HS) làmtrung tâm của quá trình giáo dục.

Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành giáo dục khơng chỉđổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm, nhậnthức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có việc thựchiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (GD KLTC).

Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hìnhảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng GVCNlà người cha, người mẹ của các em. Chính vì vậy là một GV đứng lớp giảng dạyđồng thời là một GVCN lớp tôi rất mong muốn học trị của mình là những đứacon ngoan, trị giỏi, tài đức vẹn tồn để sau này khi lớn lên các em có đủ tự tin,năng động và sáng tạo với đầy đủ bản lĩnh để bước vào đời trở thành một cơngdân tốt có ích cho xã hội. Vì vậy tơi rất chú trọng đến việc rèn luyện GDĐĐ choHS của mình và hơn hết hiện nay là giáo dục các em với các phương pháp kỉluật tích cực. Vậy kỉ luật là gì? Thế nào kỉ luật tích cực ? Biện pháp giáo dục kỉluật tích cực?

Xuất phát từ những lý do như đã nêu, là người làm GVCN nhiều năm ở trường

<i><b>THPT, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm áp dụng các biện pháp giáodục kỉ luật tích cực với HS lớp chủ nhiệm tại trường THPT Lam Kinh” </b></i>

<b> 1.2. Mục đích nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng</b>

công tác GD cho HS ở trường THPT Lam Kinh đề xuất những biện pháp GD KLTC,góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho học sinh của nhà trường.

<b> 1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>

- Nghiên cứu tâm lý, hoàn cảnh của HS lớp 11C6 trường THPT Lam Kinh.- Các biện pháp GD KLTC học sinh tại trường THPT

<b> 1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp,hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằngphiếu hỏi; Phương pháp quan sát các hoạt động GD KLTC của nhà trường;Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

<b> 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm</b>

- Xác định cơ sở khoa học của giáo dục KLTC cho HS ở trường trung họcphổ thông.

- Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc GD dục KLTC cho HS ởtrường THPT Lam Kinh.

- Đề xuất và lý giải các biện pháp GD KLTC cho HS ở trường THPT LamKinh.

<b>2. NỘI DUNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>2.1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỉ luật tích cực với hs lớp chủ nhiệm tại trường THPT</b>

<b>2.1.1. Khái niệm giáo dục kỉ luật tích cực 1. Khái niệm:</b>

<i><b>Giáo dục kỉ luật tích cực là cách GD dựa trên ngun tắc vì lợi ích tốtnhất của HS; khơng làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS; có sựthỏa thuận giữa GV- HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS.</b></i>

- Làm tăng sự tự tin và khă năng/kĩ năng xử lý các tình huống khó khăntrong học tập và cuộc sống của các em.

- Dạy cho HS cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tơn trọngbản thân, biết cảm thơng và tơn trọng quyền của người khác.

- Động viên, khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọngvà tính trách nhiệm, giúp HS phát triển tồn diện nhân cách, không làm cho cácem bị tổn thương.

-Dạy học theo quy tắc 5T: Tốt nhất cho HS, Tổn thương khơng làm,Thỏathuận,Tâm sinh lí, Tự giác.

=> Giáo dục kỉ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho HS tính tự giác tuântheo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt và lâu dài.

<b>2. Mục tiêu của giáo dục KLTC là dạy HS tự hiểu hành vi của mình, cótrách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tơn trọng mình và tơn trọngngười khác. </b>

- Nói cách khác giúp HS phát triển tư duy và có các hành vi tích cực có thểảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời sau này.

<b>3. Giáo dục kỉ luật tích cực khơng phải là</b>

- Sự buông thả, để cho HS muốn làm gì thì làm.- Khơng có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi.

- Những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế choviệc đánh mắng, sỉ nhục.

<b>2.1.2. Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.1. Biện pháp kỉ luật tích cực: </b>

Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên ngun tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của HS, có sựthỏa thuận giữa GV - HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS.

Theo như khái niệm trên cho ta hai cách hiểu về phương pháp quản lí lớphọc bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Thứ nhất, đó là biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật (ý thức tôn trọng nội quy</i>

trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục của nhà trường) ởHS một cách tích cực.

<i>Thứ hai, đó là biện pháp giáo dục bằng các hình thức kỉ luật có tác động</i>

một cách tích cực đến người học.

Như vậy, giáo dục HS bằng biện pháp kỉ luật tích cực là giáo dục HS theongun tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, khơng làm tổn thương đến thể xác và tinhthần, giáo dục phù hợp với tâm sinh lí của HS.

Vậy những lí do nào cần đưa Phương pháp kỉ luật tích cực vào trường học:- Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực là phù hợp với Công ước quốc tếvề quyền trẻ em và luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục HS của Việt Nam.

- Thực hiện phương pháp KLTC phù hợp với mục tiêu giáo dục của ViệtNam là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức,thẩm mỹ và nghề nghiệp”

- Thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay trong nhà trường phổ thơng.

- Thực hiện phương pháp KLTC mang lại lợi ích cho HS, giáo viên, nhàtrường, gia đình và xã hội.

<b> 2. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục KLTC a. Lợi ích đối với HS:</b>

- Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quantâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh;

- HS nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của mình để khắc phục, sửa chữa, pháttriển tồn diện bản thân;

- HS sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập và rèn luyện bản thân;

- HS tự tin trước đám đông, không mặc cảm tự ti về những khuyết điểm,hạn chế của bản thân

- HS phát huy được những tiềm năng, những mặt tích cực, điểm mạnh củacá nhân.

<b>b. Lợi ích đối với giáo viên: </b>

- Giảm được áp lực quản lý lớp vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật.Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi, giám sát việc thựchiện kỉ luật của HS; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử lý nhiều vụ vi phạm kỉluật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với HS, gia đình và nhàtrường.

- Xây dựng được mối quan hệ thân thiện thầy – trị. Trị kính trọng, tintưởng và yêu quý thầy cô; thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trị, uthương và hết lịng vì HS.

- Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáodục HS.

<b>c. Lợi ích đối với nhà trường: Thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng</b>

cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; tạo ra môi trường học tập thân thiện, antoàn tạo được niềm tin đối với gia đình HS và xã hội.

<b>d. Lợi ích đối với gia đình: HS trở thành những người có đủ phẩm chất và</b>

năng lực cho tương lai. Điều này làm cha mẹ HS yên tâm lao động và cơng tác,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

gia đình hịa thuận, hạnh phúc.

<b>e. Lợi ích đối với xã hội: Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi</b>

bạo hành, bạo lực; tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị vàtrợ giúp giải quyết các tệ nạn trên góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, xâydựng xã hội phồn vinh.

<b>2.2. Thực trạng việc thực hành phương pháp kỉ luật tích cực trongtrường THPT</b>

<b>2.2.1. Những tác động khách quan đối với công tác chủ nhiệm lớp củagiáo viên THPT</b>

Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại khơngít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tưcủa Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất,trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảocho việc dạy và học. Mơ hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạothuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự pháttriển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáoviên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tincần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạycủa giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến họcsinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong vàngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp cịngặp khơng ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ vàkinh tế thị trường hiện nay, ngồi những tiện ích to lớn mà nó mang đến chonhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng HS:xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viêntrong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấnđề này ảnh hưởng khơng ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đứccủa HS và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tácgiáo dục đạo đức HS.

Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dànhcho việc giáo dục con cái khơng nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xãhội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa khơng nghĩ đến hậu quả. Trẻ thiếu thốntình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một sốem do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ,ương bướng, khó bảo.

<b>2.2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm và việc thực hành phươngpháp kỉ luật tích cực trong trường THPT</b>

Trong các nhà trường phổ thông, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêmnhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khố đào tạo chính thức nào cho GVCN.Chính vì vậy, khơng nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếubằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN cịn q ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tươngxứng cơng sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viênchưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy cịnnặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục cơng dân, giáo dục đạođức HS cịn q ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổinày, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiềunhu cầu hiểu biết, tìm tịi, bắt chước, thích giao lưu, đua địi, thích sự khẳngđịnh mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luậtcòn hạn chế, nên chiều hướng HS hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, viphạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viênchủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do cơng việcgiảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnhhưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khácảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người q nghiêm khắc, có người q dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép HS theo khnkhổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đềunhư bị áp lực. Người dễ dãi thì lại bng lỏng cơng tác quản lí, thiếu quan tâmsâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và HS khơng phải bao giờcũng tìm được tiếng nói chung.

Việc thực hiện PPKLTC đối với HS trong lớp, do những nguyên nhân nói trên, chưa được triển khai tốt. Cụ thể:

- Nhiều GVCN chưa hiểu nhu cầu của trẻ và mục đích sai lệch của hành vitiêu cực ở trẻ, kể cả nhu cầu quan trọng nhất của trẻ như: Được yêu thương;Được tôn trọng; Được hiểu và cảm thơng…, vì vậy chưa có cách xử lý phù hợpkhi HS mắc lỗi.

- Việc khuyến khích động viên trẻ chưa kịp thời. GVCN đại đa số chưahiểu được khích lệ, động viên là phương thuốc hữu ích đối với những em họcsinh học kém hoặc thường xuyên có vấn đề về mặt hành vi. Với những đốitượng này, việc xử lý kỉ luật bằng cách nhắc nhở, phê bình, xử phạt ..chưa chắcđã có tác dụng bằng việc tìm ra những mặt mạnh của HS, khuyến khích độngviên, giúp các em tự tin hơn, thấy được cảm thơng, được ghi nhận mỗi khi cácem có việc làm tốt, có hành vi tích cực.

- Chưa thực hiện được việc lắng nghe tích cực: Phần lớn GV khi xử lýkhuyết điểm của HS còn khuyên bảo, giảng giải quá nhiều, chưa tập trung vàoviệc lắng nghe sự trình bày, giải thích của các em. Khơng phải GVCN nào cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hiểu tầm quan trọng của lắng nghe tích cực và biết sử dụng nó như một cáchthức tốt để hiểu vấn đề đang xảy ra đối với HS, giúp các em tự tìm ra cách thứctốt nhất để giải quyết vấn đề của các em…

<b>2.3. Một số biện pháp đã triển khai </b>

<b> 2.3.1. Phát huy vai trò của GVCN lớp đối với việc giáo dục KLTC với HS </b>

GVCN có một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc rèn luyện, giáo dụccho HS. GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức GD trong và ngoàinhà trường. GVCN là người quản lý lớp học giúp Hiệu trưởng giám sát lớp học,thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS. Người có trách nhiệmphản hồi tình hình lớp và từng HS đến phụ huynh. GVCN có vai trò của một nhàtâm lý, nhà quản lý trong nhà trường ở một tập thể thu nhỏ là lớp học. Như vậy,trong số tất cả các GV tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, GVCN lớpchính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với HS nhất, là chỗ dựa tinh thầnvững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được sự hỗ trợ,giúp đỡ hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời. Như vậy nhiệm vụ của ngườigiáo viên chủ nhiệm có vai trị quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tậpcũng như rèn luyện nhân cách của HS.

Muốn hồn thành tốt trọng trách được giao thì GVCN trước hết phải cótâm, có tấm lịng vì tình u thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồngthời phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Đối vớinhững HS có biểu hiện lệch lạc về nhân cách, GVCN chính là người thay mặtnhà trường cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” các em trở về với “cáithiện”, hay giúp các em học tập những gương sáng xung quanh mình.

Thầy, cơ giáo chủ nhiệm cịn cần biết xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, biếtcách xây dựng điều hành một tập thể tự quản. GVCN còn phải biết ứng xử giảiquyết đúng các mối quan hệ giữa các em HS với nhau, giữa HS với giáo viên,giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm; giữa GVCN với BTV đồntrường, với cha mẹ HS. Thầy, cơ giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kếtnối ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.

Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải là tấm gươngsáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trìnhđộ chun mơn; quan hệ với học trị như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừađáng tin cậy; kiên trì trong GD HS theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Có người thìquan niệm rằng, sau cha mẹ, thầy cơ là người gần gũi với HS hơn ai hết nên hiểucác em và nắm rõ hồn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then chốtcủa thành công trong GD.

Nếu như trước đây, nhiệm vụ của GVCN chủ yếu là định hướng, hướngdẫn hành vi ĐĐ cho HS, thì ngày nay, ngồi cơng tác chun mơn, GVCN cịnphải kiêm thêm nhiều công việc không tên khác từ việc học đến nề nếp, tâm tưtình cảm, giải quyết những tình huống phát sinh của HS trong lớp. Vì thế ngồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

việc đầu tư vào mơn dạy của mình sao cho vừa đảm bảo nội dung lên lớp vừatạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ có phương pháp giáo dục hợp lý, linh hoạt,hiểu biết tâm lý HS. Và điều khơng thể thiếu là phải có tâm huyết và tình yêuthương đối với HS của mình, với cương vị là một GVCN lớp tôi đã:

Ngay khi nhận lớp đã nắm vững tình hình thực trạng của HS lớp chủnhiệm: phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ HS như học bạ, số điện thoại, hồn cảnhgia đình…. để liên hệ với phụ huynh khi cần thiết.

Xây dựng ban cán sự lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao.Bầu cử những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm. Báo cáo trung thựcnhững diễn biến xảy ra hàng ngày cho GVCN. Làm việc đúng lề lối quy định,đúng vị trí các chức danh.

Xây dựng tập thể lớp đồn kết, vững mạnh, có tinh thần u thương và giúpđỡ lẫn nhau. Gần gũi, thương yêu, trao đổi với HS để nắm bắt tâm tư, nguyệnvọng xu hướng sở thích của HS, giúp các em nêu ra “điều em muốn nói. Tạo mơi trường thân thiện để các em thấy được “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

Khơi gợi và từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của HS, cùng thiđua giúp đỡ lẫn nhau như biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, haygặp khó khăn, hoạn nạn.

Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục: Liên hệ, trao đổi với GVBM về tìnhhình ĐĐ, nề nếp, chất lượng của lớp, để phối hợp giáo dục kịp thời. Trao đổitình hình với BGH, Bí thư đồn trường, Ban nề nếp, PHHS và các tổ chức đồnthể có liên quan để có được sự phối hợp chặt chẽ.

Nhiệt tình, linh động với công việc, công bằng với HS, khen thưởng và phêbình kịp thời, đúng người, đúng việc.

Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịpthời cho BGH về tình hình đạo đức của HS trong lớp.

Một năm học GVCN cần đến nhà HS ít nhất một lần để nắm bắt thơng tin,thuyết phục PHHS tham gia họp đầy đủ các cuộc họp do lớp hay nhà trường tổchức. Mỗi buổi họp phụ huynh là dịp để GVCN cung cấp thêm cho họ về quá trìnhhọc tập của con em mình. Khi tiếp xúc với PHHS cần nhớ rằng đối với họ đứa conlà rất q giá. Vì thế, hãy hết sức tế nhị, tránh đừng để phụ huynh bị tổn thương.

Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với PHHSđể giải quyết kịp thời, có hiệu quả.

Cuối tuần khen thưởng, xử lý kịp thời, dù chỉ những tiến bộ nhỏ nhất.Trong các buổi sinh hoạt khơng nên để khơng khí nặng nề nhưng cũngkhơng được xuề xịa mà phải đảm bảo tính nghiêm túc trong việc nhắc nhở nềnếp học tập, việc thực hiện nội quy của lớp, của trường. Đồng thời GVCN nênsưu tầm những câu chuyện hay về những tấm gương người tốt việc tốt, nhữngcâu ca dao, tục ngữ, lời hay, ý đẹp … để HS học tập và noi theo.

Khi xử lý một vấn đề nào đó thì nên đi từ nhẹ nhàng đến cương quyết vàphải làm đến cùng chứ không nên bỏ dở giữa chừng, phải làm đến nơi đến chốn.

GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức nhàgiáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho HS noi theo.

PPKLTC có nhiều ưu thế trong việc giúp giáo viên xây dựng môi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

học tập thân thiện, có tác động tích cực đến hoạt động của HS. Khi áp dụngthành công PPKLTC, GV sẽ giảm được áp lực công việc quản lý lớp học vì HShiểu và chấp hành nội quy một cách tự nguyện và có trách nhiệm hơn. Giáoviên sẽ ít cảm thấy tức giận, căng thẳng trong việc đối xử và kỉ luật HS hơn.Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng trở nên cởi mở, gần gũi, thân thiện hơn.Khơng khí ở lớp học, sân trường sẽ vui vẻ, thoải mái hơn. Từ đó, chất lượngcủa việc giảng dạy của giáo viên cũng sẽ được cải thiện.

- Xây dựng môi trường tâm lý: Loại môi trường này thể hiện rõ qua bầukhơng khí tập thể nơi diễn ra hoạt động học tập của HS. Bầu khơng khí này lạiphụ thuộc vào mối quan hệ giữa GV với HS, giữa HS với nhau và mức độ thamgia của HS vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức.

GVCN hoàn toàn chủ động trong việc tạo ra bầu khơng khí thân thiệntrong quan hệ giữa mình và HS bằng việc tuân thủ các nguyên tắc và sử dụngcác kỹ thuật của PPKLTC. Điều cần làm là GVCN phải chủ động tạo ra mốiquan hệ với HS theo chiều hướng tôn trọng các em, tin tưởng và khuyếnkhích tính tự lập cho của các em. Việc khích lệ đối với HS cần được thựchiện với những tiến bộ khiêm nhường của HS, theo nguyên tắc “khuyếnkhích tất cả những thay đổi theo chiều hướng tích cực của HS”. Cần làm nhưvậy, bởi dù là thay đổi rất nhỏ nhưng đó là kết quả của sự cố gắng, tiến bộcủa HS. Việc khích lệ, động viên HS phải được thực hiện ngay sau khi cácem có việc làm tốt, có hành vi tích cực nào đó. Nó phải được thể hiện dựatrên một việc cụ thể, có thật, một hành vi tốt của các em. Việc khích lệ phảiđược thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, việc làm chân thành của GV mà các em cóthể cảm nhận được sự khuyến khích, động viên của thầy cơ dành cho mình.Để làm được điều đó, các GV phải thực sự hiểu, cảm thông với HS, chấpnhận những đặc điểm riêng biệt của cá nhân HS đó, dù có thể khơng đúngnhư mình mong muốn.

Vấn đề tiếp theo là thiết kế các hoạt động lôi cuốn đươc sự tham gia củaHS trong quá trình học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác. Mức độtham gia của HS vào các hoạt động này không chỉ phản ánh mức độ tích cựccủa HS mà cịn là tác nhân tạo ra bầu khơng khí thuận lợi cho hoạt động họctập của chính các em và bạn học. Tuy nhiên, để có các hoạt động đạt đếnmục đích nêu trên, người GVCN phải am hiểu về nhu cầu của HS, phải nắmvững các đặc điểm phát triển theo lứa tuổi của các em, đặc biệt cần am hiểuvề các hoạt động cơ bản theo lứa tuổi của HS. Nội dung “hậu quả tự nhiên vàhậu quả lôgic” của PPKLTC có tác dụng trong việc khởi xướng và điều chỉnhcác hoạt động do GV thiết kế và tổ chức. Một hậu quả tự nhiên có thể làlôgic để dẫn đến một hoạt động mà đương nhiên HS phải thực hiện. Một hệquả lơgic có thể là điểm khởi đầu cho một hoạt động mới với tư cách là canthiệp của giáo viên đối với HS...

- Xây dựng mơi trường xã hội: Mơi trường này hình thành do những vị thếkhác nhau của HS trong đời sống gia đình và xã hội mang vào lớp học. HSthường không ý thức được vấn đề này nên không phân biệt được cách hành xửtrong lớp học sẽ khác với cách hành xử của các em trong quan hệ gia đình, xã

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

hội tương ứng với vị thế của các em. Đã có nhiều GVCN gặp phải khó khăn khigiải quyết những bất hịa giữa các nhóm HS. Các nhóm học sinh này được hìnhthành tự phát và phân biệt với nhau bởi hoàn cảnh xuất thân và điều kiện kinh tếgia đình của các HS trong nhóm.

Vận dụng PPKLTC, GVCN cần xóa bỏ những rào cản về phương diện xãhội có thể nảy sinh trong lớp học. Điều này đồng nghĩa với việc GV cần làmcho các HS trong lớp ý thức được sự bình đẳng về vai trò của các em trong lớphọc. Mọi HS trong lớp học đều như nhau về vài trò – vai trò của một ngườihọc cho dù hoàn cảnh xuất thân và điều kiện kinh tế của HS đó như thế nào.Để làm được việc này, GV cần chủ động thiết nối quan hệ giữa các nhóm HSthơng qua các hoạt động chung. Các hoạt động này phải là những hoạt độngmà người chơi chỉ có thể cùng chơi khi cùng đóng một vai trị.

<b>2.3.2. Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp học.1. Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán.</b>

Khi quan sát trẻ em vui chơi, ta có thể thấy các em dành nhiều thời gian đểthống nhất “luật chơi” trước khi bắt đầu chơi. Thầy/ cô có thể khơng tin, nhưnghọc sinh thích các quy tắc vì nó đem lại cho các em sự cảm nhận về ý thức tổchức với điều kiện là những quy tắc đó phải rõ ràng và “có lý”. (Điều này đặcbiệt quan trọng với những trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề và nhữngthay đổi bất ngờ trong lớp học có thể khiến các em cảm thấy rất căng thẳng). Vìvậy, nguyên tắc cơ bản của việc thay đổi biện pháp giáo dục nhằm duy trì kỉ luậtlớp học là xây dựng được những quy tắc rõ ràng và đảm bảo HS hiểu được vìsao cần có những quy tắc ấy.

<i><b>Một số lưu ý:</b></i>

- Không đề ra quá nhiều quy tắc. Nhiều quy tắc quá sẽ khiến học sinh bị rốivà cảm thấy gị bó khiến các em không thể tập trung đến những quy tắc quantrọng. Hãy lựa chọn những quy tắc quan trọng nhất.

- Các quy tắc cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá trị cơ bảnnhư: Sự an toàn, sự tơn trọng lẫn nhau, lịng nhân ái và sự trung thực.

- Các quy tắc đề ra cần có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích tập thể và lợi íchcá nhân.

Ví dụ về một vài quy tắc tôi đã áp dụng đối với lớp chủ nhiệm

</div>

×