Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN công tác chủ nhiệm quản lí học sinh bằng những biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.3 KB, 12 trang )

a. đặt vấn đề
I. Lời mở đầu.
Chúng ta đều biết trong các nhà trờng, bên cạnh nhiệm vụ giáo dục tri thức
khoa học thuần tuý thì việc hình thành, phát triển, bồi dỡng nhân cách, phẩm
chất đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng. Ngời thầy, ngời cô có
vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học
sinh sao cho phù hợp với đạo đức dân tộc, với đạo đức con ngời Xã hội chủ
nghĩa. Nhiệm vụ này không phải của riêng một ai mà tất cả mọi ngời làm công
tác giáo dục ở nhà trờng đều phải có trách nhiệm. Tuy vậy, nhân tố chủ yếu, then
chốt để đạt đợc mục tiêu đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ngời giáo viên đến trờng không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn kiêm
nhiệm thêm các công tác khác, trong đó có công tác chủ nhiệm. Đây là một công
tác cần sự kiên trì, khéo léo và tâm huyết của giáo viên. Vì trong mỗi lớp học
thành phần học sinh rất khác nhau, mỗi em một hoàn cảnh, một khả năng, một
tính cách khác nhau. Trong mỗi lớp học đều có những học sinh cá biệt. Đây là
những học sinh có học lực còn yếu, không tuân thủ đầy đủ nội quy, ít tham gia
xây dựng bài, hay nói chuyện riêng, gây gổ, đánh nhau, bỏ giờ, bỏ tiết. Những
em này sẽ làm ảnh hởng đến nề nếp chung của lớp hoặc lôi kéo những em khác
h hỏng theo. Để các em có thể hợp thành một tập thể đoàn kết, hoà hợp, vững
mạnh là cả một quá trình công phu. Hơn nữa, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là
lứa tuổi mà các em không còn nhỏ nhng cũng cha đủ lớn. Đây là lứa tuổi mà hầu
hết các em có ý thức thể hiện mình, thích để ý đền dáng vẻ bề ngoài, nhng lại có
những suy nghĩ cha chín chắn, dễ giận hờn và hay tự ái. Vì vậy việc bắt các em
phải tuân theo những quy tắc có tính bắt buộc là không dễ. Điều này đòi hỏi ngời
giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ tình hình, có những can thiệp, biện pháp kịp
thời để uốn nắn các em.
Là một giáo viên có tuổi nghề cha nhiều và cũng mới đợc chuyển công tác về
Hải Ninh nhng tôi cũng đã phần nào thấy đợc những khó khăn vất vả của giáo
viên làm công tác chủ nhiệm ở nhà trờng. Khi đợc giao làm công tác chủ nhiệm
hầu hết giáo viên đều có trách nhiệm cao, hết lòng xây dựng tập thể lớp và cũng
có rất nhiều biện pháp thiết thực để quản lí học sinh. Tuy vậy, hiệu quả trong


công tác chủ nhiệm vẫn cha cao, cuối năm học chủ yếu các lớp chọn đợc công
nhận danh hiệu Lớp tiên tiến còn các lớp đại trà thì rất ít. Từ thực tế đó tôi muốn
nghiên cứu sâu hơn về công tác quản lí học sinh tại trờng nhằm phân tích rõ hơn
những u điểm và hạn chế trong công tác chủ nhiệm lớp. từ đó đề xuất một số
biện pháp quản lí học sinh bằng kỉ luật tích cực.
II. Thực trạng của vấn đề.
1


Qua quá trình công tác ở trờng THCS Hải Ninh tôi nhận thấy rằng, sở dĩ công
tác chủ nhiệm ở trờng còn cha đạt đợc hiệu quả cao là phần lớn giáo viên chủ
nhiệm (GVCN) cha có biện pháp quản lí lớp một cách hợp lí.
ở trờng, ngoài những lớp chọn nề nếp và tinh thần tự quản của học sinh tơng
đối tốt còn ở hầu hết các lớp đại trà đều có học sinh cá biệt, nề nếp của các lớp
này thờng không ổn định. Điều này gây đau đầu cho GVCN. Và thờng, để tạo ra
nề nếp, kỉ luật cho lớp nhiều GVCN thờng vội vàng áp dụng những hình thức kỉ
luật mang tính chất trách phạt. Những hình thức kỉ luật ấy có thể ngay lập tức có
hiệu quả, khiến học sinh phải làm theo yêu cầu của giáo viên. Tuy nhiên những
biện pháp này chỉ có hiệu quả trc mt m khụng cú tỏc dng giỏo dc lõu di.
Ngc li nhng bin phỏp ú cú th khin hc sinh quen vi s trỏch pht, tr
nờn chai lỡ, bng bnh, khú bo, thm chớ chng i giỏo viờn. iu ny có thể
lm phỏ v mi quan h thy trũ, làm mất lòng tin ở gia đình học sinh và xã hội
đối với giáo viên nói riêng và nhà trờng nói chung, cú th dn n nhng hu qu
khú lng.
Đầu năm học này, tôi đợc nhà trờng phân công chủ nhiệm lớp 6C. Đây là lớp
đầu cấp, các em vừa từ cấp I lên đang còn nhiều bỡ ngỡ với cách học và những
quy định của trờng cấp II. Trong lớp có nhiều em học lực còn yếu, khả năng tiếp
thu bài rất chậm, trên lớp cha chú ý nghe giảng, ghi bài cha đầy đủ, việc học còn
rất thụ động. Qua theo dừi 2 tun u ca nm hc tụi nhn thy cú mt s hc
sinh liờn tc vi phm ni quy, cú nhng em ngh hc vụ lớ do, trn hc i

chi.
C th hai mt giỏo dc ca lp qua theo dừi ca cỏn s lp, ca GVCN v kt
qu kho sỏt u nm nh sau:
* Hc lc:
Xp loi
S lng
T l

Gii
0
0%

Khỏ
10/36
27,8 %

Trung bỡnh
20/36
55,5 %

Yu
6/36
16,7%

Tt
18
50 %

Khỏ
12

33,3 %

Trung bỡnh
6
16,7 %

Yu
0
0%

* Hnh kim:
Xp loi
S lng
T l

2


Từ thực tế đó cùng với kinh nghiệm những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi
xác định được rằng: cần có biện pháp kịp thời và hợp lí, khéo léo để các em
nhanh chóng hoà nhập với môi trường học tập mới và có ý thức tự giác trong
học tập và rèn luyện. Tôi đã áp dụng việc quản lí học sinh bằng những biện
pháp giáo dục kỉ luật tích cực.

b. gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.
I. Các giải pháp thực hiện.
1. Khái niệm về giáo dục kỉ luật tích cực.
Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của
học sinh; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh; có sự thoả
thuận giữa thầy - trò và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.

2. Ý nghĩa và sự cần thiết phải sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
Trong môi trường sư phạm rất cần thiết phải áp dụng những biện pháp giáo
dục kỉ luật tích cực vì những biện pháp này có những ý nghĩa thiết thực, lâu dài,
phù hợp với mục tiêu của ngành giáo dục trong việc xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực.
a. Đối với học sinh:
- Các em có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ; được mọi người quan tâm, tôn trọng
và lắng nghe ý kiến, không mất niềm tin.
- Tích cực chủ động trong học tập; tự tin trước mọi người, phát huy được khả
năng của bản thân.
3


- Nhận ra lỗi lầm của mình, tự giác sửa chữa; cảm thấy hoà nhập với tập thể, vui
vẻ đến lớp, thích học hơn.
b. Đối với giáo viên:
- Giảm được áp lực quản lí lớp học do học sinh đã hiểu và tự giác chấp hành kỉ
luật. Từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng
và quý mến, tạo cơ sở để xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
- Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất cao trong lớp học.
- Nâng cao hiệu quả quản lí lớp học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Được sự đồng tình, ủng hộ của gia đình học sinh và toàn xã hội.
c. Đối với nhà trường, gia đình và cộng đồng.
- Nhà trường có môi trường sư phạm thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối
với xã hội.
- Xã hội có những công dân tốt, có thể phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã
hội trong tương lai; giảm thiểu các tệ nạn xã hội, nạn bạo hành, bạo lực.
- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
3. Áp dụng một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
- Xây dựng nội quy lớp học.

- Khuyến khích học sinh thi đua đạt danh hiệu "Học sinh tiêu biểu trong tuần".
- Lập báo cáo hàng ngày.
- Gửi thư khen về nhà.
- Đề ra những hình thức xử phạt phù hợp và nhất quán.
- Quan tâm đến những khó khăn của học sinh.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
1. Xây dựng nội quy lớp học.
a. Ý nghĩa:
Việc học sinh tham gia xây dựng nội quy lớp học khiến các em cảm thấy có
trách nhiệm và thực hiện kỉ luật một cách tự giác hơn, giáo viên không cần nhắc
nhở nhiều và tránh được những vấn đề xảy ra trong lớp học. Biện pháp này
nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia xây dựng nội quy.
Những nôi quy do các em xây dựng vừa phù hợp với yêu cầu của ngành, của nhà
4


trường đồng thời là ngôn ngữ của các em nên gần gũi với các em hơn, được các
em thực hiện dễ dàng, tự nguyện.
b. Cách thực hiện:
Trong buổi sinh hoạt lớp hoặc buổi hoạt động ngoài giờ đầu năm học.
- Bước 1: Giáo viên thông báo cho học sinh những nội quy chung của nhà
trường.
- Bước 2: Chia học sinh thành 4 tổ. Trong mỗi tổ các em thảo luận với nhau và
trả lời các câu hỏi:
+ Mong muốn của em khi đến trường?
+ Các em mong muốn lớp của mình sẽ như thế nào?
+ Em mong muốn gì ở bạn bè? thầy cô?
Từng cá nhân trong tổ nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến của tổ.
- Bước 3: Yêu cầu từng tổ chia sẻ mong muốn của tổ mình với cả lớp. Sau khi
các ý kiến được nêu ra, giáo viên và cả lớp cùng xem xét những mong muốn và

nêu suy nghĩ về những mong muốn đó. Giáo viên tìm ra những ý kiến chung của
học sinh và chốt những ý kiến cơ bản.
- Bước 4: Yêu cầu học sinh tiếp tục thảo luận các câu hỏi:
+ Để đạt được những mong muốn đó, học sinh nên làm gì và không nên
làm gì?
+ Để xây dựng một lớp học lí tưởng, học sinh và giáo viên cần phải như
thế nào?
Học sinh viết ra giấy những nguyên tắc hay những quy định mà các em cho là
có ý nghĩa quan trọng để đạt được mong muốn và để xây dựng lớp học lí tưởng.
Những nguyên tắc mà các em xây dựng có liên quan đến ứng xử, giao tiếp, kỉ
luật và học tập, cả những điều các em mong đợi từ giáo viên.
- Bước 5: Cả lớp thảo luận về chế độ khen thưởng và kỉ luật bằng cách trả lời
các câu hỏi:
+ Ai sẽ giám sát việc thực hiện nội quy?
+ Nếu học sinh vi phạm thì sẽ xử lí như thế nào?
+ Nếu học sinh thực hiện tốt nội quy thì sẽ khen thưởng như thế nào?
5


- Bước 6: Giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp thống nhất những quy điịnh chung
của lớp. Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp, đánh máy và phát cho mỗi học sinh một
bản.
( Khi xây dựng nội quy lớp học không nên đề ra quá nhiều quy tắc. Các quy tắc
cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá trị cơ bản như: sự an toàn, sự
tôn trọng lẫn nhau, lòng nhân ái và sự trung thực, đảm bảo cân bằng giữa lợi
ích chung và lợi ích cá nhân)
2. Khuyến khích học sinh thi đua đạt danh hiệu "Học sinh tiêu biểu trong
tuần".
a. Ý nghĩa:
Đây là biện pháp nhằm xây dựng lòng tự tôn của học sinh, giúp các em có cơ

hội phát huy những điểm tốt của mình, hạn chế những điểm chưa tốt.
b. Cách thực hiện:
Giáo viên chủ nhiệm nêu ra tiêu chuẩn của một học sinh tiêu biêu trong tuần:
học sinh đạt được thành tích tốt, chấp hành đầy đủ nội quy hoặc học sinh có sự
tiến bộ vượt bậc so với tuần trước. Khi các em đạt danh hiệu "Học sinh tiêu
biểu" thì các em có quyền làm một việc gì mình ưa thích ( giới thiệu bài hát,
nghệ sĩ, vận động viên mà mình yêu thích) hoặc được hưởng một đặc quyền nào
đó (trợ giúp giáo viên tự quản lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho thầy cô...)
Khi học sinh vi phạm những nội quy của lớp học sẽ bị cắt danh hiệu tiêu biểu.
3. Cho học sinh lập báo cáo hàng ngày.
a. Ý nghĩa:
Đây là biện pháp áp dụng cho những học sinh thường xuyên mắc lỗi. Mục đích
là giúp các em nhận ra những lỗi thường mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều
chỉnh. Biện pháp này giúp các em điều chỉnh kịp thời và ít lặp lại lỗi lầm của
mình.
b. Cách thực hiện:
- Trước hết giáo viên cần giải thích cho học sinh biết rằng em đang được chú ý.
Giáo viên cùng học sinh liệt kê những lỗi mà em hay mắc phải và cho học sinh
xem những lỗi của mình.
6


Mẫu báo cáo:
Họ và tên học sinh: ..................................................................
Lớp: ....................
BÁO CÁO HÀNG NGÀY
1. Không làm bài tập về nhà.
2. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
3. Đi học chậm, nghỉ học không lí do.
4. Chưa nghiêm túc khi xếp hàng, khi sinh hoạt 15 phút.

5. Trêu chọc, bắt nạt hoặc xúc phạm bạn.
6. Nói tục.
7. Đánh nhau.
8. Không nghe lời thầy cô.
9. Vứt rác bừa bãi ra trường lớp, viết vẽ bậy lên bàn ghế, lên tường.
...

- Hằng ngày, giáo viên theo dõi và đánh dấu những lỗi mà học sinh mắc phải.
đến cuối ngày cho học sinh xem bản báo cáo và trao đổi về những lỗi mà em
chưa sửa chữa được.
- Nếu trong 1 tuần, số lỗi của học sinh không giảm, giáo viên sẽ gửi báo cáo lên
thầy Tổng phụ trách Đội nhờ can thiệp hoặc gửi về gia đình để lấy ý kiến của
cha mẹ..
- Nếu khoảng 3 ngày học sinh không mắc lỗi nào thì giáo viên xem xét và cho
dừng việc làm báo cáo hàng ngày.
4. Gửi thư khen về nhà.
a. Ý nghĩa:
Đây là biện pháp mà tất cả học sinh đều thích vì nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi
của các em. Giáo viên chủ nhiệm gửi thư khen để khuyến khích các em phấn đấu
hơn nữa trong học tập và rèn luyện. Đồng thời biện pháp này còn làm cho cha
7


mẹ học sinh cảm thấy tự hào về con cái và quan tâm nhiều hơn đến việc học tập
ở trường của con, tạo mối liên hệ tích cực giữa gia đình và nhà trường.
b. Cách thực hiện:
Giáo viên chủ nhiệm viết thư hoặc gọi điện thoại cho cha mẹ học sinh hoặc
người giám hộ của các em để khen ngợi, biểu dương những tiến bộ của các em
về học tập và đạo đức. Đồng thời nắm được tình hình học tập, rèn luyện của học
sinh ở nhà để có sự phối hợp kịp thời với gia đình phát huy những điểm mạnh

của học sinh, hạn chế dần những điểm chưa tốt của các em.
5. Đề ra những hình thức xử phạt phù hợp và nhất quán.
a. Ý nghĩa:
Theo bản nội quy chung mà lớp đã xây dựng về những hình thức xử phạt nếu
học sinh vi phạm nội quy, giáo viên chủ nhiệm nên có thái độ rõ ràng, dứt khoát.
Biện pháp này nhằm giúp học sinh biết rằng thái độ, hành vi của em như thế là
sai, là không phù hợp và cần chấm dứt ngay.
b. Cách thực hiện:
Trong các buổi sinh hoạt lớp, sau khi đã có báo cáo của cán bộ lớp cùng với sự
theo dõi của bản thân, giáo viên chủ nhiệm cần nêu rõ những học sinh sai phạm.
Lưu ý là giáo viên chỉ nêu tên chứ không có thái độ hoặc hành động xúc phạm,
gây căng thẳng với học sinh. Sau đó, giáo viên mời học sinh vi phạm ở lại để
trao đổi về những sai phạm của em, yêu cầu học sinh viết kiểm điểm. Và ngay
sang đầu tuần sau, hình thức kỉ luật tương ứng mà lớp đã đề ra sẽ được áp dụng
cho học sinh sai phạm đó. Giáo viên cần nhất quán, công bằng nhưng cũng
không quá máy móc, cứng nhắc khi xử phạt học sinh. Cần cân nhắc những
trường hợp vi phạm nội quy do những lí do khách quan mà giáo viên và tập thể
lớp đã biết rõ. Ví dụ: em đi học muộn vì xe hỏng giữa đường hoặc phải giúp đỡ
gia đình....
6. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh.
a. Ý nghĩa:

8


Giúp giáo viên nắm rõ tình hình học sinh trong lớp và có sự hỗ trợ kịp thời
cho các em. Biện pháp này tạo cho các em tâm lí yên tâm, tin tưởng, không ngại
đối mặt với khó khăn.
b. Cách thực hiện:
- Giáo viên nói chuyện với học sinh trong lớp để hiểu hơn về hoàn cảnh của

từng học sinh nhằm phát hiện những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần được
quan tâm. Những khó khăn của các em có thể là về kinh tế, về khuyết tật hoặc về
hoàn cảnh gia đình, về một vấn đề tâm lí nào đó.
- Gặp gỡ, thăm gia đình học sinh để hiểu rõ hơn hoàn cảnh, cá tính, thói quen
của học sinh ở gia đình.
- Có những kiến nghị với các ban ngành, đoàn thể để có sự hỗ trợ cho học
sinh khó khăn.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng nhằm quản lí học sinh bằng
giáo dục kỉ luật tích cực ở lớp 6C- năm học 2011- 2012.

9


C. KÕt luËn.
I. Kết quả nghiên cứu:
Sau gần một năm học áp dụng những biện pháp quản lí học sinh bằng giáo dục
kỉ luật tích cực ở lớp 6C do một số lí do khách quan và chủ quan mà kết quả đạt
được không như mong muốn nhưng tôi cũng đã thấy được hiệu quả của những
biện pháp này. Như:
- Đa số học sinh trong lớp tự giác chấp hành nội quy trường lớp.
- Đội ngũ cán bộ lớp đã có một quy chế để theo dõi rất rõ ràng, tạo sự công
bằng, nhất quán, không có tình trạng học sinh tị nạnh hay phản đối kết quả theo
dõi của cán sự lớp.
- Các em đã nhanh chóng hoà nhập với môi trường học tập mới, không còn bỡ
ngỡ như những ngày đầu.
- Tâp thể lớp tương đối đoàn kết, biết quan tâm, bảo ban, nhắc nhở nhau thực
hiện tốt nội quy, các em có tinh thần tự quản cao.
- Chấm dứt tình trạng học sinh nghỉ học không lí do, bỏ học, bỏ giờ đi chơi.
- Một số học sinh có chuyển biến trong học tập, không còn tình trạng học sinh
không ghi bài, không có sách giáo khoa khi đi học.

Đến giữa học kì II của năm học, kết quả hai mặt giáo dục của lớp như sau:
* Học lực:
Xếp loại
Số lượng
Tỉ lệ

Giỏi
1/36
2,8 %

Khá
11/36
30,6 %

Trung bình
21/36
58,3 %

Yếu
3/36
8,3 %

Tốt
20/36
55,6 %

Khá
15/36
41,7 %


Trung bình
1/36
2,7 %

Yếu
0
0%

* Hạnh kiểm:
Xếp loại
Số lượng
Tỉ lệ

10


II. Kiến nghị, đề xuất.
1. Đối với các GVCN lớp:
- Cần đi sâu, nắm vững tình hình của học sinh trong lớp về mọi mặt (hoàn cảnh
gia đình, điều kiện kinh tế, cá tính cá nhân), tâm sinh lí lứa tuổi học sinh để có
biện pháp giáo dục phù hợp.
- Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn - Đội để nắm rõ
mọi mặt tình hình của lớp chủ nhiệm.
- Có sự liên lạc thường xuyên với gia đình học sinh nhằm tạo ra những thông tin
hai chiều, hỗ trợ cho việc quản lí, giáo dục học sinh.
- Thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có tâm huyết với công tác
chủ nhiệm, linh hoạt trong ứng xử và chỉ đạo.
2. Đối với giáo viên bộ môn:
- Cần xem mỗi lớp dạy là một lớp chủ nhiệm của mình trong mỗi tiết dạy, tiếp
nhận và xử lí mọi tình huống và vấn đề xảy ra trong tiết dạy đó.

- Tăng cường phản ánh tình hình mọi mặt của lớp trong môn học, tiết dạy mình
phụ trách với GVCN lớp để quản lí tốt hơn hoạt động của học sinh ở trường.
3. Đối với tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh:
- Cần có các hình thức khen thưởng, khích lệ hợp lí đối với các lớp có nề nếp
tốt trong tháng, trong học kì.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động của đội cờ đỏ một cách khoa học,
thành lập đội tự quản trường học.
4. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường:
- Cần tổ chức các chuyên đề về công tác chủ nhiệm ngay từ đầu năm học, đầu
học kì để các GVCN học tập, tham khảo
- Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt tổng kết công tác chủ nhiệm trong
tháng để đánh giá, nắm bắt tình hình chung, đồng thời đề ra các giải pháp khắc
phục những tồn tại.
Trên đây là những biện pháp quản lí lớp mà tôi đã áp dụng ở lớp chủ nhiệm
của mình và nhận thấy có những hiệu quả, những chuyển biến tích cực. Tuy vậy,
11


trong quá trình công tác ở trường tôi cũng nhận thấy có nhiều đồng chí giáo viên
chủ nhiệm có những biện pháp quản lí học sinh rất hiệu quả. Tôi mong muốn
được phổ biến những kinh nghiệm nhỏ của mình đồng thời cũng mong nhận
được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí để công tác chủ nhiệm của tôi nói riêng
và của các giáo viên trong trường nói chung ngày càng tốt hơn, giúp cho nề nếp
học sinh ở trường ngày càng tiến bộ, ổn định hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hải Ninh, ngày 15 tháng 3 năm
2012.
Tác giả đề tài.

12




×