Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn cấp tỉnh rèn kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 10 ở trường thpt triệu sơn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.77 KB, 21 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ</b>

<b>TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5</b>

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

<b>TÊN ĐỀ TÀI</b>

<b>RÈN KĨ NĂNG CẢM NHẬN TỪ NGỮ TRONG ĐỌC - HIỂUVĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 </b>

<b>Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5</b>

<b>Người thực hiện: Lê Thị Xuân SanChức vụ: Giáo viên</b>

<b>SKKN thuộc mơn: Ngữ văn</b>

THANH HĨA NĂM 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>STT<sub>NỘI DUNG</sub><sub>TRANG</sub></b>

<b>1. MỞ ĐẦU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. Lí do chọn đề tài.</b>

<i><b>Nhà văn, nhà lí luận phê bình M. Go-rơ-ki nói: “Chất liệu đầu tiên của văn</b></i>

<i>học là ngơn từ”. Vì vậy có thể nói văn học là môn học về nghệ thuật ngôn từ. Văn</i>

học phản ánh cuộc sống thơng qua các hình tượng, các chi tiết giàu chất nghệ thuật.Một tác phẩm văn học có giá trị, có sức hấp dẫn thì tư tưởng khơng “lộ” trực tiếpmà nó lắng sâu, bền vững, có sức mạnh riêng ẩn chứa trong hệ thống từ ngữ phongphú, đa dạng, nhiều màu sắc.

Điểm mới của chương trình Ngữ văn 2018 là tập trung hình thành và pháttriển kĩ năng: Đọc, viết, nói và nghe cho học sinh. Thông qua việc đọc văn bản, họcsinh sẽ phát triển kĩ năng đọc - hiểu các kiểu văn bản để trở thành một độc giả tíchcực và chủ động, biết cách đọc và đọc có hiệu quả. Với học sinh THPT, việc đọc -hiểu văn bản không chỉ dừng lại ở phạm vi các văn bản trong chương trình sáchgiáo khoa mà còn cần phải mở rộng phạm vi đọc những văn bản ngồi sách giáokhoa. Trong đó việc đọc - hiểu văn bản văn học chính là hoạt động tiếp cận thế giớinghệ thuật ngôn từ. Đọc - hiểu văn bản văn học phải bắt đầu từ kênh chữ, từ đọchiểu từ ngữ, câu văn mà hiểu được nội hàm hình tượng và ý nghĩa tư tưởng. Vì vậy,dạy học văn, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải coi trọng kĩ năng cảm nhận từngữ trong tác phẩm. Đặc biệt người giáo viên dạy văn cần phải chú ý thường xuyênrèn cho học sinh kĩ năng này, nhất là đối với học sinh ngay đầu cấp.

Là một giáo viên cấp THPT, qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy việc pháttriển kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh là điềuvô cùng cần thiết. Đây là hoạt động bổ ích, giúp học sinh chủ động trong việc tiếpthu kiến thức từ những văn bản trong và ngoài sách giáo khoa. Từ đó hình thànhthói quen đọc sách, tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.

<i>Từ những lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận</i>

<i>từ ngữ trong đọc - hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 10 ở trường THPT TriệuSơn 5” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn Ngữ văn</i>

theo chương trình mới ở nhà trường phổ thông hiện nay, từng bước hiện đại hóađáp ứng u cầu của xã hội.

<b>1.2 Mục đích nghiên cứu</b>

<i>Nghiên cứu về đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc - hiểu văn</i>

<i>bản văn học cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Triệu Sơn 5” chúng tơi mong</i>

muốn đóng góp những suy nghĩ nhỏ bé của mình trong tiếng nói chung của các bạnđồng nghiệp giảng dạy Ngữ Văn trong việc rèn kĩ năng – hình thành thói quen cảmnhận, tìm hiểu từ ngữ cho học sinh trong đọc - hiểu văn bản là tác phẩm văn họcnhằm tiến đến nâng cao chất lượng giờ dạy học Ngữ Văn cũng như khả năng tựlĩnh hội, cảm thụ văn học của học sinh trong đời sống.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu.</b>

<i>Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc </i>

<i>-hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Triệu Sơn 5” trong quá</i>

trình được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong những năm học vừa qua.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Đề tài được nghiên cứu với đối tượng giảng dạy là các em học sinh lớp10A2, 10A7, 10A3, 10A4 ở trường THPT Triệu Sơn 5 (huyện Triệu Sơn, tỉnhThanh Hóa) và bộ sách dạy học là Kết nối tri thức với cuộc sống. Tơi mong muốnđề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong chươngtrình đổi mới hiện nay.

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu.</b>

<i>Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc </i>

<i>-hiểu văn bản văn học cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Triệu Sơn 5” với việc áp</i>

dụng phối hợp một số phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát đối tượng- Phương pháp trao đổi, thảo luận- Phương pháp đối chiếu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu…

<b>1.5. Những điểm mới của SKKN.</b>

Việc dạy học Ngữ văn hiện nay đang đứng trước những thử thách lớn. Cảngười dạy lẫn người học cần phải cố gắng rất nhiều về phương pháp dạy và học.Việc giảng dạy bộ mơn Ngữ văn u cầu người dạy phải có năng lực ngôn ngữ dồidào và biết chuyển tải giá trị văn chương một cách sáng tạo trong mỗi tiết dạy, nhấtlà trong tiết dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương. Bản thân tác phẩm văn chươngluôn tồn tại nhiều tầng nghĩa, đa dạng về cách hiểu, cách cảm thụ. Vì vậy, để đọc –hiểu văn bản là tác phẩm văn học một cách đầy đủ, sâu sắc, cần thiết phải trang bịcho học sinh kĩ năng cảm nhận, phân tích từ ngữ. Giáo viên cần giúp học sinh hiểuđược sự cần thiết, mục đích, bản chất của cơng việc cảm nhận từ ngữ trong giờ đọc- hiểu tác phẩm văn chương. Bản chất của việc đọc - hiểu văn bản là tác phẩm văn

<i>học, như các nhà phê bình đã từng khẳng định: “khơng những nói cái hay mà cái</i>

<i>dở cũng cần nói”, song “thỉnh thoảng có nói đến cái dở cũng chỉ là để làm nổi bậtcái hay” (theo cách nói của nhà phê bình văn học Hoài Thanh). Điều quan trọng là</i>

trong khi khen hay chê đều phải có lí, có tình, có dẫn giải, cắt nghĩa, chứng minhmột cách xác đáng, thuyết phục.

Vì vậy, thành công của việc rèn kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc - hiểuvăn bản văn học cho học sinh, nhất là học sinh đầu cấp là bước đầu khẳng định vịtrí của người thầy trên bục giảng. Và lúc đó, người dạy văn có thể nói đã đủ tự tin,bản lĩnh để chủ động điều hành, truyền đạt kiến thức bài giảng.

Đọc - hiểu văn bản trước hết là giải nghĩa từ ngữ, giải thích điển cố, phântích từ, câu, đoạn, dự kiến bố cục trong tồn bộ kết cấu tác phẩm hoàn chỉnh hoặcđoạn văn, thơ trích từ một tác phẩm dài. Đó là cơng việc đi sâu vào nội dung vànghệ thuật tác phẩm, trong đó, cảm nhận, tìm hiểu, phân tích từ ngữ là một khâuhết sức quan trọng, có ý nghĩa tiền đề để học sinh lĩnh hội, cảm thụ được sâu sắc ýnghĩa tư tưởng của tác phẩm văn chương. Vì vậy, kĩ năng cảm nhận, tìm hiểu, phântích, giảng giải từ ngữ trong tiết dạy đọc văn luôn được xem là một yêu cầu cănbản, thiết thực, giúp học sinh có cách cảm thụ tốt nhất một văn bản văn học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc - hiểu văn bản văn học cho</i>

<i>học sinh lớp 10 ở trường THPT Triệu Sơn 5” là một đề tài nghiên cứu đổi mới</i>

phương pháp giảng dạy, rèn kĩ năng, hình thành thói quen học tập bộ môn cho họcsinh. Đề tài mong muốn phát huy được tính tích cực, chủ động của các em học sinhtrong việc chuẩn bị bài cũng như trong giờ học trên lớp, dưới sự chỉ dẫn của thầy,cô giáo để khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Đề tài cũng nhằm vào phát huynăng lực phát hiện và cảm nhận, bình giá văn chương của học sinh.

Qua đề tài, tơi cũng mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng họctập Ngữ văn của các em học sinh lớp 10, từ đó đóng góp vào việc nâng cao tỉ lệ họcsinh khá, giỏi của nhà trường. Tôi cũng mong muốn rèn cho học sinh kĩ năng cảmnhận, bình giá chính xác tác phẩm văn học mà các em tiếp xúc cũng như kĩ năngdiễn đạt hiệu quả trong sử dụng ngôn ngữ hàng ngày.

<b>2. NỘI DUNG</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.1. Cơ sở lí luận.</b>

Tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ. Đó là kếtquả của một q trình lao động nghiêm túc, miệt mài của người nghệ sĩ. Dạy họcđọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà truờng là một cơng việc vừa mang tínhkhoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Cơng việc này của người giáo viên dạy Ngữvăn vừa giúp các em học sinh lĩnh hội được nội dung tư tưởng, vừa khám phá đượcvẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, hồn thiệnnhân cách.

Bộ mơn Ngữ văn với đặc thù là sự sáng tạo, dựa trên sự đồng cảm, sự cảmnhận của người học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ trong tác phẩm. Sự sángtạo trong văn chương khơng hề có sự giống nhau bởi sự liên tưởng, tưởng tượng ởmỗi người khác nhau, tuy vậy vẫn có chỗ giống nhau trong tiếp nhận tác phẩm vănhọc giữa các đối tượng: tác giả - người dạy - người học. Để có sự gặp gỡ ấy, cảngười dạy và người học phải có một trường liên tưởng, sự tưởng tượng phong phú,linh hoạt để từ đó người dạy có thể đưa người học vào tác phẩm bằng hệ thống cáccâu hỏi, bằng lời bình, cách đọc, lời phân tích và người học tiếp nhận tác phẩmbằng q trình tích luỹ từ ngữ, vốn hiểu biết và khả năng cảm nhận tác phẩm vănchương để lĩnh hội từ người dạy những gì tâm đắc nhất, đồng thời mở rộng tầmhiểu biết, suy nghĩ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

<i>Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Học sinh nhớ nhiều, học nhiều</i>

<i>là điều đáng khuyến khích nhưng đó quyết khơng phải là điều chủ yếu. Điều chủyếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta phải xem lại cách giảng dạyvăn trong trường phổ thông của chúng ta, không nên dạy như cũ bởi vì dạy như cũthì khơng những việc dạy văn không hay mà việc đào tạo con người cũng khơng cókết quả. Vì vậy dứt khốt chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy cho học sinhbiết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn tả suy nghĩ đó theo cách củamình thế nào cho tốt nhất”. </i>

<b>2.2. Thực trạng vấn đề.</b>

Vấn đề dạy học môn văn trong trường phổ thông hiện nay đang là vấn đềthời sự nóng hổi, ln thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xãhội... Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chấtlượng học văn của học sinh THPT ở nước ta chưa được nâng cao. Môn Ngữ vănđang mất dần vị thế vốn có của nó. Ở trường THPT Triệu Sơn 5, tình trạng cónhiều học sinh khơng có hứng thú với việc học văn đã trở thành hiện tượng phổbiến. Cùng với sự đổi mới ở giáo dục, đối với môn Ngữ văn cũng không ngoại lệ,

việc dạy học đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà truờng, tôi nhận thấy sựcần thiết phải rèn cho các em học sinh kĩ năng cảm nhận, tìm hiểu từ ngữ văn bản.Đây là kĩ năng đầu tiên, cơ bản và quan trọng để chiếm lĩnh nội dung tư tuởng cũngnhư giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tuy vậy, thao tác này hiện nay đang bị họcsinh coi nhẹ hoặc còn tiến hành qua loa, đại khái, dẫn đến ảnh hưởng đến việc tiếpnhận tác phẩm văn học khơng sâu sắc, thậm chí sai lệch. Ngồi ra, cịn ảnh hưởngđến thói quen sử dụng từ ngữ trong diễn đạt. Rèn kĩ năng cảm nhận, tìm hiểu từngữ văn bản trong đọc - hiểu tác phẩm văn chương cần phải thường xuyên, hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thành thành thói quen và ý thức cho mỗi học sinh. Đề tài của tơi mong muốn gópthêm một tiếng nói, một góc nhìn để cơng việc dạy học Ngữ văn trở nên có hiệuquả hơn.

Nhìn chung, bộ mơn Ngữ văn nói riêng và các mơn khoa học xã hội nóichung chưa được học sinh coi trọng đúng mức. Qua quá trình dạy học tại đơn vịcơng tác, tơi nhận thấy có nhiều bài viết khiến cho người chấm dở khóc dở cười.Học sinh viết mà dường như không không biết mình đã viết những gì. Các emthường mắc các lỗi rất phổ biến về chính tả, dùng từ, đặt câu. Rất nhiều bài văn, từđầu đến cuối khơng có một dấu chấm câu nào. Với nhiều từ đơn giản một bộ phậnhọc sinh cũng không hiểu được nên dẫn đến việc dùng từ sai, đặt câu sai - câu què,câu cụt, câu sai cấu trúc, sai lô-gic luôn xuất hiện trong bài làm của học sinh. Mặtkhác, trong bài làm của học sinh cịn tồn tại tình trạng viết sai tên tác giả, tác phẩm,nhầm lẫn kiến thức từ tác phẩm này sang tác phẩm khác. Nhưng điều đáng lo lắngnhất là kĩ năng cảm nhận, tìm hiểu, phân tích từ ngữ của học sinh trong đọc - hiểuvăn bản là tác phẩm văn học chưa được chú ý hình thành thành kĩ năng, thói quen.Một bộ phận các em học sinh không xác định được chuẩn xác nghĩa của từ ngữ,kiến thức về từ vựng còn lơ mơ, sai sót. Vì vậy, khi làm bài, các em hay nhầm lẫnkhi phân tích những từ gần giống nhau, thường suy luận chủ quan, khập khiễng,thậm chí đã dung tục hố văn chương khi phân tích, khám phá từ ngữ trong tácphẩm văn học.

Có nhiều lí do để giải thích vì sao chất lượng môn Ngữ văn ở bậc trung họcphổ thơng chưa được như mong muốn. Nhưng có lẽ, một trong những nguyên nhâncơ bản là chúng ta chưa làm thổi bùng lên ngọn lửa tình yêu văn chương trong tâmhồn các em. Những giờ dạy của chúng ta vẫn chưa nhận được sự hợp tác tích cực từphía học sinh. Đứng trước những từ mới, từ khó, từ hay, học sinh cũng chưa có thóiquen tra từ điển để hiểu mà thường bỏ qua rất đáng tiếc. Nói chung, một bộ phậncác em học sinh chưa có được kĩ năng cảm nhận từ ngữ, vì vậy dẫn đến các emchưa chủ động, sáng tạo trong việc khám phá giá trị văn chương của các văn bảnvăn học.

Mặt khác, cịn có hiện tượng một bộ phận các em học sinh lớp 10 còn phụthuộc vào các tài liệu tham khảo, chưa chủ động khám phá văn bản văn học. Bêncạnh đó, việc hướng dẫn học sinh cảm nhận, tìm hiểu, phân tích từ ngữ trong giờdạy đọc văn là một công việc mất khá nhiều thời gian, yêu cầu phải có sự kiên trìvà tâm huyết ở người giáo viên.

Tơi nhận thấy rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích từ ngữ văn bản cho học sinhtrong đọc - hiểu tác phẩm văn học cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Triệu Sơn 5là một yêu cầu cần thiết. Công việc này song song với việc dạy kiến thức, giảnggiải từ ngữ, như một mặt kia không thể không có, đặc biệt khi sau này, rời khỏi ghếnhà trường, học sinh có kĩ năng tự đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

<i><b>2.3. Các giải pháp nhằm “Rèn kĩ năng cảm nhận từ ngữ trong đọc - hiểu vănbản văn học cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Triệu Sơn 5”.</b></i>

<b>2.3.1. Hình thành thói quen đọc trực tiếp văn bản</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i> GS Trần Đình Sử trong bài “Con đường đổi mới căn bản phương pháp </i>

<i>dạy-học văn” khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy dạy-học sinh đọc hiểu trựctiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bảnấy, khơng hiểu được văn bản, thì coi như mọi u cầu, mục tiêu cao đẹp của mônvăn đều chỉ là nói sng, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Đáng tiếc</i>

là nhiều năm nay, trong nhà trường THPT đã diễn ra tình trạng, học sinh khơng cầnđọc trực tiếp văn bản nhưng vẫn soạn được bài, thậm chí khi thầy cơ giáo u cầu“hoạt động nhóm” và cử đại diện trình bày…, các em vẫn tỏ ra làm việc tích cực vàphát biểu một cách gọn gàng. Giáo viên, dù biết rõ học sinh đang trong vai diễn,nhưng vẫn cứ khen trị của mình trả lời rất tốt, rất giỏi! Việc học sinh xem nhẹ đọctác phẩm đã làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo của chính mình, từ đó khiếncho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản,thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn đề nâng cao hiệuquả cảm thụ văn học chính là ở việc đọc trực tiếp văn bản văn học.

Học sinh thường ngại đọc tác phẩm khi soạn bài, lý do chưa hẳn là vì tácphẩm khơng hay hoặc học sinh khơng thích văn học. Đơn giản vì các em phải họcq nhiều mơn học. Ngoài ra, lối sống thực dụng trong xã hội hiện nay cũng có mộttác động khơng nhỏ đến điều này. Kết quả khảo sát những năm gần đây cho thấy,hầu hết học sinh THPT đều định hướng thi vào các trường Đại học thuộc khốingành kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ… Rất ít học sinh chọn thi vào các trường thuộckhối ngành khoa học xã hội & nhân văn. Học văn, theo đó ln trong tình trạng đốiphó của các em. Tài liệu tham khảo đã trở thành cẩm nang trong mọi tình huống.tài liệu tham khảo đã trở thành cẩm nang trong mọi tình huống. Số ít những em lựachọn các khối có thi mơn văn thì bài giảng của thầy, những tài liệu phân tích bìnhgiảng tác phẩm, những sách văn mẫu, tài liệu luyện thi… sẽ là những vật bất lithân, là "bùa hộ mệnh”. Nhận thức được điều đó, tơi thường u cầu học sinh tómtắt tác phẩm trước bằng lập sơ đồ, bảng biểu, sau đó kiểm tra thực hiện của họcsinh trong thời gian hỏi bài cũ.

<i>Ví dụ: Chuẩn bị cho bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, tôi yêu cầu</i>

học sinh lập bảng:

- Bảng 1: Tìm hiểu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Truyền kì mạn lục” (Yêu cầu:học sinh tìm hiểu và hồn tất các thơng tin về tác giả, quê quán, thời đại…thời gianra đời, nội dung và đặc điểm thể loại…)

- Bảng 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt truyện (Họ tên học sinh…;Lớp…)

Ban đầu, việc làm này chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành, nhưng dầndần đã trở thành việc làm bình thường và có hiệu quả. Thói quen này nếu đượchình thành một cách tự giác thì chính giáo viên, học sinh đã làm được một khâuquan trọng trong yêu cầu đọc - hiểu văn bản tác phẩm văn học.

<b>2.3.2. Phải rèn cho học sinh đọc đúng, đọc chính xác, sau đó phải đạt được đọcdiễn cảm từ ngữ trong toàn bộ văn bản.</b>

Việc đầu tiên theo tôi người thầy dạy văn cần phải làm đó là phải bằng mọicách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩmvăn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏmkhi tiếp cận tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện tháiđộ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương...

Trong giảng văn, giọng đọc của giáo viên như trên đã nói là rất quan trọng.Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn củatác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trongtâm trạng, trong cảm xúc và tư duy nhưng gì cần lĩnh hội. Đọc đúng, đọc diễn cảmđịi hỏi sự luyện tập cơng phu của người thầy. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầykhơng cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trị bao nhiêu điều thú vị.Tuy nhiên khơng chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho họcsinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản bởi vì đây chính là khâu đầu tiêngiúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính giọng đọc của mình đểcảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang củanó trong cảm xúc, là yếu tố quan trọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩmvăn chương. Một giờ giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyềnđược cảm xúc của mình từ tác phẩm cho học sinh trong lớp.

Người giáo viên giảng dạy Ngữ văn cần luôn chú ý rèn cho học sinh kĩ năng,thói quen đọc cẩn thận văn bản văn học. Tức là cần đọc đúng, đọc chính xác, đọccó suy nghĩ, tập trung để biết mình đang đọc cái gì. Nhiều học sinh yếu, kém, lườiđọc văn bản, chỉ đọc chiếu lệ, qua loa ngay cả những văn bản được yêu cầu họctrong chương trình. Vì vậy, người thầy trước hết cần rèn thói quen tập trung khiđọc cho học sinh. Tiếp đến là cần rèn cho học sinh đọc đúng, đọc chính xác, đọc cósuy nghĩ, cảm nhận. Đọc vội vàng, sai từ ngữ, bỏ sót từ ngữ sẽ dẫn đến hiểu sai nộidung văn bản.

Từ việc đọc chính xác từ ngữ lại cần phải đạt đến yêu cầu đọc diễn cảm. Đâylà yêu cầu rất quan trọng của việc đọc - hiểu tác phẩm văn chương. Đọc diễn cảmtừ ngữ, văn bản nghĩa là cần phải nhập thân vào cảm xúc của tác giả, vào mỗi nhânvật, mỗi tình huống, mỗi tâm trạng để tìm đúng nhịp cảm xúc, tâm hồn được biểuhiện. Người thầy cần kiên trì rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen này, đặcbiệt đối với bộ phận học sinh lười đọc văn học (đây cũng là nhóm học sinh chưachú ý đến việc phát triển toàn diện các kiến thức cơ bản cũng như bồi dưỡng tâmhồn qua tiếp cận văn chương). Đọc diễn cảm không phải chỉ là năng khiếu, nó hồntồn có thể rèn luyện được. Nhất là khi giáo viên cho học sinh nhận thức được cáccơ hội thành cơng sau này khơng thể khơng có kĩ năng này.

<i>Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Mùa xuân chín” của tác giả Hàn Mặc Tử, học sinh</i>

cần đọc với giọng điệu tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình…

<i>Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,Đơi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,</i>

<i>Trên giàn thiên lý. Bóng xn sang…</i>

<i>Cịn ở bài “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi, học sinh phải đọc một cách dõng</i>

dạc, hùng hồn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i> Từng nghe:</i>

<i>Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,Núi sông bờ cõi đã chia,</i>

<i>Phong tục Bắc Nam cũng khác;</i>

<i>Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,</i>

<i>Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,</i>

<i>Song hào kiệt đời nào cũng có.</i>

<i>Khi đọc đoạn trích “Trao dun” (trích từ “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) thì phải</i>

đọc với giọng xúc động, đau đớn đến tột cùng của nhân vật Thuý Kiều trong đêmtrước ngày từ biệt gia đình để ra đi theo Mã Giám Sinh…

Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bấtngờ, hứng thú, giúp các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản, kích thích khả năngliên tưởng, trí tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn chương.Có thể nói, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là biện pháp hữu hiệu trong rèn luyệncảm thụ văn học cho học sinh.

<b>2.3.3 Trước những từ ngữ khó (đặc biệt các từ Hán Việt, các điển tích, điểncố, các thuật ngữ...), người giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng, thói quenphải làm việc theo tinh thần khoa học: phải hiểu đúng, chính xác từ ngữ.</b>

Người giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen, ý thức cẩn trọng khoa họckhi tìm hiểu văn bản văn học. Cái hay của tác phẩm văn học nhiều khi nằm ở cáchdùng từ ngữ đa nghĩa, cô đọng, hàm súc như dùng từ Hán Việt, dùng điển tích, điểncố...

Đặc biệt khi học sinh tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại hoặc văn họcnước ngoài với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, vốn là những “địa chỉ vănhọc” thường có sử dụng những từ ngữ cổ, các điển tích, điển cố, các thuật ngữ vănchương, các khái niệm văn hóa đơi khi rất khó hiểu đối với học sinh. Trong nhữngtrường hợp này, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng, rèn thói quen tra cứu từđiển: từ điển Tiếng Việt, từ điển thành ngữ tục ngữ, từ điển điển cố, điển tích…Thậm chí tìm đọc thêm những sách tham khảo về các nền văn hóa có liên quan. Sựqua loa, cẩu thả sẽ dẫn đến hậu quả xấu.

<i>Ví dụ: Khi đọc - hiểu văn bản “Dục Thúy sơn” của Nguyễn Trãi, ở câu thơ</i>

thứ 7 trong bài là “Hữu hoài Trương Thiếu bảo” học sinh phải nắm được câu thơmuốn nói “Trương Thiếu bảo” tức Trương Hán Siêu (?-1354), tự Thăng Phủ, ngườiTrường Yên, tỉnh Ninh Bình; là danh sĩ đời Trần, được nhiều chức vụ, khi mất,được truy tặng chức Thái bảo và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội ); tác giả của bài

<i>“Bạch Đằng giang phú” nổi tiếng.</i>

<b>2.3.4. Tìm hiểu, bình giá những từ ngữ đặc sắc, đặt từ ngữ trong văn cảnh tácphẩm, đoạn trích để cảm nhận được những ý tứ sâu sắc mà nhà văn muốn gửi</b>

</div>

×