Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

488 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẦU CỔ BẰNG KỸ THUẬT XẠ TRỊ ĐỊNH VỊ THÂN (SBRT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.98 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẦU CỔ BẰNG KỸ THUẬT XẠ TRỊ ĐỊNH VỊ THÂN (SBRT) </b>

<b>Đặng Huy Quốc Thịnh<small>1</small>, Lâm Đức Hoàng<small>2</small>, Nguyễn Thị Bích Hiền<small>3</small>, Trần Lan Phương<small>3</small></b>

<b>TĨM TẮT<small>61</small></b>

<b><small>Mục đích: Ung thư đầu cổ giai đoạn sớm </small></b>

<small>trên bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng kém khó có thể vượt qua lộ trình xạ trị kéo dài 30 - 35 lần xạ trị. Ung thư đầu cổ khi tái phát tại chỗ sau xạ trị có tiên lượng xấu. Xạ trị định vị thân (SBRT) là phương pháp mới được áp dụng gần đây mang lại nhiều hứa hẹn và có tính khả thi đối với những trường hợp này. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá kết quả xạ trị định vị thân đối với những trường hợp ung thư đầu cổ giai đoạn sớm không thể xạ trị bằng phân liều quy ước hoặc ung thư đầu cổ tái phát không thể phẫu thuật. </small>

<b><small>Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả </small></b>

<small>loạt ca, gồm 28 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn sớm không thể xạ trị bằng phân liều quy ước hoặc đã xạ trị tái phát không thể phẫu thuật trong thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng hết tháng 12/2021. Đánh giá đáp ứng ban đầu và </small>

<i><small>1TS.BS. Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM; Phó Trưởng Bộ mơn Chăm sóc giảm nhẹ - ĐHYD TP. HCM </small></i>

<i><small>2ThS.BSCKII. Trưởng khoa Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM </small></i>

<i><small>3Bác sĩ Khoa Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM </small></i>

<small>Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Bích Hiền Email: </small>

<small>Ngày nhận bài: 13/9/2022 Ngày phản biện: 30/9/2022 </small>

<small>biến chứng sớm, muộn; thời gian sống còn bằng phần mềm Stata 14. </small>

<b><small>Kết quả: Số ngày xạ trị trung bình là 5 ngày. </small></b>

<small>Tổng thời gian điều trị trung bình là 2 tuần. Sai số trung bình của hệ thống cố định ≤ 1mm, đáp ứng yêu cầu của SBRT. Về phân bố liều thể tích, 100% GTV được bao phủ đường đẳng liều 95% và 98% PTV được bao phủ bởi đường đẳng liều 85%. Chỉ số CI trung bình ghi nhận được là 1,02. Phần lớn liều xạ trên mô lành đều trong giới hạn cho phép, chỉ có hai trường hợp liều xạ trên ốc tai vượt qua mức giới hạn 25Gy. Trung vị thời gian theo dõi là 19.5 tháng. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn sau điều trị đạt 89%, PFS 2 năm và OS 2 năm tương ứng đạt 72% và 83%. Chỉ có 1 trường hợp nào xảy ra độc tính viêm niêm mạc độ 3, khơng có ca xuất hiện độc tính muộn nặng. </small>

<b><small>Kết luận: Xạ trị định vị thân (SBRT) là một </small></b>

<small>lựa chọn tốt có tính khả thi đối với ung thư đầu cổ giai đoạn sớm hoặc tái phát tại chỗ mà không thể phẫu thuật hoặc xạ trị phân liều quy ước. Kết quả bệnh đáp ứng tốt, độc tính sớm và muộn ít. </small>

<i><b><small>Từ khóa: ung thư vùng đầu cổ, tái phát, xạ </small></b></i>

<small>trị định vị thân, điều biến liều thể tích, Trupoint Arch. </small>

<b>SUMMARY </b>

<b>RESULT OF SBRT TREATMENT IN HEAD AND NECK CANCERS<small>Purpose: Early stage head and neck cancer </small></b>

<small>patients with poor performanced status couldn’t ride out full course of 30 - 35 fractions of radiation therapy. Locally recurrence in previously irradiated head and neck tumors has </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>been associated with poor outcomes. Stereotactic body radiation therapy (SBRT) has emerged as a feasible and promising treatment option for these candidates. This study aimed to assess the feasibility and outcomes of stereotactic body radiation therapy used in the treatment of head and neck cancers. </small>

<b><small>Methods: We prospectively investigated a </small></b>

<small>series of cases, consisted of 28 patients diagnosed with early H&N cancers or loco-regional recurrent diseases treated with fractionated stereotatic radiation therapy from January 2019 to Deccember 2021. The primary end points were response rates, PFS, OS; secondary endpoints assessed early and late treatment-related toxicities. </small>

<b><small>Results: Mean value of radiotherapy time </small></b>

<small>was 5 days. Mean random errors of immobilization systems were ≤ 1mm, relevant to perform SBRT. Dose-volume parameters were met in all cases. Mean Conformity Index was 1,06. Most of OARs dose constraints were acceptable, though there were two cases inevitably received cochlea dose > 25Gy. Post-treatment response rate was 89%, 2-year PFS and OS was 72% and 83%, respectively. Only 1 patient suffered grad 3 mucositis, no severe late toxicities observed in the series. </small>

<small>Conclusion: Stereotactic body radiation therapy is a feasible treatment option for elderly patients with early stage H&N cancer but couldn’t endure conventional fractionation radiotherapy or unresectable recurrent tumor. Treatment outcomes were relatively high, supporting for further application of this technique in the future. </small>

<i><b><small>Keywords: Head and neck cancer, recurrent, </small></b></i>

<small>stereotactic body radiation therapy, Volumetric Modulated Arc Therapy, Trupoint Arch. </small>

<b><small>Abbreviations: SBRT: Stereotatic Body </small></b>

<small>Radiation Therapy; VMAT: Volumetric Modulated Arc Therapy; IGRT: Imaging Guided Radiation Therapy. </small>

<b>I. MỞ ĐẦU </b>

Xạ trị định vị thân (SBRT) là một kỹ thuật mới tiên tiến, trong một thời gian ngắn nhất có thể đưa tổng liều xạ trị lớn đến bướu nhằm tăng kiểm soát bệnh tối đa đồng thời giảm biến chứng trên mô lành đến mức tối thiểu. Số lần xạ trị định vị thân có thể dao động từ 1 - 6 lần tùy thuộc vào vị trí bướu, cơ quan lành xung quanh và liều xạ đã nhận trước đó nếu có. So với xạ trị phân liều quy ước, số lần xạ trung bình từ 25 đấn 35 lần, xạ trị định vị thân giúp rút ngắn số lần hoặc tổng thời gian xạ trị đáng kể, như vậy sẽ giảm được chi phí nằm viện, đi lại nhiều lần của bệnh nhân, góp phần giảm bớt quá tải trong tình hình hiện tại của các bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Vì xạ trị định vị thân là một kỹ thuật cao cấp nên cần được thực hiện bằng hệ thống máy xạ trị hiện đại có hệ thống định vị chính xác, hệ thống xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh (IGRT) và có thể điều biến liều thể tích (VMAT). Bên cạnh đó cần u cầu một nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản và nâng cao đồng bộ bao gồm cả Bác sỹ xạ trị, Kỹ sư Y vật lý, Kỹ thuật viên và Vận hành viên xạ trị. Tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, việc chuẩn bị nguồn nhân lực và trang thiết bị máy xạ trị hiện đại đã được tiến hành từ 5 năm trước và bắt đầu triển khai ứng dụng kỹ thuật này cho ung thư vùng đầu cổ từ tháng 2/2019. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích đánh giá kết quả việc thực hiện kỹ thuật xạ trị định vị thân cho bệnh nhân ung thư đầu cổ, nhằm chia sẻ thêm những kinh nghiệm khi thực hiện một kỹ thuật đang ngày càng áp dụng phổ biến tại các trung tâm xạ trị lớn trong cả nước. Để đạt được mục đích nghiên cứu như nêu trên, chúng tôi đề ra các mục tiêu nghiên cứu sau:

<b>Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i>1. Đánh giá đáp ứng ban đầu sau điều trị. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>2. Đánh giá biến chứng sớm liên quan điều trị. </i>

<i>3. Đánh giá kiểm soát tại chỗ tại vùng, sống cịn tồn bộ. </i>

<b>II. TỔNG QUAN </b>

<b>2.1. Khái niệm chung. Theo ghi nhận </b>

ung thư toàn cầu, ung thư vùng đầu cổ là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 4,3% trong tổng số các loại ung thư, ước tính khoảng 599.637 ca bệnh mới và khoảng 224.834 ca tử vong mỗi năm. Điều trị ung thư đầu cổ rất phức tạp, cần phối hợp nhiều chuyên khoa khác nhau và điều trị đa mô thức gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Việc điều trị nhằm mục đích khơng những cải thiện tiên lượng sống còn và kiểm soát tại chỗ tại vùng mà cịn duy trì cấu trúc chức năng quan trọng của vùng đầu cổ. Xạ trị ung thư vùng đầu cổ cũng khơng nằm ngồi mục đích đó, vì đây là bộ phận tập trung nhiều cơ quan trọng yếu nhất của cơ thể. Việc phối hợp các phương pháp xạ trị cũng nhằm mục đích hạn chế để lại di chứng tối đa cho bệnh

<b>nhân và duy trì chất lượng sống cịn tốt nhất. </b>

Xạ trị định vị thân (SBRT) là phương pháp mới được áp dụng gần đây mang lại nhiều hứa hẹn và tính khả thi đối với những trường hợp này. Ung thư đầu cổ giai đoạn sớm trên bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng kém khó có thể vượt qua lộ trình xạ trị kéo dài 30 - 35 lần xạ trị. Bên cạnh đó ung thư đầu cổ tái phát tại chỗ tại vùng sau xạ trị thường có tiên lượng xấu, giới hạn liều xạ lại mơ lành rất thấp. Do đó, xạ trị định vị thân là phương pháp rất hiệu quả vừa rút ngắn thời gian xạ trị, vừa đảm bảo yêu cầu tập trung liều xạ tối đa vào bướu đồng thời hạn chế tổn thương mô lành tối thiểu.

<b>III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phương pháp </b>

Bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn sớm hoặc đã điều trị tái phát tại chỗ được nhập Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ tháng 01/ 2019 đến tháng 8/2021.

Phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca, phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 14.

<b>3.2. Quy trình thực hiện Chỉ định </b>

Ung thư đầu cổ giai đoạn sớm không thể xạ trị phân liều quy ước.

Ung thư đầu cổ đã điều trị tái phát tại chỗ sau xạ trị trước đó.

Ung thư đầu cổ còn tồn lưu bướu sau điều trị.

Xạ trị giảm triệu chứng.

<b>Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh </b>

Bệnh nhân được có chỉ định xạ trị định vị thân được khảo sát đầy đủ về mức độ bệnh lý hiện tại, chỉ số cơ thể, dinh dưỡng và khám kiểm tra các chuyên khoa khác cần thiết.

Bệnh nhân được giải thích và đồng ý về bệnh lý, hướng điều trị cũng như các tác dụng phụ có thể gặp phải trong lúc điều trị và hướng xử trí.

<b>Cố định bệnh nhân </b>

Bệnh nhân được cố định bằng hệ thống TrUpoint Arch hoặc mặt nạ nhiệt CIVCO.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Lập kế hoạch xạ trị </b>

Lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm Eclipse/ VARIAN version 13.6.

Bác sĩ xạ trị tiến hành xác định bướu (GTV), quy ước thể tích xạ trị (CTV), xác định giới hạn liều mong muốn dựa trên khảo sát lại chương trình đã điều trị trước đó (nếu có).

Kỹ sư y vật lý khảo sát liều, tính tốn sao cho phân bố liều đạt tối ưu vào bướu và hạn chế liều đến cơ quan xung quanh, sử dụng chùm tia photon 6X-FFF, kĩ thuật VMAT.

<i><b>Hình 2. Thể tích đích được xác định trên CT mô phỏng và sự phân bố liều tối ưu vào bướu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>Kiểm tra chất lượng (QA) </b>

Kỹ sư khảo sát liều trên các thiết bị đo đạc, chuẩn bị kế hạch điều trị tối ưu cho máy xạ trị.

Duyệt kế hoạch điều trị Bác sĩ xạ trị và kỹ sư y vật lý. Kiểm tra đặt bệnh và xạ trị

Xạ trị trên máy TrueBeam/VARIAN. Bác sĩ xạ trị kiểm tra việc cố định bệnh nhân tại phòng điều trị theo đúng Template mô phỏng, chụp KV và CBCT để xác định mức độ sai số.

Mức độ sai số cho phép với độ dời bàn điều trị ≤ 1mm, và độ xoay bàn ≤10.

Sau khi đạt được các tiêu chuẩn về thông số, tiến hành xạ trị.

<b>Theo dõi bệnh nhân </b>

Theo dõi trong lúc xạ trị (online).

Theo dõi trong thời gian điều trị (offline). Theo dõi sau điều trị.

Phân tích sống cịn bằng phương pháp Kaplan Meier.

<b>IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<b>4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu </b>

- Tổng số bệnh nhân đã được điều trị là 28 ca.

- Tuổi: 18 - 88 tuổi. - Tỉ lệ Nam/Nữ = 3:1.

- Chẩn đoán: Đa số là ung thư đầu cổ đã điều trị, tái phát tại chỗ - tại vùng, đặc biệt là vị trí bướu/ hạch tái phát không thể mổ được. Các đặc điểm khác của nhóm nghiên cứu được tóm lược trong bảng 1 dưới đây.

Carcinơm khơng sừng hóa/ khơng biệt hóa 15 (54%)

Tiền sử xạ trị vùng đầu cổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>4.2. Chỉ định liều xạ và thời gian xạ trị </b>

Bệnh nhân được chỉ định liều xạ từ 24 – 40Gy/ 3 - 8 lần, trong đó 2 chỉ định liều 36 – 40Gy là phổ biến nhất.

<i><b>Bảng 3. Thời gian xạ trị </b></i>

Tổng thời gian điều trị (ngày) 10.8 ± 3.5 4 – 22 ngày Thời gian xạ trị trong phòng máy (phút) 20.8 ± 12.1 6 – 90 phút

Thời gian điều trị cho kĩ thuật SBRT là ngắn, trung bình bệnh nhân được hồn tất xạ trị trong vịng 11 ngày. Thời gian nằm trong phòng điều trị tương đối ngắn, trung bình 23 phút, kể cả thời gian đặt dụng cụ cố định; tuy nhiên, đối với nhóm bệnh nhân dùng hệ thống TrUpoint Arch, thời gian trong phịng máy dài hơn so với nhóm cố định bằng mặt nạ nhiệt, 22.3 phút so với 18.3 phút (p =

0.03). Thời gian máy phát xạ cũng rất nhanh, trung bình 146 giây cho 2 – 4 cung xạ trị.

<b>4.3. Thể tích mơ đích </b>

Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có kích thước và thể tích bướu nhỏ < 20cm<small>3</small>, và nhất là < 10cm<sup>3</sup>, thể tích bướu đại thể trung bình 9.78cm<small>3</small>, và thể tích PTV là 17.67cm<small>3</small>.

<i><b>Bảng 4. Thể tích đích </b></i>

<b>GTV (n = 28) Trung bình <sup>PTV = GTV + 1 - </sup>3mm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b>Bảng 5. Phân bố liều thể tích </b></i>

<b>N = 28 </b>

<b>Thể tích GTV (%) đạt 95% liều yêu cầu </b>

<b>Thể tích PTV (%) đạt 85% </b>

<b>(conformity index) </b>

Đạt 100% Không đạt Đạt 98% Khơng đạt

Trung bình

1,06 (0.63 – 1.9)

<b>4.4. Liều cơ quan quý </b>

Xét duyệt liều cơ quan quý dựa trên liều tối đa (Dmax đối với tuỷ sống, thân não, thần kinh thị giác và giao thoa); riêng liều động mạch cảnh còn dựa trên liều trung bình (mean). Trong nhóm nghiên cứu, liều các cơ

quan rất khác nhau, trung vị Dmax tuỷ sống = 6.76Gy, thân não 9.85Gy, động mạch cảnh 27.16Gy, thần kinh thị 2.52Gy, giao thoa 2.67Gy. Liều trung bình động mạch cảnh = 14.2 ± 8.01Gy. Kết quả phân bố liều cơ quan lành được tóm tắt trong hình sau.

<i><b>Hình 3. Phân bố liều cơ quan quý </b></i>

<b>4.5. Sai số chuẩn của hệ thống cố định – độ chính xác của hệ thống cố định </b>

Nhìn chung, sai số di lệch do đặt bệnh hàng ngày là nhỏ, trung bình < 1mm ở các trục, và sai số độ xoay 3 chiều đều < 30, trung bình < 10.

<i><b>Bảng 7. Sai lệch khi đặt bệnh của các lần xạ trị </b></i>

<b>Chiều hướng </b>

<b>Hệ thống TrUpoint-Arch (N= 94) </b>

<b>Mặt nạ đầu - cổ - vai (N = 59) </b>

<b>Dân số chung (N = 153) Trung </b>

<b>bình </b>

<b>Sai số chuẩn (SD) </b>

<b>Trung bình </b>

<b>Sai số chuẩn (SD) </b>

<b>Trung bình </b>

<b>Sai số chuẩn (SD) </b>

Vrt

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trung vị thời gian theo dõi 19.5 tháng. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn sau xạ trị là 89%, đáp ứng một phần là 11%, khơng có ca nào tiến triển tại chỗ. Mặt khác, có 2 (7%) trường hợp bệnh tiến triển di căn xa; 6 trường hợp tử vong liên quan bệnh, và 1 trường hợp tử

vong do nguyên nhân khác. Tỉ lệ tái phát tại chỗ sau xạ trị 5 ca, chiếm 18% tổng số bệnh nhân. Trong đó có 3 ca tái phát tại rìa thể tích xạ cũ, 1 ca tái phát trong thể tích xạ.

Khơng ghi nhận có xảy ra biến chứng khít hàm, mất thị lực và hoại tử não. Tuy nhiên, có 1 trường hợp bệnh nhân có tình trạng lt sâu lớp niêm mạc và dưới niêm, tử vong do xuất huyết ồ ạt từ vùng này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>V. BÀN LUẬN </b>

<b>5.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu </b>

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi khoảng phân nửa trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng kém hoặc có bệnh lý kèm theo. Điều này hạn chế chỉ định kỹ thuật xạ trị triệt để với phân liều xạ trị chuẩn, thời gian xạ trị kéo dài. Những trường hợp còn lại là bệnh nhân tuổi trẻ, bệnh tái phát sớm sau xạ trị triệt để; bệnh nhân còn tồn lưu bướu tại chỗ sau xạ trị triệt để hoặc phẫu thuật.

Theo ghi nhận y văn về xạ trị định vị thân, có hai chỉ định thường gặp trong ung thư đầu cổ đó là(1):

- Xạ trị SBRT boost tại chỗ sau xạ trị ngoài hoặc xạ trị bổ túc sau phẫu thuật.

- Xạ trị SBRT đơn thuần cho bướu tái phát sau điều trị.

- Xạ trị ung thư nguyên phát khi điều trị tiêu chuẩn khó khăn.

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, 2/3 các trường hợp là tái phát tại chỗ sau điều trị tại những vị trí khơng phẫu thuật được (vịm hầu), cịn chỉ định xạ trị ngồi +

boost SBRT tại chỗ, từ trước đến nay chúng tôi đã áp dụng xạ trị ngoài + boost tại chỗ bằng xạ trị áp sát. Sau khi triển khai kĩ thuật khoảng 1 năm, chúng tôi đã áp dụng thêm trong vài trường hợp bướu và hạch tồn lưu sau xạ trị hoặc bổ túc sau phẫu thuật.

<b>5.2. Chỉ định liều xạ và thời gian xạ trị </b>

Tổng liều xạ là yếu tố tiên lượng quan trọng tới kiểm soát tại chỗ(2,3). Với tổng liều 36 - 40Gy, phân liều từ 6 - 8Gy và số phân liều từ 3 - 6 phân liều, được áp dụng phù hợp cho các trung tâm mới triển khai kĩ thuật SBRT như Việt Nam. Đa số các nghiên cứu áp dụng chỉ định 5 lần xạ trị, vì vậy tổng liều được tính tốn quy đổi thành tổng liều tương đương 5 lần xạ trị, dựa theo công thức Withers trên mơ hình tuyến tính (LQ) như sau(4):

n<small>2</small>d<small>2</small>(d<small>2</small> + α/β) = n<small>1</small>d<small>1</small>(d<small>1</small> + α/β) Trong đó:

n<small>2</small> = 5, d<small>2</small> = phân liều cho 1 lần xạ.

n<small>1</small> = số lần xạ phác đồ quy đổi, d<small>1</small> = phân liều cho 1 lần xạ.

α/β = 10, đại diện cho đáp ứng bướu.

<i><b>Bảng 10. Liều quy đổi xạ trị cho kĩ thuật SBRT </b></i>

<b>Tổng liều (Gy) Số lần xạ Tổng liều quy đổi phác đồ xạ 5 lần (Gy) </b>

5 lần; hoặc kết hợp hóa xạ trị/ điều trị miễn dịch(6).

Liều tối đa có thể áp dụng trên hốc vòm hầu, đã được báo cáo có thể đạt tổng liều tương đương (EQD2) > 180Gy và xạ trị lại 2 lần trong cùng trường chiếu, mà khơng gây độc tính nặng trên mơ lành(7). Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu còn rất nhỏ nên việc áp dụng rộng rãi phân liều cao này có thể tăng nguy cơ hoại tử mơ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Bảng 11. Tóm tắt thời gian xạ trị </b></i>

<b>Trung bình ± SD Khoảng dao động </b>

Thời gian xạ trị trong phòng máy (phút)

Non-coplanar 29.3 ± 13.6 14 – 90 phút Thời gian phát xạ (giây)

Về thời gian xạ trị rút ngắn lại còn trung bình 5,5 ngày, do bệnh nhân xạ trị cách ngày nên tổng thời gian bệnh nhân nhập viện để đi xạ trị khoảng 2 tuần; nếu so với xạ trị quy ước phải mất 25 đến 30 ngày xạ trị, tổng thời gian bệnh nhân phải nằm viện để xạ trị là 7 tuần. Vấn đề này rất có lợi cho các bệnh nhân nhà xa đi lại khó khăn đồng thời giảm bớt chi phí điều trị cho bệnh nhân rất nhiều. Tuy nhiên, thời gian xạ trị hay thời gian bệnh nhân trong phòng máy xạ dài hơn so với xạ trị quy ước, trung bình thời gian bệnh nhân phải nằm trong phòng máy khi xạ trị SBRT là 20 phút, so với phân liều quy ước là 10 – 15 phút. Vì vậy, việc áp dụng kĩ thuật này địi hỏi tính hợp tác cao của bệnh nhân. Tuy nhiên, với suất liều 800 MU/s, thời gian máy phát xạ rất nhanh, trung bình 2.5 phút so với việc dùng dao GammaKnife hay CyberKnife, thời gian máy phát xạ kéo dài > 60 phút, chưa kể thời gian đặt bộ cố định và kiểm tra di lệch, xạ trị SBRT đã giúp rút ngắn thời gian xạ trị rất nhiều. Nhìn chung, xạ trị định vị thân giúp giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị và thời gian xạ trị nằm trong khoảng chấp nhận được. Theo tác giả Yacizi, xạ trị phân liều cách ngày giúp giảm tỉ lệ vỡ động mạch cảnh (CBOS)(8).

<b>5.3. Thể tích mơ đích </b>

Trong loạt nghiên cứu này chúng tơi ghi nhận thể tích bướu đại thể trung bình (GTV) là 9.78cm<sup>3</sup>. Nhóm nghiên cứu của chúng tơi lựa chọn kích thước bướu nhỏ hơn các nghiên cứu khác trên thế giới, thể tích GTV lớn nhất trong loạt ca của chúng tôi là 67cm<sup>3</sup>(9). Vì vùng đầu cổ là nơi có nhiều cấu trúc mô lành quan trọng, việc áp dụng cho các bướu kích thước nhỏ là phù hợp để đạt được liều kiểm soát tốt và hạ thấp liều cơ quan lành kế cận, nhất là động mạch cảnh. Theo nhiều khuyến cáo của các chuyên gia, không nên áp dụng cho những bướu quá lớn để tránh biến chứng nặng nề khi xạ trị, ngưỡng thể tích an tồn rơi vào khoảng 25 - 30cm<small>3</small>. Thể tích bướu cũng là yếu tố tiên lượng đáp ứng xạ trị và có mối tương quan giữa tổng liều và thể tích bướu. Theo tác giả Rwigema, khi xạ trị tổng liều 50Gy/5 lần, tỉ lệ đáp ứng và độc tính ở nhóm GTV < 25cc tương đương nhóm GTV > 25cc(9). Cũng trong nghiên cứu này, thể tích bướu lớn nhất được xạ trị là 162cc. Một số báo cáo khác ghi nhận với kích thước GTV >25cc, tương quan liều – đáp ứng tăng lên dần trong khoảng liều 24 đến 50Gy(10,11). Vì vậy, sau một thời gian triển khai, chúng tơi có thể cân nhắc áp dụng cho thể tích và kích thước bướu lớn hơn 22cm<small>3</small>.

Thông thường, đối với kĩ thuật SBRT, không cần thiết phải cộng rìa CTV, tuy nhiên tại một số trung tâm, để đảm bảo phủ các vùng lan vi thể và thâm nhiễm quanh thần kinh, bác sĩ xạ trị có thể vẽ các vùng nguy cơ

</div>

×