Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

nghiên cứu tác động của quản trị công ty tới chi phí vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 196 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- </b>

<b>NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH </b>

<b>NGUYỄN VĂN CƯỜNG </b>

<b>Hà Nội – 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- </b>

<b>Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Cường </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Việt Dũng </b>

<b>Hà Nội – 2024 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là nội dung của cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tơi. Tồn bộ số liệu được thu thập và dùng phân tích trong luận án này có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu, nhận định và đánh giá trong luận án này do chính tơi tự phân tích, đảm bảo tính trung thực và các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả khác.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2024 </i>

<b>Tác giả </b>

<b>Nguyễn Văn Cường </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Lời đầu tiên, Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học PGS, TS Nguyễn Việt Dũng đã tận tình định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và viết luận án.

Bên cạnh đó, Tơi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa Sau Đại học, Khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương, các cơ quan, đơn vị và các Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà khoa học, các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực chun mơn có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài luận án đã hỗ trợ, cung cấp thông tin, cung cấp cho tôi những kiến thức làm nền tảng cho quá trình thực hiện luận án.

Đặc biệt, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt quá trình nghiên cứu.

<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2024 </i>

<b>Tác giả </b>

<b>Nguyễn Văn Cường </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1</b>

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu... 3</b>

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu ... 3</b>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3</b>

<b>5. Khái quát phương pháp nghiên cứu ... 5</b>

<b>6. Đóng góp mới của luận án ... 7</b>

<b>1.2. Tác động của công bố thơng tin đến chi phí vốn cổ phần ... 12</b>

<b>1.3. Tác động của cấu trúc sở hữu đến chi phí vốn cổ phần ... 15</b>

<b>1.4. Tác động của ủy ban kiểm tốn/kiểm tốn nội bộ đến chi phí vốn cổ phần ... 16</b>

<b>1.5. Khoảng trống nghiên cứu ... 24</b>

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ... 25</b>

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CƠNG TY, VỀ CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN VÀ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY TỚI CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN ... 26</b>

<b>2.1. Cơ sở lý luận về quản trị công ty ... 26</b>

2.1.1. Nguồn gốc và định nghĩa về quản trị công ty ... 26

2.1.2. Các mơ hình quản trị cơng ty ... 29

2.1.3. Nội dung và các nguyên tắc quản trị công ty ... 32

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.2. Cơ sở lý luận về chi phí vốn cổ phần ... 35</b>

2.2.1. Khái niệm về chi phí vốn cổ phần ... 35

2.2.2. Đo lường chi phí vốn cổ phần ... 36

<i>2.2.2.1. Mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM) ... 37</i>

<i>2.2.2.2. Mơ hình chiết khấu cổ tức ... 38</i>

<i>2.2.2.3. Mơ hình chiết khấu thu nhập thặng dư (RIM) ... 40</i>

<i>2.2.2.4. Mơ hình Ohlson và Juettner-Nauroth ... 40</i>

<i>2.2.2.5. Mơ hình sử dụng chỉ số PEG... 41</i>

<b>2.3. Lý thuyết nền tảng ... 41</b>

2.3.1. Lý thuyết đại diện ... 41

<i>2.3.1.1. Nội dung lý thuyết ... 41</i>

<i>2.3.1.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu... 43</i>

2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ... 44

<i>2.3.2.1. Nội dung lý thuyết ... 44</i>

<i>2.3.2.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu... 45</i>

2.3.3. Lý thuyết tín hiệu ... 46

<i>2.3.3.1. Nội dung lý thuyết ... 46</i>

<i>2.3.3.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu... 47</i>

2.3.4. Lý thuyết hành vi quản lý ... 47

<i>2.3.4.1. Nội dung lý thuyết ... 47</i>

<i>2.3.4.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu... 49</i>

2.3.5. Lý thuyết quản lý ... 49

<i>2.3.5.1. Nội dung lý thuyết ... 49</i>

<i>2.3.5.2. Vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu... 50</i>

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ... 51</b>

<b>CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 52</b>

<b>3.1. Quy trình nghiên cứu ... 52</b>

<b>3.2. Dữ liệu của nghiên cứu ... 54</b>

<b>3.3. Xây dựng biến và giả thuyết nghiên cứu ... 56</b>

3.3.1. Biến phụ thuộc ... 56

3.3.2. Biến độc lập ... 58

<i>3.3.2.1. Qui mô hội đồng quản trị ... 59</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>3.3.2.2. Tính độc lập của hội đồng quản trị ... 60</i>

<i>3.3.2.3. Tần suất họp của hội đồng quản trị ... 62</i>

<i>3.3.2.4. Kiêm nhiệm chức danh ... 63</i>

<i>3.3.2.5. Yếu tố công bố thông tin ... 65</i>

<i>3.3.2.6. Tỉ lệ sở hữu của thành viên hội đồng quản trị ... 67</i>

<i>3.3.2.7. Tỉ lệ sở hữu của cổ đơng lớn ... 69</i>

<i>3.3.2.8. Uỷ ban kiểm tốn ... 71</i>

3.3.3. Biến kiểm sốt ... 74

<i>3.3.3.1. Qui mơ cơng ty ... 74</i>

<i>3.3.3.2. Địn bẩy tài chính... 75</i>

<i>3.3.3.3. Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách ... 76</i>

<i>3.3.3.4. Chỉ số ngành ... 77</i>

<b>3.4. Mơ hình nghiên cứu ... 77</b>

<b>3.5. Các bước kiểm định trong luận án ... 81</b>

3.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến ... 81

3.5.2. Kiểm định F-test ... 81

3.5.3. Kiểm định Hausman ... 81

3.5.4. Kiểm định phương sai thay đổi ... 82

3.5.5. Kiểm định tự tương quan ... 82

3.5.6. Kiểm định nội sinh trong mơ hình ... 83

4.1.1. Thống kê mơ tả chi phí vốn cổ phần ... 88

4.1.2. Thống kê mô tả các yếu tố thuộc đặc điểm quản trị công ty... 89

<i>4.1.2.1. Yếu tố qui mô hội đồng quản trị ... 89</i>

<i>4.1.2.2. Yếu tố tính độc lập hội đồng quản trị ... 89</i>

<i>4.1.2.3. Yếu tố tần suất họp hội đồng quản trị ... 90</i>

<i>4.1.2.4. Yếu tố kiêm nhiệm chức danh ... 91</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>4.1.2.5. Yếu tố công bố thông tin ... 92</i>

<i>4.1.2.6. Yếu tố sở hữu thành viên hội đồng quản trị ... 93</i>

<i>4.1.2.7. Yếu tố sở hữu cổ đông lớn ... 94</i>

<i>4.1.2.8. Yếu tố ủy ban kiểm tốn ... 95</i>

4.1.3. Thống kê mơ tả biến kiểm sốt ... 95

<i>4.1.3.1. Qui mơ của doanh nghiệp ... 95</i>

<i>4.1.3.2. Chỉ số địn bẩy tài chính ... 96</i>

<i>4.1.3.3. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách ... 97</i>

<i>4.1.3.4. Chỉ số ngành ... 97</i>

<b>4.2. Kết quả kiểm định khuyết tật của mơ hình... 98</b>

4.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến ... 98

4.2.2. Kiểm định về sự tương quan ... 99

4.2.3. Kiểm định F-test ...100

4.2.4. Kiểm định Hausman ...101

4.2.5. Kiểm định phương sai thay đổi ...101

4.2.6. Kiểm định tự tương quan ...101

4.2.7. Kiểm định nội sinh trong mơ hình ...102

<b>4.3. Kết quả mơ hình S-GMM ...114</b>

<b>4.4. Kết quả kiểm định sau mơ hình GMM ...118</b>

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ...121</b>

<b>CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ...122</b>

<b>5.1. Thảo luận kết quả ...122</b>

5.1.1. Qui mô hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ...122

5.1.2. Tính độc lập hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ...122

5.1.3. Tần suất họp hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ...123

5.1.4. Sự kiêm nhiệm chức danh và chi phí vốn cổ phần ...124

5.1.5. Cơng bố thơng tin và chi phí vốn cổ phần ...126

5.1.6. Sở hữu của thành viên hội đồng quản trị và chi phí vốn cổ phần ...126

5.1.7. Sở hữu của cổ đông lớn và chi phí vốn cổ phần ...127

5.1.8. Các yếu tố liên quan đến ủy ban kiểm tốn và chi phí vốn cổ phần ...128

<b>5.2. Thảo luận về tình hình quản trị công ty và các quy định hiện hành ...128</b>

<b>5.3. Các khuyến nghị nhằm tối ưu hóa chi phí vốn cổ phần ...133</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

5.3.1. Đối với cơ quan chức năng...133

<i>5.3.1.1.Cải thiện khuôn khổ pháp lý quy định về quản trị công ty ...133</i>

<i>5.3.1.2. Bổ sung quy định về công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về quản trị cơng ty ...134</i>

<i>5.3.1.3. Bổ sung quy định chính sách quản lý về công bố thông tin ...135</i>

<i>5.3.1.4. Bổ sung một số quy định nâng cao tính độc lập của HĐQT...136</i>

<i>5.3.1.5. Bổ sung quy định về ủy ban kiểm toán, kiểm toán nội bộ ...137</i>

5.3.2. Đối với các doanh nghiệp niêm yết ...139

<i>5.3.2.1. Phát huy tối đa vai trò của các yếu tố hội đồng quản trị ...139</i>

<i>5.3.2.2. Duy trì thường xuyên các hoạt động hội đồng quản trị ...142</i>

<i>5.3.2.3. Công bố thông tin trung thực, minh bạch ...143</i>

<i>5.3.2.4. Xây dựng ủy ban kiểm toán phù hợp, nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp ...143</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>

ĐHĐCĐ General Meeting of Shareholders Đại hội đồng cổ đơng

FGLS Feasible Generalized Least Squares Bình phương nhỏ nhất tổng quát

HOSE Ho Chi Minh City Stock Exchange <sup>Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố </sup><sub>Hồ Chí Minh </sub>IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính quốc tế

OECD <sup>Organization for Economic </sup><sub>Cooperation and Development </sub> Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Pooled

SECO <sup>State Secretariat for Economic </sup><sub>Affairs </sub> Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 1.1 Tổng kết các cơng trình nghiên cứu về các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tác

động tới CPVCP ... 19

Bảng 3.1 Thống kê dữ liệu của các công ty ... 56

Bảng 3.2 Khái niệm và cách đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 79

Bảng 4.1 Thống kê mô tả ... 87

Bảng 4.2 Chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp ... 88

Bảng 4.3 Yếu tố qui mô HĐQT ... 89

Bảng 4.4 Yếu tố tính độc lập của HĐQT ... 90

Bảng 4.5 Yếu tố tần suất họp của HĐQT... 91

Bảng 4.6 Yếu tố kiêm nhiệm chức danh ... 91

Bảng 4.7 Yếu tố công bố thông tin ... 92

Bảng 4.8 Yếu tố sở hữu cổ phần của thành viên HĐQT ... 93

Bảng 4.9 Yếu tố sở hữu cổ phần của cổ đông lớn ... 94

Bảng 4.10 Yếu tố ủy ban kiểm toán ... 95

Bảng 4.11 Chỉ số địn bẩy tài chính ... 96

Bảng 4.12 Kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) ... 98

Bảng 4.13 Ma trận tương quan ... 99

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định mơ hình ...100

Bảng 4.15 Kết quả kiểm tra nội sinh biến qui mô công ty ...103

Bảng 4.16 Kết quả kiểm tra nội sinh biến tính độc lập HĐQT ...104

Bảng 4.17 Kết quả kiểm tra nội sinh biến tần suất họp HĐQT...105

Bảng 4.18 Kết quả kiểm tra nội sinh biến kiêm nhiệm chức danh ...106

Bảng 4.19 Kết quả kiểm tra nội sinh biến công bố thông tin ...107

Bảng 4.20 Kết quả kiểm tra nội sinh biến sở hữu HĐQT ...108

Bảng 4.21 Kết quả kiểm tra nội sinh biến sở hữu cổ đông lớn ...109

Bảng 4.22 Kết quả kiểm tra nội sinh biến ủy ban kiểm toán ...110

Bảng 4.23 Kết quả kiểm tra nội sinh biến qui mô công ty ...111

Bảng 4.24 Kết quả kiểm tra nội sinh biến đòn bẩy doanh nghiệp ...112

Bảng 4.25 Kết quả kiểm tra nội sinh biến giá trị thị trường ...113

Bảng 4.26 Kết quả kiểm tra nội sinh biến chỉ số ngành ...114

Bảng 4.27 Kết quả kiểm định mơ hình S-GMM ...115

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Bảng 4.28 Kiểm định sau mơ hình GMM ...118Bảng 4.29 Kết luận kết quả mơ hình...119

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ </b>

Hình 3.1 Mơ tả quy trình nghiên cứu ... 52Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu ... 78Hình 4.1 Kết quả mơ hình nghiên cứu ...120

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Chi phí vốn cổ phần (CPVCP) là suất sinh lời yêu cầu của các cổ đông để bù đắp rủi ro khi sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp. Như vậy các cổ đơng đánh giá rủi ro đầu tư càng cao thì sẽ đưa ra mức lợi suất yêu cầu càng lớn, tức là CPVCP càng cao. CPVCP cũng phản ánh lợi suất kỳ vọng của nhà đầu tư (NĐT) để bù đắp những rủi ro xuất hiện trong quá trình đầu tư. Do đó, nếu NĐT đánh giá cơ hội đầu tư có mức độ rủi ro càng cao thì CPVCP càng lớn và ngược lại. CPVCP là một trong những chỉ số rất quan trọng về tài chính để cho các NĐT lựa chọn doanh nghiệp mà họ sẽ đầu tư vốn. CPVCP chính là rào cản mà cơng ty đó phải vượt qua trước khi nó tạo ra giá trị và được sử dụng một cách rộng rãi trong quy trình phân tích đánh giá về mặt tài chính về tính khả thi và hiệu quả của dự án. CPVCP sẽ giúp các NĐT đánh giá rủi ro về vốn cổ phần của doanh nghiệp và qua đó sẽ cân nhắc lựa chọn các cơ hội đầu tư tốt nhất. Ngồi ra, CPVCP hỗ trợ cơng việc định giá doanh nghiệp.

Cả NĐT và nhà quản trị doanh nghiệp ln kỳ vọng kiểm sốt CPVCP một cách hiệu quả và giữ chi phí này ở mức thấp nhất. Để ban lãnh đạo được chấp thuận triển khai các chiến lược kinh doanh có rủi ro, các NĐT sẽ đưa ra lợi suất yêu cầu cao, điều này làm tăng chi phí vốn cổ phần của cơng ty Poterba và cộng sự (1991). Chính những vấn đề như vậy tạo ra yêu cầu về quản trị công ty (QTCT) tốt và có thể giảm chi phí vốn huy động từ các nguồn vốn bên ngoài (La Porta và cộng sự, 1996). Các NĐT hồn tồn có thể sử dụng các quy trình QTCT để bảo vệ các khoản đầu tư của họ khỏi những tổn thất có thể phát sinh từ việc quản trị lợi nhuận, tức là làm giảm rủi ro hay nói cách khác là làm giảm chi phí vốn của cơng ty (La Porta và cộng sự, 2000). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy QTCT tốt sẽ làm giảm CPVCP, giảm thiểu rủi ro hệ thống, làm giảm rủi ro đặc thù của cơng ty, từ đó được hưởng CPVCP thấp hơn trên thị trường.

Các nghiên cứu về QTCT cũng đã chứng minh là chi phí vốn sẽ giảm đi đáng kể khi áp dụng các cơ chế quản trị có mức độ chặt chẽ cao hơn (Sanjeev và Partha, 2003). Theo lý thuyết đại diện, rủi ro của vấn đề đại diện tăng lên đáng kể khi QTCT kém và do đó dịng tiền của cơng ty kém chắc chắn hơn, khiến công ty kém hấp dẫn hơn (Sanjeev và Partha, 2003; Jensen và Meckling, 1976). Mục tiêu của QTCT nhằm đảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

bảo hài hịa lợi ích của các bên liên quan trong công ty. Những doanh nghiệp có hội đồng quản trị (HĐQT) thống nhất cao trong việc ra quyết định và truyền đạt các quyết định một cách minh bạch và kịp thời cho tất cả những người có liên quan sẽ mang lại cho NĐT niềm tin lớn hơn vào một cơng ty đó, qua đó làm giảm nhận thức về rủi ro và cuối cùng làm giảm CPVCP (Ali Shah và Butt, 2009). Các quy tắc QTCT có vai trị quan trọng đối với tất cả các cơng ty vì nó củng cố lịng tin của các cổ đơng và tất cả các bên liên quan đối với các hoạt động của công ty. Anwar và cộng sự (2019a) cho rằng thực tiễn quản trị tốt hơn sẽ có tác động làm cho chi phí vốn thấp hơn cho các doanh nghiệp niêm yết (DNNY), tương đồng với đánh giá của (Ashbaugh và cộng sự, 2004).

Đối với Việt Nam, là quốc gia áp dụng bộ quy tắc QTCT dựa trên cơ sở bộ nguyên tắc của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và sẽ rất hữu ích nếu hiểu được cách thức QTCT đã ảnh hưởng đến CPVCP. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, WorldBank (2020), Việt Nam là một trong các thị trường đang phát triển có nhiều tiềm năng trong khu vực Đơng Nam Á, tập trung nhiều doanh nghiệp trẻ, năng động và đa dạng. Theo Đoàn Thị Mỹ Hương (2015), để đạt được mức tăng trưởng kinh tế kỳ vọng, thị trường chứng khốn (TTCK) cịn trẻ tuổi của Việt Nam trở thành một kênh huy động vốn được quan tâm lớn và phải làm như thế nào để thị trường đó có thể có sức hút lớn hơn để thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam đã có những cải thiện chất lượng QTCT trên một số mặt nhất định như cải thiện trong công bố thơng tin, báo cáo vai trị đối với các bên liên quan, trong cách thực hành bảo vệ quyền cổ đông, trong các thay đổi về thành phần và cấu trúc HĐQT (Deloitte, 2020). Để đánh giá được những tác động của QTCT tới CPVCP của các DNNY tại TTCK Việt Nam thì có một số câu hỏi được đặt ra là các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến suất sinh lời kỳ vọng của NĐT trên TTCK như thế nào? Các DNNY trên TTCK Việt Nam đã thực hành QTCT như thế nào để giảm thiểu CPVCP nhằm thu hút vốn từ NĐT?

<i><b>Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của quản trị cơng ty tới chi phí vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận án Tiến sĩ chuyên </b></i>

ngành Quản trị kinh doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>

<i><b>2.1. Mục tiêu chung </b></i>

Nghiên cứu tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam, từ đó rút ra các kết luận và khuyến nghị nhằm tối ưu hóa CPVCP trên cơ sở điều chỉnh các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT.

<b>3. Câu hỏi nghiên cứu </b>

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

i. Có những nghiên cứu nào trước đây đã nghiên cứu về QTCT, CPVCP và tác động của đặc điểm QTCT đến chi phí vốn cổ phần? Khoảng trống nghiên cứu về vấn đề này là gì?

ii. Cơ sở lý luận về QTCT, CPVCP và mối quan hệ giữa QTCT và CPVCP? Có những mơ hình nào đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây để đo lường CPVCP của các doanh nghiệp?

iii. Chi phí vốn cổ phần của các DNNY trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 như thế nào? Những yếu tố nào thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam?

iv. Khuyến nghị dành cho cơ quan chức năng và DNNY trên TTCK Việt Nam như thế nào nhằm giảm CPVCP ?

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu lý luận và thực nghiệm về QTCT, CPVCP và tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP tại các DNNY trên TTCK Việt Nam.

<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i><b>- Về không gian: </b></i>Luận án chỉ lựa chọn các DNNY trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Lý do là các DNNY trên hai sàn này đều có qui mơ vốn đủ lớn, thực hiện QTCT theo các trách nhiệm, nghĩa vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các tiêu chuẩn QTCT do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khuyến nghị. Bên cạnh đó, DNNY là những doanh nghiệp có cổ phiếu đã được đã phát hành và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, NĐT có thể mua bán giao dịch cổ phiếu một cách công khai. Quyết định mua hay bán cổ phiếu của NĐT một phần chịu ảnh hưởng bởi suất sinh lời mà họ yêu cầu khi nắm giữ cổ phiếu của DNNY (chính là CPVCP). Các thơng tin báo cáo tài chính (BCTC) sau kiểm tốn và báo cáo thường niên (BCTN) của các DNNY đã được công bố theo quy định, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.

Do các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác có những đặc điểm riêng biệt về cấu trúc tài chính đặc thù và hoạt động theo các quy định chặt chẽ riêng của Chính phủ nên mẫu nghiên cứu của luận án không bao gồm các tổ chức này, mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.

<i><b>- Về thời gian: Luận án tập trung phân tích và đánh giá các doanh nghiệp phi </b></i>

tài chính niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2021. Cơ sở để luận án lựa chọn năm 2015 là năm bắt đầu của giai đoạn nghiên cứu vì đây là năm mà Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 bắt đầu có hiệu lực. Với kỳ vọng với các quy định về công ty cổ phần quy định tại Chương V thì các DNNY sẽ áp dụng đầy đủ hơn các quy định về QTCT. Đến năm 2020, Luật Doanh nghiệp mới ban hành thay thế cho luật Doanh nghiệp 2014. Trong giai đoạn này, các Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chứng khốn, Thơng tư 96/2020/TT-BTC về cơng bố thơng tin (CBTT) trên TTCK, Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

dẫn một số điều về CTCT áp dụng đối với cơng ty đại chúng được ban hành và có hiệu lực. Việc ban hành và thời điểm có hiệu lực của các văn bản pháp luật này sẽ làm thay đổi trong chế độ kế toán của các DNNY , CBTT cũng như trong việc tổ chức và thực hiện QTCT nhưng sẽ có độ trễ nhất định trong quá trình các cơng ty áp dụng, do đó, luận án chọn năm kết thúc nghiên cứu là năm 2021 (sau khi ban hành các văn bản pháp luật mới nhất 1 năm). Như vậy, luận án tập trung phân tích các nguồn thông tin thu thập từ BCTC đã được kiểm tốn, BCTN của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết liên tục trên TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2015 – 2021.

<i><b>- Về nội dung: Nghiên cứu giới hạn trong một số nội dung nghiên cứu như sau: </b></i>

<i>Thứ nhất, luận án sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing </i>

Model – CAPM) của Sharpe (1964) và Lintner (1965) để ước lượng CPVCP của DNNY. Mơ hình này diễn tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng, trong đó lợi suất kỳ vọng bằng mức lãi suất phi rủi ro (risk – free) cộng với mức bù rủi ro thị trường, tương đương với khoản bù đắp rủi ro dựa trên rủi ro toàn thị trường.

<i>Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá tác động của 08 yếu tố thuộc đặc điểm </i>

QTCT tác động tới CPVCP của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao gồm: Qui mơ của HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tần suất họp của HĐQT, sự kiêm nhiệm, CBTT, sở hữu thành viên HĐQT, sở hữu của cổ đông lớn và ủy ban kiểm toán (UBKT).

<i>Thứ ba, nghiên cứu tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tác động </i>

tới CPVCP sử dụng 4 biến kiểm sốt: Qui mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, tỉ số giá trị thị trường và chỉ số ngành. Thảo luận kết quả và đưa ra các khuyến nghị cho cơ quan chức năng và DNNY cải thiện QTCT nhằm giảm thiểu CPVCP.

<b>5. Khái quát phương pháp nghiên cứu </b>

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với mơ hình dữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data Model) để kiểm định các giả thuyết đã nêu ra. Trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng các phương pháp kết hợp như sau:

<i><b>Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với mục tiêu đánh giá được mối quan hệ giữa </b></i>

QTCT và CPVCP tại các DNNY trên TTCK Việt Nam, tìm ra những yếu tố thuộc đặc điểm QTCT ảnh hưởng đến CPVCP từ đó sử dụng nghiên cứu định lượng để

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

kiểm chứng thực nghiệm mối quan hệ này, tác giả tiến hành tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trong nước và nước ngồi có liên quan đến nội dung nghiên cứu, tiếp cận hệ thống các văn bản pháp lý, quy định về QTCT tại Việt Nam và trên thế giới, đồng

<i><b>thời nghiên cứu các lý thuyết nền tảng liên quan. </b></i>

<i><b>Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lý luận khách quan: Các phương pháp này được sử dụng kết hợp theo </b></i>

từng nội dung cụ thể của luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá các cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các cơng trình trước về các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến CPVCP từ đó lựa chọn các biến độc lập phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án. Đồng thời tác giả phân tích, đánh giá các mơ hình đo lường CPVCP đã và đang được sử dụng phổ biến hiện nay, so sánh với thực trạng dữ liệu hiện có của các DNNY trên TTCK Việt Nam để lựa chọn mơ hình đo lường CPVCP phù hợp nhất. Phương pháp lý luận khách quan: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng để lập luận và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, từ đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định và giải thích kết quả thực nghiệm.

<i><b>Phương pháp nghiên cứu định lượng: Với mục tiêu kiểm định tác động của </b></i>

các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam, luận án sử dụng mơ hình dữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data Model). Các bước kiểm định trong luận án như sau:

Bước 1: Kiểm định tương quan.

Bước 2: Kiểm định đa cộng tuyến để chọn được các biến độc lập phù hợp với mơ hình và dự đốn các tương quan trong mơ hình ban đầu.

<i>Bước 3: Lựa chọn mơ hình thích hợp và kiểm định các khuyết tật của mơ hình </i>

<i>(Phương sai thay đổi, tự tương quan) và kiểm định nội sinh (kiểm định Wu-hausman và Durbin bằng phương pháp hồi quy 2SLS) và quyết định lựa chọn phương pháp </i>

kiểm định S-GMM để kiểm tra tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm của QTCT tới CPVCP của các DNNY trên TTCK Việt Nam.

Bước 4: Kiểm định S-GMM và các kiểm định sau S-GMM để kết luận kết quả mơ hình thơng qua số liệu ở bước cuối cùng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>6. Đóng góp mới của luận án </b>

Nghiên cứu này được thực hiện có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn với những đóng góp mới như sau:

<i>- Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa các lý luận liên quan đến CPVCP, QTCT </i>

và tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tới CPVCP. Trên cơ sở đó kết hợp nghiên cứu thực trạng, tác giả đã phát triển lý luận này trong bối cảnh thực tiễn tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam bằng việc ứng dụng một số cơ sở lý thuyết vào đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các NĐT, nhà quản lý, cổ đông, các bên liên quan để đánh giá tác động của QTCT tới CPVCP.

<i>- Về thực tiễn: Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với các kiểm định </i>

S-GMM và sau S-S-GMM, luận án đã chỉ ra các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT tác động ngược chiều đến CPVCP gồm: Tần suất các cuộc họp HĐQT, kiêm nhiệm chức danh, CBTT và sở hữu HĐQT. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với cơ sở lý thuyết, tác giả đề xuất khuyến nghị các cơ quan chức năng và doanh nghiệp có các biện pháp cải thiện các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT, đánh giá chiều hướng tác động của các yếu tố này đến CPVCP tại các DNNY để các doanh nghiệp có thể tham chiếu, xem xét nâng cao chất lượng QTCT thông qua điều chỉnh qui mô, cơ cấu và cơ chế hoạt động của HĐQT, UBKT, CBTT và đạt mục tiêu là giảm CPVCP.

<b>7. Kết cấu luận án </b>

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được chia thành 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Chương này xem xét tổng quan các nghiên cứu cho đến nay về tác động của QTCT tới CPVCP. Phần đầu của chương trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về QTCT và CPVCP. Phần tiếp theo trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của QTCT và các yếu tố thuộc đặc điểm của QTCT tới CPVCP trước khi nêu ra khoảng trống nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị công ty, chi phí vốn cổ phần và tác động của quản trị cơng ty tới chi phí vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết.

Chương này trình bày lý luận chung về QTCT, CPVCP và các lý thuyết nền

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

tảng phục vụ nghiên cứu tác động của QTCT đến CPVCP, bao gồm: Lý thuyết đại diện (Agency Theory), lý thuyết tín hiệu (Sinaling Theory), lý thuyết hành vi quản lý (Behavioral Management Theory), lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric Information Theory) và lý thuyết quản lý (Stewardship Theory).

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Phần đầu tiên của chương này trình bày về quy trình nghiên cứu, trình bày về phương pháp nghiên cứu suy diễn và nghiên cứu định lượng. Sau đó, chương này trình bày về vấn đề nội sinh và dữ liệu nghiên cứu trước. Phần tiếp theo của chương trình bày xây dựng biến và cách đo lường các biến và các giả thuyết tương ứng. Phần cuối cùng của chương 3 trình bày các vấn đề liên quan đến mơ hình nghiên cứu và các bước kiểm định các khuyết tật của mơ hình.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động của quản trị cơng ty tới chi phí vốn cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu. Phần đầu của chương trình bày kết quả thống kê mơ tả chi tiết về dữ liệu. Phần tiếp theo của chương trình bày kết quả kiểm định, lựa chọn mơ hình và kết quả hồi quy của các mơ hình nghiên cứu.

Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị

Chương này trình bày nội dung thảo luận kết quả nghiên cứu, ý nghĩa của các kết quả về tương quan quan sát được và thảo luận tác động của QTCT tới CPVCP tại các DNNY trên TTCK Việt Nam, khuyến nghị doanh nghiệp và cơ quan chức năng cải thiện chất lượng QTCT, kỳ vọng có tác động đến CPVCP và qua đó giúp các DNNY trên TTCK Việt Nam giảm CPVCP. Phần cuối của chương sẽ gợi ý định hướng các vấn đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CƠNG TY ĐẾN CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN </b>

Chi phí vốn nói chung và chi phí vốn cổ phần (CPVCP) nói riêng là những chủ đề nhận được rất nhiều mức độ quan tâm của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các cổ đông và CPVCP có ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách tài chính của cơng ty. CPVCP cũng là một trong các nhân tố quan trọng đối với các công ty khi đưa ra các quyết định kinh doanh và là cơ sở để tăng giá trị công ty. Các nghiên cứu về QTCT cũng đã chứng minh là chi phí vốn sẽ giảm đi đáng kể khi áp dụng các cơ chế quản trị chặt chẽ hơn (Sanjeev và Partha, 2003). Tác động của QTCT tới CPVCP đã được nghiên cứu sâu rộng ở các thị trường phát triển và thị trường mới nổi, nghiên cứu trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế khác nhau của các nước cũng như sự khác biệt về mức độ áp dụng QTCT. Kết quả của hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận mối quan hệ ngược chiều giữa QTCT và CPVCP, tiêu biểu như các nghiên cứu của các tác giả (Srivastava và cộng sự, 2019; Salehi và cộng sự, 2020; Zandi và cộng sự, 2022; Wan, 2015; Teti và cộng sự, 2016b; Setiany và cộng sự, 2017a).

Một số nghiên cứu trước đây cho rằng mặc dù QTCT nói chung là quan trọng, nhưng khơng phải tất cả các đặc điểm QTCT đều có vai trò như nhau (Clacher và cộng sự (2008). Ashbaugh và cộng sự (2004) nghiên cứu tác động QTCT tới CPVCP của các doanh nghiệp S&P1500 của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1996-2002. Nghiên cứu này đánh giá QTCT thông qua 04 thuộc tính: Chất lượng của thơng tin tài chính mà công ty cung cấp, cơ cấu sở hữu của công ty, quyền của cổ đông và cơ cấu HĐQT. Tương tự, tác giả Reverte (2009) nghiên cứu tác động của QTCT tới CPVCP của các DNNY trên TTCK Tây Ban Nha trong giai đoạn năm 2000 đến 2004. Nghiên cứu tập trung vào 5 đặc điểm của HĐQT phổ biến trong các tài liệu về QTCT (tính độc lập của HĐQT, qui mô HĐQT, sự tồn tại của cả UBKT và chính sách nhân sự, thù lao, tính kiêm nhiệm của CEO và tính độc lập của các ủy ban thuộc HĐQT) để xây dựng một bản tóm tắt về QTCT và thước đo cho từng doanh nghiệp. Kết quả cho thấy các công ty quản trị tốt hơn có CPVCP thấp hơn so với các doanh nghiệp có quản trị kém hơn, ngay cả sau khi kiểm soát sự khác biệt trong các yếu tố rủi ro của Fama và French bao gồm: Beta, qui mô và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Nghiên cứu của tác giả Derwall và Verwijmeren (2007) đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong giai đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

từ năm 2003 đến năm 2005, đánh giá việc thực hành QTCT và tác động của QTCT tới CPVCP. Kết quả nghiên cứu đánh giá QTCT tốt sẽ làm giảm CPVCP, QTCT giảm thiểu rủi ro hệ thống, QTCT làm giảm rủi ro đặc thù của công ty (được kiểm sốt bởi các yếu tố qui mơ, giá trị sổ sách trên thị trường và đòn bẩy). Đối với thị trường Trung Quốc, Firth và cộng sự (2008) nghiên cứu phân tích về mối quan hệ giữa chi phí đại diện, cấu trúc sở hữu và cơ chế quản trị trong các DNNY của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các cơng ty có cổ đơng nước ngồi phải chịu chi phí đại diện cao hơn, tức là CPVCP cao hơn. Nghiên cứu của tác giả Byun và cộng sự (2008) về các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004, đánh giá 05 đặc điểm QTCT: Bảo vệ quyền của cổ đơng, HĐQT, CBTT của cơng ty, UBKT, chính sách cổ tức. Nghiên cứu kết luận QTCT làm giảm chi phí đại diện và dẫn đến giảm CPVCP, trong đó mức độ tác động mạnh nhất thuộc về yếu tố bảo vệ quyền của cổ đơng (sau khi kiểm sốt beta, qui mơ, địn bẩy, giá thị trường trên sổ sách và các biến số kế toán khác).

Như vậy trong các nghiên cứu trước đây, các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT có tác động đến CPVCP chủ yếu được phát hiện gồm: các yếu tố thuộc đặc điểm của HĐQT (qui mơ HĐQT, tính độc lập của HĐQT, Tần suất họp của HĐQT, sự kiêm nhiệm), các yếu tố về CBTT, các yếu tố về cấu trúc sở hữu và các yếu tố thuộc đặc điểm của ủy ban kiểm toán/kiểm toán nội bộ (UBKT/KTNB). Cụ thể như sau:

<b>1.1. Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm Hội đồng quản trị đến chi phí vốn cổ phần </b>

Các yếu tố HĐQT là những đặc điểm quan trọng của QTCT, thường xuyên được các nghiên cứu trước đây sử dụng để kiểm định tác động của QTCT tới CPVCP của doanh nghiệp. Ali Shah và Butt (2009) nghiên cứu xem xét tác động của QTCT tới CPVCP tại 114 DNNY trên TTCK Karachi trong giai đoạn 2003-2007. Nghiên cứu sử dụng mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM) để đo lường CPVCP và ghi nhận qui mô HĐQT và QTCT tác động ngược chiều tới CPVCP trong khi sở hữu HĐQT, sự độc lập HĐQT và UBKT tác động cùng chiều tới CPVCP.

Hassan và cộng sự (2018) rút ra kết luận về tác động của một số yếu tố thuộc đặc điểm của QTCT tới CPVCP như sau: Tính độc lập của HĐQT, sự kiêm nhiệm, quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

sở hữu tổ chức và chất lượng kiểm tốn có tác động đáng kể đến CPVCP. Sự độc lập của HĐQT là một trong những cơ chế quan trọng của QTCT để giúp giải quyết vấn đề đại diện. Sự hiện diện của các thành viên không điều hành trong HĐQT làm gia tăng khả năng kiểm soát của HĐQT đối với ban điều hành (BĐH) (Salehi và cộng sự, 2020). Các thành viên HĐQT độc lập có nhiều khả năng bảo vệ các cổ đông trước mọi hành vi tư lợi của ban quản lý (BQL). Họ cũng hành động vì lợi ích của cổ đông theo cách tốt hơn so với các thành viên HĐQT khơng độc lập, do đó ngăn chặn việc tước đoạt tài sản của cổ đông theo đề cập trong nghiên cứu của (Salehi và cộng sự, 2020). Hầu hết các nghiên cứu trước đều phân tích và chứng minh thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa tính độc lập của HĐQT và CPVCP. Beasley (1996) cho thấy rằng khi tính độc lập của HĐQT tăng lên, các cơng ty có nhiều khả năng tạo ra thơng tin tài chính chất lượng cao hơn, sẽ làm giảm khả năng gian lận BCTC, giảm chi phí đại diện phát sinh từ chủ nghĩa cơ hội hoặc BCTC có chất lượng thấp. Tương tự, Ashbaugh và cộng sự (2004) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tính độc lập của HĐQT và CPVCP. Byun và cộng sự (2008) phân tích TTCK Hàn Quốc cũng tìm thấy mối quan hệ tương tự giữa tính độc lập của HĐQT và CPVCP. Pham và cộng sự (2012) nhận thấy rằng sự gia tăng tính độc lập của HĐQT sẽ làm giảm đáng kể chi phí vốn của cơng ty. Vì các thành viên HĐQT độc lập ít quan tâm đến lợi ích cá nhân của họ nhất, không giống như các thành viên HĐQT không độc lập, các cổ đông hoặc NĐT tin rằng mối quan tâm của thành viên HĐQT độc lập đối với các công việc của công ty cũng tương tự như của họ. Sự độc lập của HĐQT làm giảm nhận thức về rủi ro trong các hoạt động của công ty, họ nhận thấy việc quản trị là đáng tin cậy và không bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng của người trong nội bộ, điều này khiến các NĐT yêu cầu lợi suất kỳ vọng thấp hơn, tức CPVCP thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của Moss (2016) cho thấy tính độc lập của HĐQT có mối quan hệ ngược chiều đáng chú ý với CPVCP đối với cả 05 mơ hình nghiên cứu. Anwar và cộng sự (2019a) cũng phát hiện ra kết quả tương tự. Trong khi đó, nghiên cứu Setiany và cộng sự (2017a) sử dụng phân tích hồi quy với mẫu gồm 104 cơng ty sản xuất niêm yết của Indonesia trong giai đoạn 2009-2012. Kết quả cho thấy khơng có mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và CPVCP.

Một thuộc tính quan trọng khác của QTCT là tính kiêm nhiệm. Nếu giám đốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

điều hành là chủ tịch hoặc phó chủ tịch HĐQT thì giám đốc điều hành sẽ có nhiều quyền hạn hơn. Ngồi ra, sự kiêm nhiệm điều hành kiểm soát hiệu quả thơng tin có sẵn cho các thành viên khác trong HĐQT (Claessens và Yurtoglu, 2013). Tuấn và Tuan (2016) thống kê tỉ lệ độc lập hội đồng quảntri (ĐLHĐQT) và/hoặc không điều hành của các công ty Việt Nam, trung bình thấp hơn khoảng 13 phần trăm so với các công ty Singapore. Cần lưu ý rằng Bộ luật Singapore và Bộ luật Việt Nam đều quy định rằng thành viên HĐQT độc lập và/hoặc không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba thành viên HĐQT. Do qui mơ HĐQT của các cơng ty Việt Nam (trung bình ≈ 5,81 người), nhỏ hơn đáng kể về mặt thống kê so với các cơng ty ở Singapore (trung bình ≈ 6,94 người), tỉ lệ ĐLHĐQT và/hoặc không điều hành ở các công ty Việt Nam thấp hơn đáng kể.

<b>1.2. Tác động của công bố thông tin đến chi phí vốn cổ phần </b>

CBTT là một trong các đặc điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng QTCT và là vấn đề được nghiên cứu rất nhiều trước đây. Các tác giả Jensen và Meckling (1976) và Botosan và Plumlee (2002) nghiên cứu mối quan hệ giữa CBTT và CPVCP, họ cho rằng sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và đầu tư có thể làm tăng CPVCP và ngược lại nếu giảm thiểu thông tin bất cân xứng có lợi cho thị trường, nó cho phép các NĐT đánh giá rủi ro liên quan đến từng cơng ty và xác định tỉ lệ hồn vốn u cầu, tức là CPVCP đối với các cơ hội đầu tư. Đặc biệt, thành phần “CBTT” là thành phần ảnh hưởng nhiều nhất đến CPVCP. Tương tự, kết quả nghiên cứu của tác giả Ashbaugh và cộng sự (2004) cho thấy các công ty báo cáo các khoản thu nhập ít minh bạch hơn có CPVCP cao hơn. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2003) về tác động của việc CBTT và các cơ chế QTCT khác đối với CPVCP tại các thị trường mới nổi của Châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ chế CBTT có tác động ngược chiều đáng kể đến CPVCP. Chất lượng CBTT nói riêng và CBTT nói chung của cơng ty dường như là thành phần quan trọng nhất của quản trị trong một công ty (Clacher và cộng sự, 2008). Nghiên cứu của tác giả Teti và cộng sự (2016b) về việc xây dựng thang điểm đánh giá mức độ CBTT bao gồm 6 điểm: Cơng ty có cung cấp báo cáo theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Hoa Kỳ (US GAAP), Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) hoặc Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) khơng? Cơng ty có sử dụng cơng ty kiểm tốn quốc tế Big Four khơng? Cơng ty có CBTT mức thù lao

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

cho giám đốc điều hành khơng? Cơng ty có nhận được ý kiến kiểm toán đủ điều kiện về BCTC của mình khơng?. Đây là các nội dung mà các NĐT quan tâm và xem xét đánh giá mức độ tin cậy, chất lượng của các thông tin mà doanh nghiệp công bố. Kết quả nghiên cứu của tác giả Setiany và cộng sự (2017a) cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa việc CBTT tự nguyện và CPVCP của công ty. Các phát hiện này ngụ ý rằng NĐT sử dụng việc công bố tự nguyện như thông tin bổ sung để hoàn thành việc xem xét của họ. Do đó, với việc cân nhắc việc CBTT tự nguyện, các NĐT sẵn sàng giảm mức lợi nhuận yêu cầu của họ (tức là CPVCP thấp hơn). Phát hiện này phù hợp với lập luận rằng QTCT hạn chế chủ nghĩa cơ hội và thúc đẩy các nhà quản lý lựa chọn chính sách kế tốn và từ đó điều chỉnh lợi ích của cơng ty và cổ đơng.

Một trong các yếu tố quan trọng trong cải thiện QTCT là tăng cường mức độ tôn trọng nhà đầu tư và các bên liên quan thông qua công bố thông tin về các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp một cách kịp thời và minh bạch. Kết quả nhiều nghiên cứu và phân tích cho thấy các doanh nghiệp công bố thông tin minh bạch sẽ được đánh giá là các doanh nghiệp có QTCT tốt. Nhà đầu tư bên ngồi có thể gia tăng niềm tin vào doanh nghiệp thông qua lượng thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Cheng và cộng sự (2006) xem xét ảnh hưởng của sự khác biệt ở cấp độ công ty về quyền của cổ đông tác động đến CPVCP trước đây thông qua phương pháp sử dụng mẫu gồm 8.836 DNNY trong khoảng thời gian 12 tháng. Quyền của cổ đông đề cập đến khả năng cổ đông thông qua các cơ chế QTCT để quyết định vị trí của người quản lý trong công ty. Trong trường hợp nếu quyền cổ đơng yếu thì cổ đơng khơng có khả năng quyết định vị trí của người quản lý, khơng lựa chọn được những người quản lý như mong muốn và có thể những người quản lý này khơng có xu hướng hành động vì lợi ích của cơng ty dẫn đến có thể làm tăng CPVCP (Cheng và cộng sự, 2006). Kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009b) thu được tương tự với kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2003) khi nghiên cứu mẫu 545 công ty ở 09 địa điểm châu Á từ năm 2001 đến năm 2002, cả ba biến số QTCT đều có tác động ngược chiều với CPVCP. Cải thiện công bố thông tin là việc cần làm và đem lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp trong thu hút vốn đầu tư (Deloitte, 2020). Những phát hiện này hàm ý rằng một công ty được quản lý tốt, minh bạch trong CBTT sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn cổ phần từ TTCK (Srivastava và cộng sự, 2019).

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Một số nghiên cứu xem xét tác động của QTCT tới CPVCP trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế khác nhau của các nước. Hail và Leuz (2006) nghiên cứu sự khác biệt về CPVCP của các công ty ở 40 quốc gia trong bối cảnh có sự khác nhau về thể chế pháp lý và quy định về TTCK của từng quốc gia. Kết quả kết luận rằng các công ty từ các nước có yêu cầu CBTT rộng rãi hơn, quy định về TTCK chặt chẽ hơn và cơ chế thực thi chặt chẽ hơn có chi phí vốn thấp hơn đáng kể. Điều này có thể được lý giải theo hướng QTCT hiệu quả hoặc ở những quốc gia có mức độ bảo vệ pháp lý cao có thể làm giảm phần bù rủi ro mà các NĐT yêu cầu và do đó giảm CPVCP. Tương tự, nghiên cứu của Teti và cộng sự (2016b) đưa ra đánh giá về mức độ tác động khác nhau của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT, nghiên cứu này cho rằng CBTT là đặc điểm tác động ngược chiều đáng kể nhất đến CPVCP. Ngược lại, đặc điểm quyền của cổ đông, quyền sở hữu và cơ cấu kiểm sốt khơng có ảnh hưởng đáng kể đến CPVCP. Đối với thị trường có cấu trúc và trình độ phát triển tương tự là Canada, Teti và cộng sự (2016b), Bozec và Bozec (2011) đã xem xét tác động của thực tiễn QTCT đến chi phí vốn của 155 cơng ty trong giai đoạn 2002-2005. Nghiên cứu kết luận rằng QTCT có tác động ngược chiều đến CPVCP.

Ngựợc lại, tác động của QTCT tới CPVCP rõ rệt hơn ở các nước có sự bảo vệ pháp lý tương đối kém. Tại các thị trường mới nổi, QTCT ở cấp độ công ty và sự bảo vệ cổ đông ở cấp quốc gia dường như thay thế cho nhau trong việc giảm CPVCP. Chen và cộng sự (2009b) đánh giá tác động của QTCT có tác động ngược chiều đáng kể đến CPVCP ở các thị trường mới nổi, kết quả này hoàn toàn nhất quán với phát hiện từ khảo sát của McKinsey rằng các NĐT tổ chức sẵn sàng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của các cơng ty có QTCT tốt (Chen và cộng sự, 2009b). Tương tự, tác giả Ramly (2012) cho rằng những công ty ở các thị trường mới nổi có QTCT chất lượng cao hơn sẽ ít gặp phải xung đột đại diện và rủi ro thông tin hơn, tức là giảm CPVCP. Teti và cộng sự (2016b) cho rằng dường như ở những quốc gia có hệ thống luật pháp thiếu chặt chẽ, sự hiện diện của một khn khổ QTCT tốt sẽ có tác động tích cực hơn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp và góp phần giảm CPVCP. Ngược lại, tác giả Perera và cộng sự (2018) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và CPVCP của một nhóm DNNY ở Sri Lanka, đã cho rằng CPVCP chịu sự tác động rất lớn của cơ cấu và chất lượng QTCT và mối quan hệ này bộc lộ rõ ràng hơn ở các nước có hệ thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

pháp luật chặt chẽ, có mức độ CBTT rộng rãi và quản lý nhà nước tốt hơn.

Tại Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh (2008), Lê Thị Tú Oanh (2012) và Nguyễn Đình Hùng (2010), Nguyễn Trọng Nguyên (2015) và Đoàn Thị Mỹ Hương (2015) đánh giá về chất lượng CBTT chủ yếu tập trung về những đặc điểm như sự minh bạch, hình thức và nội dung thơng tin cơng bố. Cụ thể, tác giả Nguyễn Thị Hồng Oanh (2008) đưa ra kết luận chất lượng trình bày BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam còn một số hạn chế như chưa đầy đủ thông tin, chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn để tính tốn kiểm tra, CBTT chưa kịp thời. Để quy chuẩn công tác CBTT, tác giả Lê Thị Tú Oanh (2012) đã xây dựng mẫu báo cáo thường niên (BCTN) với những chuẩn mực cụ thể nhằm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và kịp thời. Để xác định thế nào là thông tin minh bạch tài chính, tác giả Nguyễn Đình Hùng (2010) nhận định có 6 yếu tố tiêu chuẩn: Hệ thống chuẩn mực kế tốn, quy định liên quan đến cơng bố, hệ thống kiểm soát nội bộ, Ban giám đốc, kiểm toán độc lập và ban kiểm soát. Nguyễn Trọng Nguyên (2015) và Đoàn Thị Mỹ Hương (2015) đánh giá chất lượng thơng tin cơng bố thơng qua các đặc tính như thích hợp, trình bày trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh, kịp thời. Nguyễn Việt Dũng (2016) cũng khẳng định nguồn thông tin được sử dụng phổ biến trong các quyết định đầu tư trên TTCK là các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp, ngoài ra để ra quyết định đầu tư, các NĐT cũng sử dụng các thông tin bổ trợ khác. Việc chấm điểm được làm cho phù hợp với điều kiện Việt Nam về khoảng thời gian công bố thông tin 3 năm gần nhất.

Về việc tuân thủ quy định về CBTT bao gồm báo cáo QTCT, BCTC và BCTN là các tài liệu cơ bản của công ty được phổ biến tới các cổ đơng về tình hình tài chính và hoạt động của công ty. Mặc dù các báo cáo hàng năm có thể được coi là hình thức bên ngồi, nhưng báo cáo quản trị phản ánh các quy trình nội bộ mà đơn vị giám sát các hành động, chính sách, thơng lệ và ra quyết định. Tran Manh Dung (2023) cho rằng các DNNY của Việt Nam có xu hướng tập trung vào chất lượng BCTN dưới tác động của các bên liên quan như cổ đơng, chính phủ, chủ nợ, tổ chức tài chính.

<b>1.3. Tác động của cấu trúc sở hữu đến chi phí vốn cổ phần </b>

Jensen và Meckling (1976) và La Porta và cộng sự (1996) lập luận rằng các cổ đông sở hữu tỉ lệ cổ phần tương đối lớn và các NĐT tổ chức có động cơ lớn hơn để

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

giám sát công tác quản lý và chính sách của cơng ty. Ashbaugh và cộng sự (2004) cho rằng các cổ đông lớn và NĐT tổ chức sử dụng quyền biểu quyết của họ để thu lợi ích cá nhân, do đó làm tăng chi phí đại diện và do đó quyền sở hữu tổ chức hoặc cổ đông lớn tác động cùng chiều tới CPVCP. Một thuộc tính khác của QTCT là cơng ty con của một cơng ty. Nói chung, một cơng ty con được kiểm sốt và giám sát bởi cơng ty mẹ. Do đó, việc trở thành thành viên trong các nhóm kinh doanh có thể nâng cao khả năng của cơng ty mẹ trong việc tích cực giám sát các cơng ty thuộc quyền và duy trì lợi ích của các cổ đơng nhỏ, các chính sách về quyền sở hữu và thù lao cải thiện hiệu quả SXKD của doanh nghiệp (Clacher và cộng sự, 2008). Kết quả nghiên cứu của các tác giả Firth và cộng sự (2008) cho thấy quyền sở hữu nhà nước và HĐQT với đa số giám đốc bên ngồi khơng có tác động đến mức chi phí đại diện trong khi quyền sở hữu tập trung có liên quan đến chi phí đại diện thấp hơn. Aggarwal và cộng sự (2011) xem xét tác động của NĐT tổ chức đến QTCT thông qua việc phân tích danh mục đầu tư nắm giữ của các tổ chức trong các công ty từ 23 quốc gia trong giai đoạn 2003–2008. Quyền sở hữu của tổ chức sẽ có những thay đổi theo thời gian và những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tích cực đến quản trị cấp công ty nhưng chiều ngược lại là không đúng và quyền sở hữu của các NĐT tổ chức thúc đẩy các thơng lệ QTCT tốt trên tồn thế giới. Sở hữu tổ chức và tập trung quyền sở hữu cũng có thể được coi là hai thuộc tính chính của QTCT. Một trong những cơ chế bên ngoài ảnh hưởng đến QTCT là sự xuất hiện của các NĐT tổ chức với tư cách là chủ sở hữu vốn. Các cổ đơng tổ chức có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến giám đốc thông qua quyền sở hữu và gián tiếp thơng qua sàn giao dịch chứng khốn của họ. Quyền sở hữu nội bộ lớn hơn, sự hiện diện của các cổ đông lớn là các tổ chức sẽ góp phần làm giảm rủi ro đầu tư và mức độ bất cân xứng thông tin mà các công ty và NĐT của họ gặp phải, giảm lợi suất kỳ vọng, tức là giảm CPVCP (Pham và cộng sự, 2012). Tương tự, Ilyas và cộng sự (2017) nghiên cứu về thị trường Pakistan cho rằng qui mô HĐQT và quyền sở hữu cổ đơng lớn (SHCĐL) có tác động ngược chiều đến chi phí vốn bình qn, tức bao gồm CPVCP và chi phí vốn vay. Trong khi, tại Ấn Độ, một nghiên cứu đã chỉ ra tính độc lập của HĐQT và quyền SHCĐL tác động ngược chiều đến chi phi vốn cổ phần (Houqe và cộng sự, 2017).

<b>1.4. Tác động của ủy ban kiểm toán/kiểm tốn nội bộ đến chi phí vốn cổ phần </b>

Một trong những đặc điểm quan trọng của UBKT là qui mô. Theo các nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

cứu trước đây, qui mô UBKT thể hiện các nguồn lực và sức mạnh mà UBKT phải thực hiện một cách hiệu quả trách nhiệm giám sát và báo cáo của mình. Dựa trên lý thuyết tín hiệu Spence (1971), người ta cho rằng các UBKT có qui mơ lớn hơn có thể đóng vai trị là “tín hiệu thị trường” về độ tin cậy của quá trình giám sát của UBKT và do đó giảm thiểu rủi ro/chi phí vốn mà các NĐT đặt vào khoản đầu tư của họ. Lý do cơ bản là các NĐT không thể tiếp cận trực tiếp thông tin nội bộ của các công ty, buộc họ sẽ phải dựa vào qui mô UBKT như một “tín hiệu” về độ tin cậy của việc CBTT của cơng ty và từ đó đánh giá lợi nhuận/chi phí vốn yêu cầu của họ (Chen và cộng sự, 2009a). Anderson và cộng sự (2004) lưu ý rằng các UBKT có qui mơ lớn bảo vệ và kiểm sốt các tiêu chuẩn tài chính tốt hơn các UBKT có qui mơ nhỏ, nhờ đó giảm CPVCP.

Mặt khác, chất lượng kiểm toán được cho là làm tăng chất lượng thơng tin tài chính được báo cáo bởi các cơng ty vì nhờ có kiểm tốn viên có chất lượng cao hơn, số lượng và chất lượng thông tin tài chính và phi tài chính được cung cấp bởi các công ty sẽ lớn hơn. Các tài liệu trước đây liên kết cụ thể kỹ năng, kiến thức chuyên mơn và kinh nghiệm của bốn cơng ty kiểm tốn lớn trong việc khuyến khích các cơng ty tham gia vào mức độ CBTT lớn hơn (Singh và Davidson III, 2003). Do đó, có khả năng việc bổ nhiệm đủ số lượng bốn kiểm toán viên sẽ dẫn đến mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện của các công ty tăng lên, mặc dù có thể có tác động trễ trước khi các công ty thực sự bắt đầu CBTT nhiều hơn. Andrew và cộng sự (2003) đã tìm thấy quan hệ tích cực giữa số lượng thành viên UBKT có chun mơn về kế tốn, tài chính với chất lượng BCTC khi nghiên cứu 77 DNNY tại Mỹ. Nguyễn Trọng Nguyên (2016) tìm thấy tác động tích cực khi BKS tới chất lượng thơng tin BCTC đối với các doanh nghiệp mà BKS có chuyên mơn kế tốn tài chính.

Clacher và cộng sự (2008) cho rằng chất lượng UBKT là động lực quan trọng tăng cường giá trị công ty và chi tiêu vốn một cách hiệu quả. Trong bối cảnh QTCT, UBKT chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát quy trình BCTC có khả năng gửi tín hiệu quan trọng đến những người tham gia thị trường vốn. Khi độ tin cậy của thông tin là một vấn đề, các NĐT quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm của UBKT như những tín hiệu quan trọng về độ tin cậy của quy trình giám sát nội bộ. Đặc biệt, việc thiếu thơng tin đáng tin cậy có thể làm giảm nghiêm trọng giá trị mà các NĐT đặt vào doanh nghiệp và do đó làm tăng chi phí vốn. Do đó, giá trị báo hiệu này của các đặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

điểm UBKT có thể làm giảm bớt mối lo ngại của các NĐT về tính trung thực trong việc CBTT của cơng ty và giảm chi phí vốn của cơng ty (Amanullah và Lyu, 2022). Lý thuyết tín hiệu gần đây ngày càng được sử dụng nhiều trong các tài liệu về quản lý và QTCT để giải thích hành vi cá nhân đối với sự bất cân xứng thơng tin. Theo lý thuyết tín hiệu và lý thuyết đại diện, các giám đốc điều hành giàu có cung cấp nhiều thơng tin hơn để duy trì các gói lương và việc làm của họ và có xu hướng sẽ trung thực hơn với thơng tin để duy trì vị thế của mình. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Hegazy và Hegazy (2010) nghiên cứu đánh giá mức độ tuân thủ các quy tắc QTCT về UBKT của các DNNY trên sàn FTSE của Vương quốc Anh đánh giá các DNNY tuân thủ các quy tắc QTCT về UBKT và các thỏa thuận CBTT ở mức trung bình, qui mơ của các cơng ty tác động không lớn đến mức độ tuân thủ quy tắc. Tại Ấn Độ, các DNNY sử dụng kiểm toán viên chất lượng cao có mức độ quản trị lợi nhuận thấp hơn và CPVCP thấp hơn (Houqe và cộng sự, 2017). Ramly (2012) phát hiện đối với các công ty có quy trình giám sát HĐQT chặt chẽ, BCTC đáng tin cậy, hệ thống kiểm soát nội bộ tốt và có cơ chế trao quyền cho các cổ đơng dường như được hưởng CPVCP thấp hơn và cơ cấu HĐQT tác động ngược chiều đáng kể đến CPVCP của công ty.

Như vậy, sự tồn tại của UBKT và chất lượng của nó sẽ có vai trị rất quan trọng để cải thiện mức độ minh bạch và CBTT trong doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho rằng UBKT, đặc biệt là UBKT bao gồm các giám đốc không điều hành hoặc độc lập, sẽ thành công hơn trong việc thuyết phục BQL tăng mức độ CBTT vì UBKT được giao trách nhiệm cụ thể trong việc giám sát tình hình tài chính của cơng ty. Trong nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2015) chỉ có 16,4% DNNY trong mẫu nghiên cứu có bộ phận KTNB. Việc thu thập dữ liệu về UBKT và KTNB gặp nhiều khó khăn do chưa có đầy đủ các quy định CBTT bắt buộc về hai bộ phận này tại TTCK Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>TT BIẾN TÁC GIẢ QUỐC GIA DỮ LIỆU KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG </b>

1 <b>HỘI ĐỒNG <sup>QUI MÔ </sup>QUẢN TRỊ </b>

Ali Shah và Butt

(2009) <sup>Pakistan </sup> 114 DNNY <sup>2003-2007: </sup> <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup> <sup>Tổng số thành viên HĐQT </sup>Mazzotta và Veltri

2009: 111 DNNY

Tác động ngược chiều tới CPVCP

Tổng số thành viên HĐQT (Biến giả nhận giá trị 1 nếu thấp hơn trung bình mẫu, ngược lại nhận giá trị 0)

Moss (2016) Thái Lan <sup>2003-2010: </sup><sub>DNNY </sub> <sup>Không tìm thấy mối quan </sup><sub>hệ tương quan với CPVCP </sub> Tổng số thành viên HĐQT Hassan và cộng sự

(2018) <sup>Pakistan </sup> 230 DNNY <sup>2003-2014: </sup> <sup>Khơng tìm thấy mối quan </sup>hệ tương quan với CPVCP <sup>Tổng số thành viên HĐQT </sup>

196 DNNY

Khơng tìm thấy mối quan

hệ tương quan với CPVCP <sup>Logarit tự nhiên tổng số thành viên HĐQT </sup>Anwar và cộng sự

(2019b)

24 Quốc gia Châu Á

2006-2015:

363 DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup> <sup>Tổng số thành viên HĐQT </sup>

<b>TÍNH ĐỘC LẬP HỘI </b>

<b>ĐỒNG QUẢN TRỊ </b>

Ashbaugh và cộng sự

(2004) <sup>Mỹ </sup> 2000 DNNY <sup>1996-2002: </sup> <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup> <sup>Tỉ lệ phần trăm của các thành viên HĐQT độc </sup>lập bên ngoài trên tổng số thành viên HĐQT

Tỉ lệ phần trăm của các thành viên HĐQT độc lập trên tổng số thành viên HĐQT

Houqe và cộng sự

1998-2009: 7.303 quan

sát DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup>

Tỉ lệ phần trăm của các thành viên HĐQT độc lập bên ngoài trên tổng số thành viên HĐQT Hassan và cộng sự

2003-2014:

230 DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup>

Tỉ lệ phần trăm của các thành viên HĐQT độc lập bên ngoài trên tổng số thành viên HĐQT Anwar và cộng sự

(2019b)

24 Quốc gia Châu Á

2006-2015:

363 DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup>

Tỉ lệ phần trăm của các thành viên HĐQT độc lập trên tổng số thành viên HĐQT

Ali Shah và Butt

(2009) <sup>Pakistan </sup> 114 DNNY <sup>2003-2007: </sup> <sup>Cùng chiều với CPVCP </sup> <sup>Tỉ lệ phần trăm của các thành viên HĐQT độc </sup>lập bên ngoài trên tổng số thành viên HĐQT

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Setiany và cộng sự (2017a)

a

In-đơ-nê-xi-2009-2012: 104 DNNY

Khơng có quan hệ tác động đến CPVCP

Điểm tổng hợp về tính độc lập của HĐQT và tính độc lập của UBKT

3

<b>TẦN SUẤT HỌP HỘI </b>

<b>ĐỒNG QUẢN TRỊ </b>

Zéghal và Gouiaa

2005: 87 DNNY

Khơng tìm thấy mối quan

hệ tương quan với CPVCP <sup>Tổng số cuộc họp HĐQT trong 01 năm </sup>Hassan và cộng sự

(2018) <sup>Pakistan </sup> 230 DNNY <sup>2003-2014: </sup> <sup>Khơng tìm thấy mối quan </sup>hệ tương quan với CPVCP <sup>Biến nhị phân nhận giá trị 1 nếu DN họp 04 </sup>cuộc trong 01 năm

196 DNNY

Khơng tìm thấy mối quan

hệ tương quan với CPVCP <sup>Tổng số cuộc họp HĐQT trong 01 năm. </sup>

4

<b>KIÊM NHIỆM </b>

<b>CHỨC DANH </b>

Moss (2016) Thái Lan <sup>2003-2010: </sup><sub>DNNY </sub> Cùng chiều với CPVCP <sup>Biến giả giá trị 1 nếu Chủ tịch HĐQT kiêm </sup><sub>Tổng giám đốc, ngược lại nhận giá trị 0. </sub>Anwar và cộng sự

(2019b)

24 Quốc gia Châu Á

2006-2015:

363 DNNY <sup>Cùng chiều với CPVCP </sup>

Biến giả nhận giá trị 1 nếu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.

(2003)

25 quốc gia Châu Á

2001-2002:

545 DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup>

Đo lường độ minh bạch thơng tin thơng qua thang đo 10 tiêu chí, chấm điểm 1 hoặc 0 cho mỗi tiêu chí, cao nhất là 10 điểm.

(Teti và cộng sự,

2016a) <sup>Mỹ La tinh </sup> <sup>2011-2013: </sup>90 DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup>

Thang điểm 0÷6 được xây dựng dựa vào các tiêu chí, chấm điểm 1 hoặc 0 cho mỗi tiêu chí: Có tn theo tiêu chuẩn kế tốn của Hoa Kỳ (US GAAP), Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) hoặc Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) khơng?

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>CƠNG BỐ THƠNG </b>

<b>TIN </b>

Có sử dụng các cơng ty kiểm tốn Big Four khơng? Có CBTT lương thưởng cho giám đốc điều hành khơng?

Có nhận được ý kiến kiểm tốn đủ điều kiện về BCTC của mình khơng?

Các tài liệu và thơng tin có sẵn bằng các ngơn ngữ khác khơng?

<b>ĐỒNG QUẢN TRỊ </b>

Ashbaugh và cộng sự

1996-2002:

2000 DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup>

Tỉ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các cán bộ và thành viên HĐQT

Ali Shah và Butt

(2009) <sup>Pakistan </sup> 114 DNNY <sup>2003-2007: </sup> <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup> <sup>Tỉ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các thành viên </sup>HĐQT

Tỉ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các thành viên HĐQT

Ashbaugh và cộng sự

1996-2002:

2000 DNNY <sup>Cùng chiều với CPVCP </sup>

Số lượng cổ phiếu sở hữu bởi các cổ đông sở hữu từ 5% trở lên.

Houqe và cộng sự

1998-2009: 7.303 quan sát DNNY

Ngược chiều với CPVCP Số lượng cổ phiếu sở hữu bởi các cổ đông Moss (2016) Thái Lan <sup>2003-2010: </sup><sub>DNNY </sub> <sup>Khơng tìm thấy mối quan </sup><sub>hệ tương quan với CPVCP </sub> <sup>Số lượng cổ phiếu sở hữu bởi các cổ đông sở </sup><sub>hữu từ 5% trở lên. </sub>Hassan và cộng sự

2003-2014: 230 DNNY

Không quan hệ tương quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

8 <b><sup>ỦY BAN </sup></b>

<b>KIỂM TỐN </b>

Ali Shah và Butt

2003-2007: 114 DNNY

Tính độc lập UBKT tác động cùng chiều không đáng kể tới CPVCP

Tính độc lập UBKT = Số thành viên UBKT bên ngoài, độc lập trên tổng số thành viên UBKT

Yếu tố chuyên môn kinh nghiệm của UBKT ngược chiều với CPVCP

Ý kiến UBKT ngược chiều với CPVCP

Tỉ lệ thành viên UBKT có chun mơn tài chính.

Biến giả nhận giá trị 1 nếu đã được kiểm toán, ngược lại nhận giá trị 0

Houqe và cộng sự

1998-2009: 7.303 quan

sát các DNNY

Ngược chiều với CPVCP <sup>Biến giả nhận giá trị 1 nếu được kiểm tốn bởi </sup><sub>cơng ty kiểm tốn Big4, ngược lại nhận giá trị 0 </sub>

Ranjith (2018) Úc <sub>196 DNNY </sub><sup>2012-2013: </sup>

Qui mô UBKT tác động ngược chiều tới CPVCP Trình độ tài chính của thành viên UBKT khơng tác động tới CPVCP

Qui mô = Tổng số thành viên UBKT; Số thành viên UBKT có trình độ tài chính Hassan và cộng sự

(2018) <sup>Pakistan </sup> 230 DNNY <sup>2003-2014: </sup> <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup> <sup>Biến giả nhận giá trị 1 nếu được kiểm tốn bởi </sup>cơng ty kiểm toán Big4 Anwar và cộng sự

(2019b)

24 Quốc gia Châu Á

2006-2015: 363 DNNY

Tính độc lập của UBKT ngược chiều với CPVCP

Tỉ lệ thành viên UBKT độc lập trên tổng số thành viên UBKT

9 <b><sub>CÔNG TY </sub><sup>QUI MÔ </sup></b>

DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup> <sup>Logarit tự nhiên tổng tài sản của DN </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Houqe và cộng sự

1998-2009: 7.303 quan

sát DNNY <sup>Ngược chiều với CPVCP </sup> <sup>Logarit tự nhiên tổng tài sản của DN </sup>Anwar và cộng sự

(2019b)

24 Quốc gia Châu Á

478 quan sát <sup>Cùng chiều với CPVCP </sup>

Tỉ lệ trung bình nợ dài hạn trên giá trị vốn hóa thị trường

Anwar và cộng sự (2019b)

24 Quốc gia Châu Á

Ramly (2012) Malaysia <sup>2003-2007: </sup><sub>101 DNNY </sub> Ngược chiều với CPVCP <sup>Tỷ số giá trị vốn hóa thị trường trên vốn chủ </sup><sub>sở hữu </sub>Moss (2016) Thái Lan <sup>2003-2010: </sup><sub>DNNY </sub> Ngược chiều với CPVCP <sup>Tỷ số giá trị vốn hóa thị trường trên vốn chủ </sup><sub>sở hữu </sub>Mazzotta và Veltri

2009: 111 DNNY

QTCT tác động ngược chiều tới CPVCP

Tỷ số giá trị vốn hóa thị trường trên vốn chủ sở hữu

12 <b><sup>CHỈ SỐ </sup></b>

<b>NGÀNH </b>

Byun và cộng sự

(2008) <sup>Hàn Quốc </sup> <sup>2001-2004: </sup>478 DNNY <sup>Khơng tìm thấy mối quan </sup>hệ tương quan với CPVCP

Biến giả của ngành được xác định là 1 nếu quan sát thuộc về ngành i và 0 nếu không thuộc ngành i.

Ramly (2012) Malaysia <sup>2003-2007: </sup><sub>101 DNNY </sub> <sup>Khơng tìm thấy mối quan </sup><sub>hệ tương quan với CPVCP </sub>

Biến giả của ngành được xác định là 1 nếu quan sát thuộc về ngành i và 0 nếu không thuộc ngành i.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>1.5. Khoảng trống nghiên cứu </b>

Thơng qua việc tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả nhận thấy xuất hiện khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu về tác động của đặc điểm QTCT hoặc một vài yếu tố thuộc QTCT đến chi phí vốn nói chung và CPVCP nói riêng đã được thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Một số nghiên cứu tương tự được thực hiện ở một số quốc gia đang phát triển ở châu Á như Pakistan, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Thái Lan, Malaysia và Braxin. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia có TTCK cịn non trẻ, có nhiều biến động và cịn nhiều cơ chế, chính sách cần hồn thiện. Thêm vào đó, nhiều NĐT trên TTCK Việt Nam chưa hiểu về CPVCP, chưa xác định suất sinh lời kỳ vọng hợp lý khi đưa ra quyết định đầu tư. Việc luận án lựa chọn bối cảnh là DNNY trên TTCK Việt Nam để nghiên cứu về tác động của QTCT đến CPVCP là cần thiết.

Thứ hai, một vài nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, hệ thống pháp lý về QTCT khác nhau và thấy được yếu tố ảnh hưởng cũng như chiều tác động của từng yếu tố thuộc QTCT đến CPVCP là khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu tương tự về mối quan hệ này tại Việt Nam là chưa có nhiều, đặc biệt các nghiên cứu trước đây chỉ mới tập trung nghiên cứu tác động của mức độ CBTT đến chi phí vốn tại các DNNY chứ chưa có nghiên cứu tổng hợp sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm QTCT. Do đó, qua đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và trong khả năng hiểu biết của tác giả chưa có nghiên cứu nào tiến hành đánh giá tác động của QTCT tới CPVCP của DNNY trên TTCK Việt Nam trong 20 năm qua và có một khoảng trống mà nghiên cứu này nhằm mục đích lấp đầy.

Thứ ba, khi tác giả thực hiện phân tích, tổng hợp các mơ hình đo lường CPVCP từ các cơng trình nước ngồi, rất nhiều mơ hình khác nhau được sử dụng. Tuy nhiên mơ hình nào phù hợp với bối cảnh TTCK Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào đề xuất. Các nghiên cứu trước tại Việt Nam chủ yếu đưa ra mơ hình đo lường chi phí vốn tại các DNNY. Việc so sánh, đánh giá để đề xuất mơ hình phù hợp để đo lường CPVCP tại Việt Nam sẽ có đóng góp trong phát triển những nghiên cứu về CPVCP tại Việt Nam, cũng như trở thành tài liệu hữu ích cho những người sử dụng thơng tin tài chính trên TTCK, đặc biệt là NĐT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 </b>

Trong chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về vấn đề nghiên cứu, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu, cụ thể như sau:

Tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu trước về tác động của đặc điểm QTCT đến CPVCP, bao gồm: đặc điểm của HĐQT (qui mô HĐQT, tính độc lập của HĐQT, tần suất họp của HĐQT, sự kiêm nhiệm chức danh), CBTT, tỉ lệ sở hữu của thành viên HĐQT, tỉ lệ sở hữu của cổ đông lớn, UBKT. Hầu hết các nghiên cứu trước đều cho kết quả về mối quan hệ ngược chiều giữa QTCT và CPVCP.

Tác giả đã tổng hợp, hệ thống hóa phạm vi nghiên cứu, kết quả và cách thức đo lường biến của từng nghiên cứu để từ đó so sánh và xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, VỀ CHI PHÍ VỐN CỔ PHẦN VÀ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CƠNG TY TỚI CHI </b>

<b>PHÍ VỐN CỔ PHẦN 2.1. Cơ sở lý luận về quản trị công ty </b>

<i>2.1.1. Nguồn gốc và định nghĩa về quản trị công ty </i>

Nguồn gốc về QTCT xuất phát từ sự chia tách quyền sở hữu với quyền quản lý trong các công ty đại chúng. Các NĐT đầu tư vốn của mình vào doanh nghiệp với kỳ vọng sẽ được hưởng lợi tức khi doanh nghiệp hoạt động có lãi và trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế có nhiều chủ sở hữu khơng có đủ thời gian, trình độ chun mơn cần thiết hoặc các quyền để điều hành doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận. Khi đó, các chủ sở hữu sẽ buộc phải thuê các nhà quản lý có trình độ để điều hành các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp với mong muốn doanh nghiệp hoạt động lâu dài và có lợi nhuận. Hay nói cách khác, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt, sự điều hành của BĐH và sự đóng góp của người lao động, mà những người này khơng phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi với chủ sở hữu và QTCT xuất hiện để giải quyết những vấn đề này. Có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá và định nghĩa về QTCT. Điều này có khả năng xảy ra do thực tế là nhiều học giả đánh giá các tập đoàn từ các quan điểm khác nhau (Turnbull, 1997). Theo quan điểm của một số học giả, QTCT đề cập đến một cơ chế nhất định nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro phải chịu của các cổ đông, những người được coi là chủ sở hữu của công ty (Schneider và Scherer, 2015). Ngược lại, những người khác coi QTCT là những khía cạnh tác động đến quy trình của một công ty nhất định, chẳng hạn như các chiến lược tài chính giữa các cơng ty khác (Al-Suhaibani và Naifar, 2014). Một số người coi đó là một loạt các chính sách, quy trình, quy định và tập quán tác động đến sự chỉ đạo và điều hành của một công ty; và họ cho rằng mục đích của nó là có ảnh hưởng đến hành vi của công ty đối với các bên liên quan theo cách gián tiếp hoặc trực tiếp. QTCT vừa phải tập trung giải quyết các căng thẳng đó trong khi vẫn duy trì quyền của các bên liên quan (Cheema và Nimmagadda, 2009). Các bên liên quan và các quan điểm của các thành phần này là một yếu tố quan trọng của QTCT. Giả sử theo quan điểm này, QTCT được coi là một

</div>

×