Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

đề tài so sánh ba bước đột phá đổi mới kinh tế của đảng hội nghị trung ương 6 tháng 81979 hội nghị trung ương 8 tháng 61985 hội nghị bộ chính trị khóa v tháng 81986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.06 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ TÀI SO SÁNH BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG (HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 THÁNG 8/1979, HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 THÁNG 6/1985, HỘI NGHỊ BỘ CHÍNH TRỊ KHĨA V THÁNG

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

(Nhóm trưởng)

Dàn bài, sửa bài, tổng hợp word

39 Nguyễn Minh Hiền Mục 2.1 + Thuyết trình 40 Trần Thị Thu Hiền Mục 1.3

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

1.1.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 ... 2

1.1.3 Ý nghĩa của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 ... 3

1.2 Bước đột phá 2: Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 ... 4

1.2.1 Bối cảnh lịch sử ... 4

1.2.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 ... 4

1.2.3 Ý nghĩa của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 ... 6

1.3 Bước đột phá 3: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986 ... 6

1.3.1 Bối cảnh lịch sử ... 6

1.3.2 Nội dung Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986 ... 6

1.3.3 Ý nghĩa Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986 ... 8

CHƯƠNG 2: SO SÁNH 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG .. 9

2.1 Điểm giống nhau ... 9

2.2 Điểm khác nhau ... 10

KẾT LUẬN ... 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 16

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI MỞ ĐẦU

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ đây có một sự thay đổi lớn: đất nước thoát khỏi thời kỳ vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nhiệm vụ chính lúc này là khơi phục, ổn định xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hịa bình. Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu là cần phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp với tình hình mới của đất nước để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trên thực tế, các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng ở một số mặt trong thời kỳ này chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đặc biệt là những chủ trương, đường lối trong lĩnh vực kinh tế (những vấn đề liên quan đến lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất). Vì vậy, nhóm chọn đề tài “So sánh ba bước đột phá đổi mới kinh tế của Đảng (Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979, Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985, Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986)” nhằm đi sâu vào phân tích các bước đột phá, những quyết định và thay đổi trong nhận thức cũng như các chính sách mà Đảng đã đưa ra để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời so sánh và tìm ra những điểm mới của ba bước đột phá giúp cho các bạn hiểu hơn về những điều mà đã giúp kinh tế phát triển vững về mọi mặt, chú trọng những thế mạnh thiết yếu để có thể từ đó thấy được Đảng và Nhà nước ta đã khôn khéo và nhạy bén như thế nào trong những năm gian khổ ấy từ năm 1975 đến năm 1986.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG

1.1 Bước đột phá 1: Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 1.1.1 Bối cảnh lịch sử

Sau năm 1975, đất nước đã hịa bình, độc lập, thống nhất, cả nước q độ lên chủ nghĩa xã hội. Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đất nước có nhiều thuận lợi với sức mạnh tổng hợp, đồng thời cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới gây ra. Điểm xuất phát của Việt Nam về kinh tế - xã hội cịn ở trình độ thấp. Điều kiện quốc tế có thuận lợi đồng thời có xuất hiện những khó khăn thách thức mới. Các nước xã hội chủ nghĩa bộc lộ những khó khăn về kinh tế - xã hội và sự phát triển; các thế lực thù địch bao vây cấm vận và phá hoại sự phát triển của Việt Nam.

Chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống: Sản xuất phát triển chậm, năng suất thấp, đời sống thiếu thốn, nhất là đời sống của những người ăn lương ở thành thị và các khu công nghiệp; nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội có tính nghiêm trọng. Điều cần đặc biệt quan tâm là người lao động sản xuất thiếu hăng hái sản xuất, bọn làm ăn bất chính và phi pháp vẫn ngang nhiên hoạt động. Kẻ địch đang lợi dụng tình hình kinh tế và đời sống khó khăn để phá rối ta trên nhiều mặt sản xuất và thị trường, tâm lý và dư luận, trong nước và ngồi nước. Đứng trước những khó khăn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương 6 khóa IV tháng 8/1979.

1.1.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979

Hội nghị Trung ương 6 khóa tháng 8/1979 nhằm tập trung bàn về phương hướng phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và phân phối lưu thơng. Bên cạnh đó đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội. Hội nghị cũng đã quyết định thay đổi một số chính sách và biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, bảo đảm đúng đắn lợi ích chung của tồn dân, của tập thể và từng người sản xuất, quan tâm lợi ích vật chất của người lao động, tạo ra chuyển biến trong sản xuất và đời sống.

Hội nghị trung ương 6 (8/1979) được cho là bước đột phá đầu tiên đổi mới nền kinh tế của Đảng khi nhìn thẳng vào sự thật với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “ sản xuất bung ra”. Theo đó, tháng 10/1979, Hội đồng chính phủ ra quyết định về việc tận dụng đất đai nơng nghiệp để khai hoang, phục hóa, được miễn thuế, trả

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

thù lao và được sử dụng tồn bộ sản phẩm, quyết định xóa bỏ những trạm kiểm sốt để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường.

Trước hiện tượng khoán chui trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương, sau khi tổ chức thí điểm, ban bí thư đã ban hành chỉ thị số 100-CT/TW (ngày 13/1/1981) về cải tiến công tác khốn, mở rộng “khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là khoán 100). Theo chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khốn theo diện tích và tự mình làm các khâu cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán. Chủ trương đó được nơng dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng. Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/ năm thời kỳ 1976 - 1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981 - 1985, những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong sản xuất nơng nghiệp giảm đi đáng kể. Tuy chưa hồn thiện và cịn nhiều hạn chế xong đã góp một phần quan trọng tạo nên bước phát triển sản xuất nông nghiệp, mở ra phương hướng đúng cho việc củng cố quan hệ kinh tế mới ở nông thôn.

Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, Chính phủ ban hành quyết định số 25/CP (1/1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và quyết định số 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khốn, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước. Những chủ trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%.

Ngày 23/6/1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TW về cải tiến cơng tác phân phối, lưu thông. Nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phỉ sản xuất và lưu thông; tạo tiền đề cần thiết để tiến tới xóa bỏ từng bước chế độ cung cấp theo tem phiếu.

1.1.3 Ý nghĩa của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979

Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 đã cụ thể hố tồn bộ những nội dung cốt lõi và những vấn đề lớn nêu trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng. Hội nghị được cho là đánh dấu bước mở đầu của q trình tìm tịi đổi mới của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tuy chưa tồn diện, đầy đủ nhưng đó là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng.

Thời kỳ 1979 - 1981, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội những chủ trương, chính sách đổi mới thời kỳ này là những giải pháp mang tình thế nhằm tháo gỡ những khó khăn trước mắt. Điều đó chứng tỏ những tìm tịi, đổi mới đó chưa mang tính tồn diện, chưa đủ sức giải quyết hồn tồn những vấn đề nhưng đó là một tiền đề mạnh mẽ cho phát triển sau này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Quán triệt quan điểm "cho sản xuất bung ra" từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã kiên trì chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ sự năng động, sáng tạo từ cơ sở, từ năm 1982 trở đi, nền công nghiệp Hà Nội bắt đầu có chiều hướng đi lên. Trong việc thử nghiệm, tìm tịi theo hướng kinh tế thị trường, đã xuất hiện những nhân tố mới như: Điện cơ Thống Nhất, X40, In Tiến bộ, Giày da Hà Nội,...

1.2 Bước đột phá 2: Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 1.2.1 Bối cảnh lịch sử

Bối cảnh thế giới và tình hình trong nước có một số mặt thuận lợi, nhưng nhiều khó khăn thách thức. Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách bao vây, cấm vận và " kế hoạch hậu chiến". Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế ra sức tuyên truyền xuyên tạc việc quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, gây sức ép với Việt Nam, chia rẽ ba nước Đông Dương. Trong nước, tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng.

Sau bước đột phá đầu tiên của cả quá trình tư duy đổi mới, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 tháng 8/1979 cùng với “những chủ trương đổi mới từng phần trên lĩnh vực kinh tế - xã hội”, Đảng ta đã đưa ra nhiều quyết định mới “về việc tận dụng đất đai, cải tiến quản lý nông nghiệp, cải tiến công tác phân phối và lưu thơng được nhân dân đón nhận và đạt nhiều chuyển biến tốt đẹp”. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế cơ bản như việc thực hiện trình tự chưa hợp lý vấn đề cải tiến công các phân phối, lưu thông (bước phải thực hiện trước) rồi mới khuyến khích sản xuất (bước dựa trên cơ sở của phân phối, lưu thơng mà thực hiện sau đó). Đổi mới từng phần nền kinh tế trên nền mô hình chủ nghĩa xã hội cũ, chế độ quan liêu bao cấp vẫn được giữ lại làm cho vấn đề về giá và lương càng trở lên nóng hổi khi sau chiến tranh nguồn vốn khơng hồn trả cạn kiệt mà đất nước ta vẫn phải đối mặt với việc phục hồi hậu quả chiến tranh. Tình hình giá cả chuyển biến ngày càng xấu hơn. Giá cả thấp hơn giá trị, khơng có tiền để sửa chữa hao mịn tư bản cố định,…tiền lương không đủ để trả tiền thỏa đáng cho cán bộ, công nhân. 1.2.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985

Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 được coi là bước đột phá thứ hai trong q trình tìm tịi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại hội nghị này, Trung ương chủ trương phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì mới đẩy mạnh được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Lấy giá - lương - tiền là khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Về giá cả, Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả, bao gồm cả các quan hệ tỷ giá và cơ chế quản lý giá phải dựa trên những nguyên tắc sau: “Phù hợp với sức mua thực tế; định giá dựa trên kế hoạch, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

xã hội chủ nghĩa, vận dụng quy luật giá trị và quan hệ cung - cầu; coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải lấy giá thóc làm chuẩn; phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp với thực tế”. Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và quản lý giá. Bên cạnh đó, Đảng ta chia rõ ràng từng chủ trương cấp thiết phải đổi mới như: “Giá mua lương thực và nông sản; các yếu tổ chi phí, giá thành cơng nghiệp cần được tính đủ, tính đúng; giá bn hàng cơng nghiệp (vật tư và hàng tiêu dùng); giá bán lẻ; cơ chế quản lý giá”.

Về lương, Hội nghị nêu ra nguyên tắc về chủ trương, chính sách là “quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động”, “xóa bỏ bao cấp, dần khắc phục chênh lệch bất hợp lý và tính chất bình qn; phải cải thiện đời sống của cơng dân và các lực lượng vũ trang; khôi phục lại trật tự về lương, thưởng” và Đảng ta đưa ra những chủ trương như sau: “Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xác định lại hệ thống lương cơ bản trên phạm vi cả nước; sắp xếp lại các mức lương, phụ cấp, tiền thưởng; phụ cấp đắt đỏ phải được trung ương thống nhất quy định cho từng vùng; điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội”.

Về tài chính và tiền tệ, Hội nghị xác định vấn đề tài chính và lưu thơng tiền tệ cần phải được chấn chỉnh đồng thời cùng giá và lương, và các chủ trương là: Đầu tiên, trên cơ sở phát triển sản xuất và cải tiến quản lý, phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thơng, cần nắm chắc và huy động các nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thứ hai, thực hiện chế độ tự chủ tài chính của xí nghiệp làm cho giá, lương, tài chính, tín dụng,…phát huy đầy đủ chức năng địn bẩy kinh tế, kích thích và địi hỏi các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cải tiến kỹ thuật, làm ăn có hiệu quả. Thứ ba, điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ, bảo đảm sự nhất trí giữa ba lợi ích (tồn xã hội, tập thể, cá nhân người lao động), tạo điều kiện cho địa phương chủ động khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu và chủ động bố trí ngân sách địa phương. Thứ tư, áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ, thu hút tiền nhàn rỗi, đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiền. Chuyển mạnh hoạt động của ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kịp thời đáp ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất - kinh doanh theo giá mới. Thứ năm, tăng cường sự kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ luật về tài chính tiền tệ. Sửa đổi chế độ chi tiêu cho phù hợp với cơ chế mới, trên cơ sở đó nghiêm cấm mọi sự chi tiêu sai chế độ, chống lãng phí, nghiêm trị mọi hành vi tham ơ, lập quỹ đen. Thực hiện nghiêm ngặt sự kiểm tra và thanh tra tài chính của Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.2.3 Ý nghĩa của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985

Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 là một mốc đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng và nhân dân ta trên mặt trận kinh tế. Từ thực tiễn và kinh nghiệm xương máu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chuyển hướng mạnh mẽ, sâu sắc trong chủ trương, chính sách thể hiện trong sự rõ ràng, rành mạch và logic giữa vấn đề và biện pháp giải quyết từ giá cả, tiền lương cho đến thương nghiệp, tài chính, tiền tệ và đến cả cơ chế kế hoạch hóa và quản lý kinh tế. Việc đổi mới chính sách giá - lương - tiền và cơ chế quản lý kinh tế là một sự thay đổi lớn có ý nghĩa cách mạng. Nghị quyết này sẽ tạo ra sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động trong cả nước, dấy lên cao trào cách mạng của quần chúng trong lao động, sản xuất và bảo vệ Tổ quốc, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiến lên giành những thắng lợi mới, đưa nền kinh tế vào quỹ đạo phù hợp với những quy luật khách quan trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 1.3 Bước đột phá 3: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986

1.3.1 Bối cảnh lịch sử

Những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới, cuộc khủng hoảng tồn diện ở Liên Xơ và các nước chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề chung của thời đại.

Ta không thể phủ nhận rằng nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 là một bước đột phá lớn trong tư tưởng đối mới nền kinh tế, nhưng việc tổ chức và triển khai những chính sách đó của Đảng ta vẫn mắc phải những sai lầm như “vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá lương” trong khi bối cảnh thực tiễn vẫn chưa sẵn sàng về mọi mặt cho sự thay đổi đột ngột đó. Bởi vậy mà tư tưởng thì đúng đắn, nhưng hành động lại sai lầm làm cho tình hình kinh tế trở lên khủng hoảng nghiêm trọng hơn. Gánh hậu quả nghiêm trọng, Đảng ta một lần nữa ngồi lại để xem xét tình hình thật kĩ lưỡng và lần này Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986 đã đưa ra kết luận “ Về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế” – bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế.

1.3.2 Nội dung Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986

Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986 đưa ra kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng. Nội dung đổi mới có tính đột phá là:

Về cơ cấu sản xuất, Hội nghị cho rằng chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cho sản xuất trong 5 năm gần đây như

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

dẫm chân tại chỗ, năng suất lao động giảm sút, chi phí sản xuất khơng ngừng tăng lên, tình hình kinh tế - xã hội ngày càng khơng ổn định. Một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới có thể phát triển ổn định và việc bố trí cơ cấu ngành kinh tế, sản xuất, đầu tư là những vấn đề quan trọng hàng đầu. Hội nghị xác định, với điều kiện tự nhiên nước ta cũng như nền văn hóa lúa nước từ hàng ngàn năm thì nơng nghiệp chính là lĩnh vực chủ chốt. Vì vậy, cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển cơng nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Cần tập trung lực lượng, trước hết là vốn và vật tư, thực hiện cho được ba chương trình quan trọng nhất về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.

Về cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cho rằng, ta chưa nắm vững quy luật đẩu mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là việc cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ quá độ. Bởi vậy, nên chúng ta cần đi dần dần, không cần vội vàng, nhảy bước (từ thấp đến cao, từ quy mơ nhỏ đến trung bình, đến quy mô lớn) và phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần (gồm “kinh tế quốc doanh”; “kinh tế tập thể”; kinh tế gia đình”; “tư bản tư doanh”; cơng tư hợp danh”; “tiểu sản xuất hàng hố”; “tư bản tư nhân”; “kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc”), đó là sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động, phải sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế; cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sở hữu, mà còn thay đổi cả chế độ quản lý, chế độ phân phối, đó là một quá trình gắn liền với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, vì vậy khơng thể làm một lần hay trong một thời gian ngắn là xong.

Về cơ chế quản lý kinh tế, Hội nghị cho rằng việc đổi mới và bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đơi, phù hợp với nhau thì mới tạo ra động lực lớn nhất thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Hội nghị cũng đưa ra: “Đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hóa - tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh; phân biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế; phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất của Trung ương trong những khâu then chốt, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.”

Hội nghị Bộ chính trị khóa V tháng 8/1986 đã đề ra nhiều biện pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong đó, điểm đổi mới và tiến bộ là việc trao quyền tự chủ cho

</div>

×