Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

phát triển hệ thống bản đồ quán ăn eatsmap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 126 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

<b><small>------ </small></b>

<b>BÀI THẢO LUẬN </b>

<b>PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẢN ĐỒ QUÁN ĂN EATSMAP </b>

Tên học phần : Phát triển hệ thống TMĐT Lớp học phần : 231_ECOM1511

Giảng viên hướng dẫn : Trần Hồi Nam Nhóm thực hiện : 09

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 09 </b>

82 Nguyễn Thị Phương K57I4 21D140262 Nhóm trưởng 83 Nguyễn Đình Quyền K56I3 20D140156 <b>Thành viên </b>

84 Lê Thị Như Quỳnh K57I1 21D140130 <b>Thành viên </b>

85 Lý Trúc Quỳnh K57I4 21D140025 <b>Thành viên </b>

86 Nguyễn Như Quỳnh K57I2 21D140175 <b>Thành viên </b>

87 Vũ Thị Như Quỳnh K57I1 21D140131 <b>Thành viên </b>

88 Nguyễn Thị Thu Tâm K57I3 21D140221 <b>Thành viên </b>

89 Nguyễn Văn Tây K57I5 21D140310 <b>Thành viên </b>

90 Trần Thị Thanh K57I3 21D140222 <b>Thư ký </b>

91 Nguyễn Việt Thành K56I1 20D140040 <b>Thành viên </b>

92 Vũ Thị Thu Phương K57I4 21D140263 Thành viên

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1.6. Danh sách các giải pháp phát triển Hệ thống Eatsmap ... 12 </b>

<b>II. XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG EATSMAP ... 27 </b>

<b>2.1 Yêu cầu về tác vụ ... 27 </b>

<b>2.2 Yêu cầu về người dùng ... 30 </b>

<b>2.3 Yêu cầu về nội dung ... 32 </b>

<b>2.4 Yêu cầu về cơng cụ ... 33 </b>

<b>III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC YÊU CẦU CHO HỆ THỐNG EATSMAP ... 34 </b>

<b>3.1 Yêu cầu về tác vụ ... 34 </b>

<b>3.2 Yêu cầu về người dùng ... 45 </b>

<b>3.3 Yêu cầu về nội dung ... 55 </b>

<b>3.4 Yêu cầu về công cụ ... 69 </b>

<b>IV. QUY TRÌNH CỦA HỆ THỐNG ... 83 </b>

<b>4.1 Quy trình Tổng thể... 83 </b>

<b>4.2 Quy trình chi tiết và mơ tả ... 84 </b>

<b>V. MƠ TẢ CHI TIẾT NGƯỜI DÙNG VÀ TÁC VỤ ... 85 </b>

<b>5.1 Quản trị viên ... 85 </b>

<b>5.2 Người dùng ... 88 </b>

<b>5.3 Quán ăn ... 93 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>5.4 Người đóng góp ... 95 </b>

<b>VI. CƠ SỞ DỮ LIỆU... 101 </b>

<b>VII. GIAO DIỆN HỆ THỐNG ... 107 </b>

<b>KẾT LUẬN ... 122 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>1 </small>

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển, cơng nghệ đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống và đã thấm vào mọi khía cạnh của xã hội. Đối với ngành F&B (Thực phẩm và Đồ uống) tại Việt Nam, sự kết hợp giữa ẩm thực và công nghệ đã mang đến những thay đổi đáng kể. Ngày nay, chúng ta không chỉ đánh giá một quán ăn dựa trên khẩu vị mà còn dựa vào trải nghiệm kỹ thuật số, đánh giá từ cộng đồng, và sự tiện ích mà cơng nghệ mang lại.

Chúng tơi là nhóm đam mê về ẩm thực, và chúng tơi đã tự trải nghiệm những thách thức trong việc tìm kiếm, đánh giá, và lựa chọn quán ăn phù hợp với sở thích của mỗi người. Từ những trải nghiệm đó, ý tưởng về EatsMap đã ra đời - một hệ thống bản đồ quán ăn đầy tiềm năng, nhằm giúp người tiêu dùng và nhà hàng nâng cao trải nghiệm của họ.

Chúng tôi tin rằng EatsMap không chỉ là một cơng cụ tìm kiếm qn ăn, mà cịn là một cầu nối giữa người tiêu dùng và thế giới ẩm thực đa dạng của Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và phân tích chi tiết về hệ thống EatsMap, một hệ thống bản đồ quán ăn với mục tiêu cải thiện trải nghiệm ẩm thực tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tập trung vào việc xác định các yêu cầu, quy trình, người dùng, và các phần khác của hệ thống để hiểu rõ hơn về cách EatsMap có thể đóng góp vào việc thúc đẩy ngành F&B tại Việt Nam và tạo ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và nhà hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở hình thành hệ thống </b>

Việt Nam đang trở thành một thị trường F&B (Thực phẩm và Đồ uống) đầy hấp dẫn với sự tăng trưởng ấn tượng. Theo báo cáo từ Ipos.vn, doanh thu ngành F&B của năm 2022 đạt gần 610.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021. Đây là một con số ấn tượng và nó góp phần quan trọng, chiếm 15,8% vào tổng GDP quốc gia năm 2021. Trong khi đó, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 35% chi tiêu tổng cộng.

Báo cáo từ D Corp cho thấy, hiện nay, Việt Nam có hơn 540.000 cửa hàng bán đồ ăn và thức uống, với sự phân bổ rõ rệt về quy mô. Sự gia tăng đáng kể của số lượng quán ăn xuất phát từ xu hướng ăn uống ngoài trời và sở thích ăn tại quán do tính tiện lợi, đa dạng và nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn quán ăn phù hợp với sở thích của họ.

Sự gia tăng đột ngột của các địa điểm ẩm thực đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cần phải dành thời gian để tìm hiểu thơng tin về các quán ăn. Xuất phát từ nhu cầu này, nghề "food reviewer" phát triển mạnh mẽ. Về mặt tích cực, các nhà hàng, quán ăn đã tận dụng cơ hội hợp tác với các KOLs trong lĩnh vực này để quảng bá hình ảnh của mình. Mặc dù điều này có lợi cho các nhà hàng và quán ăn khi họ có cơ hội quảng bá sản phẩm, nhưng cũng đi kèm với vấn đề về tính minh bạch và trung thực, khiến thực khách khơng ln có được trải nghiệm như lời giới thiệu.

Hiện nay, các phương thức đánh giá đồ ăn rất đa dạng, từ bài viết đến video trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram và Youtube. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, ví dụ, việc tập trung đánh giá làm cho người dùng phải dành nhiều thời gian để thu thập thông tin và lọc chọn thông tin do các đánh giá mang tính cá nhân và khơng có sự hệ thống hóa. Thêm vào đó, thơng tin chỉ giới hạn ở mức địa điểm cửa hàng, thiếu hướng dẫn cụ thể đến địa điểm và sự tương tác với cửa hàng, quán ăn.

Từ những thách thức này, ý tưởng về hệ thống bản đồ quán ăn "EatsMap" đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề này. EatsMap lưu trữ một cơ sở dữ liệu vô cùng đa dạng về các quán ăn, bao gồm hình ảnh, video, thông tin giới thiệu và đánh giá từ cộng đồng khách hàng. Nó giúp người dùng Việt Nam và cả khách du lịch quốc tế tiếp cận dễ dàng với thế giới ẩm thực phong phú của Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>3 </small>

<b>1.2. Giới thiệu khái quát về hệ thống </b>

Hệ thống bản đồ quán ăn EatsMap là một công cụ đặc biệt được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người dùng khi họ tìm kiếm thơng tin về các nhà hàng và quán ăn. Với EatsMap, bạn có thể dễ dàng truy cập thơng tin chi tiết về địa chỉ, giá cả, giờ mở cửa, mục tiêu khách hàng, menu và nhiều thông tin khác về các quán ăn. Đáng chú ý, hệ thống này cung cấp thơng tin dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm hình ảnh, video, bài viết, và hỗ trợ nhiều phiên bản ngơn ngữ tùy thuộc vào sở thích của bạn.

Tuy nhiên, EatsMap không chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm thơng tin. Nó cịn cho phép người dùng tham gia và đóng góp ý kiến bằng cách chia sẻ nhận xét và trải nghiệm của họ về các quán ăn, đồng thời liên hệ trực tiếp với nhà hàng. Bằng cách bình luận hoặc viết bài viết, blog, bạn có thể chia sẻ thơng tin về đội ngũ nhà hàng, chất lượng dịch vụ, hoặc bất kỳ điều gì bạn muốn. Điều này giúp tạo ra một môi trường minh bạch và khách quan hơn khi đánh giá sản phẩm và dịch vụ của các nhà hàng và quán ăn.

Cho các nhà cung và quán ăn, EatsMap cung cấp một cơ hội hữu ích để tận dụng như một nền tảng hỗ trợ kinh doanh và quảng bá. Một điểm mạnh đáng kể là hệ thống này áp dụng các bộ lọc để đảm bảo chất lượng, loại bỏ hoặc đánh dấu các quán ăn không đạt tiêu chuẩn. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng quảng cáo không trung thực và đảm bảo rằng người cung sẽ có trải nghiệm ăn uống trung thực và thú vị hơn khi ghé thăm các quán ăn được liệt kê trên EatsMap.

<b>1.3. Mục tiêu của hệ thống </b>

<i><b>Đối với Người Dùng nói chung của Hệ Thống: </b></i>

- Tìm Kiếm Dễ Dàng: Thơng tin về các qn ăn được sắp xếp theo danh mục hoặc vị trí địa lý, tùy thuộc vào vị trí của bạn. Điều này giúp bạn tra cứu và tìm kiếm một cách dễ dàng, đồng thời khám phá nhiều tùy chọn thú vị. Ngồi ra, cịn có thêm các thơng tin về lễ hội, sự kiện địa phương giúp bạn theo dõi tốt hơn.

- Đánh Giá Chất Lượng: Hệ thống giúp bạn thực hiện đánh giá và nhận xét về các quán ăn. Những đánh giá này được thực hiện một cách khách quan và xác thực, đảm bảo tính chân thực và giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về chất lượng món ăn và dịch vụ.

- Hướng Dẫn Chi Tiết: EatsMap tích hợp bản đồ và định vị GPS, giúp bạn dễ dàng tìm đường đến các qn ăn nhanh chóng và tiện lợi. Khơng còn phải lo lắng về việc bị lạc hướng khi bạn muốn thưởng thức một bữa tối ngon.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Kết Nối Cộng Đồng Ẩm Thực: EatsMap tạo một môi trường kết nối cộng đồng người yêu ẩm thực. Người dùng có thể chia sẻ trải nghiệm và khám phá những địa điểm ẩm thực mới thông qua cộng đồng này. Những người đóng góp có chun mơn và được u thích có thể có cơ hội trở thành các KOL trên nền tảng này.

- Lựa Chọn Hợp Lý Hơn: Nhờ đánh giá và nhận xét từ cộng đồng, người dùng có khả năng tìm kiếm và lựa chọn các quán ăn phù hợp với sở thích cá nhân hơn, giúp tiết kiệm thời gian và tránh các trải nghiệm không mong muốn.

- Liên hệ trực tiếp với Quán ăn: Điều này sẽ giúp cho khách hàng được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và khách quan đến từ phía nhà hàng, quán ăn.

<i><b>Đối Với Chủ Nhà Hàng và Quán Ăn: </b></i>

- Hỗ Trợ Kinh Doanh: EatsMap không chỉ là một công cụ tra cứu, mà còn là một kênh quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm cho các nhà hàng và quán ăn. Hệ thống giúp tạo ra sự nhận diện và tiếng vang cho doanh nghiệp của bạn.

- Phản Hồi Từ Khách Hàng: Những đánh giá và nhận xét từ khách hàng sẽ là nguồn thông tin quý báu giúp bạn ghi nhận và cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Đây là cơ hội để phản hồi từ cộng đồng thúc đẩy sự phát triển của bạn. - Quản Lý Hiệu Quả: Hệ thống giúp chủ nhà hàng và quán ăn quản lý hoạt động kinh

doanh một cách hiệu quả hơn, từ việc theo dõi thông tin phản hồi từ khách hàng đến quản lý thời gian hoạt động và dịch vụ.

- Nâng Cao Khả Năng Quảng Cáo: EatsMap là một nền tảng quảng cáo hiệu quả, giúp chủ nhà hàng và quán ăn tiếp cận một lượng lớn người dùng tiềm năng mà họ có thể khơng thể tiếp cận bằng cách khác.

- Xây Dựng Thương Hiệu: Việc có mặt trên EatsMap giúp xây dựng và củng cố thương hiệu của các nhà hàng và quán ăn, tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

<b>1.4. Tính khả thi của hệ thống </b>

<i><b>1.4.1. Tính khả thi về mặt chức năng </b></i>

<b> Mức độ đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan </b>

Hệ thống bản đồ quán ăn EatsMap không chỉ là một ứng dụng thông thường, mà là một dự án tạo sự kết nối và cộng tác đầy ý nghĩa giữa các bên liên quan:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>5 </small>

- Người Dùng Hệ Thống: Đây là những người đóng góp cốt lõi cho EatsMap. Họ là khách hàng ăn uống, những người tìm kiếm thơng tin về các địa điểm ăn uống. Bằng cách sử dụng hệ thống và chia sẻ đánh giá, họ giúp tạo nên một nguồn thông tin đáng tin cậy và giúp cộng đồng ẩm thực phát triển.

- Chủ Nhà Hàng, Quán Ăn: Những người này không chỉ là người dùng, mà còn là những doanh nhân sáng tạo. Họ sử dụng EatsMap để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời lắng nghe ý kiến và phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng.

- Nhà Cung Cấp Dữ Liệu: Những người này đóng góp thơng tin thực tế và đa dạng về các địa điểm ẩm thực. Họ là những chuyên viên thu thập dữ liệu chuyên nghiệp, cùng với các chủ nhà hàng và quán ăn, cung cấp thông tin cần thiết để làm cho hệ thống trở nên phong phú và đáng tin cậy.

- Tổ Chức Phát Hành Hệ Thống: Đây là đơn vị phát triển và duy trì EatsMap. Họ đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động một cách ổn định và an toàn, cung cấp cho tất cả các bên liên quan trải nghiệm tốt nhất.

- Các Nhà Quản Lý Liên Quan Khác: Các cơ quan chức năng và quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, an tồn, và tn thủ quy định của hệ thống. Giúp xây dựng một môi trường kinh doanh và thông tin ẩm thực lành mạnh và phát triển.

Với mục tiêu của hệ thống đã đề cập ở trên, hệ thống bản đồ quán ăn EatsMap có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của các bên liên quan. Thông qua hệ thống, người dùng dễ dàng tìm kiếm, tra cứu về thơng tin nhà hàng, quán ăn đầy đủ và di chuyển đến vị trí cửa hàng bằng các thao tác nhanh gọn. Các chủ nhà hàng, quán ăn có thể đưa sản phẩm và dịch vụ của mình tiếp cận đến tệp khách hàng cốt lõi và thu thập các ý kiến, phản hồi trên hệ thống làm tài liệu để cải thiện chất lượng. Hệ thống bản đồ quán ăn EatsMap cũng giải quyết các vấn đề thực tiễn mà nhà phát triển ứng dụng đặt ra và trở thành dự án kinh doanh tiềm năng mang tính khả thi.

Về tính khả dụng, hệ thống EatsMap được phát triển trên đa nền tảng là website và ứng dụng di động với giao diện và thao tác đơn giản, được thiết kế thân thiện người dùng và có hướng dẫn chi tiết, đảm bảo người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và truy cập hệ thống. Người dùng truy cập thông tin trên hệ thống hồn tồn miễn phí và đóng góp ý kiến chỉ khi có trải nghiệm thực tế tại nhà hàng, quán ăn để đảm bảo tính minh bạch của thơng tin và quyền lợi chính đáng của các nhà hàng, quán ăn. Tuy là hệ thống được phát triển hoàn toàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

mới, nhưng EatsMap vẫn có thể đạt được tính khả thi vì được nghiên cứu, chỉnh sửa và cải tiến dựa trên các chỗ trống mà những nền tảng liên quan chưa đáp ứng được.

<b> Đánh giá về các mối quan hệ của tổ chức </b>

Các mối quan hệ trong hệ thống bản đồ quán ăn EatsMap chính là nền tảng quyết định tính khả thi và hiệu quả của dự án. Dưới đây, chúng ta sẽ điểm qua và đánh giá các mối quan hệ quan trọng như sau:

<i>1. Giữa Các Bộ Phận Trong Tổ Chức: </i>

Đây là trọng tâm của sự cộng tác và sự phát triển của hệ thống. Các bộ phận khác nhau cần phối hợp và chia sẻ thông tin để đảm bảo mục tiêu chung của hệ thống. Ví dụ, bộ phận kỹ thuật phải đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định và xử lý lỗi một cách nhanh chóng. Bộ phận thu thập dữ liệu cần cung cấp thông tin đầy đủ để phục vụ cho các bộ phận khác như kinh doanh và chăm sóc khách hàng.

<i>2. Giữa Các Tổ Chức Với Nhau: </i>

Mối quan hệ này liên quan đến sự hợp tác với các tổ chức khác trong ngành F&B. Hệ thống EatsMap có thể hợp tác với các dịch vụ giao đồ ăn như GrabFood, Baemin, Gofood để cung cấp thông tin địa điểm quán ăn cho khách hàng. Đồng thời, hệ thống có thể học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh như Foody để nâng cao trải nghiệm người dùng và tính năng của mình.

<i>3. Giữa Các Tổ Chức Và Cá Nhân: </i>

Mối quan hệ này bao gồm người dùng trực tiếp - các thực khách và các đơn vị tài trợ và đầu tư vào hệ thống. EatsMap có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với người dùng bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ thông qua cung cấp thông tin đáng tin cậy về địa điểm ăn uống. Đồng thời, khi cần gọi vốn và hợp tác với các nhà đầu tư, EatsMap cũng có cơ hội tạo ra mối quan hệ đối tác có lợi cho sự phát triển của dự án.

Như vậy, việc quản lý và tối ưu hóa các mối quan hệ này sẽ đóng một vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi và thành cơng của hệ thống EatsMap.

<b> Mức độ tin cậy trong hoạt động </b>

Trước khi được đưa vào hoạt động, hệ thống EatsMap sẽ được đầu tư mạnh mẽ vào mảng kỹ thuật và cơng nghệ để đảm bảo hệ thống có đủ khả năng vận hành, hạn chế tối

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

 Bảo trì hệ thống định kỳ để phát hiện lỗi: Một hệ thống thông tin không tránh khỏi những lỗi hoặc sự cố khi hoạt động, EatsMap cần đảm bảo hệ thống ln được kiểm sốt và bảo trì định kỳ để các lỗi được xử lý kịp thời, không làm gián đoạn hay gây ảnh hưởng xấu, thiệt hại lớn cho hệ thống.

 Tăng cường an toàn và bảo mật dữ liệu người dùng: Các thông tin của người dùng cung cấp trên hệ thống là riêng tư và mang tính cá nhân, vậy nên hệ thống phải có nền tảng an tồn và bảo mật cho các dữ liệu đó khơng bị đánh cắp, lợi dụng vào mục đích phi pháp.

 Tích hợp công nghệ mới: Các xu hướng công nghệ mới được hệ thống EatsMap áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu, gia tăng trải nghiệm cho người dùng, các thao tác và giao diện được thiết kế thân tiện, dễ thao tác.

 Rút kinh nghiệm từ các hệ thống khác để tránh những rủi ro: Những kinh nghiệm từ các hệ thống khác về cách vận hành, kế hoạch tài chính hoặc các chiến lược phát triển sẽ hỗ trợ hệ thống EatsMap tránh đi vào vết xe đổ và hỗ trợ trong hoạt động quản trị rủi ro.

Tuy không thể đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối nhưng hệ thống EatsMap ln nỗ lực để duy trì độ tin cậy đang có và phát triển cải tiến hơn nữa để đáp ứng mong muốn của các bên liên quan khi hoạt động.

<b> Môi trường cạnh tranh </b>

Hiện nay, lĩnh vực F&B phát triển mạnh mẽ, các mảng dịch vụ kinh doanh ngày càng nở rộ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt của các nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, tuy nhiên mơ hình hệ thống bản đồ qn ăn chưa xuất hiện nhiều trên thị trường và còn nhiều chỗ trống thị trường để hệ thống có thể phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Mặc dù không phải đơn vị tiên phong trong lĩnh vực bản đồ quán ăn, nhưng hệ thống của EatsMap vẫn có những lợi thế cạnh tranh để thu hút người dùng quay lại với hệ thống như sau:

- Nội dung hấp dẫn, phong phú, đầy đủ và mang tính minh bạch cao - Thao tác dễ dàng, nhanh gọn, có hướng dẫn chi tiết

- Tích hợp nhiều cơng nghệ mới gia tăng trải nghiệm người dùng - Truy cập ổn định, ít gặp sự cố gián đoạn

- Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống và quyền lợi của nguowfid ùng

Hệ thống EatsMap sẽ thể hiện những lợi thế cạnh tranh riêng có một cách hấp dẫn bằng nhiều hình thức truyền thơng và quảng cáo, nhưng cốt lõi của cách giữ chân người dùng với hệ thống vẫn là khả năng đáp ứng yêu cầu của hệ thống. Các hệ thống hiện nay có thể triển khai các lợi thế trên nhưng EatsMap sẽ tập trung vào khách hàng và coi đây là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất.

- Nhắn tin với chủ quán ăn

- Góp ý bằng hình thức bình luận, đăng bài viết…

Các tác vụ này là những tác vụ cơ bản được triển khai ở hầu hết các hệ thống thương mại điện tử khác và được người dùng dễ dàng thực hiện và sử dụng. Những tác vụ này được thiết lập đơn giản và không cần đến một nguồn chi phí lớn để thực hiện, giúp hệ thống đạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Về thời gian, hệ thống EatsMap nếu đi vào hoạt động tại thời điểm này là phù hợp bởi nhu cầu ăn uống ngày một gia tăng, các cửa hàng, quán ăn xuất hiện nhanh chóng và đặc biệt trên thị trường chưa xuất hiện nhiều hệ thống tương tự, đây có thể là một cơ hội để phát triển hệ thống thành công.

Về công nghệ, hệ thống EatsMap sẽ ứng dụng các công nghệ đang thịnh hành và được sử dụng phổ biến hiện nay như Big Data và Cloud để có thể lưu trữ, cung cấp và truyền tải một nguồn dữ liệu lớn về các thông tin nhà hàng, quán ăn trên phạm vi cả nước. Định vị GPS của EatsMap cũng hỗ trợ người dùng khoanh vùng địa điểm và hiển thị thông tin quán ăn trong bán kính gần.

Về tài chính, hệ thống EatsMap có thể đạt được tính khả thi để phát triển thành cơng khi gọi vốn đầu tư, dự tính nguồn vốn đầu tư để phát triển hệ thống là 5 tỷ đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Như vậy, hệ thống bản đồ quán ăn có thể đạt được tính khả thi về mặt phát triển nhờ có các nguồn lực sẵn có.

<i><b>1.4.3. Tính khả thi về mặt kinh tế </b></i>

Tổng chi phí để phát triển hệ thống bản đồ quán ăn EatsMap nằm trong nguồn vốn dự tính ban đầu là khá cao. Tuy các khoản chi chỉ là con số ước tính dựa trên sự tham khảo thị trường, nhưng tính khả thi về mặt kinh tế của hệ thống đã đạt được tương đối và có khả năng sinh lời khi đưa vào hoạt động.

<b>1.5 Hệ thống tương tự * Ở Việt Nam </b>

<i><b> Foody.vn </b></i>

Được xây dựng từ giữa năm 2012 tại TP. HCM, Việt Nam, Foody là cộng đồng tin cậy cho mọi người có thể tìm kiếm, đánh giá, bình luận các địa điểm ăn uống: nhà hàng, quán ăn, cafe, bar, karaoke, tiệm bánh, khu du lịch... tại Việt Nam - từ website hoặc ứng dụng di động. Tất cả thành viên từ Bắc đến Nam, Foody kết nối những thực khách đến với các địa điểm ăn uống lớn nhỏ cả đất nước. Đến thời điểm hiện tại, Foody với hàng trăm ngàn địa điểm và hàng trăm ngàn bình luận, hình ảnh tại Việt Nam, ở hầu hết các tỉnh thành. Foody là cách dễ nhất để bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn địa điểm tốt nhất cho mình và bạn bè.

<i><b> Google Map </b></i>

Trong Google Maps, người dùng có thể tìm kiếm các nhà hàng và quán ăn theo tên, loại hình, hoặc vị trí địa lý. Mỗi địa điểm ăn uống thường được liệt kê với thông tin chi tiết như địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa, và đánh giá từ cộng đồng người dùng. Đánh giá này giúp người dùng đưa ra quyết định khi chọn nơi để đi ăn và cho phép họ viết nhận xét riêng sau khi trải nghiệm dịch vụ. Google Maps cũng tích hợp tính năng định vị GPS, cho phép người dùng dễ dàng tìm đường đến nhà hàng hoặc quán ăn mà họ quan tâm. Điều này làm cho việc lựa chọn và đến các địa điểm ăn uống trở nên thuận tiện và nhanh chóng.

<i><b> Loship </b></i>

Loship được liên kết với hàng trăm nhà hàng, quán ăn trên tồn quốc. Vì vậy, dù bạn ở đâu thì việc tìm quán ăn gần đây cũng hết sức tiện lợi. Hơn nữa, danh mục món ăn khá phong phú với món chính, món ăn vặt, bánh ngọt, nước uống và nhiều thứ khác. Với bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>11 </small>

sách các nhà hàng, quán ăn được đề xuất sẽ nằm trong khu vực của bạn. Các thông tin như khoảng cách, chi phí ship theo quãng đường, giá cả, … đều hiển thị đầy đủ. Nhờ đó, bạn sẽ nhanh chóng tìm được qn ăn gần nhất với ship rẻ nhất.

<i><b> Baemin </b></i>

Ứng dụng Baemin cho phép người dùng tìm kiếm và chọn món ăn từ một danh sách đa dạng các địa điểm ăn uống. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm món ăn mà họ mong muốn, từ các món ăn truyền thống đến các món ăn quốc tế và đặc sản địa phương. Một trong những tính năng quan trọng của Baemin là khả năng đánh giá và đánh giá món ăn và dịch vụ từ các nhà hàng khác nhau. Người dùng có thể xem đánh giá và xếp hạng của những người khác đã trải nghiệm các quán ăn trước đó. Điều này giúp họ có cái nhìn tổng quan về chất lượng của các quán ăn và quyết định nơi nào phù hợp với sở thích cá nhân của họ.

<i><b> GoFood </b></i>

GoFood là một ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam. GoFood cung cấp một loạt các lựa chọn về nhà hàng và quán ăn cho người dùng. Người dùng có thể tìm kiếm và chọn món ăn từ danh sách các địa điểm ẩm thực được liệt kê trên ứng dụng. Bên cạnh đó GoFood thường có chức năng đánh giá và đánh giá món ăn, dịch vụ từ các nhà hàng khác nhau. Điều này giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về chất lượng của các quán ăn trước khi đặt hàng.

<b>* Trên thế giới </b>

<i><b> Yelp </b></i>

Yelp là một ứng dụng di động và trang web tập trung vào cung cấp thông tin về các địa điểm ẩm thực và giúp người dùng tìm kiếm quán ăn, nhà hàng, quán bar, và các địa điểm ăn uống khác. Nó cho phép người dùng đánh giá và đánh giá các địa điểm này, cung cấp thông tin chi tiết về địa chỉ, giờ mở cửa, menu, và giá cả, và tích hợp bản đồ để hướng dẫn người dùng đến địa điểm mong muốn. Đánh giá của cộng đồng giúp người dùng tìm kiếm những địa điểm ăn ngon và đáng tin cậy.

<i><b> Zomato </b></i>

Zomato là một trong những ứng dụng toàn diện và thân thiện với người dùng nhất để tìm kiếm và khám phá các nhà hàng, quán cà phê, và địa điểm ẩm thực gần bạn. Ứng

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

dụng này đã xây dựng một cộng đồng lớn của người u ẩm thực và nó cung cấp thơng tin về thực đơn, giá cả, đánh giá, và xếp hạng của các quán ăn.

<i><b> Foursquare </b></i>

Foursquare là một ứng dụng mạng xã hội nổi tiếng tập trung vào việc cung cấp thông tin về địa chỉ của các nhà hàng và quán ăn trên khắp thế giới. Điều đặc biệt về Foursquare là nó khơng chỉ giới thiệu địa điểm của các quán ăn mà còn cung cấp cho người dùng khả năng tìm kiếm, đánh giá, và chia sẻ trải nghiệm ẩm thực của họ. Ứng dụng này cho phép người dùng tìm kiếm những địa điểm ăn uống dựa trên vị trí của họ, xem các đánh giá và xếp hạng từ cộng đồng, và thậm chí tạo danh sách các quán ưa thích của họ. Nó cũng sử dụng thơng tin cá nhân để đề xuất những địa điểm phù hợp với sở thích của từng người dùng, giúp họ khám phá những trải nghiệm ẩm thực mới mẻ.

<i><b> TripAdvisor </b></i>

TripAdvisor là một trong những ứng dụng hàng đầu trên thế giới tập trung vào việc cung cấp, đánh giá và thông tin về du lịch, bao gồm cả địa điểm ăn uống trên khắp thế giới. Ứng dụng này cho phép người dùng tìm kiếm các nhà hàng, quán ăn, khách sạn và điểm tham quan dựa trên địa điểm và sở thích cá nhân. Người dùng có thể đọc các đánh giá và xếp hạng từ các du khách trước đó, điều này giúp họ đưa ra quyết định thơng thái về việc chọn địa điểm để thăm hoặc nhà hàng để dùng bữa.

<i><b> TheFork </b></i>

TheFork là một ứng dụng cho phép người dùng tìm kiếm và đặt bàn tại hàng ngàn nhà hàng và quán ăn trên khắp thế giới. Người dùng có thể lựa chọn địa điểm, ngày giờ, số lượng người, và xem sẵn các bàn trống để đặt chỗ. Ứng dụng này cung cấp đánh giá và đánh giá từ cộng đồng người dùng về các nhà hàng. Điều này giúp người dùng xác định chất lượng và phong cách ẩm thực của từng quán. TheFork thường có các ưu đãi đặc biệt và giảm giá tới những nhà hàng và quán ăn tham gia. Người dùng có thể tận dụng những khuyến mãi này để tiết kiệm tiền và trải nghiệm các món ăn ngon.

<b>1.6. Danh sách các giải pháp phát triển Hệ thống Eatsmap * Giải pháp có tính phí </b>

<i><b> Microsoft SQL Server-Giải pháp quản lý và lưu trữ dữ liệu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>13 </small>

Microsoft SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) mạnh mẽ được phát triển bởi Microsoft. Nó cung cấp một nền tảng đáng tin cậy để lưu trữ, truy vấn và quản lý dữ liệu.

SQL Server thơng thường được sử dụng cho mục đích lưu trữ dữ liệu. Ngồi ra, nó cịn mang lại những tính năng làm việc giúp người dùng làm việc hiệu quả hơn như sau:

- Lưu trữ, xử lý và phân tích các dữ liệu lớn và phức tạp một cách hiệu quả và an toàn.

- SQL Server cung cấp tính năng tối ưu hóa truy vấn để đảm bảo rằng các truy vấn được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

- Cho phép tạo ra nhiều cơ sở dữ liệu hơn. - Có khả năng phân tích dữ liệu bằng SSAS

- SQL Server hỗ trợ nhiều tính năng bảo mật để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ.

- Kết nối với các dịch vụ đám mây của Azure để mở rộng khả năng của hệ thống. - SQL Server có khả năng tích hợp với nhiều loại ứng dụng và các ngơn ngữ lập trình khác nhau.

Microsoft SQL Server là một giải pháp mạnh mẽ để quản lý cơ sở dữ liệu cho các hệ thống và ứng dụng khác nhau, đặc biệt là trong mơi trường doanh nghiệp. Nó cung cấp tính năng bảo mật, hiệu suất và tích hợp đám mây để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của dự án.

<i><b> Amazon Web Services (AWS)-Giải pháp lưu trữ đám mây </b></i>

AWS là một nền tảng đám mây được phát triển và quản lý bởi Amazon.com, một trong những tập đồn cơng nghệ hàng đầu trên thế giới. Nền tảng này cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây, từ lưu trữ dữ liệu, tính tốn, mạng, trí tuệ nhân tạo, đến các công cụ quản lý và phân tích dữ liệu.

AWS cũng giúp sức cho các doanh nghiệp hiểu hơn về cách mà hàng triệu khách hàng đang tận dụng sản phẩm, giải pháp đám mây của AWS để xây dựng các ứng dụng phức tạp với tính linh hoạt, khả năng mở rộng và độ tin cậy cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Các điểm mạnh của Amazon Web Service:

<b>- Sở hữu các tính năng chuyên sâu: Amazon Web Services đã có sự hợp tác vô </b>

cùng chặt chẽ, lâu dài lên đến một thập kỷ với các tổ chức lớn như Pinterest, GE và MLB, AWS cho phép khách hàng cộng tác theo cách hồn tồn mới. Các tính năng chun sâu được nhắc đến ở đây đó là hệ thống cơng cụ cơ sở dữ liệu, cấu hình máy chủ, mã hóa và công cụ dữ liệu mạnh mẽ.

<b>- Nền tảng đáp ứng gần như mọi nhu cầu sử dụng: Với hơn 60 dịch vụ sẵn sàng </b>

để bạn sử dụng chỉ sau vài thao tác với hệ thống của AWS, các công việc như lưu trữ, triển khai đến các thư mục phân phối nội dung,…đều sẽ được cung cấp tới người dùng một cách nhanh chóng nhất.

<b>- Bảo mật và Quản lý Truy cập: AWS cung cấp các công cụ và dịch vụ để bảo vệ </b>

dữ liệu và quản lý quyền truy cập.

<b>- Dịch vụ Đa dạng: AWS cung cấp hơn 200 dịch vụ khác nhau, bao gồm tính tốn, </b>

lưu trữ, cơ sở dữ liệu, IoT, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, DevOps, bảo mật, và nhiều dịch vụ khác. Khách hàng có nhiều tùy chọn để xây dựng ứng dụng và dịch vụ đa dạng.

<b>- Tính năng tích hợp: Các tính năng chuyên sâu, kết nối chuyên biệt, liên kết danh </b>

tính, cơng cụ tích hợp sẽ cho phép doanh nghiệp có khả năng chạy các ứng dụng “lai” ở các dịch vụ tại chỗ và điện toán đám mây, các ưu điểm này là một ưu điểm hữu ích vơ cùng lớn dành cho doanh nghiệp.

<b>- Linh hoạt: Khi các mơ hình truyền thống địi hỏi sự đầu tư lớn vào kiến trúc. Hay </b>

ngơn ngữ lập trình và hệ điều hành. Thì AWS cho phép chọn mơ hình lập trình, ngơn ngữ và hệ điều hành phù hợp nhất cho dự án của doanh nghiệp.

AWS là một nền tảng đám mây mạnh mẽ với quy mô lớn, tính sẵn sàng cao, dịch vụ đa dạng, và khả năng mở rộng linh hoạt. Nó là lựa chọn phổ biến cho các tổ chức và nhà phát triển khi xây dựng và triển khai ứng dụng và dịch vụ trên môi trường đám mây.

<i><b> Cloudinary - Giải pháp lưu trữ và quản lý hình ảnh và video đám mây </b></i>

Cloudinary là một giải pháp quản lý hình ảnh từ đầu đến cuối cho trang web và ứng dụng di động của bạn. Cloudinary bao gồm mọi thứ, từ tải lên hình ảnh, lưu trữ, thao tác, tối ưu hóa để phân phối.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>15 </small>

Cloudinary cung cấp nền tảng trải nghiệm đa phương tiện cấp độ doanh nghiệp cho tất cả các loại dữ liệu. Bằng cách sử dụng AI, tự động hóa và khả năng xử lý hình ảnh và video nâng cao, Cloudinary loại bỏ rắc rối của các yêu cầu phương tiện kỹ thuật số thủ công và cung cấp một lộ trình rõ ràng để các cơng ty tạo ra kho hình ảnh ấn tượng trên quy mơ lớn.

Một số lợi ích chính của Cloudinary là:

- Cho phép tải lên, lưu trữ, thao tác, tối ưu hóa và phân phối hình ảnh một cách dễ dàng và nhanh chóng, mà khơng cần cài đặt bất kỳ phần mềm nào khác.

- Cung cấp các API toàn diện và giao diện quản trị để có thể tích hợp với các ứng dụng web và di động mới và hiện có.

- Sử dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và các kỹ thuật xử lý hình ảnh và video tiên tiến để tạo ra những hình ảnh chất lượng cao, thích ứng với mọi thiết bị và độ phân giải.

- Giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, SEO và hiệu suất của trang web hoặc ứng dụng của bạn.

- Cloudinary cung cấp giao diện quản lý tệp phương tiện dễ sử dụng để tìm kiếm, sắp xếp và quản lý tệp một cách hiệu quả.

Cloudinary là một công cụ quan trọng cho việc quản lý và tối ưu hóa tệp phương tiện của hệ thống, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và hiệu suất của ứng dụng hoặc trang web.

<i><b> IBM Watson - Giải pháp cung cấp tính năng thơng minh như gợi ý quán ăn </b></i>

IBM Watson là một hệ thống máy tính có khả năng trả lời các câu hỏi được thể hiện trong ngôn ngữ tự nhiên, được phát triển bởi dự án DeepQA của nhóm nghiên cứu do David Ferrucci lãnh đạo

<b>Các tính năng nổi bật: </b>

- Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). - Phân tích dữ liệu lớn (Big Data). - Học máy và trí tuệ nhân tạo. - Hệ thống chatbot và trợ lý ảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Khả năng tạo dự đoán và phân loại dữ liệu. - Hỗ trợ quyết định dựa trên dữ liệu phức tạp

<b>Lợi ích: </b>

- Cải thiện quá trình ra quyết định và tương tác với dữ liệu phức tạp. - Tăng năng suất và hiệu quả trong công việc và kinh doanh.

- Tạo ra ứng dụng thông minh với khả năng học máy và phân tích dữ liệu.

<i><b> Tableau - Giải pháp giúp người dùng hiểu rõ hơn về thị trường và xu hướng tiêu dùng </b></i>

Tableau là phần mềm hỗ trợ phân tích và trực quan hóa dữ liệu(Data Visualization), được dùng nhiều trong ngành BI(Business Intelligence). Cũng giống như Excel, Tableau giúp tổng hợp các dữ liệu nhưng ở một cấp độ cao hơn khi chuyển những liệu này từ các dãy số thành những hình ảnh, biểu đồ trực quan.

<b>Mục đích: Tableau là một cơng cụ phân tích và trình bày dữ liệu mạnh mẽ được sử </b>

dụng để biến dữ liệu thành thông tin hữu ích và dễ hiểu.

<b>Cách thức hoạt động: </b>

- Kết nối dữ liệu: Tableau cho phép bạn kết nối và nhập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cơ sở dữ liệu SQL, Excel, CSV, hoặc dữ liệu trực tuyến. Bạn có thể tạo kết nối động để cập nhật dữ liệu tự động.

- Trực quan hóa dữ liệu: Tableau cung cấp một giao diện trực quan cho phép bạn kéo và thả các trường dữ liệu để tạo biểu đồ, đồ thị, và bảng tóm tắt. Bạn có thể tùy chỉnh cách dữ liệu được hiển thị và biểu đồ được định dạng.

- Tạo báo cáo và dashboard: Bạn có thể tạo các báo cáo tương tác và bảng điều khiển (dashboard) bằng cách kết hợp nhiều biểu đồ và bảng vào một giao diện duyệt web hoặc máy tính bảng. Điều này giúp bạn tạo các báo cáo tổng hợp và tương tác cho việc theo dõi dữ liệu.

- Làm việc trong thời gian thực: Tableau cho phép bạn làm việc trong thời gian thực với dữ liệu, nghĩa là khi dữ liệu thay đổi, biểu đồ và báo cáo cũng tự động cập nhật.

<b>Lợi ích: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b> Adobe XD - Giải pháp để thiết kế trang web hấp dẫn </b></i>

Adobe XD (Adobe Experience Design) là một công cụ chuyên hỗ trợ về thiết kế website và ứng dụng được phát triển bởi Adobe Inc. Adobe XD một phần mềm rất hữu ích và hỗ trợ cho những người dùng trong việc thiết kế cũng như tạo nguyên mẫu cho nhiều ứng dụng khác nhau

<b>Các tính năng nổi bật của Adobe XD: </b>

<small>- </small> Công cụ thiết kế bản mẫu (Prototype design tools): Adobe XD cung cấp một loạt các công cụ thiết kế bản mẫu tương tác. Bạn có thể dễ dàng tạo wireframes và bản mẫu với các yếu tố tương tác.

<small>- </small> Chuyển đổi 3D (3D transforms): Một tính năng quan trọng khác của Adobe XD đó là chuyển đổi 3D. Tính năng này cho phép các người dùng thao tác với các đối tượng trong không gian ba chiều. Điều này giúp bạn dễ dàng tạo ra các thiết kế phức tạp và cải thiện luồng thông tin giữa các bản vẽ.

<small>- </small> Thiết kế hoạt ảnh và chuyển tiếp (Animations and transition designs): Adobe XD cung cấp tính năng thiết kế đồ họa cho giao diện, trải nghiệm người dùng UI/UX (User Interface/ User Experience) có tính chuyển động. Các thiết kế tương tác mang một sức sống mới với hoạt ảnh và hiệu ứng chuyển tiếp hấp dẫn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>- </small> Lặp lại lưới (Repeat Grids): Tính năng lặp lại lưới của Adobe XD là một công cụ cần thiết cho các nhà thiết kế muốn tạo các thiết kế phù hợp. Tính năng này cho phép các nhà thiết kế chọn một phần tử và sao chép nó theo chiều ngang hoặc chiều dọc.

<small>- </small> Cùng lúc mở nhiều artboard (bản vẽ) cho nhiều giao diện màn hình đáp ứng nhu cầu của bạn việc thiết kế.

<small>- </small> Sau khi đã hoàn thành thiết kế, bạn có thể chia sẻ trực tuyến với mọi người tiện lợi.

<b>* Giải pháp miễn phí </b>

<i><b> Google Analytics-Giải pháp phân tích dữ liệu </b></i>

Google Analytics là công cụ được phát triển bởi Google với mục đích giúp các quản trị viên website dễ dàng quản lý tình trạng website của mình và đề xuất giải pháp cải thiện, phát triển hiệu quả. Google Analytics hoạt động bằng cách tự động theo dõi, đo lường, phân tích và báo cáo số liệu về lượt truy cập của website.

Việc sử dụng Google Analytics còn giúp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Từ đó, có thể đưa ra các phương hướng điều chỉnh để tối ưu hóa trang web, góp phần đạt được mục tiêu.

<b>Theo dõi lượng truy cập: Google Analytics cho phép bạn theo dõi số lượng người </b>

dùng truy cập trang web của bạn trong một khoảng thời gian nhất định, và nó cho biết rằng trang web của bạn có được bao nhiêu lượt truy cập.

<b>Theo dõi nguồn truy cập: Google Analytics cho phép bạn biết được nguồn truy cập </b>

của khách hàng đến trang web của bạn. Nguồn truy cập có thể đến từ các kênh marketing, từ khóa tìm kiếm, truy cập trực tiếp, truy cập qua mạng xã hội và nhiều nguồn khác. Việc xác định nguồn khách hàng cũng giúp định hình được các chiến dịch quảng cáo tập trung vào những nguồn có nhiều lượt truy cập nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>19 </small>

<b>Phân tích Người dùng: Dịch vụ này cung cấp thơng tin về người dùng, bao gồm </b>

thông tin về độ tuổi, giới tính, địa điểm địa lý, và thiết bị mà họ sử dụng để truy cập trang web. Điều này có thể giúp tạo ra nội dung và trải nghiệm phù hợp với đối tượng mục tiêu.

<b>Tối ưu hóa website: Dựa trên dữ liệu mà Google Analytics cung cấp, sẽ biết được </b>

những trang web hay nội dung nào được khách hàng quan tâm nhất. Từ đó, có thể tối ưu hóa trang web của mình như tăng tốc độ tải trang, cải thiện nội dung người dùng yêu thích. Google Analytics đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng, hỗ trợ tối ưu hóa trải nghiệm trang web, và đo lường hiệu suất trực tuyến của bạn. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược dựa trên dữ liệu và tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời cải thiện hiệu suất của trang web.

<i><b> Google Maps API - Giải pháp tích hợp bản đồ </b></i>

Ứng dụng Google Map là một dịch vụ bản đồ trực tuyến trên web và app miễn phí do Google phát hành và quản lý, ứng dụng hỗ trợ nhiều dịch vụ, tính năng cho người dùng nhưng phổ biến nhất là dị đường, chỉ đường, tìm vị trí; hiển thị những tuyến đường tối ưu cho từng phương tiện tham gia giao thơng, ngồi ra cịn hướng dẫn cách bắt xe và chuyển tuyến xe dành cho người tham gia các phương tiện lưu thông công cộng (xe bus), hiển thị những địa điểm xung quanh vị trí người dùng hoặc vị trí chỉ định như ATM, trạm xăng, bệnh viện,…

Google Map API là một phương pháp cho phép một website có thể sử dụng dịch vụ hoặc hiển thị nội dung của một trang web khác (ở đây chúng ta nhắc tới Google Map) để có thể sử dụng những dịch vụ mà Google Map cung cấp thông qua Google Map API như: di chuyển, zoom, đánh dấu trên bản đồ,…

Với Google Maps API là ứng cao được dùng phổ biến và có một số ứng dụng tiêu biểu:

<b>Đánh dấu vị trí mong muốn: Với ứng dụng này sẽ cho phép người dùng lưu trữ </b>

được những địa điểm quan trọng như nhà, cửa hàng, văn phòng, địa điểm ăn uống, hay bất kỳ những địa điểm nào khác mà họ muốn lưu lại để có thể quay lại sau này. Ứng dụng Google Maps API đánh dấu các vị trí mong muốn và sẽ cung cấp các tính năng như tìm kiếm hay xem lại các vị trí đã được lưu trữ trước đó mang đến lợi ích cho người dùng trong quá trình quản lý và sắp xếp những địa điểm khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Chỉ đường đến địa điểm cần tìm: Google Maps API có chức năng chỉ đường đến </b>

đúng địa điểm cần tìm sẽ cho phép người dùng tìm khung đường đi ngắn nhất và tối ưu nhất từ vị trí hiện tại đến các địa điểm cần tìm trên bản đồ.

<b>Khoanh vùng các khu vực: Ứng dụng Google Maps API có khả năng khoanh vùng </b>

các khu vực, được gọi là "địa chỉ đa giác". Vì thế có thể thuận lợi trong việc hiển thị các khu vực được giới hạn, như với các khu vực đô thị, khu vực cấm hay các khu vực địa lý khác.

<b>Thể hiện tình trạng giao thông của khu vực: Google Maps API sẽ thể hiện được </b>

tình trạng giao thơng của các khu vực. Người dùng ứng dụng này có thể xem được thơng tin này trên bản đồ hoặc trong q trình tìm đường đi đến một địa điểm mong muốn tránh tắc đường và tiết kiệm thời gian di chuyển.

Tích hợp Google Maps API đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin địa lý chi tiết và chính xác cho người dùng, giúp họ dễ dàng xác định vị trí, tìm kiếm địa điểm, và nhận hướng dẫn đường đi đến các địa điểm mong muốn. Điều này giúp tạo nên trải nghiệm người dùng tốt hơn và làm gia tăng tính hữu ích của hệ thống.

<i><b> Firebase Storage - Giải pháp lưu trữ và quản lý tệp tin </b></i>

Firebase Storage là một dịch vụ lưu trữ dành cho việc lưu trữ và quản lý tệp tin (ảnh, video, âm thanh, tài liệu) trên nền tảng Firebase của Google. Firebase Storage cung cấp một giải pháp linh hoạt và mạnh mẽ để lưu trữ các tệp tin của ứng dụng di động hoặc trang web của bạn, đồng thời giúp dễ dàng quản lý và truy cập chúng.

Một số lợi ích chính của Firebase Storage là:

<b>Dễ tích hợp: Firebase Storage tích hợp tốt với nền tảng Firebase và các dịch vụ khác </b>

của Google.

<b>Lưu trữ An toàn: Firebase Storage cung cấp các tùy chọn bảo mật để kiểm soát </b>

quyền truy cập vào các tệp tin, có thể xác định ai được phép đọc, ghi, hoặc xóa các tệp tin cụ thể.

<b>Lưu trữ đám mây: Tất cả tệp tin được lưu trữ trên Firebase Storage được lưu trữ </b>

trên đám mây, điều này đảm bảo rằng dữ liệu của bạn sẽ an tồn và có sẵn từ mọi nơi.

<b>Tích hợp dễ dàng: Firebase Storage tích hợp với nhiều ngơn ngữ lập trình và nền </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>21 </small>

<b>Tốc độ và Ổn định: Dịch vụ này cung cấp tốc độ truy cập và ổn định cao, đảm bảo </b>

rằng người dùng có thể truy cập dữ liệu nhanh chóng.

<b>Đáp ứng nhu cầu của người dùng: Firebase chính là một phần của Google. Vì vậy, </b>

Google đã không ngừng khai thác và phát triển triệt để những điểm mạnh và các tính năng của Firebase nhằm tạo ra được những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dùng.

<b>Cập nhật liên tục và đa nền tảng: Firebase liên tục cập nhật và có tốc độ phát triển </b>

rất nhanh. Bên cạnh đó, Firebase là một nền tảng đa dịch vụ. Điều này được thể hiện thông qua việc Firebase cung cấp đa dạng các dịch vụ với mục đích phát triển website.

Firebase Storage thường được sử dụng trong các ứng dụng di động, trang web và ứng dụng web mà cần lưu trữ dữ liệu đa phương tiện như hình ảnh của người dùng, video, hoặc tệp tin liên quan đến ứng dụng. Nó giúp đơn giản hóa việc quản lý và lưu trữ dữ liệu đa phương tiện trong môi trường đám mây an toàn và hiệu quả.

<i><b> JSON Web Tokens (JWT) - Giải pháp bảo mật dữ liệu người dùng </b></i>

<b>JSON Web Tokens (JWT) là một tiêu chuẩn mở (RFC 7519) nhằm xác minh thơng </b>

tin an tồn giữa các bên Client-Server dưới dạng JSON object. Thơng tin này có thể được xác minh và tin cậy vì nó được ký điện tử - digitally signed. JWT có thể được ký bằng cách sử dụng một secret (với thuật toán HMAC) hoặc cặp public/private key dùng chuẩn RSA hoặc ECDSA.

<b>Mục đích: JWT là một phương tiện để xác thực người dùng và đảm bảo tính bảo </b>

mật trong việc truy cập các API và tài nguyên của ứng dụng. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn cần đảm bảo rằng chỉ những người dùng đã đăng nhập và có quyền được truy cập vào dữ liệu cụ thể.

<b>Hoạt động: JWT là một chuỗi mã hóa được tạo bởi máy chủ sau khi người dùng </b>

đăng nhập thành cơng. Nó chứa thơng tin như thơng tin người dùng, thời gian hết hạn và chữ ký số để kiểm tra tính hợp lệ của token.

<b>Xác thực: Khi người dùng gửi yêu cầu tới máy chủ, họ phải đính kèm token JWT. </b>

Máy chủ sau đó kiểm tra token này, xác định xem người dùng đã đăng nhập và có quyền truy cập tài ngun khơng.

<b>Lợi ích: JWT giúp tránh việc lưu trạng thái đăng nhập trên máy chủ, giúp giảm tải </b>

máy chủ và làm cho ứng dụng phản hồi nhanh hơn. Nó cũng cho phép máy chủ cung cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

quyền truy cập dựa trên vai trị của người dùng mà khơng cần kiểm tra cơ sở dữ liệu mỗi lần

<i><b> Sentry - Giải pháp cho việc hỗ trợ và bảo trì ứng dụng </b></i>

Sentry là một cơng cụ quản lý lỗi và giám sát hiệu suất mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong phát triển phần mềm

<b>Mục đích: Sentry được sử dụng để ghi lại, theo dõi và quản lý lỗi trong ứng dụng </b>

phần mềm. Nó giúp phát triển viên xác định và khắc phục các lỗi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sentry cũng hỗ trợ giám sát hiệu suất ứng dụng để đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động mượt mà và không gặp vấn đề về hiệu suất.

<small>- </small> Giám sát hiệu suất: Sentry cung cấp tích hợp với dự án giám sát hiệu suất của bạn để bạn có thể theo dõi thời gian phản hồi, sự trễ và các vấn đề về hiệu suất khác. <small>- </small> Tùy chỉnh: Sentry cho phép bạn tùy chỉnh cách bạn theo dõi lỗi và quản lý báo cáo.

Bạn có thể tạo các luật tự động để tự động phân loại và gắn thẻ lỗi.

<small>- </small> Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và nền tảng: Sentry hỗ trợ nhiều ngơn ngữ lập trình và nền tảng, cho phép bạn sử dụng nó trong nhiều loại dự án khác nhau.

<i><b> New relic - Giải pháp để tối ưu hóa tốc độ và hiệu suất </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>23 </small>

<b>New Relic là một công cụ Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS) cung cấp một bộ sản </b>

phẩm đầy đủ để giúp các công ty trên ~ 100 quốc gia giám sát mọi thứ từ ứng dụng đến máy chủ của họ.

Sản phẩm hàng đầu của công ty là giám sát hiệu suất ứng dụng (APM), cung cấp các chỉ số hiệu suất sâu sắc từ các ứng dụng của bạn và giúp bạn phát hiện xu hướng về thời gian phản hồi và tỷ lệ lỗi.

<b>Mục đích: </b>

<small>- </small> Giám sát Hiệu suất ứng dụng: New Relic giúp bạn theo dõi và đo lường hiệu suất của ứng dụng web và di động. Bạn có thể xem thơng tin chi tiết về thời gian phản hồi, tốc độ tải trang, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. <small>- </small> Phát hiện và Giải quyết vấn đề nhanh chóng: New Relic tự động phát hiện lỗi và sự

cố trong ứng dụng và hệ thống, giúp bạn nhanh chóng xác định và giải quyết các vấn đề trước khi chúng gây ra ảnh hưởng đến người dùng

<small>- </small> Tối ưu hóa Hiệu suất: Dựa trên dữ liệu giám sát, New Relic cung cấp thơng tin để tối ưu hóa mã nguồn và cơ sở hạ tầng của ứng dụng, giúp bạn cải thiện hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên.

<b>Cách thức hoạt động: New Relic hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu về hiệu suất </b>

ứng dụng và hệ thống, sau đó hiển thị thơng tin này trong giao diện người dùng

<b>Ưu điểm của New Relic: </b>

<small>- </small> Giải pháp APM nổi tiếng nhất trên thị trường.

<small>- </small> Nhiều sản phẩm khác nhau với các khả năng giám sát khác nhau, từ giám sát tổng hợp đến giám sát hiệu suất ứng dụng. Tuy nhiên, mỗi loại đều có giá riêng biệt nên việc sử dụng tất cả các sản phẩm có thể nhanh chóng trở nên đắt đỏ.

<small>- </small> Nhiều hướng dẫn hữu ích hướng dẫn bạn qua quá trình thiết lập.

<i><b> MongoDB </b></i>

MongoDB là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu NoSQL mã nguồn mở, được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng web, ứng dụng di động và ứng dụng phân tích dữ liệu. MongoDB có nhiều tính năng nổi bật và ưu điểm, bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>Khả năng mở rộng cao </b>

MongoDB là một cơ sở dữ liệu phân tán, có thể được mở rộng theo chiều ngang bằng cách thêm các node mới vào cụm. Điều này cho phép MongoDB đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng có lượng dữ liệu lớn.

<b>Tính linh hoạt cao </b>

MongoDB không yêu cầu cấu trúc dữ liệu cố định, cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu theo bất kỳ cách nào phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này làm cho MongoDB trở thành một lựa chọn tốt cho các ứng dụng có dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc.

<b>Các tính năng nổi bật của MongoDB </b>

Dưới đây là một số tính năng nổi bật của MongoDB: <small>- </small> Dữ liệu được lưu trữ dưới dạng tài liệu JSON

MongoDB lưu trữ dữ liệu dưới dạng tài liệu JSON, một định dạng dữ liệu phổ biến và dễ sử dụng. Tài liệu JSON có thể chứa bất kỳ loại dữ liệu nào, bao gồm số, chuỗi, mảng, đối tượng và các kiểu dữ liệu phức tạp khác.

<small>- </small> Cơ chế truy vấn dựa trên JSON

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>25 </small>

MongoDB sử dụng cơ chế truy vấn dựa trên JSON, cho phép nó truy vấn dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Người dùng có thể sử dụng các câu lệnh truy vấn JSON để lọc, sắp xếp và nhóm dữ liệu.

<small>- </small> Khả năng mở rộng cao

MongoDB là một cơ sở dữ liệu phân tán, có thể được mở rộng theo chiều ngang bằng cách thêm các node mới vào cụm. Điều này cho phép MongoDB đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng có lượng dữ liệu lớn.

<small>- </small> Tính linh hoạt cao

MongoDB không yêu cầu cấu trúc dữ liệu cố định, cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu theo bất kỳ cách nào phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này làm cho MongoDB trở thành một lựa chọn tốt cho các ứng dụng có dữ liệu phi cấu trúc hoặc bán cấu trúc.

<b>Ưu điểm của MongoDB </b>

MongoDB có nhiều ưu điểm, bao gồm: <small>- </small> Khả năng mở rộng cao

<small>- </small> Tính linh hoạt cao <small>- </small> Tốc độ truy vấn nhanh <small>- </small> Tính khả dụng cao <small>- </small> Dễ sử dụng

<small>- </small> Ứng dụng trò chơi

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b> Spark </b></i>

Spark là một nền tảng xử lý dữ liệu phân tán nhanh và linh hoạt, được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn. Spark có một số tính năng nổi bật và ưu điểm, bao gồm:

<b>Tốc độ xử lý cao: Spark sử dụng một số kỹ thuật để tăng tốc độ xử lý dữ liệu, bao </b>

<b>Khả năng mở rộng cao: Spark có thể được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các </b>

ứng dụng có lượng dữ liệu lớn. Spark có thể được chạy trên các cụm máy tính có số lượng máy tính tùy ý.

<b>Tính linh hoạt cao: Spark có thể được sử dụng cho nhiều loại ứng dụng khác nhau, </b>

<b>Hỗ trợ nhiều ngơn ngữ lập trình: Spark hỗ trợ nhiều ngơn ngữ lập trình, bao gồm </b>

Java, Scala, Python và R. Điều này giúp các nhà phát triển có thể lựa chọn ngơn ngữ lập trình phù hợp với nhu cầu của mình.

<b>Cộng đồng phát triển lớn: Spark có một cộng đồng phát triển lớn và năng động. </b>

Cộng đồng này cung cấp các tài nguyên và hỗ trợ cho các nhà phát triển Spark.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>27 </small>

<i><b> TensorFlow </b></i>

TensorFlow là một thư viện mã nguồn mở cho máy học và trí tuệ nhân tạo, được phát triển bởi Google. TensorFlow được sử dụng để xây dựng các mô hình học máy và mạng nơ-ron cho nhiều loại ứng dụng khác nhau, bao gồm:

bản hoặc âm thanh.

giá cổ phiếu hoặc thời tiết.

TensorFlow có nhiều tính năng nổi bật và ưu điểm, bao gồm:

trong các mơ hình học máy. Nó có thể sử dụng nhiều CPU và GPU để tăng tốc độ tính tốn.

cũng hỗ trợ nhiều ngơn ngữ lập trình, bao gồm Python, Java, C++ và Go.

cũng có thể được mở rộng để hỗ trợ các tính năng mới.

<b>II. XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG EATSMAP 2.1 Yêu cầu về tác vụ </b>

Để xây dựng một hệ thống bản đồ quán ăn dành cho food reviewer và những người muốn tìm quán ăn ngon, bạn cần cân nhắc các yêu cầu về các tác vụ sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>- </small> Đăng Ký và Đăng Nhập: Chủ cửa hàng có thể tạo tài khoản mới và đăng nhập để trải nghiệm đầy đủ tính năng.

 Kiểm tra và đánh giá các đánh giá và nhận xét từ người dùng.

 Phản hồi và tương tác với người dùng thông qua hệ thống bình luận. Quản Trị Viên:

 Thêm Mới và Chỉnh Sửa Thông Tin Quán: Cung cấp giao diện quản trị để thêm mới và chỉnh sửa, xoá thông tin về các quán.

 Quản Lý Đánh Giá và Nhận Xét: Xem, xác minh và quản lý đánh giá, nhận xét từ người dùng.

<i><b>2.1.3 Tìm kiếm, tra cứu quán ăn: </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

 <b>Bản Đồ Tương Tác: Hiển thị vị trí các quán trên bản đồ và cung cấp hướng dẫn đến </b>

quán.

 Định Vị Tự Động: Xác định vị trí của người dùng để tìm kiếm quán

<i><b>2.1.6 Đăng bài viết đánh giá, nhận xét: </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

 Đăng Đánh Giá: Người đóng góp có thể đăng đánh giá về quán ăn, chia sẻ thông tin, đánh giá, và trải nghiệm cá nhân về các quán ăn thơng qua hình ảnh và video, bao gồm đánh giá về thức ăn, dịch vụ, không gian, giá cả, v.v.

 Đăng Nhận Xét và Bình Luận: Cung cấp khả năng đăng nhận xét chi tiết và bình luận về bài đánh giá của người khác

 Thảo Luận và Tương Tác: Người đóng góp có thể tham gia vào các thảo luận và tương tác với người dùng khác, tạo sự kết nối trong cộng đồng. Người đóng góp có thể chia sẻ kiến thức của họ qua viết blog hoặc bài viết

 Cập Nhật Bài Viết: Người đóng góp có thể cập nhật thơng tin trong bài viết nếu có sự thay đổi về quán ăn.

<i><b>2.1.7 Nhắn tin với quán ăn </b></i>

 Người dùng và người đóng góp: nhắn tin tương tác, trao đổi thông tin với quán ăn  Quán ăn: trả lời thắc mắc của người dùng và người đóng góp

<i><b>2.1.8 Xếp hạng quán ăn, người đóng góp </b></i>

 Người dùng: cho điểm qua số sao, bình luận với quán ăn, bài viết, review của người đóng góp.

 Người đóng góp: cho điểm số qua số sao với quán ăn, bình luận, đóng góp ý kiến  Quản trị viên: Từ những xếp hạng đó, có thể xóa bỏ, cảnh báo quán ăn không đạt

<b>trong hệ thống. Quản trị viên có thể bao gồm các chức năng như sau: </b>

 Quản trị hệ thống: bao gồm thiết kế hệ thống, phát triển và nâng cấp hệ thống cũng như bảo trì hệ thống. Đây là chức năng chỉ có người quản trị mới sử dụng được. Giao diện, thiết kế, màu sắc, tên miền, logo... có thể được quản trị viên sửa đổi tùy theo mục đích của tổ chức. Ngồi ra, cấu hình của cơ cấu, sự phân chia thành các nhóm ngành và các chủ đề đào tạo được các quản trị viên xem, tính tốn và định cấu hình như một tổ chức bên ngồi. Chịu trách nhiệm phát triển các tính năng mới cho EatsMap dựa trên phản hồi từ người dùng và xu hướng thị trường. Họ là người thiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>31 | P a g e</small>

kế và triển khai các cải tiến để làm cho hệ thống trở nên linh hoạt, an toàn và dễ sử dụng. Theo dõi hoạt động của hệ thống và thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động một cách ổn định. Chịu trách nhiệm cập nhật phần mềm, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, và đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

 Quản lý cơ sở dữ liệu: Báo cáo tổng quan về tất cả dữ liệu liên quan tới các nhóm người dùng bao gồm thơng tin về các quán ăn, nhà hàng, và người dùng. Điều này bao gồm cập nhật thông tin, thêm mới dữ liệu, và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.

 Quản lý tài khoản người dùng: Quản trị viên có khả năng thêm nhóm người dùng và phân quyền để thích ứng với nhu cầu của từng đối tượng. Điều này bao gồm việc xác minh danh tính, cấp quyền truy cập, và theo dõi hoạt động của tài khoản. Bao gồm người dùng cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống. Điều chỉnh quyền truy cập của người dùng và quản trị viên trong hệ thống đảm bảo rằng mọi người chỉ có quyền truy cập và thực hiện các thao tác phù hợp với vai trò của họ.

 Quản lý nội dung và quảng cáo: Kiểm tra và quản lý nội dung được đăng trên hệ thống để đảm bảo tính phù hợp và khơng vi phạm các quy định và chính sách. Họ cũng có thể quản lý quảng cáo trên nền tảng để tối ưu hóa lợi nhuận.

<i><b>2.2.2 Nhóm người dùng hệ thống </b></i>

<b>Người dùng: Người dùng cuối là những người quan tâm đến việc ăn uống tại các </b>

nhà hàng và qn ăn. Họ có thể sử dụng EatsMap để tìm kiếm thông tin chi tiết về các quán ăn, xem hình ảnh và video, đọc đánh giá từ cộng đồng, và chia sẻ trải nghiệm cá nhân của họ. Hệ thống này giúp họ lựa chọn quán ăn phù hợp với sở thích và nhu cầu ẩm thực của họ.

<b>Quán ăn: Các chủ quán ăn và nhà hàng có thể sử dụng EatsMap như một nền tảng </b>

quảng bá kinh doanh. Họ có thể tạo hồ sơ cho qn của mình, chia sẻ thơng tin về menu, giờ mở cửa, và chất lượng dịch vụ. Điều này giúp họ tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng và tạo một môi trường minh bạch và đáng tin cậy. Ngồi ra, họ cũng có thể theo dõi đánh giá từ khách hàng và tương tác với cộng đồng người dùng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Người đóng góp: Những người yêu thích viết bài về ẩm thực hoặc có kiến thức sâu </b>

về lĩnh vực này có thể sử dụng EatsMap để chia sẻ thông tin, đánh giá, và trải nghiệm cá nhân về các quán ăn. Họ có thể đọc về các xu hướng ẩm thực, viết bài viết, đăng video và chia sẻ kiến thức của họ thông qua viết blog hoặc bài viết

<b>2.3 Yêu cầu về nội dung </b>

<i>2.3.1 Thơng tin qn ăn </i>

Thơng tin có thể được đề cập đến như tên quán, địa chỉ (Tích hợp bản đồ và định vị GPS, giúp người dùng tìm đường đến các qn ăn nhanh chóng và tiện lợi.), số điện thoại, email, facebook, giờ mở cửa, giá cả, loại hình ẩm thực, các món đặc trưng, các dịch vụ đi kèm (giao hàng, wifi, chỗ đỗ xe…)

<i>2.3.2 Thông tin đánh giá </i>

Hệ thống cũng cho phép người dùng đánh giá quán ăn theo các tiêu chí như: chất lượng món ăn, phục vụ, khơng gian, vệ sinh… Người dùng có thể viết bình luận, gửi câu hỏi và trả lời nhau về quán ăn.

<i>2.3.3 Thông tin khuyến mãi và sự kiện </i>

Hệ thống thơng báo các chương trình khuyến mãi và sự kiện của quán ăn, như giảm giá, tặng quà, mua 1 tặng hoặc thông tin về lễ hội, triển lãm địa phương

<i>2.3.4 Thơng tin qn ăn u thích </i>

Trong phần này, người dùng có thể xem và quản lý các quán ăn mà họ đã đánh dấu là yêu thích hoặc muốn ghé thăm. Người dùng có thể xem thơng tin chi tiết của các quán ăn yêu thích và được thơng báo khi có những thay đổi hoặc cập nhật từ các quán ăn này. Người dùng cũng có thể chia sẻ các qn ăn u thích của mình với bạn bè hoặc công khai trên hệ thống.

<i>2.3.5 Thông tin về hệ thống </i>

Được phát triển bởi một cá nhân hoặc một công ty, những công cụ nào tạo nên hệ thống, mô tả cơ bản về các chức năng hoặc tiện ích mà hệ thống có… Ngồi ra, người sử dụng hệ thống có thể gửi nhận xét, góp ý về các lỗi có thể xảy ra khi sử dụng hệ thống mà họ tìm cách hỗ trợ và cũng góp phần làm cho hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn.

<i>2.3.6 Nội dung mục Diễn đàn của hệ thống </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>33 | P a g e</small>

Trong phần này, người dùng có thể chia sẻ các bài viết về kinh nghiệm ăn uống của bản thân với mọi người, ngồi ra cịn có phần nhận xét, đánh giá các bài đăng review vì Eatsmap giống như một xã hội thu nhỏ.

<i>2.3.7 Dữ liệu thống kê </i>

Thống kê về số lượt xem thông tin, số lượt đánh giá, lượt bình luận, số quán ăn, email, mật khẩu người đăng ký…

<b>2.4 Yêu cầu về công cụ </b>

Để xây dựng một hệ thống bản đồ quán ăn dành cho food reviewer và những người muốn tìm quán ăn ngon, bạn cần cân nhắc các yêu cầu về công cụ sau:

<i>2.4.1 Công cụ đăng ký, đăng nhập </i>

Các bên người dùng, người đóng góp, quán ăn thực hiện việc đăng kí, đăng nhập và quản trị viên sẽ kiểm duyệt

<i>2.4.3 Công cụ cơ sở dữ liệu quán ăn: </i>

Quán ăn sẽ có thể thêm mới, chỉnh sửa hoặc xóa thơng tin về qn ăn của mình. Xây dựng một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về các quán ăn như tên, địa chỉ, thực đơn, giá cả, đánh giá của người dùng và người đóng góp.

Cập nhật dữ liệu thường xuyên để đảm bảo thông tin luôn là mới nhất.

<i>2.4.4 Công cụ tìm kiếm và lọc dữ liệu: </i>

Cung cấp tính năng tìm kiếm và lọc để người dùng có thể tìm kiếm qn ăn theo tiêu chí như loại hình, khoảng cách, giá cả và đánh giá.

<i>2.4.5 Công cụ đánh giá và bình luận: </i>

Cho phép người dùng và người đóng góp đăng bài đánh giá, viết bình luận và đánh số quán ăn.

Thực hiện kiểm duyệt để ngăn ngừa việc đăng thơng tin khơng thích hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>2.4.6. Công cụ xếp hạng và điểm số </i>

Hệ thống xếp hạng và điểm số: Tạo một hệ thống xếp hạng và điểm số cho các quán ăn dựa trên đánh giá qua số sao của người dùng và người đóng góp.

<i>2.4.7. Cơng cụ bảo mật và quản lý người dùng: </i>

Đảm bảo tính bảo mật cho thông tin cá nhân của người dùng và người đóng góp. Cung cấp tính năng quản lý tài khoản và khóa người dùng khơng đúng cách.

Phản hồi người dùng: Tạo cơ chế để người dùng có thể gửi phản hồi và góp ý về cải thiện hệ thống.

<i>2.4.8. Cơng cụ thống kê và phân tích dữ liệu: </i>

Thu thập dữ liệu về hoạt động của người dùng để cải thiện trải nghiệm và cung cấp thống kê cho quán ăn.

<i>2.4.9. Công cụ nhắn tin với chủ qn: </i>

Người dùng và người đóng góp có thể trị chuyện chat để được quán ăn tư vấn.

<b>III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC YÊU CẦU CHO HỆ THỐNG EATSMAP 3.1 Yêu cầu về tác vụ </b>

<i><b>3.1.1 Đăng ký, Đăng nhập </b></i>

<b>Ai </b> Người dùng, Quán ăn, Quản trị viên, Người đóng góp

thành viên hệ thống

 Người dùng: Quản lý thông tin cá nhân và sử dụng những dịch vụ dành riêng cho người dùng được hệ thống cung cấp, hiển thị các hoạt động của người dùng trên ứng dụng, bao gồm lịch sử tìm kiếm, bài đăng, lượt thích, bình luận và các tương tác khác.

 Quán ăn: Quản lý thông tin cá nhân, thông tin sản phẩm, dịch vụ, quản lý đơn hàng, hiển thị các hoạt động của người

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

 Người đóng góp: Đăng bài đánh giá và bình luận về các quán ăn, nhà hàng, Hiển thị lịch sử hoạt động của người dùng trên diễn đàn và hệ thống Eatsmap. Hiển thị mức độ đánh giá ưu thích của người dùng và Quán ăn

email và mật khẩu, tên thông qua form được yêu cầu từ phía hệ thống

 Cơng cụ thống kê và phân tích dữ liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

 Công cụ bảo mật và quản lý người dùng: Cung cấp tính năng quản lý tài khoản và khóa người dùng không đúng cách

thống đối với các tài khoản lưu thông tin đăng nhập hoặc sử dụng nhiều lần trong quá trình sử dụng hệ thống

lượt đánh giá, lượt bình luận, số quán ăn, email, mật khẩu người đăng ký

<i><b>3.1.2 Quản lý thông tin quán ăn </b></i>

<b>Ai </b> Người dùng và người đóng góp, Quán ăn, Quản trị viên

ăn. như thực đơn, giá cả, đánh giá từ người dùng khác và hình ảnh liên quan đến quán.

 Quán ăn: quản lý thông tin qn ăn. Thêm, chỉnh sửa hoặc xố món ăn trong thực đơn, cập nhật giá cả và mô tả chi tiết của từng món ăn, kiểm tra và đánh giá các đánh giá, nhận xét từ người dùng.

 Quản trị viên: Thêm mới và chỉnh sửa thông tin về các quán. Họ cũng có trách nhiệm quản lý đánh giá và nhận xét từ người dùng.

<b> khi nào </b>

 Người dùng và người đóng góp: thực hiện bất kỳ lúc nào người dùng muốn hoặc người đóng góp muốn xem thơng tin về quán ăn.

 Quán ăn: cập nhật thực đơn hoặc thông tin quán

</div>

×