Cơ sở pháp lý về nghiệp vụ Chiết khấu, tái chiết khấu GTCG tại NHNN - Nội dung nghiệp vụ
chiết khấu, tái chiết khấu GTCG tại NHNN
NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU, TÁI CHIẾT KHẤU
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
A. Cơ sở pháp lý của hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu:
- Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN về việc
ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng;
- Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có
giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng kèm theo Quyết định 898/2003/QĐ-
NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
- Quy trình 7129/QT-NHNN về nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá dưới
hình thức ghi sổ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành;
B. Nội dung nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu:
1. Khái niệm: Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG) của các ngân hàng là
nghiệp vụ NHNN mua các GTCG còn thời hạn thanh toán, mà các GTCG này được các ngân
hàng mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấpâuSau đây gọi tắt là
nghiệp vụ chiết khấu.
2. Đối tượng & điều kiện được tham gia nghiệp vụ chiết khấu: Các ngân hàng
được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng đáp ứng đủu các điều kiện sau:
- Có tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN;
- Có đăng ký chữ ký của lãnh đạo và giới thiệu các cán bộ thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu với NHNN.
3. Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do NHNN xác định và công bố trong từng thời kỳ.
4. Hình thức chiết khấu:
a. Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG (Thời hạn còn lại của GTCG tối đa
không quá 90 ngày).
b. Chiết khấu có kỳ hạn (thời hạn còn lại của GTCG lớn hơn thời hạn giao dịch).
5. Các loại GTCG được chiết khấu:
a. Tín phiếu NHNN, Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình TW,
công trái (Được sử dụng trong cả hai hình thức chiết khấu).
b. Trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, Trái phiếu chính quyền địa
phương do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội, Tp Hồ Chí Minh phát hành (được sử dụng
trong hình thức chiết khấu có kỳ hạn).
6. Hạn mức chiết khấu:
H = V X S X K
Trong đó:
H: Hạn mức chiết khấu của ngân hàng;
V: Vốn tự có của ngân hàng;
S: Tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng bằng VNĐ so với tổng tài sản có và được tính theo
công thức:
Tổng dư nợ ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ
S =
Tổng tài sản có
K: Hệ số chiết khấu và được tính theo công thức:
Tổng hạn mức chiết khấu
K =
n
Σ Vi x Si
i=n
Trong đó: Vi và Si là số vốn tự có và tỷ trọng giữa dư nợ tín dụng so với tổng tài sản
có của ngân hàng thứ i.
7. Đề nghị và thông báo hạn mức chiết khấu:
- Đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu: Chậm nhất là vào ngày 25 của thàng cuối
quý, các ngân hàng gửi NHNN (Vụ TÍn dụng) giấy đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu
kèm theo bảng cân đối tài khoản kế toán của tháng gần nhất và bảng kê GTCG GTCG đủ
điều kiện chiết khấu mà ngân hàng nắm giữ.
- NHNN thông báo hạn mức chiết khấu: Hàng quý, trên cơ sở hạn mức chiết khấu
chung trong quý, NHNN phân bổ hạn mức và thông báo cho các ngân hàng có yêu cầu và
cho Sở Giao dịch (đơn vị thực hiện nghiệp vụ chiết khấu) biết và thực hiện.
8. Phương thức chiết khấu:
- Phương thức trực tiếp: Các ngân hàng đem “Giấy đề nghị chiết khấu GTCG” trực
tiếp đến Sở Giao dịch NHNN.
- Phương thức gián tiếp: Các ngân hàng giao dịch thông qua mạng vi tính hoặc qua
Fax tới Sở Giao dịch NHNN (trường hợp qua Fax, gửi bản chính theo đường bưu điện).
9. Công thức tính giá:
9.1. Xác định số tiền thanh toán khi chiết khấu GTCG của các NH:
Gt
St =
Ls xTc
1+
365 x 100
Trong đó:
- St: Số tiền NHNN thanh toán khi chiết khấu GTCG;
- Gt: Giá trị GTCG khi đến hạn thanh toán;
- Tc: Thời hạn còn lại (tính theo ngày) của GTCG (từ ngày chấp nhậ chiết khấu đến ngày đến hạn
của GTCG);
- Lc: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NHNN chiết khấu (tỷ lệ %/năm);
- 365: Số ngày quy ước cho 1 năm.
9.2. Xác định số tiền ngân hàng được chiết khấu có kỳ hạn thanh toán cho NHNN khi
hết thời hạn cam kết mua lại:
Ls xTm
Gv = St x ( 1+ )
365 x 100
Trong đó:
- Gv: số tiền ngân hàng được chiết khấu có kỳ hạn thanh toán cho NHNN khi hết thời hạn chiết
khấu:
- St: Số tiền NHNN thanh toán khi chiết khấu GTCG;
- Lc: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NHNN chiết khấu (tỷ lệ %/năm);
- Tm: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày) của NHNN;
-365: Số ngày quy ước cho 1 năm.
10. Quy trình nghiệp vụ:
9.1. Ngân hàng muốn tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN thực hiện các công việc sau:
- Đăng ký mẫu chữ ký lãnh đạo và nhân viên tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN;
- Thực hiện lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN.
- Đề nghị NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu GTCG.
9.2. Quy trình của giao dịch chiết khấu:
- Ngân hàng gửi Giấy đề nghị chiết khấu GTCG (khi ngân hàng còn hạn mức chiết khấu).
- Sở Giao dịch nhận Hồ sơ đề nghị chiết khấu; Thông báo chấp nhận hoặc không chấp mhận
chiết khấu.
- Ngân hàng được chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn gửi cam kết mua lại theo số liệu
NHNN thông báo tại Thông báo chấp nhận chiết khấu.
- Vào ngày thực hiện chiết khấu, Sở Giao dịch NHNN thanh toán tiền mua GTCG cho
ngân hàng đề nghị chiết khấu, thực hiện chuyển GTCG từ tài khoản lưu ký của ngân hàng đề
nghị chiết khấu sang tài khoản của NHNN (trường hợp chiết khấu hết thời hạn còn lại của
GTCG) hoặc chuyển sang tài khoản cầm cố (trường hợp ngân hàng chiết khấu có kỳ hạn).
- Vào ngày hết thời hạn của cam kết mua lại GTCG: Ngân hàng cam kết mua lại
thanh toán tiền mua lại GTCG cho NHNN để được chuyển GTCG về tài khoản lưu ký của NH.
11. Xử lý vi phạm:
Trường hợp vào ngày cam kết mua lại GTCG, ngân hàng không thanh toán hoặc
không thanh toán đủ cho NHNN, Sở Giao dịch sẽ trích tài khoản tiền gửi tại NHNN để thu hồi
và chuyển trả GTCG từ tài khoản cầm cố sang tài khoản lưu ký của ngân hàng; Nếu tài
khoản không có hoặc không đủ để thanh toán thì phần còn thiếu sẽ bị chuyển sang nợ quá
hạn với lãi suất bằng 200% lãi suất chiết khấu. Đồng thời, NHNN giữ GTCG tương đương với
số tiền thiếu và xử lý theo quy định hiện hành về xử lý GTCG cầm cố, thế chấp tại NHNN.