Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

dạy học theo hướng phân hóa chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cho học sinh lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.7 MB, 122 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC </b>

<b>vũ THỊ AN</b>

<b>DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÂN HÓA CHỦ ĐÈ PHƯONG PHÁP TỌA Độ TRONG MẶT PHẲNG CHO HỌC SINH LỚP 10 </b>

<b>THEO CHNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÔ THÔNG 2018</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC sĩ sư PHẠM TỐN HỌC <sub>• • • •</sub></b>

<b>CHUN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHUONG PHÁP DẠY HỌC Bỏ MƠN TỐN HỌC</b>

<b>Mã số: 8 14 02 09.01</b>

<b>Ngưòi hướng dân khoa học: TS. Nguyên Đức Huy</b>

<b>HÀ NỘI - 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

và thực hiện đê tài.

Mặc dù rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2023 Tác giả luận văn

Vũ Thị An

<b><small>1</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Vũ Thị An

<b><small>11</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẲT</b>

PTTQ Phương trình tổng quátPTTS Phương trình tham sốTHPT Trung học phổ thôngVTCP Vectơ chỉ phương

VTPT Vectơ pháp tuyến

<b><small>111</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC BẢNG BIẺU</b>

Bảng 1.1. Vai trò cùa dạy học phân hóa mơn tốn THPT... 23

Bảng 1.2. Vai trị của dạy học phân hóa chủ đề Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng...24

Bảng 1.3. Mức độ thường xuyên thực hiện dạy học phân hóa mơn Tốn THPT ...24

Bảng 1.4. Bản chất của dạy học phân hóa... 25

Bảng 1.5. Những khó khăn khi dạy học phân hóa mơn Tốn ở THPT...26

Bảng 1.6. Khảo sát học sinh về mức độ muốn tham hoạt động dạy học phân hóa...27

Bảng 3.1. Thống kê xếp loại mơn tốn của hai lớp học kì 1... 89

Bảng 3.2. Bảng tần số điểm kiểm tra học kì 1... 90

Bảng 3.3. Kết quả kiểm định giả thuyết về trình độ chung mơn Tốn của lớp 10A2 và 10A1 học kì I...92

Bảng 3.4. Thống kê điểm bài kiểm tra 45 phút của học sinh...92

Bảng 3.5. Phân loại học lực học sinh theo điểm bài kiểm tra 45 phút... 93

Bảng 3.6. Kết quả kiếm định giả thuyết về sự khác nhau giữa hai phương pháp thông qua kết quả bài kiểm tra 45 phút... 95

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ theo học lưc của hai lớp học kì 1... 89

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ điểm kiểm tra học kì I của hai lớp... 91

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ hình cột so sánh điểm số của học sinh...93

iv

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... i

LỜI CAM ĐOAN...ii

DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT...iii

4. Nhiệm vụ nghiên cứu... 3

5. Câu hỏi nghiên cứu... 4

6. Đổi tượng, khách thể nghiên cứu...4

7. Già thiết nghiên cứu... 4

8. Phạm vi nghiên cứu... 5

9. Phưcmg pháp nghiên cứu... 5

10. Cấu trúc luận văn...5

Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỀN... 6

1.1. Cơ sở lý luận về dạy học phân hóa... 6

1.1.1. Khái niệm dạy học phân hóa...6

1.1.2. Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa... 9

1.1.3. Tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa... 11

1.1.4. Các cấp độ dạy học phân hóa...13

1.1.5. Một số hình thức dạy học phân hóa trong mơn Tốn... 14

1.1.6. Vai trị của dạy học phân hóa trong mơn Tốn... 16

1.1.7. Ưu điểm và nhược điểm khi dạy học mơn Tốn theo hướng phân hóa ởtrường THPT... 17

1.2. Phân tích chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong hình học 10...18

1.3. Thực trạng dạy học theo hướng phân hóa ở trường THPT hiện nay... 22

<b><small>V</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Kết luận Chương 1...28

Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SÓ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA CHỦ ĐÈ PHƯONG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG THEO CHƯONG

trình

giáo

dụcphốthơng

2018... 29

2.1. Một số định hướng dạy học theo định hướng phân hóa trong mơn Tốn 29 2.1.1. Định hướng 1: Dạy học phân hóa phải xác định được nhu cầu của ngườihọc... 29

2.1.2. Định hướng 2: Dạy học phân hóa phải đáp ứng trình độ nhận thức của ba loại đối tượng học sinh...30

2.1.3. Định hướng 3: Dạy học phân hóa phải kết hợp chặt chẽ giữa dạy học và kiểm tra, đánh giá... 32

2.1.4. Định hướng 4: Dạy học phân hóa cần linh hoạt điều chỉnh nội dung, tiến trình và sản phấm học tập trên cơ sở tơn trọng chương trình và sách giáo khoa hiện hành... 33

2.1.5. Định hướng 5: Sử dụng các thiết bị dạy học họp lý trong q trình dạyhọc phân hóa... 35

2.2. Quy trình dạy học phân hóa... 36

2.3. Thiết kế một số hoạt động dạy học theo hướng phân hóa chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng... 38

2.3.1. Thiết kế một số hoạt động dạy học định lý, cơng thức theo định hướng phân hóa... 38

2.3.2. Thiết kế một số hoạt động dạy học giải bài tập theo định hướng phân hóa 51Kết luận Chương 2... 87

Chương 3. THựC NGHIỆM SƯ PHẠM... 88

3.1. Mục đích thực nghiệm...88

3.2. Đối tượng thực nghiệm...88

3.3. Thời gian thực nghiệm...88

vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

3.4. Nội dung thực nghiệm...88

3.5. Tổ chức thực nghiệm...88

3.6. Kết quả thực nghiệm...89

3.6.1. Các phương pháp đánh giá kết quà thực nghiệm...89

3.6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm... 92

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài</b>

Q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Để có thể hội nhập quốc tế sâu rộng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay về nguồn nhân lực có tri thức, kĩ năng cao và những phẩm chất tốt, Việt Nam cần có những chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển con người, nguồn nhân lực chất lượng cao một cách toàn diện.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đối mới căn bản và tồn diện giáo dục. Nghị quyết số 29 NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 chì rõ “Đổi mói

<i>căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo là đồi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cap thiết, từ quan diêm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chinh sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đôi mói. từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quán trị của các cơ sở giảo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đôi mới ở tất cả các bậc học, ngành học” [2], Để đáp ứng được mục tiêu </i>

đổi mới, cần đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình dạy học, bao gồm nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và hoạt động kiểm tra, đánh giá. Chương trình giáo dục phổ thông mới chia thành hai giai đoạn bao gồm giai đoạn giáo dục cơ bản (ở cấp tiểu học và trung học cơ sở) và giai đoạn định hướng nghề nghiệp (ở cấp THPT) [15]. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được xây dựng dựa trên quan điểm phân hóa [5], Đối với cấp THPT, học sinh được tự chọn chuyên đề và môn học; tất cả học sinh phải học một số môn học bắt buộc cần thiết và được tự chọn các chuyên đề, các mơn học phù hợp với khâ năng, sở thích và năng khiếu đáp ứng nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mồi học sinh. Đối với mơn Tốn, việc bảo đảm tính phân hóa của chương trình vơ cùng quan trọng và cần được áp dụng ở mọi cấp học. Mục tiêu là phải đảm bảo cá thể hóa người học dựa trên cơ sở đảm bảo đa số học sinh thuộc mọi vùng miền của đất nước đều đáp ứng được yêu cầu cần

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đạt của chương trình. Bên cạnh đó, cân dành thêm sự chú ý tới những học sinh có nhu cầu đặc biệt như học sinh có năng khiếu, học sinh khuyết tật, ...

Năm học 2022 — 2023, chương trình mơn Tốn theo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018 được đưa vào giảng dạy đối với học sinh khối 10. Một nội dung quan trọng trong chương trình là chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”. Trong chủ đề này, học sinh được tiếp cận với phương pháp tọa độ (đại số hóa hình học) để tìm hiểu về đường thẳng, đường trịn và ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ. Việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học của chủ đề này theo định hướng phân hóa là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện quan điểm xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng mới.

Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học theo

<i><b>hướng phân hóa chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cho học sinh lóp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018“.</b></i>

<b>2. Tổng quan nghiên cứu</b>

+ Vũ Thị Ninh, Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác <i>trong chương trình tốn lớp 11 ban cơ bản, 2016. Nghiên cứu của Vũ Thị Ninh </i>

(2016) tập trung vào việc áp dụng phân hóa trong việc giảng dạy phần Phương trình lượng giác trong chương trình tốn lớp 11 ban cơ bàn. Tác giả nhấn mạnh vào cách tiếp cận với học sinh ở mức độ cơ bản để tạo ra mơi trường học hiệu quả.

+ Phạm Viết Chính, Dạy học phân hóa cho học sinh THPT trong chủ đề

<i>giải hệ phương trình, 2020. </i>Phạm Viết Chính (2020) tiếp tục phân tích về việc dạy học phân hóa, tập trung vào chủ đề giải hệ phương trình cho học sinh THPT. Nghiên cứu của tác giả chủ trương việc phân tích các phương pháp và kỹ thuật phân hóa để tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là đối với học sinh THPT.

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b>* Khoảng trống nghiên cứu</b></i>

Các nghiên cứu trên tập trung vào việc áp dụng phân hóa trong giảng dạy tốn học ớ cấp độ trung học phổ thông, với mục tiêu tối ưu hóa q trình học tập cho học sinh. Vũ Thị Ninh (2016) tập trung vào phần Phương trình lượng giác trong tốn lóp 11 ban cơ bàn. Nghiên cứu của Phạm Viết Chính (2020) mở

rộng chủ đề này vào việc giải hệ phương trình, đặc biệt là đối với học sinh THPT. Nguyễn Trung Nghĩa (2021) tập trung vào việc dạy học phân hóa bất đẳng thức cho học sinh lóp 10 THPT. Cuối cùng, Nguyễn Thị Thanh Thương (2022) tiếp tục nghiên cứu về phân hóa, nhưng trong bối cảnh các ứng dụng của đạo hàm cho học sinh trung học phổ thông. Mỗi nghiên cứu đều đặt ra các phương pháp và kỹ thuật phân hóa cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo ra môi trường học tập phù họp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm học sinh. Các nghiên cứu này cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển phương pháp giảng dạy linh hoạt và hiệu quả trong hệ thống giáo dục trung

<b>4. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học phân hóa.

- Nghiên cứu thực trạng dạy học phân hóa tại trường Trung học Phổ thông.

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Đê xt một sơ biện pháp dạy học phân hóa chủ đê Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng theo chương trình giáo dục phố thơng 2018.

- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

<b>5. Câu hỏi nghiên cứu</b>

- Dạy học phân hóa là gì? Đặc điểm, cấu trúc của dạy học phân hóa, có bao nhiêu cách dạy học phân hóa và quy trình dạy học phân hóa diễn ra như thế nào?

- Làm thế nào để dạy học phân hóa chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cho học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?

- Hiệu quả đạt được khi dạy học phân hóa chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt cho học sinh lớp 10 phẳng theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

<b>6. Đổi tượng, khách thế nghiên cứu</b>

- Đổi tượng nghiên cứu: Dạy học phân hóa chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học theo hướng phân hóa tại trường THPT Phú Xuyên A, Huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.

<b>7. Giả thiết nghiên cún</b>

Nếu thiết kế các hoạt động dạy học và tổ chức được lớp học phân hóa trong dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” trong chương trình mơn Tốn lớp 10, giáo viên có thề trang bị các kiến thức phù hợp với khả năng của mỗi học sinh, đồng thời có thể giúp học sinh phát triển tối đa tiềm nàng cá nhân, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tốn 10 ở trường THPT.

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiếm định lại tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học theo hướng phân hóa

chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cho học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

<b>10. Cấu trúc luận văn</b>

Ngoài phần Mớ đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Chương 2. Thiết kế một số hoạt động dạy học theo định hướng phân hóa chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN1.1. Cơ sờ lý luận về dạy học phân hóa</b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm dạy học phân hóa</b></i>

Dạy học phân hóa là xu hướng dạy học hiện đại trên thế giới, là xu thế của giáo dục tồn cầu. Dạy học phân hóa là một phương pháp giáo dục hiện đại,

nhắm đến việc cá nhân hóa q trình học tập dựa trên nhu cầu, khả năng và sở thích của mỗi học viên. Trong mơi trường học tập đa dạng ngày nay, việc tiếp cận và đáp ứng nhu cầu học tập đặc thù của từng cá nhân không chỉ là một thách thức mà còn là một nhu cầu cấp thiết. Khi áp dụng phương pháp dạy học phân hóa, giáo viên khơng cịn giảng dạy theo một mơ hình chung mà thay vào đó, họ thiết kế bài học dựa trên khả năng tiếp thu, sở thích và mục tiêu học tập cá nhân của học viên.

Dạy học phân hóa khơng chỉ đề cao việc truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng phát triển kỹ năng sống, kỳ năng làm việc nhóm, kỳ năng giải quyết vấn đề... thông qua các phương pháp dạy và học đa dạng như dự án, nghiên cứu, thảo luận nhóm.

Cơng nghệ thơng tin, với các cơng cụ học tập trực tuyến, phần mềm hỗ trợ giáo dục, đã trở thành một trợ thủ đắc lực trong việc triển khai dạy học phân

hóa, giúp tạo ra mơi trường học tập linh hoạt và cá nhân hóa.

Theo từ điển Tiếng Việt, “phân hóa” là “chia” ra thành nhiều bộ phận khác hẳn nhau [18]. Phân hóa có thể được hiểu là một hoạt động trong đó cần phải phân loại và tách rời các đối tượng, sau đó tổ chức, áp dụng nội dung, phương

pháp và hình thức phù hợp với các đối tượng đó nhằm đạt được hiệu quả cao. Có nhiều tiêu chí để “chia”, trong phạm vi của đề tài luận văn này, các đối tượng được chia theo năng lực và nhu cầu học tập sao cho phù họp với yêu càu cần đạt của nội dung bài học để đạt được hiệu quả cao nhất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Theo [21], hai tác giả Jenifer Fox và Whitney Hoffman cho răng dạy học phân hóa là phương pháp dạy học cơng bằng, thông minh và linh hoạt để tiếp cận với hoạt động dạy và học.

Bên cạnh đó [19], phương pháp dạy học phân hóa cũng đặt ra thách thức cho giáo viên về mặt quản lý lớp học và thời gian. Việc cần phải chú trọng đến từng học viên, đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân của họ có thể dần đến việc tăng cường áp lực công việc và yêu cầu giáo viên phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng sư phạm.

Theo [8], tác giả Lê Hoàng Hà cho rằng dạy học phân hóa là một phương pháp dạy học tập trung thiết kế bài giảng và thực hiện các hoạt động dạy học dựa trên tình hình thực tế của học sinh, dựa trên những đặc điểm khác biệt cúa nhóm đối tượng hoặc cá nhân học sinh về năng lực, điều kiện, hồn cảnh học tập, sở thích, ... Nhờ vào việc áp dụng dạy học phân hóa, người học có thế đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập.

Theo Vũ Thị Thanh Huyền, dạy học phân hóa là cách thức dạy học yêu cầu phải được tố chức và tiến hành các hoạt động dạy học dựa trên sự khác biệt của người học về năng lực, nhu cầu, các điều kiện học tập nhằm tạo điều kiện để người học có thể phát triển tốt nhất, đảm bảo tính cơng bằng trong giáo dục

Dương Thị Thùy quan niệm dạy học phân hóa là quan điểm dạy học mà trong hoạt động dạy học, giáo viên phải giảng dạy phù hợp với nhu cầu, năng lực và phong cách học tập của mồi người học, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người học đều được tiếp nhận tri thức và phát triến năng lực [17].

Tóm lại, dạy học phân hóa là phương pháp tiên tiến, nhắm đến mục tiêu phát triến toàn diện cho mồi học viên, thông qua việc tạo ra mơi trường học tập cá nhân hóa, linh hoạt. Sự thành công cùa phương pháp này phụ thuộc lớn vào sự sáng tạo, kiên nhẫn và cam kết của giáo viên cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc cung cấp nguồn lực và hỗ

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

trợ cần thiết để triển khai hiệu quả. Q trình này địi hởi một sự thay đổi về tư duy và cách thức tổ chức giảng dạy, từ mơ hình giáo dục truyền thống sang một mơ hình linh hoạt, cá nhân hóa hon, đặt học viên vào tâm điểm của quá trình giáo dục.

Phương pháp dạy học phân hóa khơng chỉ mang lại lợi ích cho học viên bằng cách tối un hóa cơ hội học tập cho từng cá nhân, mà còn giúp giáo viên nhận thức được giá trị và tiềm năng đa dạng tồn tại trong mỗi lớp học. Thông qua việc áp dụng các chiến lược dạy học sáng tạo và phù hợp, giáo viên có thế kích thích sự hứng thú, tạo động lực cho học viên, giúp họ không chỉ đạt được những tiêu chuẩn học tập mà còn hỗ trợ phát triển các kỹ năng mềm quan trọng. Trong bối cảnh giáo dục toàn cầu ngày càng nhấn mạnh vai trò của sự sáng tạo, tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm, việc thực hiện dạy học phân hóa càng trở nên quan trọng. Nó khơng chỉ giúp học viên chuẩn bị tốt hơn cho thế

giới đang thay đổi nhanh chóng bên ngồi trường học mà cịn góp phần xây dựng một xã hội học tập, nơi mồi cá nhân đều có cơ hội phát triến tối đa tiềm năng của mình.

Thách thức lớn nhất của dạy học phân hóa có lẽ nằm ở việc cân bằng giữa mục tiêu cá nhân hóa giáo dục và đàm bảo một tiêu chuẩn giáo dục chất lượng cho tất cả học sinh. Điều này đòi hởi sự đầu tư từ các bên liên quan: từ việc đào tạo giáo viên, cung cấp tài nguyên giáo dục đến việc phát triển một hệ thống đánh giá toàn diện nhằm đo lường hiệu quả giáo dục một cách chính xác.

Như vậy, có thể quan niệm: Dạy học phân hóa là một quan điểm dạy học

<i>yêu cầu phải tô chức và triền khai các hoạt động dạy học dựa trên sự khác biệt của người học về năng lực, nhu cầu, sở thích và điều kiện học tập của nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có của người học, đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, đảm bảo quyền được tiếp cận kiến thức, quyền được học của mỗi người.</i>

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>ỉ.1.2. Cff sở khoa học của dạy học phân hóa</b></i>

<i>1.1.2.1. Cơ sở giáo dục học</i>

Dạy học phân hóa là một phương pháp giảng dạy đáp ứng đa dạng nhu cầu học tập của các học sinh trong một lớp học. Phương pháp này dựa trên những cơ sờ khoa học vững chắc, nhằm mục tiêu tạo ra một môi trường học tập hiệu quả và công bằng cho mọi người. Cơ sở thứ nhất là lý thuyết đa trí thơng minh của Howard Gardner. Gardner cho rằng mồi cá nhân có một sự kết hợp độc đáo của nhiều loại trí thơng minh như ngơn ngữ, tốn học, âm nhạc, và cảm xúc. Việc nhận biết và phát triển mồi loại trí thơng minh này trong q trình dạy và học giúp học sinh có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Cơ sở thứ

hai là lý thuyết khác biệt cá nhân, nêu bật tầm quan trọng cùa việc nhận biết sự khác biệt ở mồi học sinh về mặt năng lực, phong cách học tập, quan tâm và nhu cầu. Việc áp dụng dạy học phân hóa giúp giáo viên có thế tùy chỉnh phương pháp giảng dạy và tài liệu học đế phù hợp với từng cá nhân. Cơ sở thứ ba là nghiên cứu về tăng trưởng não bộ và học tập. Não bộ của mồi học sinh phát triển theo những cách khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng học tập và tiếp thu kiến thức. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân hóa quá trình học tập. Cuối cùng, cơ sỡ thứ tư là nghiên cứu về tâm lý học xã hội, chỉ ra rằng mơi trường học tập tích cực, nơi học sinh cảm thấy được hỗ trợ và đánh giá cao, có thể thúc đẩy sự tham gia và học hỏi. Dạy học phân hóa tạo điều kiện cho mỗi học sinh được tiếp cận với học liệu một cách tích cực và có ý nghĩa nhất. Tổng kết lại, dạy học phân hóa dựa trên những cơ sở khoa học chắc chắn,

nhằm hướng đến việc tạo nên một môi trường học tập đáp ứng được nhu cầu và khả năng của mồi học sinh, từ đó tối đa hóa tiềm năng học tập của họ. Nguyên tắc này thế hiện ý niệm về việc phân chia các hoạt động dạy học theo nhu cầu, cụ thể: bảo sự phù họp nhóm và sự phù họp cá nhân, bảo đảm sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong quá trình giảng dạy

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Mồi cá nhân đều có sự khác biệt về phẩm chất tâm lý, có hồn cảnh sống, có sức khỏe, có trí thơng minh, nền tảng tri thức, có phong cách học tập và mục tiêu học tập là khác nhau, ... Do đó, khả năng học tập mỗi cá nhân cũng sẽ không giống nhau. Nếu biết tôn trọng sự khác biệt và dạy học theo năng lực cùa mồi cá nhân trong dạy học, chúng ta có thể giảm thiểu được sự chênh lệch về năng lực tiếp thu và khả năng vận dụng tri thức mới giữa các học sinh.

<i>1.2.2.2. Cơ sở tâm lí học</i>

Sự thể hiện nhân cách của con người bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thần kinh thơng qua các đặc tính của thái độ và hành vi. Dựa trên điều này, các nhà tâm lý học phân loại nhân cách của con người thành hai dạng: hướng nội và hướng ngoại. Những người có nhân cách hướng ngoại thường quan tâm chủ yếu thế giới xung quanh, rất năng nổ, thích hoạt động và dễ bị ảnh hường bởi sự thành công và thất bại. Người có nhân cách hướng nội thường sống tập trung ý nghĩ và cảm xúc vào nội tâm, ít quan tâm đến thế giới xung quanh, sổng theo

tâm lý và có khả năng cảm nhận đa cảm [11].

Cường độ và tốc độ phản ứng của học sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nhân cách hướng nội hay hướng ngoại của học sinh đó.

về mặt cảm xúc, những học sinh hướng ngoại thường tỏ ra phấn khích, sơi nổi, thân thiện và dễ vui, buồn. Tuy nhiên, cảm xúc của họ lại không ổn định, không bền và không sâu sắc nhưng họ lại dễ dàng thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh. Các học sinh hướng nội thường có mối quan hệ điềm đạm, bình thản và sâu sắc, thường dễ đồng cảm với người khác. Xúc cảm của họ phát triến chậm nhưng rất mạnh mẽ, sâu sắc và bền vững. Tuy nhiên, họ giao tiếp không rộng và thường gặp khó khăn trong việc ứng phó khi gặp các hồn cảnh mới. Thơng qua q trình học tập và hoạt động tự học, mỗi học sinh có thể tự điều chỉnh và khắc phục các khuyết điểm trong tính cách của mình. Do đó, các nhà giáo dục cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng môi trường

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

giáo dục tích cực, đồng thời phải chú ý theo dõi và hỗ trợ học sinh phát triển các điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu cùa bản thân.

<i>1.1.2.3. Thuyết Đa trí tuệ trong dạy học phân hóa</i>

Thuyết Đa trí tuệ của nhà tâm lý học người Mỹ Howard Gardner (1983) đưa ra tám loại hình trí tuệ khác nhau. Theo ơng, mỗi loại trí tuệ này cần được cơng nhận là có giá trị ngang nhau, là nền tảng tạo nên những sự đa dạng của các loại năng lực đối với mỗi cá nhân. Việc công nhận giá trị của từng loại trí tuệ này giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về sự đa dạng của khả năng con người

Thuyết này đã mang lại cách nhìn cần thiết, thúc đẩy sự nhận thức của các trường học và giáo viên về tàm quan trọng của việc coi trọng sự đa dạng về trí thơng minh ở mồi học sinh. Thực tế đã chứng minh rằng, tất cả học sinh bình thường, khơng có khuyết tật nào đều có khả năng học và nắm được chương trình giáo dục phổ thơng. Nhưng, giữa các học sinh lại có những sự khác biệt về đặc điếm tâm lý cá nhân khiến cho mồi học sinh lại có những sở thích và hứng thú khác nhau, có sở trường khác nhau... Mồi học sinh cũng có nhịp độ và khả năng nhận thức khác nhau, do đó các học sinh có tốc độ học tập khác nhau và cách thức học tập khơng giống nhau, về sở thích, có những học sinh thích học các mơn Khoa học, một số khác lại thích mơn Âm nhạc, Thể dục...; có những học sinh học tốt nhất khi có một mình, trong khi một số khác lại thành công khi học tập theo nhóm... Những khác biệt giữa các cá nhân vơ cùng đa dạng và có thể thấy thơng qua nhiều yếu tố ví dụ như phương pháp, cách thức học tập của học sinh; khả năng nhận thức, trình độ nhận thức; những khó khăn thường gặp; sự hứng thú, niềm dam mê của học sinh; ...[20].

<i><b>1.1.3. Tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa</b></i>

Trong tài liệu [14], tác giả Nguyễn Bá Kim đã đưa ra các tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa như sau:

<i>(i) Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lóp làm nền tảng.</i>

<small>11</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Mỗi học sinh có trình độ phát triển về mọi mặt là khác nhau. Vì vậy, giáo viên cần nhận thức được trình độ phát triển của từng cá nhân cũng như trình độ chung của cả lớp, từ đó lựa chọn các nội dung và thiết kế các hoạt động dạy học một cách phù hợp.

<i>(ii) Sử dụng những biện pháp phân hóa đê đưa học sinh yếu kém lên trĩnh độ chung.</i>

Đối với học sinh yếu kém là đối tượng học sinh có những thiếu hụt về kiến thức, trong q trình dạy học giáo viên cần phải phát hiện và nhận ra được những học sinh đó và dành nhiều thời gian, công sức hơn để thiết kế các hoạt động học tập riêng để rèn luyện kỹ năng cơ bản, giúp đỡ các em học sinh yếu kém bù đắp các lồ hổng kiến thức, lĩnh hội được những kiến thức cơ bản và đạt được mục tiêu học tập. Qua đó, giúp các em tiến bộ để có thể hịa nhập vào học tập chung theo trình độ chung của lớp.

<i>(Ui) Có các biện pháp phân hóa về nội dung và phương pháp giúp học sinh khá giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt yêu cầu cơ bản.</i>

Trong hoạt động dạy học, giáo viên cần bố sung những nhiệm vụ nâng cao cho các học sinh có trình độ khá, giỏi để có thể phát huy và phát triển được tối đa năng lực tư duy của học sinh.

Tư tưởng dạy học phân hóa đặt nguyên lý công bằng giáo dục lên hàng đầu, nhấn mạnh vào việc tạo điều kiện cho mỗi học sinh, bất kể năng lực ban đầu, đều có cơ hội để phát triển tối đa. Trong đó, việc phân hóa về nội dung và phương pháp giúp học sinh khá giỏi đạt được những thành tích cao là một phần khơng thế thiếu. Phân hóa về nội dung cho học sinh khá giỏi thường liên quan đến việc cung cấp các tài liệu, bài học sâu hơn, phức tạp hơn so với chương trình chuấn. Thay vì chì dừng lại ở việc hiếu biết cơ bàn, học sinh được thách thức bằng các dự án nghiên cứu, thực hành tự lập, hay những cuộc thảo luận sâu hơn về lý thuyết hay ứng dụng thực tế của kiến thức đã học. Đối với phương pháp, việc phân hóa có thể bao gồm việc áp dụng các phương pháp dạy học tích

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cực như dạy học dự án, học qua trải nghiệm, hợp tác học, hoặc dạy học ngược (flipped classroom) cho học sinh khá giỏi. Các phương pháp này không những giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế mà còn thúc đấy khả năng tự học, tư duy phê phán và sự sáng tạo. Biện pháp phân hóa khơng chỉ là việc điều chỉnh nội dung và phương pháp sao cho phù hợp với năng lực học sinh khá giỏi mà còn là cách thể hiện cam kết trong việc đảm bảo mồi học sinh đều đạt được tiềm năng cao nhất của mình. Qua đó, dạy học phân hóa khơng chi tạo điều kiện đế học sinh khá giỏi đạt được yêu cầu cơ bản mà còn chinh phục những yêu cầu nâng cao, từng bước hiện thực hóa ước mơ và định hướng tương lai cùa bản thân [6]. Trong q trình dạy học phân hóa, giáo viên có thể “chia” lóp học thành nhiều phần khác nhau để đạt hiệu quả cao trong giờ học. Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể “chia” nội dung dạy học thành nhiều hoạt động với mục các tiêu khác nhau, đồng thời “chia” người học thành nhiều “đối tượng” riêng biệt dựa trên trình độ của họ để áp dụng biện pháp dạy học phù hợp với

từng “đối tượng”.

<i><b>1.1.4. Các cấp độ dạy học phân hóa</b></i>

Dạy học phân hóa là một phương pháp giáo dục mà ở đó, giáo viên điều chỉnh quá trình giảng dạy để phù họp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh. Phân hóa có thể được áp dụng ở hai cấp độ: vi mô và vĩ mô, từng cấp độ mang lại cách tiếp cận và ảnh hưởng khác nhau tới quá trình học.

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim [14] thì:

<i><b>Cấp độ vi mơ</b></i>

o cap độ vi mơ, phân hóa tập trung vào việc điêu chỉnh các yêu tô cụ thê trong phòng học để hồ trợ cá nhân học sinh. Điều này bao gồm việc tùy chỉnh nội dung học tập, phương pháp giảng dạy, và sản phẩm của quá trình học. Giáo viên có thể sắp xếp học sinh vào các nhóm nhỏ dựa vào năng lực và sờ thích để thực hiện các hoạt động học tập, hoặc thay đổi đề tài và tốc độ giảng dạy tuỳ thuộc vào nhận thức của từng học sinh. Phân hóa ở cấp độ vi mơ địi hỏi giáo

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

viên phải quan sát kỳ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về từng học sinh, để từ đó đáp ứng một cách hiệu quả nhất.

nhiều giáo viên, bộ phận quân lý trường học và cả hệ thống giáo dục.

<i><b>1.1.5. Một số hình thức dạy học phân hóa trong mơn Tốn1.1.5.1. Một số hĩnh thức dạy học phân hóa ở cấp vĩ mơ</b></i>

Theo Nguyễn Hữu Châu, các hình thức dạy học phân hóa [7]:

<i>(i) Phân han: Là hình thức </i>tổ chức dạy học hiện đang phổ biến trên phạm vi toàn quốc. Mồi ban được xác định dựa trên một nhóm mơn học liên quan đến các lình vực và ngành nghề xã hội cụ thể. Với mồi ban, thời lượng dạy học và nội dung chương trình cũng như khối lượng kiến thức được giảng dạy ở các

môn học sẽ được phân chia khác nhau.

<i>(ii) Dạy học tự chọn: Các mơn học và chương trình bắt buộc xây dựng nền </i>

tảng tri thức cơ bản cho học sinh. Cịn nhóm các mơn học, chương trình tự chọn thì đáp ứng sự khác biệt về tâm sinh lý của học sinh, đáp ứng nhu cầu, sở thích, hứng thú, niềm dam mê và mục tiêu học tập của các đối tượng học sinh khác nhau.

<i>(Ui) Phân han kết hợp với dạy học tự chọn: Đây là một phương pháp </i>hiệu quả để tạo ra môi trường giáo dục linh hoạt và thú vị cho học sinh, cho phép học sinh lựa chọn các môn học và chủ đề theo sở thích cá nhân, khám phá sâu vào lĩnh vực mà họ quan tâm. Điều này không chi giúp tăng cường kiến thức

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

của họ, mà cịn khun khích sự ham mn tự nghiên cứu và sáng tạo. Học sinh có thể phát triển kỹ năng riêng biệt, xây dựng niềm tin vào bản thân và khám phá tiềm năng cá nhân.

<i>(iv) Dạy học cá nhân: </i>Yêu cầu phân hóa trong dạy học đã tạo ra xu hướng “Dạy học tập trung vào sự khác biệt cá nhân”.

<i><b>1.1.5.2. Một số hình thức dạy học phân hóa ởcẩp vi mơ</b></i>

<i>(i) Phân hóa theo hứng thú của người học: Tổ </i>chức quá trình học tập dựa trên sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu, nghiên cửu và khám phá kiến thức. Nhóm học sinh có cường độ hứng thú cao sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu và sáng tạo độc lập, trong khi nhóm có cường độ hứng thú thấp sẽ được yêu cầu làm theo mô hình đã cho. Khi các học sinh đã có sự quan tâm và khám phá về một khía cạnh kiến thức nào đó, giáo viên có thế đặt ra những câu hỏi khỏ đế khuyến khích các em tiếp tục khám phá.

<i>(ii) Phân hóa theo sự nhận thức của người học: Phân hóa dựa trên sự khác </i>

biệt về nhịp độ nhận thức của cá nhân hay từng nhóm đối tượng. Trong một lóp, có thể chia thành ba nhóm có nhịp độ nhận thức khác nhau là: nhanh, trung

bình và chậm.

<i>(iii) Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học: Đối </i>

với nhóm học sinh có nhu cầu học tập cao, mong muốn khám phá và tìm hiểu tri thức, giáo viên cần đưa ra nhiệm vụ học tập cao hơn và cung cấp thêm những tài liệu, những nội dung học tập, khuyến khích việc tự học và tự nghiên cửu của nhóm đối tượng này. Đối với nhóm học sinh có nhu cầu học tập khơng cao, giáo viên phải lựa chọn và thiết kế nhiệm vụ học tập cơ bản, sát với mục tiêu học tập và kết hợp những vấn đề thực tiễn để thu hút sự chú ý, quan tâm của người học.

<i>(ìv) Phân hóa theo năng lực của người học: Dạy học </i>phân hóa có thể thực hiện bằng cách tổ chức dạy học theo các nhóm học sinh có cùng năng lực, trình

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

độ học tập; chia lóp học thành bơn nhóm học sinh có trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu [22].

<i><b>1.1.6. Vai trị của dạy học phân hóa trong mơn Tốn</b></i>

Tốn học giúp học sinh phát triển trí tuệ, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo, có kỉ luật lao động, phù hợp với nền kinh tế ngày càng phát triển, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của giáo dục của nước nhà. Trong dạy học, các kiến thức tốn học có vai trị quan trọng trong việc vận dụng để bố trợ kiến thức cho các mơn học khác, có thể dùng để tạo tiền đề nghiên cứu nội dung mới, hoặc dùng để củng cố hoặc kiểm tra. Việc dạy toán trong trường THPT làm cho học sinh có hệ thống những kiến thức và kỳ năng tốn học, có kĩ năng, hình thành năng lực phẩm chất đề ứng dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống thường ngày, trong học tập cũng như trong lao động sản xuất.

Điểm mấu chốt của dạy học phân hóa là việc giáo viên tinh tế nhận biết khả năng, điểm mạnh, và điểm yếu của từng học sinh để từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp, giúp học sinh phát triển tối đa.

Mồi học sinh có một bản sắc riêng, một cách học và hiểu bài khác nhau. Giáo trình phân hóa giúp giáo viên xây dựng những bài giảng phù hợp với từng nhóm học sinh, từ những em có khả năng tiếp thu nhanh đến những em cần thêm thời gian và sự hồ trợ đặc biệt. Điều này đảm bào rằng mọi học sinh,

không kể khả năng, đều có cơ hội tiếp cận bài học một cách đầy đủ nhất.

Dạy học phân hóa tạo điều kiện cho học sinh phát triến kỹ năng tự học và tư duy phê phán. Khi học sinh được thách thức ở mức độ phù hợp vói khả năng cá nhân, họ có nhiều cơ hội hơn để tìm tịi, sáng tạo, và phát triến kỹ năng giải quyết vấn đề, điều quan trọng trong việc học mơn Tốn.

Giáo viên có thể quan sát và đánh giá một cách chính xác hơn về quá trình học của mồi học sinh khi áp dụng phương pháp phân hóa. Khi học sinh cảm thấy bài học được thiết kế riêng cho họ, sự động viên và hứng thú với việc học

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

sẽ tăng lên. Dạy học phân hóa giúp tạo ra một mơi trường học tập tích cực, trong đó mồi học sinh cảm thấy mình được quan tâm, hiểu biết, và khích lệ để tiến bộ.

Có thể thấy rằng dạy học phân hóa là một sự lựa chọn tốt để giáo viên có thế quan tâm đến sự khác biệt của học sinh, giúp đỡ từng học sinh, nhằm đảm bảo cho mồi học sinh được phát huy tối đa năng lực cá nhân, sở trường, đồng thời đảm bảo họ theo kịp nhịp độ học tập, phù hợp nhu cầu và sở thích cá nhân.

<i><b>ĩ. ỉ. 7. ưu điểm và nhược điểm khi dạy học mơn Tốn theo hưởng phân hóa ở trường THPT</b></i>

<b>a) l u điểm cùa dạy học phân hóa</b>

Thứ nhất, dạy học phân hóa giúp tăng cường sự tham gia và hứng thú của học sinh. Khi học sinh được học theo cách phù hợp với khả năng và sờ thích, họ sẽ cảm thấy học tập có ý nghĩa hơn, từ đó tăng cường sự tập trung và động lực học tập. Thứ hai, phương pháp này giúp nâng cao hiệu quả học tập. Bằng cách cung cấp nhiệm vụ và hoạt động học tập ở mức độ phù hợp, học sinh có thể phát triển tốt hơn các kỹ năng và kiến thức cần thiết, giảm thiểu tình trạng học sinh cảm thấy quá tải hoặc không đủ thách thức. Thứ ba, dạy học phân hóa đem lại sự cơng bằng trong giáo dục. Mỗi học sinh có cơ hội được học tập theo cách tổt nhất cho bản thân, dẫn tới việc giảm bớt sự chênh lệch về học vấn giữa các học sinh. Cuối cùng, phương pháp phân hóa giáo dục cũng hỗ trợ giáo viên nắm bắt được nhu cầu và khả năng của học sinh một cách tốt hơn, từ đó định hướng được phương pháp giảng dạy hiệu quả, mang lại kết quả giáo dục ốn định và lâu dài.

Dạy học phân hóa là phương pháp giảng dạy cho phép học sinh tham gia vào quá trình tiếp thu tri thức một cách chủ động, sáng tạo và xây dựng hiểu biết theo cách của riêng mình. Qua đó, nâng cao khả năng sáng tạo, tự tin, và

sự tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức.

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Dạy học phân hóa giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập, xóa bỏ khoảng cách giữa các đối tượng học sinh. Những học sinh có trình độ nhận thức thấp và học sinh khá giởi đều tham gia vào quá trình tìm hiểu yêu cầu và nội dung của bài học. Đồng thời, cách tiếp cận này cũng có thể kích thích và tạo hứng thú cho học sinh khá giỏi, để họ có thể phát triển tồn diện các khả năng và trí tuệ của mình mà khơng gây nhàm chán.

<b>b) Khó khăn trong dạy học phân hóa</b>

Khó khăn đầu tiên là dạy học phân hóa địi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và công sức của giáo viên để chuẩn bị và thiết kế kế hoạch dạy học. Việc thiết kế các bài học theo hướng phân hóa khơng chỉ u cầu kiến thức chun mơn sâu rộng, mà cịn địi hỏi khả năng tổ chức thơng tin, lựa chọn các hoạt động phù hợp và thiết kế bài giảng để mang lại hiệu quả cao.

Khó khăn thứ hai trong dạy học phân hóa là tổ chức lóp học với sĩ số đơng và đổi tượng phân hóa đa dạng, số lượng học sinh trong mồi lớp ngày càng tăng, và các em có trình độ, năng lực khác nhau, gây ra thách thức cho việc triển khai kế hoạch dạy học phân hóa. Với sĩ số lóp quá cao, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp sự chú ý đối với cá nhân và hồ trợ riêng cho từng học sinh. Việc theo kịp tiến trình giảng dạy và kiểm tra hiệu quả học tập của từng học sinh cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

<b>1.2. Phân tích chủ đề Phưig pháp tọa độ trong mặt phẳng trong hình học 10</b>

<i>( i) Nội dung</i>

Trong Chương trình Giáo dục Phổ thơng 2018, cụ thể là trong bộ sách Kết

<i>nổi tri thức với cuộc sống, nội dung của chủ đề được chia ra thành 4 bài học </i>

Bài 19. Phương trình đường thẳng.

Bài 20. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng, góc và khoảng cách.Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ.

18

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Bài 22. Ba đường conic,

<i>( ii) Yêu cầu cần đạt chù đề Phương pháp tọa độ trong mặt phang</i>

Mức độ cần đạt về kiến thức và kĩ năng của nội dung chương trình dạyhọc:

<i>Bài 19. Phương trình đường thẳng.Mức độ 1. Nhận biết.</i>

- Nêu được khái niệm vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương của đường thẳng;

- Nhận dạng được phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng;

- Xác định được vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương cùa một đường thẳng khi biết phương trình;

<i>Mức độ 2. Thơng hiểu.</i>

- Viết được phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng khi biết một số yếu tố: Tọa độ một điểm và một vectơ pháp tuyến, vectơ chỉ phương; tọa độ hai điểm cho trước.

- Chuyển dạng phương trình đường thẳng (từ phương trinh tham số thành phương trình tổng quát và ngược lại).

<i>Mức độ 3. Vận dụng.</i>

- Tổng hợp được các kiến thức để viết phương trình đường thẳng.

<i>Bài 20. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng. Góc và khoảng cách.Mức độ 1. Nhận biết.</i>

- Nhận biết được vị trí tương đối của hai đường thẳng.

- Nhận biết cơng thức tính khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.- Nhận biết cơng thức tính góc giữa hai đường thẳng

<i>Mức độ 2. Thơng hiểu.</i>

- Xác định được vị trí tương đối của hai đường thẳng: hai đường thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau, vng góc với nhau;

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Tính được góc giữa hai đường thăng căt nhau;

- Vận dụng được cơng thức để tính khoảng cách từ một điểm đến mộtđường thăng.

- Tìm giao điểm của hai đường thẳng.

- Tìm điều kiện cùa tham số m để hai đường thẳng song song hoặc vng góc (trong trường hợp đơn giản).

- Nhận dạng được phương trình đường trịn.

- Xác định được tâm và bán kính của đường trịn.

- Viết được phương trình của đường trịn khi biết tâm và bán kính.

<i>Mức độ 2. Thơng hiêu.</i>

- Xác định được phương trình đường trịn khi biết tâm và điểm đi qua.

- Xác định được phương trình đường trịn khi biêt đường kính AB (A, B có tọa độ cho trước).

- Xác định được phương trình đường trịn khi biết tâm và tiếp xúc vớiđường thăng cho trước.

- Viết được phương trình tiếp tuyến của đường tròn khi biết tọa độ tiếpdiêm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

- Nêu được định nghĩa đường elip, đường parabol, đường hypebol trong mặt phẳng tọa độ.

Trong quá trình học tập phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, học sinh được tiếp cận với hệ tọa độ Descartes, một cơng cụ tốn học mạnh mẽ cho phép biểu diễn các điểm và đường thẳng trên mặt phẳng bằng các cặp số (x;y). Hệ tọa độ này không chỉ giúp họ biếu diễn đồ thị các hàm số một cách trực quan mà còn là nền tảng cho việc giải các bài toán liên quan đến các đối tượng trong khơng gian hai chiều.

Một trong những khía cạnh quan trọng của phương pháp tọa độ là khả năng giải các bài tốn liên quan đến vị trí tương đối của các điểm trong mặt phắng. Học sinh được yêu cầu làm quen với cách tính khoảng cách giữa hai điểm, tìm tọa độ điểm chia đoạn thẳng một cách tỉ lệ, và giải các bài toán về phân tích vị trí tương đối của các đối tượng. Bằng cách áp dụng kiến thức về tọa độ và các phương pháp liên quan cỏ thể giải quyết các bài tốn thực tế như

<small>21</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tính khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ, xác định tọa độ của một đối tượng trong khơng gian hai chiều.

Ngồi ra, phương pháp tọa độ cịn là cơng cụ quan trọng trong việc giải các bài tốn về hình học trong mặt phẳng. Học sinh được yêu cầu làm quen với cách biểu diễn đồ thị của các hình học cơ bản như đường thẳng, parabol, và hình ellipse. Học sinh cũng học cách giải các bài tốn về tính chất của các hình học như tính tiết diện của các hình vng, hình chữ nhật, và tam giác trên mặt phắng tọa độ. Nhờ vào phương pháp tọa độ, học sinh có thế tiếp cận với các bài tốn hình học một cách trực quan và hiệu quả.

Việc đảm bảo rằng chương trình Tốn lớp 10 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 là rất quan trọng để đảm bảo rằng học sinh có đủ kiến thức và kỳ năng cần thiết cho sự phát triển tồn diện. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng khơng chỉ là một phần quan trọng của chương trình Tốn mà cịn là một cơng cụ quan trọng trong việc phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Đồng thời, việc áp dụng phương pháp này vào thực tế cũng giúp họ hiểu rõ hơn về vai trị và ý nghĩa của Tốn trong cuộc sống hàng ngày.

<b>1.3. Thực trạng dạy học theo hướng phân hóa ở trường THPT hiện nay </b>

<i>1.3.2.1. Mục đích khảo sát</i>

Tiến hành khảo sát sự nhận thức của giáo viên và học sinh tại trường THPT về các phương pháp giảng dạy tích cực, đồng thời đánh giá tình hình học tập mơn Tốn thơng qua việc tập trung vào chủ đề “Phương pháp toạ độ trong mặt phắng”. Trong q trình nghiên cứu này, chúng tơi sẽ phân tích mức độ nhận

thức của giáo viên về dạy học phân hóa, phương pháp giảng dạy và xem xét liệu chúng có kích thích sự húng thú của học sinh trong việc học mơn Tốn hay khơng, cũng như những động cơ học tập của học sinh là gì. Ket quả của nghiên cứu này sẽ được sử dụng như một cơ sở để đề xuất các phương pháp giảng dạy được tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu học tập đa dạng của các học sinh.

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>1.3.2.2. Nội dung khảo sát</i>

Nghiên cứu về mức độ nhận thức và thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực của giáo viên mơn Tốn tại trường THPT, cùng với việc đánh giá tình hình học tập của mơn Tốn và khảo sát về động cơ hứng thú cùa học sinh trong việc tham gia giờ học Toán, đồng thời xem xét sự cần thiết của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và phân hóa trong giảng dạy.

<i>1.3.2.3. Phương pháp khảo sát</i>

Khảo sát tiến hành bằng các bước dự giờ học của giáo viên.

<i>1.3.2.4. Đổi tượng khảo sát</i>

+ Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn Tốn ờ các trường THPT+ Các cán bộ quản lý ở các trường cấp THPT;

+ Học sinh các trường THPT.

<i>1.3.2.5. Ket quá khảo sát</i>

Đa số giáo viên hiều đúng về bản chất của dạy học phân hóa và đã nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của năng lực dạy học phân hóa. 100% giáo viên cho rằng dạy học phân hóa là một định hướng quan trọng và cần thiết trong dạy học mơn tốn THPT. Cụ thể là:

<b>Băng 1.1. Vai trò của dạy học phân hóa mơn tốn THPT</b>

<b>Định hướng</b>

<b>Mức độ cần thiết (tỷ lệ %)</b>

<b>Rất cần thiếtCần thiếtKhông cần thiết</b>

Xét riêng trong dạy học nội dung Phương pháp toạ độ trong mặt phăng theo định hướng phân hóa, 100% giáo viên được hịi đều thống nhất quan điểm cần thiết phải thực hiện dạy học phân hóa.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Bang 1.2. Vai trị của dạy học phân hóa chủ đê Phương pháp toạ độ trong</b>

<b>mặt phăng</b>

<b>Định hướng</b>

<b>Mức độ cần thiết (tỷ lệ %)</b>

<b>Rất cần thiếtCần thiếtKhông cần thiết</b>

<b>Bảng 1.3. Mức độ thường xuyên thực hiện dạy học phân hóa mơn TốnTHPT</b>

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Bảng 1.4. Băn chât của dạy học phân hóa</b>

1 <sup>Dạy học phân hóa tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu học </sup>

tập, khả năng và phong cách học của từng học sinh. <sup>10</sup>

Sử dụng các tài liệu, công cụ học tập và kỳ thuật giảng dạy khác nhau đế tạo ra một môi trường học tập phù hợp và đa dạng.

Dạy học phân hóa khơng chỉ giúp học sinh tiếp cận kiến

thức một cách hiệu quả hơn mà cịn khuyến khích sự tự lập và tự tin trong quá trình học tập. Bằng cách tạo điều kiện

cho học sinh tham gia vào quá trình học tập theo cách của

riêng họ, dạy học phân hóa giúp họ phát triển kỹ năng tự học và tự quản lý học tập, từ đó tạo ra những thành tựu bền

Như vậy, mặc dù đa số giáo viên nhận thức đúng về dạy học phân hóa và xác định được tầm quan trọng của định hướng dạy học này nhưng khi thực hành thiết kế các hoạt động dạy học mơn Tốn, rất ít giáo viên quan tâm đến việc quán triệt dạy học phân hóa. Mặc dù vậy, qua trao đồi phỏng vấn trực tiếp chúng tôi nhận thấy, giáo viên đã tiếp cận dạy học phân hóa thông qua việc ra thêm các bài tập nâng cao dành cho học sinh có năng khiếu hoặc giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong một số tình huống dạy học nảy sinh trên lớp học.

Để lí giải nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi tim hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện dạy học phân hóa mơn Tốn ở THPT và thu được kết quả như sau:

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>Báng 1.5. Những khó khăn khi dạy học phân hóa mơn Tốn ờ THPT</b>

1 Chưa từng được tiếp cận với định hướng dạy học phân hóa <sub>6,7%</sub>2

Chưa được trang bị nhũng kiến thức và kĩ năng sư phạm

Thói quen thiết kế kế hoạch bài học theo hưóng truyền thống

Cho rằng việc dạy học phân hóa mơn tốn ở THPT là khơng

Kêt quả phân tích ở trên cho thây một trong hai khó khăn lớn nhât khi thực hiện dạy học phân hóa mơn Tốn ở THPT đối với giáo viên là do giáo viên chưa được trang bị những kiến thức và kĩ năng sư phạm cơ bản về dạy học phân hóa. Từ đó đi đến thói quen thiết kế các hoạt động dạy học đồng loạt. Tìm hiểu thêm về các cách thức tiếp cận với định hướng dạy học phân hóa, chúng tơi được biết hầu hết giáo viên chỉ tiếp cận dạy học phân hóa thông qua các chủ trương, định hưởng hoặc các văn bản cúa ngành, của trường chứ chưa được thụ hưởng, bồi dưỡng một cách bài bản về dạy học phân hóa.

Tìm hiếu yếu tố giáo viên thường dùng để phân loại học sinh, chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên (22/30) đều lựa chọn yếu tố trình độ nhận thức để làm căn cứ phân loại. Theo đó, có thể tạm chia học sinh trong lớp thành ba nhóm đối tượng chù yếu: học sinh yếu kém; học sinh trung bình; học sinh khá giỏi. Số ít giáo viên lựa chọn các yếu tố, sở thích, phong cách học để làm căn cứ phân loại. Nhưng cũng có Thầy (cơ) đồng nghĩa dạy học phân hóa với dạy học nhóm hoặc dạy học cá nhân.

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Bảng 1.6. Khăo sát học sinh vê mức độ muôn tham hoạt động dạyhọc phân hóa</b>

<b>số lượngTỉ lệ •</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>Kết luận Chương 1</b>

Trong chương này, tác giả đã làm sáng tở cơ sớ lý luận vê dạy học phân hóa: các khái niệm, những tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa, những cấp độ và hình thức, vai trị của dạy học phân hóa, ... về sơ sở thực tiễn tác giả đã tìm hiếu được thực trạng dạy và học mơn Tốn hiện nay ở các trường THPT, đánh giá được ưu nhược điếm. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, tác giả nhận thấy dạy học phân hóa là hướng tới các giá trị riêng của mỗi học sinh trên cơ sở những giá trị chung về năng lực và các phẩm chất khác theo mục tiêu của giáo dục. Dạy học theo quan điềm dạy học phân hóa địi hởi giáo viên trong q trình dạy học không tiến hành giảng dạy chung chung mà cần phải thay đổi và thích nghi với sự đa dạng của học sinh, tối ưu hóa sự trưởng thành của từng học sinh góp phần đáp ứng cơng cuộc tiếp tục đối mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phấm chất, năng lực của người học mà nghị quyết của Đảng đã đề ra. Do vậy, nhiệm vụ của giáo viên tìm ra con đường, biện pháp để dạy học phân hóa đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới.

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SÓ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA CHỦ ĐÈ PHƯƠNG PHÁP TỌA Độ TRONG MẶT PHẲNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHƠ THƠNG 2018</b>

<b>2.1. Một số định hướng dạy học theo định hướng phân hóa trong mơn Tốn</b>

<i><b>2.1.1. Định hướng 1: Dạy học phân hóa phải xác định được nhu cầu của người học</b></i>

Trong quá trình áp dụng phương pháp dạy học phân hóa, việc xác định rõ nhu cầu của người học là yếu tố then chốt đem lại thành công cho sự phát triển cùa mồi học sinh. Mồi cá nhân đều có khả năng, sở thích, và mục tiêu học tập khác nhau. Do đó, việc nắm bắt đúng nhu cầu học tập sẽ giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp nhất, từ đó tối ưu hóa q trình học tập của học sinh.

<i>Đầu tiên, </i>xác định nhu cầu của người học giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và duy trì sự hứng thú trong việc học. Khi học sinh cảm thấy nội dung học được cá nhân hóa theo yêu cầu và kỳ vọng của mình, họ sẽ cảm thấy được trân trọng và hiện diện một cách có ý nghĩa trong lớp học, từ đó tãng cường sự tham gia và tương tác.

<i>Thứ hai, thơng qua việc xác định chính xác nhu cầu học tập, giáo viên có </i>

khả năng thiết kế các bài giảng, hoạt động, và nhiệm vụ ở mức độ thách thức phù hợp. Điều này không những giúp học sinh không căm thấy quá tải đối với nội dung q khó nhưng cũng khơng nhàm chán với những bài học quá dễ. Phương pháp này đem lại sự cân bằng, giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức và kỳ năng của mình.

<i>Thủ ha, việc hiếu </i>rõ nhu cầu người học còn giúp giáo viên quản lý lớp học hiệu quả hơn, từ việc phân nhóm học sinh cho đến việc úng phó với các thách thức giảng dạy.

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Chăng hạn, sau khi nêu khái niệm cho học sinh thì các hoạt động giúp học sinh củng cố định nghĩa và nhận xét là hoạt động ngôn ngữ, hoạt động nhận dạng và thể hiện. Cịn đối với tiết dạy bài tập thì lại rất thích hợp với các hoạt động mà học sinh thực hiện các thao tác như phân tích, tổng hợp, so sánh, ... Chính vì vậy, việc dạy chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng - hình học

lóp 10 cho học sinh theo hướng tăng cường phân hóa đối tượng học sinh phải được giáo viên chuẩn bị chu đáo và sắp xếp theo thứ tự từ “gần” đến “xa”, từ

Sự giống nhau và khác nhau về mặt xã hội thì học sinh trong cùng lớp học cũng ln có sự khác biệt nhau về năng lực nhận thức, đặc điểm trí tuệ. Khi dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cho học sinh theo hướng tăng cường phân hóa, giáo viên cần thành lập ra ba nhóm gồm học sinh yếu kém, học sinh trung bình và học sinh khá giỏi đế các em hồ trợ lần nhau hoặc chỉ xét riêng việc thành lập các nhóm học tập cũng phải thường xuyên thay đối có thể phân các nhóm học tập cùng năng lực nhận thức, cũng có thể cho phép các học sinh được tự lựa chọn các bạn cùng nhóm theo sở thích, ... để tạo điều <b><small>••• • • • 7•</small></b>

kiện cho học sinh được làm việc với thế mạnh của bản thân, kích thích khả năng học tập và tạo ra nhiều lời giải sáng tạo.

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Đơi với học sinh có khả năng trung bình, mục tiêu là tăng cường sự tự tin và hỗ trợ họ nắm vững kiến thức cơ bản. Bằng cách cung cấp hoạt động học tập có cấu trúc, rõ ràng và khích lệ sự tham gia, học sinh này có thể cài thiện dần dần và đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn trong quá trình học tập. Học sinh giỏi cần được thách thức với nội dung và hoạt động đòi hỏi sự suy nghĩ phức tạp và sáng tạo. Việc này không chỉ giúp họ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán mà cịn duy trì sự hứng thú trong việc học. Điều quan trọng là tạo ra một mơi trường học tập nơi họ có thể đặt ra câu hỏi, thử nghiệm và khám phá mà không sợ sai lầm. Với học sinh cần thêm sự hồ trợ, giáo viên càn phải kiên nhẫn và cung cấp sự hỗ trợ cá nhân hóa. Điều này bao gồm việc giảng dạy thông qua các phương pháp và tài liệu học tập đặc biệt, cũng như tạo điều kiện cho học sinh này tiếp cận kiến thức với tốc độ phù hợp với họ, đồng thời khuyến khích sự tiến bộ dù nhỏ nhất. Việc tích hợp cách tiếp cận phân hóa trong giáo dục đoi với ba loại đối tượng học sinh giúp tạo ra một môi trường học tập bao trùm, nơi mồi học sinh đều được trao cơ hội để phát triển tốt nhất theo khả năng của mình.

Đối với học sinh có khả năng học tập cao, giáo viên nên thiết kế những bài học thách thức, khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo. Cung cấp các dự án nâng cao, hoạt động nghiên cứu độc lập nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các em. Đồng thời, việc tham gia vào các cuộc thi học thuật, chương trình tăng cường có thể là cơ hội tốt để học sinh này mở rộng kiến thức và kỳ năng của mình.

Học sinh trung bình cần được khích lệ thơng qua phương pháp dạy học cân bằng giữa thực hành và lý thuyết, tăng cường sự hiểu biết và áp dụng kiến thức một cách thực tế. Các bài tập nhóm và dự án có hướng dẫn cụ thể sẽ giúp các em phát triển kỳ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

Đối với học sinh có khả năng học tập thấp, cần tập trung vào việc củng cố kiến thức cơ bản và kỹ năng học tập thông qua các hoạt động học tập cá nhân

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

hóa. Sử dụng cơng nghệ giáo dục và trị chơi học tập có thê giúp nâng cao hứng thú và thúc đẩy tiến bộ trong học tập. Quan trọng nhất, giáo viên cần thể hiện sự kiên nhẫn, động viên và hỗ trợ kịp thời để các em căm thấy được ghi nhận và động viên.

<i><b>2.1.3. Định hướng 3: Dạy học phân hóa phải kết hợp chặt chẽ giữa dạy học và kiểm tra, đảnh giá</b></i>

Dưới đây là ba điểm trọng tâm giải thích lý do vì sao sự kết hợp này lại quan trọng.

Để thiết kế các hoạt động dạy học phân hóa hiệu quả thành cơng hơn, giáo viên phải biết học sinh đã có những kiến thức, kĩ năng gì, năng lực nhận thức, mức độ hứng thú học tập ra sao... Vì vậy, dạy học và đánh giá là hai yếu tố không thể tách rời nhau được trong suốt cả q trình dạy học phân hóa. Trong quá trình dạy học chủ đề Phương pháp tọa độ trong mặt phắng cho học sinh lớp 10, giáo viên cần phải có hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh trong mọi thời điểm của quá trình dạy học bên cạnh những bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút hay kiếm tra giữa học kì, cuối học kì.

Kiểm tra và đánh giá là cơng cụ khơng thể thiếu giúp giáo viên hiểu rõ hơn về hiệu quá giảng dạy của mình. Thơng qua việc đánh giá kết quá học tập, giáo viên có thể tinh chỉnh hoặc thay đổi phương pháp dạy học, tạo ra môi trường giáo dục linh hoạt, phản ứng tốt với nhu cầu cúa học sinh. Khi kiềm tra và đánh giá được tích họp một cách có hệ thống trong dạy học phân hóa, học

sinh khơng chỉ được hồ trợ để phát triển kỹ năng cá nhân mà cịn khích lệ họ tự giác, tự đánh giá bản thân, từ đó thúc đấy sự tự giác học tập và tự lập.

Việc kết hợp chặt chẽ giữa dạy học và kiếm tra, đánh giá trong dạy học phân hóa là một yếu tố thiết yếu đảm bảo tính hiệu quà của quá trình giáo dục. Dạy học phân hóa khơng chỉ là việc áp dụng các phương pháp dạy học đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân của học sinh, mà còn bao gồm cách thức kiểm tra, đánh giá nhằm phản ánh chính xác và cơng bằng trình độ, tiến bộ của mồi

<small>32</small>

</div>

×