Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN MỞ RỘNG NĂM HỌC 2021 - 2022 114 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHIM TÀI LIỆU TRONG GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (1954 – 1975) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.99 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHIM TÀI LIỆU TRONG GIẢNG DẠY PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (1954 – 1975) Ở </b>

<b>TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>

<i><b><small>SOLUTIONS TO USE DOCUMENTARY FILM EFFECTIVENESS IN THE TEACHING OF CONTEMPORARY VIETNAMESE HISTORY (1954 – 1975) IN HIGH SCHOOL </small></b></i>

<i><b>Tóm tắt: Phim tài liệu lịch sử là một loại đồ dùng trực </b></i>

<i>quan tạo hình với những ưu điểm vượt trội, là một công cụ hữu hiệu cho giáo viên trong công tác giảng dạy bộ môn. Những thước phim tài liệu lịch sử ở giai đoạn 1954 – 1975 rất đa dạng và phong phú, khơng chỉ giúp học sinh có thể hình dung cụ thể, chi tiết nhất về lịch sử dân tộc mà cịn góp phần giáo dục tinh thần u nước, niềm tự hào dân tộc. Việc khai thác phim tài liệu một cách hiệu quả có chiều sâu trong dạy học lịch sử luôn được quan tâm đúng mức. Bài viết trình bày một cách tổng quan những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng </i>

<i><b>phim tài liệu trong dạy học lịch sử. </b></i>

<i><b>Từ khóa: Phim tài liệu lịch sử, khai thác phim, dạy học </b></i>

<i>lịch sử. </i>

<i><b>Abstract: Documentary Film is a type of visual aid with outstanding advantages, </b></i>

<i>which is a useful tool for teachers in history teaching. Documentary Films in 1954 – 1975 were diverse and plentiful, not only helping students to visualize the most specific and detailed information about the nation's history but also contributing to the education of patriotism, the national pride. The efficient exploitation of documentary films in the teaching of history is always the right interest. The article presents an overview of specific measures to improve the effectiveness of </i>

<i><b>documentary films use in history teaching. </b></i>

<i><b>Keywords: Documentary film, documentary film exploitation, history teaching. </b></i>

<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước như hiện nay, để khơng bị hồ tan trong thế giới có nhiều quốc gia phát triển hơn ta, đòi hỏi phải tăng cường giáo dục truyền thống bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ. Bộ mơn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong vấn đề này. Bởi vì, những việc thực, con người thực sinh động, cụ thể của q khứ khơng chỉ có tác động tới trí tuệ, mà cả trái tim của học sinh. Song, thực tiễn dạy học lịch sử trường phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu này, nhất là khi hiện tượng học sinh không nắm bắt được lịch sử dân tộc ngày càng trở nên phổ

<b><small>Trần Kỷ Nguyên </small></b>

<small>Lớp: DSU1181 – Sư phạm Lịch sử </small>

<b><small>GVHD: </small></b>

<b><small>TS. Trần Thị Hạnh Lợi </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

biến, đặc biệt là đối với phần lịch sử Việt Nam hiện đại – một nội dung rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, tinh thần yêu nước cho học sinh.

<i>Giáo sư Phan Huy Lê từng nêu quan điểm:“Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà khơng u mến lịch sử dân tộc,...thì làm sao có thể hồn chỉnh được phẩm chất của người cơng dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, mơn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thơng” [4, tr.8].Vì vậy, muốn </i>

thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng nhận thức, giáo dục và phát triển học sinh, phải nâng cao chất lượng dạy học mơn Lịch sử nói chung, lịch sử Việt Nam nói riêng. Một trong những phương pháp có thể kể đến là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong đó việc sử dụng phim tài liệu lịch sử trong công tác giảng dạy bộ môn là một yếu tố tiềm năng để phát triển năng lực cho học sinh. Bài viết này sẽ giải quyết câu hỏi quan trọng là làm thế nào để giáo viên nói chung, giáo viên dạy lịch sử ở cấp

<i>phổ thơng có thể sử dụng phim tài liệu để dạy lịch sử một cách hiệu quả. </i>

<b>2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề </b>

Việc sử dụng đồ dùng trực quan đặc biệt là phim tài liệu lịch sử theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông trong môn Lịch sử luôn được các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục quan tâm mạnh mẽ và họ đã cho ra đời những cơng trình nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn dạy học đón đầu chương trình mới có thể kể đến như:

Cuốn “ Teaching History with Film Strategies for Secondary Social Studies” của các tác giả Alan S. Marcus, Scott Alan Metzger, Richard J. Paxton, Jeremy D. Stoddard, cơng trình đã cung cấp một cái nhìn tổng quan mới mẻ, hấp dẫn và rõ ràng về việc giảng dạy bằng phim ảnh để nâng cao hiệu quả việc giảng dạy các mơn xã hội học.

Cơng trình “Teachers’ Use of Film in the History Classroom: A Survey of 19 High School Teachers in Norway” của tác giả David-Alexandre Wagner. Cơng trình này nghiên cứu việc sử dụng phim của các giáo viên trung học trong các lớp học lịch sử, cho thấy việc giáo viên sử dụng phim tài liệu lịch sử rất thường xun, có mục đích và nhận thức được những hạn chế của nó trong q trình giảng dạy.

Cơng trình “Using film in the social studies” của tác giả William B. Russell III đã vạch ra một cách tiếp cận rất cụ thể và chi tiết của sử dụng phim trong lớp học xã hội học. Cơng trình đã nêu ra các chủ đề khác nhau của việc sử dụng phim. Các chủ đề bao gồm: phương pháp thích hợp để đưa phim vào chương trình giảng dạy; các vấn đề pháp lý liên quan xung quanh việc sử dụng phim; lợi ích giáo dục của việc sử dụng phim; biên tập phim trong giáo dục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa những tài liệu khoa học, tài liệu giáo dục có liên quan đến việc sử dụng phim tài liệu lịch sử vào dạy học môn Lịch sử để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp trao đổi, trò chuyện: Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh về phương pháp sử dụng phim tài liệu để phát triển năng lực cho học sinh trong bộ môn Lịch sử.

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tham khảo các giáo viên có kinh nghiệm lâu năm về cơng tác giảng dạy bộ mơn Lịch sử để phân tích, đánh giá thực trạng và làm cơ sở đề xuất biện pháp cho đề tài.

<b>3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU </b>

<b>3.1. Tầm quan trọng của phim tài liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam hiện đại ở trường phổ thông </b>

Phim tài liệu lịch sử là một loại đồ dùng trực quan tạo hình, được xây dựng dựa trên những hình ảnh có thật hoặc những biến cố của sự kiện, nhân vật lịch sử xảy ra tại thời điểm nhất định trong quá khứ. Phim được xây dựng bằng những hình ảnh trực quan sinh động, góp phần tạo nên biểu tượng lịch sử, giúp học sinh có thể hình thành khái niệm dựa trên cơ sở trực tiếp quan sát hình ảnh và tiếp cận thơng tin từ video.

Khi ảnh hưởng của phim và các sản phẩm nghe nhìn trong xã hội của chúng ta ngày càng gia tăng, giáo viên đã cố gắng dạy học sinh cách giải thích, phân tích và phản ánh vấn đề lịch sử trên các phương tiện trực quan. Tiềm năng và tác dụng của phim tài liệu trong việc giảng dạy lịch sử được thừa nhận là vượt xa những phương tiện trực quan khác đã được sử dụng lâu nay. Bởi phim tài liệu cung cấp những thông tin sống động và chân thực nhất, phản ánh rõ nhất sự kiện, giúp cho học sinh và có thể được sử dụng để phát triển các kỹ năng tư duy đặc biệt là tư duy phản biện. Bản

<i>thân học sinh cũng đánh giá “phim tài liệu là nguồn kiến thức đặc biệt chính xác và đáng tin cậy về quá khứ” [2, tr. 66]. Khi tiếp cận thông tin bằng phim tài liệu, học sinh sẽ “gần như được sống trong chính sự kiện lịch sử”, từ đó, giúp học sinh hiểu </i>

bản chất của kiến thức, hình thành khái niệm, nắm vững được các quy luật của sự phát triển lịch sử xã hội và giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập,

<i>kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập của bản thân. </i>

Giai đoạn lịch sử hiện đại có nhiều phim tài liệu với hình ảnh sống động, rõ ràng

<i>“Với việc phát minh ra VCR, đầu đĩa DVD và bây giờ là VOD (video theo yêu cầu), quyền truy cập vào phim truyện, phim tài liệu và/hoặc truyền hình là vơ hạn” [3, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i>tr.22]. Chẳng hạn đối với riêng giai đoạn lịch sử Việt Nam hiện đại thì đã có những </i>

bộ phim tư liệu tiêu biểu như: phim “Hồ Chí Minh trên đất nước Lê – nin” (phim đen trắng) do xưởng phim Thời sự tài liệu Trung ương Liên Xô sản xuất năm 1976, phim “Việt Nam: 30 ngày ở Sài Gòn” (phim màu) đang bảo quản tại Viện Phim Quốc gia Pháp sản xuất năm 1975, phim Việt Nam: Cuộc chiến mười nghìn ngày được sản xuất năm 1980, phim tài liệu truyền hình dài 90 tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - biên niên sử truyền hình”.

Phim tài liệu đã được sử dụng từ lâu và rộng rãi trong dạy học ở nhiều nước có

<i>nền giáo dục tiên tiến “Việc sử dụng phim trong lớp học lịch sử đã tăng lên, đặc biệt là trong 20 năm qua, và hiện đã được coi là một trong những nguồn tài liệu được sử dụng thường xuyên nhất ở các nước như Úc; Canada và Hoa Kỳ” [1, tr.23]. Trong </i>

nhiều năm qua, sử dụng phim tài liệu để giảng dạy lịch sử ở Việt Nam đã trở thành phương pháp tiếp cận phù hợp, và được giáo viên triển khai nhằm giúp học sinh dễ dàng tiếp cận thực tế “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Bởi vì các bộ phim tài liệu giúp học sinh có cơ hội kết nối với thời đại lịch sử một cách dễ dàng nhất. Học sinh khi xem phim sẽ có cơ hội để phát triển ý tưởng của riêng mình hơn là ghi nhớ các sự kiện. Khi xem phim, học sinh áp dụng các kỹ năng tư duy cấp cao của mình để khám phá ý tưởng đằng sau các sự kiện lịch sử.

Có thể nói, với việc sử dụng hình ảnh và âm thanh, phim tư liệu là phương tiện trực quan hồn hảo tác động trực tiếp đến thính giác và thị giác học sinh. Nó có tác dụng kích thích và thu hút học sinh và trải nghiệm giác quan để cảm nhận và tiếp thu vấn đề của lịch sử. Chính điều đó sẽ giúp học sinh có cảm xúc và nhận thức chân thực

<i>hơn đối với lịch sử, do đó có tác động cao hơn đến hiệu quả học tập sau này. </i>

Chính vì phim tư liệu lịch sử có vai trị và hiệu quả lớn như vậy nên nó đang được nhiều giáo viên quan tâm và áp dụng trong dạy học. Hiện nay, hầu hết các trường phổ thông đều đã trang bị hệ thống thiết bị dạy học thơng minh như máy tính, máy chiếu, nên việc sử dụng và lựa chọn và sử dụng phim tài liệu là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp với những đặc trưng của bộ môn và đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học lịch sử.

<b>3.2. Những khó khăn, hạn chế khi sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử ở phổ thông hiện nay </b>

Bằng cách sử dụng phim làm công cụ giảng dạy, giáo viên có cơ hội phát triển sự hiểu biết lịch sử ở học sinh. Mặc dù việc sử dụng phim như một công cụ nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử không phải là một ý tưởng mới, nhưng cho đến gần đây khả năng ứng dụng của ý tưởng này vẫn chưa được phổ biến trong thực tế. Các giáo viên vẫn dựa vào sách giáo khoa làm tư liệu chính, cịn phim chỉ được dung mang

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tính minh họa cho bài học. Nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải khi sử dụng phim tư liệu để dạy học lịch sử.

Một trong những khó khăn lớn nhất của giáo viên là về mặt thiết kế và biên tập phim tài liệu sao cho phù hợp với nội dung bài học. Khi tiến hành sử dụng phim tài liệu trong giảng dạy thì giáo viên khơng thể đem hết một bộ phim với thời lượng dài lên lớp, mà đòi hỏi giáo viên tiến hành thiết kế và biên tập phim, chọn lọc những tình tiết hợp lí phù hợp các hoạt động tìm hiểu học tập để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến

<i>thức. Tuy nhiên, với khả năng về công nghệ thông tin và kỹ năng xử lý phim còn hạn </i>

chế, nên hầu như các giáo viên cịn gặp trở ngại trong việc tìm kiếm một đoạn phim thích hợp. Nhất là đối với phần lịch sử Việt Nam hiện đại với những bộ phim tư liệu dài, quá nhiều thông tin cụ thể xuất hiện trong phim thì việc sử dụng nó trong dạy học sẽ trở nên khó khăn hơn.

<i> Mặt khác, khi đưa phim tư liệu vào sử dụng, các giáo viên hầu như chưa khai </i>

thác được triệt để hiệu quả của nó. Vì chỉ mang tính minh họa nên giáo viên chưa cho học sinh biết những gì cần tìm kiếm, cần nắm bắt khi xem phim. Điều này xuất phát từ lí do bản thân giáo viên chưa thực sự nghiên cứu rõ đoạn phim mình đang sử dụng

<i>nên không phát huy được ý tưởng cho việc sử dụng phim. Thực tế cho thấy, việc “sử dụng phim làm cơng cụ giảng dạy, giáo viên có cơ hội phát triển sự hiểu biết lịch sử ở học sinh, tuy nhiên, việc nâng cao hiểu biết của học sinh có hiệu quả địi hỏi giáo viên phải trau dồi kỹ năng giải thích phê bình phim” [2, tr. 61]. Trong khi đó, hầu </i>

như giáo viên chỉ dừng lại cho học sinh ở mức độ cảm thụ vấn đề bằng giác quan mà chưa phát triển được tư duy cho các em qua những hình ảnh động mà các em quan sát được. Đây là một hạn chế khơng khó khắc phục, nhưng lại ít được giáo viên để tâm. Nguyên nhân chính là do giáo viên vẫn chưa thực sự coi phim tư liệu là nguồn chính để khai thác bài học hiệu quả.

Ngoài ra, trong khi cân nhắc việc sử dụng phim tư liệu, nhiều giáo viên có tâm lý e ngại vì cần nhiều thời gian đầu tư, xét về từng góc độ, từng vấn đề trong bài giảng của mình. Cụ thể, giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định để chọn lọc, tìm kiếm, nghiên cứu một bộ phim có thể sử dụng trong bài. Đồng thời, giáo viên cũng phải nghiên cứu tính hiệu quả của việc cho học sinh xem phim trước khi quyết định áp dụng vào thực tế, nhất là việc thiết kế và thực hiện các hoạt động trong quá trình lên lớp sao cho phát huy được tác dụng của phim và gắn liền với nội dung bài học. Đặc biệt là khâu chuẩn bị công phu về việc chọn lọc phim cũng như là kỹ thuật biên tập và sử dụng phim gây nên trở ngại lớn cho giáo viên.

Một khó khăn khác mà giáo viên thường mắc phải khi sử dụng phim tài liệu là về mặt kỹ thuật lên lớp, đòi hỏi giáo viên phải trang bị nhiều kĩ năng, linh hoạt giữa việc kết hợp phim với các phương pháp dạy học khác, nhằm phát huy một cách tối đa ưu thế của phim tài liệu. Ngoài các thông tin, dữ liệu được cung cấp trong bộ phim,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

điều quan trọng là giáo viên phải giúp học sinh nhận thức được các giá trị lịch sử trong đó. Tuy nhiên, điều này sẽ khó thực hiện được nếu giáo viên hạn chế về kĩ năng khai thác và kết hợp các phương tiện, cơng cụ trong dạy học.

Về khách quan, nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất ở nhiều trường phổ thông hiện nay rất tốt, tuy nhiên số lượng các trường cịn gặp khó khăn trong việc bố trí hệ thống phòng máy chiếu trên cả nước còn rất nhiều. Đa phần các trường ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa máy chiếu và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ dạy học còn rất hạn chế. Nên ở những nơi này, thông thường giáo viên chỉ dạy theo phương pháp sử dụng bảng phụ, tranh ảnh, bản đồ truyền thống. Do đó, giáo viên sẽ ít chú ý đến việc nghiên cứu sử dụng video, phim ảnh vào trong dạy học. Đây là một khó khăn khách quan rất khó khắc phục trong điều kiện hiện nay.

Đối với học sinh phổ thơng, nhìn chung trình độ nhận thức chưa được đồng đều. Với tâm lý sử học là mơn phụ, đa phần học sinh khơng có hứng thú quan tâm đầu tư

đến mơn sử. Vì vậy, khi giáo viên sử dụng phim tư liệu trong giảng dạy học sinh chủ yếu chỉ “xem để biết” chứ chưa thực sự “xem để hiểu”. Do đó, giáo viên sẽ khó đạt được hiệu quả bài học nếu khơng biết cách khai thác triệt để tư liệu mà mình đưa vào.

Như vậy, có thể thấy rằng, sử dụng phim tư liệu là phương pháp hữu hiệu để giảng dạy lịch sử một cách sinh động và có hiệu quả. Tuy nhiên, khó khăn và hạn chế của phương pháp này hiện nay là khơng nhỏ, địi hỏi sự nỗ lực cố gắng từ cả phía giáo viên, học sinh và nhà trường. Khắc phục được những khó khăn, hạn chế trên, việc dạy học lịch sử nói chung, dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nói riêng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu.

<b>3.3. Một số biện pháp để phát huy có hiệu quả việc sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử </b>

Từ thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay và trên cơ sở xem xét những khó khăn, hạn chế nêu trên, tác giả xin đưa ra một số biện pháp để khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng và phát huy vai trò của phim tư liệu lịch sử trong dạy học ở phổ thông hiện nay thông qua những bài học về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.

<i><b>3.3.1. Chọn lọc và xử lý phim tư liệu </b></i>

<b>- Chọn lọc phim </b>

<i>Vai trò: Chọn lọc phim là một khâu quan trọng trong quá trình sử dụng phim </i>

trong dạy học lịch sử. Điều này giúp giáo viên kiểm soát được chất lượng, nội dung của nguồn phim dự định sẽ chiếu cho học sinh xem. Bên cạnh đó, chọn lọc phim tốt sẽ giúp học sinh kết nối tốt hơn với kiến thức mà bài học đề cập, đảm bảo về tính chân thật nhất khi khai thác bài học bằng phim tài liệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Việc chọn lọc phim muốn đạt hiệu quả thì giáo viên phải đảm bảo các nội dung sau:

Yêu cầu về chọn lọc phim: Đảm bảo yêu cầu về quan điểm, tư tưởng và tính xác thực của phim tài liệu sao cho phù hợp với nội dung của bài học: Nội dung phim được chọn phải thể hiện được hệ thống kiến thức của bài học, phù hợp với trọng tâm bài học, không nên dàn trải, liệt kê, từ đó mới có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Khi chọn lọc phim cần phải có định hướng cho những phần nội dung mang tính mở, với những nhận định mới, khác với sách giáo khoa để khích lệ và phát triển cá tính trong nhận thức của người học.

Đảm bảo về thời lượng phim so với tiết dạy: Khi sử dụng phim trong giảng dạy, cần chú ý về việc căn chỉnh thời gian giữa việc chiếu phim và việc hình thành kiến thức mới, mỗi đoạn phim chỉ nên giới hạn từ 1 đến 3 phút.

Đảm bảo yêu cầu về mặt thẩm mỹ và tính logic: Khi chọn lọc phim tư liệu, tùy nội dung để đưa vào cho phù hợp, tuy nhiên cũng cần chú ý đến chất lượng phim về mặt thẩm mỹ. Tránh sử dụng những đoạn phim chất lượng kém, hình ảnh mờ, hoặc có những chi tiết quá gây sốc tạo ấn tượng xấu cho học sinh.

Khác với thể loại phim truyện, phim tài liệu lịch sử được sử dụng trong bài dạy cần thể hiện rõ định hướng sử dụng phương pháp dạy học, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động, đồng thời nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu của người học đang được đề cao. Định hướng này phải được thể hiện qua nội dung từng phim và qua hệ thống câu hỏi và bài tập hướng dẫn tự học kèm theo.

<b> - Biên tập phim theo nội dung bài học </b>

<i>Vai trò: Hiện nay, đa phần giáo viên chủ yếu sử dụng phim có sẵn nên khó tìm </i>

thấy những đoạn phim phù hợp cho ý tưởng triển khai bài học của họ. Do vậy, kĩ năng biên tập phim theo nội dung là điều cực kỳ quan trọng. Nó sẽ cho phép giáo viên chủ động tạo ra những đoạn phim theo đúng ý tưởng thiết kế của mình, vừa có tính hấp dẫn, vừa đảm bảo đủ để khai thác thông tin thay thế sách giáo khoa. Việc biên tập phim theo nội dung bài học sẽ giúp giáo viên kiểm soát được nội dung phim khi giảng dạy. Bên cạnh đó, biên tập phim theo nội dung bài học làm cho học sinh nắm được trọng tâm nội dung bài học, tránh tình trạng chiếu thừa những đoạn phim khơng liên quan. Từ đó, không những tiết kiệm được thời gian giảng dạy trên lớp mà còn tăng sự hiệu quả, chất lượng bài giảng.

<i>Cách thức triển khai: </i>

Quy trình biên tập phim được thực hiện như sau:

<i>Bước 1: Cắt ghép phim sao cho phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tại bước này sau khi tìm được những đoạn phim tài liệu có liên quan tới bài học giáo viên tiến hành như sau: Để chèn video vào slide PowerPoint, chọn vị trí muốn chèn video. Sau đó nhấn vào Insert -> Video và chọn Video on My PC, số lượng video phụ thuộc vào mong muốn của giáo viên. Sau khi tải lên nhấn vào video 1 chọn playback -> chọn Strim, cắt theo ý muốn và làm tương tự với các video còn lại, cần click chuột phải và chọn tự động làm tương tự với những video còn lại. Sau đó, giáo viên chọn file -> Xuất, bấm chọn tạo video-> chọn nơi xuất trên máy.

Ví dụ, đối với bài 22 (Lịch sử 12 – chương trình chuẩn), giáo viên tiến hành cắt phân đoạn tình hình hai bên sau thất bại của Mỹ ở chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ đưa quân viễn chinh và quân đội đồng minh vào nước ta từ bộ phim “Chiến tranh Việt Nam – Phần 3: Chiến tranh cục bộ” và ghép với phân đoạn những phương tiện, vũ khí tối tân của Mỹ đưa đến Việt Nam của bộ phim “Việt Nam - cuộc chiến 10000 ngày tập 6” để học sinh thấy được bối cảnh, âm mưu , thủ đoạn của Mỹ ở chiến lược chiến tranh cục bộ như vậy vừa có thể minh họa vừa cụ thể hóa kiến thức cho học sinh.

<i>Bước 2: Lồng tiếng </i>

Chọn vào slide show sau đó tiến hành chọn record slide show. Click vào đây sẽ có một cửa sổ nhỏ xuất hiện trên màn hình máy vi tính. Giáo viên có thể chọn một trong hai lựa chọn là thuyết minh từ đầu (record from the beginning) hoặc thuyết minh từ slide hiện tại (record from current slide).

Sau khi click chọn chế độ record from the beginning, góc trái màn hình có 3 nút dùng để điều khiển, click vào nút màu đỏ (record) để chọn ghi âm. Khi muốn dừng quá trình thu âm giáo viên bấm vào nút pause nằm ở phía bên trên cùng góc trái. Khi muốn dừng q trình thu âm giáo viên bấm vào nút pause. Click vào replay để có thể nghe lại bản lồng tiếng của mình.

Ở bước này, giáo viên có thể lồng tiếng về những nhận định, bài học kinh nghiệm rút ra sau mỗi bài học lịch sử. Ví dụ, khi dạy mục 3: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của bài 22 ( lịch sử 12 – chương trình chuẩn), giáo viên có thể lồng tiếng vào đoạn cuối để nói thêm về bài học kinh nghiệm mà cuộc tổng tiến công để lại đồng thời liên hệ nhấn mạnh thêm rằng cuộc tổng tiến cơng đã khiến trong lịng nước Mỹ dậy sóng. Lưu ý việc lồng tiếng nên tập trung vào nội dung trọng tâm kiến thức cần đạt và trong khoảng 1 – 2 phút.

<i>Bước 3: Chạy phụ đề </i>

Chạy phụ đề cho video phim tư liệu thường thực hiện khi cung cấp những thông tin số liệu cần thiết, mục đích để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt các con số, làm cơ sở cho việc đánh giá nội dung. Phụ đề cũng có thể dùng để cung cấp tất cả thông tin

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

có liên quan trong video khi giáo viên sử dụng phim có thuyết minh bằng tiếng nước ngoài.

Để tiến hành chạy phụ đề theo ý muốn, giáo viên có thể tiến hành các thao tác như sau: Trong PowerPoint, ở dạng xem thông thường, giáo viên mở trang chiếu có video muốn thêm phụ đề rồi chọn video trên bản chiếu. Trên tab phát lại, bấm vào nút chèn phụ đề, sau đó chọn chèn phụ đề. Trong hộp thoại chèn phụ đề, duyệt đến tệp phụ đề, chọn tệp , rồi bấm chèn. Nếu giáo viên cần thêm tệp phụ đề khác, chỉ cần lặp lại quy trình này. Sau cùng, giáo viên phát video và kiểm tra xem phụ đề có hiển thị đúng khơng.

Ví dụ, trong với bài 22 lịch sử 12, tại mục 2: Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương, giáo viên biên tập đoạn phim về

<i>chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ từ bộ phim “Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ” sẽ thực hiện các bước như trên với phần phụ đề như sau: “Không quân Mỹ ném xuống miền Bắc hàng triệu tấn bom, bình quân 1 phải chịu đựng 6 tấn bom, máy bay B52 có thể mang được 30 tấn bom/chiếc. Mỗi khi xuất kích chiến đấu, B52 thường được nhiều máy bay khác bay cùng để yểm trợ như F4,F100, F111,... Mặt khác, hệ thống làm nhiễu sóng ra đa của các máy bay này rất tốt”[5, tr. 76]. Với phần </i>

phụ đề này, học sinh sẽ thấy rõ hơn mức độ tàn bạo của cuộc chiến tranh phá hoại và ý chí kiên cường của quân dân ta cùng nghệ thuật quân sự khi đánh hạ được máy bay B52 được xem là một loại phương tiện chiến tranh tối tân lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều phần mềm khác có thể giúp giáo viên hồn thành tốt việc biên tập này, chẳng hạn như: Phần mềm: Adobe Photoshop, dùng để xử lí hình ảnh, tạo nguồn dữ liệu cho phim; phần mềm: Aegisub, Total Video Converter, dùng để tạo và gắn phụ đề cho phim; phần mềm: Any Video Converter Ultimate, dùng để chuyển đổi định dạng phim; phần mềm: Adobe After Effects, dùng để tạo hiệu ứng cho các thành phần trong phim; phần mềm: Adobe Premier, dùng để biên tập và dựng phim.

Việc thành thạo trong ứng dụng phần mềm và các kĩ thuật cắt ghép phim tư liệu sẽ giúp giáo viên thuận tiện hơn trong việc thiết kế những đoạn video ngắn với đầy đủ hình ảnh, thơng tin đảm bảo giúp giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả bài học mà không cần dựa vào sách giáo khoa.

<i><b>3.3.2. Cách sử dụng phim để khai thác bài học </b></i>

<i>Vai trò: Sử dụng phim để khai thác bài học sẽ giúp ích cho việc ghi nhớ bài học </i>

của học sinh đồng thời giúp lớp học trở nên sinh động hơn. Điều này, còn là cơ sở giúp học sinh phát triển các năng lực nhận thức, đồng thời góp phần hồn thiện các kĩ năng, kĩ xảo như kĩ năng quan sát, ghi nhớ, phân tích, trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Cách thức triển khai: </i>

<i>Thứ nhất, sử dụng phim tài liệu vào hoạt động khởi động để định hướng nhiệm </i>

vụ học tập cho học sinh. Một bài học với cách khởi động thú vị, hấp dẫn sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập. Phần nhiều nhờ sự sáng tạo của giáo viên biết cách dẫn dắt học sinh vào từng hoạt động học tập gắn liền với phim tài liệu, tác dụng của nó là nối liền kiến thức cũ với kiến thức mới, tạo nền tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học. Cụ thể, khi dạy phần phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) ở bài 21 (Lịch sử 12 – chương trình chuẩn), giáo viên có thể sử dụng phim tài liệu “Phong trào Đồng Khởi” để dẫn dắt học sinh tìm hiểu kết hợp cùng kĩ thuật KWLH. Qua đó, giáo viên sẽ định hướng mục tiêu học tập cho học sinh là tìm hiểu về phong trào Đồng Khởi... Trên cơ sở đó, học sinh sẽ dễ dàng đánh giá được vai trò của phong trào Đồng khởi trong tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam.

<i>Thứ hai, sử dụng phim tài liệu vào hoạt động hình thành kiến thức mới để minh </i>

họa, cụ thể hóa nội dung kiến thức bài học. Ở hoạt động này giáo viên vừa kết hợp phim tài liệu với phương pháp dạy học nêu vấn đề để gợi mở kiến thức cần đạt cho học sinh sau khi xem phim. Ví dụ, khi dạy về cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ trong bài 22 (Lịch sử 12 – chương trình chuẩn), nếu giáo viên sử dụng các đoạn phim về Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc thì giáo viên có thể sử dụng câu hỏi phát vấn mục đích giúp học sinh nắm bắt được vấn đề trong quá trình xem phim như: Mục đích của chiến tranh phá hoại là gì? Mỹ đã sử dụng những phương tiện gì trong chiến tranh phá hoại?... Việc cung cấp kiến thức bằng hình ảnh trực quan sống động sẽ tạo được ấn tượng mạnh cho học sinh, làm cho các em không những thấy được sự tàn khốc của cuộc chiến tranh mà còn hiểu rõ hơn tính chất sống cịn của việc đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ của quân dân ta.

Trong quá trình xem phim, tùy từng nội dung giáo viên có thể dừng lại ở những điểm cần thiết cần nhấn mạnh để nêu vấn đề thảo luận liên quan đến mục tiêu học

<i>tập. Việc dừng phim ở những điểm quan trọng và nhận phản hồi từ học sinh là cách </i>

khắc sâu kiến thức dễ dàng và đạt hiệu quả cao mà giáo viên nên cân nhắc để phát

<i>huy. </i>

<i>Thứ ba, sử dụng phim tài liệu vào hoạt động luyện tập để củng cố, hoàn thiện </i>

kiến thức vừa lĩnh hội được cho học sinh. Việc này nhằm giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được, giáo viên có thể kết hợp sử dụng phim tài liệu với phương pháp dạy học nêu vấn đề và thảo luận nhóm. Có hai cách thức để giáo viên có thể áp dụng phim tài liệu vào hoạt động này:

Dùng phim tài liệu để đưa ra đáp án, kết luận cho câu hỏi luyện tập. Chẳng hạn, khi dạy xong bài 22 (lịch sử 12 – chương trình chuẩn) giáo viên yêu cầu học sinh lập

</div>

×