Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Báo cáo thực tập: Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.28 KB, 39 trang )

Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐHKT & QTKD THÁI NGUYÊN
KHOA: KINH TẾ
o0o

BÁO CÁO THỰC TẾ MÔN HỌC
Đề tài: Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê
Chã
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Dung
Nhóm 8 _ K6KTĐTB : Nguyễn Thế Định
Nguyễn Thị Hào
Phùng Thị Loan
Nguyễn Thị Kim
Nguyễn Thị Hồng

Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
1
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN
PHỔ YÊN 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO, 11
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 41
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt quá trình thực tế và báo cáo các kết quả đạt được, nhóm
chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Cô Nguyễn Thị Thùy Dung đã trực tiếp hướng dẫn
cho nhóm trong quá trình đi thực tế và viết báo cáo . Chúng em cũng xin gửi lời cảm


ơn đến UBND Huyện Phổ Yên, Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên cùng các anh, chị
làm việc tại phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực tế hoàn thành tốt bài báo cáo
này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi
những thiếu sót và chưa hợp lý ,chúng em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô
giáo. Em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
2
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng với sự phát triển của một quốc gia,
là lĩnh vực tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh
tế.
Tiến hành đầu tư cần đến nguồn vốn, để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng có
hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu đề ra thì cần xem xét kỹ mọi khía cạnh (thị
trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên,…) trước khi tiến hành đầu
tư. Đồng thời, cần dự đoán trước những yếu tố có ảnh hưởng tới sự thành bại của công
cuộc đầu tư. Dự án đầu tư chính là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các
công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn.
Đối với các dự án xã hội sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ( dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, trường, trạm,…) thì việc đánh giá hiệu quả dự án lại
càng cần thiết.
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên. Cùng với sự
phát triển chung về mọi mặt, huyện đang chủ trương đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển
toàn diện kinh tế - Văn hóa – Xã hội của huyện . Để đáp ứng được nhu cầu vận tải,
thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân, bảo đảm giao thông cứu hộ kịp thời bảo vệ đê
trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư xây dựng cải tạo nâng
cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã phục vụ đi lại của dân cư huyện Phổ Yên tỉnh
Thái Nguyên là hết sức cần thiết và hợp lý vì nó đáp ứng được nguyện vọng của nhân

dân, phù hợp với tiêu chí của Đảng và Nhà Nước đề ra.
Với những kiến thức lý luận đã được tích lũy trong thời gian học tập tại trường
cùng mong muốn được nâng cao trình độ nhận thức và vận dụng vào thực tế, trong thời
gian thực tế tại Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu đề
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
3
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
tài: Phân tích dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên –
Đê Chã”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục tiêu chung.
Từ những kết quả thực tế về công tác lập dự án của của địa phương, đề tài nhằm
tìm hiểu,phân tích 1 dự án cụ thể và nêu lên một số giải pháp nâng cao công tác lập và
quản lý các công trình xây dựng cơ bản của huyện trong những năm tới để phát triển
một cách bền vững và ổn định góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu các cấp đề ra.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình
Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã
- Phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện. Cụ thể là công
trình đường Thanh Xuyên – Đê Chã.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác lập và quản lý các
dự án công trình xây dựng cơ bản trong thời gian tới của huyện Phổ Yên. Ưu tiên
cho các công trình xây dựng phục vụ dân sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và
hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đó trên địa bàn huyện Phổ Yên. Tên dự án: Đầu tư
xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian và thời gian : xem xét dự án đầu tư tại địa bàn huyện Phổ

Yên từ khi dự án bắt đầu khởi công xây dựng năm 2010.
- Phạm vi về nội dung : tập trung vào các nội dung chính về kỹ thuật, tài chính, kinh
tế - xã hội.
- Số liệu nghiên cứu: năm 2010.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
4
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Điều tra trực tiếp thông qua sổ sách, báo cáo đã được công bố, tham khảo ý kiến của
thầy cô và những người có kinh nghiệm. Số liệu thu thập chủ yếu làm sáng tỏ phần cơ
sở lý luận, thực tiễn, ngoài ra còn làm rõ tính hiệu quả mà dự án đạt được khi tiến hành
đầu tư.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý trên Microsoft Excel và các phần
mềm đặc trưng có liên quan. Ngoài ra, một số thông tin số liệu sẽ được mô tả dưới dạng
bảng biểu.
4.3.Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu
hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu. Qua đó, đánh giá được sự ảnh hưởng của các
chỉ tiêu đến hiệu quả của dự án.
4.4. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp căn cứ vào một hay một số chỉ tiêu nào đó để tiến hành phân chia
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất giống nhau. Phương
pháp này giúp cho việc tổ chức điều tra, thu thập số liệu, tính toán các chỉ tiêu, giúp cho
việc phân tích tài liệu được khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên
cứu.
5. Nội dung của đề tài.
Nội dung của đề tài gồm ba phần:
Chương 1: Khái quát về huyện Phổ Yên và Ban quản lý dự án huyện Phổ Yên.

Chương 2: Phân tích dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh
Xuyên – Đê Chã”.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại huyện
Phổ Yên.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
5
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN VÀ BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN HUYỆN PHỔ YÊN
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyện Phổ Yên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và các tiềm năng phát triển Lịch sử hình thành:
Huyện Phổ Yên thời thuộc Minh gọi là huyện An Định. Thời Lê sơ, năm Quang
Thuận thứ 10(1469), Phổ An (Yên) là 1 trong số 7 huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa
tuyên Ninh Sóc; từ năm 1483 thuộc xứ Thái Nguyên, từ năm 1533 thuộc trấn Thái
Nguyên. Dưới triều Nguyễn, năm 1831, vua Minh Mạng cải cách hành chính, đổi trấn
thành tỉnh, trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên (1 trong 13 tỉnh của
miền Bắc nước ta lúc đó)
Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yên nằm
trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại. Từ
tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp
phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm
1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8
tổng, với 36 làng.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
6
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
Theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủ tịch nước nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên
Năm 1965, Thái Nguyên sáp nhập với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, phổ yên là

huyện của tỉnh Bắc Thái.
Năm 1996, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên,phổ
yên là huyện của tỉnh Thái Nguyên
Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68km2; (trong đó, diện tích đất
nông nghiệp 124,99km2, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm
nghiệp 73,68 km2, bằng 28,7% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ
sản là 3,26km2, bằng 1,27% tổng diện tích tự nhiên;diện tích đất phi nông nghiệp là
51,67km2, bằng 20,13% tổng diện tích tự nhiên,diện tích đất chưa sử dụng là
3,09km2,bằng 1,2% tổng diện tích tự nhiên).
Vị trí địa lí:
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới
hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh
Đông; phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành
phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông
và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái
Nguyên); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Huyện lỵ Phổ Yên đặt
tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà
Nội 56km về phía Bắc. Xưa nay, Phổ Yên đều giữ vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh
Thái Nguyên
Hành chính:
Theo Quyết định 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên, huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 3 thị trấn, với 309 xóm
và 18 tổ dân phố
Đất đai:
Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn huyện có
120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho
sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở Phổ Yên là đất bạc màu,
đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khí hậu và điều kiện thủy văn:
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB

7
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa
nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và
thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 220C, tổng tích ôn 8.0000C. Số giờ nắng
trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió
chủ yếu là đông bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đông nam (các tháng còn lại). Khí
hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ
trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ
thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt gây khó khăn tới sản xuất và
đời sống của người dân.
Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:
Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ
huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc
Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa
bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng bắc - đông nam, lưu lượng nước mùa ma lên
tới 3.500m3/giây.
Sông Công: xưa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực
951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thị
xã Sông Công về Phổ Yên.Sông Công chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên khoảng 25
km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.Năm 1975,
1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của
sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.Trong
quá trình thi công công trình có thể sử dụng nước từ 2 con sông này.
1.1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phổ Yên đến năm 2020.
1.1.2.1 Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
sản xuất hàng hoá căn cứ vào những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên của

huyện, phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
8
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
- Gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội
trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.
- Thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực bên ngoài, phát huy tối đa nguồn
lực nội sinh cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Quy hoạch bảo đảm phù hợp và nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển kinh tế xã hội kết hợp
chặt chẽ với bảo tồn và tái tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng
trên địa bàn huyện.
1.1.2.2 Mục tiêu phát triển chủ yếu.
a. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, huyện Phổ Yên là một trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội khu vực
phía Nam của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu và
đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm là đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển Khu công nghiệp, các
cụm, điểm công nghiệp gắn với quá trình phát triển đô thị, phát triển nông - lâm nghiệp
bền vững;
Có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đáp ứng tốt nhu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
b. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ phát triển kinh tế ước tính theo GDP tăng bình quân hàng năm giai đoạn
2011-2015 và 2016-2020 trên địa bàn dự kiến đạt theo thứ tự là 20,2% và 18,6%.
(Cơ cấu GDP các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ -
Nông nghiệp trên địa bàn năm 2010 ước tính là 56,7% -24,6% - 18,7%; đến năm
2015 là 63,5% - 25,0% - 11,5% và năm 2020 là 64,6% - 29,0% - 6,4%).
- Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây

dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp trên địa bàn năm 2010 tương ứng là 68,7% -16,5% -
14,8%; đến năm 2015 là 74,2% - 18,0% - 7,8% và năm 2020 là 74,0% - 21,5% -
4,5%.
- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 66,9 triệu đồng năm 2015 và
218,7 triệu đồng năm 2020.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
9
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
- Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 5% sau năm 2015.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và đạt trên 65% vào năm
2020.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011-2015 là 0,9-0,8%; giai đoạn 2016-
2020 dưới 0,8%.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 8% vào năm 2020.
- Bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng trên toàn địa bàn.
- Hoàn thành việc xây dựng 3 thị trấn đạt đô thị loại V, trong đó có thị trấn Nam
Phổ Yên và thị trấn Ba Hàng là đô thị loại IV. Phát triển thêm 6 thị trấn mới là đô thị
loại V ở: Hồng Tiến, Đồng Tiến, Nam Tiến, Trung Thành, Đắc Sơn, Tân Hương.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện
Phổ Yên.
Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Phổ Yên trực thuộc UBND
huyện Phổ Yên.Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng là đơn vị sự nghiệp có thu,
tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân , có con
dấu riêng để hoạt động, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định hiện
hành của pháp luật.
 Đặc điểm, tình hình
- Tên đơn vị: Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Phổ Yên.
- Địa điểm: Thị trấn ba hàng-huyện phổ yên
- Số cán bộ công chức: phòng hiện có 6 người.
- Tổ chức bộ máy: cơ cấu có 2 lãnh đạo, 2 phòng

Gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 kế toán và 3 kỹ sư
Sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án Huyện Phổ Yên
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
10
Giám đốc
Phó giám đốc
NV NVNVNV
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
 Nhiệm vụ,quyền hạn:
- Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý và tổ chức thực hiện quản lý các dự án đầu tư
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công trình xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DỰ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢI TẠO,
NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG THANH XUYÊN – ĐÊ CHÔ
2.1 Giới thiệu về dự án.
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã.
- Tên công trình: Đường Thanh Xuyên – Đê Chã.
- Địa điểm: Huyện Phổ Yên – Tỉnh Thái Nguyên.
- Chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên.
- Đơn vị lập báo cáo kinh tế kỹ thuật: Công ty CP tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng
Thái Nguyên.
- Chủ quản đầu tư: UBND Tỉnh Thái Nguyên.
- Hình thức tổ chức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành.
- Vốn đầu tư: Vốn ngân sách tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện thi công: 2 năm.
- Hình thức đầu tư: Nâng cấp,cải tạo công trình hiện có.
- Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng: theo quy định hiện hành.
- Tổ chức thực hiện: theo quy định hiện hành.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB

11
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
2.2 Những căn cứ xác định đầu tư.
2.2.1. Những căn cứ pháp lý:
1. Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH ngày 26/11/2003;
2. Căn cứ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 của Quốc Hội;
3. Căn cứ Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản
lý đầu tư xây dựng công trình;
4. Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng
quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP;
5. Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
6. Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
7. Căn cứ Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;
8 Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng;
9. Căn cứ Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
10. Căn cứ Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của UBND
tỉnh về việc Quy định về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử
dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
11. Căn cứ vào Nhiệm vụ khảo sát thiết kế và khái toán kinh phí Công trình
“Đường Thanh Xuyên – Đê Chã” do Công ty CP tư vấn xây dựng cơ sở hạ
tầng Thái Nguyên lập năm 2010 đã được phê duyệt;
12. Căn cứ vào số liệu khảo sát thực tế của Công ty CP tư vấn xây dựng cơ sở
hạ tầng Thái Nguyên và các quy trình, quy phạm hiện hành của Nhà nước.
2.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội nói chung và huyện Phổ Yên nói riêng ảnh hưởng
tới sự ra đời của dự án.

Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
12
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
Dựa vào phần khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của
huyện Phổ Yên đã được trình bày ở chương I.Chúng ta có thể rút ra được những
thuận lợi cho việc thực hiện dự án và phát huy hiệu quả của dự án như sau:
Thứ nhất: điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc hình thành dự án đầu tư
việc đảm bảo các yếu tố đầu vào như: môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn lực,
Thứ hai: Huyện Phổ Yên nằm cách trung tâm Thành Phố khoảng 40km theo
đường quốc lộ. Là nơi có vị trí rất quan trọng về chính trị, an ninh quốc phòng nhưng
nhìn chung cơ sở hạ tầng ở đây còn rất sơ khai. Hệ thống giao thông đi lại còn rất khó
khăn. Đây là tuyến đường giao thông chính của nhân dân trong khu vực.
Thứ ba: nguồn lao động của huyện dồi dào vì vậy việc thực hiện dự án sẽ được
diễn ra nhanh chóng dẫn đến góp phần cho công tác vận hành kết quả đầu tư được
hiệu quả và đúng tiến độ.
2.2.3. Một số khó khăn về điều kiện kinh tế ảnh hưởng tới dự án:
Thứ nhất: Huyện Phổ Yên cũng đang trong bối cảnh còn nhiều khó khăn chung
của tỉnh cũng như cả nước và sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và
thế giới, cơ sở vật chất còn yếu kém, thị trường chưa phát triển…Tuy vậy, huyện
cũng đã đề ra nhiều giải pháp để duy trì ổn định kinh tế xã hội và tiếp tục phát triển.
Thứ hai: địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi khí hậu nhiệt đới gió mùa
ít nhiều cũng ảnh hưởng đến dự án, do vậy có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công của
dự án.
Thư ba: khi kinh tế chưa phát triển thì thường người dân sẽ chú trọng đến
đầu tư phát triển kinh tế hơn cơ sở hạ tầng giao thông. Vì thế công tác phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông thường chỉ nằm trong chính sách, chương trình
của huyện và do ngân sách nhà nước cấp nên nguồn vốn không nhiều bằng vốn
do toàn dân đóng góp được. Trái lại chính phát triển cơ sỏ hạ tầng giao thông
lại là ngồn gốc sâu xa giúp pháp triển kinh tế. Vì vậy chương trình đầu tư
đường giao thông của huyện Phổ Yên là hoàn toàn đúng đắn.

Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
13
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
2.3. Mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư của dự án.
Hòa nhập trong sự phát triển chung của đất nước và quá trình đô thị hóa, nền kinh
tế của huyện Phổ Yên đang có sự chuyển dịch rất lớn về cơ cấu. Để phù hợp với xu
hướng phát triển chung, phát huy thế mạnh của một huyện ngoại thành, Đảng bộ và
nhân dân huyện Phổ Yên đã cố gắng khắc phục khó khăn và chuyển dịch cơ cấu lao
động, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế của quá
trình chuyển dịch công nghiệp hóa thì thực trạng vấn đề giao thông vẫn đang là một
khó khăn và thách thức rất lớn. Nguyên nhân là do hệ thống đường giao thông đã
xuống cấp nhiều nhưng chưa được đầu tư nâng cấp trong một thời gian dài.
Sự tăng nhanh về số lượng phương tiện và chất lượng phục vụ đã đặt ra yêu cầu
cấp bách về mật độ và chất lượng của mạng lưới giao thông đường bộ. Trong đó đặc
biệt là tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã thuộc huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
cần được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó, tuyến sẽ đáp ứng được sụ giao
lưu của dân cư trong vùng về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như về chính trị, góp phần
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong vùng. Tuyến được xây dựng
làm giảm đi những quãng đường và thời gian đi vòng không cần thiết, làm tăng sự
vận chuyển hàng hóa cũng như sự đi lại và giảm chi phí lưu thông của nhân dân. Đây
là tuyến đường giao thông chính của nhân dân trong khu vực. Nhưng hiện tại tuyến
đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xuất hiện nhiều ổ gà, nền đường
hẹp, bề rộng trung bình chỉ từ 3 – 4m, mặt đường lồi lõm, trơn trượt và gây khó khăn
cho bà con, nhất là trong mùa mưa lũ. Các công trình thoát nước và hệ thống an toàn
giao thông hầu như chưa có. Để đáp ứng được nhu cầu vận tải, thuận tiện cho việc đi
lại của nhân dân, bảo đảm giao thông cứu hộ kịp thời bảo vệ đê trong mùa mưa lũ,
góp phần phát triển kinh tế xã hội, việc đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp tuyến đường
Thanh Xuyên – Đê Chã phục vụ đi lại của dân cư huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
là hết sức cần thiết và hợp lý vì nó đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp
với tiêu chí của Đảng và Nhà Nước đề ra.

2.4. Nghiên cứu thị trường:
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
14
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
- Cơ sở hạ tầng là xương sống của nền kinh tế. Nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng của cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Phổ Yên đã quyết định lựa
chọn cơ sở hạ tầng là lĩnh vực đầu tư chiến lược.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông phát triển sẽ là chất xúc tác giúp cho kinh tế của huyện
ngày càng phát triển.
- Bên cạnh đó mạng lưới giao thông thuận lợi sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu đi
lại của người dân.
- Tuyến đường Thanh Xuyên – Đê Chã đã được khai thác nhiều năm tuy nhiên nó đã
bị xuống cấp trầm trọng cần phải được nâng cấp cải tạo.
2.5. Phân tích kỹ thuật và công nghệ của dự án:
2.5.1. Năng lực thiết kế: Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và nâng cấp cơ sở vật chất
giao thông cho huyện.
2.5.2. Địa điểm xây dựng:
Vị trí xây dựng: trên địa bàn của 2 xã Trung Thành và Đông Cao.Đầu tuyến nối
với quốc lộ 3,cuối tuyến nối với Đê Chã theo hướng Tây – Đông.
+ Phía nam:giáp Tân Phú
+ Phía tây:giáp với Trung Thành
+Phía bắc:giáp xã Tân Hương
+Phía đông:giáp Bắc Giang
- Đặc điểm địa hình, địa chất:
+ Địa hình:bằng phẳng,nhà cửa tập trung 2 bên đường,dân cư đông đúc,bị chia cắt
bởi hệ thống sông,ngòi.
+ Địa chất:hầu hết địa chất trong khu vực được phân tầng như sau:
• Lớp (1) là lớp đá hộc đá nền đường cũ phân bố trên dọc tuyến chiều dày lớp

trung bình 0,3m hiện tại đã xuống cấp và hư hỏng nặng.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
15
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
• Lớp (2) là lớp đất đắp nền đương cũ chiều dày lớp đất thay đổi tùy từng vị trí
của địa hình trung bình tư 0,8m đến 1,0m nhìn chung nền đường cũ ổn định.
• Lớp (3) là lớp đá sét pha xám vàng, xám xanh phân bố trên toàn tuyến. Kết cấu
chặt vừa, trạng thái dẻo cứng. Xuống xâu độ ẩm tăng lên.
• Lớp (4) là lớp đất cát pha xám vàng lẫn xám trắng. Kết cấu chặt vừa, trạng thái
nửa cứng đến cứng.
2.5.3. Quy mô xây dựng:
- Căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam 4054 – 2005 đường ô tô yêu cầu thiết kế.
- Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 104 – 2007 đường đô thị yêu cầu thiết kế.
- Căn cứ TCXD VN 285 – 2002.
- Căn cứ TCVN 33 – 2006.
- Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng thì quy mô thiết kế công trình đường Thanh Xuyên – Đê
Chã là:
+ Thiết kế đường theo cấp quản lý là đường cấp V,cấp kỹ thuật là cấp 40,tốc độ tính
toán 40km/h,lưu lượng tối thiểu >200 xcqd/nđ
+ Tổng chiều dài tuyến đường L = 4050,79m gồm 2 nhánh:
• Nhánh 1 có chiều dài L = 3668,1m
• Nhánh 2 có chiều dài L = 382,69m
+ Tổng số công trình thoát nước ngang 16 vị trí,trong đó:
• Cầu bản BTCT =01 vị trí;
• Cống hộp BTCT =01 vị trí;
• Cống tròn,cống bản = 14 vị trí.
2.5.4. Các quy trình và quy phạm áp dụng:
* Các quy trình khảo sát:
- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263 – 2000

- Quy phạm đo vẽ địa hình theo tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43 – 90
- Quy trình khoan thăm dò địa chất 22TCN 259 – 2000.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
16
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
* Các quy trình thiết kế:
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô Việt Nam TCVN 4054 – 05;
- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 – 06;
- Quy trình thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223 – 95;
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 – 05;
- Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22 TCN 18 – 79;
- Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ,tiêu chuẩn ngành 22 TCN 220 – 95;
- Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237 – 01;
- Thiết kế điển hình cống tròn 72 – 02x;
- Thiết kế điển hình cống tròn BTCT 533 – 01 – 01 và 533 – 01 – 02;
- Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án khả thi 22 TCN 242 – 98.
2.5.5 Các giải pháp kỹ thuật:
* Bình đồ tuyến:
Về cơ bản tim tuyến đường thiết kế đi bám theo tim tuyến hiện tại chỉ tôn cạp
mở rộng những vị trí không đủ bề rộng nền. Tim tuyến đường được xác định sao cho
hạn chế tối đa phải giả phóng mặt băng, không làm ảnh hưởng đến các công trình xây
dựng hiện có.
* Thiết kế trắc dọc:
- Cao độ đưởng đỏ khống chế theo cao độ điểm đầu tuyến, cuối tuyến và cao độ
nền nhà của các hộ dân sinh sống hai bên đường.
- Từ cọc 57 đến cọc 61 đi qua khu tái định cư mới làm xong giữ nguyên cao độ
hiện trạng không thiết kế.
- Cao độ đường đỏ được thiết kế sao cho tận dụng tối đa nền đường cũ không
phải đào, đắp nhiều, chỉ bù vênh.
- Khi hiệu đại số của độ dốc dọc nơi đổi dốc>=2% thiết kế đường cong đứng.

* Thiết kế trắc ngang:
Trắc ngang của tuyết được thiết kế theo tiêu chuẩn và kết hợp với hiện trạng
của tuyến đường: Gồm có 04 loại:
• Đối với nhánh 01:
- Đoạn từ D0- H4+ Đoạn từ D0- H3 thiết kế mương thoát nước hai bên có.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
17
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
+ Bn=2x3,75+2x1,5=10,5m.
+Độ dốc ngang mặt đường i = 2%.
+ Độ dốc ngang lề đường i = 3%.
- Đoạn từ H3 – C27 thiết kế rãnh đào trần hình thang có.
+Bn = 2x2,75+2x1,0 = 7,5m
+Độ dốc ngang mặt đường i = 2%.
+ Độ dốc ngang lề đường i = 4%.
- Đoạn từ C27 – DC không thiết kế lề,rãnh thoát nước chỉ rải một lớp BTN có.
+ Bn = 2x1,75 = 3,5m
+ Độ dốc ngang mặt đường i = 2%
• Đối với nhánh 02:
- Đoạn từ DD – DC thiết kế rãnh đào trần hình thang có.
+ Bn =2x2,75 + 2x1,0 =7,5m.
+ Độ dốc ngang mặt đường i = 2%.
+ Độ dốc ngang lề đường i = 4%.
* Kết cấu mặt đường trên tuyến:
-Trên tuyến được thiết kế hai loại mặt đường:Mặt đường trên nền đường cũ và mặt
đường cạp mở rộng:
+Mặt đường trên nền đường cũ chỉ bù vênh bằng CPĐD loại 2 sau đó rải một lớp
BTN hạt trung dày 5cm.
+Mặt đường cạp mở rộng gồm có 03 lớp,từ trên xuống dưới ta có lớp 1 là lớp BTN
hạt trung dày 5cm,lớp 2 là lớp CPĐD loại 1 dày 15cm,lớp 3 là lớp CPSS dày 30cm

dưới là lớp đất đầm chặt K95.
* Xử lý nền đường:
Đào bóc thay đất lớp phủ,vét hữu cơ,tại những đoạn không thích hợp trong phạm vi
nền đường.Chiều sâu vét trung bình H = 0,3m.
* Công trình thoát nước:
- Mương dọc:
+Từ vị trí DO – H3 của nhánh 01 thiết kế mương dọc 2 bên xây gạch VXM
75#,móng đổ bê tông 150# trên đậy tấm nắp BTCT 200#.Trên suốt chiều dài của
mương trung bình cứ 30m bố trí một hố thu tổng số hố thu là 20 hố,xây gạch VXM
75#,móng đổ bê tông 150# trên đậy nắp BTCT 200#.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
18
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
- Rãnh dọc:
+ Tại vị trí có i<6% thiết kế rãnh đào trần hình thang kích thước (120x40x40).
- Cống thoát nước:
+ Trên toàn tuyến thiết kế 14 vị trí cống tròn và cống bản.
+ Cống tròn BTCT 200# dày 10cm,móng cống,tường đầu,tường cánh,hố tụ,gia cố sân
thượng hạ lưu xây bằng đá hộc VXM 100#,dưới đệm lớp sỏi đầm chặt dày 30cm.
+ Cống bản xây đá hộc VXM 100#,móng cống,tường đầu,tường cánh,hố tụ,gia cố sân
thượng hạ lưu,tấm bản đổ BTCT 250#.
- Cống hộp:
+ Trên toàn tuyến thiết kế 01 vị trí cống hộp KT 2x(1,5x1,5)m,thân cống,tường cánh
đổ BTCT 250#, xây gia cố thượng hạ lưu bằng đá hộc VXM 100#
- Cầu bản:
+ Trên toàn tuyến 01 vị trí câù bản mố nhẹ Lo = 3m
* Hệ thống an toàn giao thông:
- Bố trí các biển báo hiệu đường bộ tại những vị trí như:
+ Biển chỉ dẫn gồm 02 biển 01 biển bố trí tại vị trí đầu tuyến còn 01 biển bố trí vị trí
cuối tuyến.

+ Cột biển báo: Sử dụng cách cột cách đôi cho biển HCN
Hệ thống đảm bảo an toàn giao thông tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN
237 – 01 của bộ giao thông vận tải.
2.5.6. Tác động của môi trường và biện pháp giảm thiểu.
+Giới thiệu chung.
Mục đích:
Công việc nghiên cứu tác động môi trường bao gồm các yếu tố môi trường khi chưa
có tuyến đường và khi đã hoàn thành tuyến đường mới. Chính phủ Việt Nam đã ban
hành văn bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường theo Nghị định 175/CP tháng
10/1994. Theo hướng dẫn trên, việc đánh giá tác động môi trường nhằm cung cấp các
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
19
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
thông tin cho việc thay đổi hoặc điều chỉnh dự án trên quan điểm môi trường. Trong
những tác động đó có cả những tác động tiêu cực. Tuy nhiên các tác động tiêu cực đó
không ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh và trong giới han quy định.
+ Đánh giá chi tiết tác động của môi trường được thể hiện trên nhiều phương diện
nhưng ở đây chỉ đề cập đến một số tác động trực tiếp, gián tiếp chủ yếu có thể xảy ra
và biện pháp hạn chế.
Bảng 1: Những tác động môi trường và biện pháp hạn chế.
Những tác động xấu có thể xảy ra Biện pháp hạn chế tác động xấu
I. Tác động trực tiếp
1. Tăng lắng đọng tại các dòng chảy do
các hoạt động thi công
1. Bảo vệ che phủ các bề mặt đất ở những
nơi có thể bị xói mòn.
2. Đất và nước bị ô nhiễm dầu, mỡ sơn…
từ các trạm máy thi công.
2. Thu hồi và tái chế dầu mỡ… phòng
trách sự cố tràn dầu.

3. Gây bụi và tiếng ồn (trong giai đoạn thi
công).
3. Sử dụng biện pháp tưới nước và các
thiết bị giảm thanh.
4. Các công trình đào, đắp làm biến đổi
cảnh quan.
4. Sử dụng các thủ pháp kiến trúc hoặc
biện pháp trồng cây một cách thích hợp
5. Xói đất dưới nền đường.
5. Bố trí đủ và hợp lý những đường và cửa
thoát nước từ các rãnh gom nước, dùng đá
lát các rãnh nước.
6. Vấn đề vệ sinh và rác thải tại các công
trường và lán trại thi công.
6. Chú ý các nhà vệ sinh hợp vệ sinh…
7.Nguy cơ tai nạn do vận chuyển các chất
độc hại.
7. Biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và ứng
phó với sự cố, nếu cần, bố trí đường riêng
cho các xe chuyên trở các chất độc hại.
8. Tạo nên những nơi cư trú tạm thời và
điều kiện sinh sản cho các loại muỗi gây
bệnh…
8. Khảo sát địa điểm và tránh tạo những
nơi và điều kiện cho muỗi cư trú và sinh
sản, thí dụ những hố đào gây đọng nước.
II. Tác động gián tiếp.
9. Sự phát triển nảy sinh sau khi có tuyến
đường: buôn bán, cư trú dọc đường…
9. Các cơ quan quy hoạch quản lý đất đai

cần tham gia các khâu của quá trình dự án
có kế hoạch kiểm soát việc phát triển sau
dự án.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
20
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Giảm thiểu các tác động môi trường tiêu cực và kiểm soát môi trường.
Như kết quả vừa nghiên cứu ở trên thì tuyến đường xây dựng nên sẽ không có
ảnh hưởng bất lợi lớn cho môi trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn xây dựng và khai
thác cần phải có các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác hại đó.
+ Ô nhiễm không khí.
Không khí ô nhiễm do 2 nguồn:
- Các chất độc hại có trong khí xả gồm Cacbonic (CO2), ôxít cacbon (CO),
hyđrocacbon (C2H2), oxitsunfua (SO2), khói chì và các hạt cacsbon…
- Bụi do bánh xe ma sát với mặt đường tạo bụi đá, bụi đất.
Nhình chung, khối lượng độc hại vào bụi không khí không đáng kể, theo chiều gió
chúng khuyếch tán vào không gian.
Các giải pháp hạn chế:
- Trong giai đoạn xây dựng: sẽ phát sinh rất nhiều bụi đất, bụi đá. Kiến nghị nên đẩy
nhanh tiến độ xây dựng. Trong quá trình xây dựng phải có các giải pháp giảm bụi:
xe chở vật liệu đất, đá, cát,… phải có bạt che phủ. Phải dọn sạch công trường, trả
về môi trường ban đầu sau khi thi công xong.
- Trong giai đoạn thi công: thường xuyên phải tưới nước mặt đường để giảm bụi vào
các ngày trời quá khô hanh. Các xe chở vật liệu, các vật gây bụi đều phải căng bạt
che.

2.6 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án
2.6.1. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
- Thu nhập thuần của dự án (NPV)

∑ ∑
= =
+

+
=
n
i
n
i
i
i
i
i
r
C
r
B
NPV
0 0
)1()1(
Trong đó :
B
i
: Khoản thu của năm i. Nó có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý
tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
21
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
C

i
: Khoản chi của năm i.Nó có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu, chi phí vận
hành hàng năm của dự án.
- Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)
)(
12
21
1
1
rr
NPVNPV
NPV
rIRR −
+
+=
Trong đó :
r
2
> r
1
và r
2
– r
1
<= 5%
NPV
1
> 0 gần 0, NPV
2
< 0 gần 0

Dự án được chấp nhận khi IRR >= r
gh
. Dự án không được chấp nhận khi IRR < r
gh.
- Tỷ số lợi ích – chi phí. ( B/C)
)(
)(
)1(
)1(
0
CPV
BPV
r
C
r
B
C
B
n
oi
i
i
n
i
i
i
=
+
+
=



=
=
Trong đó:
B
i
là doanh thu (lợi ích) ở năm i
C
i
là chi phí năm i.
PV(B) là gía trị hiện tại các khoản thu.
PV(C) là giá trị hiện tại các khoản chi.
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư.
+ Theo phương pháp cộng dồn:
0
1
)( IvDW
T
i
ipv
→≥+

=

Trong đó:
T là thời gian thu hồi vốn đầu tư.
(W+ D)
ipv
: lợi nhuận thuần và khấu hao năm i chuyển về mặt bằng thời gian

hiện tại.
I
vo
là vốn đầu tư ban đầu của dự án.
+Theo thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động bình quân của cả đời
dự án:
pv
DW
Iv
T
)(
0
+
=
* Tổng mức đầu tư
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
22
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
Công trình Đường Thanh Xuyên – Đê Chã sử dụng duy nhất nguồn vốn ngân sách
Nhà nước để xây dựng với tổng nguồn vốn thực hiện là 9.258.945.834 đồng.
Để lập được tổng giá trị dự toán của một công trình cần căn cứ vào: các yêu cầu
kỹ
thuật, các hạng mục chi phí, các quy định, định mức cho phép Từ các yêu cầu trên
đưa ra khối lượng vật tư cần sử dụng, các chi phí cần thiết để tiến hành xây dựng
công trình.
Công trình gồm có các hạng mục: Nền đường, mặt đường + ATGT, cống dọc + hố
thu, cống ngang, cầu bản.
Bảng 2: Tổng giá trị dự toán.
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
TT Hạng mục Giá trị ( Đồng)

1 Chi phí xây dựng 7.492.709.480
2 Chi phí quản lý dự án 169.260.308
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 675.081.705
4 Chi phí khác 80.171.992
5 Dự phòng 841.722.394
6 Tổng cộng 9.258.945.834
Tổng dự toán: 9.258.945.834
23
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
(Nguồn: Hồ sơ dự án đường Thanh Xuyên – Đê Chã).
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
24
Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên  Báo cáo thực tế
BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ.
CÔNG TRÌNH: ĐƯỜNG GIAO THÔNG THANH XUYÊN – ĐÊ CHÃ
Nhóm thực tế Phổ Yên K6_KTĐTB
T. Lệ Thuế VAT 10% Đơn vị: đồng
25

×