Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 11 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>* PGS.TS., Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên</b>
<i>Nhận bài ngày: 16/12/2021Phản biện xong: 24/12/2021Chấp nhận đăng: 29/12/2021</i>
<i><b>Tóm tắt: Ngân hàng </b>nước ngồi nói chung, các ngân hàng châu Ầu nói riêng đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam thông qua 4 kênh khác nhau: bỏ vốn điều lệ thành lập pháp nhân là ngân hàng 100% vốn nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, mở rộng cho vay vốn đoi với các doanh nghiệp tại Việt Nam: thành lập ngàn hàng liên doanh giữa ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại Việt Nam; mua cổ phần trở thành cổ đông chiến lược cùa các ngân hàng thương mại cơ phần, cơng ty chứng khốn và cơng ty bào hiểm cô phần; cho vay hợp von thông qua các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau khi Mỹ bỏ cấm vận đổi với Việt Nam vào năm 1995 và sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO vào năm 2007, rất nhiều lo ngại khôi ngân hàng nước ngoài sẽ cạnh tranh, chép ép và gây bất lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi thực hiện các EVFTA, việc nới tỷ lệ sở hữu cho các ngân hàng cháu Ầu cũng đang đặt ra một sổ cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Vậy thực trạng những nội dung đỏ ra sao? Bài viết tập trung làm rõ những khía cạnh chủ yếu hoạt động của các ngân hàng nước ngồi, từ đó đưa ra khuyến nghị có liên quan.</i>
<b>Từ khóa: ngân hàng nước ngồi, đầu tư vốn, ngân hàng châu Au, EVFTA</b>
<b>Abstract: </b><i>Foreign banks ìn general and European ones in particular have invested in Vietnam's economy through four different channels: capital investment to establish a legal entity that is a 100%) foreign-owned bank or branches of foreign banks in Vietnam, expanding loans to enterprises in Vietnam: establish a joint venture bank between a foreign bank and a Vietnamese commercial bank; buy shares to become strategic shareholders of joint-stock commercial banks, securities companies and joint-stock insurance companies; syndicated loans through Vietnamese commercial banks. After the US lifted the embargo against Vietnam in 1995 and Vietnam officially became a member of the WTO in 2007, there were manv concerns that the foreign banking sector would compete, coerce and cause disadvantages for Vietnam’s commercial banks. Besides, the implementation ofEVFTA, the ownership ratio for European banks is also posing some opportunities and challenges for Vietnam. So what is the status of those contents? The article focuses on clarifying the key aspects offoreign banks’ operations, and makes some relevant recommendations.</i>
<i><b>Keywords: foreign hanks, capital investment, European banks, EVFTA</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>1. Vị thế thị phần và đầu tư vốn của khối ngân hàng nước ngoài tại nền kinh tế Việt Nam</b>
Để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động kinh doanh, vị thế thị phần vốn đầu tư trong nền kinh tế và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, có thể xem xét và phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu của khối này so với các khối ngân hàng khác trong tơng thể các tơ chức tín dụng tại Việt Nam đến thời diêm gần nhất.
Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản có tồn hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng khác và các TCTD phi ngân hàng tại nền kinh tế Việt Nam đã đạt 15,075 triệu tỷ đồng, tăng 7,53% so với cuối năm trước. Trong đó, tổng tài sản có của khối ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần tăng 9,07% so với cuối năm 2020, lên 6,6 triệu tỷ đồng, chiếm tới 43,79% tổng tài sàn của toàn hệ thống. Tổng tài sản của khối NHTM Nhà
<b>Hình 1: </b>
nước (gồm AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, NH Dầu khí Tồn cầu, NH Đại Dương) tăng 7,22% trong 9 tháng đầu năm 2021, tức là đến hết tháng 9/2021 đạt 6,2 triệu tỷ đồng, tăng 7,22% so với hết năm 2020, chiếm 41,18% tổng tài sản toàn hệ thống TCTD tại Việt Nam. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) có tăng trưởng cao nhất trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 19,35% lên hơn 52.132 tỷ đồng. Các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả ngân hàng liên doanh (sau đây gọi chung là ngân hàng nước ngồi) có xu hướng tăng trưởng chậm lại trong 2 năm gần đây, với tơng tài sản của nhóm này chỉ tăng 3,1% trong 9 tháng đầu năm 2021, lên hơn 1,5 triệu tỷ đồng vào thời điếm hết năm 2021 (NHNNVN, 2015-2021).
Có thể tham khảo quy mô tồng tài sản của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh tại Việt Nam trong tổng thể các khối ngân hàng tại thời điểm hết tháng 9/2021 ở hình vẽ dưới đây.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><i><b>Qlíịàtihàng,</b></i>
Nêu xem xét vê quy mô vôn điều lệ của cả hệ thống TCTD tại nền kinh tế Việt Nam, thì tại thời điểm hết tháng 9/2021, tổng số vốn đạt 750.580 tỷ đồng, tăng 8,32% so với đầu năm 2021. Trong đó, vốn điều lệ của khối NHTM nhà nước đạt 169.690 tỷ đồng, tăng 9,29%. Vốn điều lệ của khối NHTM cổ phần lên tới 348.481 tỷ đồng, tăng 9,88% và gấp đôi so với khối NHTM Nhà nước, vốn
điêu lệ của các cơng ty tài chính, cho th tài chính cũng tăng mạnh 14,79% lên hơn 35.077 tỷ đồng. Còn khối ngân hàng nước ngoài chỉ đạt 134.758 tỷ đồng, chỉ tăng có 2,65% so với cuối năm 2020 (NHNNVN, 2015-2021).
Tham khảo diễn biến quy mô vốn điều lệ tại thời điểm hết tháng 9/2021 so với hết năm 2020 ở hình vẽ dưới đây.
<b>Hình 2: </b><i><b>vốn</b></i>
Số liệu nói trên cho thấy khối ngân hàng nước ngoài tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế Việt Nam, nhưng với
chiến lược thận trọng, an toàn, hiệu quả và chiếm tỷ lệ thị phần khiêm tốn trong hệ thống TCTD tại nước ta hiện nay. Tồng tài sản của khối ngân hàng nước ngồi, trong đó chủ yếu là vốn cho vay và đầu tư, chỉ chiếm khoảng 10% trong toàn bộ hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, đạt trên 1,5 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay và đầu tư các dự án các doanh nghiệp tại nền kinh té Việt Nam đến hết tháng 9/2021 tương đương khoảng 68 tỷ USD. Đây là con số khá có ý nghĩa, vì đây là vốn thực các ngân hàng nước ngoài giải ngân cho các doanh nghiệp thực hiện tại nền kinh
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">tế Việt Nam. Bên cạnh đó, xét riêng số vốn FDI của các ngân hàng nước ngoài đưa vào nền kinh tế Việt Nam, thành lập pháp nhân, đó chính là vốn điều lệ, đến hết tháng 9/2021 đạt trên 6,2 tỷ USD, vẫn tăng ổn định qua các năm, mặc dù có mức tăng chậm hon các NHTM cổ phần của Việt Nam. Bên cạnh đó các ngân hàng nước ngồi cũng gia tăng vốn điều lệ, đó là đầu tư vốn góp mua cổ phần tại các NHTM cổ phần của Việt Nam với tư cách cổ đông chiến lược, ước tính khoảng 2 tỷ USD, dự kiến tiếp tục tăng cao nếu Chính phủ Việt Nam tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM cổ phần và thực hiện các cam kết trong EVFTA. Theo cam kết EVETA, Chính phủ Việt Nam có lộ trình cụ thể tăng tỷ lệ sở hữu vốn cho các ngân hàng thuộc khối Liên minh Châu Âu tại một NHTM cổ phần nước ta.
về tỷ lệ an toàn khác trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế và theo luật pháp của Việt Nam. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn toàn hệ thống TCTD tại Việt Nam đến hết tháng 9 là 25,09%; cụ thể, tỷ lệ này tại khối NHTM nhà nước là 27,91%, NHTM cổ phần là 28,39% và tại các cơng ty tài chính, cho th tài chính là 37,25%. Tuy nhiên, số liệu của NHNN không công khai tỷ lệ an toàn này của khối ngân hàng nước ngoài, nhưng qua nghiên cứu bảng số liệu thống kê dưới đây cũng của NHNN Việt Nam cho thấy, thực tế khối này không sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, nên hầu như không phát sinh, tức là khơng đáng lo ngại. Nói cách khác, các ngân hàng nước ngồi tự giác tn thủ thơng lệ quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng, không sử dụng vốn ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn, mặc dù luật pháp Việt Nam cho phép (NHNNVN, 2015-2021).
NĨTNN đang xem xét việc tiếp tục lùi tỷ lệ áp dụng vốn ngan hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm để các TCTD có thêm nguồn lực hồ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch. Theo lộ trình của quy định hiện hành, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 giảm còn 37%. Từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày
1/10/2023 là 30% (NHNNVN, 2015-2021).Cũng xét về tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh, khối ngân hàng nước ngồi có tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số dư tiền gửi ở thời điểm hết tháng 9/2021 là 41,9%, chỉ bằng 1/2 so với khối NHTM cổ phần và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của toàn hệ thống TCTD tại Việt Nam. Tỷ lệ này cho thấy các ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh khá thận trọng, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, chủ động phòng ngừa rủi ro. Khối ngân hàng này có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống TTCTD tại Việt Nam, thường xuyên ở mức dưới 1% (NHNNVN, 2015- 2021).
về hoạt động dịch vụ phi tín dụng của khối ngân hàng nước ngoài. Khối này đang áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới tại Việt Nam trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh và quản trị điều hành, quản lý rủi ro. Khối ngân hàng nước ngồi có thế mạnh về thanh tốn quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế. Riêng thị phần kinh doanh ngoại tệ và tài trợ xuất nhập khẩu thì chiếm khoảng 15-18% lĩnh vực này trong các khối ngân hàng tại Việt Nam. Thế mạnh về nhóm khách hàng của các ngân hàng nước ngoài là các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><i><b>(ìlạànítànq </b></i>
về hiệu quả kinh doanh, xem xét khả năng sinh lời qua 2 chỉ số cơ bản là ROA và ROE cho thấy hai tỷ lệ này của nhóm NHTM nhà nước đến cuối quý 11/2021 lần lượt là 0,55% và 9,48%. Trong khi đó, ROA và ROE của nhóm NHTM cổ phần ở mức cao hơn đáng kể, lần lượt là 0,87% và 10,23%. Hai tỷ lệ này không được công bố đôi với khối ngân hàng nước ngoài, nhưng thực tế ROA và ROE cao hơn rất nhiều các NHTM trong nước, cho thấy khối này hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả tại nền kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới hoạt động ngân hàng vừa qua (NHNNVN, 2015- 2021).
<b>3. Cho vay hợp vốn thông qua các ngân hàng Việt Nam</b>
Các ngân hàng nước ngồi khơng chỉ cho vay vốn và cung cấp dịch vụ tài chính hiện đại, tiện ích, an tồn cho khách hàng của họ tại Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp và cá nhân, mà cịn bán bn vốn cho các NHTM Việt Nam để các NHTM Việt Nam cho vay khách hàng, đàu tư tại nền kinh tế Việt Nam, với tổng trị giá các khoản vay này đến hết tháng 11/2021 đã được ký kết ước tính lên tới trên 4 tỷ USD (VNBA, 2015-2021).
Điển hình về các khoản cho vay hợp vốn được ký kết gần đây nhất là trong năm 2021, Techcombank đã ký kết được khoản vay tín chấp với hai cấu phần: 600 triệu USD với kỳ hạn 3 năm và 200 triệu USD với kỳ hạn 5 năm. Lãi suất của khoản tín dụng này bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,35%/năm cho kỳ hạn 3 năm và 1,62%/năm cho kỳ hạn 5 năm. Đây là khoản vay có giá trị lớn nhất cho một định chế tài chính của Việt Nam trên thị
trường vay họp vốn quốc tế. Tổng cộng có 28 ngân hàng và định chế tài chính phát triển quốc tế uy tín đã tham gia vào giao dịch cho vay này (VNBA, 2015-2021).
Standard Chartered Bank (SCB) là ngân hàng nước ngoài ban đầu đứng ra bào lãnh phát hành và thu xếp khoản vay. Sau đó, Cathay United Bank, Cơng ty Chứng khoán Maybank Kim Eng, State Bank of India và Taishin Bank đã cùng tham gia vào giao dịch này với tư cách là các bên được đồng chỉ định thu xếp, bảo lãnh và thiết lập sổ chính cho khoản tín dụng này (VNBA, 2015- 2021).
Tháng 11/2021, Vietinbank đã ký kết khoản vay hợp vốn giá trị 1 tỷ USD từ 20 bên. Đây là thương vụ vay hợp vốn thứ hai của Vietinbank trong năm 2021, sau khoản vay 790 triệu USD vào tháng 8/2021. Bốn bên đồng chỉ định thu xếp, bảo lãnh và dựng sổ chính, gồm UOB 300 triệu USD, SMBC 100 triệu USD, Taipei Fubon 100 triệu USD và HSBC 48 triệu USD. Các bên thu xếp khoản vay gồm OCBC 47 triệu USD, Emirates NBD 45 triệu USD, National Bank of Kuwait Singapore 45 triệu USD, Bank of Communication Singapore 42 triệu USD và Bank of Baroda Singapore 41 triệu USD... (VNBA, 2015-2021).
Trước đó, nhiều NHTM của Việt Nam cũng đã huy động vốn quốc tế thông qua các khoản vay hợp vốn từ nước ngoài. VPBank và SMBC đạt thỏa thuận ký kết khoản vay hợp vốn cùng sự tham gia của bốn ngân hàng quốc tế là CTBC Bank, Hua Nan Commercial Bank, State Bank of India, First Commercial Bank, và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với tư cách là các bên
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">cho vay, tổng giá trị 300 triệu USD. Tồn bộ gói hỗ trợ tài chính quốc tế cùng SMBC sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho VPBank nhằm cho vay mới đối với những khách hàng gặp khó khăn gián đoạn dòng tiền bởi đại dịch COVID-19, hồ trợ nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), đặc biệt là các doanh nghiệp có phụ nừ làm giám đốc (VNBA, 2015-2021).
Một số NHTM khác như HDBank cũng nhận khoản vay họp vốn 71 triệu USD do Mega Bank thu xếp, nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. HDBank cũng nhận 50 triệu USD từ Proparco, Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp để cho vay phát triển các dự án xanh tại Việt Nam (VNBA, 2015-2021).
Ngồi các khoản tín dụng quốc tế nói trên, còn nhiều khoản vay khác do các ngân hàng nước ngồi bán bn vốn cho các NHTM Việt đã được ký kết, đã giải ngân hàng, sẽ được thực hiện trong thời gian tới. Các khoản vốn này đầu tư qua các NHTM Việt Nam vào nền kinh tế nước ta được thực hiện theo nguyên tắc tín dụng quốc tế, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các ngân hàng nước ngoài, song cũng tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao uy tín quốc tế cho các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn quốc tế này cũng nâng cao được năng lực quản trị kinh doanh, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.
<b>4. Ngân hàng nước ngồi đầu tư vốn thơng qua hoạt động M&A mua bán lại doang nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam</b>
Bên cạnh các kênh đầu tư vốn nói trên của các ngân hàng nước ngồi vào nền kinh
tế Việt Nam, hoạt động mua bán lại doanh nghiệp cũng được tiến hành khá sôi động theo chiến lược của các định chế tài chính quốc tế. Cụ thế, trong thời gian qua, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã chứng kiến một giao dịch có giá trị rất lớn trong lĩnh vực ngân hàng, trị giá hon 1 tỷ USD giữa VPBank và Cơng ty tài chính tiêu dùng SMBC CF thuộc Tập đồn SMBC (Nhật Bản). Theo đó, vào cuối tháng 4/2021, 49% vốn điều lệ tại FE Credit thuộc VPBank đã được chuyển nhượng cho SMBC CF với giá trị lên tới 1,4 tỷ USD, mức cao nhất trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam từ trước tới nay (BIDV, 2015-2021).
Một giao dịch M&A khác trong lĩnh vực ngân hàng đó là 49% vốn của Cơng ty tài chính HD Finance cũng được HDBank bán cho đối tác Nhật Bản là Credit Saigon (sau đổi thành HD Saison). Một giao dịch khác nữa đó là 49% vốn được MB bán của Cơng ty tài chính Mcredit sho Shinsei (Nhật Bản) (BIDV, 2015-2021).
Cuối năm 2020, BIDV đã bán 15% vốn cho KEB Hana (Hàn Quốc), giao dịch M&A này có giá trị 20.295 tỷ đồng (ước tính thời điểm đó khoảng 878 triệu USD). Một ngân hàng có uy tín, hoạt động hiệu quả nhất ở Nhật Bản là Aozora Bank đã đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng sở hữu 15% cố phần của NHTM CP Phương Đông (OCB) và trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng này. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu tối đa của cố đơng nước ngồi ở mức 22%. Như vậy còn 7% sẽ tiếp tục bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo kế hoạch, OCB sẽ tăng vốn điều lệ từ 10.959 tỷ đồng lên 14.449 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương tăng 32% (BIDV, 2015- 2021).
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i><b>QỈQƠnhiutq,</b></i>
Trước đó, Shinhan Bank Việt Nam đã mua lại mảng bán lẻ của ANZ khi ANZ rút bớt hoạt động tại thị trường Việt Nam. Fintech Việt Nam cũng là lĩnh vực khá hấp dân với các nhà đầu tư châu A: Grab mua lại cổ phần của Moca; Ant Financial (Trung Quốc) mua lại một lượng cổ phần đáng kể trong ví điện tử eMonkey được tích hợp vào nền tảng của Lazada...
Theo quy định, tỷ lệ sở hữu nước ngoài được cho phép tại VPBank là 15%. Vì vậy, trong Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2020, cổ đông VPBank đã thông qua kế hoạch giảm tỷ lệ này từ 23% xuống 15%. Ở thời điếm ngày 18/5/2021, khối nước ngoài nắm 21,76% vốn VPBank, đồng nghĩa các nhà đầu tư nước ngồi sẽ phải bán ra thêm 6,76% vốn. Nhóm nhà đầu tư liên quan đến Dragon Capital đã mua thêm 3,15 triệu cổ phiếu VPB để gia tăng tỷ lệ sở hữu từ 4,9953% lên 5,1236%, qua đó, trở thành cổ đông lớn của VPBank. Theo danh mục đầu tư tại cuối tháng 4/2021 của Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL), quỳ đầu tư có giá trị 2 tỷ USD của Dragon Capital, đưa tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại VPB đã vươn lên vị trí thứ 2 với tỷ trọng 9,89%, so với vị trí thứ 5 và 7,32% vào cuối quý 1/2021.
Trước đó, 3 NHTM nhà nước đã cổ phần hóa, đó là BIDV, Vietcombank và Vietinbank đã có các ngân hàng lớn của nước ngồi là cổ đơng chiến lược, rót số vốn rất lớn đầu tư lâu dài vào nền kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhiều tập đoàn ngân hàng lớn của nước ngoài, nhất là các ngân hàng của Liên minh Châu Âu và Nhật Bản, đang và sẽ tiếp tục đầu tư vốn, trở thành cổ đông chiến lược của NHTM Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh số
đơng nhà đầu tư nước ngồi muốn tăng cổ phần thì cũng có trường hợp giảm tỷ lệ sở hữu theo chiến lược của họ. IFC đã giảm tỷ lệ cổ phần tại VietinBank từ 6,4% xuống còn 4,99%. Từ ngày 10/1//2020, nhóm IFC khơng cịn là cổ đơng lớn của VietinBank. Thay vào đó, The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ (BTMU) là cổ đơng nước ngồi lớn nhât của VietinBank đang sở hữu 19,73% cổ phần lại muốn tăng lên. BTMU nhiều lần đề nghị Chính phủ Việt Nam cho phép nâng tỷ lệ sở hữu lên 25% hay 30% theo chiến lược đầu tư vốn của họ, vì tỷ lệ sở hữu hiện tại đã chạm trần tối đa. Việc IFC thoái vốn khiến room vốn đầu tư nước ngoài tại VietinBank được mở hơn một chút. Trong cơ cấu cổ đông hiện tại của VietinBank, Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 64,46% cổ phàn; Ngân hàng của Nhật Bản đang sở hữu 19,73% (BIDV, 2015-2021).
Trái ngược với IFC tại Vietinbank, đầu năm 2020, Mizuho Bank của Nhật Bản chi thêm gần 930 tỷ đồng mua thêm gần 16,7 triệu cổ phần để duy trì tỷ lệ sở hữu 15% tại Vietcombank. Với tỷ lệ sở hữu 15%, Mizuho đang nắm khoảng 556,3 triệu cổ phiếu Vietcombank, tương đương với hơn 50.600 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với số vốn đầu tư ban đầu, chưa kể khoản cổ tức tiền mặt thu được trong 9 năm qua. Như vậy, Vietcombank làNHTM Việt Nam đem lại khoản lợi nhuận lớn và nhanh nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quỳ đầu tư nước ngoài Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) của Dragon Capital đã mua thêm hơn 16 triệu cổ phiếu Vietcombank trong 3 tháng 5-6-7 và tuần đầu tháng 8/2020. Đến đầu tháng 8/2020, Quỹ VEIL đang nắm giữ lượng cổ phiếu VCB trị giá khoảng 108 triệu USD, tương ứng 30,5 triệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">cổ phiếu VCB (chiếm tỷ lệ xấp xỉ 0,82% cổ phần của VCB) (BIDV, 2015-2021).
Đáng chú ý là sau khi Vietcombank bán thành công 3% cổ phần cho hai đối tác nước ngoài (GIC và Mizuho), ngân hàng đã thu về 6.200 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2019. Tại BIDV, sau khi bán thành công 15% vốn cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc, ngân hàng đang có kế hoạch bán tiếp khoảng 6% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài, dự kiến
thu về hàng nghìn tỷ đồng cho các cổ đơng hiện hữu của BIDV, trong đó, nguồn thu lớn nhất là ngân sách nhà nước của Chính phủ Việt Nam, bởi vì Nhà nước đang nắm giữ cổ phần chi phối tại ngân hàng này (BIDV, 2015-2021).
Một điển hình về khối NHTM CP tư nhân thu hút cổ đông nước ngoài là Techcombank, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 22,5% cổ phần tại Ngân hàng này.
<b>Hình 3: </b><i><b>Tỷ</b></i>
của NHTM CP Phương Đông (OCB). Do kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các NHTM cổ phần trong nước đạt kết quả cao và diễn ra liên tục trong nhiều năm, nên hiện nay tại một số NHTM Việt Nam, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi cịn lại rất thấp (SSI, 2015-2021).
Giới hạn tỷ lệ sở hữu của một nhà đầu tư nước ngoài tại một NHTM CP Việt Nam đang là lực cản để luồng vốn quốc tế đầu tư vào nước ta. Hiện nay có thế thấy, tại ACB, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đã lên mức cao nhất là 30%. HDBank đã bán trên 21% cố phần cho 10 nhà đầu tư nước ngoài, với số vốn họ đã đầu tư là 300 triệu
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">USD (hơn 6.800 tỷ đồng). Techcombank cũng đã hết room ngoại khi bán cổ phần cho Warburg Pincus, thu về 370 triệu USD trước thời điểm niêm yết trên sàn HOSE năm 2018. VIB chốt room cho nhà đầu tư nước ngồi với giới hạn chỉ 20,5%, vì đã có cổ đơng chiến lược nước ngồi là CommonwealthBank of Australia đang nắm giữ 20% cổ phần. Trong khi đó, OCB bán 11 % cơ phần cho nhà đầu tư nước ngồi là Aozora Bank của Nhật Bản trong tổng room dành cho nhà đầu tư nước ngồi chốt trước đó là 23,66%. Đồng thời, hiện có một quỳ đầu tư của Tập đoàn VinaCapital sở hữu khoảng 5% vốn điều lệ của OCB (BVSC, 2015-2021).
<b>5. Thực hiện EVFTA và vấn đề đặt ra vói các ngân hàng châu Âu</b>
Hiện nay, theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ, một tổ chức sở hữu không quá 15% vốn điều lệ. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại các ngân hàng là 30%. Trường họp quy định tại EVFTA có thể cho phép room ngoại của các TCTD châu Âu tại 2 NHTMCP Việt Nam được vượt khỏi mức trần quy định hiện hành (BVSC, 2015-2021).
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có NHTM cổ phần nào sẽ đáp ứng được tiêu chí để các TCTD châu Âu nâng room ngoại lên 49%, phía EU sẽ xem xét và phía Việt Nam là Bộ Tài chính và NHNN sẽ cân nhắc. Như vậy, NHTM Việt Nam nào được chọn nới room ngoại của các TCTD châu Âu lên 49% vẫn còn phải chờ đợi sự lựa chọn của cơ quan chức năng. NHTM đó phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cao, hồn tất cả 3 trụ cột của Basel II, có quy mô tổng tài sản lớn, nợ xấu thấp, lợi nhuận cao. Bốn NHTM cổ phần quy
mô khá, tỷ lệ nợ xấu trong giớ hạn an toàn, lợi nhuận cũng ở mức cao, đảm bảo tỷ lệ an toàn von CAR theo quy định của NEINN, đó là VIB, VPBank, Techcombank, ACB là những ứng viên tiềm năng có thể được xem xét nới room ngoại theo đề xuất của Ngân hàng Châu Âu. Theo EVFTA, giữa Việt Nam và EU sẽ có các cam kết, ưu đãi về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Đáng chú ý, đối với dịch vụ ngân hàng, trong vòng 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét tạo thuận lợi, cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 NHTM cổ phần của Việt Nam, không áp dụng với 4 NHTM cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối (SSI, 2015- 2021).
Triển vọng hút vốn đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đang mở ra với việc EVFTA đang bắt đầu được triển khai thực hiện. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, EU có những quy định rất khắt khe về đầu tư, nhất là đầu tư từ EU ra nước ngoài, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Cho nên, lợi thế đầu tiên từ hiệp định này chính là bảo hộ đầu tư. Lợi thế này có thể làm cho dòng tiền đầu tư từ EU vào Việt Nam mạnh hơn, bao gồm cả FDI và FII, trong đó có đầu tư về công nghệ mới, công nghệ cao, huy động vốn từ châu Âu thông qua các quỳ đầu tư của Việt Nam cũng hấp dẫn hơn nhờ các quy định bảo hộ đầu tư khá chặt chẽ và an toàn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng như tác động đến dòng ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, lãi suất, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... (BVSC, 2015- 2021).
Hiệp định cũng mở ra cơ hội cho các quỹ đầu tư của EU trực tiếp đầu tư vào hệ
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">thống ngân hàng như: mở chi nhánh, mua cổ phần... Tuy nhiên, mảng đầu tư trực tiếp này chỉ là tiềm năng, có thể chưa sơi động trong ngắn hạn, bởi vì châu Âu đã áp dụng khá đây đủ quy định của Basel II, thậm chí cả Basel III. Mặt khác, họ cũng có khuynh hướng tái cấu trúc lại các tập đồn tài chính, các NHTM lớn theo hướng không mở rộng quy mô mà chủ yếu tăng chất lượng tài sản để tránh những xung đột pháp lý, xung đột lợi ích, có thể dẫn tới khủng hoảng.
Theo quy định tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, tỷ lệ cổ phần của một Nhà đầu tư nước ngồi khơng được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30%. Với tỷ lệ tối đa này, nhà đầu tư nước ngoài không thể chi phối được các quyết định lớn của NHTM nên họ không mặn mà tham gia. Đây là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài và ke cả NHTM trong nước muốn nới thêm room để có cơ hội hơn trong việc thu hút vốn nước ngoài để tăng vốn điều lệ (SSL 2015-2021).
<b>Ket luận và khuyến nghị</b>
Đen nay Việt Nam đã ký kết 17 hiệp định thương mại đa phương và song phương. Mới đây, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP, UKVFTA... cũng mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, khi Việt Nam có cơ hội khai thác triệt để những thị trường lớn nhất tồn cầu. Theo đó, các dịng đầu tư mới sẽ vào Việt Nam, nơi có nhiều cảng biến ra thế giới, có tiềm năng về hoạt động Logistics, dân số trẻ và tiếp cận nhanh với công nghệ số, thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử có tốc độ tăng rất nhanh, lực lượng lao động dồi dào và nắm bắt nhanh tiến bộ
kỹ thuật, M&A sẽ là phương thức được nhiều nhà đầu tư nước ngồi lựa chọn.
Bên cạnh đó, phải kể đến những tác động tích cực từ việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt là việc soạn thảo bộ ba Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.
Bên cạnh những lĩnh vực truyền thống thu hút M&A như: tài chính, bảo hiếm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, bán lẻ... thì năng lượng “sạch”, cơng nghệ... sẽ là những ngành tiềm năng trên thị trường mua bán, sáp nhập thời gian tới. Đáng chú ý, dược phẩm cũng đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngồi. Quy mơ thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026. Chính sức hút này đã kéo nhiều dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực dược phẩm trong các năm gần đây thơng qua M&A; trong đó có các ngân hàng, quỳ đầu tư nước ngoài tham gia hay tài trợ vốn (SSI, 2015-2021).
Thực tế, sự sôi động trở lại của thị trường M&A Việt Nam trong năm 2021 cùng chung với với xu hướng toàn cầu. Hoạt động M&A tại Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2022 và một số năm tiếp theo. Thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục theo mơ hình chữ V trong giai đoạn 2021-2022. Cụ thể, thị trường có thể phục hồi về mức 4,5-5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi tăng mạnh hơn, với giá trị 7 tỷ
</div>