Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Vip Đề cương tâm lý học và giáo dục học Đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.68 KB, 6 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG</b>

<i><b>1. Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết?</b></i>

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạtđộng có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng vai trị quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:

- Hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với người khác và bản thân. Thông qua hoạt động, con người chuyển hóa năng lực, phẩm chất tâm lí của bản thân thành sản phẩm thực tế, ngược lại những sản phẩm thực tế đó làm phong phú, hồn thiện thêm vốn liếng tinh thần của chủ thể. Ví dụ:

- Thông qua hoạt động con người tiếp thu nền văn hóa xã hội và biến nền văn hóacủa lồi người thành vốn riêng của mình, vận dụng chúng vào cuộc sống, làm cho nhân cách ngày càng phát triển.Hoạt động giúp cho cá nhân thực hiện hóa những khả năng về tố chất thành hiện thực, đồng thời nó là nguồn quan trọng nhất cung cấp cho cá nhân những kinh nghiệm xã hội.

Ví dụ:

- Thơng qua hoạt động con người có thể cải tạo những nét tâm lí và những nét nhân cách đang bị suy thối, hồn thiện chúng theo chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi con người người là sản phẩm hoạt động của chính mình, đó chính là con đường để thành đạt, để vươn tới lí tưởng.

Ví dụ:

=> Qúa trình giáo dục khơng chỉ là tác động một chiều của nhà giáo dục đến người được giáo dục mà cịn bao gồm các hoạt động tích cực, chủ động tiếp thu, rèn luyệnnhân cách của người được giáo dục, tạo nên mối quan hệ tương tác giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, hình thành cơ sở hoạt động tự giáo dục của cá nhân.

<b>Kết luận sư phạm</b>

Hoạt động của cá nhân có vai trị quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Muốn phát huy vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình và phát triển nhân cách, nhà giáo dục cần:

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

- Đưa học sinh vào những hoạt động đa dạng, coi hoạt động là phương tiện giáo dục cơ bản.

-Quá trình giáo dục phải là q trình tổ chức hoạt động tích cực sáng tạo của học sinh, cần thay đổi tính chất của hoạt động, làm phong phú nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, từ đó lơi cuốn học sinh vào hoạt động.

- Nhà giáo dục phải nắm được các hoạt động chủ đạo ở từng thời kì nhất định để tổ chức các loại hoạt động cho phù hợp với lứa tuổi học sinh.

<i><b>2.Phân tích vai trị của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?</b></i>

<b>Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân </b>

cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”

Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lýmới. Do đó khơng phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngồi ra, nhân cách cịnquy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình,song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.

Qua những phân tích trên có thể thấy nhân cách có một số đặc điểm sau:

- Tính thống nhất: thống nhất giữa việc nói và việc làm, giữ ý thức và hành động, giữa đức và tài..

- Tính ổn định: nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khó hình thành mà cũng khó mất đi

1. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân

- Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phươngpháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.

- Tổ chức các hoạt động, giao lưu

- Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục... Sự định hướngcủa giáo dục khơng chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện tại mà cịn phải thích hợp với u cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mơ hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.

2. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách

Các yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.

* Đối với di truyền

- Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương trình gène được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, 4 / 6 bàn tay và thanh quản ... nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ..

- Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.- Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.

- Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng cơng cụ hỗ trợ).

Ngồi ra giáo dục cịn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

* Đối với môi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.

- Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục. - Giáo dục cịn làm thay đổi tính chất của mơi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố..., để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công tácgiáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng,ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.

* Đối với hoạt động cá nhân 5 / 6

- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, ...); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trị, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

- Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấphoặc thậm chí khơng thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽgiúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”

III. LIÊN HỆ THỰC TẾ.

- Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hành thành và phát triển nhân cách con người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách do vậy nếu được giáo dục một cách tốt nhất ngay từ trong nhà trường sẽ giúp cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thế hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp lý,..

- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đemlại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy khơng cịn đơi taynhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng Văn Vượng bị mù từ bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng ấm nhạc... Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi giúp chúng hịa nhập vào cuộc sống cộng đồng.

<i><b>2.Phân tích vai trị của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?</b></i>

Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa chủ thể (nhà giáo dục) vàđối tượng (người được giáo dục) nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu cầu của xã hội.Đây là q trình tác động có mục đích, có nội dung, phương pháp, phương tiện... được lựa chọn, tổ chức một cách khoa học giúp cho mọi cá nhân chiếm lĩnh được những kinh nghiệm, những giá trị của nhân loại bằng con đướng ngắn nhất.

Giáo dục giữ vai trị chủ đạo đối với q trình hình thành và phát triển nhân cách, bỏi vì nó được thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu:

- Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của học sinh mà còn tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện q trình đó đến kết quả mon muốn.

Ví dụ:

- Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc mơi trường, hồn cảnh khơng thể tạo ra được do tác động tự phát.

Ví dụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Giáo dục có sức mạnh cải biến những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc khơng phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực xã hội . Đó chính là kết quả quan trọng của giáo dục đổi lại đối với trẻ em hư và người phạm pháp.

Ví dụ:

- Giáo dục là những tác động có điều khiển và điều chỉnh cho nên khơng những thích ứng với các yếu tố di truyền, bẩm sinh, mơi trường, hồn cành trong q trìnhhình thành và phát triển nhân cách mà cịn có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy các yếu tố di truyền và mơi trườn khơng thể thực hiện được.

Ví dụ:

- Để phát huy vai trị chủ đạo của mình, giáo dục cần tích cực góp phần cải tạo mơitrường sống (gia đình, nhà trường, xã hội) làm cho nó ngày càng lành mạnh, văn minh, tạo thành định hướng thống nhất vì mục tiêu nhân cách.

Ví dụ: Nếu được gia đình và thầy cơ giáo dục từ trước thì trẻ sẽ thấy được mặt tiêu cực của các tệ nạn xã hội mà khơng sa đọa vào những tệ nạn đó.(bổ sung)

=> Giáo dục phải diễn ra trong một quá trình có sự tác động đồng bộ của những thành tố như mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục.Giaos dục phái bao gồm hoạt động tích cực, đa dạng của người giáo dục và người được giáo dục trong mối quan hệ thống nhất; phải phát hiện và phát huy triệt để những điều kiện bên trong( bẩm sinh, di truyền vốn có ở người được giáo dục) để những tiềm năng trở thành hiện thực. Và không nên coi “ giáo dục là vạn năng”, thậm chí ảo tưởng có thể dùng giáo dục thay đổi xã hội, khơng tuyệt đối hóa vai tròcủa yếu tố nào cả.

* Kết luận sư phạm

</div>

×