Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Bài 2 : Yều cầu và nhiệm vụ của công tác giám sát thi công xây dựng công trình pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.48 KB, 72 trang )







Bài 2 :

YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TÁC GIÁM SÁT
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH






















THÁNG 2 NĂM 2006

1

MỤC LỤC :

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ GIÁM SÁT
1.
Khái niệm chung về công tác quản lý dự án
1.1 Khái niệm
1.2 Các giai đoạn của dự án
1.3 Các hình thức quản lý dự án
1.4 Nhiệm vụ và các mục tiêu của quản lý dự án
1.5 Phân loại dự án
2.
Khái niệm chung về công tác giám sát thi công xây dựng công trình
2.1 Khái niệm về công tác giám sát thi công
2.2 Mục tiêu của công tác giám sát thi công
2.3 Vò trí của giám sát trong các giai đoạn của dự án
2.4 Ý nghóa của công tác giám sát
2.5 Phân loại và phân cấp công trình
II. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
THAM GIA GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Khái niệm
2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức giám sát
2.1. Điều kiện về pháp lý
2.2. Điều kiện về năng lực, kinh nghiệm
3. Điều kiện năng lực đối với các cá nhân giám sát
3.1. Điều kiện pháp lý:

3.2. Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công
III. NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
1.
Nguyên tắc trong giám sát thi công
1.1 Qui đònh của Luật xây dựng về công tác giám sát thi công
1.2.Nguyên tắc đối với các cá nhân tham gia giám sát thi công
1.3.Nguyên tắc trong quan hệ giữa các bên
2.
Yêu cầu của công tác giám sát thi công
2.1 Đối với tổ chức tư vấn giám sát
2.2 Đối với cá nhân kỹ sư giám sát thi công
3.
Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công
4.
Nội dung công tác giám sát thi công
4.1 Công tác khảo sát xây dựng
4.1.1 Công tác giám sát chất lượng
4.1.2 Công tác giám sát khối lượng
4.1.2 Công tác giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường
4.2 Công tác lập dự án đầu tư, thiết kế và lập dự toán, tư vấn đấu thầu
4.3 Công tác thi công xây dựng công trình

2
4.3.1 Quản lý chất lượng trong giám sát thi công xây dựng công trình
4.3.2 Quản lý khối lượng trong giám sát thi công xây dựng công trình
4.3.3 Quản lý tiến độ trong giám sát thi công xây dựng công trình
4.3.4 Quản lý an toàn lao động trong giám sát thi công xây dựng công trình
4.3.5 Quản lý vệ sinh môi trường trong giám sát thi công xây dựng công trình
IV.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG GIÁM SÁT
1.

Phương pháp giám sát
2. Kỹ năng giám sát
3.
Tài liệu giám sát
V. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT
1.
Quyền hạn và nghóa vụ của giám sát thi công công trình
1.1 Quyền hạn
1.2 Nghóa vụ
2. Quyền hạn và nghóa vụ của chủ đầu tư :
2.1 Quyền hạn
2.2 Nghóa vụ đối với nhà thầu thi công xây dựng
2.3 Nghóa vụ đối với tổ chức và cá nhân giám sát thi công xây dựng
3. Quyền hạn và nghóa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình
3.1 Quyền hạn
3.2 Nghóa vụ
4. Quyền hạn và nghóa vụ của nhà thầu thiết kế công trình
4.1 Quyền hạn
4.2 Nghóa vụ
VI. NGUYÊN TẮC ĐẠO DỨC NGHỀ NGHIỆP


PHỤ LỤC :

Phụ lục 1 : Phân loại công trình
Phụ lục 2 : Phân cấp công trình
Phụ lục 3 : Danh mục hồ sơ nghiệm thu
Phụ lục 4 : Các mẫu biên bản nghiệm thu xây dựng




%

3
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ GIÁM SÁT
1. Khái niệm chung về công tác quản lý dự án
1.1 Khái niệm :
Trong sự phát triển hoạt động kinh tế xã hội, để có thể sinh sống, chữa bệnh, học
hành, sản xuất, đi lại hay vui chơi giải trí … trước tiên phải có các công trình, thí dụ
nhà ở, bệnh viện, nhà máy, cầu đường…. Như vậy, sự tồn tại của các công trình xây
dựng là điều kiện tiên quyết, khởi đầu cho các hoạt động khác của con người. Hoạt
động tạo ra một công trình xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu nào đó của con
người chính là việc thực hiện hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình (sau
đây gọi tắt là dự án đầu tư hay dự án) .
Để đảm bảo dự án hoàn thành, đạt được hiệu quả mong muốn, trước tiên người ta
phải nghiên cứu tính toán chặt chẽ một cách khoa học, các yếu tố kinh tế kỹ thuật
liên quan đến công trình, đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm minh chứng cho mục
đích dự án. Tài liệu này gọi là dự án đầu tư xây dựng công trình.
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hay cải tạo những công trình xây dựng nhằm phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình trong một thời gian nhất đònh.
Thành phần của tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình gồm thiết kế cơ sở và
thuyết minh dự án. Thiết kế cơ sở gồm các bản vẽ trong đó nêu đầy đủ các giải pháp
thiết kế kiến trúc, kết cấu móng và thân, các giải pháp kỹ thuật cho thiết bò công
trình và công nghệ.
Mỗi dự án được chuẩn bò và triển khai bởi những người có đủ năng lực, được giao
nhiệm vụ làm công tác quản lý dự án đó. Đó là công tác hoạch đònh, tổ chức, điều
hành việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm bảo đảm dự án được
hoàn thành đạt mục đích của dự án đã đặt ra và phù hợp với quy phạm hiện hành,
tiêu chuẩn áp dụng .

1.2 Các giai đoạn của dự án
Toàn bộ thời gian thực hiện dự án, hay còn gọi là vòng đời của dự án, được chia
thành những giai đoạn khác nhau, sao cho phù hợp với từng mục tiêu riêng của từng
giai đoạn, trên cơ sở thống nhất mục đích chung của dự án.
1.2.1
Giai đoạn chuẩn bò dự án :
Do nhu cầu phát triển thực tế của đời sống kinh tế xã hội, đòi hỏi con người phải
nghó đến việc đầu tư xây dựng công trình. Các công trình xây dựng ra đời sẽ phục vụ
cho chính những nhu cầu cần thiết của con người. Tuỳ theo những nhu cầu khác nhau
mà có những công trình xây dựng khác nhau. Vì vậy mỗi công trình xây dựng đều có
mục đích sử dụng riêng và đó chính là mục đích của dự án đầu tư. Từ ý tưởng ban
đầu, người ta cần phải cân nhắc tính toán thật kỹ để đảm bảo việc đầu tư đạt được
hiệu quả tối ưu. Đó chính là việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

4
Chuẩn bò cho việc lập dự án, thường người ta cần có đầy đủ các số liệu phục vụ
cho thiết kế cơ sở và viết thuyết minh dự án. Về mặt xã hội, cần thu thập các tài liệu
cần thiết; ví dụ để đầu tư xây dựng trường học cho khu dân cư mới, cần biết khu vực
đó đã có trường học nào, có bao nhiêu trẻ ở độ tuổi đi học, dự kiến phát triển dân
sốtrong tương lai… Về mặt kỹ thuật, cũng cần khảo sát đòa hình, đòa chất thuỷ văn
làm số liệu phục vụ cho tính toán thiết kế. Điểm quan trọng nhất của dự án này là
cần xác đònh rõ ràng mục đích đầu tư, đònh hướng triển khai với các giải pháp kỹ
thuật, dự kiến chi phí-tổng mức đầu tư, thời gian thi công. Như vậy giai đoạn đầu tiên
– giai đoạn chuẩn bò dự án gồm các hoạt động xây dựng sau :
• Lập thiết kế quy hoạch;
• Khảo sát kỹ thuật công trình, khảo sát đòa hình, đòa chất…;
• Lập dự án đầu tư xây dựng công trình .
1.2.2
Giai đoạn thực hiện dự án :
Giai đoạn này bắt đầu từ thời điểm dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

đến khi dự án hoàn tất, sẵn sàng để đưa công trình vừa được xây dựng xong vào khai
thác. Đây là giai đoạn quan trọng để biến dự án thành hiện thực. Giai đoạn này gồm
các hoạt động xây dựng :
• Tổ chức đấu thầu để chọn các nhà thầu tư vấn thiết kế, thầu xây lắp, thầu cung
cấp vật tư, thiết bò công trình, thiết bò công nghệ;
• Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán và tổng dự toán;
• Thi công xây dựng công trình;
• Giám sát thi công xây dựng công trình.
Như vậy, cùng với công tác quản lý dự án và ba công tác trong giai đoạn chuẩn bò
dự án, ta có tám hoạt động xây dựng chính.
1.2.3
Giai đoạn mở rộng dự án :
Trong quá trình vận hành sử dụng công trình, theo nhu cầu thực tế, có thể công
trình sẽ được đầu tư vốn thêm để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hay mở rộng công suất.
Việc này có thể được chuẩn bò sẵn khi lập dự án ban đầu hoặc là phát sinh sau này,
song mọi bước triển khai đều được tiến hành theo trình tự như trên. Nghóa là từ khâu
khảo sát, lập dự án đến thiết kế, đấu thầu và thi công xây lắp. Ta có thể coi giai đoạn
này là bước triển khai tiếp tục của dự án hay cũng có thể là một dự án riêng .

1.3 Các hình thức quản lý dự án
Để quản lý hữu hiệu vốn đầu tư, bảo đảm đồng vốn được sử dụng đạt hiệu quả
cao nhất, đúng mục đích đầu tư, chủ đầu tư phải thành lập Ban quản lý dự án xây
dựng công trình. Ban này có nhiệm vụ quản lý, điều hành, thúc đẩy việc chuẩn bò và
thực hiện dự án đạt hiệu quả tối ưu. Tuỳ theo mối quan hệ giữa chủ đầu tư và ban
quản lý dự án, tuỳ theo yêu cầu, quy mô, tính chất công trình mà có những hình thức
quản lý dự án khác nhau. Trước đây, người ta chia thành bốn hình thức là :

5
• Ban quản lý dự án của chủ đầu tư: Khi dự án được phê duyệt, trong quyết đònh
phê duyệt của cấp có thẩm quyền sẽ cho phép chủ đầu tư xây dựng công trình

được lập Ban quản lý dự án. Ban này trực tiếp quản lý các công tác thực hiện dự
án, xây dựng công trình cho đến khi bàn giao đưa vào sử dụng
• Chủ nhiệm điều hành dự án: Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực để tự quản
lý dự án, họ sẽ phải thuê người đủ năng lực để làm quản lý dự án. Người này được
gọi là Chủ nhiệm điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án có thể tổ chức
thêm nhân sự giúp việc cho mình. Có hai phương thức chủ nhiệm điều hành dự án
là “khoán gọn” hay “chìa khoá trao tay”.
• Ban quản lý dự án chuyên nghiệp: Các tỉnh, thành phố, các quận huyện trường có
những dự án đầu tư xây dựng phục vụ cho nhiệm vụ quản lý hành chính của họ.
Do vậy họ lập những ban quan lý dự án chuyên nghiệp. Đây là một dạng đơn vò
sự nghiệp, sử dụng vốn ngân sách.
• Tự làm: Đối với những công trình xây dựng vốn nhỏ, ngắn hạn như sửa chữa thì có
thể không cần lập ban quản lý dự án mà chủ đầu tư trực tiếp tự làm.
Thực tế những ban quản lý chuyên nghiệp sử dụng vốn ngân sách hay hình thức
tự làm cũng là hình thức chủ đầu tư tự thực hiện. Do vậy hiện nay theo quy đònh chỉ
có hai hình thức quản lý dự án là :
• Chủ đầu tư tự thực hiện quản lý dự án
: Chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý dự án
khi họ có đủ năng lực thực hiện. Ban quản lý dự án của chủ đầu tư phải có đủ điều
kiện kinh nghiệm, năng lực và nhân sự theo quy đònh. Trường hợp không có đủ
điều kiện thì phải thuê tư vấn .
• Tư vấn quản lý dự án
: Đơn vò tư vấn quản lý dự án cũng phải có đủ điều kiện về
kinh nghiệm, năng lực và nhân sự theo quy đònh. Tư vấn sẽ điều hành dự án cho
đến khi kết thúc công trình đưa vào sử dụng và quyết toán dự án xong. Thường thì
tư vấn chỉ được mời tham gia vào giai đoạn thực hiện dự án. Giai đoạn chuẩn bò
dự án do chủ đầu tư tiến hành. Việc lựa chọn tư vấn quản lý dự án có thể qua đấu
thầu hoặc chỉ đònh. Thường khi trò giá gói thầu lớn hơn 500 triệu đồng thì người ta
yêu cầu tổ chức chọn thầu qua đấu thầu tư vấn.
1.4 Nhiệm vụ và các mục tiêu của quản lý dự án

1.4.1
Nhiệm vụ của quản lý dự án :
Căn cứ vào quy mô, tính chất công trình và điều kiện thực tế, người quyết đònh
đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án. Theo quy đònh, chủ đầu tư sẽ thực hiện
những công việc sau, dù ở hình thức tự làm hay thuê tư vấn quản lý dự án : thực hiện
việc về thủ tục giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bò mặt bằng; tổ chức
thẩm đònh và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán; duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ
mời thầu và kết quả đấu thầu; ký kết hợp đồng với các nhà thầu, thanh toán hợp
đồng; nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trường hợp nếu chủ đầu tư
tự làm thì có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ trên cho ban quản lý dự
án của chủ đầu tư.

6
Ban quản lý dự án sẽ phải chuẩn bò hồ sơ thiết kế dự toán, tổng dự toán trình chủ
đầu tư phê duyệt; lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu; quản lý chất
lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí dự án, an toàn và bảo vệ môi trường; giám sát thi
công khi có đủ điều kiện về năng lực; tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán công
trình theo hợp đồng ký kết; lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo
quyết toán khi dự án hoàn thành.
Ban quản lý dự án có thể thuê cá nhân, tổ chức tư vấn trong nước thực hiện một
phần công việc của mình. Được phép thuê tư vấn nước ngoài nếu tư vấn Việt nam
chưa đủ năng lực thực hiện hoặc khi có yêu cầu đặc biệt. Tổ chức tư vấn quản lý dự
án phải chòu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung cam kết trong
hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại do lỗi của minh gây ra. Tư vấn quản lý dự án
phải chòu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.
1.4.2
Mục tiêu quản lý của ban quản lý dự án
• Chi phí : Quản lý vốn đầu tư sao cho hiệu quả nhất là mục tiêu hết sức quan trọng
của ban quản lý dự án. Vì vốn đầu tư xây dựng thường được cấp theo tiến độ cấp
vốn được duyệt trong dự án khả thi. Ban quản lý dự án cần bảo đảm thanh toán

chi phí xây dựng cho các nhà thầu tư vấn, xây lắp, cung cấp vật tư thiết bò không
những đúng về khối lượng, giá cả mà còn phải thanh toán vào thời điểm hợp lý
nữa. Thí dụ nếu chấp nhận mua và cho thanh toán chi phí thiết bò công nghệ vào
thời điểm mới khởi công xây dựng thì rõ ràng là không có lợi thay vì mua vào thời
điểm công trình đã sẵn sàng để lắp đặt thiết bò.
• Chất lượng : Chất lượng dự án là vấn đề phải quan tâm hàng đầu của mọi ban
quản lý dự án. Không được phép chấp nhận bất kỳ khối lượng nào không đạt chất
lượng. Dự án đạt chất lượng phải là dự án thỏa mãn mọi yêu cầu kỹ thuật của đầu
tư. Muốn vậy, công tác chất lượng phải được quan tâm từ đầu và thống nhất quản
lý ở tất cả mọi khâu của dự án .
• Khối lượng : Trừ những điều chỉnh cần thiết trong quá trình triển khai dự án, tất
cả mọi khối lượng công tác của dự án phải được thực hiện đầy đủ. Có thể hiểu
khối lượng dự án bao gồm cả việc thu hồi đất cho dự án, phục hồi vật kiến trúc
tạm dỡ, xây lắp và thanh quyết toán công trình …
• Tiến độ : Thời gian thực hiện dự án đã được nêu trong dự án đầu tư. Việc kết thúc
dự án đúng hạn đònh là bắt buộc. Vì vậy, ban quản lý dự án phải bảo đảm tiến độ
không những trong việc thiết kế, đấu thầu, xây lắp mà còn phải bảo đảm tiến độ
trong việc giải toả mặt bằng, thanh quyết toán…
• Bảo vệ môi trường : Không chỉ bảo đảm vệ sinh môi trường trong và ngoài công
trường khi thực hiện dự án, sau khi đưa công trình vào sử dụng, môi trường cũng
phải được bảo vệ. Việc này phải được tính trước, khi lập dự án đầu tư.
• An toàn : an toàn cho dự án bao gồm việc bảo đảm an toàn cho người và thiết bò
trong quá trình xây lắp và cảsau khi đưa công trình vào sử dụng .
1.5 Phân loại dự án :

7
Mục đích của việc phân loại dự án là để sao cho quản lý dự án được đơn gián và
thuận tiện nhất, cả về phía Nhà nước lẫn phía chủ đầu tư đối với dự án. Thông thường
người ta phân loại dự án theo hai cách : một là theo quy mô đầu tư và tính chất công
trình, hai là theo nguồn vốn đầu tư.

Ta biết rằng nhằm bảo đảm an toàn công trình, an toàn môi trường cho cộng đồng
thì Nhà nước sử dụng quyền của mình để thống nhất quản lý mọi dự án xây dựng
công trình trên lãnh thổ. Việc phân loại theo quy mô đầu tư và tính chất công trình
liên quan đến việc phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án. Thí dụ các công trình
nhóm A được Thủ tướng ủy quyền cho Bộ Xây dựng hoặc Bộ có xây dựng chuyên
ngành quản lý, các công trình nhóm B được Chủ tòch tỉnh, thành phố ủy quyền cho Sở
Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành quản lý. Còn việc phân loại theo
nguồn vốn đầu tư nhằm quy đònh quyền quyết đònh đầu tư và qủan lý điều hành dự
án khi dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau.
Tuy nhiên, dù dự án thuộc loại nào thì việc đầu tư xây dựng công trình cũng phải
phù hợp với sự phát triển tổng thể kinh tế xã hội, phù hợp quy hoạch phát triển
ngành, quy hoạch xây dựng, pháp luật đất đai và các pháp luật liên quan khác. Đối
với công trình, Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề này thông qua việc cấp phép xây
dựng.
Theo quy mô và tính chất công trình, có 4 loại dự án :
• Dự án quan trọng quốc gia : Là những dự án đặc biệt lớn về quy mô hay nhũng
công trình có tính chất đặc biệt, thí dụ như công trình Lăng Chủ tòch Hồ Chí Minh,
Khu Công nghiệp Dung Quất, Nhà máy thủy điện Sơn la. Các dự án này do Quốc
hội quyết đònh đầu tư, hoặc Quốc hội quyết đònh chủ trương và Thủ tướng Chính
phủ quyết đònh đầu tư.
• Dự án nhóm A : Là tất cả những dự án thuộc lónh vực an ninh, quốc phòng, sản
xuất chất nổ, chất độc hại và các dự án hạ tầng khu công nghiệp tập trung. Ngoài
ra còn những dự án khác thuộc về nhóm A, đó là các dự án có quy mô xây dựng
rất lớn ( tham khảo phần phụ lục 1).
• Dự án nhóm B : Là các dự án có quy mô vừa, không nằm trong hai nhóm dự án
trên ( tham khảo phần phụ lục 1 ).
• Dự án nhóm C : Là các dự án có quy mô nhỏ, không nằm trong ba nhóm dự án
trên ( tham khảo phần phụ lục 1).
Theo nguồn vốn đầu tư, có 4 loại dự án :
• Dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Loại dự án này do nhà nước

quyết đònh đầu tư và thành lập các ban quản lý dự án để điều hành.
• Dự án sử dụng nguồn vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, hoặc vốn vay quỹ
đầu tư phát triển của đòa phương. Loại dự án này do người cho vay quyết đònh
đầu tư và người đi vay lập ban quản lý dự án để điều hành.

8
• Dự án sử dụng nguồn vốn phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Các dự án này
do người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước quyết đònh đầu tư, phù hợp với chủ
trương phát triển doanh nghiệp đã được cấp trên phê duyệt và người đứng đầu
doanh nghiệp Nhà nước lập ban quản lý dự án để điều hành.
• Dự án sử dụng nguồn vốn khác. Người chủ nguồn vốn sẽ là người quyết đònh đầu
tư và quản lý dự án. Nếu là nguồn vốn nhiều chủ thì các bên góp vốn sẽ cùng
quyết đònh đầu tư thông qua hợp đồng góp vốn, trong đó sẽ chỉ đònh người đứng ra
quản lý dự án hoặc người có tỷ lệ góp vốn lớn nhất sẽ là người quản lý.
Theo cách phân loại trước đây, còn có nguồn vốn tập thể, vốn cá nhân, vốn đầu tư
từ nước ngoài và vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nay tất cả đều được gọi
chung là nguồn vốn khác.

2.
Khái niệm chung về công tác giám sát thi công xây dựng công trình
2.1 Khái niệm về công tác giám sát thi công :
Tham khảo cuốn sách Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, xuất bản lần thứ
tư, 1995) ta hiểu giám sát là công việc theo dõi và kiểm tra nhằm đánh giá đối tượng
xem có thực hiện đúng quy đònh hay không. Đây là công việc giám sát nói chung như
là Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ chẳng hạn. Trong ngành xây dựng,
việc giám sát thường được dùng để chỉ công tác giám sát thi công xây dựng công
trình. Nhưng cũng có khi dùng để chỉ việc chủ đầu tư giám sát các nhà thầu thực hiện
hợp đồng hay để chỉ việc đơn vò thiết kế giám sát tác giả công trình. Để tránh nhầm
lẫn, trong tài liệu này công tác giám sát thi công xây dựng công trình được gọi tắt là
giám sát thi công.

Khái niệm : Giám sát thi công xây dựng công trình là việc theo dõi, kiểm tra
thường xuyên, có hệ thống tại công trường về các hoạt động thi công xây dựng liên
quan đến chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn thi công và bảo vệ môi trường.
Chủ đầu tư có thể trực tiếp thực hiện công tác giám sát thi công khi họ có đủ năng
lực. Nếu không có đủ điều kiện thì phải thuê tư vấn. Đơn vò tư vấn giám sát thi công
phải có đủ điều kiện về kinh nghiệm, năng lực và nhân sự theo quy đònh. Việc lựa
chọn tư vấn giám sát thi công có thể tiến hành qua đấu thầu hoặc chỉ đònh. Thông
thường nếu trò giá gói thầu lớn hơn 500 triệu đồng thì người ta yêu cầu tổ chức chọn
thầu qua đấu thầu tư vấn.

2.2 Mục tiêu của công tác giám sát thi công :
• Chất lượng công trình: Bảo đảm chất lượng công trình là mục tiêu hàng đầu, cũng
là mong muốn hàng đầu mà chủ đầu tư mong đợi từ hoạt động của người giám sát
thi công.
• Khối lượng thi công : Việc bảo đảm khối lượng thi công do các nhà thầu xây lắp
và cung cấp vật tư thiết bò thực hiện cho công trình vừa nhằm đảm bảo chất lượng
công trình, vừa giúp cho chủ đầu tư trong việc thanh quyết toán công trình.

9
• Tiến độ thi công : Trước đây, việc theo dõi và thúc đẩy tiến độ thi công hoàn toàn
do ban quản lý dự án, nay các kỹ sư giám sát thi công chòu trách nhiệm phối hợp
cùng ban quản lý dự án thực hiện.
• An toàn thi công : Trong quá trình thi công, người kỹ sư giám sát có phối hợp với
chủ đầu tư, đơn vò thiết kế và xây lắp bảo đảm an toàn thi công bao gồm việc bảo
đảm an toàn cho công trình, an toàn trên công trường và an toàn cho bên thứ ba.
• Vệ sinh môi trường
: Cần phải yêu cầu các nhà thầu bảo đảm vệ sinh môi trường
trong suốt quá trình thi công cả bên trong lẫn bên ngoài công trường, chủ yếu là
quan tâm đến chất thải, nước thải, tiếng ồn và vận chuyển vật liệu ra vào công
trường .


2.3 Vò trí của giám sát trong các giai đoạn của dự án
Từ vấn đề đã nêu ở trên, để đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu của dự án, ban
quản lý dự án cần phải thực hiện tốt các mục tiêu giám sát thi công. Như vậy, mọi
hoạt động xây dựng trong triển khai dự án đều cần có giám sát và các mục tiêu của
giám sát phải được hoàn thành. Tức là các công tác khảo sát kỹ thuật, lập dự án, thiết
kế quy hoạch, thiết kế công trình, đấu thầu, thi công đều phải được giám sát chặt chẽ
bằng những kỹ sư giám sát đủ năng lực. Hiện nay, mặc dù chủ đầu tư (hoặc ban quản
lý dự án) phải chòu trách nhiệm giám sát toàn bộ, song Nhà nước chỉ quy đònh cụ thể
quy trình giám sát cho công tác khảo sát và thi công xây lắp; còn những công tác
khác do chủ đầu tư ( hoặc ban quản lý dự án) tự lập quy trình tuỳ theo quy mô tính
chất công trình để thực hiện.

2.4 Ý nghóa của công tác giám sát
• Đối với chủ đầu tư : việc giám sát thi công đã giúp cho chủ đầu tư bảo đảm hiệu
quả của việc đầu tư vốn thông qua trợ giúp về kỹ thuật xây dựng, bởi vì các mục
tiêu của công tác giám sát chính là một phần của các mục tiêu của công tác quản
lý dự án. Ngoài ra công trình có giám sát sẽ nâng cao độ tin cậy của chủ đầu tư về
chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng.
• Đối với đơn vò thiết kế : ý nghóa của việc giám sát thi công là giúp cho đồ án thiết
kế của đơn vò thiết kế trở thành hiện thực. Nói cách khác thì giám sát là một yếu
tố quan trọng bảo đảm tính khả thi của đồ án thiết kế.
• Đối với các nhà thầu : việc giám sát thi công một mặt hỗ trợ kỹ thuật để cùng nhà
thầu bảo đảm chất lượng, tiến độ thi công công trình mặt khác giúp cho nhà thầu
thanh quyết toán được thuận lợi.
• Đối với xã hội : Một công trình được giám sát bài bản từ đầu chắc chắn sẽ được
cộng đồng cư dân xung quanh yên tâm hơn. Do vậy, khu vực có nhiều công trình
đảm bảo chất lượng sẽ là một lý do để ổn đònh xã hội. Ngược lại, thì người dân
khu vực đó sẽ luôn sống trong tâm trạng bất ổn .


10
• Đối với nghề tư vấn xây dựng : tư vấn giám sát thi công là một hoạt động xây
dựng. Chính nó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nghề tư vấn xây
dựng. Trước khi nghò đònh 177/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ra đời tháng 7
năm 1994, ở nước ta không có nghề tư vấn; toàn bộ công tác thiết kế quản lý dự
án, giám sát do các Viện thiết kế và các Ban Kiến thiết thực hiện. Từ khi các
Viện Thiết kế chuyển thành các công ty tư vấn thì nghề tư vấn xây dựng dần phát
triển. Đến nay tư vấn Việt nam đã đảm đương được nhiều công trình lớn.

2.5 Phân loại và phân cấp công trình
2.5.1 Phân loại công trình :

Theo quản lý chuyên môn, người ta chia công trình thành năm loại theo tính chất
và mục đích sử dụng.
• Công trình dân dụng : bao gồm các nhà chung cư, nhà ở riêng lẻ và các công trình
công cộng như công trình văn hoá, giáo dục, công trình y tế, thương nghiệp, dòch
vụ, văn phòng làm việc, khách sạn, nhà phục vụ giao thông, thông tin liên lạc,
tháp thu sóng phát thanh, truyền hình, nhà ga, bến xe, các công trình thể thao.
• Công trình công nghiệp : bao gồm các công trình khai thác than, quặng, khai thác
dầu khí, công trình hoá chất, hoá dầu, công trình luyện kim, cơ khí, chế tạo, điện
tử-tin học, năng lượng, công trình công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp vật liệu xây dựng, công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công
nghiệp.
• Công trình giao thông : bao gồm công trình đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, cầu,
hầm, sân bay.
• Công trình thủy lợi : bao gồm các hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng,
đường ống dẫn nước, kênh và công trình trên kênh, bờ bao.
• Công trình hạ tầng : bao gồm các công trình cấp nước, thoát nước, nhà máy xử lý
nước thải, công trình xử lý chất thải, bãi chứa, bãi chôn lấp rác, nhà máy xử lý rác
thải, công trình chiếu sáng đô thò.

2.5.2 Phân cấp công trình :

Cấp công trình là cơ sở để chủ đầu tư xếp hạng nhà thầu tư vấn hoặc xây lắp,
cũng là cơ sở để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Tuỳ theo quy mô và
loại công trình trong dự án mà ngươi ta yêu cầu nhà thầu tham gia dự thầu phải có
cùng hạng tương ứng. Ngoài ra, việc phân cấp công trình còn phục cho việc xác đònh
số bước thiết kế và thời gian bảo hành công trình đối với nhà thầu xây lắp. Thí dụ
như đối với các công trình phải lập dự án, quy mô cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, có kỹ
thuật phức tạp thì phải thiết kế ba bước, hoặc các công trình cấp IV chỉ lập báo cáo
kinh tế kỹ thuật xây dựng cũng chỉ cần thiết kế một bước. Công trình cấp đặc biệt và
cấp I phải được bảo hành ít nhất 24 tháng kể từ ngày bàn giao công trình đưa vào sử
dụng.

11
Tùy theo quy mô, sản lượng, công suất, mức độ phức tạp mà mỗi loại công trình
được chia thành 5 cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Trong
một công trình thường có thể có nhiều loại hạng mục theo phân loại khác nhau, nên
cấp của mỗi hạng mục đó cũng khác nhau. Cấp của công trình được xác đònh theo
tiêu chí của cấp cao nhất.

2.5.3 Phân loại lónh vực chuyên môn giám sát :

Các cá nhân tuỳ theo lónh vực chuyên môn được đào tạo và có thời gian kinh
nghòêm từ 5 năm trở lên thì được phép giám sát thi công công trình cùng loại với một
trong các lónh vực sau đây :
• Giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện.
• Giám sát thi công lắp đặt thiết bò công trình.
• Giám sát thi công lắp đặt thiết bò công nghệ.



II. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THAM GIA
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
1. Khái niệm:

Nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng rất nhiều công trình,
song sự nối kết giữa các nhà đầu tư, thầu xây lắp và nhà tư vấn chưa đảm bảo thỏa
mãn yêu cầu phát triển đất nước. Khi cần đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư luôn
muốn tìm các tổ chức chuyên môn xây dựng đáng tin cậy để thực hiện dự án, đảm
bảo chất lượng, khối lượng, chi phí … Thế nhưng, không phải lúc nào chủ đầu tư cũng
tìm được các nhà thầu phù hợp cho dự án. Cũng có thể do trong nền kinh tế Việt
Nam không có những nhà môi giới chuyên nghiệp. Việc tự quảng cáo trên báo đài
của các nhà thầu nhiều khi lại thiếu chuẩn mực.
Để hỗ trợ các chủ đầu tư trong quản lý dự án của mình, Nhà nước đã qui đònh
những chuẩn mực cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn và xây lắp
công trình. Các chuẩn mực này chính là những điều kiện tối thiểu mà các nhà thầu
phải có khi đề nghò với chủ đầu tư tham gia dự án, đồng thời cũng là những điều kiện
tối thiểu để chủ đầu tư chọn thầu. Đương nhiên là tư vấn giám sát cũng được Nhà
nước qui đònh những điều kiện chuẩn mực. Có hai loại điều kiện cho tổ chức giám sát
và cá nhân kỹ sư giám sát. Đối với mỗi loại, người ta đòi hỏi tổ chức giám sát và cá
nhân kỹ sư giám sát phải bảo đảm cả hai yêu cầu về điều kiện năng lực kinh nghiệm
và điều kiện pháp lý.

2. Điều kiện năng lực đối với tổ chức giám sát:

2.1.Điều kiện về pháp lý:
Tất cả các đơn vò muốn tham gia công tác giám sát phải đăng ký hành nghề giám
sát. Tùy theo loại hình tổ chức của đơn vò mà đăng ký những nơi khác nhau. Đới với
các Công ty dù hạch toán độc lập hay phụ thuộc thì đăng ký hành nghề giám sát ở Sở

12

Kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố còn các đơn vò hành chính sự nghiệp có thu thì
do Sở Nội vụ các tỉnh, thành ghi chức năng hành nghề. Các đơn vò có trách nhiệm
trình cho cơ quan chức năng xem xét đăng ký hành nghề khi cơ quan này đến kiểm
tra hoặc cấp bản sao y có công chứng cho chủ đầu tư lưu. Trong mọi trường hợp, hạn
đònh của đăng ký hành nghề không ngắn hơn thời gian còn lại để hoàn thành công
trình theo tiến độ đïc duyệt.

2.2.Điều kiện về năng lực, kinh nghiệm:
Điều kiện về năng lực, kinh nghiệm nhằm đảm bảo nhà thầu tư vấn hay xây lắp
phải có đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện dự án thông qua những công trình tương
tự họ đã tham gia. Điều kiện này được lập dựa vào qui mô và tính chất công trình,
nói cách khác là dựa trên loại và cấp công trình đã được phân công ở phần trên (Mục
I – tiết 2.5). Theo đó các đơn vò tư vấn giám sát được chia thành các hạng 1, hạng 2
và chưa xếp hạng.
• Đơn vò hạng 1
: Được giám sát tất cả các công trình cùng loại nếu :
+Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp với loại công trình mà họ sẽ
tham gia giám sát.
+Đã từng tham gia giám sát ít nhất 01 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp 1
hoặc 02 công trình cấp 2 cùng loại.
• Đơn vò hạng 2:
Được giám sát các công trình cấp 3 trở xuống nếu có:
+Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp với loại công trình mà họ sẽ
tham gia giám sát.
+Đã từng tham gia giám sát ít nhất 01 công trình cấp 2 hoặc 02 công trình
cấp 3 cùng loại.
• Đơn vò chưa xếp hạng
: Chưa có đủ điều kiện về năng lực kinh nghiệm như các

đơn vò hạng 1, hạng 2. Đơn vò ở hạng này đương nhiên được giám sát công trình
cấp 4 và cứ thực hiện được 5 công trình cùng loại trở lên thì được phép giám sát
công trình cấp 3 cùng loại.

3. Điều kiện năng lực đối với các cá nhân giám sát:

3.1.Điều kiện pháp lý:
Bất kỳ cá nhân muốn tham gia giám sát thì phải có đủ điều kiện pháp lý theo qui
đònh. Điều kiện này là cá nhân đó phải có chứng chỉ giám sát phù hợp với lónh vực
hành nghề và loại công trình. Ngoài ra anh ta còn phải là nhân viên chính thức của tổ
chức giám sát có đăng ký hành nghề. Điều này phải được chứng minh thông qua hợp
đồng lao động không thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn hơn 01 năm.
Tuy nhiên, có thể chấp nhận giám sát viên là một cá nhân hành nghề giám sát
độc lập, không thuộc một tổ chức nào. Cá nhân này có thể đăng ký hành nghề độc
lập và chỉ được giám sát công trình cấp 4 cùng loại với loại công trình đã đăng ký
hành nghề độc lập.

13
3.2.Điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công:
Giấy chứng chỉ hành nghề giám sát được cấp bởi Sở Xây dựng đòa phương nơi
người xin cấp chứng chỉ thường trú hoặc được tạm trú dài hạn. Các Sở Xây dựng sẽ
phải thành lập Hội đồng cấp chứng chỉ để xét cấp cho các cá nhân đến đề nghò. Để
được cấp người xin cấp chứng chỉ giám sát cần phải có những điều kiện như sau:
+Phải có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo qui đònh của
pháp luật.
+Phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù
hợp với yêu cầu.
+Đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình ít
nhất 05 năm.
+Có chứng nhận đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám sát.

+Có đạo đức nghề nghiệp tốt, chưa có hành vi gây ra sự cố làm giảm chất lượng
công trình xây dựng.
+Có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc giám sát trên công trường.
Tuy nhiên, riêng với cá nhân tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phủ hợp nhưng
có thời gian tham gia thiết kế, thi công hoặc giám sát trên 3 năm có thể được xem xét
để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, nhưng chỉ được
cấp loại chứng chỉ màu hồng và chứng chỉ này chỉ có giá trò hoạt động hành nghề tại
vùng sâu vùng xa đối với các công trình cấp IV. Trường hợp có khác về chuyên
ngành xây dựng nhưng nếu có kinh nghiệm nhiều thì có thể được Hội đồng cấp
chứng chỉ chấp nhận được giám sát loại công trình khác chuyên môn. Thí dụ kỹ sư tốt
nghiệp chuyên ngành Thủy công, nhưng có 5 năm thường xuyên thiết kế, thi công
hoặc giám sát công trình dân dụng thì vẫn có thể được cấp chứng chỉ giám sát xây
dựng và hoàn thiện công trình dân dụng.

III. NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
1. Nguyên tắc trong giám sát thi công

1.1 Qui đònh của Luật xây dựng về công tác giám sát thi công:
Ngày 26/11/2003, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Luật số 16 – Luật Xây dựng,
bắt đầu áp dụng từ 01/07/2004, đã qui đònh rõ về công tác giám sát thi công xây dựng
công trình. Đó là:
+Mọi công trình xây dựng phải được thực hiện công tác giám sát thi công trong thi
công xây dựng công trình.
+Việc giám sát thi công phải được thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công
trình, thường xuyên liên tục trong quá trình thi công.
+Việc giám sát thi công phải nhằm theo dõi về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an
toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình.
+Việc giám sát phải căn cứ thiết kế được duyệt, qui chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng.
+Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát thi công hoặc tự thực
hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình.


14
+Người thực hiện việc giám sát thi công phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với
công việc, loại, cấp công trình.
Những qui đònh nói trên đã nêu lên những điểm cơ bản nhất mang tính nguyên tắc
về mối quan hệ giữa việc giám sát quá trình thi công và công trình, cũng như những
điều kiện cơ bản xung quanh việc giám sát thi công. Không chỉ vậy, qui đònh của
Luật còn chỉ ra các mục tiêu của giám sát cùng cách triển khai.

1.2.Nguyên tắc đối với các cá nhân tham gia giám sát thi công:
Trong quá trình thi công, các thành viên của tổ chức giám sát, từ Giám đốc đến kỹ
sư giám sát trưởng và các kỹ sư giám sát khác phải:
+Tuân thủ nghiêm ngặt quy chuẩn, qui phạm, tiêu chuẩn áp dụng.
+Không có bất cứ quan hệ nào lệ thuộc vào các nhà thầu xây lắp dù là quan hệ
huyết thống hay quan hệ kinh tế.
+Làm tại tổ chức của mình (là nhân viên chính thức), không phải là nhân viên
Nhà nước.
+Trực tiếp thực hiện công việc được phân công một cách độc lập, không phụ
thuộc bất kỳ ai.
+Chòu sự quản lý và giám sát của chủ đầu tư theo hợp đồng.
+Chấp nhận xử phạt, bồi thường.

1.3.Nguyên tắc trong quan hệ giữa các bên:
Trong thực hiện nhiệm vụ của mình trên công trường, giám sát viên không thể
đơn phương tiến hành mà cần phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác trên công
trường trong thời gian thi công như là chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vò thiết kế,
các nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bò vật liệu, đơn vò thí nghiệm kiểm đònh độc lập
và các cơ quan quản lý Nhà nước đến công trường làm việc theo chức năng. Theo
các quy đònh chung cũng như theo hợp đồng, các bên trên công trường phải thường
xuyên quan hệ với nhau. Song thông thường thì mọi quan hệ giữa chủ đầu tư với bên

nào đều chỉ dựa theo hợp đồng với bên đó. Vậy bên giám sát thi công quan hệ trong
phối hợp với các bên liên quan trên công trường dựa trên nguyên tắc nào. Ta cần có
phân tích cụ thể .
1.3.1 Nguyên tắc phối hợp với Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án
:
Là chủ hợp đồng, chủ đầu tư có quyền yêu cầu và giám sát viên có nghóa vụ báo
cáo và đề xuất mọi việc liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình. Mọi thông tin
của giám sát viên có thể được chuyển đến Ban Quản lý dự án thông qua nhật ký công
trình, báo cáo đònh kỳ, báo cáo khi họp giao ban, báo cáo nghiệm thu hoặc báo cáo
đột xuất. Mọi báo cáo cho Ban Quản lý dự án phải đầy đủ nội dung cần thiết như là
tên công tác, toạ độ, cao trình, thời gian, trình tự xảy ra, nhận đònh và ý kiến đề xuất
của giám sát. Nhìn chung mọi báo cáo đều được thể hiện bằng văn bản. Cũng có thể
báo cáo bằng miệng song sau đó cần ghi nhận lại bằng văn bản. Ngược lại, Ban
Quản lý dự án căn cứ theo tình hình thực tế và hợp đồng tư vấn giám sát để yêu cầu

15
kỹ sư giám sát triển khai một công việc nào đó. Vậy nguyên tắc phối hợp với Ban là
báo cáo đầy đủ mọi việc và thực hiện quyết đònh của Ban .
1.3.2 Nguyên tắc phối hợp với đơn vò thiết kế
:
Đơn vò thiết kế là đơn vò chòu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế và có quyền tác giả
đối với công trình, do vậy phải có ý kiến của họ trong những trường hợp sau :
• Mọi thay đổi, điều chỉnh, bổ sung hay giảm bớt so với thiết kế được duyệt, bao
gồm cả kích thước, chất lượng, số lượng, chủng loại, vật liệu của phần kết cấu,
kiến trúc, hệ thống kỹ thuật và trang thiết bò công trình .
• Mọi biện pháp kỹ thuật nhằm điều chỉnh, sửa chữa, thay thế cho một bộ phận
công trình đã thi công nhưng không đạt yêu cầu; mọi sự cố công trình.
• Mọi tải trọng thi công, kiểm tra thử tải hay tải trọng khác lớn hơn tải trọng được
thiết kế sử dụng tính toán cho công trình .
Như vậy, nguyên tắc phối hợp với đơn vò thiết kế là hễ có thay đổi thiết kế được

duyệt cho dù do chủ đầu tư hay nhà thầu hay do thực tế yêu cầu, giám sát viên phải
chắc chắn là trong tay mình đã có sự đồng ý của đơn vò thiết kế trừ một vài thay đổi
nhỏ không ảnh hưởng đến thiết kế cơ sở. Ngoài ra, khi nghiệm thu chuyển giai đoạn
thi công và tổng nghiệm thu cần mời đại diện đơn vò thiết kế tham gia.
1.3.3 Nguyên tắc phối hợp với nhà thầu
:
Giám sát viên có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi kiểm tra mọi hoạt động thi
công của nhà thầu, so sánh với thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn áp dụng. Nếu vật
liệu hay khối lượng hay biện pháp thi công không đạt yêu cầu về chất lượng hay mấtä
an toàn thì phải có ý kiến để điều chỉnh kòp thời. Đối với bản vẽ hoàn công, hồ sơ
nghiệm thu hay quyết toán khối lượng cũng tương tự. Như vậy nguyên tắc phối hợp
làm việc với các nhà thầu là thường xuyên phải kiểm tra chặt chẽ, đánh giá đúng mực
và thông báo kòp thời .
Trong phối hợp với nhà thầu, nên quan tâm cả hai chiều là vừa kiểm tra giám sát
chặt chẽ chất lượng thi công của họ lại vừa trợ giúp cho họ hoàn thành nhiệm vụ.
Điều này mới nghe có vẻ mâu thuẫn song rất đúng. Nếu giám sát viên trợ giúp tốt
cho nhà thầu từ việc xem xét kỹ lưỡng hoặc góp ý tư vấn thêm biện pháp thi công,
tiến độ thi công, chuẩn bò vật tư, thiết bò thi công thì khả năng xây dựng không đạt
chất lượng sẽ khó xảy ra, trừ phi nhà thầu không nghiêm túc thực hiện. Có thể nói
đối với các nhà thầu trên công trường thì các giám sát viên nên giúp trước kiểm sau,
khi giúp thì tận tình, đến nơi đến chốn, khi kiểm thì chặt chẽ kỹ lưỡng không bỏ sót .
1.3.4 Nguyên tắc phối hợp với đơn vò thí nghiệm kiểm đònh :

Thông thường nhà thầu thuê các đơn vò thí nghiệm kiểm đònh tới công trường để
kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm hay thiết bò đưa vào sử
dụng cho công trình. Hoặc có khi vì lý do kỹ thuật nào đó, Ban Quản lý dự án thuê
để thử nghiệm đánh giá. Giám sát viên có nhiệm vụ xem chức năng hành nghề, kiểm
tra theo dõi quá trình lấy mẫu, thử nghiệm theo các chỉ tiêu quy đònh.
Nguyên tắc ở đây là theo dõi quy trình, số liệu trung thực, chính xác với quy trình thử
nghiệm cũng như số liệu thí nghiệm.


16
1.3.5 Nguyên tắc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng:
Thông thường, những việc của công trình có liên quan đến cơ quan quản lý Nhà
nước Về xây dựng, kể cả cơ quan quản lý chuyên ngành, là :
• Xem xét, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy đònh về xây dựng trên đòa bàn;
• Kiểm tra, nghiệm thu công trình theo phân cấp;
• Khi có sự cố, tranh chấp, kiện cáo liên quan đến công trình.
Giám sát viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kòp thời mọi tài liệu pháp lý, tài
liệu kỹ thuật mà cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu. Cần lưu ý khi cung cấp hồ sơ
cần phải có biên bản giao nhận chi tiết, tránh làm mất mát ảnh hưởng đến công tác
nghiệm thu lưu trữ sau này.
Một vấn đề nữa có liên quan đến cơ quan quản lý Nhà nước là khi cần mọi người
đều có thể đề nghò nhân viên Nhà nước giải thích những điều mà mình chưa hiểu Về
các quy đònh. Hoặc cũng có thể đề nghò họ làm trung gian hòa giải những bất đồng
giữa các bên .

2.Yêu cầu của công tác giám sát thi công

2.1 Đối với tổ chức tư vấn giám sát
Để đảm bảo chất lượng công tác tư vấn, người ta đòi hỏi tổ chức tư vấn giám sát
phải có đủ năng lực và kinh nghiệm. Ngoài những quy đònh chung của Nhà nước về
năng lực, còn có những yêu cầu về kinh nghiệm đối với nhà thầu tư vấn. Các yêu cầu
này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế :
• Nhà thầu tư vấn phải có kinh nghiệm trong lónh vực tư vấn xây dựng
• Nhà thầu tư vấn phải hiểu biết rõ về chuyên môn mà khách hàng cần
• Nhà thầu tư vấn phải có năng lực về nhân sự và thiết bò đủ để thực hiện dòch vụ
• Nhà thầu tư vấn cần phải có đạo đức nghề nghiệp, không vi phạm những quy đònh
chung về đạo đức
• Nhà thầu tư vấn phải có kế hoạch tư vấn phù hợp

• Nhà thầu tư vấn cần phải toàn tâm toàn ý từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện
dòch vụ tư vấn
• Nhà thầu tư vấn phải được độc lập về tài chính
2.2 Đối với cá nhân kỹ sư giám sát thi công
Cũng như đối với tổ chức tư vấn, ngoài những quy đònh của Nhà nước, các cá
nhân kỹ sư giám sát cần phải có những năng lực sau thì mới được coi là đủ điều kiện
tham gia giám sát công trường :
• Có khả năng nhận thức, hiểu biết được công việc của mình và
• Có khả năng quan hệ, hợp tác với các bên liên quan trên công trường
• Có khả năng thuyết phục
• Có khả năng đề xuất ý kiến, sáng kiến giải quyết những khó khăn
• Có thái độ chín chắn, kiên trì
• Đạo đức, trung thực

17
• Có đủ sức khoẻ về thể chất và tinh thần

3. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu giám sát thi công

Các tổ chức tư vấn đều phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho mỗi loại
hình tư vấn mà chính bản thân tổ chức đó tham gia. Đối với công tác giám sát cũng
vậy. Mục đích của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất
lượng công việc tại mọi khâu, bước thực hiện mà các khâu, bước này đã được xác
đònh từ đầu. Tuỳ theo từng phương cách quản lý khác nhau và điều kiện cụ thể mà
mỗi tổ chức tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của đơn vò mình. Thông
thường trong nội dung của hệ thống sẽ chỉ ra một cách phân biệt trình tự các công
việc mà các giám sát viên phải làm; đồng thời cũng chỉ ra quy trình báo cáo thực
hiện các công việc đó cũng như chỉ ra cách kiểm tra chúng. Các quy trình này có thể
thể hiện bằng văn bản hay bằng sơ đồ hoặc bằng bảng .
Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu tư vấn cũng phải chỉ ra hệ thống bố trí

nhân sự cho công tác giám sát thi công công trình. Thường thì việc bố trí nhân sự
được thể hiện bằng sơ đồ gồm các nhân sự được chỉ đònh tham gia ở công trường và
nhân sự có trách nhiệm tại văn phòng công ty. Trong hệ thống nhân sự này, việc
phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên là hết sức quan trọng. Đòi hỏi người
phân công không phân phối quá nhiều hay quá ít việc cho mỗi người, không bỏ sót
việc đồng thời công việc đựơc phân công phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của
người được phân công .



Hình 1. Sơ đồ bố trí nhân sự giám sát

Với cách bố trí nhân sự như trên, ta thấy rõ là tổ chức tư vấn giám sát đã trao
trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác giám sát thi công trên công trường cho kỹ sư
giám sát trưởng ( còn gọi là trưởng tư vấn giám sát). Tuy nhiên công ty tư vấn cũng
không khoán trắng mà có cử người- phòng quản lý kỹ thuật- kiểm tra công việc đồng

18
thời trợ giúp kỹ sư giám sát trưởng khi cần. Người kỹ sư giám sát trưởng sẽ tuỳ theo
quy mô, tính chất và yêu cầu công việc của hợp đồng tư vấn mà phân công nhiệm vụ
cho các nhân viên đưới quyền mình. Sự phân công này phải phù hợp năng lực kinh
nghiệm cũng như phù hợp lónh vực chuyên môn công tác của nhân viên. Một số công
trình quy mô nhỏ, đơn giản có thể chỉ có một kỹ sư giám sát trưởng thực hiện toàn bộ
công việc hoặc có thể cùng giám sát với một vài kỹ sư giám sát chuyên ngành. Ở
đây, toàn bộ công việc được phân thành ba cấp cho tất cả các khu vực thi công cần
giám sát, nhiệm vụ cụ thể được phân công như sau :
• Kỹ sư giám sát trưởng : là người đại diện cho công ty tư vấn thực hiện công tác
giám sát thi công trên công trường, chòu trách nhiệm :
+ Tổ chức nhân sự và điều hành thực hiện toàn bộ công việc theo hợp đồng đã ký
kết, phân công công việc cho cấp dưới và báo cáo tình hình hoạt động cho công

ty;
+ Giữ mối quan hệ mật thiết với chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vò thiết kế,
nhà thầu thi công và cung cấp vật tư thiết bò. Hỗ trợ nhân viên của mình khi cần
giải quyết mối quan hệ giữa các bên liên quan;
+ Lập đề cương giám sát, báo cáo điều kiện khởi công công trình và sự phù hợp
về năng lực của nhà thầu cho chủ đầu tư;
+ Kiểm soát, phê duyệt các báo cáo của nhân viên của mình trước khi gửi cho chủ
đầu tư như các báo cáo kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế tổ chức thi
công, biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng
chống cháy nổ và an toàn lao động… cũng như các đề xuất giải quyết phát sinh kỹ
thuật trên công trường;
+ Tổ chức nghiệm thu chạy thử liên động không tải, nghiêm thu chuyển giai đoạn
thi công;
+ Phối hợp cùng công ty tổ chức nghiệm thu chạy thử liên động có tải, nghiêm thu
hạng mục công trình và toàn bộ công trình đưa vào sử dụng;
+ Tổ chức nghiệm thu công tác bảo hành công trình;
+ Xác nhận khối lượng thi công theo từng đợt và toàn bộ công trình.
• Kỹ sư giám sát chuyên ngành : là người được kỹ sư giám sát trưởng chỉ đònh thực
hiện công tác giám sát thi công tại một khu vực nhất đònh trên công trường theo
đúng lónh vực chuyên môn, chòu trách nhiệm :
+ Chòu sự chỉ đạo của kỹ sư giám sát trưởng, thực hiện công tác giám sát theo lónh
vực chuyên môn tại khu vực được phân công;
+ Phân công công việc cho các giám sát viên dưới quyền, hỗ trợ họ hoàn thành
nhiệm vụ;
+ Là cầu nối giữa các công việc thi công cụ thể với kỹ sư giám sát trưởng, thường
xuyên báo cáo tình hình cho kỹ sư giám sát trưởng;
+ Kiểm tra, đề xuất ý kiến của mình về thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế tổ chức
thi công, biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp bảo vệ môi trường,
phòng chống cháy nổ và an toàn lao động… cũng như các đề xuất giải quyết phát
sinh kỹ thuật trên công trường;


19
+ Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại, tính năng của vật liệu, thiết bò đưa
vào thi công công trình;
+ Giám sát thi công, yêu cầu nhà thầu xây lắp thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng
thi công;
+ Kiểm tra đònh vò tọa độ, cao độ cấu kiện, thiết bò theo thiết kế;
+ Tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, lắp đặt tónh thiết bò, chạy thử đơn
động;
+ Phối hợp cùng kỹ sư giám sát trưởng tổ chức nghiệm thu chạy thử liên động
không tải, nghiêm thu chuyển giai đoạn thi công;
+ Lập khối lượng thi công công việc xây dựng, lắp đặt thiết bò công trình và thiết
bò công nghệ theo từng đợt và toàn bộ khu vực được phân công;
+ Lưu trữ tài liệu giám sát.
• Giám sát viên : là người được kỹ sư giám sát chuyên ngành chỉ đònh thực hiện một
số công việc giám sát thi công tại một khu vực nhất đònh trên công trường theo
đúng lónh vực chuyên môn, chòu trách nhiệm :
+ Chòu sự chỉ đạo của kỹ sư giám sát chuyên ngành, thực hiện các công việc cụ
thể được giao theo lónh vực chuyên môn tại khu vực được phân công;
+ Là cầu nối giữa các công việc cụ thể với kỹ sư giám sát chuyên ngành, thường
xuyên báo cáo tình hình công việc cho kỹ sư giám sát chuyên ngành phụ trách;
+ Ghi chép đầy đủ và chi tiết những thông tin liên quan đến công việc được giao;
+ Trợ giúp kỹ sư giám sát chuyên ngành theo dõi, kiểm tra và nghiệm thu công
việc xây dựng, lắp đặt tónh thiết bò;
+ Trợ giúp kỹ sư giám sát chuyên ngành lập bảng biểu, tính toán khối lượng thi
công thực tế;
+ Góp ý kiến cho kỹ sư giám sát trưởng và kỹ sư giám sát chuyên ngành giải
quyết những phát sinh trên công trường .

4. Nội dung công tác giám sát thi công


Như đã giới thiệu ở phần I, giám sát là công việc phải thực hiện trong suốt quá
trình triển khai dự án, cả giai đoạn chuẩn bò, thực hiện hay mở rộng dự án. Trách
nhiệm của chủ đầu tư là phải theo dõi, kiểm tra công việc mà họ đã thuê đơn vò khác
thực hiện để đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh
môi trường. Có như vậy, mới bảo đảm hoàn thành mục tiêu của dự án.
Tuy nhiên, do các hoạt động xây dựng trong quá trình triển khai dự án khác nhau
nên cách thực hiện công tác giám sát ở từng hoạt động xây dựng trong dự án cũng
khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu cụ thể việc giám sát từng hoạt
động xây dựng trong dự án .
4.1 Công tác khảo sát xây dựng :
Công tác khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát tiến hành theo hợp đồng với chủ
đầu tư. Chủ đầu tư sẽ cử giám sát để giám sát quá trình khảo sát kỹ thuật hoặc thuê
tư vấn giám sát nếu không có đủ năng lực.

20
4.1.1 Công tác quản lý chất lượng :
Công tác khảo sát xây dựng nhằm thu thập các thông số kỹ thuật phục vụ cho
công tác thiết kế công trình. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng công trình do nhà thầu
thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát đề ra. Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với mục đích,
phạm vi, phương pháp khảo sát, với tiêu chuẩn áp dụng. Như vậy kỹ sư giám sát
khảo sát xây dựng bắt đầu công tác giám sát của mình bằng việc kiểm tra nhiệm vụ
khảo sát xem nhiệm vụ khảo sát đã phù hợp với yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn
áp dụng hay chưa. Nếu xét thấy chưa đủ cần thiết báo cáo ngay cho chủ đầu tư đề có
những điều chỉnh thích hợp. Để hoàn thành tốt việc này kỹ sư giám sát cần phải có
đủ kiến thức và nhiều kinh nghiệm. Thí dụ, dự án là xây dựng một toà nhà cao tầng,
vậy cần có thông tin sơ bộ về đất nền, dự kiến loại móng sử dụng để có nhiệm vụ
khảo sát phù hợp.
Từ nhiệm vụ khảo sát nhà thầu sẽ lập phương án ( hay đề cương ) khảo sát. Kỹ sư
giám sát cũng phải kiểm tra phương án này có đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ

khảo sát cũng như tiêu chuẩn áp dụng hay không. Cần chú ý rằng kiểm tra trong
phương án cả về thiết bò khảo sát lẫn nhân sự của đoàn cán bộ khảo sát. Nếu như
thiết bò và nhân sự thỏa mãn được phương án kỹ thuật, ta có thể đề nghò chủ đầu tư
cho tiến hành khảo sát. Ngược lại, nhà thầu khảo sát phải điều chỉnh hay lập lại
phương án khảo sát. Kỹ sư giám sát cũng cần phải kiểm tra phòng thí nghiệm mà nhà
thầu khảo sát sử dụng.
Trong quá trình khảo sát, kỹ sư giám sát phải theo dõi thường xuyên, liên tục
công việc của nhà thầu. Kiểm tra tất cả các toạ độ, cao độ, kích thước, khối lượng
khảo sát. Kiểm tra sự tuân thủ của nhà thầu khảo sát về quy trình khảo sát theo tiêu
chuẩn áp dụng cũng như sự tuân thủ theo phương án kỹ thuật đã duyệt. Toàn bộ kết
quả giám sát phải được ghi vào nhật ký khảo sát. Sổ nhật ký này do nhà thầu lập, có
đóng dấu giáp lai và ghi số trang. Kết quả giám sát được ghi hàng ngày, có đánh giá
kết luận của giám sát. Nếu đánh giá chưa đạt yêu cầu thì giám sát phải yêu cầu nhà
thầu khảo sát thực hiện lại hoặc đưa ra những kiến nghò hợp lý khác.
Kết quả khảo sát có thể cho các thông số khác nhiều với dự đoán ban đầu. Khi
xem kết qủa khảo sát hay kết quả thí nghiệm, nếu xét thấy cần thiết bổ sung thêm
nhiệm vụ khảo sát kỹ sư giám sát cần kiến nghò ngay với chủ đầu tư. Thí dụ như
trong khảo sát đòa chất, lớp đất yếu lại sâu hơn dự kiến sẽ dẫn đến phải tăng thêm
chiều sâu khoan khảo sát hoặc đổi phương án móng công trình từ móng băng sang
móng cọc ép sẽ phải làm thêm chỉ tiêu SPT Người kỹ sư giám sát có thể tham khảo
thêm ý kiến của đơn vò thiết kế hay nhà thầu khảo sát trước khi đệ trình kiến nghò
của mình. Theo quy đònh, nhiệm vụ khảo sát được bổ sung khi :

Trong quá trình khảo sát, phát hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp
đến giải pháp thiết kế;
• Trong quá trình thiết kế, phát hiện tài liệu khảo sát không đáp ứng yêu cầu thiết
kế;

21
• Trong quá trình thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo

sát, ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế và biện pháp thi công.
Khi toàn bộ công tác khảo sát kết thúc, giám sát tổ chức nghiệm thu dựa trên kết
quả khảo sát xây dựng và kết quả giám sát. Nhà thầu phải chòu trách nhiệm trước chủ
đầu tư và pháp luật về tính chính xác và trung thực của kết quả khảo sát. Biên bản
nghiệm thu công tác khảo sát do chủ đầu tư, nhà thầu và đơn vò giám sát ký tên đóng
dấu bao gồm thông tin về thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian nghiệm thu,
đánh giá kết quả khảo sát và những kiến nghò nếu có.
4.1.2 Công tác quản lý khối lượng
:
Khối lượng khảo sát được nhà thầu, chủ đầu tư và giám sát kiểm tra theo khối
lượng thực tế. Kỹ sư giám sát phải căn cứ vào khối lượng dự toán và khối lượng khảo
sát bổ sung được duyệt để kiểm tra và xác nhận. Bản khối lượng quyết toán nên làm
theo phương pháp đã lập bản khối lượng dự toán để thuận tiện trong kiểm tra và
thanh toán. Cần chú ý kỹ sư giám sát không được xác nhận những khối lượng không
đảm bảo chất lượng.
4.1.3 Công tác quản lý tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường
:
Tiến độ khảo sát được chuẩn bò trong phương án khảo sát của nhà thầu đệ trình và
chủ đầu tư phê duyệt. Tuy không phức tạp như tiến độ thi công xây lắp nhưng bắt
buộc nhà thầu khảo sát phải tuân thủ, trừ những trường hợp bất khả kháng đã ghi
trong hợp đồng khảo sát. Kỹ sư giám sát có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ tư vấn
kỹ thuật để nhà thầu hoàn thành công việc đúng hạn. Kỹ sư giám sát phải báo cáo
đònh kỳ cho chủ đầu tư về tiến độ thực hiện đồng thời kiến nghò chủ đầu tư chấp
thuận điều chỉnh tiến độ khi cần thiết.
Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đệ trình chủ đầu tư biện pháp bảo đảm an toàn
lao động và vệ sinh môi trường. Kỹ sư giám sát sẽ kiểm tra sự phù hợp của tài liệu
này và căn cứ vào đó để giám sát việc thực hiện của nhà thầu trong quá trình khảo
sát. Trường hợp xảy ra mất an toàn lao động, kỹ sư giám sát tham gia hỗ trợ cấp cứu
người bò nạn và thông báo cho cơ quan thanh tra an toàn lao động hoặc công an đòa
phương gần nhất. Khi thực hiện công tác khảo sát tại hiện trường, nhà thầu khảo sát

xây dựng không được làm ô nhiễm nguồn nước, không khí hay gây tiếng ồn quá mức
cho phép. Trường hợp cần chặt cây cối, hoa màu phải được sự chấp thuận của tổ chức
hay cá nhân quản lý. Sau khi hoàn tất công tác khảo sát, nhà thầu phải phục hồi
nguyên trạng hiện trường khảo sát, kỹ sư giám sát sẽ kiểm tra việc này. Đồng thời kỹ
sư giám sát phải kiểm tra việc bảo vệ công trình hạ tầng và các công trình xây dựng
khác trong khu vực khảo sát.

4.2 Công tác lập dự án đầu tư, thiết kế và lập dự toán, tư vấn đấu thầu:
Các công tác lập dự án đầu tư, thiết kế và lập dự toán, đấu thầu có thể do chủ đầu
tư tự thực hiện khi có đủ năng lực hoặc thuê tư vấn thực hiện. Để đảm bảo chất
lượng, tiến độ chủ đầu tư cần kiểm tra theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện xem
đạt yêu cầu đặt ra ban đầu cũng như các điều chỉnh khác hay không đồng thời phải

22
kiêm tra sự phù hợp về năng lực của đơn vò thực hiện tư vấn. Sau khi hoàn thành
công tác thì tổ chức nghiệm thu. Đây chính là công tác giám sát.
Đối với công tác lập dự án đầu tư, trong phần thuyết minh dự án cần đánh giá sự
phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất
đai cũng như phù hợp với các quy đònh về nội dung dự án. Trong phần bản vẽ cần
đánh giá kỹ nhiệm vụ thiết kế, tính hợp lý của các giải pháp kỹ thuật trong thiết kế
cơ sở so với quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng.
Đối với công tác thiết kế và lập dự toán, tuỳ theo quy mô công trình để phân
thành thiết kế một, hai hay ba bước. Quan trọng nhất của việc giám sát hoạt động
xây dựng này là tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công,
đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng và thiết kế cơ sở được duyệt.
Khi hoàn tất thiết kế, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế và dự toán.
Biên bản nghiệm thu công tác khảo sát do đại diện chủ đầu tư và nhà thầu ký tên
đóng dấu bao gồm thông tin về thành phần tham gia nghiệm thu, thời gian nghiệm
thu, đánh giá kết quả thiết kế về chất lượng, khối lượng, hình thức và số lượng cùng
những kiến nghò khác nếu có.

Đối với công tác tư vấn đấu thầu, cần nghiên cứu kỹ kế hoạch đấu thầu, hồ sơ
mời thầu cùng tiêu chuẩn xét thầu. Việc phân bổ các gói thầu một cách hợp lý sẽ
thuận lợi cho công tác quản lý dự án sau này. Còn hồ sơ mới thầu và tiêu chuẩn xét
thầu chuẩn mực sẽ tạo điều kiện chọn được nhà thầu phù hợp và thanh quyết sau này
thuận lợi.

4.3 Công tác thi công xây dựng công trình :
4.3.1 Quản lý chất lượng trong giám sát thi công xây dựng công trình
:
a. Chuẩn bò thi công
:
Ngay sau khi hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình được ký kết
với chủ đầu tư, tổ chức tư vấn giám sát sẽ bổ nhiệm nhóm kỹ sư giám sát thi công với
những chức danh cụ thể. Để quá trình giám sát thi công đạt hiệu quả tối đa, trước khi
thi công tổ giám sát cần phải thực hiện một số việc dưới đây. Có việc do luật đònh đối
với người kỷ sư giám sát thi công, bắt buộc phải thực hiện như kiểm tra điều kiện
khởi công của chủ đầu tư hay kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu. Cũng có
việc qua kinh nghiệm thực tế, đơn vò tư vấn giám sát sẽ đòi hỏi các kỹ sư giám sát
thực hiện. Ta cần hiểu rằng việc khởi công là chỉ việc bắt đầu một hạng mục hay
công trình trên công trường. Việc kiểm tra nói trên được làm trong suốt quá trình thi
công tất cả các công trình của dự án.
• Kiểm tra điều kiện khởi công của chủ đầu tư :
Dựa trên các hồ sơ tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và kiểm tra thực tế hiện
trường, kỹ sư giám sát thi công lập báo cáo cho chủ đầu tư về điều kiện khởi công
công trình với những nội dung sau :

23
+ Có mặt bằng thi công để được bàn giao toàn bộ, phù hợp với dự án đầu tư được
duyệt. Trừ trường hợp ghi rõ trong dự án đầu tư là mặt bằng thi công sẽ được giao
từng phần theo tiến độ và được sự thống nhất của nhà thầu;

+ Có giấy phép xây dựng công trình đối với những công trình theo quy đònh phải
có giấy phép;
+ Có thiết kế bản vẽ thi công, đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
+ Có đủ hợp đồng xây dựng với các nhà thầu liên quan;
+ Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng theo tiến độ vốn được duyệt
trong dự án đầu tư;
+ Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công
xây dựng;
+ Đối với khu đô thò mới, tuỳ theo tính chất, quy mô, phải xây dựng xong toàn bộ
hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng .
• Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu :
Nhà thầu đã nêu đủ các biện pháp thi công, cung ứng nhân sự và vật tư thiết bò
thi công cho công trình đồng thời cam kết thực hiện. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu của
nhà thầu trúng thầu cùng các tài liệu sẵn có khác, kỹ sư giám sát kiểm tra sự phù
hợp của nhà thầu thi công xậy dựng công trình với nội dung như sau :
+ Nhà thầu phải có đăng ký hoạt động thi công xây dựng;
+ Nhà thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng công trình tương ứng với loại,
cấp công trình;
+ Chỉ huy trưởng công trường phải có năng lực hành nghề phù hợp với quy đònh,
nhân sự trên công trường phải đủ như cam kết;
+ Nhà thầu phải có đủ thiết bò thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng
công trình, có giấy phép sử dụng các thiết bò thi công theo quy đònh;
+ Nhà thầu phải đệ trình cho chủ đầu tư, sau khi được giám sát kiểm tra góp ý,
các thuyết minh và bản vẽ mô tả biện pháp thi công, tài liệu hệ thống quản lý
chất lượng;
+ Nhà thầu phải đệ trình danh mục vật tư thiết bò cấp cho công trình cùng thông
tin về cơ sở sản xuất, cung cấp vật tư thiết bò đó để kỹ sư giám sát kiểm tra;
+ Nhà thầu phải thông báo cho chủ đầu tư thông tin về phòng thí nghiệm được
nhà thầu chọn để thí nghiệm đánh giá vật tư thiết bò đưa vào công trình. Kỹ sư
giám sát sẽ kiểm tra các phònmg thí nghiệm này;

+ Nhà thầu phải đệ trình cho chủ đầu tư, sau khi được giám sát kiểm tra góp ý,
biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn cho bên thứ ba và vệ sinh môi
trường.
• Kiểm tra hồ sơ do bên A cấp :
Bộ hồ sơ ban đầu do bên A chính thức cấp cho đơn vò giám sát thường là hồ sơ
thiết kế, hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu và các hồ sơ pháp lý khác liên
quan. Không phải hồ sơ luôn đầy đủ. Cho nên việc kiểm tra ban đầu là không thể
thiếu.

24
Đối với hồ sơ pháp lý, kỹ sư giám sát cần đọc để nắm được các thông tin cơ
bản về dự án như mục tiêu dự án, nguồn vốn và tiến độ cấp vốn, nội dung các hợp
đồng giao thầu, hợp đồng cung cấp vật tư thiết bò, danh sách các thành viên tham
gia dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vò thiết kế và các nhà thầu. Căn
cứ quy đònh chung và các hợp đồng, kỹ sư giám sát sẽ kiểm tra tính đầy đủ và tính
hợp pháp của những tài liệu này. Nếu chưa chuẩn mực thì yêu cầu chủ đầu tư bổ
sung kòp thời.
Đối với hồ sơ kỹ thuật, kỹ sư giám sát cần đọc kỹ để có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình. Trước hết là điều chỉnh lại đề cương giám sát (kế hoậch tư
vấn) nếu xét thấy cần. Sau đó kiến nghò với chủ đầu tư để yêu cầu các đơn vò liên
quan làm rõ, điều chỉnh, bổ sung tài liệu còn chưa chuẩn hoặc bò thiếu.
• Kiểm tra và điều chỉnh đề cương giám sát :
Đề cương giám sát chính là kế hoạch tư vấn do tổ chức tư vấn giám sát lập và
đệ trình lên chủ đầu tư. Thường thì khi lập đề cương này, kỹ sư giám sát chỉ dựa
trên thiết kế cơ sở, thậm chí chỉ dựa trên nhiệm vụ thiết kế nên đề cương không
sát với thiết kế kỹ thuật và biện pháp, tiến độ thi công. Thời điểm này là đủ điều
kiện để điều chỉnh đề cương giám sát bảo đảm sát thực nhất. Mặt khác, có thể đề
cương được soạn đã quá lâu hoặc người soạn đề cương ban đầu lại không phải là
người được cử làm kỷ sư giám sát trưởng, do vậy đây cũng là thời điểm cần thiết
để kiểm tra lại đề cương giám sát.


b. Quá trình thi công
:
Sau khi có lệnh khởi công, nhà thầu vận chuyển vật liệu xây dựng thiết bò máy
móc về và bắt đầu thi công. Để hoàn thành nhiệm vụ quản lý chất lượng trong quá
trình thi công, điều bắt buộc đối với kỹ sư giám sát là ngay từ đầu phải liên tục theo
dõi, giám sát một cách có hệ thống khu vực công trường được phân công. Nếu công
trường quá rộng hoặc thi công nhiều ca trong ngày cần yêu cầu tổ chức giám sát điều
bổ sung nhân sự cho đủ. Bên cạnh đó, phải thường xuyên nhận xét, đánh giá chất
lượng công tác thi công dựa trên thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn áp dụng. Nếu
không đạt yêu cầu dứt khoát buộc bên thi công làm cho đạt.
Toàn bộ vật liệu, vật tư, bán thành phẩm, thiết bò công trình và thiết bò công nghệ
đưa vào công trình phải được kiểm tra hàm lượng, kích thước, tính năng, chủng loại,
số lượng đúng với thiết kế. Việc đánh giá chất lượng vật liệu, bán thành phẩm, thiết
bò được kiểm tra dựa trên kết quả thí nghiệm theo quy trình tại phòng thí nghiệm đã
đònh và chứng chỉ xuất xưởng hợp lệ. Đôi khi cần thiết phải thí nghiệm kiểm tra lại
tại hiện trường để đảm bảo. Trong khi thí nghiệm, tổ chức giám sát cần cử người
kiểm tra việc lấy mẫu thử, việc tuân thủ quy trình thí nghiệm và chứng kiến kết quả
thí nghiệm. Tất cả đều được lập biên bản làm cơ sở cho viêc nghiệm thu sau này.
Trong quá trình thi công nhà thầu phải tiến hành các biện pháp thi công đúng như
đã trình duyệt đến chủ đầu tư. Kỹ sư giám sát dựa vào đó để theo dõi, kiểm tra.
Trường hợp nhà thầu thay đổi biện pháp thi công phải được kỹ sư giám sát xem xét

25

×