1
NguyÔn Minh §ång (Chñ biªn)
trÇn ®¨ng C¸t − NguyÔn V¨n Vinh
ThiÕt kÕ bμi gi¶ng
a
quyÓn hai
Nhμ xuÊt b¶n Hμ néi
2
Thiết kế bài giảng
Công nghệ 10 - quyển hai
Nguyễn minh đồng (Chủ biên)
Nh xuất bản H nội
Chịu trách nhiệm xuất bản :
Nguyễn khắc oánh
Biên tập:
Phạm quốc tuấn
Vẽ bìa:
To thu huyền
Trình bày :
thái sơn sơn lâm
Sửa bản in:
phạm quốc tuấn
In 2000 cuốn, khổ 17 x 24 cm, tại Công ty cổ phần in Phúc Yên.
Giấy phép xuất bản số: 254 2006/CXB/13g TK 46/HN.
In xong và nộp lu chiểu quý IV/2006.
3
Chơng 2
Chăn nuôi thuỷ sản đại cơng
(Tiếp theo)
Bi 30
Thực hnh:
phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
a. mục tiêu bi học
Thông qua bài thực hành HS phải:
Biết chuẩn bị các tài liệu cần thiết khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật
nuôi nh: bảng tiêu chuẩn về nhu cầu dinh dỡng vật nuôi, bảng giá trị
dinh dỡng các loại thức ăn và giá từng loại thức ăn trên thị trờng.
Phối hợp đợc khẩu phần ăn cho vật nuôi bằng 2 phơng pháp là
phơng pháp đại số và phơng pháp hình vuông Pearson.
Rèn luyện tính cẩn thận, kĩ năng biết phối hợp khẩu phần ăn cho vật
nuôi của gia đình và địa phơng, tính hớng nghiệp: yêu thích nghề
chăn nuôi
b. chuẩn bị bi dạy
1. Chuẩn bị nội dung
1.1. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần:
+ Khẩu phần phải đảm bảo tiêu chuẩn tức là số đơn vị thức ăn, prôtêin
tiêu hóa, Ca, P, khối lợng với các nớc chăn nuôi tiên tiến, trong khẩu
phần ăn còn quy định cả đến sự cân bằng axít amin trong prôtêin và cân bằng
các nguyên tố vi lợng.
Cho nên khi phối hợp khẩu phần phải có 3 đến 4 loại thức ăn mới cân
bằng đợc các chất dinh dỡng.
+ Khẩu phần ăn phải sử dụng thức ăn sẵn có ở địa phơng và cơ sở sản xuất.
4
+ Khẩu phần ăn phải đảm bảo cho vật nuôi ăn hết
Ví dụ: Để lợn ăn hết thức ăn thì lợng vật chất khô tính cho 100kg khối
lợng cơ thể đối với các loại lợn từ 2,5 5%, trong đó tỉ lệ xơ trong khẩu
phần lợn thịt là 6 7% với lợn nái là 12 13%.
1.2. Phơng pháp khối hợp khẩu phần
+ Có 2 phơng pháp là: phơng pháp đại số và phơng pháp hình vuông
Pearson.
+ Khi phối hợp khẩu phần phải chú ý quy mô đàn vật nuôi, khả năng đáp
ứng nguồn thức ăn của cơ sở, phải có tiêu chuẩn ăn của từng loại vật nuôi, có
bảng giá trị dinh dỡng của các loại thức ăn.
+ Sai số cho phép về đơn vị thức ăn không quá 5%, prôtêin không quá
10%, tỉ lệ Ca/P 1,2 đến 2.
+ Sau khi phối hợp khẩu phần phải sử dụng thử, theo dõi điều chỉnh hợp
lí, sau đó mới tiến hành áp dụng vào sản xuất đại trà.
1.3. Tiêu chuẩn ăn một số vật nuôi
a. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn (Theo Tiêu chuẩn VN TCVN 1547)
Các loại lợn
Các
chỉ tiêu
Lợn cơn (1020kg) Lợn choai (2050kg)
Lợn vỗ béo
(5090kg)
Lợn nái
Lợn đực
giống
Năng
lợng
trao đổi
Kcal/kg
3000 3200 3200 2800 2900 3000 2800 2900 3000 2800 3000 3000 3000
Prôtêin
thô (%)
15 17 19 12 15 17 10 12 14 14 16 17 15
Hàm
lợng
xơ thô
% (nhỏ
hơn)
5 5 5 7 6 6 8 7 7 8 8 7 7
Ca % 0.6 0.7 0.8 0.5 0.6 0.7 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.7 0.7
P % 0.4 0.5 0.6 0.35 0.4 0.5 0.25 0.30 0.35 0.4 0.5 0.5 0.5
Chú ý: Hàm lợng NaCl cho các loại lợn < 0 5%.
5
b. Tiêu chuẩn các chất dinh dỡng cho gà thơng phẩm hớng thịt và
hớng trứng.
G thơng phẩm thịt Broiler G đẻ trứng thơng phẩm Tuần tuổi
Thnh phần
03 47
Sau 7
2024
Sau 24
Năng lợng trao đổi
(Kcal/kg)
29503150 30003200 30003200 27502950 27002950
Protêin (%)
2324 2022 1819 1617 1516
Ca (%)
1,01,2 1,01,3
1,0
3,84,0 3,84,0
P (%)
0,50,55 0,50,6 0,450,5 0,50,6 0,50,6
Muối NaCl (%)
0,30,5 0,30,5 0,30,5 0,30,5 0,30,6
c. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho bò sữa (Có tỉ lệ mỡ sữa 3,84%)
Thể trọng
bò (kg)
Năng
suất sữa
(kg)
Đơn vị
thức ăn
Prôtêin
tiêu hóa
(g)
Muối ăn
(g)
Canxi (g)
Phốt pho
(g)
Vitamin
(mg)
300
2
10
15
20
5,8
8,3
10,1
17,25
600
870
1185
1920
35
55
75
115
35
55
75
115
25
40
55
87,5
215
340
465
715
400
2
10
15
20
25
30
6
9
11,5
14,5
17,35
20,5
675
960
1290
1650
2040
2440
40
60
80
100
120
140
40
60
80
100
120
140
27,5
40,0
57,5
75,0
90,0
105,0
245
370
620
745
870
500
2
10
15
20
25
30
35
40
7,1
9,6
12,1
14,7
17,75
21,0
24,5
27,5
735
1020
1335
1680
2061
2460
2860
3260
45
65
85
105
125
145
165
185
45
65
85
105
125
145
165
185
27,5
45,0
60,0
75,0
92,5
105
125
140
275
400
525
650
775
900
1025
1150
6
Thµnh phÇn dinh d−ìng mét sè thøc ¨n cho tr©u bß
7
Thµnh phÇn dinh d−ìng mét sè thøc ¨n cho lîn
8
Thµnh phÇn dinh d−ìng mét sè thøc ¨n cho gia cÇm
9
2. Chuẩn bị phơng tiện thực hnh
Đây là bài thực hành tập tính để phối trộn khẩu phần ăn cho vật nuôi,
phơng pháp là làm bài tập, dụng cụ là máy tính cá nhân và giấy bút.
c. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp
+ GV nói rõ mục đích bài thực hành là tập tính thành phần thức ăn cho
khẩu phần ăn một loại vật nuôi khi đã biết tên, giá trị dinh dỡng của một số
loại thức ăn và tiêu chuẩn ăn.
+ Phân lớp thành các nhóm nhỏ để giao cho mỗi nhóm 1 bài tập khoảng
20 phút, sau đó các nhóm báo cáo kết quả trớc lớp.
2. GV hớng dẫn quy trình bài thực hành
Hoạt động 1
Nghiên cứu cách phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
a. Để phối hợp đợc khẩu phần ăn cho vật nuôi, cần phải có:
Tiêu chuẩn ăn cho đối tợng vật nuôi mình cần phối hợp khẩu phần.
Bảng giá trị dinh dỡng của các loại thức ăn.
Xác định đợc các loại thức ăn cần phối hợp trong khẩu phẩn để đảm
bảo nguyên tắc khoa học và kinh tế khi sử dụng khẩu phần thức ăn này.
b. Phơng pháp tính
Có 2 phơng pháp là phơng pháp đại số và phơng pháp hình vuông
Pearson.
Sau khi tính xác định khẩu phần phải có kiểm tra giá trị dinh dỡng để
điều chỉnh cho hợp lí.
Yêu cầu HS đọc SGK.
GV giải thích thắc mắc cho HS.
Hoạt động 2
Giao bài tập cho HS phối hợp khẩu phần
Có thể tham khảo giao cho mỗi nhóm 1 bài tập nh sau:
Bài tập 1:
Hãy phối hợp khẩu phần ăn cho gà nuôi giai đoạn từ 1 đến 4 tuần tuổi với
các loại thức ăn là bột ngô và cám gạo loại 1. Thức ăn bổ sung là hỗn hợp
10
thức ăn bổ sung prôtêin khoáng vitamin đậm đặc. Tỉ lệ prôtêin 21%, tỉ lệ
bột ngô/cám là 1/2.
Các dữ liệu cho nh bảng sau đây:
STT Thức ăn Prôtêin (%) Giá (đồng/kg)
1 Bột ngô 9 3000
2 Cám gạo loại 1 13 2300
3 Hỗn hợp đậm đặc 40 6500
Bài tập 2: Phối hợp khẩu phần ăn cho đàn lợn có khối lợng bình quân là
45kg. Tỉ lệ prôtêin trong thức ăn là 15%. Các loại thức ăn nh bảng sau đây:
STT Thức ăn Prôtêin (%) Giá (đồng/kg)
1 Thóc lép nghiền nhỏ 5,3 2200
2 Tấm gạo tẻ 8,4 2500
3 Hỗn hợp đậm đặc 41 6600
Tỉ lệ thóc lép nghiền nhỏ/tấm gạo tẻ 1/2.
Bài tập 3: Phối hợp khẩu phần ăn cho bò sữa có thể trọng 300kg, năng
suất sữa 10kg/ngày. Tỉ lệ prôtêin trong thức ăn là 10%. Tỉ lệ bắp cải ủ xanh
và cỏ voi là 1/4. Thức ăn nh bảng sau. Tính giá thành 1kg hỗn hợp.
STT Thức ăn Prôtêin (%) Giá (đồng/kg)
1 Cỏ voi ta 1,9 100
2 Bắp cải ủ xanh 2,2 400
3 Hỗn hợp đậm đặc 38 5800
Bài tập 4: Bài tập nâng cao
Hãy phối hợp khẩu phần ăn cho 5 con lợn có khối lợng bình quân 65kg.
Thức ăn tinh trong khẩu phần chiếm 75%. Số đơn vị thức ăn (ĐVTĂ) = 2.
Prôtêin tiêu hóa là 210g. Khoáng Ca 16g, P = 12g. Thức ăn gồm các loại
nh sau:
11
Tên thức ăn
Đơn vị thức
ăn/kg
Prôtêin (g) trong
1000g thức ăn
Ca (g)/1kg P (g)/1kg
Rau muống 0,11 14 1,0 0,5
Lá bắp cải ủ xanh 0,14 16 1,9 0,9
Cám loại 1 1,06 86 0,8 10,8
Bột cá loại 1 1,13 418 50 30
Bột ngô 1,17 72 2,0 1,9
Bột sắn 1,09 36 1,58 0,80
Tùy đối tợng HS mà giao số lợng bài tập thích hợp cho HS. Sau thời
gian làm bài tập các nhóm lên báo cáo kết quả trớc lớp.
Bài giải bài tập 1:
a. Theo phơng pháp đại số:
Tỉ lệ prôtêin của hỗn hợp bột ngô và cám gạo:
3
)2%13()1%9(
ì
+
ì
= 11,67%
Gọi tỉ lệ thức ăn hỗn hợp đậm đặc là x, tỉ lệ hỗn hợp ngô/cám là y.
Để phối trộn 100kg thức ăn hỗn hợp, ta có:
x + y = 100kg (1)
Thức ăn hỗn hợp có tỉ lệ prôtêin là 21%. Tức là 100kg thức ăn hỗn hợp
có 21kg prôtêin. Trong đó lợng prôtêin từ thức ăn đậm đặc là 0,4x(kg) và
hỗn hợp ngô/cám là 0,1167y.
Ta có phơng trình:
0,4x + 0,1167y = 21kg (2)
Kết hợp (1) và (2), ta có hệ phơng trình:
x + y = 100 (kg)
0,4x + 0,1167y = 21 (kg)
Giải hệ phơng trình, ta có kết quả:
X = 33 kg; y = 67 kg
Tỉ lệ bột ngô và cám gạo là 1/2.
12
Ta có: Khối lợng bột ngô trong hỗn hợp là:
67 : 3 = 22,33 kg
Khối lợng cám gạo trong hỗn hợp là:
67kg 22,33kg = 44,67 kg
Giá trị dinh dỡng của 100kg thức ăn hỗn hợp
Tên thức ăn Khối lợng (kg) Prôtêin (%) Thnh tiền (đồng)
Bột ngô 22,33 2,09 55.825
Cám gạo loại 1 44,67 5,68 93.807
Hỗn hợp đậm đặc 33,00 13,20 221.110
Tổng cộng 100 20,96 370.742
Giá thành 1kg thức ăn hỗn hợp là 3.707 đồng.
b. Phơng pháp hình vuông Pearson:
Làm theo hớng dẫn của SGK.
HH
1
là hỗn hợp đậm đặc
HH
2
hỗn hợp bột ngô/cám.
Ta có:
HH
1
= 100kg ì 9,33 : 28,33 33 kg
HH
2
= 100kg 33kg = 67kg
Kết quả hỗn hợp nh phơng pháp đại số.
Giải bài tập 2
a. Theo phơng pháp đại số
Tỉ lệ prôtêin của hỗn hợp của thóc lép và tấm gạo:
3
)2%4,8()1%3,5(
ì
+
ì
= 7,37%
Gọi x là số lợng hỗn hợp đậm đặc; y là số lợng hỗn hợp thóc lép +
tấm gạo.
Ta có: x + y = 100kg (1)
Lợng prôtêin hỗn hợp đậm đặc là: 0,41x
Lợng prôtêin hỗn hợp thóc lép nghiền và tấm gạo là 0,0737y.
21
HH
1
40
HH
2
11,67
9,33
19
28,33
13
Ta có phơng trình:
0,41x + 0,0737y = 15kg (2)
Kết hợp (1) và (2), ta có hệ phơng trình:
x + y = 100 (kg)
0,41x + 0,0737y = 15 (kg)
Giải hệ phơng trình, ta có kết quả: x = 22,69kg, y = 77,31kg.
Khối lợng thóc nghiền trong hỗn hợp là
3
31,77
x1 = 25,77kg.
Khối lợng tấm gạo trong hỗn hợp là 77,31kg 25,77kg = 51,54kg.
Giá trị dinh dỡng 100kg hỗn hợp là:
Tên thức ăn Khối lợng (kg) Prôtêin (%) Thnh tiền (đồng)
Thóc lép nghiền 25.77 1.37 56.694
Tấm gạo tẻ 51.54 4.33 128.850
Hỗn hợp đậm đặc 22.69 9.3 149.754
Tổng cộng 100 15 335.298
Giá thành 1kg là: 3.352đồng/kg.
b. Phơng pháp hình vuông
Pearson
Tỉ lệ % prôtêin hỗn hợp đậm đặc
là HH
1
Tỉ lệ % prôtêin thóc lép nghiền
và tấm gạo là HH
2
Tỉ lệ % prôtêin hỗn hợp cần pha
trộn là 15%
Ta xác lập hình vuông Pearson
Tính lợng thức ăn đậm đặc (HH
1
)
x = 100 ì 7,36 : 33,63 = 22,68kg
Lợng thức ăn thóc nghiền và tấm gạo là:
100kg 22,68kg = 77,32kg
Kết quả giống phép tính đại số.
HH
1
41 7,63
15
HH
2
7,37
26
33,63
14
Giải bài tập 3
Phải đọc kĩ nội dung hớng dẫn trong SGK để vận dụng vào bài tập.
a. Tính theo phơng pháp đại số:
Prôtêin của hỗn hợp thức ăn thô xanh:
5
)1%2,2()4%9,1(
ì
+
ì
= 1,96%
Ta gọi tỉ lệ thức ăn hỗn hợp đậm đặc là x; thức ăn thô xanh là y.
Ta có: x + y = 100kg (1)
Theo yêu cầu cứ 100kg hỗn hợp có 10kg prôtêin. Lợng prôtêin trong
hỗn hợp đậm đặc là 0,38x (kg) và lợng prôtêin trong hỗn hợp thức ăn thô
xanh là 0,0196y (kg).
Ta có phơng trình:
0,38x + 0,0196y = 10 (kg) (2)
Ta có hệ phơng trình:
x + y = 100
0,38x + 0,0196y = 10
Giải hệ phơng trình ta có:
x = 22,31 kg
y = 77,69 kg
Lợng bắp cải ủ xanh trong khẩu phần:
77,69 : 5 = 15,54 kg
Lợng cỏ voi trong khẩu phần: 62,14 kg
Ta có bảng giá trị của 100kg hỗn hợp khẩu phần:
Tên thức ăn Khối lợng (kg) Prôtêin (%) Thnh tiền (đồng)
Cỏ voi 62,14 1,19 6.325
Bắp cải ủ xanh 15,54 0,34 3.136
Hỗn hợp đậm đặc 22,31 8,47 129.398
Tổng cộng 100 10 141.859
Vậy mỗi kg thức ăn giá 1.418 đồng.
15
b. Tính theo phơng pháp hình
vuông Pearson
Tỉ lệ % prôtêin hỗn hợp thức ăn
đậm đặc là HH
1
Tỉ lệ % prôtêin hỗn hợp thức ăn
thô xanh là HH
2
Tỉ lệ % prôtêin hỗn hợp cần pha
trộn là 10%
Ta ghi các số liệu vào hình vuông
Pearson
Lợng thức ăn HH
1
X = 100 ì 8,04 : 36,04 = 22,3 kg
Lợng thức ăn thô xanh HH
2
= 100kg 22,3kg = 77,7kg
Đúng nh cách tính đại số.
Giải bài tập 4
Bớc 1: Xác định cơ cấu các loại thức ăn trong khẩu phần.
Căn cứ yêu cầu của khẩu phần: Thức ăn tinh chiếm 75%, vậy thức ăn thô
phải chiếm 25% của 2 đợn vị thức ăn.
Nh vậy, thức ăn thô xanh là 0,5 đơn vị thức ăn bao gồm rau muống và lá
bắp cải ủ xanh.
Ta phối hợp thử:
Giả sử thức ăn xanh tỉ lệ rau muống và bắp cải ủ xanh là 1 : 1.
Thức ăn giàu prôtêin thuộc hỗn hợp I gồm cám loại 1 và bột cá với tỉ lệ
2 : 1.
Thức ăn bột thuộc hỗn hợp 2 gồm bột sắn và bột ngô với tỉ lệ 4 : 1.
Vậy, cơ cấu thành phần thức ăn gồm:
Rau muống/bắp cải ủ xanh 1/1
Cám/bột cá = 2/1
Bột sắn/bột ngô = 4/1
Bây giờ ta tính tỉ lệ các chất dinh dỡng.
Thức ăn thô xanh trong khẩu phần
10
HH
1
38
HH
2
1,96
8,04
28
36,04
16
Tên thức ăn
Đơn vị
thức ăn
Số lợng
(kg)
Prôtêin tiêu hóa
(g)
Ca (g) P (g) Ghi chú
Rau muống trắng 0,25 2,27 31,78 2,27 1,135
Lá bắp cải ủ xanh 0,25 1,79 28,64 3,40 1,611
Tổng cộng 0,50 4,06 60,42 5,67 2,746
Theo yêu cầu tiêu chuẩn trong 2 đơn vị thức ăn có 210g prôtêin tiêu hóa.
Thức ăn thô xanh đã cung cấp 60,42g prôtêin tiêu hóa. Vậy thức ăn tinh phải
cung cấp thêm là 149,58 g prôtêin tiêu hóa.
Lợng prôtêin trung bình của hỗn hợp 1 (HH
1
) là:
3
418)286(
+
ì
= 196,7 gam
Lợng prôtêin trung bình của hỗn hợp 2 (HH
2
) là:
5
72)436(
+
ì
= 43,2 gam
Trong 1,5 đơn vị thức ăn tinh phải có 149,58 gam prôtêin, vậy 1 đơn vị
thức ăn phải đảm bảo có
VTAĐ,
g,
51
58149
= 99,72 prôtêin
Các hỗn hợp thức ăn đợc trộn với nhau theo phơng pháp hình vuông
Pearson theo nguyên tắc:
Có hình vuông ABCD
Ta kẻ 2 đờng chéo gặp nhau tại P.
Các thành phần tham gia tạo thành
hỗn hợp đặt ở góc A và D.
Kết quả hỗn hợp muốn tạo thành đặt ở P.
Tìm hiệu số giữa tỉ lệ prôtêin
+ Của HH
1
với thức ăn hỗn hợp
cần phải trộn.
(196,7 99,72 = 96,98)
+ Của hỗn hợp cần pha trộn với HH
2
.
Ta có:
(99,72 43,2 = 56,52
99,72
HH
1
196,7
HH
2
43,2
56,52
96,98
153,5
A
D
C
B
P
17
Tính lợng thức ăn HH
1
Trong 153,5 phần thức ăn hỗn hợp có 56,52 phần HH
1
Vậy HH
1
chiếm x%
x =
5153
5256100
,
,
ì
= 36,82% HH
1
Lợng thức ăn HH
2
sẽ là: 100 36,82 = 63,18%
Tỉ lệ các chất dinh dỡng trong hỗn hợp chung:
Cám gạo loại 1:
%,
,
54242
3
8236
=ì
Bột cá:
%,
,
28121
3
8236
=ì
Bột sắn:
%,
,
56504
5
1863
=ì
Bột ngô:
%,
,
62121
5
1863
=ì
Cộng: 100% của 1,5 ĐVTĂ
Bớc 2: Tính khối lợng các chất trong khẩu phần
Cám loại 1:
100
515424 ,,
ì
= 0,3618 ĐVTĂ
Bột cá:
100
512812 ,,
ì
= 01842 ĐVTĂ
Bột sắn:
100
515650 ,,
ì
= 0,7581 ĐVTĂ
Bột ngô:
100
516212 ,,
ì
= 0,1893 ĐVTĂ
Cộng: 1,4997 1,5 ĐVTĂ
Số lợng mỗi loại thức ăn trong khẩu phần:
Cám loại I:
061
136810
,
kg)ĂVT(Đ, ì
= 0,347kg
Bột cá loại I :
131
118420
,
kg)ĂVT(Đ, ì
= 0,163kg
18
Bột sắn:
091
175810
,
kg)ĂVT(Đ, ì
= 0,695kg
Bột ngô:
171
118930
,
kg)ĂVT(Đ, ì
= 0,162kg
Cộng: 1,367kg/1,5 ĐVTĂ
Tính số lợng các chất cho mỗi loại thức ăn
Ví dụ: Cám loại 1 có:
Prôtêin (g): 0,347kg ì 86g/kg = 29,842g
Ca (g): 0,34kg ì 0,8g/kg = 0,277g
P (g): 0,347 ì 10,8g/kg = 3,747g
Ta có bảng tính khẩu phần ăn cho 1 con lợn:
Tên loại
thức ăn
Tỉ lệ % phối
hợp
Số ĐVTĂ
Số lợng
(kg)
Prôtêin
(g)
Ca (g) P (g)
Cám loại 1 24.54 0.3681 0.347 29.842 0.277 3.747
Bột cá loại 1 12.28 0.1842 0.163 68.134 8.15 4.89
Bột ngô 50.56 0.7581 0.695 50.04 1.39 1.32
Bột sắn 12.62 0.1893 0.162 5.832 0.255 0.129
Rau muống 0.25 2.27 31.78 2.27 1.135
Lá bắp cải ủ 0.25 1.79 28.64 3.40 1.611
Tổng cộng 2 ĐVTĂ 5.427 241.3 15.74 12.83
Bớc 3, điều chỉnh khẩu phần:
+ Đối với lợn hệ số choán 2,55% khối lợng cơ thể. Thức ăn tinh 1,4kg
còn lại là rau xanh cho lợn ăn cả ngày là đạt yêu cầu.
+ Prôtêin cho phép sai số 810%. Theo kết quả phối hợp khẩu phần thừa
4,3g là chấp nhận đợc.
+ Theo nguyên tắc Ca/P 1,3 với lợng phốt pho là 12,83g thì lợng Ca
phải có là:
12,83 ì 1,3 = 16,679 g
Lợng Ca mới cung cấp đợc 15,74, còn thiếu 16,679g 15,74 = 0,939g
19
Tùy theo địa phơng có thể bổ sung nhiều loại khác nhau nh bột vỏ sò,
vôi, bột. Giả sử bổ sung bằng vôi bột:
Cứ 1 kg vôi bột có 247g Ca
x kg vôi bột nếu cần 0,939g Ca
x =
247
9390,
= 0.0038kg = 3,8gam/ngày
Mỗi ngày trộn vào thức ăn 3,8 gam vôi bột để cung cấp thêm Ca.
Từ khẩu phần ăn của 1 con lợn ta có thể nhân lên nhiều con: hàng chục,
hàng trăm con trong đàn lợn có khối lợng tơng đơng.
Hoạt động 3
Đánh giá kết quả thực hành
Có thể yêu cầu các nhóm lên báo cáo kết quả làm các bài tập phối hợp
khẩu phần.
3. Tổng kết giờ thực hành
GV căn cứ kết quả làm bài của HS để đánh giá kết quả bài thực hành.
4. Công việc về nhà
Đọc trớc bài 31 SGK. Có thể giao bài tập cho HS làm thêm ở nhà để rèn
luyện kĩ năng phối hợp khẩu phần.
Bi 31
Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
a. mục tiêu bi học
Sau khi học xong bài này HS phải:
Biết đợc tên và đặc điểm của các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo
của cá.
Biết các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá.
Kể tên và nêu đợc các biện pháp tăng cờng nguồn thức ăn nhân tạo
của cá.
20
Biết và có thể trình bày đợc quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi
thủy sản.
b. chuẩn bị bi dạy
1. Chuẩn bị nội dung
Yêu cầu đọc kĩ nội dung trong SGK
Tham khảo thêm một số nội dung chủ yếu sau đây:
1.1. Thức ăn tự nhiên
Gồm những sinh vật sống chung trong môi trờng nớc cùng với cá
nh vi sinh vật, sinh vật phù du, phong phú nhất là các ngành Tảo trong đó
đáng kể nhất là các giống, loài tảo lục, tảo khuê, tảo lam, các giống, loài tảo
thờng tập trung chủ yếu ở tầng mặt 0,5m với tảo lục và tảo lam, còn tảo
khuê tập trung chủ yếu ở tầng đáy. Các loài tảo phát triển mạnh mẽ nhất vào
mùa hè.
Động vật phù du có các loài Râu ngành, Luân trùng, Chân chèo
Động vật phù du có kích thớc rất nhỏ, sống trôi nổi, thức ăn của chúng
là các loài vi khuẩn và chất cặn bã. Động vật phù du là thức ăn rất giàu chất
dinh dỡng và vitamin cho cá. Hầu hết các loài cá ở giai đoạn cá bột, cá
lơng thức ăn quan trọng không thể thay thế đợc là động vật phù du.
Động vật đáy gồm những loài động vật sinh sống ở đáy ao, hồ, sông
nh trai, ốc, ấu trùng, các loài côn trùng và giun ít tơ. Thức ăn của các loài
động vật đáy là mùn bã hữu cơ, vi khuẩn và tảo lắng chìm ở đáy vực nớc.
Động vật đáy là thức ăn của các loài cá chép, trôi, trắm đen, rô phi
Một số động vật đáy lại có hại với cá đặc biệt là cá con nh con bà mụ
(ấu trùng chuồn chuồn), con bắp cày (ấu trùng của con cà niễng). Mùa đông
xuân ấu trùng muỗi không lột xác nằm ở đáy rất nhiều, đến mùa hè thu chúng
thờng lột xác bay ra không khí.
Vi khuẩn là thức ăn chủ yếu của động vật phù du và nhiều loài cá con.
Vi khuẩn còn có vai trò rất quan trọng trong sự chuyển hóa các chất dinh
dỡng trong nớc.
Mùn bã hữu cơ trong ao hồ đợc hình thành do quá trình phân giải các
chất hữu cơ, mùn bã hữu cơ rất giàu chất dinh dỡng, là môi trờng sinh sống
và phát triển của các loài vi khuẩn và nhiều loài động vật phù du.
21
Thực vật thủy sinh bao gồm các loài nh rong, bèo, cỏ là thức ăn của
các loài cá có nguồn thức ăn chủ yếu là thực vật nh cá trắm cỏ, cá bỗng.
Trong thức ăn tự nhiên "Tảo" là thức ăn rất quan trọng vì tảo có giá trị
dinh dỡng cao là thức ăn chủ yếu của nhiều loài cá nuôi phổ biến ở nớc ta
nh cá rô phi, cá mè trắng Tảo còn là nguồn thức ăn quan trọng của động
vật phù du, động vật đáy rồi đến lợt các loài động vật này lại là thức ăn
quan trọng của cá và các loài vật nuôi thủy sản khác.
1.2. Vòng tuần hoàn chuyển hóa vật chất trong vực nớc
Các thành phần thức ăn tự nhiên của động vật thủy sinh nói chung và cá
nói riêng luôn tồn tại trong các vực nớc, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau tạo
thành một vòng tuần hoàn chuyển hóa vật chất và năng lợng liên tục.
Ví dụ:
Chất vẩn và các chất hữu cơ tập trung trong vực nớc đợc vi sinh vật
phân hủy thành các muối vô cơ và các chất hữu cơ hòa tan trong nớc. Các
chất hữu cơ và muối vô cơ là nguồn thức ăn quan trọng của vi khuẩn và các
loại Tảo.
Vi khuẩn và Tảo là thức ăn quan trọng không thể thiếu đợc của động
vật phù du và động vật đáy.
Toàn bộ nguồn thức ăn tự nhiên trong vực nớc nh mùn bã chất hữu
cơ, vi khuẩn, sinh vật phù du, động thực vật, đợc cá và các vật nuôi thủy sản
dùng làm thức ăn.
Toàn bộ sản phẩm chết của động thực vật, vi sinh vật lại đợc các sinh
vật phân hủy, đó là vi khuẩn biến đổi thành các hợp chất hữu cơ hòa tan trong
nớc và muối vô cơ.
Có thể nói trong vực nớc luôn luôn có quá trình chuyển hóa vật chất và
năng lợng có quá trình tạo thành, phân hủy rồi lại tạo thành. Các chất hữu cơ
biến đổi thành chất vô cơ rồi lại biến đổi thành chất hữu cơ. Trong chu trình
chuyển hóa vật chất và quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật trong vực
nớc, vừa có tính chất tơng hỗ vừa có tính chất dây chuyền.
Ví dụ:
Vi khuẩn Tảo động vật phù du động vật đáy cá là dây chuyền
thức ăn có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau.
1.3. Phân tích hình 31.1. sơ đồ các loại thức ăn tự nhiên của cá
Trong hình này chú ý kí hiệu:
22
đờng biểu diễn sự cung cấp
đờng biểu diễn sự phân hủy
Muối quan hệ về thức ăn đợc tạo ra giữa các sinh vật trong vực nớc
gồm nhiều khâu ta gọi là chuỗi thức ăn.
Trong một chuỗi thức ăn nh vậy tạo ra nhiều bậc dinh dỡng.
Ví dụ: Bậc 1: Thực vật phù du và thực vật bậc cao (sinh vật sản xuất)
Bậc 2: Động vật phù du
Bậc 3: Động vật ăn động vật phù du
Bậc 4: Cá ăn động vật, thực vật, sinh vật phù du
Bậc 5: Cá ăn thịt các loài cá khác
Trong chuỗi thức ăn những loài cá ăn chất vẩn và thực vật tạo ra ít bậc
dinh dỡng nhất.
Ví dụ:
Cá mè trắng ăn Tảo là thực vật phù du
Cá trắm cỏ ăn thực vật
Cá trôi ăn chất vẩn
Trong chuỗi thức ăn này chỉ có 1 bậc dinh dỡng
Thực vật phù du cá mè trắng
Thực vật cá trắm cỏ
Chất vẫn cá trôi
Những loài cá ăn động vật trong chuỗi thức ăn thờng thờng có nhiều
bậc dinh dỡng.
Ví dụ:
Mùn bã hữu cơ động vật đáy cá chép, cá diếc
Thực vật phù du động vật phù du cá diếc, cá chép, cá trôi
Thực vật phù du động vật phù du động vật ăn các loài động vật phù
du cá bé cá măng, cá quả.
Trong chuỗi thức ăn qua mỗi bậc dinh dỡng tức là mỗi lần chuyển hóa
vật chất và năng lợng vật chất biến đổi từ dạng này sang dạng khác không
mất đi nhng năng lợng lại giảm đi nhiều lần. Vì vậy trong chăn nuôi thủy
sản nói chung và chăn nuôi cá nói riêng, loài cá nào có chuỗi thức ăn ngắn sẽ
có ý nghĩa kinh tế cao, loài đó thờng dùng làm đối tợng nuôi nhiều (ví dụ
cá mè trắng, cá trôi).
23
1.4. Những biện pháp phát triển và bảo vệ cơ sở thức ăn tự nhiên của cá
Trong vực nớc nuôi cá, muốn tăng cờng, phát triển nguồn thức ăn tự
nhiên cho cá phải tích cực bón phân vô cơ và hữu cơ một cách hợp lí.
Bởi vì sau mỗi lần bón phân vực nớc đợc tăng cờng chất vẩn và mùn
bã hữu cơ, tăng cờng hàm lợng muối vô cơ
Nguồn phân hữu cơ chủ yếu là phân chuồng, phân bắc (ủ hoai mục) phân
xanh nh cây muồng, cây điền thanh, cây họ đậu, dây khoai lang Nguồn
nớc thải sinh hoạt trớc khi cho vào ao nuôi cá phải xử lí tiêu độc và phải
cho vào với mức độ nhất định, nếu đặc quá làm cá chết.
Nguồn phân vô cơ nh phân đạm, phân lân tỉ lệ N/P thờng dùng là 4/1
hoặc 2/1 nên bón vào những tháng nóng để thay thế 1 phần phân hữu cơ vì
mùa nóng bón nhiều phân hữu cơ, cá sẽ chết do thiếu ôxi.
1.5. Thức ăn nhân tạo nuôi cá
Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con ngời cung cấp, bổ sung thêm vào
môi trờng nớc cho cá ăn. Thức ăn nhân tạo gồm: thức ăn tinh, thức ăn thô
và thức ăn hỗn hợp.
Thức ăn tinh: là những loại thức ăn có nhiều chất bột, nhiều prôtêin,
nh các loại cám, bã, phế phụ phẩm lò mổ những loại thức ăn này khi
đa xuống vực nớc cá dùng làm thức ăn trực tiếp không qua chuyển hóa
phân giải.
Thức ăn thô: nh các loại phân chuồng, phân xanh, nớc thải sinh hoạt
những thức ăn này cá cũng ăn trực tiếp.
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau
theo tỉ lệ nhất định nhằm cung cấp đủ chất dinh dỡng cho cá, thờng dùng
nuôi cá lồng, bè cao sản với số lợng nhiều, phần lớn là cá ăn tạp nh cá tra,
cá chép, cá tai tợng
Khi sử dụng thức ăn nhân tạo nuôi cá cần chú ý xác định đợc số lợng,
chất lợng thức ăn để tránh lãng phí, phải định thời gian để cá ăn nhiều thức
ăn nhất, và địa điểm thuận lợi để cá đến ăn tốt nhất và nên cố định.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Có thể phóng to các hình 31.1. và 31.2
Tìm các tranh ảnh, t liệu liên quan đến bài dạy
Su tầm một số nhãn mác các loại thức ăn hỗn hợp nuôi tôm cá.
24
c. tiến trình dạy học
1. Giới thiệu bi học
Cũng nh tất cả các loài động vật, cá và các vật nuôi thủy sản trong quá
trình sống, sinh trởng, phát triển rất cần đợc cung cấp các chất dinh dỡng,
đó là nguồn dinh dỡng có trong thức ăn. Nếu chúng ta, những ngời chăn
nuôi cá và các động vật thủy sản, sản xuất và cung cấp đợc các loại thức ăn
phù hợp và sử dụng chúng có hiệu quả, không bị lãng phí thì sẽ nâng cao
năng suất chăn nuôi và có hiệu suất cao. Làm thế nào để sản xuất đợc các
loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo để cung cấp cho cá và các loài vật nuôi thủy
sản là nội dung bài học hôm nay
Ghi đầu bài lên bảng: Bài 31. Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
2. Bi mới
Hoạt động 1
Tìm hiểu cơ sở khoa học, các biện pháp bảo vệ và phát
triển nguồn thức ăn tự nhiên của cá.
Yêu cầu HS đọc mục I trang 90 SGK quan sát kĩ sơ đồ hình 31.1.
Hỏi: hãy nêu đặc điểm các loại thức ăn và mỗi loại thức ăn tự tìm một ví
dụ minh họa?
(Mỗi HS nêu đặc điểm 1 loại thức ăn và tìm ví dụ minh họa)
Ví dụ:
+ Thực vật phù du là những thực vật sống trôi nổi trong nớc, thành phần
chủ yếu là tảo: tảo lục, tảo lam, tảo vàng, tảo si líc và vi khuẩn.
+ Động vật phù du bao gồm các động vật nhỏ khả năng di động chủ động
kém, sống trôi nổi trong nớc nh luân trùng, chân kiếm, chân chèo
+ Động vật đáy bao gồm các động vật chuyên sống ở đáy ao hồ nh trai,
ốc, ấu trùng các loài côn trùng, giun ít tơ, ấu trùng muỗi (bọ gậy), bọ gạo
+ Thực vật bậc cao nh các loại rong câu, rong mơ là các loài sống
ngập hoàn toàn trong nớc, có loài chỉ ngập một phần nh bèo, cỏ
+ Chất vẩn bao gồm các vật thể mùn bã hữu cơ và các sản phẩm của quá
trình phân hủy các chất hữu cơ từ xác chết động thực vật
+ Mùn đáy là các chất hữu cơ trong đất (trừ các cơ thể sống) do xác thực
vật, động vật mục nát phân hủy nhng cha thành mảnh nhỏ, mùn đáy ao
thờng có màu nâu tối đến đen sẫm.
25
Hỏi: Cơ sở để áp dụng các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn
tự nhiên.
Nguồn thức ăn tự nhiên trong vực nớc luôn luôn có quá trình trao đổi
chất và năng lợng tạo thành chu trình tuần hoàn vật chất và năng lợng trong
hệ sinh thái ao hồ. Nếu chu trình này diễn ra hợp lí thì số lợng và chất lợng
nguồn thức ăn tự nhiên trong hồ nuôi cá đợc duy trì tốt.
+ Yếu tố ảnh hởng trực tiếp đến nguồn thức ăn tự nhiên của cá đó là:
nhiệt độ, ánh sáng, các yếu tố hóa học trong nớc ao nh oxy, cacbonic
(CO
2
), khí mêtan (CH
4
), khí sunfuhydro (H
2
S), độ pH nhằm xác định độ chua
hay kiềm của nớc
+ Các yếu tố ảnh hởng gián tiếp là các yếu tố sinh vật trong nớc và con
ngời.
Nh vậy, con ngời có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và bảo
vệ nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao hồ nuôi thủy sản vì con ngời có thể
góp phần làm thay đổi các yếu tố lí, hóa, sinh học trong ao hồ nuôi thủy sản
để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vật nuôi thủy sản phát triển.
Yêu cầu HS đọc mục 2 trong SGK.
Hỏi: Hãy nêu tên và nêu đợc mục đích của các biện pháp phát triển và
bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của cá?
Yêu cầu mỗi HS kể tên và phân tích một nội dung của biện pháp bảo vệ
và tăng nguồn thức ăn tự nhiên.
Hỏi: Bón phân cho vực nớc nhằm mục đích gì?
(để tăng cờng hợp lí thức ăn tự nhiên cho cá phải bón phân vô cơ, phân
hữu cơ hoai mục, các loại lá dầm nhằm cung cấp dinh dỡng cho thực vật
thủy sinh trong đó quan trọng nhất là các loài tảo phát triển rồi đến lợt
chúng lại làm thức ăn cho nhiều loài cá và các sinh vật thủy sinh khác.
Ví dụ: khi bón phân, vực nớc ao có đủ chất dinh dỡng, sinh vật phù du
phát triển mạnh là nguồn thức ăn trực tiếp của một số loài nh cá mè, cá rô
phi, cá tra, cá trắm cỏ đồng thời sinh vật phù du còn là thức ăn của trai, ốc,
hến, giun nớc rồi đến lợt chúng lại làm thức ăn cho cá.
Hỏi: Tại sao quản lí, bảo vệ tốt nguồn nớc lại là phát triển nguồn thức ăn
tự nhiên?
Quản lí bảo vệ nguồn nớc tốt là làm thế nào để nớc không bị ô nhiễm,
đảm bảo cân bằng hợp lí các yếu tố lí học (nhiệt độ, độ trong, tốc độ dòng
chảy), yếu tố hóa học (chất khí hòa tan, độ pH), yếu tố sinh học (động, thực