Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

NỘI DUNG ÔN TẬP KHUYẾN NÔNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.21 KB, 21 trang )

Nội dung ôn tập Khuyến nông
Câu 1: Khái niệm khuyến nông theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng:
a. Khuyến nông theo nghĩa hẹp
Khuyến nông là công việc khi có những tiến bộ kỹ thuật mới do các cơ
quan nghiên cứu, cơ quan đào tạo, nhà nghiên cứu…sáng tạo ra làm thế nào
để nhiều nông dân biết đến và áp dụng có hiệu quả. Có nghĩa khuyến nông
là chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ví dụ giúp nông dân biết
và áp dụng kỹ thuật nuôi gà Tam hoàng, kỹ thuật nuôi lợn hướng nạc, kỹ
thuật xây dựng bể bioga,…
b. Khuyến nông theo nghĩa rộng
Là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trự sự nghiệp xd
và phát triển nông thôn. KN là ngoài việc hướng dẫn cho nd tiến bộ kỹ thuật
mới, còn phải giúp họ lien kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sp,
hiểu biết các chính sách, luật lệ Nhà nước, giúp nd phát triển khả năng tự
quản lý, điều hành, tổ chức các hđ XH ntn cho ngày càng tốt hơn
KN là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những
kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về
thị trường để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình
và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí,
góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới.
2. vai trò của khuyến nông
2.1 vai trò của cán bộ khuyến nông:
Một cán bộ KN thực thụ sẽ có những vai trò rất quan trọng đối với nd về 12
mặt sauđây:
1
1. Người đào tạo
2. Người tổ chức
3. Người lãng đạo
4. Người quản lý
5. Người cố vấn


6. Người bạn
7. Người tạo điều kiện
8. Người môi giới
9. Người cung cấp
10. Người thông tin
11. Người hành động
12. Người trọng tài
2.2 kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân của cán bộ khuyến nông
* kiến thức:một cán bộ khuyến nông thực thụ cần có kiến thức về các lĩnh vực
như sau:
- kiến thức về mặt kĩ thuật
- kiến thức về xã hội và cuộc sống nông thôn
- kiến thức về đường lối, quan điểm và chính sách của nhà nước
- kiến thức về giáo dục người lớn
* năng lực cá nhân:
- năng lực tổ chức và lập kế hoạch
- năng lực truyền đạt thông tin
- năng lực phân tích và đánh giá
- năng lực lãnh đạo
- năng lực sáng tạo
* phẩm chất cá nhân:
- sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh với tinh thần vì
nhân dân
-là niềm tin, là chổ dựa cho người nd trong công tác KN, người cán bộ KN là
người ko những được cán bộ cấp trên tín nhiệm mà còn được nông dân tin
tưởng khi đưa ra những lời khuyên
2
-lòng nhân đạo,tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân và tính hì hước nhẹ
nhàng trong công việc.cán bộ KN cần biết thông cảm với những ước muốn và
những tình cảm của người dân,đồng thời khi làm việc cũng phải biết tôn trọng

vf lứng nghe ý kiến của họ
-tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm làm được 1 điều gì đó để
góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn.vì làm việc trong điều kiện độc
lập và ít có sự giám sát của cấp trên,nếu không tin tưởng vào chính bản thân
mình và ko có lòng quyết tâm thì khó có thể làm tốt vai trò của người cán bộ
KN
*Khả năng nói trước quần chúng
Không phải ai sinh ra là đã có khả năng nói tốt trước đám đông.Người cán bộ
KN hoàn toàn có thể rèn luyện cho mình kỹ năng này.Để làm tốt được điều
trên cần chú ý 1 số điểm sau:
-Chuẩn bị kỹ bài nói chuyện hoặ bài giảng,tập thử 1 vài lần trước khi trình bày
với mọi người
-Luôn động viên người nghe nêu ý kiến và sẳn sàng khuyến khích mọi người
thảo luận
-Tránh những cuộc thảo luận chie có 1 mình độc thoại hoặc chỉ có du nhất hỏi
và trả lời.Điều đó làm mất tính đối thoại chân chính và tính giáo dục củ KN
-Không nên có những cuộc thảo luận hoặc những bài nói chuyện quá kéo
dài,vì có thể gây chán nản cho người nghe
-Luôn luôn đặt câu hỏi cho người nghe để khuyến khích thảo luận và thông tin
2 chiều
*Kỹ năng viết báo cáo
-Chuẩn bị đầy đủ thông tin và các loại số liệu sẽ đưa vào báo cáo
-Lập dàn ý cho bản báo cáo bao gồm các nội dung gì,sẽ được trình bày như
thế nào
-Sắp xếp các nội dung báo cáo theo 1 trật tự logic:phần giới thiệu chung,mục
đích báo cáo,nội dung báo cáo,kết luận và những đề xuất
-Nội dung báo cáo ngắn gọn,xúc tích,chính xác và dể hiểu
Câu 5: Nguyên tắc hoạt động của khuyến nông
3
* KN cùng làm với nd, không làm thay nd

Chỉ có bản thân người nd mới có thể quyết định được phương thức canh tác
trên mảnh đất của gđ họ. Cán bộ KN cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận
với nd trên cơ sở đkiện cụ thể của nông trại, từ đó khuyến khích họ tự đưa ra
quyết định cho mình.
* KN là 1 công việc đầy trách nhiệm
KN chịu trách nhiệm trước Nhà nước nên phải tuân theo chính sách của Nhà
nước. KN là người phục vụ tận tụy cho nd, có trách nhiệm đáp ứng những nhu
cầu của nd trong vùng. Người nd có quyền đánh giá hiệu quả của hđ KN.
Các chương trình KN phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nd nói riêng và
nhu cầu ptriển nề kinh tế nông thôn nói chung. Nhiệm vụ của người cán bộ
KN là thỏa mãn 1 cách hài hòa 2 nhu cầu đó.
* KN là nhịp cầu cho thông tin 2 chiều
KN vừa chuyển giao kiến thức KHKT của các cơ quan nghiên cứu đến cho nd,
vừa tiếp nhận thông tin của nd chuyển đến các cơ quan nghiên cứu
* KN không áp đặt, không mệnh lệnh
KN tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của nd trong sx nông nghiệp,
đưa ra những kỹ thuật tiến bộ sao cho phù hợp để nông dân tự cân nhắc lựa
chọn
* KN hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác
- Chính quyền địa phương : KN sẽ dể dàng tiếp cận nd hơn và đạt được hiệu
quả cao hơn.
- Các tổ chức dịch vụ : tạo điều kiện cho những dịch vụ được cung cấp đầy đủ,
đúng lúc, đúng chổ theo nhu cầu của nd
- Các cơ quan y tế : cán bộ KN sẽ nắm được các vấn đề liên quan đến sk của
nd, tình hình kế hoạch hóa gđ,tình trạng dinh dưỡng. Vì vậy có thể làm cho
các chương trình KN lioon phù hợp với nhu cầu y tế địa phương
- Trường phổ thông các cấp : sớm trang bị cho hs những kiến thức và kỹ năng
cần thiết
- Các tổ chức quần chúng và phi chính phủ : Kn có thể giúp đỡ họ phát triển
được những chương trình hành động mang tính cộng đồng.

4
* KN làm việc với các đối tượng khác nhau
Cần xđ những nhóm nd có tiềm năng và lợi ích khác nhau để phát triển những
chương trình KN phù hợp với điều kiện của từng nhóm
Câu 6: Vai trò của cán bộ KN
- Dựa vào đường lối chính sách hiện hành của Đảng và NN về sự nghiệp phát
triển nông nghiệp nông thôn
Từ các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình KN thì người cán bộ KN
- Cung cấp thông tin giúp nd hiểu được và dám quyết định về 1 vấn đề cụ thể.
Vd: áp dụng 1 cách làm ăn mới, gieo trồng 1 loại gióng mới.
- Chuyển giao kiến thức để nd áp dụng thành công cách làm ăn mới đó. Cán
bộ KN đem kiến thức đến chho nd và giúp đỡ họ sử dụng kiến thức đó.
phải chủ động, nổ lực cố gắng động viên, tổ chức người dân tham gia tích cực
vào hoạt động KN, hỗ trợ và động viên nd phát huy những tiềm năng và sáng
kiến của họ để chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Một cán bộ KN thực thụ sẽ có những vai trò rất quan trọng đối với nd
về 12 mặt sau đây:
5
1. Người đào tạo
2. Người tổ chức
3. Người lãng đạo
4. Người quản lý
5. Người cố vấn
6. Người bạn
7. Người tạo điều kiện
8. Người môi giới
9. Người cung cấp
10. Người thông tin
11. Người hành động
12. Người trọng tài

Câu 7: Mục tiêu, chức năng và nội dung hoạt động của khuyến nông
* Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về
KHKT, quản lý KD cho người sx.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT nông nghiệp, nông thôn; nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sx theo hướng bền vững, tạo việc làm,
tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia KN
* Chức năng
- Phổ biến kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và những kinh nghiệm điển hình sx giỏi,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế
- Bồi dưỡng và phát triển kiến thức quản lý kinh tế cho nd để sx dịch vụ, kinh
doanh; thông tin về thị trường, giá cả nông sản để nd bố trí sx kinh doanh đạt
hiệu quả kinh tế cao
- Dịch vụ giống, vật tư kỹ thuật để xd mô hình
6
* Nội dung
- Thông tin tuyên truyền
- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
- Xd mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ
- Tư vấn và dịch vụ
- Hợp tác quốc tế về KN
Câu 8: Tổ chức hệ thống KN
Ngày 2/3/1993,Chính phủ đã ban hành nghị định số 13/CP kèm theo văn bản quy
định về công tác KN.Ngày 26/4/2005 Chính phủ lại ban hành nghị định
56/2005/NĐ-CP về KN khuyến ngư
* Những nguyên tắc cơ bản
- Phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những cán bộ KN làm việc trực tiếp với

nd.
- Tuyển lựa những cán bộ không chỉ có năng lực mà còn phải có 1 thái độ, 1 tư
cách thích hợp với công việc KN
- Phát triển mạng lưới KN cơ sở bằng cách tuyển lựa và đâò tạo cộng tác viên là
những nd nhiệt tình và có năng lực ở địa phương
- Cần 1 đội ngũ chuyên gia thành thạo về kỹ thuạt và phương pháp để luon hỗ trợ
cho các hoạt động KN
- Tổ chức bộ máy KN phải hết sức gọn nhẹ và năng động
* Tổ chức KN
- Tổ chức KN TW
- Tổ chức KN địa phương
- Tổ chức KN cơ sở
- Tổ chức KN khác
Câu 9: Đặc đểm của người lớn
* Đặc điểm khi đi học của người lớn
7
- Mệt mỏi: tuổi tác, sức khỏe, gia đình và công việc làm cho người lớn thường
cảm thấy mệt mỏi trong khi học. Để có hiệu quả trong quá trình tập huấn cần có
1 chương trình phù hợp, kết hợp lý thuyết với thực hành và môi trường thoải mái
-Chức năng của giác quan nghe nhìn suy giảm: cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ,
điều kiện học tập, phương pháp và nội dung phù hợp trong quá trình tập huấn
-Ít thời gian: cần bố trí thời gian hợp lý, thông cảm với những yêu cầu đột xuất,
bắt đầu và kết thúc đúng giờ.
- Tự ái:mên tôn trọng tính độc lập của họ và khuyến khích họ tự đưa ra giải pháp
hay đề ra cho mình 1 hướng đi
-Hoài nghi: Nếu chương trình tập huấn không mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả
thì họ thường có thái độ hoài nghi với các chương trình tập huấn khác
-Rỏ ràng và vững chắc: tập huấn nên được tiến hành dưới sự tôn trọng các ý
kiến, quan điểm cũng như đáp ứng tâm tư tình cảm của họ và tạo điều kiện thuận
lợi để họ tự bộc lộ mình

-Tự trọng cao: cần tạo ra 1 môi trường an toàn và không khí cởi mở để họ đóng
góp ý kiến hoặc đưa ra những thắc mắc của mình
-Nhiều kiến thức cơ bản: nên tập trung vào những vấn đề hiện tại hay những
khúc mắc cụ thể mà họ đang gặp phải
-Nhiều kinh nghiệm: cần tạo điều kiện để họ chia sẽ kinh nghiệm
Câu 10: Các nguyên tắc học tập của người lớn
- Ấn tượng đầu tiên: những hành động đầu tiên, thông tin ban đầu là rất quan
trọng vì luôn gây ấn tượng mạnh và sâu sắc đối với người lớn
-Sự phù hợp: người lớn chỉ thật sự quan tâm đến những nôi dung, vấn đề có lien
quan thiết thực đến công việc cũng như cs của họ
-Động lực: người lớn thực sự học và có động lực khi họ nhìn thấy lợi ích khi
tham gia vào tập huấn
-Chủ động và tích cực: khi sử dụng bài tập thực hành, đặt nhiều câu hỏi, đưa ra
các tình huống trải nghệm cho học viên
8
-Giao tiếp 2 chiều: thể hiện sự tôn trọng chính kiến, kiến thức và kinh nghiệm
thực tế
-Sử dụng nhiều giác quan: giúp học viên có thể vừa nghe, nói, đọc, viết và thư
giản
-Luyện tập: tạo cơ hội cho học viên được luyện tập nhằm giảm thiểu cảm giác
mệt mỏi, tăng khả năng học tập
-Phản hồi: giúp người lớn nhìn nhận chính xác hơn khả năng, kết quả của mình,
định hướng phát triển cụ thể trong tương lai và khuyến khích chia sẽ chính kiến
cuat họ
-Thông tin gần nhất: tổng kết cá ý chính quan trọng vào lúc cuối thời gian tập
huấn
Câu 11: Quá trình thay đổi hành vi thông qua tập huấn
Văn hóa, thói quen và niềm tin của người nông dân luôn thay đổi theo thời gian
và sự biến đổi của XH. Qua trình thay đổi hành vi có thể chia thành 5 bước:
1. Biết về kiến thức chưa đầy đủ(trước tập huấn)

2. Tiếp nhận thông tin(diễn ra trong quá trình tập huấn)
3. Cải tiến kiến thức thông qua quá trình xử lý thông tin (sau tập huấn)
4. Thử nghiệm những thông tin, kiến thức mới và đánh giá kết quả
5. Đưa ra quyết định cuối cùng về thay đổi hành vi
Mức độ và tốc độ thay đổi hành vi mang tính cá nhân và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như tính cách, quan điểm sống, nhận thức, đk kinh tế- XH
Câu 13: Môi trường và chu trình học qua trải nghiệm
1. Môi trường học:
Bao gồm mt vật chất, mt trí tuệ, mt tâm lý và mt XH trong lớp học. Cả 2 mt tâm
lý và XH đều liên quan đến đặc điểm và tính cách của tất cả các thành viên trong
lớp học. Sự tương tác của các khía cạnh trên tạo thành mt đào tạo. Mt trí tuệ có
vai trò quyết định bản chất chung của mt đào tạo. Có 2 hướng tiếp cận cơ bản tđ
đến mt học là mt học thụ động và mt học tích cực.
9
- Mt học thụ động: tạo buồn tẻ, đb với người lớn, những người hay cảm thấy
chán nản và ít động lực để học. Mt này mang tính hàn lâm, lý thuyết với ít khả
năng ứng dụng cho người học dẫn đến hiệu quả thấp
- Mt học chủ động: người học được tham gia vào các hoạt động diễn ra trong quá
trình đào tạo, ở mt này thông tin được truyền đi 2 chiều giữa giảng viên và người
học cũng như giữa người học với nhau.
2. Chu trình học qua trải nghiệm
Bao gồm 4 bước:
B1: trải nghiệm cụ thể.
Khi học những điều mới phản ứng đầu tiên là chúng ta có thể quan sát (trải
nghiệm) sử dụng các giác quan khác nhau(nghe, nhìn, cảm thấy, ngửi hoặc
nếm )
B2: Phản chiếu trải nghiệm
Sau khi đã quan sát hoặc trải nghiệm, chúng ta sẽ phản chiếu hoặc suy nghĩ để
biến những thông tin mới có ý nghĩa cho chúng ta
B3: Ý nghĩa hóa, khái quát hóa

Khi thông tin mới đã được hấp thụ, chúng ta cần phải liên hệ chúng với những
kiến thức, kinh nghiệm đã có và suy nghĩ về việc làm thế nào để có hệ thống lại
sự hiểu biết của chúng ta
B4: Cũng cố lại kiến thức: Ở bước này chúng ta thử những kiến thức mới thông
qua những thử nghiệm tích cực
Câu 14: Mức độ tham gia của người lớn trong quá trình tập huấn và khuyến
nông
Mức độ 1: tham gia thụ động.
Người học là người tiếp nhậ thông tin 1 cách thụ động. Họ được yêu cầu tập
trung chú ý và chưa được mời tham gia để chia sẽ những suy nghĩ cũng như ý
tưởng của mình.
Mức độ 2: tham gia qua trao đổi thông tin
10
Ở mức độ này, học viên được mời tham gia phát biểu ý kiến. Luồn thông tin vẫn
chủ yếu đi từ tập huấn viên đến học viên và tập huấn viên vẫn giữ quyền kiểm
soát trong quá trình tập huấn.
Mức độ 3: tham gia thông qua khuyến khích đóng góp vật chất
Người tham gia thông qua việc đóng góp vật chất và kinh phí như lao động,
nguyên vật liệu đầu vào, tiền, đất
Mức độ 4: tham gia thông qua tư vấn
Người học tham gia thông qua quá trình tư vấn hoặc trả lời câu hỏi của tập huấn
viên và đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình.
Mức độ 5: tham gia thông qua quá trình thực hiện
Học viên được minh họa bằng 1 nhóm vì quyền chủ động đã được chia sẽ và
tương tác giữa các học viên với nhau.
Mức độ 6:tham gia thông qua quá trình tương tác
Người học thật sự tham gia vào toàn bộ quá trình tập huấn ngay từ bước lập kế
hoạch, triển khai tập huấn và lựa chọn ứng dụng vào thực tế công việc
Mức độ 7: tự vận động
Người học hoàn toàn chủ động và độc lập trong quá trình đào tạo, tập huấn cũng

như đưa ra quyết điịnh và thây đổi hành vi
Câu 15: Phân loại KN
1. Theo tính chất của tổ chức KN
- KN công quyền (Nhà nước, hệ thống KN quốc gia)
- KN của các ngành, các cơ quan, các doang nghiệp
- KN từ thiện
2. Theo cách tổ chức thực hiện
- Áp đặt từ trên xuống
- KN có sự tham gia của người dân
- KN cộng đồng
3. Theo nội dung KN và đối tượng phục vụ
- KN tổng hợp không có chủ đề KN
11
- KN có mục tiêu sx hàng hóa cụ thể
- KN nhằm vào đối tượng nông dân cụ
Câu 16: Các phương pháp khuyến nông
1. PP KN cá nhân
a. Thăm nd trên hiện trường
Mục đích giúp làm quen với người nd, tạo đk cung cấp thông tin và lời khuyên
về vấn đề nào đó cho nd và theo dõi kqua công việc KN đang làm, giúp hiểu
thêm tình hình ở địa phương và làm tăn sự quan tâm của nd đối với KN.
Các bước thực hiện 1 cuộc viến thăm nd
B1: vạch kế hoạch cho chuyến viến thăm
B2: thực hiện cuộc viến thăm
B3: ghi chép và theo dõi
b. 1 số PP KN cá nhân khác
- Nd đến thăm cơ quan KN
- Gửi thư và gọi đt
2. PP KN nhóm
PP này có những tiện ích là có thể phổ biến thông tin để nhiều người nắm được

kỹ thuật mới, ít tốn nhân lực, khơi dậy sự tham gia của nd và phát hiện ra những
vấn đề mới
a. Hội họp
Nhằm truyền đạt cho nd các chính sách của NN về phát triển nông thôn, những
cách làm ăn mới.Nd cũng có thể thảo luận ccoong khai những vấn đề của họ
hoặc đưa ra những đề xuất mới
Có các loại cuộc hop như sau: họp thông báo, họp lập kế hoạch, họp nhóm có
chung lợi ích/ chung sở thích, họp chung cộng đồng
- Các bước tiến hành trong cuộc họp:
+ bắt đầu cuộc họp đúng giờ
+ Chủ tọa điều khiển cuộc họp với sự hỗ trợ của cán bộ KN
12
+ Nêu vấnđề cho mọi người suy nghĩ, đặt câu hỏi cho mọi người thảo luận
+ Nêu rõ những kết luận cuộc họp
+ Cảm ơn tất cả mọ người có liên quan khi cuộc họp kết thúc
+ Ghi lại những nội dung chính mà cuộc họp đã đưa ra
b. Trình diễn
* Trình diễn phương pháp: là hướng dẫn cho nd cách làm 1 công việc gì đó cụ
thể. Trong trường hợp này người nd đã chấp nhận áp dụng phương pháp mới và
muốn biết cách tự mình làm lấy
+ Ưu điểm: có thể hướng dẫn cho nhiều người cùng 1 lúc. Nd có thể trực tiếp
tham gia công việc nên họ nắm chắt cách làm
+ Nhược điểm: số người được nhìn rõ, nghe rõ và có cơ hội thực hành sẽ bị hạn
chế nếu có quá nhiều nd
* Trình diễn kết quả: nhằm chứng minh và chỉ cho nd những kqua thực tiển của
hoạt động sx nào đó, thuyết phục nd chấp nhận và làm theo kỹ thuật khuyến cáo,
so sánh là yếu tố rất quan trọng
+ Ưu điểm: có thể thuyết phục, khuyến khích nd tích cực áp dụng cách làm ăn
mới
+ Nhược điểm: mất nhiều thời gian, nếu trình diễn thất bại sẽ rất khó khăn cho

công tác KN
c. Hội thảo đầu bờ
d. Tham quan
Câu 17: Một số vấn đề chung về tiếp cận khuyến nông truyền thống và tiếp
cận khuyến nông có sự tham gia
-Phương pháp tiếp cận truyền thống là phương pháp tiếp cận mang nhiều yếu tố
1 chiều,theo cách thức từ trên xuống,nên có nhiều nhược điểm ngay đối với nhận
thức của cán bộ KN và quá trình thực hiện KN.
-PP tiếp cận KN có sự tham gia là phương pháp tiếp cận KN,trong đó nông dân
cùng với cán bộ KN xd và thực hiện những phát triển nông nghiệp trên cơ sở
13
những nhu cầu và những tiềm năng ở địa phương.Sau đó yêu cầu cấp trên hỗ trợ
thực hiện.Bởi vậy pp này còn gọi là pp từ dưới lên
(Bảng 2 trang 65)
Bảng 2: so sánh pp tiếp cận khuyến nông truyền thống và tiếp cận khuyến nông
có sự tham gia.
Tiêu chí Tiếp cận truyền
thống
Tiếp cận có sự
tham gia
Tiếp cận Trên xuống, đơn
ngành
Dưới lên, đa ngành
và hệ thống
Vai trò cán bộ
khuyến nông
Chủ động trong:
- hoạt động kn
- đánh giá lựa
chọn

- giới thiệu kết
quả
- cán bộ kn là
thầy giáo, là người
đào tạo
Cộng tác trong:
-thúc đẩy
- hướng dẫn
-tạo cơ hội
- chia sẽ
-cán bộ kn là người
thúc đẩy, người tìm
kiếm để cung cấp
các lựa chọn
Vai trò nông dân - bị động tiếp
nhận và làm theo
khuyến cáo
- là người nhận
kỹ thuật
- nd dc xem như
là người lạc hậu, bảo
thủ, thiếu khả năng.
-chủ động trong mọi
hoạt động
-nd là tác nhân 9 và
chủ đạo
-nd dc đánh giá là
nguồn lực có sức
mạnh để đổi mới
Kiến thức bảng địa Dc xem là sơ khai, k

có sức sống và lạc
hậu
Dc đánh giá cao và
dc tổng hợp trong
kiến thức khoa học
Điều kiện áp dụng Dc ừng dụng ở hầu
hết dk đồng điều, có
thể kiểm soát, kinh
tế khá, đầu tư cao.
Phù hợp ở các vùng
phức tạp và đa dạng,
nhiều rủi ro, kte kém
ptrien và đầu tư thấp
Ưu điểm - nhanh chống -Mềm dẻo, linh
14
,đơn giản và ít tốn
kém
- có thể tập trung
để giải wet các vấn
đề lớn của địa
phương và quốc gia.
hoạt,dân chủ và có
sự tham gia
-năng lực của nd và
cộng đồng dc nâng
cao.
-sử dụng có hiệu quả
nguồn lực do đã có
hiểu biết tốt hơn các
giới hạn về tiềm

năng của địa phương
Nhược điểm - áp đặt, cứng
nhắc và không có sự
tham gia
- bộ máy cồng
kềnh, kém hiệu lực
- nguồn lực dc
sừ dụng với hiệu wa
chưa cao.
-tốn tjan và chi phí
cao hơn
-phạm vi áp dụng
còn hẹp, chưa thực
sự phổ biến như
mong đợi.
1. PAEM- phương pháp tiếp cận KN
* Kn: PEAM là 1 PP phát huy sự tham gia của người dân và người dân làm chủ
các hđ KN, đảm bảo việc học đi đôi với hành và họ có thể thực hiện ngay trên
chính diện tích đang canh tác của mình. Người dân tự học tập tốt nhất từ chính
những kinh nghiệm của mình. Phát huy mối liên hệ giữa người dân và cán bộ KN
với mục đích nâng cao quá trình cùng nhau học hỏi
* Mục tiêu: giúp người dân tự đưa ra các quyết định xem giải pháp nào là tốt
nhất với đk thực tế của họ. Hỗ trợ người dân nâng cao kiến thức mới bằng cách
thực hiện, theo dõi và đánh giá các hđ thử nghiệm trên đồng ruộng của họ và áp
dụng mở rộng. Giúp cán bộ KN hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện các
hđ KN. Nâng cao năng lực cho cán bộ KN trong việc quản lý và theo dõi các hđ
KN
15
* Sự cần thiết: chưa có 1 biện pháp kỹ thuật thực sự phù hợp với mọi vùng.
Nông nghiệp đang phát triển theo hướng bền vững; khoa học công nghệ và các

chính sách thay đổi từng ngày. Người dân tự chủ, sáng tạo và nhanh chóng thích
ứng với những kiến thức mới
* Các hđ tiến hành trong PAEM
- Thiết lập các thử nghiệm
- Xd ô trình diễn
- Tổ chức tập huấn
- Các chuyến tham quan chéo
- Tổ chức tham quan học tập
- Tổ chức dịch vụ đầu vào
- Hỗ trợ nhóm sở thích
2. PTD- Phát triển kỹ thuật có sự tham gia
Là phương pháp để tìm và thử nghiệm những cái mới và chính người dân địa
phương chủ động thực hiện và triển khai PTD vì lợi ích của họ
- Người nd xđ các vấn đề khó khăn cần ưu tiên và đề xuất các giải pháp thực
hiện, xđ những thiếu hụt về kiến thức cần được bổ sung qua thử nghiệm PTD
- Cán bộ KN và nhà nghiên cứu đề xuất các giải pháp có thể thực hiện vấn
đề đó
* Mục tiêu của PTD là tìm ra những điều mới, những tiến bộ kỹ thuật mới để thử
nghiệm xem có thể sử dụng được và phù hợp với đk nd.
* Nguyên tắc
- Xuất phát từ nguyện vọng của người nd, người dân tham gia 1 cách chủ động,
tự nguyện và nhiệt tình
- PTD phải mới đối với địa phương, là 1 quá trình vừa làm vừa học hỏi đối với
tất cả các bên tham gia
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật, cán bộ KN và hộ nd, đảm bảo
trao đổi thông tin 2 chiều giữa các bên tham gia thử nghiệm. Cán bộ KN hoặc
người bên ngoài hỗ trợ vật tư, kỹ thuật
16
- PTD cần có giới hạn về quy mô dtích hoặc số cây con để tránh rủi ro.
- Các kiến thức, kinh nghiệm và kỹ thuật mới được lan truyền từ nd đã thực hiện

tới nd chưa thực hiện
* Các bước chính trong qua trình xd và thực hiện PTD
- B1: xđ trở ngại hoặc nhu cầu
- B2: xđ giải pháp, ý tưởng mới
- B3: thử nghiệm các giả pháp
- B4: phổ triển kế quả
- B5: thể chế hóa- nhân rộng
3. FFS- lớp học hiện trường nd
Là PP giáo dục ko chính thức dựa trên PP luận tự học, học thông qua làm. Đào
tạo giảng viên, duy trì và mở rộng việc tiếp nhận kỹ thuật tiến bộ trong coonngj
đồng
• 4 nguyên lý cơ bản
- Trồng cây khỏe mạnh và có sức sống tốt
- Bảo tồn những thiên địch và côn trùng có ích
- Thăm đồng thường xuyên
- Nd là chuyên gia quản lý dịch hại tổng hợp
* Nguyên tắc
- Học bằng thực hành và học từ kinh nghiệm có sẵn của học viên
- Học thông qua trao đổi và thảo luận
- Học tập nhiều lĩnh vực
- Học tập để tự ứng dụng và hướng dẫn giúp đỡ người cùng lamftrowr thành
chuyên gia
- Phải đảm bảo trong cả 1 mùa vụ cây trồng, 1 chu kỳ chăn nuôi
*Lý do để lựa chọn cách tiếp cận FFS
-Nd nghèo, phụ nữ,bà con dân tộc là đối tượng đặc biệt được ưu tiên
17
-Thích hợp với người lớn tuổi.Với nguyên tắc học thông qwuqa thuewcj hành
nông dân có cơ hội học để thông qua trình bày khinh nghiệm của họ và chia sẽ
các thông tin kỹ thuật tiến bộ với nhau
-Thay đổi vai trò cua các bên tham gia tong quá trình học tập.Cán bộ kỹ thuật và

cán bộ KN chỉ đón vai trò hướng dẫn chứ ko phait là thầy giáo
-Tạo quyền lực cho nd trong FFS luôn sử dụng các pp trao đổi và hảo luận ở các
nhóm,vì thế khuyến hích sự thm gia của nd,dần dần tạo cho họ tự tin đẻ có tiếng
nói trong cộng đồng,hơn nữa thông qua FFS,1 đội nhũ giảng viên nd được hình
thành và phát triển,là nguồn lực quan trọng trong quá trình giúp đỡ cộng đồng
giải quyết các vấn để của chính họ
Câu 20: Lập kế hoạch bài giảng và xây dựng chương trình tập huấn khuyến
nông
* Lập kế hoạch bài giảng
Mục đích:
- Nội dung phù hợp với nhu cầu của học viên, đạt được những mục tiêu tập huấn,
tránh các thiếu sót về nôi dung hoặc đi quá xa chủ đề
- Lựa chọn PP và thời gian phù hợp với mục tiêu, nội dung và khả năng của tập
huấn viên và học viên
- Phân công trách nhiệm cụ thể, chuẩn bị đầy đủ tài liệu và giáo cụ trực quan cần
thiết và sắp xếp theo thứ tự
- Dự kiến 1 số trò chơi cho hđ khởi động và hình thức dùng cho hđ ôn bài
- Lựa chọn hình thức để học viên sử dụng đánh giá buổi tập huấn và tập huấn
viên dùng đánh giá mức độ tiếp thu của học viên
- Dự kiến 1 số tình huống, câu hỏi khó
* Xây dựng chương trình tập huấn khuyến nông
- B1: thu thập thông tin về vấn đề mà nd đang gặp trong sx nông nghiệp
- B2: đưa ra danh sách các nôi dung cần tập huấn với học viên nd dựa vào thông
tin thu được ở b1
18
- B3: thống nhất lịch tập huấn, các nd với học viên nd
Câu 21: Sử dụng các phương pháp để tập huấn cho người nông dân
Ví dụ 1
Tên khóa học:tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ
Tên chuyên đề:thức ăn và nhu cầu din dưỡng của lợn

Mục tiêu:sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ:
-Nắm được đặc điểm và vai trò của các nhóm thức ăn
-Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau
Thời gian dự kiến:3 giờ
Kế hoạch chi tiết
Nội dung Phương pháp Thgian THV
Khởi động,ôn bài Khởi động:sử dụng trò chơi
Ôn bài:hình thức thi các nhóm
20p
Giới thiêu bài Thuyết trình:giới thiệu nội dung ngắn
gọn
5p
Đặc điểm và vai
trò của các nhóm
thức ăn
Động não và thuyết trình:chuẩn bị nội
dung giới thiệu ngắn gọn và sử dụng
thêm tranh ảnh minh họa
Thực hành:
-Tìm nguyên liệu thức ăn trong nhóm
giàu năng lượng
-Tìm các nglieu thức ăn trong nhóm
giàu đạm
-Tìm nguyên liệu thức ăn trong nhóm
giàu khoáng
-Tìm nguyên liệu thức ăn trong nhóm
giàu vitamin
Cách tiến hành:THV chuẩn bị đầy đủ
các nglieu thức ăn và để lẫn lộn.Chia
19

lớp thành 4 nhóm theo từng nhóm
thức ăn và yêu cầu các nhóm tìm
nglieu thức ăn của nhóm mình
Giải lao 20p
Khởi động lại Trò chơi 10p
Nhu cầu dinh
dưỡng
Thuyết trình:THV chuẩn bi nội dung
ngắn gọn lên bảng lật
60p
Tổng kết bài Hình thức bài tập”điền chổ trống” 10p
Đánh giá của học
viên
Hình thức:sử dụng 3 khuôn măt khác
nhau
10p
Nhiệm vụ của học viên:phân loại các nglieu thức ăn theo nhóm và làm việc
theo nhóm
Ví dụ 2
Tên khóa học: tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ
Tên chuyên đề:bệnh phó thương hàn lợn
Ngày học Thời gian:2,5-3h
Mục tiêu:
Sau khi kết thúc bài học này học viên sẽ:
- Nhận biết được về bệnh phó thương hàn và cách phòng bệnh
-Ý thức được tầm quan trọng của việc phòng bệnh phó thương hàn, qua đó góp
phần bảo vệ sk người tiêu dùng
Tài liệu,giáo cụ trực quan và văn phòng phẩm cần thiết cho buổi học:
-Tranh ảnh về bệnh tích của bệnh phó thương hàn lợn
Các hoạt động/nội dung và phương pháp sử dụng & thời gian dự kiến

-Khởi động,ôn bài:sử dụng trò chơi
-Giới thiệu bài giảng: thuyết trình ngắn gọn
-Nội dung 1:Đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứn bệnh PTH
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1
câu hỏi
+Hãy nêu những đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh PTH ở lợn?\
20
+Hãy cho biết những biểu hiện bên ngoài của lợn khi mắc bệnh PTH ở thể cấp
tính?
+Hãy cho biết biểu hiện bên ngoài của lợn khi mắc bệnh PTH ở thể mãn tính?
+Hãy cho biết nguồn bệnh và đường lây lan của bệnh PTH?
-Nghĩ giải lao
- Khởi động giữa giờ:sử dụng trò chơi
-Nội dung2:bệnh tích của bệnh PTH lợn
Sử dụng pp thuyết trình và dùng tranh ảnh minh họa
-Nội dung 3:các biện pháp phòng và trị bệnh PTH lợn
Sử pp thảo luận nhóm: chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi
+Hãy nêu cách vệ sinh phòng bệnh PTH ở lợn
+ Hãy cho biết cách sử dụng vacxin để phòng bệnh phó thương hàn như thế nào
+hãy nêu 1 số thuốc thong dụng và cách sử dụng các loại thuốc đó để điều trị
bệnh phó thương hàn ở lợn
9.tổng kết bài giảng: tổng kết nd 9 bằng cách sử dụng các câu hỏi trả lời đúng sai
-tập huấn viên chuẩn bị trước các câu hỏi sát với nội dung cần tổng kết
-ví dụ: hãy đánh dấu vào câu trloi đúng cho các câu hỏi sau: câu 1:bệnh phó
thương hàn lợn là bệnh có thể chửa khỏi được:
a) đúng b) sai
10. đánh giá buổi tập huấn: sử dụng phương pháp đánh giá mức độ hài long/ k
hài long.
21

×