Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Những nét chính về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam(BIDV).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.96 KB, 27 trang )

I/ Những nét chính về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt
Nam(BIDV)
* Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
* Từ 1981-1989: Mang tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
* Từ 1990 đến nay: Mang tên Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)
Tên Quốc Tế : Bank for Investment and Development of Vietnam
(BIDV)
*Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm Hà Nội.
*Loại hình doanh nghệp: Doanh nghiệp Nhà Nước (xếp hạng doanh nghiệp đặc
biệt)
*Quy mô : 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch trên toàn quốc. Hàng
nghìn bốt ATM và POS tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
*Tổng tài sảnh tính đến hết 31/12/2009 : 300.000 tỷ đồng.
*Lợi nhuận trước thuế đạt 3451 tỷ đồng,các chỉ tiêu an toàn chất lượng đều đạt
và vượt chuẩn quốc tế.
* Dư nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng
* Vốn điều lệ: 1100 tỷ đồng
Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu việt nam do
UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang
có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế trong nước và quốc tế, là ngân hàng đại
lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như WB, ADB, JBIC, NIB…
Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị
trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Ví dụ Public Bank với Malaysia năm 1992,
Lào Việt Bank năm 1999, Bảo Hiểm Việt Lào năm 2008, Ngân hàng liên doanh Việt –
Nga năm 2006, công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM với hoa Kì năm 2006, công ty quản
lý quỹ đầu tư tại Hồng Kông và đang có kế hoạch thiết lập hiện diện tại Cộng Hòa Séc,
Hoa Kỳ ….
1
Với việc đầu tư vào thị trường Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân Hàng, Bảo hiểm và
đầu tư tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan


hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Lào Việt liên tục phát triển.
Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là những
thành công có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào, BIDV đã được chính
phủ việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực hiện các hoạt động đầu tư, hợp tác
tại thị trường Campuchia. Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động
đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng, Bảo Hiểm chứng
khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của văn phòng đại diện BIDV tại
Campuchia, công ty đầu tư và phát triển CPC (IDCC) Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển
Campuchia (BIDC) và công ty bảo hiểm CPC (việt Nam CVI)
Qua 53 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt
Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành
Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xẫ hội của đất
nước. Bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của công nghệ và tri thức, Với hành trang là
bề dày truyền thống, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tự tin hướng tới
những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn, trở thành một tập đoàn Tài chính Ngân hàng
có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.
II/ Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Quang Trung
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Quang Trung được hình
thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng giao
dịch Quang Trung, Sở giao dịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị
BIDV trên địa bàn đóng trú của sở giao dịch trước đây. Địa chỉ trụ sở chính tại 53
Quang Trung Hà Nội. Tài Sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn vốn huy động 1300
tỷ và nguồn nhân lực là 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và sở giao dịch.
Xác định phương hướng phát triển theo mộ hình của một ngân hàng hiện đại, là
đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách hàng khu
vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh ghiệp đang trong lộ trình cổ
phần hóa, chi nhánh Quang Trung đã và đang nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm
khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát
2
triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới, nhằm nâng cao khả năng hoạt

động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc
khối bán lẻ.
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động kể từ ngày thành lập, cuối năm 2009, chi nhánh
Quang Trung đã đạt được số dư huy động vốn đạt 7015 tỷ tăng gần gấp 5,5 lần, Dư nợ
cho vay đạt 3.438 tỷ đồng. Thu dịch vụ trong năm 2009 đạt gần 25,37 tỷ đồng. Chi
nhánh hiện có 142 nhân viên có độ tuổi trung bình là 27 tuổi, với mô hình tổ chức ngày
càng được hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Đặc biệt, chi nhánh Quang
Trung là chi nhánh đầu tiên trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có
mô hình tổ Marketing chuyên trách, Tổ chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bán
chuyên trách phục vụ cho những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. Với những nỗ lực của
tập thể cán bộ chi nhánh, trong nhũng năm qua chi nhánh Quang Trung liên tục đạt
danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các cán bộ của chi nhánh đạt các danh
hiệu cá nhân do Ngân hàng đầu tư Việt Nam trao tặng
Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các công tác
chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu quả. Chi bộ Đảng
được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ, phát triển được 7 đảng viên
mới, số đảng viên của chi bộ đã lên tới con số 24. Cùng với 8 cảm tình đảng đang tiếp
tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết nạp. Tổ chức công đoàn thực hiện tốt các nhiệm
vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và sự phát triển của đoàn viên. Chi đoàn thanh
niên tích cực hoạt động phong trào, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ trẻ,
tăng cường hiểu biết và góp phần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV khu
vực và toàn hệ thống.
Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng bộ máy chi nhánh và các
tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và hoàn thiện, hoạt động có sự phối
hợp và mang lại hiệu quả tốt. Tập thể cán bộ người lao động trong chi nhánh có tinh
thần đoàn kết, thẳng thắn đấu tranh và phê bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thần
đoàn kết địch thực, cùng rút kinh nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung. Trên
tình thần đó, với những nền tảng ban đầu đã đạt được, tính đến 31/12/2009 thì chi
nhánh Quang Trung đã đạt được tổng tài sản trên 7235 tỷ đồng, huy động vốn cuối kì
đạt 7015 tỷ đồng, tăng 1,015 lần so với thời điểm 31.12.2008. Dư nợ tín dụng cuối kì

đạt 3438 tỷ đồng, tuân thủ giới hạn tín dụng, lợi nhuận bình quân đầu người sau thuế
đạt trên 200tr đồng, hoàn thành vượt mức theo lộ trình từng quý của kế hoạch 2009,
3
góp phần lành mạnh hóa và nâng cao năng lực hoạt động của BIDV phục vụ tiến trình
cổ phần hóa theo chỉ đạo của Trung Ương được thành công tốt nhất.
III/ Cơ cấu tổ chức của BIDV Quang Trung
Chi nhánh BIDV Quang Trung, địa chỉ tòa nhà Chingfong, 53 Quang Trung,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là chi nhánh cấp I thuộc hệ thống ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam. Hiện nay, chi nhánh có 3 chi nhánh cấp 2 trực thuộc và 5 phòng
giao dịch trên địa bàn Hà Nội.
-Chi nhánh 1: Số 37B Đường Thành, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội.
-Chi nhánh 2: Số 20 Cát Linh, Q.Đống Đa, Tp.Hà Nội.
-Chi nhánh 3: Số 118 Nguyễn An Ninh, Q.Hoàng Mai, Tp.Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo chi nhánh BIDV Quang Trung bao gồm 1 giám
đốc, 3 phó giám đốc và các trưởng phòng các phòng ban trưc thuộc.
-Giám đốc: Lê Quang Thanh.
-Phó giám đốc 1: Bà Nguyễn Thị Minh Hương.
-Phó giám đốc 2: Bà Lê Thị Thanh Huyền.
Các phòng ban bao gồm : Phòng tín dụng, phòng thẩm định, phòng quan hệ
khách hàng, phòng điện toán, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng
quản lý rủi ro, phòng tổ chức hành chính, phòng kiểm tra nội bộ, phòng thanh toán
quốc tế, các phòng ban thực hiện nhiệm vụ dưới sự quản lý điều hành của ban giám
đốc.
Chi nhánh có đội ngũ cán bộ trẻ, độ tuổi trung bình vào khoảng 27, được đào tạo
cơ bản về tài chính ngân hàng, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ. Cán bộ chủ chốt
của chi nhánh có nhiều kinh nghiệm và trình độ công tác tốt.
4
Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh:
5
Ban

Giám
Đốc
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tài chính kế toán
Phòng điện toán
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng quan hệ khách hàng
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng quản trị tín dụng
Phòng thẩm định
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng dịch vụ cá nhân
Phòng dịch vụ DN
Phòng tín dụng DN
Phòng tín dụng cá nhân
Phòng QHKH 2
Phòng QHKH 1
Phòng QHKH 3
Ban giám đốc:
Nhiệm vụ của ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
Đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và hoạt động theo
sự phân công của giám đốc theo quy định. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực
tiếp về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và báo cáo thông tin lên hội sở BIDV
Việt Nam.
1.Phòng Tiền tệ kho quỹ:
-Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ, vận chuyển
tiền cho các phòng giao dịch khi có nhu cầu tiếp quỹ, điều chuyển tiền đi Ngân Hàng
Nhà Nước, các Ngân hàng đối tác và ngược lại theo quy trình đảm bảo an toàn.

-Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để về lượng tiền mặt giao dịch trong
ngày, từ đó đề xuất định mức tiền tồn quỹ hợp lý để đảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng
vốn có hiệu quả, hạn chế tình trạng thừa vốn đồng thời nâng cao an toàn kho quỹ.
-Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện pháp,
điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ.
-Theo dõi, tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
-Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy
định như: nộp tiền tài khoản, chuyển tiền đi, thanh toán kiều hối... và thu hộ nội bộ chi
nhánh. Phát triển các dịch vụ kho quỹ (cất giữ hộ, dịch vụ thu đổi tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông...); thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.
2. Phòng tài chính kế toán
-Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp.
-Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán của chi nhánh (bao gồm
cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm).
-Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.
-Đề xuất tham mưu với ban giám đốc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài
chính, kế toán, xây dựng chế độ biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài
chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu
có) đối với các phòng giao dịch có Bất động sản riêng.
6
-Kiểm tra định kì đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công
tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch/ quỹ tiết
kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định.
-Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực số
liệu kế toán và các quy định của nhà nước và BIDV.
-Quản lý thông tin và lập báo cáo.
-Kiểm soát thông tin khách hàng.
3.Phòng điện toán: Là đơn vị đầu mối quản lý, tư vấn giúp việc cho Giám đốc trong
lĩnh vực công nghệ thông tin tại chi nhánh, cụ thể:
-Hỗ trợ các phòng tại chi nhánh, hướng dẫn đào tạo các đơn vị thành tạo các

thiết bị tin học và các ứng dụng CNTT.
-Thiết lập, quản trị hệ thống mạng, đường truyền và thiết bị tin học.
-Quản lý hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.
4.Phòng thanh toán quốc tế:
-Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng
-Phối hợp thực hiện với các phòng liên quan thực hiện tiếp cận, tiếp thị, phát
triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi đánh
giá việc sử dụng sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là
các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách
hàng và đề xuất cách giải quyết, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp
đồng thương mai quốc tế.
-Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh
đối ngoại của chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn đảm bảo an toàn
tiền vốn và tải sản của chi nhánh BIDV cảu của khách hàng trong các giao dịch kinh
doanh đối ngoại.
-Một số nhiệm vụ khác: quản lý hồ sơ thông tin liên quan đến các phòng, tham
gia ý kiến với các phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện các nhiệm vụ
khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh.
5.Phòng tổ chức hành chính:
7
-Tổ chưc nhân sự: là đơn vị đầu mối, tham mưu, đề xuất, giúp việc cho ban
Giám đốc trong việc triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn
nhân lực tại chi nhánh. Cụ thể:
+Tuyển dụng cán bộ.
+Điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ.
+Đánh giá cán bộ.
+Đào tạo cán bộ.
+Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
+Thực hiện thi đua khen thưởng.

+Quản lý lao động.
+Quản lý tiền lương.
+Thực hiên công tác kỉ luật tại chi nhánh.
+Phát triển mạng lưới...
-Nhiệm vụ văn phòng:
+Thực hiện công tác quản lí hành chính văn phòng theo quy định.
+Là đầu mối thực hiện công tác quản trị tại chi nhánh.
6.Phòng kiểm tra nội bộ:
-Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc
thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Giám đốc tại các
phòng và các đơn vị trực thuộc chi nhánh. Theo dõi đôn đốc thực hiện các kiến kiến
nghị sau thanh tra, kiểm tra của chi nhánh.
-Phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức
các cuộc thanh tra/kiểm tra/kiểm toán theo quy định.
-Tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra thực hiện
nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
-Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh xử lý các đơn thư khiếu nại tối cáo phát
sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm quyền xử lý.
-Thực hiện báo cáo, thống kế liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng
chống tham nhũng tội phạm theo quy định.
7.Phòng quan hệ khách hàng:
-Tiếp thị và phát triển khách hàng:
8
+Tham mưu, đề xuất với Ban Giám Đốc trong việc triển khai áp dụng các
chủ trương của nhà nước, ngành, địa phương về phát triển thị trường, thị phần.
+Tham gia ý kiến cải tiến, phát triển các dịch vụ ngân hàng, cải thiện sản
phẩm dịch vụ của chi nhánh.
+Đánh giá các danh mục cung cấp sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng
thuộc nhóm đối tượng khách hàng được phân công quản lý.
+Chủ động triển khai các chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kinh

doanh cũng như giải pháp tiếp thị, marketing nhằm duy trì, mở rộng phát triển thị
trường, quảng bá thương hiệu...
+Trực tiếp triển khai bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và cung cấp
cho các khách hàng trong phạm vi đối tượng được phân công.
-Đối với công tác tín dụng:
+Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.
+Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.
+Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng
với đối tượng khách hàng thuộc phạm vi xử lý.
8.Phòng Kế hoạch tổng hợp:
-Công tác kế hoạch tổng hợp.
+Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp.
+Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh.
+Xây dựng chương trình và biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch kinh
doanh tháng, quý, năm của chi nhánh làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng kế hoạch và
triển khai cụ thể.
+Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, đối chiếu, kiểm tra
đôn đốc tình hình tiến độ triển khai kế hoạch, hướng dẫn phối hợp, hỗ trợ các đơn vị
trong chi nhánh chuẩn bị báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch trên từng nghiệp vụ.
+Giúp việc giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh
của chi nhánh.
-Công tác quản lý nguồn vốn
+Quản lý toàn bộ hoạt động huy động vốn, cân đối nguồn và sử dụng vốn
của chi nhánh.
9
+Thực hiện các quan hệ vốn với Hội sở chính, thu thập thông tin, đề xuất
phản hồi về các chính sách, sản phầm, biện pháp huy động vốn của BIDV.
+Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
+Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với
khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp thông tin

về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh.
+Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị
trường, các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý.
+Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh,
đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về
việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại chi nhánh.
+Lập báo cáo, thống kê phụ vụ quản trị điều hành theo quy định.
-Các nhiệm vụ khác:
+Công tác pháp chế, chế độ.
+Làm nhiệm vụ thư kí cho ban Giám Đốc.
+Công tác Marketing.
+Là thành viên của một số hội đồng theo quy định.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chi nhánh....
9.Phòng quản trị tín dụng :
-Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị nghiệp vụ tín dụng (cho vay, mở LC,
chiết khấu, bảo lãnh) đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi
nhánh.
-Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của
Phòng quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng
Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
-Chịu trách nhiệm hoàn toàn về anh toàn trong tác nghiệp của phòng; tuân thủ
đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách
hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.
-Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng và thực hiện các nhiệm vụ
khách theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh.
10.Phòng thẩm định:
10

×