Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.64 KB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

Khoa Kinh tế Đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tên em là : Nguyễn Như Quỳnh Trang
Lớp

: Kinh tế đầu tư 47B

Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế Đầu tư và Ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Hà Tây, dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Ái Liên em đã lựa
chọn đề tài: “Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển Hà Tây”.
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng em, các số
liệu sử dụng trong bài phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian nghiên
cứu.
Nếu phát hiện có bất cứ sai phạm nào trong chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình, em xin chịu hồn tồn trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật
của nhà trường.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Như Quỳnh Trang

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


MỤC LỤC


SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2005-2008..............Error:
Reference source not found
Bảng 1.2: Tình hình cho vay vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2006- 2008 phân
theo đối tượng vay.................................Error: Reference source not found
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay theo thời đoạn của Chi nhánh thời kỳ 2006-2008........Error:
Reference source not found
Bảng 1.4: Tình hình dịch vụ của Chi nhánh thời kỳ 2006- 2008.........Error: Reference
source not found
Bảng 1.5: Báo cáo tài sản qua các năm....................Error: Reference source not found
Bảng 1.6: Sản lượng, doanh thu của dự án...............Error: Reference source not found
Bảng 1.7: Chi phí hoạt động....................................Error: Reference source not found
Bảng 1.8: Lịch khấu hao của dự án..........................Error: Reference source not found
Bảng 1.9: Chi phí trả lãi vay của dự án....................Error: Reference source not found
Bảng 1.10: Báo cáo kết quả kinh doanh...................Error: Reference source not found
Bảng 1.11: Cân đối trả nợ của dự án........................Error: Reference source not found
Bảng 1.12: Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi.........Error: Reference source not
found
Bảng 1.13: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CP đá ốp lát cao cấp Vinaconex
.............................................................Error: Reference source not found
Bảng 1.14: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty W.K Marble & Granite PTY LTDError:
Reference source not found
Bảng 1.15: Số lượng khách hàng của Công ty CP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex..Error:
Reference source not found

Bảng 1.16: Tổng thu dự án......................................Error: Reference source not found
Bảng1.17: Kế hoạch trích khấu hao hàng năm.........Error: Reference source not found
Bảng 1.18. Doanh thu- chi phí- lợi nhuận của dự án Error: Reference source not found
Bảng 1.19: Dòng tiền của dự án..............................Error: Reference source not found

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Bảng1.20 : NPV và IRR giai đoạn hoàn vốn vay.....Error: Reference source not found
Bảng 1.21: Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại
NHĐT&PT Hà Tây..............................Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Khảo sát sự thay đổi của NPV.................Error: Reference source not found
Bảng 2.2 : Khảo sát sự thay đổi của IRR.................Error: Reference source not found

Sơ đồ:

Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tài sản qua các năm................Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.2: Doanh số cho vay theo Ngành tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà
Tây...................................................Error: Reference source not found3

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV:


Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHĐT&PT :

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

NHTM:

Ngân hàng thương mại

PGD:

Phòng giao dịch

QHKH:

Quan hệ khách hàng

TCKT:

Tổ chức kinh tế

DAĐT:

Dự án đầu tư

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy


GTGT:

Giá trị gia tăng

TSCĐ:

Tài sản cố định

VLĐ:

Vốn lưu động

KĐT:

Khu đô thị

KCN:

Khu công nghiệp

PX:

Phân xưởng

CP:

Cổ phần

XDCB:


Xây dựng cơ bản

KH:

Khấu hao

TGKH:

Thời gian khấu hao

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TCT:

Tổng công ty

UBND:

Ủy ban nhân dân

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp


1

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 là một năm nhiều biến động mạnh với ngành tài chính Ngân hàng, kể
từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn cuối năm 2007. Xuất phát từ sự sụp
đổ trong lĩnh vực cho vay bất động sản của các Ngân hàng Mỹ, dẫn đến sự phá sản
hàng loạt của các tổ chức tài chính lớn mạnh. Thị trường tài chính Việt Nam cũng chịu
ảnh hưởng khơng nhỏ từ môi trường kinh tế thế giới. Cụ thể là việc thị trường chứng
khoán sụt giảm nghiêm trọng, các kênh huy động vốn cho thị trường tài chính bị giảm
sút, lãi suất cho vay tăng mạnh làm hoạt động đầu tư bị chững lại. Khả năng luân
chuyển và sử dụng vốn của các doanh nghiệp giảm mạnh, tình trạng nợ cơ cấu và nợ
xấu có nguy cơ gia tăng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị ngừng trệ tạm thời
trong một khoảng thời gian ngắn. Đứng trước tình hình đó, các Ngân hàng trong nước
phải tăng cường kiểm tra chất lượng tín dụng để rà sốt và phịng ngừa rủi ro một cách
hiệu quả nhất. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây cũng khơng nằm ngồi quy luật
ấy. Vì vậy hoạt động thẩm định dự án đầu tư trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, qua
cơng tác thẩm định ngân hàng sẽ có những quyết định tài trợ đúng đắn, lựa chọn được
những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả, vừa mang lại lợi ích cho nền kinh tế, vừa đảm
bảo được lợi nhuận của Ngân hàng, đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Công tác thẩm định dự án đầu tư là công cụ đắc lực giúp các
Ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác tín dụng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính
hiện nay.
Với ý nghĩa đó, cơng tác thẩm định dự án đầu tư góp phần cực kỳ quan trọng
đối với sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Xuất phát từ tính
cấp bách, tầm quan trọng của cơng tác này, trong thời gian thực tập tại Chi nhánh, em
đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động thẩm định Dự án Đầu tư tại Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây”.
Nội dung đề tài gồm hai phần:

- Thực trạng công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Hà Tây
- Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

2

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và
năng lực bản thân cịn hạn chế, Chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài viết của em
đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Ái Liên cùng các
anh chị trong phịng Quan hệ khách hàng 1 đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
Chuyên đề này!

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp


3

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định Dự án đầu tư
tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây
1.1. Khái quát về Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây (NHĐT&PT Hà Tây) là một trong
những chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (NHĐT&PT Việt
Nam), hiện có trụ sở tại số 197 – Đường Quang Trung – Thành phố Hà Đông, Hà
Nội. Tiền thân của chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây là Phòng Đầu tư và Phát triển Hà
Sơn Bình, được thành lập ngày 01/06/1990. Với tư cách là một thành viên trực thuộc
thì sự hình thành, phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh
NHĐT&PT Hà Tây không tách rời khỏi sự đi lên của NHĐT&PT Việt Nam.
Từ sau 1996 Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây nói riêng đã thực sự chuyển hẳn sang chuyên
doanh; kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các loại hình ngân hàng; có
nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung, dài hạn từ các thành phần kinh tế, các
tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức
nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung,
dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Từ khi đi vào hoạt
động với sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của Ban Giám đốc cùng với cố gắng của
toàn bộ cán bộ công nhân viên mà chi nhánh đã không ngừng phát triển. Hiện nay,
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây hoạt động trên mọi lĩnh vực của 1 Ngân hàng thương
mại nhưng lĩnh vực kinh doanh chính, có bề dày kinh nghiệm là lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản và khách hàng truyền thống của Ngân hàng là các đơn vị thuộc khối xây
lắp.
Cùng gắn mình với những nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, NHĐT&PT Hà Tây đã đóng góp một phần cơng sức to lớn vào sự phát triển

kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

4

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số cán bộ, nhân viên của NHĐT&PT Hà Tây
là 120 người có tuổi đời trẻ và phần lớn có trình độ đại học, và có khoảng 3% cán bộ
có trình độ trên đại học, 78% cán bộ có trình độ đại học, 10% cán bộ có trình độ
Trung học Chuyên nghiệp và 9% trình độ khác.
Chi Nhánh NHĐT&PT Hà Tây khơng ngừng hồn thiện hệ thống tổ chức và
phát triển. Với thời điểm hiện tại, ban giám đốc chi nhánh gồm 1 giám đốc và 2 phó
giám đốc. Tháng 10 năm 2008 Chi nhánh đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo chủ
trương của NHĐT&PT Việt Nam, phòng ban của Chi nhánh được chia làm 5 khối:
Khối Quan hệ khách hàng, gồm: Các Phòng Quan hệ khách hàng.
Khối Quản lý rủi ro, gồm: Phòng Quản lý rủi ro.
Khối Tác nghiệp, gồm: Phịng Quản trị tín dụng, các Phịng Dịch vụ khách
hàng, Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phịng/Tổ Thanh tốn quốc tế.
Khối Quản lý nội bộ, gồm: Phịng Kế hoạch - Tổng hợp, Phịng/Tổ Điện tốn,
Phịng Tài chính - Kế tốn, Phịng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng.
Khối trực thuộc, gồm: các Phòng Giao dịch, các Quỹ Tiết kiệm.
Cụ thể cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau:


SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

5

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Hà Tõy

Ban giám đốc

KHI
QUAN H
KHCH
HNG

Phũng quan h
khỏch hng 1

KHI
QUN
Lí RI
RO

KHI

TC
NGHIP

Phũng qun lý
rủi ro

Phịng quan hệ
khách hàng 2

KHỐI
QUẢN
LÝ NỘI
BỘ

Phịng quản trị
tín dụng

Phịng dịch vụ
khách hàng
DN

Phịng khách
hàng cá nhân

KHỐI
TRỰC
THUỘC

Phịng tài
chính kế tốn

Phịng tổ chức
hành chính

Các phịng
giao dịch

Các quỹ tiết
kiệm

Phịng kế
hoạch tổng
hợp

Phịng quản lý
và dịch vụ theo
kho quỹ

1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
- Huy động vốn từ mọi nguồn hợp pháp của khách hàng như tiền gửi tiết kiệm,
chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…
- Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực
hiện bảo lãnh và tài trợ thương mại theo các chế độ tín dụng hiện hành nhằm đảm
bảo, duy trì và phát triển nguồn vốn.
- Hoạt động tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định
và thực hiện kinh doanh chứng khoán và giấy tờ có giá.
- Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: thanh toán,
chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền…
- Thực hiện Marketing khách hàng nhằm phục vụ các khách hàng truyền thống
và khai thác, mở rộng các khách hàng mới và tiềm năng.
- Thu chi và bảo quản tiền cũng như các tài sản có giá khác.


SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

6

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

- Tham gia xây dựng và lập kế hoạch cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.
- Tiến hành tổ chức bảo quản và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định, và
chịu sự kiểm tra giám sát của Hội sở chính và ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.4. Vài nét về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước, Ngân Hàng Đầu Tư & Phát
Triển Hà Tây cũng không ngừng ngày một lớn mạnh. Ban đầu hoạt động cơ bản của
chi nhánh là huy động vốn để cho vay. Việc huy động vốn chủ yếu là tiền gửi của
dân cư và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó VNĐ chiếm tỷ lệ rất lớn với lãi suất đầu
vào không nhỏ. Việc cho vay chủ yếu vào các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên
hiệu quả thu được chưa cao. Nhưng nhờ vào sự tâm huyết, nhiệt tình sáng taọ của ban
lãnh đạo, các phịng ban, cùng sự đoàn kết của toàn chi nhánh đến nay chi nhánh đã
đi vào hoạt động ổn định và ngày một phát triển. Với cơ chế chặt chẽ, chi nhánh đã
và đang hoàn thiện các nghiệp vụ như mở L/C xuất nhập khẩu, thanh toán nhờ thu,
nghiệp vụ bảo lãnh thương mại, thanh toán chi trả kiều hối, các nghiệp vụ thanh tốn
quốc tế khác. Tuy nhiên, để có thể đứng vững trong quá trình cạnh tranh gay gắt như
hiện nay Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Hà Tây khơng phải khơng đối mặt với rất
nhiều khó khăn. Hoạt động trên địa bàn Thành Phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây (cũ), là

cửa ngõ của thủ Đô, lại tập trung dân cư đông đúc với 2 triệu dân. Các chi nhánh
NHTM trong và ngoài nước đặt trụ sở với công nghệ tiên tiến, bề dày lịch sử trong
hoạt động kinh doanh. Chi nhánh với tuổi đời còn non trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế
sẽ là điểm yếu trong q trình hoạt động. Nhưng ra đời muộn khơng phải là khơng có
thuận lợi bởi chi nhánh có điều kiện học hỏi các kinh nghiệm của các ngân hàng đi
trước và nhất là chi nhánh được hình thành trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến
đổi tích cực ảnh hưởng tốt đến hoạt động của Ngân Hàng.
1.1.4.1. Về nghiệp vụ huy động vốn
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, có một đặc trưng
cơ bản là: "đi vay để cho vay", do đó nguồn vốn hay cịn gọi là đầu vào của ngân hàng
có ý nghĩa quyết định đến hiệu qủa kinh doanh của một ngân hàng . Bởi vì ngân hàng
cũng như các doanh nghiệp khác muốn có hiệu quả kinh tế cao thì sản phẩm tiêu thụ
phải được thị trường chấp nhận, mà sản phẩm muốn được thị trường chấp nhận phải

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

7

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

đạt được hai yếu tố đó là: "giá cả phù hợp và chất lượng sản phẩm tốt". Đối với lĩnh
vực kinh doanh ngân hàng thì yếu tố giá cả chiếm vai trị then chốt, giá cả của hoạt
động ngân hàng chính là lãi suất đầu ra hay còn gọi là lãi suất cho vay và lãi suất cho
vay muốn hạ thì lại được quyết định cơ bản bởi lãi suất đầu vào.
Như vậy, có thể khẳng định trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thì

nghiệp vụ tạo tiền hay cịn gọi là cơng tác nguồn vốn chiếm vị trí then chốt nhất nó
quyết định mọi hoạt động khác của ngân hàng. Công tác huy động vốn là nhiệm vụ
trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng vị thế cạnh tranh trước mắt, cũng như lâu dài.
Chính vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh đã quán triệt chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cơng
tác huy động vốn với nhiều hình thức. Để đánh giá tình hình thực hiện cơng tác
nguồn vốn tại ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Hà Tây trong thời gian qua, ta xem
xét bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2005-2008
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

Huy động vốn

1140

1496

1677

2476

1.1. Ngắn hạn

607

770


1024

2123

1.2. Trung – dài hạn

533

726

653

353

2.1. Tổ chức kinh tế

306

576

816

1464

2.2. Dân cư

834

920


861

1012

3.1. VND

915

1248

1480

2234

3.2. Ngoại tệ

225

248

197

242

I. Phân loại theo thời gian

II. Phân loại theo thành
phần kinh tế

III. Phân theo loại tiền t


(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây)
Sau 50 nm hot ng Chi nhỏnh BIDV Hà Tây, với sự nỗ lực của mình và sự
quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, đưa ra nhiều giải pháp tương đối cụ thể phù hợp với thực
tế phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) và các tỉnh, thành phố lân cận
của BIDV Hà Tây, Chi nhánh đã tạo được uy tín và lịng tin với khách hàng thuộc

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

8

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

mọi thành phần kinh tế. Điều đó được thể hiện qua cơng tác huy động vốn của chi
nhánh được thể hiện ở bảng trên.
Năm 2005, tổng vốn huy động được mới là 1140 tỷ đồng, sang năm 2006 là
1496 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 số vốn huy động qua các
năm liên tục tăng: năm 2007 là 1677 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2006 còn năm
2008 tổng số vốn huy động là 2476 tỷ đồng tăng 47,6% so với năm 2007. Trong đó
nguồn vốn nội tệ (VND) năm 2005 là 915 tỷ đồng, năm 2006 là 1248 tỷ đồng, năm
2007 là 1480 tỷ đồng, năm 2008 là 2234 tỷ đồng, qua mức tăng ta thấy năm 2006 đã
tăng so với năm 2005 là 36,4%; năm 2007 so với năm 2006 là 18,6% và đến năm
2008 số tiền gửi bằng đồng nội tệ tăng vượt bậc, so với năm 2007 tăng 50,9%.
Như vậy ở Chi nhánh BIDV Hà Tây thì ngân hàng huy động cả VND và ngoại
tệ, trong đó VND chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. với tiềm lực dồi

dào của BIDV và ngày càng vững mạnh thì ngân hàng có thể đáp ứng với mọi nhu
cầu của khách hàng.
Về cơ cấu theo thành phần kinh tế: nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế
chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng, cịn tiền gửi từ dân cư thì có xu hướng ngày
càng giảm về tỷ trọng, điều đó được thể hiện năm 2005 tiền gửi các tổ chức kinh tế
đạt 306 tỷ đồngchiếm 26.842% tổng nguồn vốn, sang năm 2006 đạt 576 tỷ đồng
chiếm 38.502% tổng nguồn vốn, năm 2007 đạt 816 tỷ đồng chiếm 48.658% so với
tổng nguồn vốn, năm 2008 đạt 1464 tỷ đồng chiếm 59.127% tổng nguồn vốn.Mức
tăng giữa năm 2008 so với năm 2005 là 378.43%, so với năm 2007 là 79.41%. TiỊn
gưi cđa tỉ chøc kinh tÕ chiÕm tû träng lín chøng tá đầu t trực tiếp vào nền kinh tế
kém hiệu quả, không mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu t, môi trờng kinh tế không
ổn định cho nên các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng để hởng l·i.
Nếu phân theo thời hạn huy động thì số tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm ưu thế,
đặc biệt tăng mạnh ở năm 2008 là 2123 tỷ đồng chiếm 85.74% tổng nguồn vốn và
tăng 107.32% so với năm 2007. Nhưng đối với tiền gửi trung- dài hạn thì lại có xu
hướng giảm từ năm 2006-2008, năm 2007 đạt 653 tỷ đồng giảm 11.18% so với năm
2006, năm 2008 đạt 353 tỷ đồng chỉ chiếm 14.26% trong tổng nguồn vốn, giảm
45.94% so vi nm 2007. Sự chuyển biến này làm tăng tính ổn định của nguồn vốn

SV: Nguyn Nh Qunh Trang

Lp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyờn tt nghip

9

Trng H Kinh t Quc dõn


ngân hàng, phù hợp với hoạt động cho vay trung dài hạn vốn chiếm tỷ trọng lớn tại
chi nhánh.
Vi s liu phõn tích ở trên, thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng khá
dồi dào, điều đó tạo thuận lợi cho việc kinh doanh của chi nhánh, nâng cao uy tín và
lòng tin của khách hàng.
1.1.4.2. Về nghiệp vụ sử dụng vốn
Tín dụng là hoạt động giữ vai trị đặc biệt trong mục tiêu kinh doanh của các
NHTM, Chi nhánh NHĐT &PT Hà Tây cũng vậy. Với phương châm: “An toàn- Hiệu
quả - Phát triển bền vững” trong những năm vừa qua chi nhánh đã chỉ đạo tăng
trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tín dụng, chấp hành
tốt quy chế điều hành trong công tác tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ phân tích rủi ro tín
dụng từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín
dụng, bảo lãnh; đồng thời lựa chọn khách hàng tốt, dự án tốt. Kết quả được cụ thể
hóa bằng những con số sau:
* Dư nợ cho vay theo đối tượng.
- Doanh nghiệp quốc doanh: năm 2006 là 932 tỷ đồng, năm 2007 là 946 tỷ
đồng tăng 14 tỷ đồng (tăng 1.5%) so với năm 2006 và năm 2008 là 1087 tỷ đồng tăng
141 tỷ đồng (tăng 14.9%) so với năm 2007. Như vậy doanh số cho vay từ khu vực
quốc doanh liên tục tăng qua các năm. Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm
hoạt động của chi nhánh là phục vụ cho các doanh nghiệp quốc doanh.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: do đặc trưng của chi nhánh là phục vụ chủ
yếu cho các doanh nghiệp quốc doanh, nên tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh luôn chiếm một tỷ
trọng nhỏ tuy nhiên có xu hướng tăng qua các năm: năm 2006 là 172 tỷ đồng chiếm
15.57% trong tổng doanh số, năm 2007 là 392 tỷ đồng chiếm 29.3% trong tổng doanh
số tăng 220 tỷ đồng (tăng 127.9%) so với năm 2005 và năm 2008 là 560 tỷ đồng
chiếm 34% tăng 168 tỷ đồng (tăng 42.9%) so với năm 2007. Như vậy doanh số cho
vay từ khu vực ngoài quốc doanh tăng qua các năm nhưng với tốc độ tăng chậm lại.


SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

10

Bảng 1.2: Tình hình cho vay vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2006- 2008 phân
theo đối tượng vay.
Chỉ tiêu

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

So sánh
2007/2006

So sánh
2008/2007

(tỷ đồng)

(tỷ đồng)

(tỷ đồng)

+/-


%

+/-

%

Doanh số cho vay

1104

1338

1647

234

21,2

309

23,1

* DN quốc doanh

932

946

1087


14

1,5

141

14,9

* DN ngoi QD

172

392

560

220 127,9

168

42,9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây)
* D n cho vay theo thời đoạn vay.
Bảng 1.3: Dư nợ cho vay theo thời đoạn của Chi nhánh thời kỳ 2006-2008
31/12/2006
Chỉ tiêu

31/12/2007


31/12/2008

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(%)
(%)
(tỷ đồng)
(%)
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)

Cho vay ngắn hạn

588

53,26

765

57,17

1000

60,72

Cho vay trung dài hn

516

46,74


573

42,83

647

39,28

Tng d n cho vay

1104
100
1338
100
1647
100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây)

Nhỡn vo bng s liệu cho vay theo thời hạn có thể thấy qua các năm dư nợ
cho vay của Chi nhánh có sự thay đổi:
- Đối với cho vay ngắn hạn: trong giai đoạn 2006 – 2008, dư nợ cho vay ngắn
hạn có xu hướng tăng: năm 2006 là 588 tỷ đồng, năm 2007 là 765 tỷ đồng tăng 177
tỷ đồng (tương ứng tăng 30.1%) so với năm 2006. Năm 2008 là 1000 tỷ đồng, tăng
235 tỷ đồng (tương ứng tăng 30.7%) so với năm 2007 tuy lượng năm tuyệt đối vẫn
cao nhưng tốc độ tăng tương đối chỉ tăng nhẹ. Như vậy ta thấy khách hàng các món
vay của chi nhánh phần lớn vẫn là các khoản vay ngắn hạn.
- Đối với cho vay trung dài hạn: trong giai đoạn 2006 – 2008, dư nợ cho vay
trung dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ hơn trong tổng dư nợ cho vay, và tỷ trọng
có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007 đạt 573 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng

tương ứng tăng 11.06% so với năm 2006 (đạt 516 tỷ đồng), năm 2008 đạt 647 tỷ
đồng, tăng 74 tỷ đồng tương ứng tăng khoảng 12.9% so với năm 2007. Như vậy,
trong dư nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh có sự gia tăng cả về số tuyệt đối,

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

11

lẫn tốc độ tăng tuyệt đối. Điều này phản ánh đúng thực tế tỷ trọng dư nợ cho vay theo
thời hạn của Chi nhánh.
1.1.4.3. Về tình hình các hoạt động dịch vụ của ngân hàng
Nhằm đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị
trường các sản phẩm ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao cả về số lượng
và chất lượng.
Về mặt số lượng, các dịch vụ ngân hàng cung cấp về cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng như: dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước, các loại hình
bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ tiết kiệm, tiền gửi lưu động theo định
kỳ ở một số tổ chức kinh tế lớn nhằm tăng vốn phục vụ cho đầu tư phát triển…
Về mặt chất lượng, chi nhánh xác định bước tiến tới mơ hình của ngân hàng
hiện đại đảm bảo mọi hoạt động dịch vụ ngân hàng có hiệu quả nhất.
Bảng 1.4: Tình hình dịch vụ của Chi nhánh thời kỳ 2006- 2008
Chỉ tiêu


Tổng thu
dịch vụ
Dịch vụ
thanh toán
Bảo lãnh
Kinh doanh
ngoại tệ
ATM

Năm 2006
Tỷ
Số tiền
trọng
(tỷ đồng)
(%)

Năm 2007
Số tiền
(tỷ đồng)

Năm 2008
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
(tỷ đồng)

Tỷ
trọng

(%)

7.8

100

17.4

100

21.5

100

3.3

42

4.524

26

5.805

27

4.1

53


11.658

67

12.47

58

0.4

5

0.696

4

2.365

11

0.522
3
0.86
4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây)

Tính đến 31/12/2008, thu phí dịch vụ của Chi nhánh Hà Tây chủ yếu vẫn là
các dịch vụ truyền thống như: dịch vụ bảo lãnh (12.47 tỷ đồng, chiếm 58%); dịch vụ
thanh toán (5.808 tỷ đồng, chiếm 27%); dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (2.365 tỷ đồng,
chiếm 11%). Các dịch vụ này đem lại khoản thu chiếm 96% tổng thu phí dịch vụ của

Chi nhánh.
a. Dịch vụ bảo lãnh

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

12

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Dịch vụ bảo lãnh ln đóng vai trị quan trọng và đem lại mức thu dịch vụ lớn
nhất luôn đạt trên 50% tổng thu dịch vụ - đây là mảng dịch vụ gắn liền với hoạt động
tín dụng. Năm 2006 thu bảo lãnh đạt 4.1 tỷ đồng, năm 2007 đạt 11.658 tỷ đồng tăng
7.558 tỷ đồng (tương ứng tăng 184.3%) so với năm 2006. Năm 2008 thu bảo lãnh là
12.47 tỷ đồng tăng 0.812 tỷ đồng (tương ứng tăng 6.96%) so với năm 2007. Năm
2008 có tăng hơn năm 2007 nhưng với tốc độ tăng chậm và tỷ trọng trong tổng thu
dịch vụ lại giảm đáng kể.
b. Dịch vụ thanh toán
Gắn liền với hoạt động chuyển tiền, thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân
trong nước và quốc tế có tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Chi nhánh. Trong cơ cấu thu
dịch vụ thanh tốn hiện nay tỷ lệ phí thu tiền chuyển từ các khách hàng có quan hệ tín
dụng với Chi nhánh vẫn là chủ yếu với dòng tiền vào - ra, là điều kiện khi thực hiện
các hợp đồng tín dụng. Cơng tác thanh tốn ln diễn ra nhanh chóng, kịp thời,
khơng sai sót, đồng thời chi nhánh cịn thực hiện tư vấn trong thanh tốn đối ngoại
cho khách hàng. Thu từ dịch vụ thanh toán năm 2006 là 3.3 tỷ đồng, năm 2007 là
4.524 tỷ đồng tăng 1.224 tỷ đồng, năm 2008 là 5.805 tỷ đồng, tăng 1.281 tỷ đồng so

với năm 2007. Tuy thu từ dịch vụ thanh tốn có tăng nhưng khơng đáng kể do tác
động của việc hợp nhất Hà Nội - Hà Tây ảnh hưởng đến mức thu phí chuyển tiền.
c. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Nguồn thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ hiện nay chủ yếu từ việc mua bán
ngoại tệ cho các khách hàng là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, vay trả nợ
bằng ngoại tệ. Qua các năm dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ở Chi nhánh càng ngày hoàn
thiện được đánh giá qua mức thu từ 0.696 tỷ đồng năm 2007 đến 2.365 tỷ đồng năm
2008, tăng 1.669 tỷ đồng tương ứng tăng 239.8%. Chi nhánh thực hiện giao dịch với
nhiều loại ngoại tệ khác nhau, trong đó chủ yếu với USD, EUR, JPY… Hoạt động
mua bán ngoại tệ được thực hiên trong toàn chi nhánh nhằm phục vụ nhu cầu khách
hàng với các nghiệp vụ cơ bản giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi.
1.1.4.4. Hoạt động đầu tư khác
a. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Hàng năm Ngân hàng luôn chú trọng tới việc nâng cao cơ sở hạ tầng giúp
phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như điều hành đạt hiệu quả cao nhất.

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

13

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Bảng 1.5: Báo cáo tài sản qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
TSCĐ hữu hình
758
786
810
950
965
TSCĐ vơ hình và
447
452
745
830
900
quyền sử đụng đất
(Nguồn: báo cáo tài sản của NHĐT&PT Hà Tây- Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tài sản qua các năm
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tài sản qua các năm
1000
800
tỷ đồng

600

TSCĐ hữu hình

400
TSCĐ vơ hình và quyền
sở hữu đất

200

0

2004

2005

2007

năm

Tài sản cố định của BIDV tăng lên qua các năm, cả tài sản cố định hữu hình và
tài sản cố định vơ hình (tài sản cố định vơ hình tăng gấp đôi từ năm 2004 là 447 tỷ
đồng lên năm 2008 là 900 tỷ đồng). Đây cũng là quãng thời gian nền kinh tế nước ta
có nhiều thay đổi, chuyển dần sang cơ chế thị trường và bắt đầu hội nhập. Và trong
thời gian vừa qua cũng là khoảng thời gian mà ngân hàng đang thực hiện q trình cổ
phần hố theo đề án Cổ phần hố của BIDV. Chính vì vậy, việc đầu tư cho cơ sở hạ
tầng là cần thiết để chứng minh về tiềm lực kinh tế cũng như quá trình tăng trưởng và
phát triển của Chi nhánh.
b. Đầu tư nguồn nhân lực
BIDV nhận thức rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng trong sự phát
triển và thành cơng. Vì vậy một vấn đề ln được chi nhánh quan tâm là đủ về số
lượng và đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó Chi nhánh ln quan tâm thỏa đáng tới
đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Bên cạnh việc thường xuyên bồi
dưỡng chun mơn cho từng phịng ban, mở các lớp tập huấn cho các cán bộ khi có
những thay đổi trong các chính sách của ngân hàng, tổ chức các chương trình giao

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B



Chuyên đề tốt nghiệp

14

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

lưu học hỏi giữa các chi nhánh trong hệ thống BIDV Việt Nam. Đồng thời chi nhánh
cịn có các chương trình khuyến khích bằng những chính sách lương thưởng cho cán
bộ, nhân viên thực hiện tốt, vượt mức kế hoạch nhiệm vụ được giao, nâng cao chất
lượng tín dụng, làm thêm ngồi giờ…Tính đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh bao
gồm 120 cán bộ có tuổi đời trẻ và phần lớn có trình độ đại học, và có khoảng 3% cán
bộ có trình độ trên đại học, 78% cán bộ có trình độ đại học, 10% cán bộ có trình độ
Trung học Chun nghiệp và 9% trình độ khác.
1.2. Cơng tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Tây
1.2.1. Đặc điểm dự án được thẩm định tại Chi nhánh
Với định hướng của Chi Nhánh, khách hàng tập trung là các doanh nghiệp nên
trong những năm qua Chi nhánh Hà Tây đã không ngừng tăng cường công tác cho
vay đối với các doanh nghiệp và chủ yếu là các dự án đầu tư. Các dự án được thẩm
định tại chi nhánh chủ yếu là dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, dự án đầu tư
tài sản cố định, dự án xây lắp thiết bị. Các dự án đó có những đặc điểm sau:
- Các dự án đầu tư phát triển thực hiện các chương trình phát triển nền kinh tế
then chốt của đất nước, như các dự án về xây dựng nhà ở, xây dựng thủy điện, các dự
án xây dựng cầu cống, đường xá…
- Các dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng chủ yếu của những Tổng
công ty, cơng ty uy tín (như TCT Vinaconex, TCT Sơng Đà…), các doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm, các doanh nghiệp nước ngồi có khả năng trả nợ và
có đủ tài sản đảm bảo.
- Các DAĐT thuộc nhiều ngành khác nhau nhưng các dự án thuộc ngành Xây

lắp luôn chiếm hơn 60% tổng vốn cho vay tại Chi nhánh. Các dự án thuộc ngành xây
lắp thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện kéo dài, với nhiều hình
thức đầu tư (đầu tư mới, cải tạo mua sắm, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho
cơng trình…) và mang tính rủi ro cao. Vì vậy cơng tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi
nhánh ln ln được đặt lên vị trí hàng đầu.
- Các dự án ở chi nhánh có lượng vốn vay tương đối lớn, bình quân trên 18 tỷ
một dự án, với nhiều hình thức đầu tư: đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư nâng cấp.
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

15

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Quy trình thẩm định dự án đầu tư được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ 1.2. Với các
bước chính như sau:
- Bước 1: Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng từ
phòng QHKH.
Nếu hồ sơ chưa đủ cơ sở để thẩm định thì cán bộ thẩm định gửi lại phòng
QHKH để hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn chỉnh.
Nếu hồ sơ đã đủ cơ sở để thẩm định thì tiến hành ký giao nhận hồ sơ, ghi vào
sổ theo dõi và trao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
- Bước 2: Cán bộ thẩm định sau khi nhận hồ sơ từ phòng QHKH và trên cơ sở
đối chiếu các thơng tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc là tham khảo) theo

quy định của các hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ tiến
hành xem xét, đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư.
Trong quá trình thẩm định nếu có nội dung nào chưa rõ hay cần bổ sung có thể yêu
cầu cán bộ nhận hay hồ sơ khách hàng bổ sung, giải thích, làm rõ.
- Bước 3: Sau đó cán bộ thẩm định lập “Báo cáo thẩm định dự án đầu tư” và
trình lên trưởng phịng quan hệ khách hàng xem xét, đánh giá.
- Bước 4: Trưởng phòng QHKH tiến hành kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ,
nếu báo cáo chưa đủ thì yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ nội dung trong
“Báo cáo thẩm định”. Hay có thể thơng qua khi báo cáo đã đạt yêu cầu.
- Bước 5: Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành hoàn chỉnh các nội dung trong “Báo
cáo thẩm định dự án đầu tư”, và trình báo cáo để trưởng phịng QHKH ký thơng qua,
lưu hồ sơ tài liệu cần thết có liên quan đến dự án và gửi trả hồ sơ kèm theo “Báo cáo
thẩm định dự án đầu tư” cho phòng QHKH.

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

16

Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định tại Chi nhánh BIDV Hà Tây

Phòng QHKH

Cán bộ thẩm định


Trưởng phòng QHKH

Đưa yêu cầu, giao
hồ sơ vay vốn

Tiếp nhận hồ sơ

Chưa đủ điều kiện thẩm
định

Kiểm
tra s
b h

s
Nhn h s thm
nh

B sung, gii
thớch

Thẩ
m
định
Cha rừ

Cha t yêu cầu

Kiểm

tra, kiểm

Lập báo cáo
thẩm định

soát
Đạt

Nhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định

Lưu hồ sơ và tài
liệu có liên quan

(Nguồn: Quy trình thẩm định của BIDV)

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

17

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
Công tác thẩm định là một công việc quan trọng và phức tạp vì vậy địi hỏi
phải được tiến hành theo phương pháp cụ thể và đầy đủ. Có nhiều phương pháp để

phân tích, thẩm định tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng dự án cụ thể. Tuy nhiên
tại Chi nhánh chủ yếu được sử dụng các phương pháp sau đây:
1.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu:
Phương pháp chung nhất thường áp dụng là phương pháp phân tích và so sánh
giữa các chỉ tiêu có trong dự án với các quy định về kinh tế, kĩ thuật do Nhà nước ban
hành cũng như các thông tin và chỉ tiêu được lấy làm cơ sở thẩm định (có thể là chỉ
tiêu của dự án tương tự đã được phê duyệt hay thực hiện có hiệu quả). Quá trình xem
xét này được đặt trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng giữa các chỉ tiêu được
phân tích với nhau, giữa nội dung về thị trường với nội dung về kĩ thuật, nội dung tài
chính của dự án. Trong thẩm định dự án đầu tư thì các chỉ tiêu chủ yếu được dùng để
làm căn cứ so sánh là:
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, xây dựng, các điều kiện tài chính mà
dự án có thể chấp nhận được.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ, kỹ thuật của trang thiết bị so với các
tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế. Bảng giá công nghệ, thiết bị đó,… đặc biệt là hàng
nhập khẩu.
- Tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, chế độ bảo hành… sản phẩm của dự án mà
thị trường yêu cầu.
- Các chỉ tiêu tổng hợp về nguồn vốn, cơ cấu vốn, suất đầu tư…
- Các định mức về tiêu hao năng lượng, nguyên nhiên liệu theo định mức của
ngành, định mức kinh tế - xã hội hiện hành.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả của dự án đầu tư.
Việc phân tích và so sánh có thể tiến hành một cách trực tiếp, hoặc thơng qua
việc tính tốn lại các chỉ tiêu và các thông số kinh tế, kĩ thuật đã được chủ đầu tư đề
cập trong dự án. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là một phương pháp đơn
giản do nó đều có những chuẩn mực tính tốn sẵn, nhưng khơng vì thế mà coi nó là một
phương pháp dễ dàng. Bởi nó yêu cầu cán bộ thẩm định phải có kinh nghiệm đồng thời
trong q trình thẩm định cần phải tham khảo ý kiến của các phòng ban khác trong ngân

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang


Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

18

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

hàng và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác để có cái nhìn tồn diện, khách quan
và chính xác về dự án đầu tư. Đồng thời phải tránh khuynh hướng chủ quan, dẫn đến
cứng nhắc trong so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.
1.2.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Ngồi ra việc thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh cịn sử dụng phương pháp
thẩm định theo trình tự. Tức là việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự
biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
a. Thẩm định tổng quát.
Thẩm định tổng quát là việc xem xét, đánh giá một cách khái quát các nội
dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ, tính hợp lý, tính phù hợp của một dự án.
Thẩm định tổng quát có thể cho phép hình dung một cách khái qt dự án.
Đồng thời hiểu rõ về quy mô cũng như tầm quan trọng của dự án trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thoả mãn các
yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và khơng phục vụ gì cho chiến lược
phát triển kinh tế chung.
b. Thẩm định chi tiết.
Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết
từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của dự án trên các khía
cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật, kinh tế... Tuy nhiên vẫn phải phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.

Trong giai đoạn thẩm định chi tiết từng nội dung, cán bộ thẩm định cần phải
đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải bổ sung, sửa đổi hoặc cần phải bác
bỏ. Tuy nhiên mức độ chi tiết cho những nội dung cơ bản đó có thể khác nhau tuỳ
theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
Trong khi tiến hành thẩm định chi tiết, có thể sẽ phát hiện được các sai sót.
Nếu như kết luận rút ra từ nội dung cơ bản trước là điều kiện để tiếp tục phân tích,
đánh giá các nội dung cơ bản sau, thì có thể bác bỏ dự án mà không cần di vào thẩm
định các nội dung còn lại khi một số nội dung cơ bản của dự án không thể chấp nhận
được.
1.2.3.3. Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án

đầu tư.

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


Chuyên đề tốt nghiệp

19

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Phương pháp thẩm định này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về
hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Cơ sở thực hiện của phương pháp này là dự kiến
một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như giá bán
sản phẩm có thể giảm, có thể mức chi phí đầu tư, không đạt công suất thiết kế... Trên
cơ sở đó tiến hành khảo sát các tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả tài chính
dự án đầu tư.

Sau khi tiến hành thẩm định lại dự án này trong trường hợp có những biến
động, căn cứ vào mức độ sai lệch so với dự kiến, tuỳ vào điều kiện cụ thể của dự án để
có thể lựa chọn được dự án đầu tư. Nếu dự án vẫn đảm bảo có hiệu quả trong trường
hợp xảy ra những tình huống đó thì đó là dự án có tính vững chắc về hiệu quả tài
chính, có độ an tồn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem xét lại khả năng
phát sinh các tình huống bất trắc để có thể đưa ra các kiến nghị và biện pháp hữu hiệu
nhằm khắc phục hay hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính của dự án đầu tư...
Tuy nhiên cán bộ thẩm định của Chi nhánh rất ít sử dụng phương pháp này, đây
là một hạn chế lớn trong quá trình thẩm định của Chi nhánh.
1.2.4. Các nội dung thực hiện khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư và khách
hàng vay vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
Chi nhánh thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung vào phân tích đánh giá về hiệu
quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên Chi nhánh còn phải tiến hành
thẩm định các chỉ tiêu khác như: Hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung
cụ thể của từng dự án…Theo quy trình thẩm định chung của BIDV thì các nội dung
chính cần thẩm định là:
1.2.4.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn
Đây là phần quan trọng và bắt buộc trước khi tiến hành thẩm định dự án đầu
tư. Các loại hồ sơ chính phải kiểm tra, xem xét gồm:
* Giấy đề nghị vay vốn.
* Hồ sơ về khách hàng vay vốn.
- Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách
hàng.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp, bao gồm các giấy tờ:

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B



Chuyên đề tốt nghiệp

20

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị, người đại diện pháp nhân, kế
toán trưởng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép hành nghề với những ngành yêu cầu phải có giấy phép hành nghề.
Văn bản ủy quyền về thẩm quyền trong quan hệ vay vốn với ngân hàng của
doanh nghiệp.
Và các giấy tờ khác có liên quan.
+ Với khách hàng là cá nhân:
Chứng minh thư, hay hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác chứng minh nhân thân.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề đối với ngành
nghề cần giấy phép.
Và các giấy tờ có liên quan khác.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng
và người bảo lãnh (nếu có):
Các giấy tờ về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, về lãnh đạo công
ty, về lĩnh vực kinh doanh hoạt động của công ty, về cơ sở hoạt động của công ty…
Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của cơng ty như: Các bản báo cáo
tài chính của cơng ty (Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ), về hoạt động đầu tư của công ty.
* Hồ sơ về khoản vay, bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn

Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch của
cơng ty.
Biên bản kiểm tốn đối với doanh nghiệp có kiểm tốn.
Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp quản lý
tài chính.
Bảng kê các cơng nợ các loại tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước.
Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn.

SV: Nguyễn Như Quỳnh Trang

Lớp: Kinh tế đầu tư 47B


×