Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

LUẬN ÁN: Ảnh hưởng của internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 113 trang )






II








LUẬN ÁN:

Ảnh hưởng của internet với đời
sống văn hóa của nhân dân Thủ
đô Hà Nội















Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam
ngày càng được phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, sự phát triển đó gắn chặt với
sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, trong đó công nghệ thông tin đóng vai
trò then chốt. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại (PSTN), điện thoại di động
(GSM), mạng truyền số liệu (DATA), mạng internet không chỉ góp phần xây dựng
nền kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là hạ tầng kinh tế kỹ thuật
để góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu ảnh
hưởng của công nghệ thông tin đối với đời sống văn hóa là vô cùng quan trọng. Trong
đời sống văn hóa, thông tin đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển ở cả
hai lĩnh vực: Vật chất và tinh thần bởi tính ứng dụng của nó. Điều này càng được nhìn
nhận rõ hơn trong bối cảnh có sự phát triển kinh tế đối ngoại, xu thế quốc tế hóa kinh
tế và toàn cầu hóa.
Xét như vậy, muốn đánh giá sự phát triển văn hóa của một quốc gia hiện nay
thì không thể không nhìn nhận nó trong và dưới sự tác động của công nghệ thông tin
trong đó quan trọng hơn cả là thông tin trên internet bởi tính nhanh nhạy, tính toàn cầu
cùng với những ứng dụng tiện lợi và kho tàng tri thức kỳ diệu mà dịch vụ internet
mang đến cho người sử dụng.
1.2. Tại Việt Nam, việc phổ cập internet đến từng người dân đang là mục tiêu
của chính phủ. Năm 2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã quyết tâm lấy internet kích
cầu công nghệ thông tin. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã xây dựng
dự án "internet cộng đồng" nhằm đưa internet đến hơn 10.000 điểm Bưu điện - văn
hóa xã hoặc các cơ sở tương đương, hơn 600 Trung tâm văn hóa quận huyện, tỉnh, hơn




800 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và phổ thông, 130 bệnh viện lớn và trọng
điểm nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển để đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3. Như vậy, vấn đề đặt ra cho những người làm quản lý văn hóa là sẽ phải
xác định được vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trực
tiếp đối mặt với những ảnh hưởng của sự phát triển internet ở Việt Nam. Kinh tế nào
thì văn hóa ấy, song một khi kinh tế phát triển nhanh đi trước quá xa so với văn hóa thì
sẽ gặp phải những bất cập. Vậy sự nhận thức của người Việt Nam sử dụng internet như
thế nào, cần điều chỉnh, giáo dục hướng dẫn những gì khi internet - một sản phẩm văn
minh của nhân loại còn là một dịch vụ mới mẻ đối với người Việt Nam. Đây là những
vấn đề được Chính phủ và các nhà cung cấp đang quan tâm, đặc biệt với những nhà
văn hóa thì đây cũng là một thách thức trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của internet đối với đời sống văn hóa của
người Việt Nam sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn sự phát triển của văn
hóa nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
1.4. Theo con số thống kê chính thức của Bộ Bưu chính - Viễn thông thì 86%
số người truy cập internet hàng ngày ở Việt Nam tập trung ở hai thành phố lớn là Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Hà Nội là một trong hai địa bàn chính có số
người truy nhập internet cao hiện nay và là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của
cả nước nên người viết mạnh dạn chọn đề tài: "Internet với đời sống văn hóa của
nhân dân Thủ đô" làm luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Văn hóa học cho
mình.
Đề tài này tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của internet với đời sống văn
hóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tầng lớp học sinh,
sinh viên, các cán bộ nghiên cứu, những nhà quản lý. Ngoài ra, đề tài cũng phân tích



những hệ quả của sự phát triển mạng internet ở Việt Nam nhằm giúp cho người sử
dụng dịch vụ internet có cách đánh giá và tiếp thu nền văn hóa, văn minh của nhân loại

một cách có chọn lọc trước những thông tin mà dịch vụ này mang lại.
2. Tình hình nghiên cứu và sưu tầm
2.1. Về nghiên cứu
Dịch vụ internet là sản phẩm văn minh của thời đại, mới được chính thức sử
dụng ở Việt Nam từ năm 1997. Tuy vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác
giả, các nhà khoa học viết về lĩnh vực này, tuy nhiên đó chỉ là những công trình khoa
học đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật và học thuật, về cấu trúc mạng hay công nghệ công cụ
xây dựng, hướng dẫn cách truy cập, khai thác Đứng trên quan điểm xã hội học đã có
một vài công trình của các tác giả là giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh. Tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn sách "Chân dung công chúng truyền thông"
cũng đi sâu phân tích mối quan hệ đa chiều giữa truyền thông đại chúng và những
người tiếp nhận nhưng tác giả chưa đề cập gì đến internet - một loại truyền thông mới.
Viết về internet, tác giả Phạm Thị Thanh Tâm đưa ra cái nhìn thực tế hơn về những
khó khăn mà chúng ta thực sự phải đối đầu khi bước vào xa lộ thông tin với internet.
Đó chính là vấn đề mới mẻ đòi hỏi các nhà quản lý cần quan tâm giải quyết. Một số
khảo sát của sinh viên khoa Xã hội học - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền về "Mức
độ hài lòng về việc truy cập internet trong sinh viên" cũng cho thấy được nhu cầu của
lớp tri thức trẻ về internet. Năm 2001 một cuộc hội thảo quốc tế mang chủ đề "Trẻ em
trên mạng internet" (Kid - on line) được tổ chức tại Hà Nội, báo cáo dự hội nghị là
những nghiên cứu về tình hình sử dụng internet của trẻ em cùng những vấn đề có liên
quan ở các nước châu á. Tham dự hội thảo này, Việt Nam có hai báo cáo xã hội học,
đó là "Một nghiên cứu thử nghiệm về trẻ em và các trò chơi điện tử ở Việt Nam" (An
exploratory study of children and electronic games in Vietnam) của Nguyễn Quý
Thanh và Nguyễn Quý Nghi; "Nghiên cứu ảnh hưởng của internet đến trẻ em, trường



hợp Hà Nội" (Stealing access - a case study in Hanoi). Các nghiên cứu trên mới là
những nghiên cứu thực địa cho chúng ta thấy tình hình sử dụng internet rất hiếm hoi
của trẻ em lúc bấy giờ, khi mà internet chưa phổ biến và thực sự "bùng phát". Tháng 3

năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin và IDG World
expo đã tổ chức hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo
dục ở Việt Nam. Bên cạnh các chủ đề mang tính bao quát như: Đề án mạng giáo dục
Edunet, giải pháp học qua mạng thế hệ tiếp theo, đào tạo qua mạng, E-learning- đào
tạo trực tuyến hội thảo còn là nơi trao đổi những vấn đề cụ thể liên quan đến các
phòng ban, sở giáo dục và các giáo viên tuy nhiên, hội thảo chưa hề đề cập đến
những mặt trái của internet khi đưa vào giáo dục.
Trong cái nhìn tổng quan về nhu cầu giải trí của thanh niên Việt Nam hiện nay,
cuốn "Nhu cầu giải trí của thanh niên" xuất bản năm 2003 của tác giả Đinh Thị Vân
Chi đã phân tích khá tỷ mỷ và nêu ra một số ảnh hưởng của internet đối với thanh niên ở
một số thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến một số mặt tích cực
và mặt trái của internet. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo rất bổ ích cho người thực
hiện đề tài này.
1.2. Về sưu tầm
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu sau:
* Những văn bản, quyết định của chính phủ về việc chính thức kết nối internet
tại Việt Nam, bao gồm:
- Hướng dẫn kết nối, sử dụng internet tại Việt Nam.



- Quyết định số 136/TTg ngày 5 tháng 3 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng internet ở Việt Nam - Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách, biện pháp khuyến khích, đầu tư và phát
triển công nghệ phần mềm.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt kế hoạch phát triển internet
Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 về quản lý, cung cấp và sử dụng internet.
- Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet
tại Việt Nam.
* Những văn bản, quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về phát

triển internet ở Việt Nam. Các tạp chí của ngành Bưu chính - Viễn thông các số từ
năm 1996 đến tháng 8/2004.
* Tổng hợp "Tin nhanh" của Trung tâm Thông tin Bưu điện - Tổng công ty
Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (tài liệu lưu hành nội bộ phát hành hàng tuần vào
sáng thứ sáu).
* Tham khảo các tài liệu về internet, thương mại điện tử của Học viện Công
nghệ Bưu chính - Viễn thông.
* Tham khảo các phóng sự, bài viết về internet trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Trực tiếp khảo sát trên internet và những người sử dụng internet tại một số
cơ quan và các điểm dịch vụ công cộng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa và thực trạng sử
dụng internet, những ảnh hưởng của việc sử dụng internet tới đời sống văn hóa của
người dân Thủ đô. Đề tài đưa ra một số dự báo, xu hướng và giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả của việc sử dụng internet trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa, internet, những ứng dụng của
internet trong đời sống xã hội.
- Phân tích thực trạng của internet và vai trò và ảnh hưởng của internet trong
đời sống văn hóa của người dân Thủ đô Hà Nội.
- Dự báo xu hướng và những định hướng lớn về sự phát triển của internet ở Hà
Nội.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát huy những mặt tích
cực của công nghệ thông tin nói chung và dịch vụ internet nói riêng vào việc nâng cao
đời sống văn hóa của người dân Thủ đô Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sự hình thành và phát triển của mạng internet ở Việt Nam;



- Vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam;
- Thực trạng tình hình sử dụng internet ở Thủ đô Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa trong khai thác mạng internet ở Thủ đô Hà Nội. Đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu vào bốn nhóm xã hội chính, gồm học sinh sinh viên, cán bộ làm công tác
nghiên cứu và giảng dạy, cán bộ làm công tác quản lý và nhóm cán bộ, công nhân, viên
chức trong thời gian gần đây (từ 1998 đến nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Trên quan điểm duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nắm vững
các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng một nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển khoa học kỹ thuật mà trong đó
công nghệ thông tin là một ngành then chốt.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành; văn hóa học - xã hội học.
- Phương pháp xã hội học và điền dã để tìm hiểu, thống kê thực trạng truy cập
internet ở Hà Nội.
- Trực tiếp khai thác, khảo sát trực tuyến trên mạng nhằm so sánh, tổng hợp và
tìm hiểu các vấn đề đã được xác định trên cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập để thực
hiện mục tiêu đề tài đặt ra.
6. Đóng góp mới của luận văn



- Góp phần làm rõ vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt
Nam nói chung và nhân dân Thủ đô nói riêng.
- Phân tích tương đối có hệ thống những ảnh hưởng của sự phát triển mạng

internet đối với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội.
- Đưa ra một số dự báo, kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng internet trong đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Là tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, từ đó có thể đưa
ra những phương hướng để có thể khai thác triệt để những mặt tích cực, giảm thiểu
những tiêu cực do một số phần tử phản động lạm dụng mạng internet để tuyên truyền.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Internet - một nhân tố mới trong đời sống văn hóa hiện nay
Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng internet ở Hà Nội
Chương 3: Dự báo xu hướng và một số giải pháp nhằm góp phần phát huy
hiệu quả của việc sử dụng internet trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô.



Chương 1
internet - một nhân tố mới
trong đời sống văn hóa hiện nay
1.1. một số khái niệm then chốt
1.1.1. Văn hóa
Khái niệm "văn hóa" từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác định nội
hàm từ nhiều phương diện khác nhau. Xét một cách tổng quát, văn hóa thể hiện bản
chất năng lực của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với chính
bản thân mình, văn hóa gắn liền với hoạt động sống của cá nhân và của cộng đồng.
Văn hóa là dấu hiệu phân biệt đặc trưng và trình độ của loài người, như vậy, văn hóa
phản ánh các mặt trong hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Từ sinh hoạt, ăn, mặc, ở,
đi lại đến các hoạt động chính trị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, lối sống, phong tục,
tập quán, tín ngưỡng ở đâu có hoạt động sống của con người là ở đó có sự can thiệp
và định hướng của nhân tố văn hóa.

Theo W. Ostawald thì: Chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động
vật là "văn hóa" [6].
Theo Abrraham Moles, một nhà văn hóa học Pháp thì: Văn hóa là chiều cạnh
trí tuệ của môi trường nhân đạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống
xã hội của mình [6].



Giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng: Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với
thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình. Nói khác đi,
văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người trong mối quan hệ tương tác với tự
nhiên và xã hội diễn ra trong không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất định [6].
Năm 1988, khi phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Tổng Giám đốc
UNESCO - Federico Mayro, đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: Văn hóa là tổng thể
sống động của các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt
động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [8].
Khái niệm "văn hóa" được đề cập đến trong luận văn này mang một ngoại
diên rất rộng, nghĩa là bất cứ cái gì do con người làm ra đều hàm chứa thuộc tính văn
hóa, nó gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm
phục vụ cho sự tiến bộ của con người mà sản phẩm sáng tạo cụ thể đó chính là internet
- sản phẩm của thời đại văn minh công nghiệp, của công nghệ thông tin. Bản chất đặc
trưng của văn hóa chính là sự sáng tạo vươn tới giá trị nhân văn, khẳng định chất l-
ượng của đời sống, trong đó là chất lượng sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Internet được nghiên cứu trong luận văn này với ý nghĩa vừa là một sản phẩm văn
minh công nghiệp, vừa là một giá trị văn hóa đánh dấu sự sáng tạo của nhân loại.
1.1.2. Đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần được tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực của con người
[10]. Khái niệm đời sống văn hóa là một khái niệm rộng để chỉ toàn bộ các thành tựu

có ý nghĩa văn hóa do con người sáng tạo ra cùng các phương thức, cách thức mà con
người sử dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Đời sống văn hóa của cá nhân và cộng
đồng gắn liền với sự sống của họ thể hiện trong các hoạt động như: ăn, ở, đi lại, sản



xuất, giao tiếp xã hội, thể hiện các giá trị chuẩn mực định hướng trong lối sống, phong
tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, trong các hoạt động giáo dục, khoa học, nghệ thuật,
trong tổ chức, quản lý đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội, trong các hoạt
động văn hóa dân gian như: tang ma cưới hỏi, trong lễ hội và trong các quan hệ ứng xử
khác. Như vậy, nói đến đời sống văn hóa tức là nói đến tất cả các nhân tố của đời sống
sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
1.1.3. Internet
Các phương tiện truyền thông cá nhân và đại chúng ra đời rất sớm trong lịch
sử loài người, trước cả ngôn ngữ và chữ viết. Khi mà động tác, cử chỉ là những
phương tiện ít ỏi để con người có thể hiểu và giao tiếp với nhau. Từ thế kỷ XX trở lại
đây, các phương tiện truyền thông mới bùng phát cả về nội dung và hình thức nhờ sự hỗ
trợ của khoa học, kỹ thuật. Chính truyền thông là một trong những lĩnh vực thừa
hưởng nhiều thành quả nhất của cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư và cuộc cách
mạng công nghệ lần thứ năm. Những thành tựu của hai cuộc cách mạng trên đã đưa
truyền thông vượt mọi rào cản về khoảng cách địa lý, không gian và thời gian, đó là sự
ra đời của phát thanh, truyền hình, cùng với điện thoại vô tuyến
Tóm lại, truyền thông là toàn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như:
sách báo, truyền hình, phát thanh Truyền thông phân làm ba loại chính: Truyền
thông đại chúng, truyền thông nhóm và truyền thông cá nhân với những nội dung và
hình thức khác nhau.
Truyền thông đại chúng là cách thức truyền đạt thông tin thông qua các
phương tiện kỹ thuật (đài, báo, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, phim ảnh, băng đĩa,
mạng ) đến đám đông công chúng nhằm mục đích củng cố hoặc thay đổi nhận thức,
quan điểm, hành vi của họ đối với các vấn đề khác nhau trong xã hội. Với cách định

nghĩa như thế về truyền thông thì ngày nay ta có thể coi internet như một phương tiện



truyền thông đại chúng mới, với tất cả các thuộc tính của truyền thông đại chúng như:
Tính chất đại chúng, tính gián tiếp, tính tập thể và vô nhân xưng. Tuy nhiên, do khả
năng kỹ thuật ưu trội mà internet cũng có thể được coi như phương tiện truyền thông
nhóm trong các dịch vụ tin tức nhóm (new group); giáo dục điện tử (E- learning) hay
thậm chí nó cũng vừa là phương tiện truyền thông cá nhân trong trường hợp: email,
chat, điện thoại internet
Chúng ta có thể hình dung internet là một môi trường truyền thông mới với ý
nghĩa là sự kết nối của các máy tính đầu cuối, bao gồm cả máy tính cá nhân, của hộ
gia đình, của các cơ quan, tổ chức Tạo điều kiện cho tất cả các loại hình truyền
thông khác hoạt động được [21]. Các tờ báo, đài truyền hình, các hãng thông tấn, cơ
quan báo chí, các cơ quan giáo dục cũng như các tổ chức và cá nhân đều có cơ hội
ngang bằng là thiết lập website riêng để cung cấp thông tin đến đông đảo công chúng
(công chúng ở đây là tất cả những người sử dụng internet). Ngược lại, người sử dụng
internet cũng có thể khai thác các tiện ích của internet cho mỗi loại mục đích của
mình.
Một cách tổng quát, internet là một mạng diện rộng (WAN) là tập hợp hàng
ngàn các mạng máy tính trải khắp thế giới thông qua hệ thống viễn thông. Sự phát
triển nhanh chóng của internet đã khiến cho nó còn có thêm một khái niệm là "siêu lộ
thông tin" (Information Super Highway). Ngoài ra, nó còn là nguồn tài nguyên vô giá
cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các quan chức chính phủ và các thủ thư ,
internet đã trở thành một công cụ thiết yếu cho mọi cá nhân đang sử dụng thư điện tử,
đang nghiên cứu và thực tế là mọi hoạt động liên quan đến việc thu thập thông tin.
Sau đây là định nghĩa về internet được nhiều nhà khoa học và cá nhân sử dụng
phổ biến hiện nay:
Internet là hệ thống thông tin toàn cầu mà:




- Được nối với nhau hợp lý bằng một không gian địa chỉ độc đáo dựa trên
giao thức mạng (IP).
- Có thể tạo điều kiện cho các máy tính giao tiếp với nhau thông qua bộ giao
thức (TCP/IP).
- Công khai hoặc bí mật cung cấp, cho phép sử dụng, cho phép truy cập các
dịch vụ cao cấp được xếp trên các mục giao tiếp và cơ sở liên quan.
- Không thể có được sơ đồ cụ thể của mạng internet vì các máy tính và các
mạng máy tính liên tục đăng ký thêm vào mạng internet cũng như các thông tin trên
mạng liên tục thay đổi, cập nhật.
- Internet mang đến cho bạn hạ tầng kỹ thuật để giao dịch trên mạng (on line).
- Internet là cấu trúc kỹ thuật giúp cho mọi người trên thế giới thu lợi khi thâm
nhập vào liên mạng toàn cầu [16].
Internet (được viết hoa chữ cái đầu tiên) ám chỉ tới tập hợp các mạng và các
cổng nối (gateway) trên toàn cầu, sử dụng bộ giao thức TCP/IP, đây chính là nghĩa được
nhiều người biết tới nhất. Tuy nhiên, khi gặp từ internet (không viết hoa chữ cái đầu)
ta phải hiểu rằng đây là chữ viết tắt của từ internetwork, có nghĩa là liên mạng, một tập
hợp các mạng máy tính bất kỳ, có thể khác nhau và được nối với nhau thông qua các
cổng nối. "Trên thế giới chỉ có duy nhất một Internet nhưng có rất nhiều internet. Sự
nhầm lẫn trong cách sử dụng thuật ngữ này có thể bắt gặp trên một số báo chí của nư-
ớc ta, thậm chí cả trên một tạp chí chuyên ngành có uy tín" [18].
1.2. Sự hình thành và phát triển của internet



Lịch sử hình thành và phát triển của Internet có thể xem như bắt đầu từ năm
1969 với dự án mạng ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ với mục đích hoàn toàn
mang tính quân sự nhằm tạo khả năng truyền số liệu, thông tin một cách an toàn, bí
mật giữa các mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trải qua một giai đoạn nghiên

cứu và phát triển khá lâu dài, đến tháng 1/1983, giao thức TCP/IP đã chính thức được
chấp nhận trên cơ sở mạng diện rộng ARPANET. Điều này mở ra khả năng ứng dụng to
lớn cho mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, sau đó, vốn tính thực dụng, mô hình
ARPANET nhanh chóng được người Mỹ nhân rộng ra các lĩnh vực khác với quy mô
ngày càng lớn. Và khi có sự liên kết các mạng máy tính thuộc lĩnh vực khác, các khu vực
và các quốc gia khác nhau thì mạng xuất hiện các trình duyệt của dịch vụ tra cứu thông
tin siêu văn bản (WWW- World Wide Web).
Hình 1.1: Quá trình phát triển của Internet







Tốc độ phát triển của internet:
- 1977: 111 máy chủ
- 1981: 213 máy chủ
- 1983: 562 máy chủ
- 1984:1.000 máy chủ
- 1986: 5.000 máy chủ
- 1987: 10.000 máy chủ
- 1989: 100.000 máy chủ
- 1992: 1.000.000 máy chủ
- 2001: 150-175 triệu máy chủ
- 2002 trên 200 triệu máy chủ
- Tới 2010: khoảng 80% hành tinh được kết nối Internet
Thương
mại
điện tử

E - Com
1995

Trình duyệt
Web
1993

WWW
1989
Tên gọi
Internet
TCP/IP
1984

TCP/IP
1972

ARPANET

1969







.
Ngoài ra, còn phải kể đến mạng:
Intranet: Là mạng riêng sử dụng công nghệ của internet như là phần cơ sở.

Thực chất internet và intranet không khác nhau, do mục đích sử dụng của intranet
nhằm vào các cơ quan, doanh nghiệp, phục vụ các hoạt động tác nghiệp. Do đó, mạng
intranet phải luôn chính xác, tin cậy, hiệu quả, thông suốt. Đặc biệt phải đảm bảo an
ninh, an toàn trong mọi tình huống. Mạng này cho phép nhiều người cộng tác làm các
dự án, chia sẻ thông tin, tổ chức hội thảo và thiết lập các thủ tục an toàn trong tổ chức
sản xuất. Mục đích của mạng này là làm cho những người lao động của công ty gắn
kết với mọi tin tức của công ty đó, nhằm tăng năng suất qua luồng thông tin hiệu quả
được phổ biến trên intranet.
Extranet: Mạng chia sẻ mở rộng, mạng này công ty chỉ cho phép một nhóm
người được lựa chọn để truy nhập.
Thực chất internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai. Nó không có ban
giám đốc, cũng không có ban quản trị, người dùng có thể tham gia hoặc không tham
gia vào internet, đó là quyền của mỗi thành viên. Mỗi mạng thành phần sẽ có một
Số liệu Telcordia - Nestizer.com (1/2001)
Hơn 115 triệu máy chủ, hơn 407 triệu người sử dụng (số liệu tháng
11/2000).
31 triệu tên miền.
Theo dữ liệu đo bằng Byte (1994) người ta truy nhập Internet cho mục đích:
32% cho truyền file, 13% khám phá, tìm hiểu thông tin, 11% đọc tin, 10% dữ liệu
overhead, 6% email, 5% điều khiển từ xa.



giám đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hay một hãng điều hành, nhưng không
có một tổ chức nào chịu trách nhiệm toàn bộ về internet.
Hiệp hội internet (Internet Socity - ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục
đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ internet. Hiệp hội bầu ra
Internet Architecture Board - IAB, ban này có trách nhiệm đưa ra hướng dẫn về kỹ
thuật cũng như phương hướng để phát triển internet.
Mọi người trên internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua ủy ban kỹ

thuật internet (Internet Engineering Task Force IETF). IETF cũng là một chức tự
nguyện, có mục đích thảo luận về các kỹ thuật và sự hoạt động của internet. Nếu một
vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để nghiên cứu vấn đề này. Nhóm
đặc trách nghiên cứu phát triển công nghệ Internet (IRTF- Internet Reasearch Task
Force).
Trung tâm thông tin mạng (Networrk Infomation Center - NIC) gồm có nhiều
trung tâm khu vực như APNIC - khu vực châu á - Thái Bình Dương. NIC chịu trách
nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính vào internet.
Không cần nhìn đâu xa, chỉ tính riêng châu á cũng có thể thấy rõ những ứng
dụng của internet đã làm thay đổi cuộc sống ở châu á như thế nào. Theo số liệu do
Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer mới đây cho thấy tỷ lệ sử dụng internet ở
châu á - Thái Bình Dương đang tăng với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là ở Trung Quốc,
kèm theo đó là những tác động rộng lớn về mặt thương mại và văn hóa đối với cuộc
sống của người dân khu vực. Nghiên cứu này có tên là "Asia Pacific - online" dựa trên
các dự báo của các cơ quan thống kê quốc gia và quốc tế cùng hàng chục công ty nghiên
cứu khác, như Morgan Stanley, Garner, Poin Topic, IDC, Yankee Group



Theo eMarketer cho biết thì trong năm 2003 số người sử dụng internet ở
Trung Quốc đã tăng gấp đôi đến 114 triệu người, trong hai năm tới dự kiến sẽ có 250
triệu người Trung Quốc truy cập internet. Tại Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2003 đã có
gần 59% dân số lên mạng. Tại ấn Độ, mỗi tháng lại có thêm 120.000 khách thuê bao
internet mới, đưa tổng số người tham gia mạng toàn cầu của nước này vượt con số 3
triệu vào tháng 6/2003. Về mật độ sử dụng internet nhanh chóng đuổi kịp và vượt phần
còn lại của thế giới. Trong tháng 1/2003 Mỹ đã bị gạt khỏi danh sách 10 nước có mật
độ dân sử dụng internet cao nhất thế giới. Trong khi đó Hàn Quốc đã nhảy lên chiếm
vị trí thứ tư, Hồng Kông đứng thứ bảy và Đài Loan đứng thứ chín. Điều đặc biệt gây
ấn tượng là tốc độ gia tăng sử dụng băng tần rộng để truy cập internet ở các nước châu
á - Thái Bình Dương. Tính đến cuối tháng 11/2003 số người sử dụng băng tần rộng

trong khu vực đã tăng 25% lên 18 triệu thuê bao, đặc biệt tại Hàn Quốc tỷ lệ sử dụng
băng tần rộng đã lên tới 94%.
Chính sự phổ biến của internet ở châu á - Thái Bình Dương đang tạo ra những
tác động sâu sắc đến kết cấu và nội dung các trang Web. Internet phát triển góp phần
thúc đẩy doanh thu của các Công ty chế tạo phần cứng máy tính. Đã có tới 5,1 triệu
máy tính được bán ra trong khu vực trong năm 2002, tăng 100% so với năm 2001.
Hoạt động thương mại trực tuyến cũng đang gia tăng nhanh chóng trong đó có rất
nhiều nước có tốc độ tăng vượt mức trung bình của thế giới. Ước tính sẽ có sự bùng nổ
internet để đặt vé máy bay, phòng khách, khách sạn hoặc ô tô. Giải trí trên mạng cũng là
một lĩnh vực có tiềm năng to lớn, ngày càng có nhiều người mua vé xem phim, ca
nhạc qua mạng. Riêng ở Hàn Quốc chỉ trong những năm đầu khi internet mới phát
triển, 98% thông tin được giao dịch qua mạng internet.
Ước tính đến năm 2005 sẽ có 33 triệu người dân Hàn Quốc sử dụng dịch vụ
internet, chiếm 2/3 dân số.



Trước sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên mọi lĩnh vực và mang tính toàn
cầu như vậy, internet vừa là cơ may, vừa là thách thức với các quốc gia. Đảng và Nhà
nước Việt Nam chủ trương phát triển và mở rộng việc cung cấp và sử dụng dịch vụ
internet nhưng phải đi đôi và tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ.
Để phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước và nhu cầu của xã hội, từ những
năm 1993 ngành Bưu điện đã xây dựng mạng truyền số liệu chuyển mạch gói gọi là
VIETPAC. Tuy phủ rộng 64 tỉnh thành trong cả nước nhưng việc xây dựng mạng
VIETPAC không đáp ứng được mọi nhu cầu liên quan đến việc truyền số liệu.
Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự ra đời của nhiều loại hình
dịch vụ trên mạng, trong đó có sự phát triển nhanh chóng của internet cùng với các
dịch trên mạng này. Ngày 5 tháng 3 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định
số 21/CP ban hành quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng internet Việt
Nam và ký quyết định số 136/TTg thành lập Ban điều phối quốc gia mạng internet ở

Việt Nam.
Ban điều phối quốc gia mạng internet, Tổng cục Bưu điện cùng các cơ quan
nhà nước có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quản lý các hoạt động cung cấp và
sử dụng internet, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Việt Nam chính thức tham gia
mạng Internet toàn cầu. Ngày 14/11/1997 Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra
Quyết định số 679/1997/QĐ-TCBĐ ban hành thể lệ dịch vụ internet nhằm quy định
việc quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động kết nối, truy nhập, cung cấp và sử dụng
dịch vụ internet.
Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam đã chính thức khai trương dịch vụ
internet; người dân Việt Nam có thể nhận, gửi và sử dụng thông tin trên internet. Để
đáp ứng nhu cầu bức xúc về internet VNPT đã xây dựng một mạng trục trong toàn
quốc với tên gọi là VietnamNet (VNN) và kết nối với mạng internet nhằm kết nối



những mạng đơn lẻ của các cơ quan khác nhau và cung cấp dịch vụ internet một cách
hiệu quả. Internet Việt Nam hoạt động với bốn nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP)
chính thức do Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép là: VNN, Công ty FPT, mạng
NetNam của Viện Công nghệ Thông tin và Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn
thông Sài Gòn (Saigon Postel). Trên internet Việt Nam thời điểm đó còn có các nhà
cung cấp thông tin (ICP), đó là mạng CINET của Bộ Văn hóa Thông tin, mạng
Phương Nam của Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam, Công ty Pacrim, FPT, VNN,
Thông tấn xã Việt Nam, Tổng cục Du lịch, báo Nhân Dân và Trung tâm thông tin Bưu
điện trực thuộc VNPT
Với vai trò tổ chức và quản lý toàn bộ mạng trục internet quốc gia, Công ty
điện toán và truyền số liệu (VDC) thuộc VNPT có nhiệm vụ cung cấp khả năng truy
cập vào các mạng riêng, các ISP khác, đồng thời VNN cũng là nhà cung cấp dịch vụ
internet đến người dùng.
Từ năm 1998 internet Việt Nam đã bước đầu phát triển kết nối trong nước và
ra quốc tế như Mỹ, Hồng Kông, úc

Ngày 23 tháng 8 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2001/NĐ-
CP về quản lý, cung cấp và sử dụng internet, có thể đánh giá đây là một sự kiện đánh
dấu bước ngoặt về phát triển internet ở Việt Nam. Cụ thể là nghị định này đã điều chỉnh
việc quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam gồm 11 điều quy định
chung. Nghị định có 16 điều quy định về thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng
internet. Trong chương ba và bốn của nghị định, mọi điều khoản về quản lý, khiếu nại,
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đều được cụ thể hóa trong các điều (xem phụ lục 3).
Sau hai năm ban hành nghị định (23/8/2001-23/8/2003), thị trường internet
Việt Nam đã trở nên sôi động với nhiều nhà cung cấp và nhiều loại hình dịch vụ
internet. Đến tháng 9 năm 2003 đã có 13 ISP được phép cung cấp dịch vụ, 5 IXP



(cổng kết nối quốc tế) và 10 OSP (nhà cung cấp các dịch vụ ứng dụng trên internet).
Chính Nghị định 55 đã cho phép nhiều thành phần doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
trong lĩnh vực internet, điều này đã tạo động lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp
phải năng động hơn trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường. Nghị định 55 ra đời
cũng khởi nguồn cho một thời kỳ xã hội hóa internet một cách sâu rộng, thu hút được
nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát huy vào nội lực sẵn có tham gia vào thị trường
internet với hàng ngàn đại lý internet. Điều này không chỉ góp phần làm tăng lượng
người sử dụng internet 1,5 triệu người so với con số 300.000 người năm 2000, mà còn
giúp một số lượng người có thêm công ăn việc làm, thêm thu nhập. Cũng từ đó, người
dân có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến thông qua internet. Đặc biệt nghị
định 55 còn là tiền đề thúc đẩy việc ứng dụng internet trong môi trường làm việc của
hệ thống các cơ quan chính phủ, các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Một số các chính sách quản lý nhà nước cũng đã được phổ biến qua internet. Đó cũng
là bước đệm để triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) hàng năm đều đưa ra đánh giá, xếp hạng
cho nền CNTT của 196 nước. Đánh giá dựa trên các thông số: Số lượng và mật độ
điện thoại, số điện thoại di động, số máy tính và số người dùng internet. Điều đáng

mừng là lần đầu tiên Việt Nam đã được đưa vào danh sách 53 nước, được xếp hạng
sau ấn Độ, Trung Quốc và Inđônêsia. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia CNTT,
thời gian qua CNTT nước ta phát triển khá nhanh nhưng chưa có chiến lược cụ thể,
chính vì vậy, trong năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT) đã dốc sức để hình
thành một phác thảo chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 và trình Chính phủ trong quý 1/2004. Đối với dịch vụ
viễn thông internet, Việt Nam sẽ phát triển nhanh, đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông
và internet trên cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin quốc gia tiên tiến. Tại Việt Nam,
theo dự báo công nghệ thông tin của các chuyên gia CNTT nhận định: Năm 2004 sẽ là
năm bứt phá của ngành này nhằm tiến kịp các nước phát triển, số lượng doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức sử dụng internet, xây dựng web side để trao đổi thông tin và ứng
dụng các phần mềm ngày càng tăng.



81054
1037510
1666160
1952460
2109700
4415851
09-11-00 01-01-01 01-07-02 25/12/02 05-09-03 30/4/04
Thêi ®iÓm
Sè ngêi sö dông internet

Biểu đồ 1.1: Số người sử dụng internet ở Việt Nam
Nguồn: Số liệu thống kê từ Trung tâm internet Việt Nam tháng 4/2004.
1.3. Những ứng dụng cơ bản của internet
Từ khi internet xuất hiện với tư cách là một phương tiện truyền thông thì nó đã
tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, hệ thống truyền thông này đã và đang làm thay đổi

toàn diện và sâu sắc cách thức mà con người thực hiện trong giao tiếp, giải trí, làm
việc, học tập, nghiên cứu khoa học hay xử lý thông tin Có thể nói, tiện ích của
internet còn lớn hơn cả điện thoại, báo viết và báo hình.
Sở dĩ internet đạt được những tiện ích lớn lao như chúng ta biết là do tập hợp
hơn 100 giao thức được sử dụng để kết nối các máy tính vào mạng trong đó hai giao
thức chính là giao thức điều khiển truyền dẫn (Transmission control protocol) và giao
thức Internet IP (Internet Protocol). Sự bùng nổ trong sử dụng internet giữa hàng triệu
người trên thế giới có lẽ là nhờ một phần của cái gọi là dịch vụ tra cứu siêu văn bản, dịch
vụ thông tin đa phương tiện toàn cầu (WWW) hoặc chỉ đơn giản là WEB, đồ họa âm



thanh trên một loạt các văn kiện hiển thị bằng máy tính gọi là các trang web (Web
pages), gắn liền với các trang web là các tài liệu siêu văn bản hoặc siêu phương tiện
(hypertex or hypermedia). Việc thám hiểm World Wide Web phải sử dụng một
chương trình gọi là slient (máy khách) phần mềm slient cung cấp giao thức truyền
thông để phối ghép với các máy tính chủ trên mạng, nó được cài đặt trong máy tính
dùng để truy nhập. Máy chủ (server) cung cấp các tài liệu mà máy khách yêu cầu, các
máy chủ được kết nối với các máy khách và máy chủ khác trên mạng cho nên mối
quan hệ slient/ server tồn tại giữa người dùng, máy khách và kết nối tới Web (tức máy
chủ). Server internet mà khách hàng kết nối được tới gọi là ISP (nhà cung cấp dịch vụ
internet). Các ISP cung cấp truy nhập cho người dùng tới internet và web theo cước
phí hàng tháng hoặc hàng giờ. Một số các hệ thống bảng tin BBS (Bulleti Board
System) lớn hơn, thường được gọi là các dịch vụ thương mại trực tuyến cũng cung cấp
internet đầy đủ qua kết nối modem của khách hàng.
Các ứng dụng khách hàng/ máy chủ trên Internet
 Thư điện tử (E-mail)
 Truyền tệp (file transfer)
 Chat (đàm thoại)
 Dịch vụ nhóm tin (Use Net Newsgroup)

 Web (World Wide Web)
Tiện ích trên mạng toàn cầu này là rất lớn:



"INTERNET mang đến cho bạn hạ tầng kỹ thuật để giao dịch trên mạng (on
line). INTERNET là cấu trúc kỹ thuật giúp cho mọi người trên thế giới thu lợi khi thâm
nhập vào liên mạng toàn cầu" [16].
Người dùng trên khắp thế giới đều có thể truy nhập mạng này. Với giao thức
liên lạc chuẩn, nó cho phép truy cập đối với bất kỳ một loại máy tính nào, hệ điều hành
gì, kích cỡ máy ra sao, người dùng mạng này có thể trao đổi thư điện tử với một người
khác ở bất cứ đâu trên thế giới, và thư sẽ được chuyển đi ngay lập tức. Nó trợ giúp
truyền thông thời gian trực tuyến (real- time multimedia) cho phép mọi thành viên truy
cập có thể thực hiện hoạt động giao tiếp, kinh doanh hay học tập, quản lý một cách
trực tiếp và tức thời. Rõ ràng là các hoạt động trên internet rất phong phú và đa dạng,
nó đã tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng có trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh
vực trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội.
Một cách tổng quát: Với đặc thù là một mạng diện rộng (WAN) tập hợp hàng
ngàn các mạng máy tính trải khắp thế giới thông qua hệ thống viễn thông. Sự phát
triển nhanh chóng của internet đã khiến cho nó còn có thêm một khái niệm là "siêu lộ
thông tin", ngoài ra nó còn là nguồn tài nguyên vô giá cho các nhà nghiên cứu, các nhà
giáo dục, các quan chức chính phủ và các thủ thư internet đã trở thành một công cụ
thiết yếu cho mọi cá thể đang sử dụng thư điện tử, đang nghiên cứu là mọi việc liên
quan đến đến hoạt động thông tin.
Internet thâm nhập sâu vào tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, nó cho phép
truy nhập và khai thác các cơ sở dữ liệu thuộc nhiều lĩnh vực xã hội, các ngành nghề
khác nhau như: các thông tin về khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, kết quả nghiên
cứu khoa học, thông tin thương mại, thị trường giá cả, dự báo thời tiết Tùy theo
ngành nghề khác nhau sẽ tìm thấy những lợi ích khác nhau từ việc sử dụng internet.




Sau gần bảy năm triển khai dịch vụ internet ở Việt Nam, đến nay theo tin từ
Trung tâm Thông tin Bưu điện - VNPT có hơn 1.122.000 thuê bao internet đã quy đổi
của 7/15 nhà cung cấp dịch vụ đã bắt đầu có thị phần là VNPT, NetNam, Vietel, SPT,
Ha Noi Telecom, OCI và như vậy với con số ước tính khoảng gần 4,5 triệu người
thường xuyên sử dụng internet, vượt mức thời điểm tháng 6 năm 2003 (cùng kỳ năm
trước) hơn 2,3 lần đồng thời cũng cao hơn mức thời điểm tháng 6/2003 của khu vực
4,82% và rút ngắn được khoảng cách với thế giới 9,37%. Nếu như thời gian đầu ở
Đông Nam á nhiều người quan niệm chỉ có giới trí thức hay doanh thương mới có nhu
cầu và khả năng sử dụng dịch vụ này, thì giờ đây, cùng với sự tăng cường đầu tư mở
rộng mạng lưới, nâng cao khả năng phục vụ cho người dùng internet của VNPT thông
qua những chính sách và nhất là ảnh hưởng tích cực của Nghị định 55 của Chính phủ,
các doanh nghiệp, tổ chức đã biết khai thác lợi thế của internet. Do vậy mà có thêm
nguồn thông tin, tăng cường thương mại, mở mang đối tác, giao lưu văn hóa, xóa mờ
khoảng cách địa lý. internet đã có những ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến đời sống xã
hội của Việt Nam nói chung và đặc biệt là nhân dân Thủ đô.
Có thể thấy rất rõ là cùng với sự hỗ trợ của internet, tại Hà Nội, nhiều đề tài
nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống đã thành công và
thiết thực hơn. Nhiều sinh viên học sinh ham học hỏi đã thu lượm được nhiều kiến
thức bổ ích, tìm kiếm học bổng
Đến nay đã có 100% các trường phổ thông trung học, cao đẳng, đại học và
nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở lắp đặt, sử dụng và đưa chương trình internet
vào giảng dạy. Cùng với hàng chục ngàn các đại lý và các điểm phục vụ internet trên
cả nước, kể cả nơi hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực tế sử dụng internet thời
gian qua cho thấy, internet ở Việt Nam còn có thể phát triển nhanh và mạnh hơn nữa,
ảnh hưởng trực tiếp và đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế - văn hóa - chính trị của
Việt Nam.

×