LUẬN VĂN:
Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo
Tin lành ở một số vùng đồng bào Hmông tỉnh
Sơn La - Thực trạng và giải pháp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo vừa là một hiện tượng xã hội phức tạp, vừa là nhu cầu tinh thần của bộ
phận không nhỏ quần chúng nhân dân; Lịch sử tồn tại và phát triển của các Tôn giáo
cho thấy: Các Tôn giáo luôn bị các giai cấp, các thế lực chính trị lợi dụng vì những mục
đích khác nhau và gây nên không ít các cuộc chiến thảm khốc.
Ngày nay, trên phạm vi quốc gia và quốc tế vấn đề dân tộc và tôn giáo thường
đan quyện vào nhau và được xem là những mồi lửa châm sẵn, tiềm ẩn các nguy cơ.
Riêng vấn đề tôn giáo những năm qua có nhiều biến đổi khó lường và được các thế lực
tư bản đế quốc đẩy lên thành những vấn đề quan trọng không thể thiếu trong chiến lược
“Diễn biến hoà bình” chống CNXH.
ở nước ta thời gian qua tôn giáo đang có chiều hướng phát triển mạnh, gia tăng
cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Các “điểm nóng” tôn giáo xuất hiện ở một
số địa bàn, sự bung ra của các Hội đoàn Công giáo và tình trạng khiếu kiện đòi lại các
cơ sở thờ tự đã cung hiến ở nhiều địa phương trong cả nước đang gây ra những xáo trộn
cả về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Tin lành là một trong 6 tôn giáo lớn ở nước ta. Đặc biệt sự phát triển không bình
thường của tôn giáo này trong những năm gần đây đã gây ra những hậu quả tiêu cực trên
nhiều mặt của đời sống xã hội. Tin lành ở nước ta phát triển rất nhanh trên một diện
rộng trong cả nước nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh biên giới phía Bắc. Tin
lành đã thực sự len lỏi sâu vào tận các bản làng xa xôi hẻo lánh của đồng bào Hmông.
Vì vậy mà vấn đề Tin lành đã và đang là một vấn đề nổi cộm gây ra những lúng túng cả
trong nhận thức và phương pháp giải quyết của các cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể ở
đây.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về đạo Tin lành như:
ở nước ngoài các công trình đáng chú ý là “Về vai trò của đạo Tin lành” của Max
Weber, “Hội thánh Tin lành miền Nam” của Ixơraca-Richared Woff (Sài Gòn 1959),
“Các hệ phái Tin lành ở Mỹ” của Bensons Y Lendis (New York 1986). ở trong nước,
ngoài các Hội nghị chuyên đề về Tin lành của Viện nghiên cứu tôn giáo, các ban chuyên
trách về công tác tôn giáo của Trung ương và địa phương, có các công trình nghiên cứu
sau: Đề tài cấp Bộ “Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng
dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh” (Chủ
nhiệm TS. Nông Văn Lưu - 1995); Đề tài cấp Bộ: “Sự phát triển của đạo Tin lành trong
vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Chủ
nhiệm TS. Nguyễn Đức Lữ - 2000); Chuyên đề: “Đạo Tin lành ở Việt Nam - Thực trạng
và xu hướng phát triển” (của Nguyễn Thanh Xuân - Vụ trưởng Vụ Tin lành - Ban Tôn
giáo chính phủ); Đề tài cấp Bộ “Về tình hình phát triển đạo Tin lành ở miền núi phía
Bắc - Trường Sơn - Tây Nguyên” (Chủ nhiệm GS. Đặng Nghiêm Vạn - Viện Nghiên
cứu Tôn giáo - 2000); Luận án thạc sĩ “Thực trạng đạo Tin lành tại thành phố Hồ Chí
Minh và những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh” (Nguyễn Thế Hạnh - 2000)
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên bàn đến vấn đề Tin lành trên
những giác độ chung và rộng, còn ở phạm vi hẹp hơn thì chưa đề cập được nhiều. Vì
vậy chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở
một số vùng đồng bào Hmông tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu
và lý giải vấn đề Tin lành ở một địa bàn vùng núi cụ thể (tỉnh Sơn La) với một đối tượng
cụ thể (đồng bào Hmông) để có thể đưa ra được những căn cứ khoa học thực tiễn góp
phần giải quyết tốt vấn đề Tin lành ở đây.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng làm rõ nguyên nhân của sự xâm nhập, ảnh
hưởng và xu hướng của đạo Tin lành trong đồng bào Hmông Sơn La; đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị góp phần giải quyết tốt vấn đề Tin lành ở Sơn La hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích và trình bày thực trạng đạo Tin lành trong người Hmông - Sơn La, chỉ
ra nguyên nhân của sự xâm nhập, dự báo xu hướng của đạo Tin lành ở đây trong những
năm tới.
- Làm rõ ảnh hưởng của Tin lành đến các mặt của đời sống xã hội của Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết tốt vấn đề Tin lành ở địa
bàn Sơn La.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu sự xâm nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành ở một số vùng
đồng bào Hmông Sơn La. Thời gian từ 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật Mác-xít, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Kế
thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các tác giả đã đề cập tới vấn đề này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp trong quá trình nghiên cứu như:
Kết hợp lôgíc với lịch sử, phân tích và tổng hợp; đồng thời coi trọng phương pháp điều
tra khảo sát, thống kê, phỏng vấn, thực tế tại cơ sở
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần tìm hiểu rõ hơn thực trạng, nguyên nhân của sự xâm nhập và phát
triển đạo Tin lành, có cách nhìn đầy đủ hơn về Tin lành ở vùng đồng bào Hmông Sơn
La.
- Chỉ ra những tác động ảnh hưởng của Tin lành đối với các mặt của đời sống xã
hội vùng đồng bào Hmông Sơn la. Dự báo xu hướng phát triển của Tin lành trên địa bàn
Sơn La những năm tới.
- Góp phần đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề xâm nhập
của Tin lành ở Sơn La.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo
và trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn
thể ở Sơn La.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm 3 chương 7 tiết.
chương 1
Đặc điểm tỉnh Sơn la, quá trình xâm nhập
đạo tin lành và các giai đoạn phát triển chủ yếu
1.1. Những đặc điểm chung của tỉnh Sơn la liên quan đến quá
trình xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế , xã hội.
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư.
Sơn La là một tỉnh vùng cao phía Tây Bắc Việt nam, cách Hà Nội 379Km. Diện
tích tự nhiên là 14.050Km
2
. Phía Bắc giáp Lào Cai; Phía Nam giáp Thanh Hoá; Phía
Đông giáp Phú Thọ, Hoà Bình và Yên Bái; Phía Tây giáp Lào với 250Km đường biên
giới [6, tr. 1].
Sơn La có 10 huyện, thị với 201 xã, phường, thị trấn (trong đó có 40 xã vùng cao
và 20 xã vùng cao biên giới), 2816 bản và tiểu khu. Dân số của tỉnh 881.383 người (tính
đến 1.4.1999). Sơn La có 12 dân tộc anh em trong đó dân tộc Thái chiếm 54,7%, Kinh
18,7%, Hmông 11,7%, Mường 8,2%, Dao 2,7%, Khơ Mú 1,6%, Sinh Mun 1,5%, các
dân tộc Lào, La Ha, Kháng, Tày, Nùng chỉ chiếm 0,7%. Về số lượng người Hmông
đứng vào hàng thứ 3 của Sơn La và họ thường cư trú ở những vùng núi cao trên 1000 m
[6, tr. 1].
Do điều kiện địa lý tự nhiên, Sơn La là một tỉnh có địa hình phức tạp, núi rừng
trùng điệp, nhiều sông suối, khe lạch. Diện tích núi đồi ở đây chiếm tới 60%, diện tích
ruộng ít, độ cao trung bình 700m so với mặt biển. Khí hậu Sơn La khắc nghiệt, mùa hè
nắng nóng mưa nhiều, mùa đông sương muối, khô hạn và thường xuyên diễn ra thiên tai
[9, tr. 1].
1.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế và đời sống.
Sơn la là một tỉnh miền núi cao điều kiện tự nhiên không thuận lợi, những yếu tố
làm kìm hãm, cản trở sự phát triển nền kinh tế và đời sống còn rất lớn. Mặc dù vậy sau
hơn 10 năm đổi mới với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc nên tình
hình kinh tế - xã hội trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể, đời sống nhân
dân các dân tộc ổn định, nhiều mặt được cải thiện; kết cấu hạ tầng được xây dựng và tu
bổ; cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hoá, ứng dụng khoa học - kỹ thuật có nhiều chuyển
biến tích cực, diện đói nghèo đang ngày càng thu hẹp .
Tuy nhiên về kinh tế và đời sống của Sơn la nổi lên một số vấn đề sau:
- Sơn La là một tỉnh vùng cao biên giới, do kiến tạo địa lý đã hình thành 3 vùng
kinh tế - xã hội khá rõ rệt: vùng thấp, vùng giữa và vùng cao (theo tiêu chí đánh giá của
Uỷ ban dân tộc miền núi là Khu vực I, II và III )
Vùng thấp: có 72 xã, dân số 405.889 người chiếm 46,05% là nơi cư trú chủ yếu
của các dân tộc: Kinh, Thái, Mường, Tày. Đây là vùng kinh tế khá phát triển, kết cấu hạ
tầng được xây dựng, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện [9, tr. 2].
Vùng giữa: có 69 xã, dân số 269.232 người chiếm 30,54% là nơi cư trú chủ yếu
của các dân tộc Thái, Dao, Sinh Mun, Khơ mú, Kháng, La ha. Đây là vùng kinh tế có
phát triển nhưng mức tăng trưởng không cao, đời sống nhân dân chưa ổn định [9, tr. 2].
Vùng cao, vùng sâu, biên giới: có 60 xã, dân số 206.255 người chiếm 23,4%, là
nơi cư trú chủ yếu của đồng bào Hmông, kinh tế chưa phát triển, việc tổ chức lại sản
xuất, chuyển dịch cơ cấu còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì,
các hộ đói nghèo tập trung ở khu vực này [9, tr. 2].
- Sản xuất của Sơn la chủ yếu là nông lâm nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp
trồng trọt vẫn là chính, mang tính độc canh một vụ. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh
phân theo ngành kinh tế như sau: Nông lâm nghiệp chiếm 79,7% (1990), 72,6% (1997)
tổng GDP toàn tỉnh, công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 7,5% (1990), 9,6% (1997), còn
lại là các nghành dịch vụ. Tổng thu ngân sách hàng năm tại địa phương chỉ đạt xấp xỉ từ
10 đến 25% tổng chi ngân sách, còn lại chủ yếu do Trung ương hỗ trợ [21, tr. 2]. Sản
xuất nông nghiệp chưa vững chắc, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nền kinh tế chưa
thoát khỏi tự cung tự cấp, sản xuất manh mún, việc ứng dụng các thành tựu khoa học -
kỹ thuật chưa phổ biến dẫn đến năng suất lao động thấp, kinh tế hàng hoá chậm phát
triển, tình trạng phá rừng làm nương rẫy còn khá phổ biến (đặc biệt là ở vùng cao). Do
đặc điểm của điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và sản xuất cây trồng không ổn định
vì vậy vẫn còn một bộ phận nhân dân sống du canh, du cư, nhất là người Hmông. Năm
2000 còn 6633 hộ với 44.469 người sống du canh du cư, số đã định cư nhưng vẫn du canh
là 17.055 hộ với 109,803 người [3, tr. 15]. Các bản ở rải rác, số lượng bản dưới 30 hộ khá
lớn, ở vùng cao không có các điểm tụ cư đông đúc, vì vậy rất khó khăn cho việc đầu tư
xây dựng các công trình giao thông, phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và
nâng cao dân trí cho người dân
- Kết cấu hạ tầng nông thôn rất thấp kém, lạc hậu giao thông đi lại khó khăn, đặc
biệt là giao thông liên xã, liên bản. Theo số liệu năm 1997 cả tỉnh còn 38 xã chưa có
đường ô tô đến xã, 55 xã chưa có điện thoại, 189 xã chưa có trạm truyền thanh, 157 xã
chưa có chợ, 155 xã chưa có trường phổ thông cấp II [46, tr. 3]. Đây là những trở ngại
lớn cho giao lưu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, nắm bắt và xử lý thông tin.
- Về đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh nhất là khu vực II và III còn rất
nhiều khó khăn, trình độ kinh tế - xã hội chênh lệch lớn so với các vùng đồng bằng, đô
thị trong cả nước và ngay cả giữa các khu vực trong Tỉnh và giữa các dân tộc. Theo kết
quả điều tra, đời sống dân cư Sơn La năm 1995 thu nhập bình quân chung 1 nhân khẩu
1 tháng là 136,8 ngàn đồng , trong đó khu vực thành thị: 286,4 ngàn đồng, khu vực nông
thôn: 118,7 ngàn đồng; GDP bình quân đầu người (1999) khoảng gần 200 USD đầu
người (cả nước gần 400 USD/người). Số hộ nghèo toàn Tỉnh năm 1993 là 33,8% trong
đó thành thị: 15,8%, nông thôn: 37,1%. Tỷ lệ hộ dùng điện, nước máy giữa thành thị và
nông thôn, giữa các khu vực có sự chênh lệch đáng kể (theo số liệu điều tra 1/4/1999)
toàn Tỉnh có 48,73% tổng số hộ dùng điện, trong đó khu vực thành thị là 92,5%, nông
thôn là 39,5%, khu vực III: 23,3% (chủ yếu thuỷ điện nhỏ); Tỷ lệ hộ được dùng nước
máy, nước sạch là 9,8% ở thành thị, 1,12% ở nông thôn. [20, tr. 8]
Tóm lại kinh tế Sơn la vẫn chủ yếu là thuần nông phương thức canh tác lạc hậu,
kinh tế chậm phát triển chưa thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp. Đúng như Báo cáo đại
hội Tỉnh Đảng bộ Sơn la khoá XI ( 2001-2005) đã đánh giá "Sơn la vẫn còn là một tỉnh
miền núi đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu và nhiều mặt còn thấp kém; chuyển
hướng sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá chưa đồng đều giữa các vùng, hiệu
quả thấp" [46]
1.1.1.3. Các đặc điểm về văn hoá xã hội.
- Bản, mường được coi là các đơn vị xã hội cơ sở của các tộc người ở Sơn la.
Bao gồm trong nó các gia đình của nhiều dòng họ, hình thái cư trú phổ biến là theo từng
dân tộc, từ năm 1990 đến nay xuất hiện một số điểm có sự xen kẽ đa dân tộc như trường
hợp người Thái với người Mường, người Thái với người Khơ mú v.v Nhưng riêng với
người Hmông thì hiện tượng cư trú xen kẽ ít hơn, họ luôn sống thành từng cụm, từng
điểm riêng, ở những nơi biệt lập, giao thông đi lại khó khăn. ở mức độ rộng hơn là đơn
vị hành chính xã, huyện thì hình thái cư trú xen lẫn là khá phổ biến, mỗi xã, mỗi huyện
có nhiều bản và nhiều dân tộc sống xen kẽ. Đồng thời cũng có một số xã chỉ thuần một
dân tộc là người Thái hoặc người Hmông
Sự đoàn kết gắn bó dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của các dân tộc
Sơn la. Các dân tộc ở đây thường có mối quan hệ mật thiết gắn bó trong sinh hoạt và
sản xuất. Trong đời sống cộng đồng các dân tộc thường kết nghĩa anh em và khi đã kết
nghĩa thì họ thường qua lại thăm hỏi, giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất. Đó chính là
cơ sở tạo nên sự đoàn kết giữa các dân tộc trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương .
Vai trò của quan hệ dòng họ còn rất lớn, quan hệ dòng họ chỉ có trong cùng một
dân tộc và trong một dân tộc lại có nhiều dòng họ khác nhau, mỗi dòng họ có nguồn gốc
lịch sử riêng biệt, không chỉ mang tích chất huyết thống mà còn thể hiện cả sự phân chia
giai cấp và đẳng cấp. Có dòng họ lớn, dòng họ bé, có dòng họ quý tộc. Trong mỗi dòng
họ đều có người đứng đầu là các tộc trưởng, trong mỗi bản, mường đều có già làng,
trưởng bản mà vai trò của họ khá quan trọng. Chẳng hạn trưởng tộc được coi là "gốc họ"
là người "nắm tay dân ở, mở tay dân đi", rất được dòng họ kính trọng, là người đại diện
cho dòng họ trong việc giải quyết mọi quan hệ đối nội và đối ngoại. Thực tế cho thấy
vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ là những người có uy tín đối với cộng
đồng, dẫu không nằm trong thiết chế chính thống nhưng thông qua họ nhiều công việc
xã hội, nhiều vấn đề phức tạp đã được giải quyết. Quan hệ gia đình trong các dân tộc ở
Sơn la đều theo chế độ phụ hệ, vai trò của người đàn ông được đề cao, con cái được tính
theo họ cha, anh em bên họ nội được coi trọng hơn bên họ ngoại
Nền văn hoá các dân tộc Sơn la vốn có lịch sử phát triển từ lâu đời với nhiều loại
hình đa dạng. ở Sơn La có sự giao thoa, tiếp biến văn hoá giữa các dân tộc, trong đó ảnh
hưởng lớn nhất là nền văn hoá của người Thái, một dân tộc chiếm hơn 54,7%.
Nhìn chung trong quá trình đổi mới, với đường lối xây dựng nền văn hoá tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, các dân tộc ở Sơn La đã giữ gìn và phát huy được bản sắc
của mình trong đời sống cộng đồng, đời sống vật chất và tinh thần đã được cải thiện
đáng kể.
Tuy nhiên về mặt Văn hoá- Xã hội có không ít những vấn đề bức xúc đang đặt
ra:
- Trước hết là sự phân hoá giàu nghèo, sự cách biệt mức sống đang diễn ra gay
gắt giữa các vùng trong Tỉnh, giữa dân tộc đa số và thiểu số Trong quá trình phát triển
số hộ đói nghèo trong Tỉnh có xu hướng ngày càng giảm dần, nhưng tình trạng phân hoá
giàu nghèo ngày càng doãng ra, chênh lệch về mức sống, về thu nhập đã lên đến con số
hàng chục lần giữa những người có thu nhập cao nhất và những người có thu nhập thấp
nhất. Trong khi đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì hiệu quả đầu tư vào vùng
cao đạt thấp, các hiện tượng tiêu cực quan liêu, tham nhũng xuất hiện ngày càng nhiều
đã làm cho một bộ phận quần chúng vùng cao bị xói mòn niềm tin.
- Đời sống vật chất thấp, đời sống tinh thần nghèo nàn kéo theo nhiều căn bệnh
xã hội như nghiện hút, bướu cổ, lao, suy dinh dưỡng ở trẻ em, dịch bệnh sốt rét, thương
hàn, thường xuyên diễn ra nhất là những bản làng vùng cao. Y tế còn nhiều yếu kém,
các trạm y tế xã với những thiết bị hết sức ít ỏi và lạc hậu, lực lượng cán bộ vừa thiếu,
vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ gia tăng dân số còn khá cao, mức tăng bình
quân trong 10 năm 1989 - 1999 là 2,6% (BQ chung cả nước 1,7%). Nhiều phong tục tập
quán lạc hậu mê tín dị đoan, tệ tảo hôn còn khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới
sự phát triển và đời sống cộng đồng [6, tr. 4].
- Trình độ dân trí, văn hoá nói chung và văn hoá pháp luật ở các vùng dân tộc
thiểu số còn rất thấp. Bộ phận đồng bào dân tộc ít người chưa biết chữ và tiếng phổ
thông còn lớn: 28,9% số người từ 6 tuổi trở lên không biết tiếng phổ thông (tỷ lệ này ở
vùng người Hmông là 51,1%), số người từ 13 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ là 93,7%. Hàng năm có khoảng 6000 người trong độ tuổi từ 15- 35 được xoá
mù, nhưng cũng có khoảng 10% tái mù do không có điều kiện đi học, thiếu trường lớp,
giáo viên. Toàn Tỉnh còn 31000 cháu trong độ tuổi chưa đến trường [50, tr. 18] chủ yếu
là ở vùng cao, vùng xa (đặc biệt các dân tộc như Hmông, Sinh mun). Những hạn chế về
dân trí và văn hoá nói trên không chỉ ngăn trở việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào vùng núi, mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo, lừa gạt và lôi kéo
quần chúng (xem phụ lục 13 - 14).
Các đặc điểm đã trình bày ở trên đều ít nhiều có liên quan đến sự xâm nhập và
phát triển của đạo Tin lành trong người Hmông Sơn la.
1.1.2. Vài nét về dân tộc Hmông.
Dân tộc Hmông có lịch sử lâu đời, hình thành sớm ở miền Nam Trung Hoa. Từ
đời Chu họ đã lập nước Tam miêu là thành viên nước Sở hùng mạnh, cư trú tập trung ở
trung lưu sông Dương tử giữa hai hồ Động đình và Bành lại. Người Hmông sớm biết
làm ruộng và nổi tiếng sử sách với nghề rèn, nhưng bị các dân tộc khác chèn ép chiếm
đánh, dồn dần lên vùng cao làm nương sinh sống. Trên mảnh đất quê hương của mình,
người Hmông đã tiến hành cuộc chiến chống lại sự bành trướng của người Hán xuống
phương Nam gần ngàn năm. Sau khi bị thất bại một bộ phận ở lại quê hương dần dần bị
đồng hoá cưỡng bức hoặc bị diệt chủng, một bộ phận khác không chịu đồng hoá đã di
cư xuống phương nam ở vùng Quí châu, Hồ nam để bảo tồn dân tộc . Lịch sử Trung
quốc đã ghi lại nhiều cuộc nổi dậy của họ liên kết với một số dân tộc khác chống lại
triều đình phong kiến Trung quốc trong đó có cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
mang màu sắc tôn giáo và mang danh Thiên đế (1860 - 1872). Thái Bình Thiên Quốc là
cuộc khởi nghĩa dung hợp giữa Đạo giáo và Ki tô giáo, cuộc khởi nghĩa này kết thúc
bằng cuộc đàn áp đẫm máu của triều đình nhà Thanh. Trong số đó có một bộ phận
người Hmông phải dạt xuống phía nam và định cư ở một số nước Đông nam Châu á
trong đó có Việt nam.
Người Hmông di cư đến Việt nam cách đây khoảng năm thế kỷ nơi đầu tiên họ
đến là Đồng văn, Mèo vạc (Hà giang) và coi đây là quê hương của họ. Sau đó có ba đợt
di cư vào Việt nam, trong đó đợt thứ ba cách đây khoảng 100 năm là lớn nhất với hàng
vạn người vào Hà giang, Lào cai, Lai châu, Sơn la
Đến nay người Hmông ở Việt nam có khoảng trên 70 vạn phân bố rải rác ở các
tỉnh miền núi phía bắc từ Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai châu, Sơn
la, Hoà bình, Thanh hoá và Nghệ an [58, tr. 15] .
Người Hmông cư trú thường không ổn định, sống du canh du cư, có tâm lý thích
tự do săn bắt và đốt phá rừng làm nương rẫy. Nhận thức của họ khá đơn giản, đánh giá
mọi việc bằng trực giác, chỉ tin vào những điều tai nghe mắt thấy. Vì thế dân tộc Hmông
cũng là những con người dễ đặt niềm tin và ngược lại cũng dễ mất lòng tin.
Người Hmông thường ở theo từng bản, mỗi bản có một hoặc nhiều dòng họ,
người trưởng bản, trưởng dòng họ tham gia quản lý, giải quyết những công việc chung
của dân tộc và dòng họ. ý thức về dòng họ chi phối khá đậm nét trong đời sống xã hội.
Người cùng dòng họ tức là ''cùng ma" thì coi nhau như anh em máu mủ sống chết có
nhau và dù ở xa hay gần họ đều chịu sự chi phối của dòng họ. Trong quan hệ dòng họ
của người Hmông thì vai trò quan trọng nhất là trưởng họ (nôthaux), sau đó là người
''cầm quyền ma, quyền khách'' (chođax khuô) là những người trực tiếp phụ trách phần
việc liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của dòng họ và tiếp đến là vai trò của bà cô
(phâux), ông cậu. Chính các quan hệ dòng họ nói trên đã tạo nên ý thức cộng đồng, một
thành tố quan trọng và thiêng liêng mà bất kỳ người Hmông nào cũng đều ghi nhớ.
Quan hệ dòng họ của người Hmông dựa vào những luật tục nghiêm khắc, nó qui định rõ
trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên, nó ràng buộc và bảo vệ sự cố kết giữa
những người trong cộng đồng huyết thống.
Người Hmông có đặc điểm là thường sống trên vùng núi cao, nguồn sống chủ
yếu dựa vào nương rẫy điều kiện canh tác không thuận tiện. Đất đai canh tác thường có
độ dốc lớn (20
0
- 40
0
) do đó mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa thì sói lở, hầu hết nương
rẫy không được bón phân, chủ yếu trông nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên. Sinh sống
trong các điều kiện như vậy, sau hai ba vụ các gia đình người Hmông lại tính đến việc di
chuyển tìm đất khác để khai phá. Nền kinh tế của người Hmông còn mang tính tự cung,
tự cấp công cụ sản xuất thô sơ, phương thức canh tác lạc hậu, năng suất thấp. Cuộc sống
của họ bấp bênh, nạn thiếu đói thường diễn ra. Sống vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt,
dân tộc Hmông là một dân tộc cần cù, chịu khó, có bản tính chất phác, thật thà, nói ít
làm nhiều và dễ chấp nhận những gì có lợi cho bản thân. Tín ngưỡng tôn giáo truyền
thống của người Hmông là thờ đa thần, dưới mỗi nóc nhà của họ, nơi thờ cúng tổ tiên và
thần nhà được coi là chỗ thiêng liêng nhất. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là một hình thức
tín ngưỡng tôn giáo mà đó còn là yếu tố cỗt lõi tạo dựng nên bản sắc văn hoá của dân
tộc này. Trong quan niệm của người Hmông mọi sự rủi may trong cuộc sống đều là do
ma làm, nên họ thường tổ chức cúng lễ rất tốn kém. Cho đến nay, các nghi lễ tôn giáo
ấy vẫn đang là gánh nặng lên đời sống của họ.
Hiện tượng "xưng vua" trong dân tộc Hmông là sự hiện diện khá rõ nét của Đạo
giáo phù thuỷ (người Hmông gọi là "sớr vang"). Vào thời điểm có hiện tượng "xưng
vua" người ta lan truyền rằng: Vua mèo sẽ ra, Vua Hmông sẽ về, đó là một con người
tài giỏi, có nhiều phép màu, có quyền lực huyền bí, đem lại cuộc sống sung sướng cho
những ai tin theo. Thực tiễn cho thấy hiện tượng này thường xuất hiện khi mà cuộc
sống của người dân Hmông có nhiều khó khăn, bế tắc và hẫng hụt trong tâm thức. Trong
thời gian "đợi Vua về " do mê tín họ tin rằng khi đó phải ngừng hết công việc sản xuất
để tổ chức hiến tế, cầu mong vua ra, bằng các hình thức ma thuật, phá bỏ các thành quả
sản xuất, giết mổ gia súc. "Xưng vua" vừa là một hành động mang tính thế tục, vừa
mang tính tôn giáo. Nguyên nhân của vấn đề không chỉ xuất phát từ yếu tố tâm linh mà
còn bắt nguồn từ chiều sâu lịch sử, tâm lý của người Hmông. Trong tiềm thức, người
Hmông luôn tự hào về một quá khứ huy hoàng, về một vương quốc hùng mạnh trước kia
với một vị thủ lĩnh mang đậm dấu ấn tôn giáo. Lịch sử hàng trăm năm qua xác nhận,
người Hmông dường như có một niềm tin vào một ngày nào đó, họ sẽ có thủ lĩnh cứu
tinh xuất thế.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là không ít các thế lực thù địch, các thế lực chính trị
khác nhau từ xưa đến nay đã lợi dụng hiện tượng xưng vua nói trên nhằm phục vụ cho
các ý đồ chính trị và làm phức tạp thêm vấn đề dân tộc và tôn giáo.
1.1.2.1. Tình hình chung về dân tộc Hmông ở Sơn la.
Người Hmông ở Sơn la có nguồn gốc từ Trung quốc di cư đến đây trong giai
đoạn từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX. Đến Sơn la, đồng bào Hmông đã hoà nhập
cùng với cộng đồng các dân tộc khác và coi Sơn la là quê hương của mình.
Hiện nay, người Hmông là dân tộc có số dân đứng thứ 3 ở Sơn la, sau dân tộc
Thái và Kinh theo số liệu tổng điều tra dân số 1/4/1999, dân tộc Hmông có 103.121
người. Căn cứ và trang phục của phụ nữ và ngôn ngữ nói ở Sơn La có 4 ngành Mông:
Mông đơ (Mông trắng, Mông du (Mông đen), Mông si (Mông đỏ) và Mông lềnh (Mông
hoa). Người Hmông cư trú trong 10 huyện thị, chủ yếu tập trung ở các huyện như: Bắc
yên, Sông mã, Thuận châu, Mai sơn, Mộc châu. Có 16 xã thuần dân tộc Hmông, còn lại
là sống xen ghép với các dân tộc khác. Đa số người Hmông Sơn la sinh cư lập nghiệp ở
trên các vùng núi cao hẻo lánh, vùng giáp ranh với các tỉnh bạn như Lai châu, Yên bái,
Hoà bình, Thanh Hoá và vùng biên giới Việt Lào. Người Hmông Sơn la có câu châm
ngôn: "Mùa trí pùa, Pùa trí tùa" (giàu có di cư thì nghèo, nghèo khó di sư thì chết). Tuy
biết điều đó, song để thay đổi tập quán ấy là điều không dễ làm được với người Hmông.
Trước đây việc trồng và buôn bán thuốc phiện khá phổ biến. Vụ đông xuân 1992-1993
diện tích trồng cây thuốc phiện khá lớn 3812,84 ha. Song từ khi Nhà nước có chủ
trương cấm trồng, buôn bán thuốc phiện, xoá bỏ tệ nạn hút chích ma tuý, thứ tệ nạn xã
hội đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở nước ta. Vấn đề nói trên vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ
với nhân dân vùng cao và việc lén lút, tái trồng cây thuốc phiện vẫn diễn ra: Năm 93-94
tái trồng 187,4 ha ở 53 xã; 94-95 tái trồng 431 ha ở 79 xã; 95-96 tái trồng 618 ha ở 77
xã; 76-97 tái trồng 561,02 ha ở 82 xã; Năm 1999-2000 vẫn còn 256,66 ha ở 48 xã [52,
tr. 3].
Một bộ phận nhỏ người Hmông ở Thuận châu, Mai sơn, Mộc châu sống ven các
trục lộ và trên các thung lũng bằng phẳng của cao nguyên, nhờ điều kiện thuận lợi,
chuyển hướng sản xuất có hiệu quả đã định canh, định cư, phát triển mô hình trang trại
Nhờ vậy cuộc sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt bà con phấn khởi tin
tưởng vào Đảng và Nhà nước, ở những nơi này đạo Tin lành ít có điều kiện để xâm
nhập.
Tỷ lệ tăng dân số ở dân tộc Hmông Sơn la năm 1999 là 3,27% (Trong đó tỷ lệ
tăng dân số chung của Tỉnh là 2,6, cả nước là 1,7). Tỷ lệ mù chữ ở người Hmông khá
cao trên 76% (nữ trên 90%); số người trong độ tuổi đi học từ 6 - 14 có 6.522 người, thì
số đi học là 2.105 người, không đi học 4.418 ; số người trong độ tuổi 15 - 35 có 13.119
thì mù chữ phổ thông là 10.835 người, có biết chữ dân tộc là 458 người. Thu nhập bình
quân đầu người 62.000đ/tháng [8, tr. 3].
Nhìn chung đời sống của đa số đồng bào người Hmông ở Sơn la còn hết sức thấp
kém, văn hoá và dân trí thấp, hầu hết bản của người Hmông thường có qui mô nhỏ dưới
30 hộ, ở rải rác biệt lập rất khó khăn cho việc đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở (điện, đường,
trường, trạm) tốc độ tăng dân số cao, nguy cơ tụt hậu so với các vùng trong Tỉnh và cả
nước là nghiêm trọng. Đây là điều kiện cho các tôn giáo mới xâm nhập, lôi kéo và các
thế lực thù địch lợi dụng thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình (DBHB) chống phá cách
mạng nước ta.
1.1.2.2. Đặc điểm tâm lý và quan hệ dân tộc.
Xuất phát từ điều kiện sống trên vùng núi cao, cuộc sống người Hmông Sơn la
luôn gần gũi với thiên nhiên, nhưng lại gần như biệt lập với xã hội bên ngoài. Từ đó
hình thành ở người Hmông một phong thái phóng khoáng tự tin, tự trọng cùng với ý
thức tự hào về một nền văn hoá cổ truyền hết sức độc đáo đã tạo cho họ có ý chí vươn
lên trong cuộc sống, trong đấu tranh với thiên nhiên và xã hội, có bản lĩnh kiên cường
bất khuất Nét nổi bật trong đối xử với thiên nhiên và xã hội thể hiện sự bình đẳng
ngang hàng, công bằng hợp lý một cách rõ ràng thậm chí ngay cả với các thần tượng mà
họ thờ cúng. Trong quan hệ giữa người với người, người Hmông sống thật thà, chân
thành, cởi mở, thuỷ chung tôn trọng đạo lý, lẽ phải, yêu cái tốt, ghét cái xấu Tuy
nhiên bên cạnh đó, người Hmông lại có đặc điểm cố chấp, những chuyện lặt vặt "con cà
con kê" cũng đòi hỏi phải đúng lý, nếu không thì dễ bỏ mặc nhau. Đây cũng là đặc điểm
mà các đài phát tiếng Hmông ở nước ngoài đã lợi dụng được khi tuyên truyền về chúa
Giê su, về "Vàng Chứ".
Người Hmông nói chung thuộc tố chất tâm lý mạnh - không bền vững, biểu hiện
ra ngoài là rất dễ bị tác động tâm lý, thậm chí những tin đồn nhảm không thực tế nhưng
có liên quan đến tính mạng bản thân và gia đình thì phản ứng mãnh liệt, tâm trạng hoang
mang lo sợ. Trong cuộc sống hàng ngày thường hay vui cười, lại cũng hay khóc sầu khổ
đau cho thân phận, người Hmông yêu ghét cũng rất mãnh liệt.
ý thức về dòng họ là thể hiện đặc trưng tính cách cộng đồng của người Hmông. ý
thức cộng đồng ấy cùng với vai trò của già làng, trưởng tộc là điều kiện thuận lợi để
phát huy sức mạnh cộng đồng trong thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước vì mục đích ổn định nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân, song
đó cũng là vấn đề mà các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng để lôi kéo quần chúng .
1.1.2.3. Đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo dân tộc Hmông Sơn la.
Theo quan niệm truyền thống, người Hmông cho rằng: có sự tồn tại của hai thế
giới khác nhau: thế giới nhìn thấy được là thế giới của những sự vật tồn tại như đất, đá,
nước, động thực vật và cả con người - thuộc bên dương (Zar chênhz); Thế giới không
nhìn thấy được là thế giới của linh hồn, thánh thần, ma quỷ - thuộc bên âm (Zênh
chênhz). Mọi sự vật và con người đều tồn tại ở hai thế giới này, nhưng hai thế giới (âm
và dương) luôn tương đồng và tương phản nhau, nếu tương đồng, hoà hợp thì sự vật tồn
tại và sự sống bền vững, ngược lại nếu tương phản nhau thì sự vật sẽ mất đi, con người
sẽ ốm đau bệnh tật, cái chết sẽ xẩy ra. ở đây ta chủ yếu chỉ xem xét thế giới bên âm
(Thế giới tinh thần). Đồng bào Hmông thường chia tất cả ma quỷ, thánh thần thành
hai loại: Thần lành (ma nhà) và ma dữ. Thần lành chuyên ban phước lành bảo vệ cuộc
sống yên lành cho con người, gia súc, mùa màng. Thần lành gồm nhiều vị thần khác
nhau, trong đó quan trọng nhất là hai vị thần Xử ca (Xur Car) và thần nông (Đaz
trôngz). Thực chất thờ cúng Xử ca là thờ cúng thổ địa nơi mình sinh sống. Cách thức
thờ cúng không lập bàn thờ mà chỉ đóng giấy bản vào vách nhà gian giữa, họ bắt một
con gà trống cắt tiết lấy lông gà chấm vào tiết gà, cùng với vài ba chiếc thuyền gấp bằng
giấy dán lên tấm giấy bản đó, sau đó đóng một đoạn tre to bằng cổ tay dài khoảng một
mét từ dưới đất lên ngang mép dưới tấm giấy để cắm đốt hương, nội dung lời khấn là
đặt lời giao ước với trời, đất, núi, sông chính tại nơi mình đang sinh sống để cho gia
đình được an khang khoẻ mạnh, ăn nên làm ra trọn một năm. Lễ cúng được tổ chức vào
dịp năm hết tết đến, ngoài ra còn trong trường hợp dựng nhà mới, tách hộ gia đình
Còn thờ cúng thần nông mang ý nghĩa sinh sản biểu hiện của lễ thức nông nghiệp. Về
hình thức thực hiện là làm lễ tế thần (Paux đaz trongr). Đối với hình thức tế thần, mỗi
dòng họ đều có sự khác biệt trong việc bày mâm tế lễ. Hình thức cúng tế người ta dùng
một con vật nái trinh tơ (Phổ biến là lợn, cá biệt có một số dòng họ dùng chó) làm vật
cúng, thông thường thì theo định kỳ thời gian nông nghiệp, nhưng cũng có thể làm khi
trong nhà có người ốm đau, gia súc chết, mùa màng thất bát Người ta nhờ thầy cúng
(Thầy mo) phán cho, khi nào thầy cúng bảo thần nông đòi ăn, thì khi đó chủ nhà tự
định thời gian và tiến hành tế lễ. Lễ tế thần nông chỉ tiến hành vào ban đêm, cửa trong
nhà đều được đóng lại, kết thúc lễ mọi thứ liên quan đến vật tế thần, cả nước rửa tay
được chôn vào một hố cạnh cửa giữa trong nhà. Ngoài hai vị thần trên theo quan niệm
của người Hmông còn một số vị thần khác và mức độ ứng xử với từng vị thần biểu hiện
sự khác nhau của từng dòng họ như thần cột chính trong nhà (Đêx đaz), thần buồng ngủ
(daz trongr pair), thần bếp lò (daz kror trok), thần cửa giữa (daz trongx tar) Đó là các
vị thần lành, tuy nhiên nếu ứng xử không tử tế thì các vị thần này cũng sẽ trừng phạt .
"Ma dữ " là ma chỉ chuyên làm hại người, gia súc, mùa màng khi gặp phải. Trong
đó đáng sợ nhất là "Ma ngũ hải (Trênhr nênhr), Ma dữ có ở trong rừng, hòn đá, gốc cây
to, sông suối, dưới đất và đều là loại ma đáng sợ đối với người Hmông.
Ngoài ra trong nhà người Hmông còn có thể lập bàn thờ một số vị thần tổ nghề
mà phổ biến nhất thường thấy là thờ tổ nghề bốc thuốc chữa bệnh.
Quan niệm về con người, họ cho rằng con người đều có phần xác và phần hồn,
người chết thì mọi hoạt động của phần xác đều ngừng lại, còn phần hồn vẫn tiếp tục
sống ở thế giới bên kia. Linh hồn có ba loại với ba chức năng khác nhau.
- Loại thứ nhất - linh hồn gốc, trú ngụ ở đầu khi con người chết sẽ bay lên trời về
gặp ông bà tổ tiên. Theo người Hmông Sơn la đây chính là con ma người chết hay quay
về quấy nhiễu những người còn sống trong gia đình, vì thế tục cúng bái cũng là mục
đích làm thoả mãn các đòi hỏi của linh hồn này.
- Loại thứ hai: linh hồn vận số trú ngụ ở rốn cai quản thân thể có nhiệm vụ khi
con người chết sẽ báo với trời, về lý do chết và ở lại trên đó luôn.
- Loại thứ ba: linh hồn hoá kiếp trú ngụ ở ngực, khi con người chết sẽ đi đầu thai
vào kiếp người hay kiếp vật.
Hồn luôn luôn liên quan đến sức khoẻ và sinh mệnh con người, nếu một trong ba
hồn rời khỏi cơ thể sẽ gây ốm đau, bệnh tật, trường hợp cả ba hồn ra đi con người sẽ
chết. Các quan niệm về linh hồn như vậy đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thờ cúng tổ
tiên, đến sa man giáo vì thế ở vùng đồng bào Hmông các thầy sa man (thầy cúng) có ở
khắp các bản làng- được xem là những người có khả năng giao thiệp được với các thần,
gọi được hồn về trừ đuổi ma dữ nhờ những công cụ đặc biệt của họ. Sa man giáo tác
động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần và chính trị của người Hmông. Các thầy cúng
không chỉ là người cầu cúng chữa bệnh, mà họ còn là những người am hiểu lý lẽ, phong
tục tập quán Hmông. Trong cuộc sống của người Hmông từ việc tế lễ khi chuyển nhà,
gọi hồn, cầu cúng khi gặp vận hạn, ốm đau, chữa bệnh đến làm ma cho người chết đều
có ý kiến tham gia của thầy cúng. Mỗi năm mỗi gia đình vài ba lần phải mời thầy cúng,
chi phí cho nghi lễ cúng bái khá tốn kém, mất thời gian. Chăn nuôi ở dân tộc Hmông
khá phát triển (nhờ vào điều kiện tự nhiên) nhưng chủ yếu dùng để cúng ma, làm các
nghi lễ trong gia đình. Tín ngưỡng tôn giáo người Hmông Sơn la mang nặng tính cộng
đồng dòng họ, cùng dòng họ tức là "cùng ma" (thungx- đangx) là điểm quan trọng để
phân biệt dòng họ này với dòng họ khác. "Cùng ma" là cùng cách thờ cúng ma khi tiến
hành các nghi lễ liên quan đến cúng ma, cúng tổ tiên. Người Hmông có câu nói cửa
miệng truyền từ đời này qua đời khác là: " Làm ăn làm uống ta có thể học người khác,
nhưng làm "ma" thì không thể theo người ta được". Cùng ma phải giống nhau ở bốn
nghi lễ cúng ma sau:
Cúng "ma tươi" (cách thức chôn người chết); cúng "ma bò"(nhux đangx); cúng
"ma lợn"(guô đangx); cúng tế thần nông (đaz trongs). Sự khác nhau ở mỗi dòng họ biểu
hiện sự khác nhau trong bốn nghi lễ này như trong cúng "ma tươi", cho người chết đi
ngựa hay đi kiệu, dòng họ cho người chết đi ngựa thì để người chết nằm trong cáng để
trong nhà làm ma, khi đem chôn cũng cứ để như vậy khiêng ra huyệt cho quan tài xuống
huyệt rồi mới cho người chết vào. Dòng họ cho người chết đi kiệu thì cho người chết
vào quan tài ngay sau khi khâm liệm xong, mộ chôn ngang hay chôn dọc theo sườn
đồi? Cách bày thịt cúng trong cúng "ma bò", "ma lợn" bày bao nhiêu bát thịt, mỗi bát
bao nhiêu thịt, mỗi phần bao nhiêu loại thịt, gồm những loại thịt gì chính là đặc điểm
của mỗi dòng họ.
Tín ngưỡng dòng họ cũng là biểu hiện của yếu tố bản sắc văn hoá hướng về cội
nguồn tổ tiên. Người Hmông luôn coi tổ tiên là người chứng giám tối cao, là nguồn tiếp
sức cho sự trường tồn và phát triển của con cháu về sau. Họ coi đó như là một biểu hiện
quan trọng để bảo tồn gìn giữ văn hoá cội nguồn. Luật tục của người Hmông qui định
rõ, nếu thành viên nào "quên mất" tổ tiên sẽ không được coi là người Hmông nữa. Song
có điều người Hmông lại không thờ tổ tiên trong nhà, bởi họ cho rằng tổ tiên vốn ở một
nơi xa xôi khác, nghĩa vụ con cháu với ông bà tổ tiên phải luôn nhớ làm "ma bò" cho bố
mẹ chồng (khi bố mẹ đã chết), làm "ma lợn" cho ông bà và tổ chức cúng tế vào các ngày
lễ, tết. Cách thức thờ cúng, không lập bàn thờ và bát nhang cố định, khi cúng họ thường
đặt mâm cơm ngay ngắn trước cửa giữa dưới chân nơi thờ (xưr car) lấy gạo làm ba bát
nhang, cúng tế xong nhang cháy hết, gạo mang đi nấu ăn còn chân nhang thì bỏ vào bếp,
nội dung mời gọi những người đã khuất trong dòng tộc đến cùng ăn, cùng uống để phù
hộ cho con cháu.
Ngày nay ý nghĩa của việc thờ cúng dòng họ,"dòng ma" nhìn từ khía cạnh văn
hoá, đạo lý đó là sự biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc Hmông, nhằm củng cố ý thức
cộng đồng, ý thức hướng về cội nguồn dân tộc, ghi nhớ công ơn cha mẹ, những người
có công đóng góp cho dòng tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần giúp họ vượt qua mọi gian
truân trong lịch sử đấu tranh để bảo tồn dân tộc, cũng như trong cuộc sống mưu sinh
hiện tại.
Tuy nhiên nhìn vào các nghi lễ thờ cúng của người Hmông ta cũng thấy vấn đề
nổi cộm là các thủ tục nghi lễ quá rườm rà, tốn kém. Nhiều nghi lễ mang nặng tính hủ
tục, mê tín không còn phù hợp với nếp sống mới và sự tiến bộ của khoa học. Bên cạnh
đó việc tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hoá mới ở vùng đồng bào Hmông Sơn la
trong mấy chục năm qua kết quả còn rất hạn chế. Người Hmông Sơn la không chỉ có
nghèo đói về vật chất mà còn rất đói cả về văn hoá. Trong điều kiện đời sống kinh tế
còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp thì đây chính là chỗ mà các thế lực thù địch
có thể lợi dụng.
1.2. Sự xâm nhập và phát triển của đạo Tin lành ở Sơn la.
1.2.1. Đạo Tin lành và quá trình du nhập vào Việt nam.
1.2.1.1 Vài nét khái quát về đạo Tin lành.
Tin lành là một tôn giáo ly khai từ công giáo, nó ra đời gắn liền với cuộc đại cải
cách lần thứ hai của Ki tô. Những nghiên cứu khái quát về Tin lành cho thấy Tin lành ra
đời là kết quả của cuộc khủng hoảng trầm trọng trong Giáo hội Công giáo; sự lúng túng
bế tắc của nền thần học kinh viện Trung cổ; sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng chủ
nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa tự do châu Âu thế kỷ XV-XVI.
Tin lành có nhiều danh xưng khác nhau: Tin lành (Evargelism), thệ phản
(Protestarlism), cải cách (Reformism). "Tin lành"trong tiếng Việt được hiểu là Tôn giáo
cải cách, cách tân chống lại Giáo hội Công giáo La mã. Nguyên nhân sâu xa của sự xuất
hiện phong trào cải cách Tôn giáo, xuất hiện Tin lành bắt nguồn từ sự vận động và phát
triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển công nghệ và thương mại đã làm nảy sinh
một giai cấp mới- giai cấp tư sản trong xã hội phong kiến Tây âu từ thế kỷ XIV - XV.
Sự chi phối nặng nề của chủ nghĩa kinh viện tới mọi mặt đời sống xã hội đã tạo nên
những mâu thuẫn, xung khắc với tính cách năng động, tự do của giai cấp tư sản, thị dân
- Giai cấp đang đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của
phong trào phục hưng văn hoá, các trào lưu tư tưởng chống Giáo hội và thần quyền đã
nói lên điều đó.
Nguyên nhân trực tiếp xuất hiện phong trào cải cách Tôn giáo là do sự trì trệ
khủng hoảng của Giáo hội Công giáo với những cảnh tượng xa đoạ, thối nát của những
giới chức cầm quyền, những lễ nghi cổ hủ, quy chế rườm rà, nặng nề cản trở xu thế tiến
bộ của xã hội thị dân.
Một trong những người đầu tiên khởi xướng phong trào cải cách là MartinLuther
(1483 - 1546) một linh mục dòng người Đức, ông cảm thấy chán nản khi chứng kiến
cảnh sống xa đoạ trần tục của các giáo sĩ ở Rôma, nhất là việc bán "bùa xá tội" lợi dụng
danh thánh để bóc lột dân chúng, năm 1517 M. Luther công bố " chín mươi lăm luận
đề" chống Giáo hội Rôma, lên án Giáo hoàng và giáo quyền, tuyên bố chỉ công nhận có
chúa và kinh thánh, bác bỏ quyền lực của toà thánh và cộng đồng; Đây là sự mở đầu cho
cải cách Tôn giáo ở Đức. Nhưng sự cải cách nửa vời của M.Luther đã không đáp ứng
được đòi hỏi triệt để hơn của các tầng lớp dưới trong xã hội, và người đại diện cho cho
xu hướng này là Thomas Munter (1490 -1525) với đỉnh cao là chiến tranh nông dân nổ
ra. Lo sợ trước phong trào lên cao bản thân M.Luther cuối cùng đã quay lại hợp lực với
giai cấp quý tộc, tầng lớp ôn hoà để chống lại những người bình dân, phong trào nông
dân bị đàn áp hết sức tàn nhẫn.
Nửa đầu thế kỷ XVI, phong trào cải cách đã lan rộng ra ngoài biên giới nước
Đức, những trung tâm mới của phong trào cái cách đã xuất hiện ở Thụy sĩ, Hà lan, Anh,
đặc biệt ở Thụy sĩ với sự xuất hiện của J.calvin (1509 - 1564) phong trào cải cách được
tiến hành triệt để, sâu sắc hơn trong đường hướng thực hiện hoá cải cách tôn giáo mang
mầu sắc Tư sản. từ đó phong trào lan rông ra nhiều nơi khác trên thế giới đến cuối thế
kỷ XVI đã hình thành một tôn giáo mới tách hẳn khỏi đạo Công giáo, đó là đạo Tin
lành.
Với tính cách mềm dẻo, linh hoạt và đa dạng cho tới nay đạo Tin lành đã có tới
hàng trăm tổ chức rất khác nhau cả về nghi lễ, cơ cấu tổ chức và giáo thuyết nhưng về
cơ bản vẫn theo những ý kiến của M. Luther và J.Calvin ở những nội dung và nguyên
tắc chính sau:
Về kinh thánh, công giáo lấy toàn bộ 46 cuốn cựu ước làm nền tảng giáo lý, Tin
lành bác bỏ 10 cuốn (các sách thuộc dòng Macabê), Tin lành công nhận kinh thánh là
lời phán truyền của Chúa trời, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự
hành đạo. Dù đề cao kinh thánh, nhưng Tin lành không coi kinh thánh chỉ là một đặc ân
giành cho các bậc chân tu chức sắc, mà đó là tài sản cho tất thảy mọi tín đồ để họ thông
công với Chúa.
Cả Công giáo và Tin lành đều thừa nhận thiên chúa ba ngôi nhưng khác biệt về
sự tôn thờ Thiên chuá. Tin lành chỉ tin thờ Thiên chúa không tin thờ các thánh tông đồ,
không thừa nhận đức mẹ Maria đồng trinh, không thờ lạy tranh tượng, vì vậy cách bài
trí trong nhà thờ Tin lành hết sức đơn giản. Tin lành vẫn thừa nhận có thiên đường và
địa ngục nhưng không có luyện ngục và cũng không lấy những cái đó để dử mồi hay doạ
nạt tín đồ.
Về nghi lễ, Tin lành phản đối các nghi lễ rềnh ràng, bày vẽ. Trong bảy phép tích
(rửa tội, thêm sức, thánh thể, hôn phối, xức dầu, truyền chức, giải tội) Tin lành chỉ thừa
nhận có hai : Bí tích rửa tội và bí tích thánh thể. Ngay trong bí tích rửa tội (Báp têm)
Tin lành qui định người chịu lễ này phải đợi đến thời đủ khôn khoảng 13 - 15 tuổi
(Công giáo rảy nước đã làm phép vào đầu đứa trẻ và thực hiện ngay từ khi đứa trẻ mới
sinh ra). Khi đạo Tin lành xâm nhập vào vùng dân tộc miền núi nước ta thay vì làm lễ
rửa tội ở nhà thờ, ta thường thấy họ đưa những người mới vào đạo ra suối để làm lễ
bằng cách dìm xuống suối. Phép thánh thể cũng được cử hành, nhưng họ cho đó chỉ là
sự gợi lại kỷ niệm về cái chết của Giê Su, nên nghi lễ đơn giản, mọi tín đồ và giáo sĩ đều
được uống rượu và ăn bánh thánh - ân sủng của Chúa ban cho mọi tín đồ (Công giáo:
rượu thánh là đặc ân riêng của các chức sắc, tín đồ không được dùng). Các buổi lễ của
Tin lành đơn giản, thường hát thánh ca, các mục sư chỉ giảng kinh thánh hoặc hướng
dẫn tín đồ đọc kinh, xưng tội không cần phải qua mục sư.
Về tổ chức và cơ cấu giáo hội, đây là điểm khác biệt căn bản giữa Công giáo và
Tin lành. Trong khi Công giáo tổ chức theo các mô hình quân chủ (phong kiến) trung
tâm đầu não (Giáo hội La mã), quản lý toàn bộ hệ thống từ quốc tế xuống cơ sở và có
tính chất"thánh thiêng ". Thì Tin lành lại không có giáo hội tập trung thống nhất, không
có tính " thánh thiêng " và có rất nhiều giáo phái khác nhau cả về cơ cấu tổ chức, đến
nghi lễ thờ cúng. Quyền tự chủ được giao cho các tổ chức cơ sở (các chi hội) cách thức
quản lý cũng dân chủ hơn, tín đồ được tham dự trong việc quản trị giáo hội. Hàng giáo
phẩm của Công giáo gồm các chức phó tế, linh mục, giám mục và có tính chất "thánh
thiêng ". Họ là những người được thay mặt Thiên chúa ở trần gian để chăn dắt con
chiên, vì thế họ phải "trinh khiết", không được xây dựng gia đình. Ngược lại hàng giáo
phẩm Tin lành chỉ có hai chức vụ chính đó là mục sư và truyền đạo (giảng sư), không có
tính chất ""thánh thiêng", mục sư và truyền đạo được lấy vợ, lấy chồng, không kiêng
khem .
Nói tóm lại, những cải cách của Tin lành về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cũng như tổ
chức, quản lý, mang đậm dấu ấn của tư tưởng dân chủ tư sản và khuynh hướng tự do cá
nhân, nó trở thành một tôn giáo mới mẻ, có sức hấp dẫn nhiều tầng lớp xã hội khác
nhau. Đặc biệt với sự năng động, nhấn mạnh yếu tố cá nhân và chiều sâu lý tính của
niềm tin, Tin lành đã có được khả năng duy trì, củng cố và phát triển trong mọi hoàn
cảnh . Sự khẳng định vị thế của giai cấp tư sản trên chính trường châu Âu đã tạo điều
kiện hỗ trợ cho sự phát triển của Tin lành.
Thế kỷ XVII và XVIII Tin lành đã khẳng định vị thế của mình tại châu Âu. Đồng
thời các giáo hội cũng nhận thức về sự truyền giáo như là cuộc đấu tranh để tồn tại, để
khuyếch trương thế lực. Các trung tâm đào tạo mục sư truyền đạo, cùng với hàng loạt
hội truyền giáo ra đời: Trường đầu tiên đào tạo các nhà truyền giáo được thành lập ở
Leyde (Hà lan - 1622), Hội truyền giáo Bắp tít Luân đôn (1792), Hội truyền giáo Hà lan
(1795), Hiệp hội truyền giáo Mỹ (1810).v.v Từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX , do
được khích lệ bởi cuộc cách mạng công nghệ đang nảy sinh Tin lành ồ ạt truyền giáo ra
toàn cầu và đặc biệt phát triển mạnh ở Mỹ. Thế kỷ thứ XX nước Mỹ trở thành nơi cung
cấp phần lớn nguồn nhân lực cho công cuộc truyền giáo của Tin lành. Đến nay, chỉ sau
gần 500 năm từ khi ra đời, Tin lành đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trở thành tôn
giáo có tính quốc tế lớn thứ tư sau Công giáo, Hồi giáo và ấn độ giáo với khoảng 500
triệu tín đồ, hơn 300 tổ chức hệ phái khác nhau, có thể kể tên một số hệ phái lớn như:
Trưởng lão (préby terianím) có khoảng 30 triệu tín đồ trong gần 100 giáo hội, Bắp tít
(Baptison) có khoảng 70 triệu tín đồ, phát triển rất nhanh ở Mỹ hiện là giáo phái mạnh
nhất của Tin lành; Methođít (methodism) có khoảng trên 60 giáo hội với tổng số hơn 60
triệu tín đồ; Cơ đốc phục lâm (adventison); Moóc-Mân (Mormonison); Qua ker, Liên
hiệp phúc âm và truyền giáo ki tô C.M.A [17, tr. 117; 135]
Cùng với bước chân của chủ nghĩa đế quốc, thực dân trong quá trình bành
trướng, xâm lược, những đoàn truyền giáo Tin lành được biết đến như những đạo quân "
chinh phục, khai phá "về tư tưởng và tinh thần cho các dân tộc thuộc địa, ở góc độ nào
đó là sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khuyếch trương thế lực, nhà học giả
Pháp Jcan Bau berot đã nhận định: "Mối liên hệ giữa truyền giáo với thực dân hoá là
không thể chối cãi được" [29, tr. 6]. Ngày nay khi địa bàn truyền đạo ngày càng ít
và đi vào thế ổn định, Tin lành lại hướng các hoạt động truyền giáo đến các dân tộc ít
người - nơi văn hoá còn sơ khai, trình độ dân sinh, dân trí thấp, nơi chưa có một tôn
giáo chính thống hoặc tôn giáo cũ đang khủng hoảng. Với đường hướng hoạt động khá
năng động, luôn đổi mới và thích nghi, đặc biệt là chủ trương "nhập thế", lấy các hoạt
động xã hội làm phương tiện điều kiện để thu hút tín đồ, Tin lành tiếp tục phát triển và
lan rộng.
Thế kỷ XX, loài người đã chứng kiến biết bao biến động khôn lường, sự phát
triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, đã nâng cao mức sống, mở mang
trí tuệ con người lên vượt bậc, nhưng cũng có không ít vấn đề liên quan đến sự sống còn
của con người trước những thảm hoạ về môi trường, dân số, dịch bệnh, chiến tranh và
những căn bệnh xã hội trầm kha khác. Tôn giáo lại có cơ hội trỗi dậy, sự xuất hiện các "
Tôn giáo lạ ", những giáo phái mới tách ra, nhập vào nhiều như nấm mọc sau mưa là
một trong những xu hướng của tôn giáo cuối thế kỷ XX. Bản thân Tin lành là một tôn
giáo đa giáo phái cũng không thoát khỏi xu hướng này, trong sự cạnh tranh khốc liệt để
dành giật tín đồ, tranh giành ảnh hưởng, nhiều giáo phái không ngần ngại đáp ứng
những nhu cầu tầm thường, phi văn hoá, phản nhân bản, trượt xa dần những yếu tố đạo
đức tiến bộ trong thời kỳ mới ra đời của tôn giáo này tại châu Âu .
1.2.1.2. Đạo Tin lành ở Việt nam .
Đã có khá nhiếu công trình nghiên cứu và tài liệu trình bày tương đối đầy đủ về
quá trình du nhập và đặc điểm của đạo Tin lành ở Việt nam. Trong luận văn này chúng
tôi chỉ xin khái quát một số vấn đề cơ bản và chia quá trình du nhập, phát triển của Tin
lành ở Việt nam thành 3 giai đoạn sau :
a) Khởi đầu quá trình truyền giáo của hội truyền giáo phúc âm liên hiệp (C. M .
A ) cho đến năm 1950.
Mặc dù không phải các giáo sĩ của C.M.A là những người đầu tiên đến Việt nam,
nhưng quá trình truyền Tin lành vào Việt nam chỉ thực sự bắt đầu khi những giáo sĩ
thuộc C.M.A đặt chân đến Việt nam.
Lịch sử C.M.A gắn liền với tên tuổi người sáng lập nó, đó là mục sư, tiến sĩ thần
học Albert Ben Jamin Simpson sinh năm 1843 (Island) năm 1865 trở thành mục sư của
Hội thánh trưởng lão chi hội Hanilton (Mỹ), năm 1887 mục sư SimpSon đứng ra thành
lập Hội truyền giáo (The Missionary Alliance) - năm 1890 một số mục sư thuộc nhiều
hệ phái Tin lành khác nhau đã lập nên tổ chức Hội liên hiệp cơ đốc (The christian
Alliance) .
Qua sự vận động của A.B Simpon ngày 2/4/1897 hai tổ chức này đã thống nhất
lại dưới tên Hội truyền giáo phúc âm liên hiệp ( The christianand Missionary Alliance
C.M.A). Mục đích của Hội là nhằm truyền giáo đến các địa bàn còn bị lãng quên trên
khắp thế gian và nuôi dưỡng một Hội thánh bản xứ trong mọi địa bàn truyền giáo. Họ đã
nhìn nhận từ sớm "Bán đảo Đông Nam á, trong đó có vương quốc An nam rộng lớn nơi
đang bị lãng quên phải được coi là công trường truyền giáo tương lai của Hội" .
Năm 1911, C.M.A thiết lập được trụ sở đầu tiên tại Turan (Đà nẵng) bắt đầu tiến
hành truyền giáo tại Đông Dương. Năm 1918 C.M.A đã thành lập được 5 chi hội ở Bắc
kỳ, 6 chi hội ở Trung kỳ, 5 chi hội ở Nam kỳ, tập hợp trong một tổ chức lấy tên là "Hội
thánh Tin lành đông Pháp" (Mission Evanglique de LIndochine Francaise - MEI), một
nhà in Tin lành được gấp rút thành lập năm 1920 tại Hà nội in kinh thánh và các tài liệu
dùng truyền đạo .
Năm 1921 mở trường kinh thánh tại Đà nẵng với chương trình rập khuôn theo
trường kinh thánh ở Nyack (Đặt tại Mỹ , nơi đào tạo các giáo sĩ của C.M.A để đào tạo
các giáo sĩ).
Năm 1927 đại hội đồng lần thứ tư bầu ra ban trị sự Tổng liên hội Hội thánh Tin
lành Việt nam (HTTLVN) do mục sư Hoàng Trọng Thừa làm hội trưởng đầu tiên. Từ
thời điểm này guồng máy quản lý của HTTLVN đã được qui định, hình thành và hoạt
động. Đơn vị cơ sở của HTTLVN là chi hội , nhiều chi làm thành địa hạt liên hội, các
địa hạt liên hội làm thành tổng liên hội- cơ quan điều hành cao nhất của Giáo hội do các
đại biểu trong các địa hạt hợp thành. Các công việc liên quan giữa C.M.A và HTTLVN
được điều hành bởi một ban trị sự chung, còn gọi là ban trị sự Mỹ - Nam. trên nguyên
tắc cùng quyết định các công việc chung, nhưng thực tế các giáo sĩ Mỹ nắm vai trò chủ
chốt.
Năm 1932 C.M.A truyền giáo lên vùng đồng bào ít người ở Tây nguyên. Năm
1933 có thêm giáo hội Tin lành Cơ đốc phục lâm vào truyền giáo
Trong thời kỳ này, Tin lành ở Việt Nam nhiều lần bị o ép, cấm cách, nhất là
trong khoảng thời gian chiến tranh thế giới II nổ ra. Các nguồn tài trợ của C.M.A cho
HTTLVN bị cắt đứt hoàn toàn, năm 1943 quân đội Nhật bắt gom tất cả các giáo sĩ tại
Đông Dương vì nghi số này là gián điệp của Mỹ. HTTLVN lâm vào khủng hoảng trầm
trọng, nhiều chi hội bị đóng cửa, xuất hiện sự chia rẽ tàn lụi trong Hội thánh. Cho đến
những năm 1948-1950 khi cục diện chiến tranh đã có phần ổn định, thế và lực của Mỹ
ngày càng mạnh ở Đông Dương, các giáo sĩ Mỹ cùng với các nguồn tài chính lại tràn
đến Việt Nam, đến từng chi hội, địa hạt nhằm vực dậy HTTLVN .
Sau hơn 40 năm từ khi thiết lập cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng (1911), năm 1954 Tin
lành ở Việt Nam đã có khoảng 60.000 tín đồ và gần 100 mục sư truyền đạo[11, tr. 139] .
b) Sự phát triển của đạo Tin lành trong giai đoạn 1950-1975.
ở Việt nam, từ những năm 1950 Mỹ chuẩn bị cho chiến lược can thiệp, thế chân
Pháp trực tiếp xâm lược Việt nam vì vậy sau hiệp định Giơ - ne- vơ 1954, đạo Tin lành
ở hai miền có sự khác nhau lớn.
ở miền Bắc, năm 1955 để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của đồng bào theo
Tin lành cũng như thực hiện chủ trương "đoàn kết các tầng lớp nhân dân" vì sự nghiệp
đấu tranh cho hoà bình, thống nhất đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã giúp đỡ và cho
phép cộng đồng Tin lành tổ chức giáo hội riêng, lấy tên là Tổng hội Hội thánh Tin lành
Miền Bắc (THTLMB) trụ sở ở Hàng da, với đường hướng vừa hoạt động tôn giáo vừa
hoạt động yêu nước. Do ảnh hưởng của điều kiện chiến tranh, cùng với môi trường xã
hội, văn hoá, đời sống ở miền Bắc có nhiều thay đổi khiến cho hoạt động truyền đạo Tin
lành theo lối cũ không phát huy tác dụng được. Vì vậy mà trong giai đoạn từ 1955 đến
1980, hoạt động của HTTL MB chỉ giới hạn trong việc duy trì sự tồn tại, không thể tiến
hành truyền giáo hay phát triển đạo được. Số tín đồ Tin lành toàn miền Bắc chỉ khoảng
hơn 2000 người, tổ chức Hội thánh chỉ gồm hai cấp : Chi hội và Tổng hội [11, tr. 140].
ở miền Nam, được sự trợ giúp về mọi mặt của các tổ chức Tin lành thế giới, nhất
là của C.M.A và được sự nâng đỡ, khuyến khích của chế độ Mỹ-Nguỵ, Hội thánh Tin
lành miền Nam (HTTLMN) đã hình thành. Hệ thống tổ chức của Tin lành miền Nam có
ba cấp: Tổng liên hội, địa hạt và chi hội cơ sở. Các cơ quan và tổ chức chuyên trách lần
lượt được thành lập như Đoàn tuyên uý Tin lành 1957, Đoàn sinh viên Tin lành 1959,
Đoàn thanh niên Thượng 1961 Mối quan hệ giữa C.M.A với HTTLMN được thiết lập
khá chặt chẽ, các cơ sở đào tạo giáo sĩ được củng cố và mở rộng. Trường kinh thánh Đà
Nẵng được dời vào Nha Trang và đổi tên thành trường đại học"Thánh kinh thần học
viện"; hai trường kinh thánh hệ trung cấp được xây dựng ở Đà Lạt và Ban Mê Thuật để
đào tạo giáo sĩ cho vùng Tây Nguyên. ở thời kỳ này, Tin lành ở đây phát triển mạnh với
qui mô ngày càng mở rộng và với những phương pháp, phương tiện truyền giáo ngày
càng phong phú. Cho đến 30/4/1975, HTTLMN trở thành một hệ phái lớn nhất với
khoảng trên 160.000 tín đồ ; 549 mục sư, truyền đạo (chiếm hơn 80% tổng số tín đồ,
giáo sĩ ở Miền Nam); 7 địa hạt với 487 chi hội, 368 nhà thờ lớn, nhỏ và 41 cơ sở văn
hoá xã hội [29, tr. 33].
Trong giai đoạn này ở Miền Nam ngoài HTTL miền Nam thuộc C.M.A, còn có
hơn 20 hệ phái Tin lành thế giới, song chủ yếu vẫn là của Mỹ như: Cơ đốc phục lâm,
Cơ đốc truyền giáo, Bắp tít, Ngũ tuần, Chứng nhân Giê-hô-va, Mi-nô-nai, Quây-cơ,
Anh giáo, Tin lành Pháp, Tin lành Hàn Quốc Cho tới năm 1975 tổng số tín đồ Tin
lành toàn Miền Nam khoảng trên 250.000 người, 800 mục sư và 500 nhà thờ [25, tr.
162] .
Như vậy thời kỳ 1950-1975 HTTLVN có hai tổ chức: HTTLMB nhỏ bé, số
lượng tín đồ, giáo sĩ chỉ chiếm 5%; HTTLMN được sự nâng đỡ của C.M.A cũng như
chế độ Mỹ-Ngụy đã có được thời kỳ phát triển vượt bậc về mọi mặt. Thời kỳ này cũng
đánh dấu sự xâm nhập của nhiều hệ phái Tin lành Quốc tế. Tin lành không chỉ phát triển
ở vùng đô thị, đồng bằng mà còn hoạt động rất tích cực ở vùng đồng bào dân tộc ít
người Tây Nguyên.
c) Đạo Tin lành ở Việt nam từ năm 1975 đến nay.
Sau ngày 30/4/1975 cùng với việc chấm dứt hoàn toàn sự xâm lược và can thiệp
của đế quốc Mỹ, Tin lành miền Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng. Các giáo hội Tin
lành mất đi những điều kiện ưu đãi, các nguồn trợ giúp bị cắt đứt, các giáo sĩ là người
nước ngoài rời khỏi Việt nam, một bộ phận không nhỏ các chức sắc, tín đồ vượt biên,
một số các sĩ quan tuyên uý Tin lành phải tập trung cải tạo, các cơ sở Tôn giáo của Tin
lành hầu như đóng cửa, Tin lành miền Nam chưa được công nhận tư cách pháp nhân
Như vậy ở thời kỳ sau chiến tranh hoạt động của Tin lành bị thu hẹp và giảm sút nhanh
chóng, hàng giáo phẩm một số già yếu, một số lớn bỏ nhiệm sở, hoạt động truyền giáo
hầu như bị tê liệt, một số hệ phái nhỏ như: Ngũ tuần, Trưởng lão, Giám lý bị tan rã
hoàn toàn. Tin lành chịu sự tác động của một sự khủng hoảng toàn diện.
Từ giữa những năm 80 trở lại đây đất nước bước vào thời kỳ đổi mới phát triển
kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế Đạo Tin lành ở Việt nam cũng