Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập môn : Môn quản lý nhà nước potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.39 KB, 5 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
KHOA QUẢN LÝ VĂN THƯ
o0o
BÀI TẬP
MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Sinh viên thực hiện: Bế Văn Hiệp
Lớp: 10CĐQTVP
HÀ NỘI: 5/2012
1
BÀI LÀM
1. Quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ
Khoa học là hệ thống tri thức về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên,
xã hội và tư duy.
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ là những hoạt động về quyết
sách, thực hiện có hiệu quả về các mặt: kế hoạch, hoạch định, tổ chức, chỉ huy,
điều tiết, điều khiển, kiểm soát đối với hoạt động khoa hoc và công nghệ.
Đối tượng quản quản lý chủ yếu của QLNN về KHCN bao gồm: nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu – phát triển, pháy triển công nghệ
nhân lực nhân tài, chất lượng tiêu chuẩn đo lường quốc gia.
Ví dụ: Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ Việt
Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công
nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng
sản phẩm, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân;
quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện
đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
2.Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của loài người
Trong lịh sử loài người, khoa học công nghệ ngày càng góp phần tạo ra
biến đỏi to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tê xã hội và được đánh giá là động


lực phát triển. thật vậy, ở thời kỳ đầu nhờ hoạt động thực tiến, con người đã dần
dần tích lũy được kinh nghiệm dẫn đến sự phát triển của khoa học. lịch sử phát
triển cho ta thấy những bước ngoặt cách mạng khoa học công nghệ. Những biến
đổi trong tri thức khoa học, trong cách thức sản xuất kéo theo những biến đổi to
lớn về chính trị xã hội của loài người,trước hết trong lĩnh vực sản xuất vật chất,
rồi kéo theo những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, văn hóa,…dẫn đến sự
thay đổi xã hôi cũ, hình thành nền văn minh với những đặc trưng hoàn toàn
khác.
Ngày nay, khoa học công nghệ đang góp phần tạo ra những biến đổi to lớn
về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, phương thức sản xuất, cơ sở xã hội, giá
trị văn hóa, ý thức chính trị xã hội.
Ví dụ: Hoạt động thông tin KHCN và CNTT: Đã tiến một bước đáng kể
trong việc quản lý, khai thác các nguồn thông tin tư liệu phục vụ phát triển KT-
XH của tỉnh. Việc thành lập Trung tâm Tin học và thông tin KHCN khẳng định
được vị trí và vai trò của thông tin và nhu cầu phát triển thông tin và CNTT trên
địa bàn. Hằng năm xuất bản các tài liệu khoa học kỹ thuật, lịch khoa học phục
vụ sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp nhiều kỹ thuật canh tác mới đã được
phổ biến áp dụng, nhiều loại giống cây trồng vật nuôi mới và các mô hình ứng
dụng tiến bộ KHKT mới được giới thiệu để nhân rộng, đặc biệt hoạt động thông
2
tin KHCN được chú ý hơn đối với đồng bào vùng sâu vùng xa. Công tác đào
tạo, tập huấn về CNTT, tư vấn, hỗ trợ chuyển giao một số phần mềm chuyên
ngành cho các đơn vị trong tỉnh, góp phần phát triển nguồn nhân lực về CNTT
của tỉnh. Duy trì hoạt động của website Cao Bằng góp phần không nhỏ vào việc
giới thiệu, quảng bá, xúc tiến và kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Duy trì và tổ
chức tốt Chợ công nghệ và thiết bị Techmart hằng năm, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tìm kiếm, trao đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh./.
3. Sự cần thiết của Quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ
Mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ là xây dựng nền khoa học
và công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình

độ quản lý; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; xây dựng con người mới Việt Nam; góp phần phát triển nhanh, bền
vững kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
Khoa học và công nghệ là hoạt động có những đặc trưng sau:
- Tính xã hội cao.
- Đòi hỏi vốn lớn; nhiều rủi do; thời hạn thhu hồi vốn khó lường.
- Hàm chữa nhiều quan hệ phức tạp về quyền lợi và vật chất và tinh thần.
- Liên quan trực tiếp và rất hệ trọng đến khả năng an ninh quốc phòng và
kinh tế.
- Đặc biệt là sản phẩm của của khoa học xã hội có tính chất chính trị. Giai
cấp rõ rệt.
- Cần có những điều kiện tiền đề mà chỉ nhà nước mới tạo ra được.
Ví dụ: Năm 1947, thành lập Nha nghiên cứu kỹ thuật thuộc Cục Quân
giới, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam. Kỹ sư, thiếu tướng Trần Đại
Nghĩa được bổ nhiệm làm Cục trưởng kiêm Giám đốc đầu tiên của Nha nghiên
cứu kỹ thuật Quân giới. Đây là cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công
nghệ quân sự đầu tiên của Việt Nam và là tổ chức tiền thân của Viện Khoa học
và Công nghệ Quân sự, Viện Thiết kế Vũ khí, Viện Thuốc phóng- Thuốc nổ và
các Viện, Phân viện nghiên cứu của Quân đội Việt Nam.
4. Chức năng của Quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ Việt Nam thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển
tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, sở
hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước
các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu
phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý
theo quy định của pháp luật.
3

Nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động khoa học
công nghệ.
- định hướng chung cho lực lượng nghiên cứu khoa hoc, triển khai
ứng dụng, chế tạo thiết bị, máy móc.
- Định hướng chung cho lực lượng các nhà khoa học tham gia vào sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội nói chung và cho sự nghieep0j khoa
hoc công nghệ nói riêng.
- Quản lý chất lượng các sản phảm khoa học công nghệ vì có liên
quan đến tên tuổi danh giá, địa vi của nhà khoa học.
Ví dụ: sự quản lý của sở khoa hoc công nghệ:
Sở khoa học và công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân tỉnh,
giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động
khoa học và công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế - xã hội; tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm; sở hữu trí
tuệ (không bao gồm quyền tác giả về văn học, nghệ thuật và nhãn hiệu hàng
hóa); an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp
luật.
5. Nội dung Quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế
hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
khoa học và công nghệ;
c) Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ;
d) Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công
nghệ, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
e) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
f) . Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải
thưởng khoa học và công nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về

khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân;
g) Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ;
h) Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;
i) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ về khoa học và công nghệ;
j) Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;
4
k) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoa học và công
nghệ; xử lý các vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ
Ví dụ: Quyết định 37/2002/QĐ-BKHCNMT Về việc ban hành "Quy định tạm
thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và
công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005"
6. Cơ quan Quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
b) Hằng năm Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chính
sách, biện pháp để phát triển khoa học và công nghệ; việc sử dụng ngân
sách nhà nước đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; kết quả hoạt
động khoa học và công nghệ.
c) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính
phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
d) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo sự phân công của
Chính phủ.
e) Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về khoa học
và công nghệ.
f) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và
công nghệ ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Thông tư liên tịch 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN Quy định chế
độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam
đến năm 2020”
5

×