Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 108 trang )





LUẬN VĂN:

Nâng cao chất lượng CTVĐND của
Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước











Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử dân tộc, giai cấp nông dân Việt Nam có vai trò rất quan trọng.
Nông dân là lực lượng hùng hậu, chủ yếu trên mặt trận chống đế quốc, phong kiến,
giành chính quyền và giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc. Họ là những người
đầu tiên khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, lập nên non sông đất nước Việt Nam
hôm nay.
Từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã nhìn thấy vai trò và sức mạnh to lớn
của giai cấp nông dân. Vì thế, các triều đại phong kiến đã có nhiều biện pháp thu
phục, lôi cuốn nông dân.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi xác định lực lượng của cách mạng


Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "công nông là gốc của cách mạng". Người
đánh giá rất cao vai trò của nông dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta
luôn luôn coi trọng công tác vận động nông dân. Đảng ta nhận thức rằng nước ta là
nước nông nghiệp, tỷ lệ nông dân chiếm phần lớn trong dân cư, làm tốt công tác vận
động nông dân có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về công tác dân
vận, trong đó có công tác vận động nông dân, Đảng bộ Cà Mau ngay từ khi mới
thành lập đã chú trọng vận động, thu hút các tầng lớp nông dân tham gia các phong
trào cách mạng.
Trải qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, nông dân Cà
Mau cùng với nhân dân cả nước đã đóng góp một phần rất lớn công sức của mình
vào thắng lợi chung của dân tộc.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất
nước, đặc biệt là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn, công
tác vận động nông dân (CTVĐND) của Đảng bộ tỉnh Cà Mau có những tiến bộ nhất
định. Kết quả là đã thu hút nông dân vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Song, bên cạnh những thành tựu đạt được, CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà
Mau trong thời gian qua, nhất là những năm gần đây còn những hạn chế, khuyết

điểm. Nội dung, hình thức và phương pháp vận động nông dân còn nhiều bất cập,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Không ít cấp ủy đảng, chính quyền
chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, chưa
thật sự coi trọng CTVĐND. Điều này làm cho phong trào nông dân của tỉnh phát
triển chưa mạnh, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, chậm được khắc phục,
tình hình nông thôn ở Cà Mau đang có những diễn biến phức tạp. Một số nơi lòng
tin của nông dân đối với tổ chức đảng, chính quyền giảm sút nghiêm trọng.
Trước thực trạng ấy, để nâng cao đời sống nông dân, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Cà Mau cần nhanh chóng khắc phục những

hạn chế trong CTVĐND.
Chính vì vậy, việc phân tích đúng tình hình, luận giải những vấn đề bức xúc
đang đặt ra trong nông thôn Cà Mau, đề ra những giải pháp có tính khả thi nhằm
góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước là rất cần thiết và cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nông dân và CTVĐND đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà
khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề nông
dân và CTVĐND. Tuy nhiên, tùy từng góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các công
trình khoa học có những cách tiếp cận, giải quyết khác nhau.
Xoay quanh vấn đề nông dân và CTVĐND có một số công trình, bài viết
đáng chú ý sau:
- "Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn
hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Giang Văn Phục, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
- "Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay" của Ban
Dân vận Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

- "Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước", Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lê Kim Việt, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
- "Nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân của các Đảng bộ xã ở tỉnh
Thái Bình trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Phạm Đức
Hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
- "Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hợp tác hóa, dân chủ hóa" của Vũ Oanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
- "Giai cấp nông dân là lực lượng hùng hậu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" của Nguyễn Đức Triều, Báo Nhân dân, ngày
9-10-2000.
- "Hội Nông dân với nhà nông" của Mạnh Hà, Báo Hà Nội mới, ngày 1-8-

2001.
- "Chính sách và giải pháp cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn hiện
nay" của Nguyễn Thanh Bạch, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 1-1999.
- "Thực trạng và giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn hiện nay" của
Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Cộng sản, số 25-2002.
- "Một số vấn đề về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn nước ta
hiện nay" của Phạm Xuân Dũng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6-2000.
Ngoài những công trình, bài viết trên còn có một số công trình, bài viết liên
quan đến nông dân và CTVĐND. Nhìn chung, các công trình, các bài viết nêu trên
đề cập đến các khía cạnh khác nhau, với mức độ khác nhau có liên quan đến
CTVĐND. Nhiều công trình đã giải quyết tương đối toàn diện vấn đề lý luận trong
CTVĐND hoặc nêu lên thực trạng CTVĐND trên phạm vi của một địa phương.
Song, chưa có công trình nào nghiên cứu về CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế, luận văn đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà
Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề nông dân và CTVĐND.
- Đánh giá đúng thực trạng nông dân và CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau,
tìm ra một số nguyên nhân của thực trạng ấy.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTVĐND của
Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau,
mà trực tiếp là của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở Cà Mau.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các chủ trương, nghị quyết của
Đảng bộ tỉnh và tổ chức đảng các cấp trong CTVĐND từ khi đổi mới đất nước đến
nay và từ nay đến năm 2010.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta và các Nghị quyết của
Đảng bộ tỉnh Cà Mau về CTVĐND.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là tình hình nông dân, nông thôn và thực trạng
CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn cũng
căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Cà Mau trong công
cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là
kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, kết hợp chặt chẽ phương pháp
lịch sử với lôgíc, phân tích và tổng hợp. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương
pháp khảo sát thực tế, xử lý số liệu thống kê.
5. Đóng góp mới của luận văn

Qua nghiên cứu, luận văn làm rõ bối cảnh, điều kiện và đặc điểm của
CTVĐND Cà Mau trước yêu cầu nhiệm vụ mới, chỉ ra những căn cứ khoa học- thực
tiễn của việc nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Ban dân vận, Hội nông dân các cấp ở tỉnh Cà
Mau trong CTVĐND. Đồng thời có thể phục vụ cho việc học tập, giảng dạy ở
Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện của tỉnh Cà Mau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.



Chương 1
Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Cà Mau - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn

1.1. Nông dân và công tác vận động nông dân đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở Cà Mau
1.1.1. Vai trò và đặc điểm của nông dân Cà Mau
1.1.1.1. Vai trò của nông dân Cà Mau
- Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nông dân Cà Mau là lực
lượng chủ lực quân trên mặt trận chống xâm lược, bảo vệ quê hương, là chỗ dựa tin
cậy của Đảng và chính quyền địa phương.
Tỉnh Cà Mau - Vùng đất cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, là nơi từng có
vai trò quan trọng trong những cuộc đấu tranh liên tục chống thù trong giặc ngoài.
Bao thế hệ nông dân đã từng ủng hộ và tham gia hùng binh Tây Sơn, nghĩa quân
Nguyễn Trung Trực, Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự ngày xưa, cho đến du kích Tân
Hưng tây, khởi nghĩa Hòn Khoai, cảm tử quân bảo vệ Mặt trận Tân Hưng và đánh
tàu Tây trên kinh xáng Mương Điều
Tháng 1 năm 1930, chi bộ đảng đầu tiên được thành lập ở thị trấn Cà Mau
(thuộc An Nam Cộng sản Đảng). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân Cà Mau đã hòa
nhập vào phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của các lực lượng
yêu nước khác, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, cũng như trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Cà Mau là một căn cứ địa quan trọng của vùng Tây Nam bộ.
Các cơ quan lãnh đạo của khu Tây Nam bộ, của Trung ương và các khu, tỉnh bạn
gắn bó với nơi đây cùng chung sức bảo tồn, xây dựng và phát triển lực lượng cách
mạng. Nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước như đồng chí Lê Duẩn,
Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt đã từng hoạt động ở mảnh đất thân thương này.
Nông dân Cà Mau vốn có truyền thống quật khởi, được tôi luyện trong quá
trình chiến đấu gian khổ, bền bỉ do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí


Minh vĩ đại lãnh đạo. Nối chí cha ông, phát huy truyền thống yêu nước, nông dân
Cà Mau đã góp biết bao sức người, sức của cung ứng cho các chiến trường. Hình
ảnh những người mẹ, chị, vợ hàng ngày gói bánh tét, bánh dừa chở trên những
con xuồng ba lá tiếp tế cho những anh bộ đội đã phần nào nói lên điều đó. Trong
kháng chiến chống Mỹ, sự hy sinh của người dân Cà Mau thật to lớn. Sự hy sinh đó
được nhà văn Nguyễn Tuân cô đúc bằng hình ảnh: Không ngày nào không có những
giọt máu hòa vào những lòng kênh nước mặn.
Đặc biệt Cà Mau là nơi có phong trào du kích rộng lớn, đã xây dựng các
đơn vị chủ lực chiến đấu cho miền Tây Nam bộ, góp phần tạo nên những "quả đấm"
vũ trang, thúc đẩy phong trào chính trị, binh vận dồn địch vào thế bất lợi.
Cũng như thực dân Pháp, Mỹ - Diệm biết rõ Cà Mau là vùng đất cách mạng
lâu đời. Dân Cà Mau là dân Cụ Hồ, đi theo Đảng và sống chết vì lý tưởng hòa bình,
thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc. Cho nên, vừa ký Hiệp định Giơnevơ chưa
ráo mực, chúng đã tăng cường lực lượng đánh vào vùng giải phóng Cà Mau và tiến
hành nhiều chiến dịch lớn như "Thoại Ngọc Hầu", "Trương Tấn Bửu" Tàn bạo
nhất là chúng thực hiện Luật 10/59 "đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật", trên
thực tế là chống cộng, đánh vào nhân dân và những người kháng chiến. Đồng thời,
chúng còn thành lập các tổ chức phản động để kìm dân và đàn áp phong trào cách
mạng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân Cà Mau phát huy truyền
thống quật khởi đứng lên dùng bào lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách
mạng, giành thắng lợi to lớn trong phong trào đồng khởi của tỉnh nhà vào cuối năm
1959.
Cùng với lực lượng vũ trang của miền, lực lượng vũ trang địa phương của
tỉnh, trong đó tuyệt đại đa số là con em nông dân đã góp sức làm nên thắng lợi của
cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân 1968 và chiến thắng lịch sử 30 tháng 4
năm 1975. Thắng lợi của đại thắng mùa xuân năm 1975 là thắng lợi vĩ đại của toàn
dân tộc, trong đó có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ và quân dân Cà Mau.
Đó là thắng lợi của ý chí, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sự


thông minh sáng tạo, lòng dũng cảm phi thường của Đảng bộ và quân dân Cà Mau,
trong đó nông dân Cà Mau có vai trò quan trọng.
- Trong công cuộc đổi mới và trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, nông dân Cà Mau là lực lượng quan trọng xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nông dân Cà Mau từ bao đời nay không những kiên cường, bất khuất trong
đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm, viết nên những trang sử oanh liệt
của dân tộc, mà còn cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động sản xuất. Họ không
chỉ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn đóng
góp rất to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước cũng như trong quá trình thực hiện
CNH, HĐH đất nước hiện nay.
Trong những năm đổi mới, nông dân Cà Mau đã ra sức khắc phục hậu quả
của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ
đã tỏ ra lạc hậu với sự phát triển của xã hội. Có thể nói chính sức mạnh của trí tuệ,
của sự sáng tạo và tính năng động của nông dân Việt Nam nói chung, trong đó có
nông dân Cà Mau trong việc thử nghiệm mô hình kinh tế và cách quản lý mới trong
nông nghiệp đã tạo tiền đề góp phần cho việc đổi mới các quyết sách có tính cách
mạng của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.
Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng góp lớn cho
nền kinh tế tỉnh. Xuất khẩu gạo, đặc biệt là thủy hải sản chiếm phần rất lớn trong cơ
cấu kinh tế. Đó là tiền đề quan trọng về vốn cho CNH, HĐH. Ngoài ra, nông nghiệp,
nông thôn và nông dân còn là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và
ứng dụng khoa học - công nghệ. Nông dân là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh
tế, tiến công vào khoa học kỹ thuật, vào đói nghèo và lạc hậu.
Với tinh thần cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động, nông dân Cà
Mau đã hăng hái đi đầu trong sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp
phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp
nông thôn chiếm hơn 70% GDP của toàn tỉnh. Năm 2004, sản lượng lương thực của
tỉnh đạt 400.000 tấn, giảm 450.000 tấn so với năm 2000. Sản lượng giảm là do

chuyển phần lớn diện tích trồng lúa sang nuôi tôm. Tuy sản lượng lương thực có

giảm nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tỉnh. Thủy hải sản
năm 2004 đạt 241.000 tấn, đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh.
Nông dân là lực lượng đi đầu trong phong trào "xóa đói giảm nghèo". Với
tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nhiều hộ khá, giàu đã giúp đỡ hộ nghèo, bày
cách làm ăn, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều người còn cho hộ nghèo mượn
vốn, thậm chí cho mượn đất canh tác. Chính vì thế những hộ nông dân trước kia
vốn khó khăn, nghèo túng nay đã vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh:
năm 1997 là 27%, năm 2001 là 12%, đến nay còn 8% (tính theo tiêu chí cũ). Tỷ lệ
hộ dân có nhà ở kiên cố, bán kiên cố trên 50%. Những mái nhà tranh, nhà lá đang
dần được thay thế bằng những nhà ngói khang trang, làm thay đổi nhanh chóng bộ
mặt nông thôn Cà Mau.
Phong trào "đền ơn đáp nghĩa" cũng được nông dân tham gia mạnh mẽ.
Đánh giá kết quả phong trào "đền ơn đáp nghĩa" trong thời gian qua, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XII khẳng định:
Nông dân cùng với các giai tầng khác trong xã hội ở Cà Mau đã
đóng góp gần 15 tỷ đồng, cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước xây dựng
trên 2.200 ngôi nhà tình nghĩa, 365 hộ được cất nhà tình thương, góp
phần giải quyết khó khăn về nhà ở, chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo hơn
đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng và người
có công với nước [11, tr.26].
Nông dân Cà Mau là lực lượng quan trọng góp phần giữ vững và bảo tồn
những giá trị văn hóa dân tộc. Những điệu hò, điệu lý, đặc biệt là đờn ca tài tử, hát
vọng cổ, cải lương được họ sáng tạo, giữ gìn và không ngừng phát huy loại hình
nghệ thuật này. Có thể nói không ai ở Cà Mau, nhất là những người nông dân mà
không biết hát vọng cổ. Họ là những nghệ nhân dân gian giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa Nam bộ, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
Trong điều kiện tình hình chính trị trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến
phức tạp, nhất là sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ, khi các thế lực thù địch

đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta, tình hình chính trị ở nông thôn Cà
Mau vẫn ổn định. Nông dân vẫn là lực lượng tin cậy của đảng bộ, chính quyền trong

tỉnh. Nông dân vẫn là lực lượng to lớn chủ yếu tham gia xây dựng lực lượng vũ
trang, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nhiều phong trào của thanh niên nông thôn tham gia
xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, tổ tự quản, lực lượng dân phòng, phòng chống
tội phạm, tệ nạn xã hội đã cùng bà con nông dân xây dựng xóm, ấp, khu dân cư an
toàn, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn.
Những thành tựu trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và những
đóng góp to lớn của nông dân trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong
những năm đổi mới đã góp phần đưa Cà Mau cùng với cả nước thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và không ngừng phát triển về kinh
tế.
Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, giai cấp nông dân
Cà Mau vẫn giữ vai trò quan trọng. Có tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn đạt kết quả thì tỉnh mới có điều kiện để thúc đẩy CNH, HĐH trên các lĩnh vực
khác. Tình hình nông thôn Cà Mau có ổn định và phát triển thì kinh tế - xã hội của
tỉnh mới phát triển ổn định. Trong thời kỳ CNH, HĐH từ nay đến năm 2010, nông
dân vẫn là lực lượng lao động đông đảo, cung cấp nguồn lực lao động cho các
ngành kinh tế khác. Nông nghiệp, nông thôn vẫn là thị trường quan trọng tiêu thụ
sản phẩm công nghiệp, là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân
trong tỉnh.
1.1.1.2. Đặc điểm của nông dân Cà Mau
Cũng như nông dân Nam bộ, nông dân Cà Mau vừa có đặc điểm chung của
nông dân Việt Nam, vừa có những nét riêng. Do tính chất, đặc điểm về địa lý tự
nhiên, do phong tục tập quán và những giá trị văn hóa riêng, có thể khái quát một số
đặc điểm cơ bản của nông dân Cà Mau như sau:
- Nông dân Cà Mau có tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
Cũng như nông dân ở nhiều nơi, nông dân Cà Mau cần cù, chịu khó trong

lao động. Thiên nhiên Cà Mau có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn,
khắc nghiệt. Điều này đã hình thành ở người nông dân tính cần cù, chịu khó, chịu

khổ. Họ mong muốn có cuộc sống yên bình, đủ ăn, đủ mặc, có cuộc sống ấm no,
hạnh phúc.
Trước khi cách mạng thành công, ước mơ giản dị đó của người nông dân
Cà Mau cũng không có được. Dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân và địa chủ,
người dân Cà Mau, hầu hết là bần cố nông phải sống cuộc đời tối tăm, dốt nát. Sống
trên đồng ruộng trù phú, màu mỡ, lao động đầu tắt mặt tối mà vẫn thiếu ăn, thiếu
mặc. Biết bao nhiêu người đã phải chết dần, chết mòn, chết oan uổng trong đồn điền
của địa chủ thực dân, phong kiến. Thiếu ăn, người tá điền phải đi vay, vay rồi không
có tiền trả cho chúng phải làm tôi mọi suốt đời hoặc phải bán vợ, đợ con. Bệnh
không có tiền mua thuốc uống, chết không có đất chôn. Cuộc sống quanh năm thật
cơ cực, không ra kiếp người.
Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở mang khai khẩn cách đây khoảng trên
300 năm. Vào thế kỷ XVII, XVIII về cơ bản, đây là vùng đất còn hoang dã, sình lầy,
với rừng thiêng nước mặn, cá sấu, muỗi mòng, rắn rết Khung cảnh thiên nhiên cây
cối sầm uất, nguy hiểm, là môi trường vô cùng lạ lùng, bí hiểm và đầy đe dọa, gây ra
nỗi khiếp sợ cho những lưu dân mới đến đây lập nghiệp:
"Đến đây đất nước lạ lùng
(Nghe) con chim kêu cũng phải sợ, (thấy) con cá vẫy vùng cũng phải kinh".
Hoặc: Chèo ghe sợ sấu cắn chưn
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma".
Đối diện với một môi trường thiên nhiên vừa có nhiều thuận lợi, đất đai
màu mỡ, vừa có nhiều khó khăn như vậy, những lớp lưu dân đầu tiên đã phải đổ
nhiều mồ hôi và cả máu để khai khẩn đất đai, xây dựng và bảo vệ xóm làng. Trong
cuộc chống chọi với thiên nhiên đầy gian khổ, nguy nan, họ đã đùm bọc giúp đỡ lẫn
nhau, từ đó tình hữu ái giai cấp giữa những người lao động đã hình thành, tạo nhân
tố bền vững của tình đoàn kết, của cộng đồng các dân tộc ở Cà Mau trong các thời
kỳ lịch sử.

- Nông dân Cà Mau có lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó với Đảng, với Bác
Hồ:

Giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, đặc biệt là giai cấp nông dân Cà
Mau có lòng yêu nước nồng nàn. Họ là những người gắn bó với làng xóm, quê
hương sâu sắc, gắn bó với mảnh đất mà cha ông đã đổ bao mồ hôi, cả xương máu
để khai phá, gìn giữ.
Những lưu dân phiêu bạt về đất Cà Mau tuy nghèo khổ, nhưng rất dũng
cảm, có nghị lực, nghĩa khí và lòng tự tin, không bao giờ khuất phục trước cường
quyền, luôn căm thù bọn áp bức, bóc lột, bọn cướp nước cũng như bọn bán nước và
cương quyết đấu tranh cho chính nghĩa, cho độc lập tự do.
Người Cà Mau, chủ yếu là nông dân mang ý chí quật khởi và tinh thần
thượng võ của dân tộc, là những con người chân thành, trọng nghĩa, đầy lòng nhân
ái. Những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống này đã được kế thừa và phát
huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì lẽ đó mà người dân Cà Mau từ trước
đến nay không những cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động sản xuất, dũng cảm
chinh phục thiên nhiên mà còn kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống áp bức,
bóc lột, chống ngoại xâm, viết lên những trang sử oai hùng.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời giương cao ngọn cờ giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, Đảng đã giải phóng cho nông dân Cà Mau khỏi lầm than,
áp bức của đế quốc và phong kiến. Nông dân Cà Mau có được đời sống ấm no như
hôm nay là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. Vì vậy, nông Cà Mau hết
lòng, hết dạ trung thành với sự nghiệp cách mạng, xả thân chiến đấu, lập nên biết
bao kỳ tích anh hùng hơn 70 năm qua, góp phần cùng cả nước giành độc lập, tự do
và tiến lên xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh.
- Nông dân Cà Mau có tâm hồn phóng khoáng, trọng tình nghĩa, có tư duy
kinh tế thị trường năng động, dám nghĩ, dám làm:
Do đặc điểm địa lý, kết cấu làng xã của vùng nông thôn Nam bộ mà nông
dân Cà Mau có điểm khác so với nông dân Bắc bộ và Trung bộ. ở Bắc bộ, nông dân
sống theo kết cấu làng xã bền chặt, sống trong luỹ tre làng, cộng với thiên nhiên

khắc nghiệt, đất đai chật hẹp nên nông dân Bắc bộ có tâm lý "tích cốc phòng cơ,
tích y phòng hàn", tiết kiệm, có tư tưởng khép kín và tính cố kết làng xã khá bền

chặt. Khác với nông dân Bắc bộ, Trung bộ, nông dân Nam bộ nói chung, đặc biệt là
nông dân Cà Mau, sống trong điều kiện thiên nhiên có nhiều thuận lợi, đất đai màu
mỡ, tôm cá dồi dào, họ sống theo sông ngòi, kênh rạch, với môi trường mênh mông
sông nước nên họ có tâm hồn khoáng đạt, "chịu chơi". Khi có khách đến nhà họ sẵn
sàng tiếp đãi từ sáng đến tối mà quên thời gian, thể hiện đúng phong cách "đã làm
thì làm hết mình, đã chơi là chơi đến sáng".
Điều này cũng có tính lịch sử của nó. Bởi vì từ đầu thế kỷ XVII, nhiều dân
nghèo người Việt ở Bắc bộ và Trung bộ, phần lớn là nông dân vì không chịu nổi
ách áp bức, bóc lột tàn bạo và những cuộc chiến tranh dai dẳng của hai tập đoàn
phong kiến Trịnh, Nguyễn đã phải rời bỏ quê cha đất tổ, tiến dần về phương Nam
tìm đường sinh sống. Họ đã đến vùng đất Nam bộ lập các cộng đồng dân cư ngày
nay. Chính điều đó cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên làm cho họ là những người
thích tự do, không khuất phục trước cường quyền nhưng cũng rất trọng tình, trọng
nghĩa khí.
Do đất rộng, lại nhiều kênh rạch, nông dân Cà Mau sống phân rải và thưa
thớt. Vì vậy, mức độ cố kết cộng đồng dân cư lỏng lẻo, phong tục tập quán không
nặng nề, ràng buộc như nông dân ở Bắc hay Trung bộ. Họ yêu thích tính cách tự do,
mộc mạc. Họ không thích màu mè, chải chuốt trong lời ăn tiếng nói, không câu nệ,
không thích những hình thức lễ nghi ràng buộc.
Đây là đặc điểm đáng chú ý khi tiến hành CTVĐND. Đặc điểm này đòi hỏi
cán bộ làm CTVĐND phải vất vả hơn những nơi khác, tần suất tiếp xúc với nông
dân phải nhiều hơn, phải lăn lộn với phong trào, phải hòa đồng, cởi mở với bà con
nông dân. Đồng thời do tính cách tự do, không thích câu nệ của họ, nên phương
pháp vận động nông dân không được áp đặt, dùng mệnh lệnh đối với nông dân, mà
phải gợi mở, vận động, thuyết phục họ.
Trong sinh hoạt văn hóa, người dân Cà Mau có tâm hồn bay bổng, sáng tác
những lời ca, tiếng hát, hò, vè ca ngợi lao động, chống thiên tai, thú dữ và ngoại

xâm như hò đối đáp, cổ nhạc tiêu biểu là bản vọng cổ của cụ Cao Văn Lầu thuộc
lớp cư dân đến vùng đất trẻ bán đảo Cà Mau đầu thế kỷ XX. "Dạ cổ Hoài Lang" của

cụ Cao Văn Lầu là điệu cổ nhạc đặc sắc ở Nam Bộ. Bản vọng cổ ra đời được người
dân Cà Mau sử dụng thành thạo và tự hào về sản phẩm bản địa của mình, góp phần
vào kho tàng văn hóa Việt Nam. Đặc biệt là truyện cười bác Ba Phi được lan truyền
rộng rãi, đã tạo cho cuộc sống vui tươi, thoải mái trong lao động của người dân
vùng đất mới này.
Do sớm tiếp xúc với kinh tế thị trường lại không phải chịu nhiều tác động
của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, nên người nông dân Cà Mau có tư duy kinh
tế nhanh nhạy, năng động. Họ là những người dám nghĩ dám làm, không khuất
phục trước khó khăn. Từ kinh nghiệm thực tiễn, nếu thấy làm có hiệu quả là họ làm
ngay, không ngần ngại. Những năm trước, có những vùng chuyên trồng lúa, chưa
chuyển dịch sang nuôi tôm, nhưng thấy trồng lúa thu nhập không bằng nuôi tôm nên
họ đã tìm mọi cách cho nước mặn vào nuôi tôm, kết quả đạt rất khả quan, đời sống của
nông dân ở vùng đó đã nâng lên rõ rệt.
Vài năm gần đây, tình hình nuôi tôm thiên nhiên gặp nhiều khó khăn nên
nông dân Cà Mau đã tìm mô hình mới. Đó là mô hình nuôi tôm sú công nghiệp. Sản
xuất theo mô hình này đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao. Song, quyết là làm, họ đã
mạnh dạn vay vốn, không ngừng học tập kỹ thuật vận dụng vào sản xuất, kết quả là
nhiều hộ nông dân đã giàu lên từ mô hình sản xuất này.
Dám nghĩ, dám làm là một điểm mạnh của nông dân Cà Mau. Để phát huy
điểm mạnh này, các cấp ủy đảng, chính quyền cần hỗ trợ mạnh mẽ về vốn, kỹ thuật
cho nông dân. Có như vậy mới phát huy được tiềm năng trong nông dân, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, cũng như nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Cà Mau cũng
chịu ảnh hưởng khá nặng nề lối tư duy theo kinh nghiệm, tư tưởng trông chờ ỷ lại,
dựa vào thiên nhiên. Nhận thức về kinh tế thị trường của họ cũng còn hạn chế. Nhìn
chung, trình độ học vấn của nông dân Cà Mau còn thấp, thiếu kiến thức khoa học kỹ
thuật. Vì vậy, việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất còn hạn chế.

Trong lao động cũng như trong việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước còn thể hiện tính tùy tiện, thiếu triệt để, ý thức pháp luật chưa cao. Điển

hình như vừa qua có không ít hộ khi thu hoạch đã bơm tạp chất vào tôm, làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tôm ở Cà Mau.
Điều này đòi hỏi CTVĐND phải tích cực trong việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân, nhằm làm cho họ tạo ra những
sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh cao.
Đây cũng là điểm hạn chế của nông dân Việt Nam nói chung, của nông dân
Cà Mau nói riêng. Vận động nông dân không thể không tính đến đặc điểm này.
Cà Mau là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là
dân tộc Kinh, Hoa, Khơme. Trình độ học vấn giữa các dân tộc còn thấp và không
đều nhau. Tập tính của các dân tộc là không giống nhau. Vì vậy, khi tiến hành
CTVĐND phải tính đến những yếu tố này. Cán bộ nông vận phải là người hiểu
được tâm tư, phong tục, tập quán của nông dân các nhóm dân tộc. Đặc biệt là phải
biết tiếng dân tộc. Có như vậy mới gần gũi, vận động, thuyết phục được họ.
1.1.2. Công tác vận động nông dân của Đảng bộ Cà Mau đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
1.1.2.1. Chất lượng công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Cà
Mau - quan niệm và tiêu chí đánh giá
- Quan niệm về công tác vận động nông dân của Đảng:
Công tác dân vận là một trong những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam.
Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tập hợp tất
cả lực lượng nông dân, không để sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân
để thực hiện những mục tiêu của cách mạng.
Theo Từ điển tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng định nghĩa công tác dân
vận là "công tác tuyên truyền, tổ chức, động viên và lãnh đạo quần chúng trong một
cuộc đấu tranh" [64, tr.213]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Dân vận là vận động tất
cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành
lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính

phủ và Đoàn thể đã giao cho" [50, tr.698].

Từ những quan niệm trên, có thể thấy công tác dân vận là sự kết hợp giữa
công tác tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục với công tác tổ chức, xây dựng lực lượng
cách mạng, xây dựng phong trào quần chúng. Công tác dân vận thực chất là xây
dựng lực lượng cách mạng của Đảng, của giai cấp vô sản trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của mình. Trong công tác dân vận nói chung, vận động nông dân là một
bộ phận rất quan trọng, vì nước ta là nước nông nghiệp, gần 80% dân số là nông
dân. Đảng muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, muốn lãnh đạo toàn xã hội
phải tiến hành CTVĐND.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Vận động nông dân là phải vận thế nào để toàn thể nông dân động,
nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới
mình; làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn
đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến
kiến quốc [50, tr.711].
Từ những dẫn giải nêu trên, có thể hiểu: CTVĐND của Đảng là một hoạt
động nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị
cho nông dân; tập hợp, thu hút nông dân và tổ chức các phong trào nông dân thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là quá trình xác lập
mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
- Quan niệm về công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Cà Mau.
Trên cơ sở hiểu CTVĐND của Đảng nêu trên, có thể hiểu CTVĐND của Đảng
bộ tỉnh Cà Mau là hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp nhằm tuyên truyền giáo
dục, nâng cao giác ngộ cách mạng, ý thức chính trị cho nông dân; tập hợp, thu hút
nông dân và tổ chức các phong trào nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước, của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, góp phần
thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ những phân tích trên, có thể thấy nội hàm khái niệm CTVĐND bao gồm:
- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, nâng cao giác ngộ cách

mạng, ý thức chính trị cho nông dân.

- Tập hợp, thu hút nông dân vào các tổ chức cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa tổ chức đảng với giai cấp nông dân.
- Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nông dân thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Công tác vận động nông dân là trách nhiệm chủ yếu và trực tiếp của các
cấp ủy, tổ chức đảng. Bởi vì, theo Lênin, công tác dân vận nói chung, CTVĐND nói
riêng "là trách nhiệm của toàn thể những người Dân chủ xã hội". Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng: "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội
viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh ) đều phải phụ trách dân
vận" [50, tr.699].
Đối với đảng bộ tỉnh Cà Mau, vận động nông dân là trách nhiệm chủ yếu của
mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông
thôn. Các cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương phải lãnh đạo chặt chẽ hệ thống chính trị
tiến hành CTVĐND, thường xuyên chăm lo CTVĐND.
Hiện nay, ở nước ta cũng như ở Cà Mau, để tiến hành CNH, HĐH đất nước,
để khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững chắc thì CTVĐND còn là
trách nhiệm của các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp, của giai cấp công nhân và
đội ngũ trí thức.
Mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp nông dân phụ thuộc vào chất lượng
CTVĐND của các cấp ủy, tổ chức đảng và toàn bộ hệ thống chính trị; phụ thuộc
vào sự đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách đối với nông dân, nông
nghiệp, nông thôn.
* Chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau là kết quả tổng hợp chất
lượng của nhiều hoạt động, bao gồm công tác tuyên truyền, giáo dục; công tác tổ chức
phong trào cách mạng của nông dân; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo; năng lực định hướng
chính trị và việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách của các cấp ủy, tổ
chức đảng đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau phụ thuộc vào

chất lượng hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp mà trước hết

phụ thuộc vào chất lượng lãnh đạo của từng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, phụ thuộc
vào chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, của các đoàn thể nhân dân và
phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Cho nên, đánh giá
chất lượng CTVĐND của các cấp ủy, tổ chức đảng ở tỉnh Cà Mau chính là đánh giá
vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với chính quyền, các đoàn thể nhân
dân trong quá trình tiến hành CTVĐND ở mỗi địa phương. Phải căn cứ vào chất
lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
nông thôn.
* Tiêu chí đánh giá chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau:
- Một là, chỉ tiêu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và
đời sống của nông dân được nâng lên.
Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng CTVĐND của các cấp ủy,
tổ chức đảng ở Cà Mau. Bởi vì suy cho cùng, chất lượng CTVĐND là phải cuốn hút
được nông dân vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Nông dân chỉ tin Đảng, đi theo Đảng khi Đảng
chăm lo lợi ích, mang lại cuộc sống ấm no cho họ.
- Hai là, quy mô, chất lượng và kết quả phong trào nông dân trong tỉnh.
Nhiệm vụ của CTVĐND là phải thu hút rộng rãi mọi lực lượng nông dân
tạo thành lực lượng cách mạng rộng lớn. Tập hợp mọi lực lượng nông dân là nhằm
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của tổ chức đảng và chính quyền các cấp ở địa phương.
Một khi lực lượng nông dân tham gia phong trào càng đông đảo, tích cực
thì đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cũng như những chủ
trương của tổ chức đảng và chính quyền địa phương đối với vấn đề nông dân, nông
nghiệp, nông thôn càng được thực hiện có hiệu quả. Khi nông dân càng tích cực, tự
giác tham gia phong trào thì kinh tế - xã hội càng phát triển; tình hình chính trị càng
ổn định. Để nông dân tích cực và tự giác tham gia phong trào cách mạng, tổ chức
đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự tích cực tuyên truyền vận động, thuyết
phục họ, phải chăm lo lợi ích cho họ Như vậy, chất lượng của phong trào nông

dân là tiêu chí đánh giá chất lượng CTVĐND của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng.

- Ba là, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ chính trị, niềm tin
của nông dân đối với đảng bộ và chính quyền trong tỉnh.
Tiêu chí này là thước đo quan trọng chất lượng, hiệu quả CTVĐND của các
cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương. Bởi vì, mục đích của CTVĐND là làm cho nông
dân có giác ngộ cách mạng cao, thật sự tin vào Đảng và chính quyền, gắn bó với Đảng.
Chỉ có sự giác ngộ cao, có niềm tin vững chắc vào Đảng, chính quyền, nông dân mới
tự nguyện, hăng hái thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tổ
chức đảng, chính quyền địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Vận động nông
dân là phải vận thế nào để toàn thể nông dân động". Điều này có nghĩa, đánh giá kết
quả CTVĐND phải căn cứ vào sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, thái độ, niềm
tin, sự giác ngộ chính trị của nông dân. Đó là cơ sở vững chắc để đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng, của Nhà nước trở thành hiện thực, là nhân tố quan trọng góp
phần ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Bốn là, quyền làm chủ thực sự của nông dân được đảm bảo.
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng
CTVĐND của cấp ủy, tổ chức đảng ở Cà Mau. Quyền làm chủ của nhân dân là bản
chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Nhà nước ta. Bảo đảm quyền làm chủ thực
sự của nông dân vừa là trách nhiệm, vừa là mục tiêu phấn đấu của mỗi cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Bảo đảm và phát huy quyền làm
chủ thực sự của nông dân là nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nông dân
trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của chính quyền.
Đánh giá chất lượng CTVĐND của Đảng nói chung, của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng
ở Cà Mau phải căn cứ vào việc nông dân có thực sự được làm chủ hay không.
1.1.2.2. Vị trí, tầm quan trọng của công tác vận động nông dân trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau
Công tác vận động nông dân có vị trí đặc biệt, là một bộ phận quan trọng
trong công tác dân vận của Đảng.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của

khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, coi đó là điều kiện
tiên quyết để giai cấp vô sản giành thắng lợi. Vì vậy, giai cấp công nhân mà đại diện

của nó là Đảng Cộng sản phải thường xuyên vận động, thu hút, tập hợp nông dân,
lôi cuốn họ tham gia vào con đường cách mạng vô sản. Khi nói về công tác vận
động quần chúng nói chung, vận động nông dân nói riêng, Lênin cho rằng:
Toàn bộ công tác thường xuyên, hàng ngày, hiện tại của tất cả các
tổ chức và tất cả các nhóm của đảng ta, tức là công tác tuyên truyền, cổ
động và tổ chức đều phải hướng vào việc củng cố và mở rộng mối quan
hệ với quần chúng. Công tác ấy khi nào cũng cần thiết, nhưng ở thời kỳ
cách mạng thì, hơn lúc nào hết, càng không thể coi là đủ được [40, tr.5].
Khi phân tích vị trí, vai trò quan trọng của giai cấp nông dân và CTVĐND
trong cách mạng vô sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông
nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không
được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thực hiển
nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sản dân quyền và
cách mạng vô sản [48, tr.413].
Đối với nước ta là nước nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân thì việc
thu hút nông dân tham gia cách mạng càng có ý nghĩa quan trọng. Đảng ta luôn
nhận thức rằng: ở nước ta, giai cấp nào nắm được nông dân, lôi kéo được nông dân,
được nông dân ủng hộ thì sẽ nắm được quyền lãnh đạo xã hội.
Cùng với những quan điểm, chủ trương đúng đắn về vấn đề nông dân, Đảng
ta thường xuyên quan tâm đổi mới nội dung, phương thức vận động nông dân.
Trong hoàn cảnh khó khăn, Đảng vẫn quan tâm vận động, tuyên truyền, nâng cao
giác ngộ cách mạng cho nông dân, dựa vào lực lượng nông dân, được nông dân tin
yêu, ủng hộ. Nhờ vậy mà phong trào nông dân không ngừng phát triển, góp phần
quan trọng vào việc giải quyết các nhiệm vụ của cách mạng, góp phần thúc đẩy
cách mạng không ngừng tiến lên.
Đối với Cà Mau, CTVĐND có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bởi vì Cà Mau là một tỉnh nông nghiệp, đại đa số dân
cư là nông dân. Nông dân là lực lượng lao động cơ bản, đông đảo nhất của tỉnh.

Hơn 70% lao động của tỉnh nằm ở khu vực nông thôn, 70% GDP của tỉnh được
đóng góp từ lĩnh vực nông nghiệp. Là một tỉnh nông nghiệp, nên muốn CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn thì các cấp ủy đảng, chính quyền trước hết phải quan tâm
đến nông dân, chăm lo cho nông dân và phải thu hút được nông dân tham gia các
phong trào cách mạng ở địa phương.
Công tác vận động nông dân quan trọng còn ở chỗ nếu không thu hút, tập
hợp được nông dân thì không có lực lượng cách mạng, mà lực lượng chủ yếu, trực
tiếp tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là nông dân. Nếu không
tập hợp, thu hút được đông đảo nông dân thì công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn của Cà Mau sẽ thất bại. Tình hình chính trị - xã hội sẽ mất ổn định.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, ở đâu, khi nào các đảng bộ, chính
quyền tập hợp được đông đảo nông dân, tổ chức được nhiều phong trào nông dân
thì ở đó tình hình kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định. Mối quan hệ Đảng
với dân bền chặt.
Hiện nay, Cà Mau đang tiến hành CNH, HĐH toàn diện các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Công cuộc CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn Cà Mau có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó
khăn. Vì vậy, đảng bộ, chính quyền các cấp phải thu hút mọi lực lượng nông dân,
động viên nông dân tích cực tham gia vào phong trào cách mạng ở địa phương. Mỗi
cấp ủy đảng, chính quyền phải làm tốt CTVĐND nhằm lôi kéo nông dân tích cực
phát triển nông nghiệp toàn diện, góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Do nhận thức được tầm quan trọng của CTVĐND nên các cấp ủy, tổ chức đảng ở
Cà Mau luôn khẳng định CTVĐND là trách nhiệm, là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của mình. Các cấp ủy, tổ chức đảng ở Cà Mau không ngừng đổi mới nội
dung, phương thức vận động nông dân cũng như đổi mới nội dung, phương thức
lãnh đạo đối với Hội nông dân, thực hiện tốt chính sách đối với giai cấp nông dân.

Nhờ vậy, nông dân hăng hái sản xuất, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.

1.2. Thời kỳ mới và những vấn đề đặt ra đối với công tác vận động
nông dân của Đảng bộ tỉnh Cà Mau
1.2.1. Đặc điểm đất nước và quốc tế có liên quan đến công tác vận động
nông dân của Đảng bộ tỉnh Cà Mau
Hiện nay tình hình chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Cuộc đấu
tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Đặc biệt là sau khi chế
độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, các lực lượng cách mạng lâm
vào khủng hoảng, các thế lực thù địch, đang tìm mọi cách chống phá cách mạng
nước ta. Chúng tìm mọi biện pháp, thủ đoạn hòng xóa bỏ các nước XHCN còn lại.
Thông qua lĩnh vực kinh tế và các vấn đề dân tộc, tôn giáo, viện trợ nhân đạo, nhân
quyền Các thế lực thù địch tìm mọi cách làm dao động, khủng hoảng niềm tin của
nhân dân đối với Đảng Cộng sản và chế độ XHCN.
Lợi dụng sự kém hiểu biết của nông dân, các lực lượng phản động đã lôi
kéo, kích động nông dân chống lại chính quyền. Nông dân và địa bàn nông thôn ở
nước ta đang là mục tiêu tập trung chú ý của các thế lực thù địch. Sự kích động của
kẻ thù đối với nông dân ở ba vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ là một ví
dụ. Cà Mau là một tỉnh thuộc Tây Nam Bộ, vấn đề dân tộc Khơme còn tiềm ẩn
những nhân tố không thể xem thường được. Thực tế trong những năm qua, ở Cà
Mau, những vấn đề phức tạp liên quan đến đồng bào dân tộc Khơme xảy ra ở không
ít nơi, điển hình như vụ 24 hộ dân tộc Khơme lấn chiếm trái phép đất của Nông
trường 402 và một số hộ dân tộc Khơ me đã tranh chấp đất với ủy ban nhân dân xã
Khánh Bình Tây Những vụ việc trên cần phải được giải quyết dứt điểm, nếu
không sẽ khó lường những vấn đề phức tạp khác có thể xảy ra.
Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay đang diễn ra gay go, quyết liệt
trên nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung là lĩnh vực kinh tế. Đối với đảng bộ và nhân dân
Cà Mau thì nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp là thực hiện thắng lợi sự
nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện công bằng xã hội, ngăn chặn

và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại

mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; xây dựng Cà Mau
thành một tỉnh giàu, nhân dân có đời sống ấm no.
Chính vì vậy, CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau hiện nay là phải tiếp tục
đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức và bản lĩnh
chính trị, củng cố lòng tin của giai cấp nông dân đối với đảng bộ, chính quyền và
chế độ XHCN, góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ
mới.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa kinh tế đang phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang tác động vào
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn Cà Mau.
Đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Cà Mau, cách mạng khoa
học công nghệ và toàn cầu hóa kinh tế sẽ tạo cơ hội cho người nông dân tiếp cận với
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất lao động,
có điều kiện mở rộng thị trường và giao lưu kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp trên trường quốc tế. Cuộc cách
mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa kinh tế là cơ hội để rút ngắn khoảng cách
chênh lệch về trình độ kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, phá vỡ thế độc canh, đóng kín, cải tạo và xóa bỏ những thói quen,
tập quán lạc hậu trong sản xuất và đời sống , góp phần xây dựng nông thôn Cà Mau
văn minh, hiện đại.
Song, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi thì cách mạng khoa học công nghệ
và toàn cầu hóa kinh tế đang là những thách thức lớn đối với kinh tế nông nghiệp,
nông thôn và đời sống của nông dân Cà Mau. Đó là sự đòi hỏi cao về chất lượng lao
động của người nông dân. Người nông dân phải có trình độ văn hóa và tay nghề
chuyên môn nhất định mới có thể tiếp nhận, xử lý thông tin và làm chủ quy trình
công nghệ trong sản xuất. Về mặt này người nông dân Cà Mau còn nhiều hạn chế.
Đây là một thách thức đối với nông dân và công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh.


Cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa kinh tế làm sâu sắc thêm hố
ngăn cách giàu nghèo giữa các nhóm xã hội. Đó là nguy cơ gây nên những căng thẳng
trong quan hệ xã hội giữa các nhóm dân cư, ảnh hưởng không nhỏ tới khối đại đoàn kết
dân tộc và khối liên minh công - nông - trí thức ở Cà Mau.
Cách mạng khoa học công nghệ cùng với toàn cầu hóa có thể làm biến đổi
phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, làm thay đổi bản sắc văn hóa của dân tộc,
lối sống, quan hệ xã hội của một bộ phận dân cư ở nông thôn. Sự giao lưu văn hóa,
văn minh giữa thành thị và nông thôn, giữa nơi này và nơi khác cũng kéo theo sự
giao lưu của những tiêu cực xã hội như lối sống thực dụng, ma túy, mại dâm làm
vẩn đục bầu không khí tinh thần và các quan hệ xã hội ở nông thôn Cà Mau.
Có thể nói, những mặt tích cực và tiêu cực của cách mạng khoa học công
nghệ và toàn cầu hóa kinh tế đang tác động trực tiếp đến nông dân, đến mọi hoạt
động ở nông thôn và CTVĐND ở Cà Mau. Điều này đòi hỏi CTVĐND của Đảng
bộ tỉnh Cà Mau phải đáp ứng yêu cầu giải quyết tốt mối quan hệ giàu nghèo, phân
tầng xã hội, nâng cao giác ngộ chính trị và chất lượng lao động cho nông dân, củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và những
chuẩn mực đạo đức tốt đẹp ở nông thôn.
- Những thành tựu và khuyết điểm của công cuộc đổi mới đất nước từ năm
1986 đến nay có tác động lớn đối với CTVĐND.
Gần 20 năm đổi mới, đất nước ta đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Trong đó bộ mặt ở nông thôn thay đổi đáng kể. Đời sống của nông dân không
ngừng được nâng cao. Tình hình chính trị xã hội ở nông thôn phát triển tương đối
ổn định. Từ đó nông dân càng tin sự lãnh đạo của Đảng, tin vào thắng lợi của công
cuộc đổi mới và CNXH. Đây là những nhân tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi
cho CTVĐND.
Tuy nhiên, công cuộc đổi mới cũng còn tồn tại nhiều khuyết điểm. Tình
hình kinh tế - xã hội ở nông thôn Cà Mau chuyển biến còn chậm, chưa ổn định.
Nhiều vấn đề bức xúc đặt ra ở nông thôn như lao động việc làm, đất canh tác, chế
biến và tiêu thụ nông sản, tình trạng thoái hóa, mất dân chủ của một số cán bộ, đảng

viên ở nông thôn đang tác động trực tiếp đến đời sống, tâm trạng và niềm tin của

×