Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

LUẬN VĂN: Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.52 KB, 94 trang )





LUẬN VĂN:

Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng
con người Việt Nam







mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề con người và giải phóng con người là vấn đề muôn thủa, một đề tài tưởng
chừng đã cũ nhưng luôn luôn mới, một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
bởi lẽ thế giới xung quanh con người, và bản thân con người luôn vận động, biến đổi. Xã
hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng sâu rộng thì những vấn đề
con người đặt ra cũng ngày càng phức tạp, đa dạng hơn. Con người và giải phóng con
người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, đúng như C.Mác đã
dự báo, trong tương lai mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất - đó là khoa
học về con người. Trong giai đoạn hiện nay, con người và giải phóng con người đang trở
thành một vấn đề thực tiễn sống động, có ảnh hưởng đến các nền tảng của nhân loại. Vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề con người, giải phóng con người là một trong
những nhiệm vụ cấp thiết đặt ra.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn tột bậc là làm sao cho
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo


mặc, ai cũng được học hành. Thực chất đó chính là mong muốn đi tới giải phóng triệt để
người Việt Nam. Giải phóng con người là một trong những nội dung quan trọng, là vấn đề
cốt lõi chi phối mọi tư duy và hành động của Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước
cho đến khi về nơi vĩnh hằng. Giải phóng triệt để con người thực sự là ước mơ, khát vọng
cháy bỏng, đồng thời là sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó
chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Việc tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu
với mong muốn làm rõ những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải
phóng người Việt Nam (trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn), từ đó khẳng định vai
trò nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để sự nghiệp đó nhanh chóng đi đến thành công,
điều có ý nghĩa quyết định là phải tiếp tục coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của mọi cuộc cách mạng. Giải phóng triệt để con người là mục tiêu của sự phát triển, tạo ra

động lực của sự phát triển, thể hiện bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng
ta đang xây dựng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con
người Việt Nam làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh
học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng về con người và giải phóng con người là nội dung trọng tâm chi phối toàn
bộ cuộc đời, sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, vì vậy đã được đông đảo các nhà hoạt
động chính trị, hoạt động văn hoá và hoạt động lý luận quan tâm nghiên cứu.
Thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991), đã
có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng về giải phóng con người của Hồ Chí Minh ở
nhiều cấp độ và giác độ khác nhau. Các sản phẩm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh liên
quan đến vấn đề này bao gồm:
- Các đề tài khoa học: Chương trình khoa học cấp nhà nước KX02 (1991-1995) gồm
có hai đề tài có liên quan đến vấn đề này, đó là: KX02.05: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người và chính sách xã hội đối với con người, do PGS.TS Lê Sỹ Thắng làm chủ nhiệm;

KX02.12: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, do
PGS.TS Trịnh Nhu làm chủ nhiệm.
Các đề tài trên đây đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Qua việc nghiên cứu, các
tác giả đã khẳng định những đóng góp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh
vực quan trọng như: Mục tiêu con đường của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc đi
lên chủ nghĩa xã hội; vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng; về sức mạnh của khối đoàn kết toàn
dân; về chính sách xã hội đối với con người, v.v
- Trong chương trình KHXH.04 (1996-2000) có một số đề tài đề cập đến chủ đề này:
KHXH.01: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng con người mới, do GS. Đặng
Xuân Kỳ làm chủ nhiệm.

Liên quan đến nội dung này có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền con người và vận dụng nó trong điều kiện nước ta hiện nay, (2003), do
TS. Phạm Ngọc Anh làm chủ nhiệm.
Về sách, các luận văn, luận án, đáng chú ý là các sản phẩm: Đỗ Huy: Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Nxb KHXH Hà Nội, 1999; Hoàng
Trang - Phạm Ngọc Anh (đồng chủ biên): Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo
dục cán bộ đảng viên hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004; Lê Quang Hoan (2001): Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học.
Các sản phẩm khoa học trên đây đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề về
quyền con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh; cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản
tư tưởng của Người về văn hoá, về con người, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới;
về nhân tố con người và vận dụng nó trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay.
- Liên quan đến vấn đề giải phóng con người có một số bài viết đăng trên các tạp chí,
đáng chú ý là các bài của Nguyễn Văn Tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát
huy nhân tố con người”, Tạp chí Triết học, số 2 (2-2004); Lại Quốc Khánh: “Bản chất
nhân đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người “, Tạp chí Cộng sản, số 14

(tháng 7/2005); Thành Duy: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội
đối với con người”, Tạp chí Lịch sử Đảng (12) năm 2005 v.v
Đề cập đến vấn đề Đảng ta tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người của Hồ Chí
Minh, trong công cuộc đổi mới có nhiều công trình khoa học, các bài viết, đáng lưu ý là
các bài của Nguyễn Trọng Chuẩn: “Để phát triển con người một cách bền vững”, Tạp chí
Triết học (01-2005); Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Về chiến lược con người ở nước ta trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học (9), năm 2002; Đỗ Nguyên
Phương: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trước những yêu cầu mới”,
Tạp chí Cộng sản (11), năm 2005,v.v
Qua các công trình nghiên cứu trên đây cho thấy, các tác giả đã đứng trên các giác độ
khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề con người. Song, đó mới chỉ là sự đề cập gián tiếp,
chứ chưa trực tiếp đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng và sự nghiệp của Hồ
Chí Minh về giải phóng con người; chưa khái quát được những cống hiến lớn lao của Hồ

Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng người Việt Nam - sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của
Người.
Tuy nhiên, kết quả của các công trình nghiên cứu trên đây làm cơ sở để chúng tôi
tiếp tục nghiên cứu sự nghiệp giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh (cả về lý luận lẫn thực tiễn)
trong sự nghiệp giải phóng người Việt Nam.
+ Nghiên cứu quá trình Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục sự nghiệp giải phóng con
người của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tư duy lý luận của Hồ Chí Minh về con người và sự giải phóng người
Việt Nam.
+ Làm rõ những cống hiến chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự giải phóng
người Việt Nam trong thực tiễn.
+ Nghiên cứu quá trình Đảng cộng sản Việt nam tiếp tục sự nghiệp giải phóng con

người của Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về con người và giải phóng con người.
- Vận dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, các
phương pháp: lịch sử - lôgíc; quy nạp - diễn dịch; phân tích - tổng hợp, so sánh; khái quát
hoá… để làm rõ nội dung cơ bản của đề tài.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm rõ những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
giải phóng con người.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mục tiêu giải phóng con người trong sự
nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
6. ý nghĩa của luận văn

Với những kết quả đạt được, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc
nghiên cứu và giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học và cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm 3 chương, 6 tiết.




Chương 1
Vấn đề con người và giảI phóng người việt nam
trong tư duy lý luận của Hồ Chí Minh

1.1. Vấn đề con người Việt Nam trong nhận thức của Hồ Chí Minh
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề con người cũng như bản chất con người đã
được bàn nhiều ở cả phương Tây và phương Đông. Tuỳ thuộc vào thế giới quan, lập

trường giai cấp, phương pháp luận của các nhà tư tưởng mà có những quan điểm khác
nhau về nguồn gốc, bản chất con người.
Chỉ đến khi học thuyết C.Mác ra đời, vấn đề con người mới được lý giải một cách
thực sự khoa học trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một người Việt Nam điển hình, một nhà lý luận mác
xít của thế kỷ XX, Người đã có nhiều cống hiến lớn lao cho sự nghiệp giải phóng các dân
tộc thuộc địa, giải phóng những người thuộc địa nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Trong di cảo của Hồ Chí Minh, tuy không có (có thể chúng tôi chưa tìm thấy) những bài
viết, những chuyên luận bàn sâu, bàn riêng về con người, song, có thể khẳng định hầu hết
bài viết, bài nói của Người đều bàn (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến những vấn đề thuộc về
con người Việt Nam. Trong số đó, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản sau:
1.1.1. Sự cùng khổ của người Việt Nam dưới chế độ thực dân, phong kiến
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là những năm có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.
Trên thế giới, chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình chuyển từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền - chủ nghĩa đế quốc, ra sức xâm chiếm các nước nhỏ yếu
làm thuộc địa. Theo số liệu điều tra của Hồ Chí Minh: 9 nước: Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban
Nha, ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan “với tổng số dân 320.657.000 người và với
diện tích 11.407.600 km
2
bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân
560.193.000 người và với diện tích 55.637.000 km
2
” [43, tr.277]. “Toàn bộ lãnh thổ của
các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của các chính
quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa”[43, tr.277].

Tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam. Khi đó, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đang suy tàn, bên trong thì ra sức

đàn áp những người dân vô tội, bên ngoài thực hiện chính sách bảo thủ, khép kín, bế quan,
toả cảng, khước từ mọi đề án cải cách kinh tế - xã hội. Chính thái độ ươn hèn trước nạn
ngoại xâm của quan, quân triều Nguyễn mà đất nước Việt Nam từng bước rơi vào tay thực
dân Pháp xâm lược qua việc ký Hiệp định Hác Măng (l883), Hiệp ước Patơnốt (1884) đã
chính thức công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam.
Sau khi hoàn thành sự xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách
cai trị thuộc địa: độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, nô dịch về văn hoá. Chúng
biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến, làm cho nền kinh tế thuần nông, đời sống xã hội - giai cấp bị phân hoá sâu sắc. Bên
cạnh mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa
chủ phong kiến, đã xuất hiện mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
với thực dân Pháp xâm lược.
Là người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều tầng
lớp xã hội, Người hiểu hơn ai hết sự cùng khổ của người Việt Nam dưới ách thống trị, bóc
lột tàn bạo của thực dân, phong kiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Sự cùng khổ về mặt chính trị:
Dưới chế độ thống trị của thực dân, phong kiến, mọi người dân Việt Nam đều bị tước
bỏ quyền tự do, độc lập - quyền cơ bản của mỗi một quốc gia dân tộc và quyền được sống,
quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc - quyền thiêng liêng của mỗi con người. Đa
số người dân Việt Nam, nhất là những người lao động phải chịu một kiếp đời nô lệ, cuộc
sống của họ là những chuỗi tháng ngày đấu tranh và khổ nhục không ngừng.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã phân
tích nỗi cực khổ của người dân bản xứ về nhiều mặt, trong đó bao trùm nhất là nỗi khổ cực
khi những giá trị nhân phẩm con người bị trà đạp một cách nghiêm trọng.
Theo Hồ Chí Minh, dưới con mắt của những kẻ xâm lược núp dưới danh nghĩa “ khai
hoá văn minh”, thực dân Pháp coi người Việt Nam bản xứ chỉ là những tên “Annamít”, là
bọn “nhà quê” bẩn thỉu, nhân phẩm của họ không đáng giá một đồng xu. Vì vậy, họ không
cần đến một thứ công lý nào hết, cách tốt nhất để cai trị thuộc địa là thống trị bằng sức

mạnh: ba toong, súng ngắn, súng dài. Những thứ đó - theo bọn thực dân - mới là những thứ

xứng đáng với lũ “ròi bọ” - những người bản xứ.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, dưới chế độ thực dân, phong kiến, bản chất con người bị đối lập
hoàn toàn với tính cách, nhân tính vốn có của họ trong hiện thực đến mức mâu thuẫn quyết
liệt với hiện thực ấy. Sự áp bức đối với người Việt Nam về mặt dân tộc và về mặt giai cấp,
suy cho cùng là sự áp bức về mặt con người. Hồ Chí Minh viết: “ Chưa có bao giờ ở một thời
đại nào, ở một nước nào, người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác trơ tráo
đến thế” [43, tr.383]. Người dân An Nam bị coi như súc vật “ bị bịt mõm và bị buộc dây dắt
đi, chỉ có quyền phục tùng, không được kêu ca”[43, tr.7]. “Mọi nguời dân từ 18 đến 60 tuổi,
đều phải nhất loạt đóng 5 đồng thuế thân”[43, tr.408]. Các quyền tối thiểu của con người
như: quyền tự do tư tưởng, tự do đi lại, quyền hội họp, quyền học tập, lao động … đều bị
vi phạm nghiêm trọng. Người Pháp thì có công lý của người Pháp, còn đối với người An
Nam thì chỉ có thứ công lý của vũ lực, “Công lý được tượng trưng bằng một người đàn bà
dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm”[44, tr.90]. Nghịch lý ấy còn thể hiện ở chỗ,
khi người có màu da trắng thì nghiễm nhiên người đó là một nhà khai hoá. Mà khi đã là
một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh.
Cho nên, chẳng những bọn thống đốc, công sứ - những kẻ nắm giữ quyền lực muốn làm gì
thì làm, mà cả các nhân viên, nhà đoan, cảnh binh và tất cả những ai dù có một chút quyền
hành trong tay đều sử dụng và lạm dụng quyền hành mà thả sức làm bậy, vì chúng biết
chắc rằng sẽ không một ai bị tội vạ gì hết, thậm chí còn được khuyến khích làm càn.
- Sự cùng khổ về mặt kinh tế:
Chế độ thực dân, phong kiến duy trì sự tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột với hai hình
thức sở hữu chủ yếu: sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và sở hữu về ruộng đất địa chủ
phong kiến. Hai tầng áp bức bóc lột đó đè nặng lên đôi vai người dân Việt Nam bởi các
hình thức bóc lột lao động làm thuê, bởi các thứ “thuế máu” vô lý khác, làm cho người dân
Việt Nam vốn nghèo đói càng bần cùng hơn.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã thủ tiêu hình thức chiếm hữu
công cộng về ruộng đất và thay thế bằng hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, đồng
thời nó cũng tìm mọi cách thủ tiêu quyền chiếm hữu nhỏ của nông dân để tập trung làm lợi
cho quyền chiếm hữu tư nhân của đồn điền lớn. Bản thân người Pháp với tư cách là những


kẻ đi xâm lược cũng phải thú nhận rằng: “Chúng ta tới đây không làm cho người An Nam
giàu lên chút nào mà còn gây nên khủng hoảng để di hại lâu dài. Cạnh tranh của người âu
đã bóp chết một số công nghiệp, thuế má nặng nề làm phá sản một số công nghiệp
khác”[43, tr.426].
Dưới chế độ thực dân, phong kiến, người dân Việt Nam bị biến thành những “công
cụ biết nói”, thân phận họ chỉ là những người lao động làm thuê cho giai cấp địa chủ
phong kiến và tư sản mại bản, luôn bị bóc lột, đánh đập giã man. Lao động không còn là
mục đích tự thân mà thực sự biến thành khổ nhục, thông qua nghĩa vụ, trách nhiệm của
người nô lệ đối với những kẻ thống trị. Người Việt Nam đã từng sinh hoạt, lao động trong
những điều kiện tự nhiên thuận lợi, có đức tính cần cù chịu khó trong lao động, họ rất
thông minh và sáng tạo, “ấy thế mà người dân An Nam lại sống đời sống nghèo nàn nhất.
Sự phồn thịnh ấy do bàn tay họ làm nên nhưng không phải để cho họ hưởng”[43, tr.359]
và “dân An Nam không bao giờ được thấy những đồng bạc của mình trắng đen ra sao”[43,
tr.362].
- Sự cùng khổ về văn hoá - xã hội:
Xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã mang đến xứ này thứ văn minh độc hại được
bao bọc bởi một lớp sơn mỹ miều “Tự, do, bình đẳng, bác ái”, mà Hồ Chí Minh gọi mỉa
mai là “Nền văn minh thượng đẳng”. Chính cái văn minh Tây học này làm cho văn minh
Nho học, với nền tảng tư tưởng Nho giáo đã từng chi phối đời sống xã hội Việt Nam bị
lung lay tận gốc rễ. Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, người Việt Nam không
những không được “khai hoá” bởi những tư tưởng tiến bộ: tự do, bình đẳng, bác ái của
thời kỳ Khai sáng Pháp mà đại biểu là Vônte, Môngtexkiơ, Rutxô, Huy Gô …, trái lại, họ
luôn “ bị dìm trong cảnh dốt nát và suy yếu bởi một hệ thống tinh khôn nhằm nhồi sọ, đầu
độc hoá, không lấp liếm hết được dưới một dạng giáo dục bịp bợm”[43, tr.8].
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong nhận thức của kẻ xâm lược, “Truyền học vấn cho bọn
annamít hoặc cho phép chúng tự chúng có học vấn, tức là một mặt cung cấp cho chúng
những súng bắn nhanh để chống lại chúng ta, và mặt khác đào tạo những con chó thông
thái gây rắc rối hơn là có ích”[43, tr.7]. Vì vậy, người An Nam đều bị biến thành đối tượng
tiêu thụ, bị đầu độc bởi ruợu cồn, thuốc phiện, “có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện
cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng”[43, tr.26]. Hồ


Chí Minh đã đưa ra số liệu: ở Đông Dương có dân số 19.000.000 nhưng chỉ có 2.965
trường học với 148.000 học sinh [43, tr.314].
Trường học do thực dân Pháp lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam
một học vấn tốt đẹp và chân thực, nhằm mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng của họ; trái
lại, càng làm cho họ đần độn thêm. Thực dân Pháp đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại,
xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất
tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, “chỉ dạy cho họ
biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu Tổ quốc không phải là Tổ
quốc mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn
gốc dòng giống mình”[43, tr.399-400]. Nền giáo dục thực dân “đã dạy cho người bản xứ
biết thế nào là bác ái, cái đức quý đó vốn là nền tảng của mọi chế độ cộng hoà được khắc
bằng chữ lớn trên khắp các công trình kỷ niệm và trên tất cả các cửa… nhà lao”[43,
tr.115].
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chế độ thực dân, phong kiến, sự “tha hoá” diễn ra đồng thời
đối với kẻ xâm lược, thống trị và người bị xâm lược, thống trị. Điều này là hoàn toàn thống
nhất với quan điểm của C.Mác và Ph.ăngghen, khi các ông cho rằng trong chế độ tư hữu,
cả giai cấp tư sản lẫn giai cấp vô sản đều là những hình thức tha hoá của con người.
Dưới xã hội phong kiến Việt Nam thuộc Pháp, bọn thực dân, phong kiến càng ra sức
đàn áp, bóc lột người bản xứ tàn bạo bao nhiêu thì càng làm cho chính nó trở thành kẻ độc
ác, vô nhân đạo, phi nhân tính bấy nhiêu. Trong bài Vấn đề bản xứ, (tháng 8 - 1919),
Nguyễn ái Quốc viết: “nay cũng như trước kia, kẻ chinh phục và nhân dân bị chinh phục
đều sống mặt đối mặt, trong một không khí nghi kỵ lẫn nhau” [43, tr.7], “Về tâm lý, ở bên
kia là thái độ hiềm nghi và khinh miệt; còn ở phía bên này lại là tâm trạng bực dọc và tuyệt
vọng”[43, tr.7]. Sự “tự tha hoá” của kẻ xâm lược được Hồ Chí Minh chỉ rõ thông qua
những lời tự sự của chính những tác giả người Pháp:
Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu.
Nghệ thuật, khoa học, kể cả khoa học quản lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh
mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học, tất cả đều đã hoàn chỉnh và hoà hợp
với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ, đã được điều hoà và ngày càng hoàn hảo

thêm…Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng

công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thánh hiền,
thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải, ghét xa hoa, không hám tiền tài, khinh
ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh…là những đặc điểm về bản tính của
người An Nam hình thành từ bao thế hệ [43, tr.425-426].
Vậy mà “Chúng ta đến đây không làm cho người An Nam giàu lên chút nào mà
còn gây nên khủng hoảng để di hại lâu dài” [43, tr.426-427]. “Xã hội cũ An Nam tổ chức tốt
như thế đã bị chúng ta phá huỷ…Khắp nơi, người ta vi phạm luật lệ của người An Nam, coi
thường phong tục, cướp bóc tài sản; mượn cớ đi chấn áp, nên quân lính “được thể” lại tha hồ
cướp phá, giết chóc; thú tính xấu xa nhất lại hoành hành; đến cái vẻ công lý cũng không còn [43,
tr.426-427].
Từ những điều trình bày ở trên, chúng ta thấy rất rõ, Hồ Chí Minh tiếp cận vấn đề
con người Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến bằng cách truy tìm nguyên
nhân gây nên mọi nỗi khổ, sự cùng cực, thậm chí mất nhân tính của người dân Việt Nam là
do sự tồn tại của chế độ tư hữu. Từ đó, Hồ Chí Minh đã đi đến quan niệm về một cuộc
cách mạng triệt để nhất để giải phóng con người là cách mạng vô sản. Tuy nhiên, Người
cũng thấy rõ sự nghiệp vĩ đại ấy là cả một quá trình rất lâu dài, gian khổ, đầy những bước
thăng trầm. Không có chủ nghĩa nhân đạo tự nó, cũng không có tự do dân chủ tự nó mà
phải biến thành chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, tức là phải làm cuộc cách mạng vô sản
nhằm thủ tiêu chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất- mầm mống của sự tha hoá con
người.
Thống nhất với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí
Minh nhận thức rõ việc xoá bỏ chế độ tư hữu ở đây không phải là chế độ sở hữu nói chung
mà là chế độ sở hữu tư sản và sở hữu phong kiến. Xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản và sở hữu
phong kiến không phải là thủ tiêu nó với tư cách là một giai cấp mà chính là chế độ áp
bức, thống trị về chính trị, bóc lột về kinh tế và nô dịch về văn hoá, giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và đi đến giải phóng triệt để con người.
1.1.2. Con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp
cách mạng

Đây là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, có ý nghĩa như
một tiền đề xuất phát, mục đích của tư tưởng: bắt đầu từ con người, vì con người, do con

người - con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, của sự nghiệp giải
phóng.
Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, triết học duy tâm và duy vật nhân bản đều đánh giá
không đúng vị trí, vai trò của con người đối với lịch sử.
Tư tưởng tôn giáo cho rằng mọi sự thay đổi trong xã hội là do ý chí của đấng tối cao,
là do “mệnh trời”, ý chí đó được các cá nhân thực hiện. Những nhà duy vật trước C.Mác
tuy không tin vào thượng đế, thần linh, nhưng cũng không thấy được hết vị trí, vai trò của
con người - quần chúng nhân dân trong lịch sử. Con người thường được hiểu như là con
người - công cụ, con người - phương tiện. Pascal ví con người như “một cây sậy, nhưng là
một cây sậy biết suy nghĩ”. Còn L.Phoiơbắc khi đánh giá cao vai trò của con người đối với
lịch sử cũng chỉ hiểu con người dùng sức mạnh của bản thân mình, sức mạnh của cơ bắp
tác động vào thế giới vật chất - trong hành vi lao động sản xuất - giành lấy những vật phẩm
trong tự nhiên để nuôi sống mình. ông hạ thấp vai trò của sức mạnh tinh thần, yếu tố tri
thức, đạo đức, tình cảm của con người với tư cách con người - động lực, con người - mục
tiêu. Do bị chi phối bởi phương pháp siêu hình mà con người được xem như là những
“công cụ biết nói”, chỉ là “phương tiện”, hay “trò chơi” trong tay các vĩ nhân, chịu sự chi
phối của các lực lượng thần bí, siêu nhiên. Con người không bao giờ được coi là động lực,
là mục tiêu của lịch sử mà chỉ đi tìm các động lực, mục tiêu ở các yếu tố bên ngoài con
người, bên ngoài lịch sử.
Triết học Mác khẳng định rõ vai trò vị trí của con người đối với sự phát triển của lịch
sử, là động lực của mọi cuộc cách mạng. Chính con người là chủ thể sáng tạo ra những giá
trị vật chất và tinh thần, đến lượt nó, các giá trị vật chất và tinh thần lại góp phần làm cho
con người tồn tại và phát triển đúng với bản chất người. Hướng tới giải phóng triệt để con
người là mục tiêu cuối cùng của cách mạng vô sản, bản chất nhân đạo mác xít là giải phóng
triệt để con người.
Thấm nhuần tư tưởng nhân văn, nhân ái của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản, Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý nhất, thể hiện ở cả ba cấp độ: cộng đồng

dân tộc quốc gia (quần chúng nhân dân nói chung); giai cấp, tầng lớp (công nhân, nông
dân, trí thức) và cá nhân. Người khẳng định: “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời
không gì quý bằng nhân dân”[50, tr.276], “Chúng ta phải quý trọng con người, nhất là

công nhân, vì công nhân là vốn quý nhất của xã hội” [51, tr.373]; “phải biết quý trọng sức
người là vốn quý nhất của ta” [52, tr.313].
Coi con người là vốn quý nhất, Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi người phải biết yêu thương
đồng loại. Người cách mạng phải có đức “Nhân”, tức là “phải có lòng bác ái - yêu nước,
yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình” [47, tr.224]. Yêu thương con người theo Hồ Chí
Minh, phải là một tình cảm rộng lớn, trước hết giành cho những người cùng khổ bị áp bức
bóc lột; đó phải là một tình cảm đặc biệt không giống với tình thương kiểu tôn giáo; không
phải từ trên trông xuống, từ ngoài nhìn vào mà ở trong lòng mỗi con người khổ đau bất
hạnh để cảm thông, chia sẻ.
ở Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người không chung chung trừu tượng mà thực
sự biến thành động cơ, mục đích, thành khát vọng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, ham muốn tột bậc của Hồ Chí
Minh chỉ là đất nước được hoàn toàn độc lập, tự do, nhân dân ta ai cũng có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc. Khi về nơi vĩnh hằng, trong Di chúc để lại cho hậu thế, vấn đề đầu tiên
Người đề cập đến là vấn đề con người.
Do vậy, Mô-ha-mét La-ma-ri (Mohamed Lamari) - đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước
cộng hoà dân chủ nhân dân An-giê-ri tại Việt Nam đã nhận xét:
ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một
lá cờ, cho một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài, Người muốn tiến hành một cuộc
chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi của toàn dân và
nhờ thế mà cuộc cách mạng Người phát động đã mang tầm cỡ thế giới [73, tr.49-
50].
Coi con người là vốn quý nhất, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải biết trân trọng sinh mệnh,
phẩm giá con người, tin tưởng vào khả năng tiến bộ của con người; biết khơi dậy khả năng
tiềm tàng của họ, thức tỉnh, giáo dục họ tự giác đứng lên đấu tranh tự giải phóng; phải biết
nâng đỡ con người, làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và

phần xấu bị héo mòn đi.
Coi con người là vốn quý nhất, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội và mỗi cán bộ đảng viên phải kính trọng nhân dân, lấy dân làm gốc, thực
hiện tốt công tác dân vận và thực hành dân chủ; phải biết phát huy nhân tố con người, coi

sự nghiệp “trồng người” là một chiến lược lâu dài của Đảng và của cách mạng. Trong bài
Dân vận, Hồ Chí Minh viết:
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc
đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là
công việc của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân [47, tr.698].
ở Hồ Chí Minh, con người không chỉ là vốn quý mà còn là yếu tố quyết định thành
công của sự nghiệp cách mạng.
Nho giáo đề cao tư tưởng “thân dân” nhưng thực chất chữ “dân” đồng nghĩa với
“thần dân”, “thứ dân”, “tiện dân” chỉ là đối tượng cần phải “chăn dắt” mà không có vai
trò gì đối với lịch sử. Đối với Hồ Chí Minh, con người -quần chúng nhân dân là lực lượng
cơ bản của mọi cuộc cách mạng, là động lực làm nên lịch sử. Chữ “ DÂN” luôn chiếm vị
trí trung tâm, là tiền đề xuất phát chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh.
Thấm nhuần quan điểm của C.Mác về vai trò của quần chúng nhân dân đối với lịch
sử, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, trong mọi thời đại quần chúng nhân dân luôn giữ
vai trò chủ thể quyết định sự vận động phát triển của lịch sử chứ không phải là các vĩ nhân.
Người nói: “Vì chúng ta quên một lẽ rất đơn giản dễ hiểu: tức là vô luận việc gì, đều do
người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [47, tr.241]. “Tất cả của cải vật chất
trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và
nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển”[49, tr203]. “Quần chúng còn là người sáng
tác nữa (các giá trị văn hóa tinh thần)”[51, tr.250].
Hồ Chí Minh đánh giá cao những giá trị những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, đặc biệt là truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý chí tự lực tự cường Người đã khái
quát:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cuớp nước [48, tr.171].

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sức mạnh
vô địch của quần chúng nhân dân khi được tập hợp tổ chức và giáo dục theo một đường lối
đúng đắn. Người khẳng định: “Ai làm cách mạng? - Nhân dân! Ai kháng chiến thắng lợi? -
Toàn dân” [51, tr.506]. “Không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm
cũng không xong; có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được” [48,
tr.292]. “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực
lượng đó” [46, tr.20].
Vai trò của con người còn được Hồ Chí Minh xác định rõ trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình
xây dựng nên, “đó là công trình tập thể của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng” [51, tr.291].
1.1.3. Con người và bản chất con người
1.1.3.1. Khái niệm “ con người” trong nhận thức của Hồ Chí Minh
Trước đây, khi đưa ra quan niệm về con người, C.Mác cho rằng, con người được hiểu
là phương thức tồn tại đặc thù của con người, phương thức sinh hoạt tộc loại đặc thù của
con người. Bằng việc “sáng tạo ra một cách thực tiễn thế giới đối tượng”, bằng “việc cải
tạo giới tự nhiên vô cơ”, con người trở thành một thực thể mang tính tộc loại, có ý thức,
một thực thể đối xử với tộc loại như với bản chất của chính mình, hoặc đối xử với bản thân
mình như với một thực thể có tính chất tộc loại. Qua việc phân tích sự khác nhau giữa hoạt
động của con người với hoạt động của con vật, C.Mác đi đến kết luận: hoạt động sinh sống
của con người là hoạt động sinh sống có ý thức, hoạt động theo phương thức “xây
dựng”vật chất theo quy luật của cái đẹp. Do con người là một thực thể tộc loại, là một sinh
vật có tính loài có ý thức, “đời sống của bản thân con người là một đối tượng đối với con
người”, nên “hoạt động của con người là hoạt động tự do” [37, tr.36].

Trong quan niệm của C.Mác, con người - đó là những con người riêng biệt, là
những cá nhân hiện thực với hoạt động lao động của họ. ông viết: “Con người là
một cá nhân đặc thù nào đó và chính tính đặc thù của nó làm cho nó thành ra một cá
nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực” [37, tr.171].

Theo C.Mác, con người là một mẫu hình lý tưởng về sự tồn tại và phát triển của
chính nó, một mẫu hình mà khi đối chiếu với những hoạt động sinh hoạt hiện thực của con
người sẽ cho thấy những hoạt động ấy có mang tính người hay không mang tính người.
C.Mác nhận xét, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, người lao động chỉ nhận được nhận đủ cái
cần thiết để họ duy trì sự sống, song không phải sống như một con người mà như một
người lao động làm thuê và để tạo ra không phải loại người, mà ra giai cấp những người nô
lệ, những người lao động làm thuê.
Trong quan niệm của C.Mác, con người còn được xem xét với tư cách là con người
tự nó - con người được trừu tượng hoá bởi các mối quan hệ, các điều kiện, các hình thức và
phương tiện hoạt động hiện thực của nó, là “sự tồn tại trừu tượng của con người với tính cách
chỉ là con người lao động” và do vậy, hàng ngày nó có thể “bị đẩy từ cái hư không đầy đủ của
mình vào cái hư không tuyệt đối”, vào lĩnh vực “không tồn tại có tính chất xã hội” của nó”
[38, tr.150].
Như vậy, thuật ngữ “con người” đã được C.Mác sử dụng với một nội dung phong
phú: con người là phương thức tồn tại của con người trong thế giới, là một cá nhân riêng
biệt, là mẫu hình sinh hoạt của con người, con người với tư cách con người tự nó, là đại
biểu điển hình cho nhân loại.
Là nhà mác xít chân chính, cách tiếp cận vấn đề con người của Hồ Chí Minh có sự
thống nhất với cách tiếp cận của C.Mác. Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, không có con
người trừu tượng mà chỉ có con người cụ thể. Tuỳ theo từng thời kỳ lịch sử gắn với từng
thời điểm cách mạng, Hồ Chí Minh dùng những thuật ngữ khác nhau để chỉ con người.
Con người trong quan niệm của Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa con người giai
cấp, dân tộc và nhân loại. Những năm đầu thế kỷ XX, khi đề cập đến con người, Hồ Chí
Minh không chỉ đề cập đến “người phương Đông”, “người châu á”, “người châu âu”…,
mà còn đề cập một cách cụ thể hơn “người bản xứ”, “người bản xứ bị áp bức”, “người da

vàng”, “người da đen”, “người vô sản thuộc địa”, “người vô sản ở chính quốc”, “người
cùng khổ” v.v Như vậy, với Hồ Chí Minh, con người bao giờ cũng thuộc về một dân tộc,
chủng tộc, sắc tộc, thuộc về một quốc gia nhất định. Người khẳng định mọi người dù khác
nhau như thế nào thì vẫn có điểm chung là sinh ra phải được tự do, bình đẳng và mưu cầu
hạnh phúc.

Sau cách mạng tháng Tám 1945, mỗi người dân Việt Nam đã thực sự trở thành chủ
nhân của đất nước, bản chất xã hội đã thay đổi, Hồ Chí Minh thường sử dụng các thuật
ngữ như: “đồng bào”, “quốc dân”, “nhân dân”,v.v, qua đó đặt con người trong sự gắn bó
mật thiết với cộng đồng dân tộc.
Bên cạnh việc nói đến con người dân tộc, Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú ý đến con
người giai cấp trong quan niệm về con người. Trong những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Chí
Minh thường dùng các thuật ngữ “người bị áp bức”, “người bị bóc lột”, “tên tư sản”, “nhà
độc tài” …để chỉ con người. Trong thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí
Minh dùng các thuật ngữ “người làm chủ”, “người làm chủ tập thể”, “lao động trí óc”, “lao
động chân tay”… cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới.
Hồ Chí Minh chỉ dùng khái niệm “con người” ở hai thời điểm: Trong Tuyên ngôn
của Hội liên hiệp thuộc địa (1921), Người viết rằng nhân dân thuộc địa bị tước đoạt mất
các quyền lợi gắn liền với “phẩm giá con người”. Trong Lời kêu gọi đăng trên trang nhất,
số đầu tiên báo Người cùng khổ - cơ quan ngôn luận của hội Liên hiệp thuộc địa, Hồ Chí
Minh viết rằng sứ mệnh của tờ báo là “giải phóng con người”. Năm 1968, trong bản bổ sung
cho Di chúc, Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”.
Đặc biệt, năm 1947, Hồ Chí Minh đã nêu một quan niệm khá độc đáo về con người,
“Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả
nước. Rộng hơn là cả loài người” [46, tr.644]. Con người trong quan niệm của Hồ Chí
Minh vừa là mỗi thành viên cụ thể, vừa là những cộng đồng người trong xã hội. Con người
vừa là một chỉnh thể đơn nhất mang những phẩm chất riêng, vừa là một thực thể xã hội
mang những phẩm chất của một hệ thống các quan hệ xã hội trong sự thống nhất biện
chứng giữa cái chung với cái đặc thù, cái riêng. Trong cộng đồng con người Việt Nam, rõ
ràng, quan hệ gia đình, anh em, họ hàng là rất quan trọng. Hơn nữa, nét độc đáo trong cộng

người Việt Nam là quan hệ “đồng bào”, cộng đồng đó có cùng nguồn gốc “con lạc, cháu
hồng”, “con Rồng, cháu tiên”.
Qua cách định nghĩa chữ “người” và cách hiểu về “con người” trên đây cho thấy,
quan niệm của Hồ Chí Minh về vấn đề con người dựa trên cơ sở thế giới quan mác xít,
không duy tâm, thần bí khi xem xét nguồn gốc, bản chất con người. Con người không phải
là sản phẩm của thần thánh hay bất cứ lực lượng siêu nhiên nào, mà là sản phẩm của quá

trình tiến hoá lâu dài. Không có con người chung chung trừu tượng mà chỉ có những con
người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định, trong những
điều kiện lịch sử nhất định, nghĩa là những con người cùng với xã hội mình khai thác thiên
nhiên, sinh hoạt xã hội và phát triển ý thức. Con người chính là người cộng đồng người
theo nghĩa lô gíc hình thức, được phân biệt theo những dấu hiệu xác định từ vô số các
khách thể tồn tại trên trái đất. Với cách hiểu này, cho phép gạt bỏ mọi khác biệt giữa cá
nhân con người và mỗi con nguời cụ thể, luôn có điểm tương đồng với con người thuộc
mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc.
1.1.3.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất con người
Là nhà mác xít chân chính, Hồ Chí Minh nhận thức vấn đề bản chất con người trên
lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bản chất con người theo quan niệm của
Hồ Chí Minh thể hiện qua một số nội dung sau:
Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh con người mang bản chất xã hội - lịch sử.
Trước đây khi bàn về con người, C.Mác đã chỉ rõ: “Con người không phải là một
sinh vật trừu tương, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người,
là nhà nước, là xã hội” [35, tr.569]. Bàn về bản chất con người, C.Mác đã khẳng định:
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [36,
tr.11]. ông phê phán L.Phoiơbắc đã coi con người như những cá nhân trừu tượng, cô lập,
“bản chất con người chỉ có thể được hiểu là “loài”, là tính phổ biến nội tại, câm, gắn bó
một cách thuần tuý tự nhiên đông đảo cá nhân lại với nhau” [36, tr.11]. Đối với con người
đứng đầu nhà nước mà Hêghen gọi là “con người đặc thù”, thì bản chất của nó, như C.Mác
đã phân tích, cũng “không phải là râu của nó, không phải là máu của nó, không phải là bản
chất thể xác trừu tượng của nó, mà là phẩm chất xã hội của nó” [35, tr.337]. Như vậy, bản

chất con người không phải là trừu tượng mà là cụ thể, không phải là tự nhiên mà là lịch sử,
không phải là cái vốn có trong mỗi cá nhân riêng biệt, cô lập, mà là tổng hoà của toàn bộ
các quan hệ xã hội.
Trong thực tế, con người là con người xã hội, con người gắn với xã hội, là những cá
thể nằm trong các quan hệ xã hội nhất định. Nếu tách con người khỏi các quan hệ xã hội
thì con người chỉ còn là một loài sinh vật giống như mọi loài sinh vật khác; và lúc đó sự

gắn bó giữa những cá nhân chỉ mang tính chất bầy đàn sinh vật chứ không có xã hội của
con người.
Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội cũng có nghĩa là tất cả
các quan hệ xã hội đều tham gia vào việc hình thành bản chất con người. Các quan hệ xã
hội vô cùng phong phú, đa dạng, luôn đan xen, tác động lẫn nhau, trong đó quan hệ sản
xuất đóng vai trò chi phối, quyết định các quan hệ xã hội khác. Nếu quan hệ sản xuất thể
hiện bản chất tầng một của con người, thì các quan hệ xã hội khác thể hiện bản chất tầng
hai của con người và lại được thể hiện thông qua cái bản chất tầng một, tạo nên những
khác biệt giữa con người với con người. Tính chi phối, quyết định của quan hệ sản xuất
đối với các quan hệ xã hội khác là ở chỗ đó.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh luôn đặt con người
và xem xét nó trong các mối quan hệ xã hội nhất định. Con người mang bản chất xã hội, là
thành viên của một cộng đồng xã hội, đó là cộng động năm cấp độ: gia đình - họ tộc - làng
- nước - nhân loại. Con người không phải là những cá thể biệt lập giống như Rôbinxơn
ngoài hoang đảo. Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn con người mới có
hoạt động lao động, có ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy, mới thực sự trở thành con người
để có thể phân biệt với mọi loài động vật khác.
Những quan hệ xã hội mà Hồ Chí Minh quan tâm, trước hết là những quan hệ đã gắn
bó giữa người với người tạo thành cộng đồng từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng. Từ cộng
đồng gia đình, họ tộc, cộng đồng làng xã cho đến cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân
loại. Đối với người Việt Nam, những cộng đồng gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc đã tạo
thành tính cộng đồng bền vững được bồi đắp qua trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước
góp phần hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân tộc chân chính mà có

lúc Hồ Chí Minh coi là “động lực vĩ đại”, thậm chí là “động lực duy nhất” thúc đây sự
phát triển của đất nước.
Hồ Chí Minh đặt con người, mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều:
quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thành viên;
quan hệ với một chế độ xã hội nhất định, trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức,
bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời, nhưng
lại luôn “người hoá” tự nhiên trong những cộng đồng xã hội nhất định và bị quy định bởi

những chế độ xã hội nhất định. Con người sống và tồn tại trong lòng xã hội, chịu sự chế
ước của các quan hệ xã hội. Các quan hệ ấy lại không nhất thành bất biến: có loại thay đổi
nhanh, có loại thay đổi chậm, có loại tồn tại tương đối lâu dài, có loại bị thay thế bởi cái
khác, khi những điều kiện lịch sử cụ thể cho sự tồn tại của nó không còn. Sự vận động liên
tục của các quan hệ xã hội quy định bản chất con người. Khi các quan hệ xã hội thay đổi
thì bản chất con người cũng thay đổi theo. Điều này hoàn toàn phủ nhận các quan điểm
duy tâm siêu hình cho rằng, bản chất hay bản tính của con người là bất biến.
Khẳng định con người mang bản chất xã hội, song Hồ Chí Minh không tuyệt đối hoá
mặt “xã hội” của con người giống như quan điểm siêu hình của một số nhà triết học cùng
thời hoặc sau C.Mác, khi đưa ra những tiêu chí để phân biệt con người với động vật.
Chẳng hạn, Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công
cụ lao động, còn Aristote đã gọi con người là “một động vật có tính xã hội”. Hồ Chí Minh
quan niệm con người không chỉ là thực thể xã hội mà còn là một thực thể sinh học. Điều
này là hoàn toàn thống nhất với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin.
Hồ Chí Minh nhận thức rõ con người muốn sống và tồn tại được thì cũng cần phải
có ăn, có mặc, “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được việc
gì cả, “Dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là dân lấy ăn làm trời. Đó là nhu cầu tự nhiên của con
người, nhưng những nhu cầu bản năng ấy đã được “người hoá” trở thành những hành vi
mang tính xã hội. Những nhu cầu tự nhiên ấy của con người được đáp ứng hay không lại
tuỳ thuộc vào chế độ xã hội, vào hình thái kinh tế - xã hội trong đó con người đang sinh
sống và hoạt động. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng

với con đường phát triển của nhân loại đã chứng minh rõ điều đó.
Thứ hai, theo Hồ Chí Minh con người mang bản chất giai cấp.
Ban đầu, Hồ Chí Minh cũng như phần đông người Việt Nam đều quan niệm một
cách giản đơn rằng loài người được phân biệt bởi những màu da khác nhau. Khi đặt chân
đến nước Pháp trên hành trình tìm đường cứu nước, Người nhận ra rằng ở một nước được
coi là trung tâm văn minh của châu Âu không phải chỉ toàn những người giàu có, mà ở đó
cũng có những người nghèo khổ như Việt Nam, “những người Pháp ở Pháp phần nhiều là
tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo” [72, tr.23].

Vượt qua ranh giới về màu da - một lý thuyết khá thịnh hành về “đồng văn đồng
chủng” ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhận ra rằng: đã là người dân
bị nô lệ, thì dù da là màu gì đi chăng nữa cũng đều là những người “cùng khổ”; đã là kẻ đi
bóc lột, thì dù cho da trắng hay da vàng ở phương Tây hay phương Đông đều có chung bản
chất giống nhau - bản chất xấu xa, độc ác. Người kết luận: “Vậy là, dù màu da có khác nhau,
trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng
chỉ có một mối tình hữu ai là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” [43, tr.266]. “Trên quả đất,
có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người Thiện và
người ác”[47, tr.643].
Sau khi tiếp cận được với học thuyết Mác-Lênin, nhận thức của Hồ Chí Minh về bản
chất con người dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học. Đứng vững trên lập trường duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân biệt giữa người với người
không đơn thuần chỉ là vấn đề chủng tộc, dân tộc, mà chủ yếu trên cơ sở nhận thức đúng
đắn vấn đề giai cấp, tức là con người đó đứng về phía giai cấp nào: giai cấp bóc lột hay
giai cấp bị bóc lột? Giai cấp thống trị hay giai cấp bị trị? Sự phân biệt ấy được Hồ Chí
Minh gọi là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Từ nhận thức về màu da, chủng
tộc, dân tộc rồi đi đến nhận thức về giai cấp là quá trình vận động tuân theo quy luật tư duy
của Hồ Chí Minh về vấn đề bản chất con người.
Trong xã hội có giai cấp, tính giai cấp của con người được thể hiện thông qua các
quan hệ xã hội, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò chi phối. Quán triệt sâu sắc quan
điểm của C.Mác và Ph.ăngghen về bản chất con người, Hồ Chí Minh khẳng định quan hệ

sản xuất đã phân chia con người thành giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, đồng
thời lại thấy rõ sự tổng hoà tất cả các quan hệ xã hội tạo thành bản chất con người. Hồ Chí
Minh không tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ bất cứ yếu tố nào, vì vậy tránh rơi vào hai xu
hướng: một là, coi bản chất con người chỉ còn là bản chất giai cấp, đồng nhất bản chất con
người với bản chất giai cấp mà không thấy được sự tổng hoá các quan hệ xã hội tạo nên
bản chất con người như C.Mác đã nói; hai là, chỉ thấy bản chất con người là tổng hoà tất
cả những quan hệ xã hội nói chung, mà không thấy trong xã hội có giai cấp, quan hệ sản
xuất giữ vai trò chi phối các quan hệ xã hội khác.

Từ quan điểm lịch sử cụ thể của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh thấy rõ sự phân
tầng giai cấp ở Việt Nam chưa triệt đề, không giống phương Tây. Trong Báo cáo về Bắc
kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ gửi Quốc tế cộng sản năm 1924, Người đã nêu lên những nhận xét
của mình: ở Việt Nam, ngay đến những kẻ được gọi là đại địa chủ “thì chỉ là những tên lùn
tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở châu Âu và châu Mỹ”, “đời sống của địa chủ
cũng chẳng có gì là xa hoa”; còn tư sản ở Việt Nam thì “chỉ là những kẻ thực lợi khá giả”,
chứ không phải là “những tên trọc phú”, “tỷ phú”, tư sản có bóc lột lao động làm thuê
nhưng cũng “vừa phải trong sự tham lam của mình”; có “Hoàng đế trị vì nhưng chẳng lo
cai trị gì” và không thể so sánh với chúa phong kiến ở châu âu được. Chính vì vậy, Người
đã chỉ ra một điều “không thể chối cãi được” là “sự xung đột về quyền lợi của họ được
giảm thiểu” và “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra gay gắt, quyết liệt như ở phương
Tây” [43, tr.464]. Đây là cơ sở xã hội quan trọng để thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn
dân nhằm mục tiêu chung giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ở
Việt Nam
Thứ ba, theo Hồ Chí Minh trong mỗi con người luôn có sự thống nhất tồn tại đan xen
giữa hai mặt đối lập: tốt - xấu (thiện - ác).
Quan điểm này của Hồ Chí Minh là sự kế thừa có phê phán tư tưởng Nho giáo
(Trung Quốc) khi bàn về bản tính con người mà đại biểu là Mạnh Tử và Tuân Tử.
Theo Mạnh Tử, bản tính con người ta vốn thiện, không một người nào sinh ra tự
nhiên bất thiện, đã là con người thì ai cũng có trong lòng cái mầm thiện. ông chỉ rõ sự khác
nhau giữa con người và con vật là ở chỗ, trong mỗi con người đều có phần quý trọng và

phần bỉ tiện, có phần cao đại và phần thấp hèn. Chính cái phần quý trọng và cao đại mới là
tính người, mới là cái phân biệt giữa người và thú. Khác với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho
rằng bản tính con người vốn ác, đó là kết quả của thói hiếu lợi và đố kỵ trong mỗi con
người khi mới sinh ra. Để sửa tính ác thành tính thiện, ông chủ trương cần có sự giáo hoá,
dùng lễ nghĩa và lễ nhạc. Điểm giống nhau giữa Mạnh Tử và Tuân Tử là ở chỗ đã tuyệt đối
hoá tính “thiện” hay tính “ác” trong mỗi con người mà không thấy được sự chuyển hoá
giữa chúng khi các quan hệ xã hội thay đổi.
Sử dụng những thuật ngữ của văn hoá phương Đông nhưng dựa trên cơ sở thế giới
quan khoa học và phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người

có cả thiện và ác, hai mặt đó luôn tồn tại đan xen trong mỗi con người. Không thể có sự
phân biệt rạch ròi giữa người này “thiện”, người kia “ác”, có chăng chỉ là tương đối do
trạng thái biểu hiện nhiều hay ít của tính “thiện” và tính “ác” trong mỗi con người. Tốt
hay xấu không phải là bản tính vốn có, con người ta sinh ra không phải tự nhiên thành
người tốt hay người xấu. Sự khác nhau đó bị chi phối phần lớn bởi điều kiện hoàn cảnh xã
hội và sự tương tác giữa con người với môi trường xã hội, phần nhiều do giáo dục mà nên.
Quan niệm trên đây của Hồ Chí Minh về bản chất con người hoàn toàn xa lạ với
những quan điểm duy tâm siêu hình cho rằng, bản chất của con người là bất biến đổi với
những loại người khác nhau: quân tử hay tiểu nhân, thượng trí hay hạ ngu, sinh ra để trị
người hay để người trị. Về điều này, C.Mác đã từng khẳng định: Toàn bộ lịch sử chỉ là sự
biến đổi liên tục của bản tính con người; nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ là tìm hiểu
bản chất con người nói chung, mà còn phải thấy bản chất đó thay đổi như thế nào trong
mỗi thời đại lịch sử nhất định. Chính điều này đã giải thích tại sao không ít người thuộc
các giai cấp bóc lột lại có thể từ bỏ giai cấp xuất thân của mình để đi với giai cấp bị bóc
lột, tham gia đấu tranh để giải phóng các giai cấp bị bóc lột, thậm chí trở thành lãnh tụ của
giai cấp vô sản như trường hợp của C.Mác, Ph.ăngghen, V.Lênin và bao nhiêu lãnh tụ
cộng sản khác. Cũng chính từ điều này mà chúng ta hiểu được tại sao C.Mác, Ph.ăngghen,
V.Lênin, Hồ Chí Minh lại đặc biệt coi trọng vấn đề cải tạo con người cũ, xây dựng con
người mới; xây dựng chế độ mới, đời sống mới cho con người, vì con người.
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về sự giải phóng người Việt Nam

1.2.1. Về con người được giải phóng
Trong tư tưởng giải phóng con người, Hồ Chí Minh đề cập đến con người được giải
phóng trên cả hai bình diện: con người xét trên bình diện cộng đồng và con người với tư
cách là cá nhân.
Thứ nhất, giải phóng con người trên bình diện cộng đồng.
Mỗi con người không thể sống riêng lẻ mà phải sống với xã hội, sống trong lòng
quốc gia dân tộc. Vì vậy, quyền của mỗi con người phụ thuộc vào quyền tối cao của dân
tộc đó là độc lập tự do. Từ thực tiễn khách quan của các dân tộc bị nô dịch, từ chủ nghĩa
dân tộc truyền thống của cha ông ta và tiếp thu sáng tạo tư tưởng nhân quyền và dân quyền
của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Hồ Chí Minh phát triển thành quyền của

dân tộc: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [47, tr.1].
Như vậy, con người được giải phóng trên bình diện cộng đồng theo Hồ Chí Minh là
toàn thể dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi…
Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc tại lễ Quốc khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc
lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [47, tr.1], đó là các quyền thiêng
liêng nhất của mỗi con người. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, vì vậy, nhân dân
Việt Nam “có quyền hưởng tự do và độc lập” như những dân tộc khác.
Độc lập tự do theo Hồ Chí Minh là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân
tộc dù dân tộc đó là “thượng đẳng” hay “hạ đẳng”; “văn minh” hay “lạc hậu”. Độc lập, tự
do phải thực sự hoàn toàn và được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các quyền dân tộc, quyền con người phải được thực hiện trên thực tế, chứ không phải là
thứ độc lập giả hiệu giống như “cái bánh vẽ” mà chủ nghĩa đế quốc nêu ra. Độc lập phải
gắn liền với tự do, nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc, thì độc lập
ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì. Nền độc lập thực sự hoàn toàn phải được thực hiện một cách
triệt để theo nguyên tắc: nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc về quyền

quốc gia đều do nhân dân Việt Nam tự giải quyết.
Không có gì quý hơn độc lập tự do là lẽ sống và là học thuyết cách mạng của Hồ Chí
Minh, là nguồn động lực ý chí chiến đấu tuyệt vời của Người; đồng thời, là mục tiêu cấp
bách và nóng bỏng nhất của dân tộc Việt Nam đang sống trong cảnh bị đế quốc thực dân
thống trị. Không có gì quý hơn độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh hàm
chứa nội dung tổng hoà biện chứng, độc đáo và mang đậm bản sắc dân tộc về ba cuộc cách
mạng của thời đại: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Độc lập tự do cho dân tộc là khát vọng cháy bỏng của Hồ Chí Minh, chi phối mọi tư
duy và hành động của Người. Suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh chỉ có một
ham muốn tột bậc là đất nước được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng
bào sung sướng hạnh phúc. Đó là mục tiêu và động lực của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt

×