Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.05 KB, 122 trang )








LUẬN VĂN:

Văn hóa giải trí ở thành phố Hải
Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay
















Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 5-8-2003 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) ra


Nghị quyết số 32-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử mở ra
giai đoạn phát triển mới của thành phố. Nghị quyết nhấn mạnh: Hải Phòng là thành
phố cảng công nghiệp hiện đại; đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông
quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, một cực tăng trưởng quan trọng
của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một động lực phát triển kinh tế biển, một trong
những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch,
thủy sản, giáo dục, y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ
Trong những năm đổi mới Hải Phòng đã có bước phát triển mạnh mẽ về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố được
nâng lên rõ rệt. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ,
giáo dục, thông tin, văn hóa thể thao diễn ra sôi động, thu hút đông đảo các tầng
lớp dân cư thành phố.
Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, có khu du lịch biển, đảo
(Đồ Sơn, Cát Bà ) là những địa điểm rất thuận lợi cho việc khai thác, tổ chức các
hoạt động văn hóa giải trí cho nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển các phương tiện
thông tin đại chúng, sự đa dạng của hệ thống thiết chế văn hóa: Bảo tàng, thư viện,
nhà văn hóa, cung văn hoá, nhà thi đấu TDTT, sự sôi động trong các hoạt động văn
hóa nghệ thuật đã đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng của
các tầng lớp nhân dân, góp phần giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong phát triển văn hoá, thành phố Hải
Phòng cũng còn có những tồn tại, yếu kém trong hoạt động này:

- Một số cấp, ngành thành phố chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của
văn hoá, văn hoá giải trí, còn quá coi trọng khía cạnh kinh tế trong lĩnh vực giải trí,
coi nhẹ yếu tố văn hóa, cảnh quan, môi trường.
- Quá trình đô thị hoá nhanh khiến diện tích đất dành cho các hoạt động giải trí
công cộng (nhất là dành cho trẻ em) ngày càng bị thu hẹp lại. Một số cấp, ngành, đơn
vị, đoàn thể chưa thực sự quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động văn hóa vui chơi

giải trí cho người dân nên dẫn đến tình trạng thiếu điểm vui chơi giải trí và các nội
dung hoạt động phù hợp, hoặc xuất hiện các loại hình trò chơi, cách chơi gây tổn hại
tới sức khoẻ, tới kinh tế, tới việc hình thành nhân cách, ảnh hưởng tới trật tự an toàn
xã hội.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhiều doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài ra đời, số
lượng công nhân lao động tăng nhanh nhưng tại nhiều doanh nghiệp, công nhân lao
động phải làm việc trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt, thời gian lao động và
cường độ lao động cao, thu nhập thấp, ít được quan tâm đáp ứng nhu cầu văn hoá
tinh thần, nhu cầu vui chơi giải trí nhằm tái sản xuất sức lao động. Có thể nói văn
hóa giải trí cho số công nhân lao động ở đây còn rất ít được quan tâm, chú ý.
- Thành phố chưa phát huy hết các tiềm năng hiện có để phát triển lĩnh vực vui
chơi giải trí như các tiềm năng trong du lịch, dịch vụ văn hoá công cộng, văn hoá
nghệ thuật, phương tiện thông tin đại chúng Chưa huy động được tốt các nguồn lực
trong nước và nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí.
Những tồn tại nêu trên cần sớm được khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triển
văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Việc lựa chọn và nghiên
cứu đề tài "Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện
nay" sẽ góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoá
giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đề xuất phương hướng và
giải pháp nhằm đưa văn hoá giải trí ở Hải Phòng trong thời gian tới tiếp tục phát triển

mạnh mẽ và đúng hướng, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá ngày càng đa dạng, phong
phú của các tầng lớp nhân dân thành phố.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn hóa giải trí và các hoạt động
văn hoá vui chơi giải trí đã được một số nhà nghiên cứu, lý luận văn hóa, quản lý văn
hóa quan tâm, đã có một số đề tài, công trình của các tác giả đi trước đề cập đến
những vấn đề mà luận văn nghiên cứu.
- Đề tài "Nghiên cứu phát triển các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí ở Hà

Nội - thực trạng và giải pháp" do PGS.TS Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, Sở Văn
hóa Thông tin Hà Nội là cơ quan chủ trì, thực hiện năm 2003 và công trình "Hoạt
động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn"do
PGS.TS Phạm Duy Đức (chủ biên) [22] đã phân tích một số vấn đề lý luận về văn
hoá giải trí, đánh giá thực trạng hoạt động văn hoá giải trí ở Hà Nội và đề xuất các
giải pháp phát triển các hoạt động văn hoá giải trí ở Hà Nội nói riêng, ở đô thị nước
ta nói chung.
- Luận án tiến sĩ xã hội học của Đinh Thị Vân Chi, "Nhu cầu giải trí của thanh
niên. Nghiên cứu khuôn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu cầu giải trí
tại Hà Nội" [9] hoàn thành năm 2001 đã xác định quan niệm về giải trí và nhu cầu
giải trí của thanh niên Hà Nội, các giải pháp đáp ứng nhu cầu giải trí trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Công trình, Vai trò của văn hóa dân gian trong các sân chơi trên truyền hình của
PGS,TS. Trần Thị Trâm [49] đã khai thác các khía cạnh của văn hóa dân gian trong việc
tổ chức các trò chơi giải trí trên truyền hình.
Về xây dựng và phát triển văn hoá ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu. Luận văn
thạc sỹ Văn hoá học " Phương pháp và tổ chức hoạt động Cung văn hoá, Nhà văn
hoá lao động trong thời kỳ đổi mới hiện nay" [7] hoàn thành năm 1998 và Luận án
tiến sỹ Lịch sử " Giao tiếp và ứng xử với tư cách là thành tố văn hoá trong hoạt động

doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [8] của tác giả
Nguyễn Văn Bính, hoàn thành năm 2003 đã lấy Hải Phòng làm đối tượng khảo sát
chủ yếu. Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị - Học viện CTQG Hồ Chí Minh (khoá
2000 - 2004) của tác giả Hoàng Đình Thi đã nghiên cứu "Báo chí Hải Phòng với
nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc" [45]. Công trình "Lễ hội truyền thống văn hoá tiêu biểu Hải Phòng" do tác giả
Trịnh Minh Hiên (chủ biên) [24] đã đề cập đến một số lĩnh vực của văn hoá giải trí ở
Hải Phòng như: Lễ hội dân gian, các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế
văn hoá Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh về văn hóa và

văn hoá giải trí của thành phố Hải Phòng, đến lượt mình, chúng tôi sẽ đi sâu hơn
trong việc tái hiện bức tranh toàn cảnh về văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng
trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích bản chất, chức năng của văn hóa giải trí và vai trò của văn
hoá giải trí, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động văn hóa giải trí ở Thành phố
Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa giải trí, góp phần đáp
ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, xây dựng và hoàn thiện
nhân cách con người, thúc đẩy sự phát triển KT - XH, văn hoá của thành phố Cảng
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích bản chất của văn hóa giải trí, vai trò của văn hóa giải trí trong đời
sống xã hội và sự phát triển, hoàn thiện con người.
- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của
văn hóa giải trí hướng tới xây dựng con người Hải Phòng năng động, sáng tạo trong
thời kỳ đổi mới hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng
- Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa giải trí là một vấn đề rộng lớn. Vì vậy đề tài chỉ
tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về văn hóa giải trí và phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động của văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong khoảng thời gian từ
năm 2000 đến nay. Các phương hướng và giải pháp được đề xuất hướng tới năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương
pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê và điều tra xã hội

học, phương pháp liên ngành (đô thị học, văn hoá học, xã hội học ).
6- Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Làm sáng tỏ hơn khái niệm, đặc trưng, bản chất của văn hóa giải trí và vai
trò của văn hoá giải trí đối với việc xây dựng, hoàn thiện con người và phát triển
kinh tế - xã hội.
- Phân tích thực trạng văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời gian
qua.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa giải trí ở
Thành phố Hải Phòng trong những năm tới.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
* Về phương diện lý luận:
- Nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
- Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của văn hóa giải trí trong việc nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân, phát triển KT - XH, xây dựng và hoàn thiện
nhân cách con người trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
* Về phương diện thực tiễn :

Kết quả mà luận văn đạt được có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu hoạt động văn hoá giải trí, và công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa hiện
nay ở Thành phố Hải Phòng.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Vai trò của văn hoá giải trí trong đời sống xã hội hiện đại.
Chương 2: Thực trạng văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi
mới hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển văn hoá giải trí ở Hải Phòng
thời kỳ 2006 - 2010.


Chương 1
vai trò của Văn hóa giải trí
trong đời sống xã hội hiện đại

1.1. Quan niệm về văn hoá giải trí
1.1.1. Quan niệm về giải trí
Giải trí là một từ Hán - Việt. "Từ điển Hán - Việt" của cụ Đào Duy Anh giải
thích: Giải trí là khi làm việc rỗi, làm cho trí não được khoan khoái, gần nghĩa với
giải trí là tiêu khiển, tiêu khiển là giải muộn, khuây sầu. Giải trí còn đồng nghĩa với
vui chơi cho nên người ta thường nói vui chơi, giải trí.
Hoạt động giải trí bắt nguồn từ nhu cầu (giải trí). Nhu cầu là đòi hỏi điều gì đó
cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con người, của nhóm
xã hội hoặc toàn XH nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hành động. Nhu cầu
không chỉ mang tính sinh học, nhằm đáp ứng những đòi hỏi sinh học của con người,
nhu cầu còn mang tính xã hội, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, dù là của riêng mỗi cá nhân
nhưng nhu cầu chỉ có thể được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội, bị nền sản xuất đó
quy định, và vì vậy chúng mang tính xã hội rõ nét. Các nền sản xuất khác nhau nên
nhu cầu được thoả mãn theo sự quy định của nền sản xuất đó cũng khác nhau. Thứ
hai, cũng những nhu cầu như nhau nhưng mỗi thời đại được đáp ứng theo những
cách khác nhau, phù hợp với điều kiện lịch sử và mức độ phát triển xã hội đó, C.Mác
đã từng nói: Cùng là cái đói, nhưng cái đói được thoả mãn bằng dĩa và dao khác với
cái đói ngốn ngấu thịt sống bằng bàn tay, móng tay và răng, và thứ ba, nhu cầu còn
được đáp ứng trong khuôn khổ phong tục tập quán (văn hoá) của cộng đồng và bị
quy định bởi văn hoá cộng đồng.
Khi nghiên cứu về nhu cầu các tác giả đều thống nhất rằng, nhu cầu là nguồn
gốc mọi hành động của con người. Khi một nhu cầu xuất hiện, sẽ hình thành trong
con người một động cơ, thôi thúc hành động để thoả mãn nhu cầu đó. Nhà phân tâm
học nổi tiếng Freud khẳng định rằng mọi hiện tượng tâm lý (trong đó có nhu cầu)
đều có nguồn năng lượng nuôi dưỡng, càng nhiều nhu cầu thì nguồn năng lượng


trong cơ thể càng lớn. Nguồn năng lượng này tuân theo quy luật bảo toàn và chuyển
hoá năng lượng cần được sử dụng hết. Nếu không được sử dụng hoặc bị dồn nén,
năng lượng đó sẽ tìm cách giải toả trong giấc mơ, trong các hành động lố lăng, phá
phách Còn khi được sử dụng đúng cách, nó có thể thăng hoa và giúp các thiên tài
làm nên những kiệt tác nghệ thuật. Và con người chỉ có thể phát triển toàn diện khi
các nhu cầu của mình được đáp ứng đầy đủ. Trong trường hợp ngược lại sẽ bị kìm
hãm và không thể phát triển hoặc phát triển lệch lạc.
Nhu cầu giải trí, với tư cách là một nhu cầu của con người, thể hiện trên hai
khía cạnh:
- ở khía cạnh sinh học: Sự thoả mãn nhu cầu giải trí là điều kiện để cơ thể phục
hồi sức khoẻ sau quá trình lao động, lấy lại thăng bằng tâm - sinh lý để cơ thể tiếp
tục làm việc.
- ở khía cạnh xã hội: Con người giải trí không phải chỉ để giải trí. Mọi hoạt
động của con người đều có mục đích, và bởi vậy, giải trí cũng mang lại cho họ sự
phát triển về trí tuệ và nhân cách, sự thư thái, sảng khoái và những khoái cảm thẩm
mỹ.
Như vậy khi nhu cầu giải trí được đáp ứng thoả đáng thì trí não được thư giãn,
tinh thần được thanh thản, tâm hồn thêm trong sáng, đời sống cảm xúc thêm phong
phú với nhiều rung cảm thẩm mỹ, sự phát triển của con người trở nên toàn diện.
Ngược lại, khi nhu cầu giải trí không được đáp ứng đầy đủ, đúng đắn sẽ có nguy cơ
làm con người "tha hoá " trong hoạt động sống.
Hoạt động giải trí thường diễn ra trong thời gian rỗi. Thời gian rỗi - đó là
khoảng thời gian riêng - được dành cho các hoạt động cá nhân, trong đó có hoạt động
giải trí. Theo C. Mác, quỹ thời gian của xã hội và cá nhân được phân chia thành thời
gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời gian tất yếu mà
mỗi cá nhân buộc phải thực hiện công việc lao động để bảo đảm sự sinh tồn. Thời gian
tự do là khoảng thời gian còn lại ngoài thời gian lao động, dành cho những hoạt động
mà cá nhân có quyền tự quyết định. Với C. Mác, khái niệm "thời gian rỗi" chưa xuất
hiện, bởi khi đó các hoạt động giải trí chưa phong phú, công nghiệp giải trí chưa ra đời.


Tuy vậy C.Mác cũng đã từng coi thời gian tự do là khoảng thời gian dành cho sự thoải
mái, cho giải trí, và mở ra một khoảng không cho những hoạt động tự do của con người
[dẫn theo 9, tr 23].
Theo nhà nghiên cứu văn hoá Đoàn Văn Chúc [10, tr. 224 - 225] thì trong bất
kỳ xã hội nào cũng có 4 dạng hoạt động mà con người phải thực hiện:
- Những hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
cá nhân và xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người.
- Những hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như nuôi dạy con
cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè Đó là nghĩa vụ cá nhân của mỗi
người.
- Những hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn
uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu cá nhân của
mỗi người.
- Những hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân như thưởng thức nghệ
thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo Đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu tinh
thần của mỗi người.
Dạng hoạt động thứ nhất được thực hiện theo quy tắc chung của xã hội không
thể tuỳ tiện theo ý thích hoặc hoàn cảnh cá nhân. Nó được xác định một cách nghiêm
ngặt và được diễn ra trong một khoảng thời gian dành riêng, với thời điểm và độ lớn
được quy định chặt chẽ, mà C.Mác gọi là thời gian tất yếu.
Ba dạng hoạt động còn lại cũng không thể thiếu, nhưng chúng được thực hiện
một cách linh hoạt tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân. Chúng được diễn ra
trong khoảng thời gian còn lại sau khi đã trừ đi thời gian tất yếu. Khoảng thời gian
dành cho những hoạt động đó được gọi là thời gian tự do, nghĩa là thời gian mà xã
hội dành cho cá nhân quyền tự do sử dụng.
Trong ba hoạt động trên thì hoạt động thứ tư mang tính tự do hơn cả. Nó
không gắn với sự thúc bách sinh học nào, cũng không hề mang tính cưỡng bức. Nó là
hoạt động hoàn toàn tự do mà cá nhân có toàn quyền lựa chọn theo sở thích, trong
khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những hoạt động nghĩa


vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện. Nó đồng thời cũng là hoạt động
không vụ lợi, nhằm mục đích giải toả căng thẳng thể chất và tinh thần để đạt tới sự
thư giãn, thanh thản trong tâm hồn, và cao hơn nữa là đạt tới những rung cảm thẩm
mỹ. Với tính chất đặc biệt như vậy, để phân biệt với các hoạt động trên, người ta gọi
nó là hoạt động giải trí và thời gian dành cho hoạt động giải trí được gọi là thời gian
rỗi.
Thời gian rỗi được coi là khái niệm đồng nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là
"phần thời gian ngoài lao động của cá nhân (nhóm xã hội) còn lại sau khi đã trừ đi
chi phí thời gian cho những hoạt động cần thiết không thể thiếu" và "Thời gian rỗi là
khoảng thời gian mà trong đó con người không bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn,
không bị chi phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó được dành cho các hoạt động
tự nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con ngườii
(hoạt động giải trí)" [dẫn theo 9, tr.23].
Như vậy có thể thấy giải trí là một dạng hoạt động cơ bản của con người, đáp
ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ.
Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng
đồng, xã hội.
Giải trí - đó là sự giải toả những căng thẳng về thể chất và tinh thần, đạt tới sự
thư giãn trong tâm hồn, và cao hơn nữa là những rung cảm thẩm mỹ. Giải trí là dạng
hoạt động không vụ lợi, nó là hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con
người:Thư giãn,giải thoát sầu muộn, tìm trạng thái hưng phấn, vui thích.
Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, người nông dân lao động theo thời vụ
vì vậy các hoạt động giải trí thường diễn ra sau vụ thu hoạch hoặc trong lúc nông
nhàn.
Trong xã hội công nghiệp, giải trí thường gắn liền với các hoạt động trong thời
gian rỗi. Cho nên các từ như Leisure (tiếng Anh) hay Docur (tiếng Nga) lúc đầu có
nghĩa là thời gian rỗi, sau chuyển thành hoạt động trong thời gian rỗi (gọi tắt là hoạt
động rỗi), tức là sự giải trí hay hoạt động giải trí.

Đặc trưng nổi bật của xã hội công nghiệp là sự năng động xã hội, lao động

căng thẳng và diễn ra với tiết tấu nhanh, phân công lao động cụ thể, do vậy hoạt động
giải trí trong xã hội công nghiệp có nhiều nội dung mới. Nếu như hoạt động vui chơi
giải trí của xã hội nông nghiệp phần lớn thường nhẹ nhàng, tiết tấu chậm rãi và
thường không sôi động lắm (đánh đu, thả diều, chọi chim, chọi gà, chọi dế ) thì các
hoạt động vui chơi giải trí ở xã hội công nghiệp thường diễn ra hết sức sôi động với tiết
tấu nhanh, mạnh (Bóng đá, các cuộc thi thể thao như điền kinh, bơi lội, quần vợt các
hoạt động giải trí tìm "cảm giác mạnh", phiêu lưu, mạo hiểm ). Những hoạt động
này hoàn toàn phù hợp với xã hội công nghiệp, góp phần giải toả những căng thẳng
tâm thần, lập lại thế cân bằng nội tại nhằm tái sản xuất sức lao động.
Chúng ta biết rằng, giải trí là hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi, nhưng
không phải bất cứ hoạt động nào được thực hiện trong thời gian rỗi đều là giải trí.
Trong thời gian rỗi người ta có thể làm nhiều việc khác nhau: Có người tranh thủ làm
thêm để kiếm sống hoặc học thêm để nâng cao trình độ (khi đó thời gian rỗi đã bị
biến thành thời gian lao động); cũng có người dùng thời gian rỗi để thực hiện những
hoạt động không có tác dụng gì nhiều đối với sự phát triển toàn diện con người, thậm
chí là vô bổ hoặc có hại (la cà hàng quán, rong chơi không mục đích hoặc sa vào các
tệ nạn xã hội ) Những hoạt động lệch chuẩn như vậy không thuộc nội hàm khái
niệm giải trí. Hoạt động giải trí là những hoạt động của con người nhằm nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần và phát triển toàn diện con người.
Giải trí hoàn toàn không phải sự nghỉ ngơi thụ động của con người mà là
những hoạt động mang tính chủ động. Nó là những hoạt động hoàn toàn tự do, do
mỗi cá nhân tự lựa chọn và tham gia một cách chủ động. Nhân tố quyết định mang
tính tiên quyết là sở thích cá nhân (với điều kiện phù hợp hệ chuẩn mực và hoàn cảnh
thực tế khách quan của xã hội) Bởi vậy, sự nghỉ ngơi thụ động không phải là giải trí.
" Nghỉ " là sự ngừng làm việc, ngừng hoạt động nhằm lấy lại sức lực vật chất, sự
thăng bằng tâm sinh lý để có thể tiếp tục làm việc sau đó. Tất nhiên, lúc nghỉ có thể
đọc báo, nghe nhạc nhưng đó chỉ là phụ, điều chính yếu là để cơ thể không hoạt
động (nhưng nghỉ cũng khác với ngủ vào ban đêm). Nghỉ thuộc dạng hoạt động thứ

ba và mang tính thụ động, trong khi giải trí thuộc dạng thứ tư (nằm trong phạm vi

hoạt động tinh thần) mang tính chủ động và tích cực.
Vui chơi giải trí là nhu cầu văn hoá cơ bản của con người (cá nhân và cộng
đồng) nhằm giải toả những căng thẳng, mệt mỏi do lao động đưa lại, bù đắp những
thiếu hụt và mất mát về sức khoẻ và tinh thần, tạo điều kiện để con người phát triển
toàn diện về thể lực, trí lực, tình cảm thẩm mỹ, thoả mãn nhu cầu tinh thần ngày càng
cao của con người.
Trong vòng đời của con người, vui chơi giải trí gắn bó suốt đời người. Lịch sử
phát triển của loài người đã cho thấy các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với sự
xuất hiện của xã hội loài người và xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động vui
chơi giải trí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Không một dân
tộc nào, dù trình độ phát triển cao thấp đến đâu, lại không có các hoạt động vui chơi
giải trí. Sử sách đã nói nhiều về tính chất đam mê kỳ diệu của các lễ hội, dù đó là hội
Fiesta - đấu bò tót hàng năm tại thành phố Pamplona ở miền Bắc nước Tây Ban Nha,
là lễ hội Carnavan mê say, điên cuồng thâu đêm ở Italia hay Braxin, là lễ hội Thai
Pusam của người Đơ - ra - vi -điêng (Đravidiens) ở miền Nam ấn Độ, hoặc như lễ
hội nhảy múa của cư dân Châu Phi. Người da đen châu Phi thường đắm mình trong
những điệu múa rực lửa, ngây ngất như hoà điệu với tiết tấu của vũ trụ Góp vào
tiếng nói đam mê của lễ hội, có thể kể đến những ngày hội đâm trâu ở vùng đất Tây
Nguyên hùng vĩ, ở hội "chọi trâu" Đồ Sơn (Hải Phòng), ở những đêm quan họ thâu
đêm ở làng Lim (Bắc Ninh), hay những cuộc "đua trải" sôi động vùng sông nước
Nam Bộ.
Bước sang xã hội công nghiệp, các hoạt động vui chơi giải trí không hề giảm
đi mà còn phát triển rầm rộ cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế. Đuy -ma -
dơ-đi-ê - nhà xã hội học người Pháp coi giải trí như là sự biến đổi về chất của xã hội
công nghiệp, từ chỗ bị bóc lột thô bạo bằng việc kéo dài thời gian lao động, người
công nhân đã có quyền nghỉ ngơi mà vẫn hưởng lương. Ông tiên đoán về triển vọng
của xã hội hậu công nghiệp sẽ là một " xã hội giải trí", trong đó thời gian lao động
được rút ngắn một cách tối thiểu, thời gian rỗi được tăng lên, mối quan tâm của xã

hội không phải là làm gì để sống, mà là làm thế nào để giải trí tốt hơn [dẫn theo 9,

tr.24].
Có thể hiểu được Đumagdier thông qua dự đoán của C Mác, rằng trong xã hội
tương lai, lao động không còn là cực nhọc, mà là lao động sáng tạo, lao động mang
lại niềm vui và trở thành một hình thức giải trí. Nhờ có những tiến bộ của khoa học
công nghệ mà năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động ngày càng cao, tạo điều
kiện cho con người thoát khỏi sự nặng nhọc, vất vả của lao động, thời gian rỗi nhiều
hơn, con người có nhiều hơn các hoạt động giải trí nhằm phát triển nhân cách hài hoà
và toàn diện.
Vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, xuất phát từ những tham vọng muốn đạt
lợi nhuận tối đa, các nhà tư bản đã thúc ép công nhân gia tăng cường độ làm việc,
khiến họ bị suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, đã xuất hiện các phong
trào đấu tranh của công nhân đòi được giảm giờ làm và tăng thời gian giành cho hoạt
động nghỉ ngơi, giải trí. Năm 1883, Pôn La -phac-gơ - con rể của C.Mác viết cuốn
sách "Quyền được hưởng nhàn" (Le droit à la paresse) để ủng hộ cuộc đấu tranh của
những người lao động. ở Pháp, vào năm 1900 có Luật Min-lơ-răng (Millerand) thiết
lập chế độ ngày làm việc 10giờ. Năm 1906 mới đề ra chế độ nghỉ bắt buộc 1 ngày
trong tuần. Năm 1910 có luật hưu trí đối với công nhân. Cũng vào thời gian này, quốc
tế XHCN phát động cuộc đấu tranh với khẩu hiệu: 8 giờ lao động, 8 giờ nghỉ ngơi và 8
giờ giải trí. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi, bắt đầu từ đây, người lao động mỗi ngày làm
việc 8 giờ [dẫn theo 22, tr.17].
Tuy nhiên, trong 8 giờ giải trí, người ta còn phải làm một số công việc tất yếu
như: nấu ăn, tắm rửa, săn sóc con cái Các công việc trên đã tiêu tốn hết 4 - 5
giờ/ngày, còn lại 3 - 4 giờ/ngày gọi là thời gian tự do. Đây mới thực là thời gian dành
cho các hoạt động giải trí.
Đương thời, C.Mác rất quan tâm đến khái niệm "thời gian tự do" của người
lao động. Ông cho rằng:
Tiết kiệm thì giờ lao động là tăng thêm thì giờ tự do, tức là thì giờ
dành cho sự phát triển toàn diện cá nhân, sự phát triển tác dụng trở lại sức

lao động và làm tăng sức lao động, về phương diện sự sản xuất trực tiếp,

thì giờ tiết kiệm được có thể coi là dùng để sản xuất ra vốn cố định, một
vốn cố định làm nên con người [dẫn theo 22, tr.18].
Năm 1936 thoả ước Ma-ti-nhông (Matignon) ra đời, quy định mỗi tuần làm
việc 40 giờ, cuối tuần có hai ngày nghỉ. Trong xã hội xuất hiện từ ("Week end" -
Những ngày nghỉ cuối tuần, như một phong tục mới, ra đời và vận hành tại một số
nước công nghiệp phát triển). Từ đó, người ta bắt đầu ý thức về phương thức sử dụng
vốn thời gian tự do của mỗi con người. Các nhà xã hội học đã chia ra như sau:
- Thời gian tự do cấp ngày: 3 - 4 giờ.
- Thời gian tự do cấp tuần: 2 ngày nghỉ.
- Thời gian tự do cấp năm: những ngày nghỉ phép và những ngày nghỉ vào dịp
lễ, tết.
- Thời gian tự do cấp đời người: Số năm về hưu sau khi đã hết tuổi làm việc.
ở nước ta, tuy năng suất lao động chưa thật cao, ngân sách nhà nước cũng còn
nhiều khó khăn, nhưng từ năm 1999 Chính phủ đã có quyết định cán bộ, công chức,
viên chức mỗi tuần làm việc 5 ngày (40 giờ), nghỉ cả ngày thứ bẩy và chủ nhật. Cùng
với việc tăng lượng thời gian rỗi cuối tuần, Nhà nước đã giành những khoản ngân
sách lớn cho việc xây dựng các khu công viên, các khu du lịch, các trung tâm văn
hoá - thể thao và các thiết chế văn hoá giải trí khác. Nhà nước cũng đã gia tăng mức
lương tối thiểu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Đến thời điểm tháng
10/2006 mức tăng đã là 450.000đ. Những việc này đã góp phần cải thiện và nâng cao
hơn về mức sống của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia ngày
càng nhiều hơn vào các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí.
Có thể nói, vui chơi giải trí hiện nay đã trở thành một hoạt động xã hội khá
phổ biến, hơn thế, nó còn trở thành một hướng đi đầy triển vọng trong hoạt động
kinh tế của đất nước Chính vì vậy, hoạt động vui chơi giải trí đã được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm thích đáng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ:
Phát huy tiềm năng, khuyến khích sáng tạo văn học nghệ thuật, tạo
ra những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Xây dựng và

nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá, chú trọng công trình văn hoá

lớn, tiêu biểu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống nhà văn hoá, bảo
tàng, nhà truyền thống, thư viện, phòng đọc, điểm bưu điện - văn hoá xã,
khu vui chơi, giải trí [19, tr.106 - 107].
Như vậy, có thể nói rằng: Giải trí là một dạng hoạt động xã hội của con người,
diễn ra trong thời gian rỗi nhằm giải toả những căng thẳng về trí não, thể lực; đáp
ứng các nhu cầu về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ , tạo ra sự cân bằng tâm-sinh
lý, nâng cao năng lực tinh thần và thể chất cho con người.
1.1.2. Quan niệm văn hoá giải trí
Khái niệm văn hoá đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và ngừng được
mở rộng cả về nội hàm cùng ngoại diên của nó. Theo người Trung Hoa cổ đại thì
“văn hoá" là sự kết hợp giữa "vẻ đẹp” và "giáo hoá " đựơc dùng để chỉ một triều đại
có sự thống trị "đẹp đẽ" dùng "văn trị” và "giáo hoá", tức là sự thống trị dựa trên sự
giáo dục, thuyết phục con người. Còn ở Hy Lạp cổ đại thì thuật ngữ "cultus " tức là
gieo trồng, ban đầu có nghĩa gieo trồng ngoài đồng ruộng, (cultus agree) sau được
dùng với nghĩa là gieo trồng tinh thần (cultus animi - tức là văn hoá) chỉ sự nâng niu,
nuôi dưỡng bản chất, phẩm giá của con người theo những cái hay, cái đẹp, cái tiến
bộ, cái văn minh
Định nghĩa về văn hoá ngày càng trở nên hết sức phong phú. Năm 1952 A.L
Kroeber và C.L Kluckhohn đã trích lục được khoảng ba trăm định nghĩa văn hoá của
các tác giả ở nhiều nước khác nhau. Đến nay đã có thêm hàng trăm định nghĩa nữa
về văn hoá. Nhưng hầu như tất cả đều quan niệm văn hoá gắn liền với bản chất, năng
lực của con người, với con người, nói cách khác, hệ thống các giá trị tinh thần và giá
trị vật chất do con người sáng tạo ra - văn hoá, trở thành một bộ phận cấu thành của
đời sống xã hội.
"Từ điển triết học" của Rôdentan đã đưa ra định nghĩa: "Văn hoá - toàn bộ
những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trrình thực tiễn xã hội
- lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Theo nghĩa

hẹp hơn, người ta vẫn quen nói về văn hoá vật chất (kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giá
trị vật chất ) và văn hoá tinh thần (khoa học, nghệ thuật và văn hoá, triết học, đạo đức,

giáo dục ). Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái
kinh tế - xã hội" [35, tr.656].
Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn
nhận văn hoá với ý nghĩa rộng rãi nhất, như một phức thể, tổng thể các đặc trưng,
diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc hoạ nên bản sắc của một
cộng đồng: "Văn hoá là tổng thể những biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và
sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng Văn hoá bao
gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo
đức hay vô luân, phải hay trái, đúng hay sai ) theo cộng đồng ấy" [dẫn theo 44, tr.14].
Đại Bách khoa thư Xô Viết [16] đã coi văn hoá là: Trình độ phát triển về mặt
lịch sử của xã hội và con người trong các dạng thức tổ chức đời sống và hoạt động
của con người, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra. Khái niệm văn hoá dùng để phân định trình độ phát triển vật chất và tinh thần của
các thời đại lịch sử nhất định, các hình thái kinh tế - xã hội hay một xã hội, dân tộc,
bộ tộc cụ thể (chẳng hạn văn hoá cổ đại, văn hoá xã hội chủ nghĩa, văn hoá Maya )
cũng như chỉ một đặc thù hay lĩnh vực của đời sống (văn hoá lao động, văn hoá nghệ
thuật, văn hoá đời sống ) Theo nghĩa hẹp hơn, thuật ngữ “văn hoá "chỉ liên quan tới
lĩnh vực đời sống tinh thần của con người.
ở Việt Nam, từ năm 1942 -1943, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm
về văn hoá như sau:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn,
mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [30, tr.431].

Chúng ta đã biết rằng: Giải trí là một nhu cầu, một hoạt động văn hoá của con
người. Giải trí mang ý nghĩa bao trùm là các hình thức vui chơi, thưởng thức. Hơn

thế nữa, cái đích cuối cùng của giải trí là giải toả những căng thẳng về thể chất và
tinh thần, đạt tới sự thư giãn trong tâm hồn, và cao hơn nữa là những rung cảm thẩm
mỹ. Giải trí là dạng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh và bổ ích
của con người. Có những hoạt động thoạt nhìn có vẻ là giải trí nhưng vì lý do nào đó
mà không đạt được tới mục đích trên, đều không phải (hoặc không còn là) giải trí. Ví
dụ, hoạt động chơi bài, nếu đó là hoạt động không vụ lợi, chỉ để tiêu khiển, giải toả
căng thẳng tinh thần hoặc thể chất thì là hoạt động giải trí. Nhưng nếu lại gắn với
mục đích kinh tế (ăn tiền) hoặc vụ lợi (cá cược) thì không còn là giải trí nữa. Như
vậy, hoạt động giải trí là những hoạt động tạo cho cá nhân một đời sống tinh thần
trong sáng, lành mạnh, phấn chấn giúp họ phát triển toàn diện. Giải trí là những
hoạt động thuộc đời sống văn hoá - tinh thần. Như vậy có thể coi " Văn hoá giải trí"
(văn hoá vui chơi giải trí) là một trong những yếu tố của cấu trúc chỉnh thể của văn
hoá cộng đồng.
Nói "văn hoá giải trí" cũng tức là “văn hoá vui chơi", "văn hoá vui chơi giải
trí" cũng có thể hiểu là hoạt động vui chơi, giải trí có văn hoá, bằng các hoạt động và
sản phẩm văn hoá và thông qua hoạt động giải trí nhằm xây dựng, hoàn thiện nhân
cách con người.
ở đây, ta có thể phân loại các hoạt động văn hoá giải trí theo nhiều tiêu chí
khác nhau:
+ Theo chức năng của các hoạt động: Có hoạt động giải toả căng thẳng thể
chất (thể dục thể thao ) hoạt động giải toả căng thẳng tinh thần (nghe nhạc, dạo
chơi, giao tiếp ), hoạt động nhằm đạt khoái cảm thẩm mỹ (thưởng thức nghệ thuật).
+ Theo chủ thể tổ chức hoạt động: Có hoạt động cá nhân (nghe nhạc, làm thơ,
đọc sách báo ) hoạt động trong nhóm hạn chế (giao lưu với bạn bè, tham gia các
hoạt động cùng với họ ) hoạt động tập thể (hoạt động cùng các bạn đồng nghiệp hoặc
trong một tổ chức đoàn thể nào đó ), hoạt động công cộng ngoài xã hội.

+ Theo địa điểm hoạt động: Có hoạt động giải trí tại gia đình, hoạt động giải trí
tại nơi làm việc, hoạt động giải trí ngoài xã hội.
+ Theo hình thức hoạt động: Có những hoạt động chơi (chơi các trò chơi, dạo

chơi ) hoạt động TDTT, tham quan, du lịch, những hoạt động thoả mãn nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật (xem phim, ca nhạc, sân khấu ) những hoạt động sáng tạo
nghệ thuật (tham gia các CLB năng khiếu hoặc các hoạt động nghệ thuật nghiệp dư );
những hoạt động thoả mãn nhu cầu giao tiếp (gặp gỡ bạn bè, trò chuyện, tâm sự )
những hoạt động thoả mãn nhu cầu niềm tin (tham gia các sinh hoạt tôn giáo, tham
gia các lễ hội hoặc các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng khác ).
Để thấy rõ hơn rõ khái niệm “văn hoá giải trí" hay “văn hoá vui chơi giải trí”
cần nhận thức hơn về nội dung bản chất của vui chơi giải trí.
Trò chơi - đó là hoạt động mang tính tự nguyện nhưng có ý nghĩa xã hội. Trong
các hoạt động giải trí của con người, hoạt động vui chơi chiếm một vị trí hết sức
quan trọng. Phân tích sự chơi theo lý thuyết hoạt động, nhận thấy có ít nhất 4 dạng
hoạt động chơi là:
Hoạt động chơi không đối tượng - là hoạt động ngẫu hứng, chơi một mình, đối
tượng của sự chơi là nhằm vào bản thân người chơi như "đi dạo”, "du xuân”, "câu cá
""đánh cờ một mình ", đối thoại với bản thân mình.
Hoạt động chơi với đối tượng là đồ vật hoặc động vật. Ví dụ: chơi đàn ghi ta,
trẻ em chơi búp bê, người già chơi cây cảnh, chơi chim
Chơi với đối tượng là máy điện tử. Gọi là “trò chơi ảo”, nin-ten-đo, chơi trên
máy vi tính, chơi trên mạng là thuộc dạng này.
Chơi với đối tượng là con người - một hay nhiều người: Ví dụ: Chơi cờ, chơi
bóng chuyền, bóng đá đây là sự chơi bằng trò chơi - một hình thức phát triển đa
dạng nhất trong lĩnh vực giải trí của con người.
Nếu như ba dạng trên là chơi một mình, thì dạng thứ tư là chơi tập thể (giao
tiếp tập thể), cuộc chơi có nội dung thi đấu, nên phải xây dựng thể chế và có trọng tài
điều khiển.

Hoạt động chơi về bản chất là mang tính vô tư, đặc điểm của nó là ngẫu hứng,
bất ngờ và đôi khi nghịch lý, nó chống lại tính máy móc trong cuộc sống thường nhật
và sự áp đặt của tập quán xã hội.
Hoạt động chơi còn nhằm rèn luyện, tập dượt con người. Nó rất cần thiết để

con người vượt qua những trở ngại, khó khăn, nó còn là bài học về chữ "nhẫn ",
"thắng không kiêu, bại không nản", nó làm cho con người trầm tĩnh, thư thái hơn.
Khía cạnh quan trọng nhất của nhu cầu chơi là nhằm bù đắp những cái mà con người
không thể tìm thấy trong đời sống thực tiễn. Chẳng hạn như, khi con người có nhu
cầu sống với quá khứ tổ tiên thì không gì hơn là tham gia vào vai diễn của các nhân
vật lịch sử
Các giá trị mà mỗi cuộc chơi mang lại là sự công bằng, bình đẳng và minh bạch
(công khai). Sự công bằng biểu thị ở chỗ mọi người tham gia cuộc thi đều có thể
thắng, hoặc có thể thua, không hề có sự ưu tiên cho bất cứ đối tượng nào. Sự bình
đẳng trong cuộc chơi biểu hiện ở chỗ mọi người tham gia cuộc chơi đều có điều kiện
ngang nhau trong cuộc tranh tài. Trong cuộc đua tranh quyết liệt này, người giỏi sẽ
thắng, người kém sẽ thua; đối với những trò chơi có sự may rủi thì: vận may sẽ
thắng, vận rủi sẽ thua, không có ngoại lệ. Đây là một chân lý hiển nhiên mà mọi
người trong cuộc chơi đều thừa nhận.
Sự minh bạch ở đây còn là sự giám sát xã hội. Những người được cử ra làm
"trọng tài” cho cuộc chơi phải thật “công tâm”, mọi xử lý phải trình ra công khai
trước sự chứng kiến của mọi người. Sự khuất tất sẽ làm cho cuộc chơi trở nên mất
hết ý nghĩa.
Tóm lại, trong cuộc chơi những người tham gia chơi hết mình theo đúng luật
chơi, những người trọng tài xử lý công tâm theo luật định, các “Fan” (khán giả)
cổ vũ “vô tư”, làm cho cuộc chơi đạt tới giá trị công bằng, bình đẳng và minh
bạch. Đó là cái đẹp vĩnh hằng, làm cho ấn tượng của cuộc chơi sống mãi trong
lòng mọi người. Có thể hình dung hoạt động của mỗi cuộc chơi giống như hoạt
động của một hội thu nhỏ, ở đó các nguyên tắc công bằng, bình đẳng và minh
bạch như những chân lý bình dị, đã được thực thi một cách nghiêm túc.

Chúng ta thấy rằng giải trí tự nó không phải là cái gì gắn liền với sự thấp kém,
kém cỏi. Giải trí là nhu cầu thực sự cần thiết cho con người sau những giờ lao động
cực nhọc, căng thẳng. Giải trí là một trong những hình thức sử dụng thời gian rỗi một
cách có lợi (ích), là cách mà con người nghỉ ngơi một cách tích cực. Giải trí là hoạt

động mang tính tự do cá nhân cao độ, tuỳ ý thích và không giống với hoạt động ở cơ
quan, đơn vị nơi mình đang làm. Trong số những hoạt động được sử dụng khi con
người rảnh rỗi thì nghệ thuật - bao gồm cả sáng tác và tiếp nhận là một trong những
loại được ưa chuộng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, mặc dù có tính độc lập tương đối,
chức năng giải trí không bộc lộ như nhau ở mỗi loại hình văn hoá nghệ thuật. Nó phụ
thuộc vào động cơ sáng tác của tác giả và thị hiếu, nhu cầu của từng cá nhân người
tiếp nhận tác phẩm. Tuyệt đối hoá chức năng giải trí thường dẫn tới sự tước bỏ ý
nghĩa xã hội tích cực của văn nghệ. Giải trí trong ý nghĩa lành mạnh nhất, có tác
dụng phát triển trình độ và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng bao giờ cũng gắn liền
với chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức và chức năng giáo dục. Tách biệt chức
năng giải trí, đẩy nó lên như một chức năng cơ bản là hạ thấp vai trò tích cực của
nghệ thuật trong đời sống. Ngược lại, không quan tâm tới khía cạnh giải trí là bỏ sót
một khả năng tác động và tự giới hạn tầm ảnh hưởng của nghệ thuật trong đời sống
thực tiễn.
Chính vì nghệ thuật đem lại nhiều cái vui mắt. vui tai, nhiều cái hấp dẫn, lôi
cuốn. Một tiếng đàn, một điệu múa, những lời hát, những bộ quần áo biểu diễn đẹp
đẽ, những câu chuyện hồi hộp, cảm động, những bộ phim nhiều tình tiết căng thẳng,
gay cấn, hấp dẫn tất cả những cái đó có sức hấp dẫn rất lớn và thường đem lại cho
con người những niềm vui, niềm say mê. Có người lúc rảnh đi chơi cờ, xem đá bóng,
dạo phố, có người lại thích đi nghe (xem) hát, đọc sách. Mỗi người có một sở thích
riêng và mỗi loại cũng có cái hay riêng. Nghệ thuật lôi cuốn ở chỗ nó vừa vui tai, đẹp
mắt, có sức thu hút, giúp con người có thêm những giá trị tinh thần bổ ích.
Đến đây có thể nêu lên một định nghĩa về văn hoá giải trí như sau: Văn hoá
giải trí là một bộ phận của đời sống văn hoá xã hội, bao gồm toàn bộ những hoạt
động giải trí của các cá nhân, các cộng đồng diễn ra một cách tích cực, chủ động,

lành mạnh và tiến bộ. Thông qua những trò chơi và những hoạt động giải trí tạo nên
cho các cá nhân và cộng đồng một đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh, hoàn
thiện và phát triển.
1.1.3. Các loại hình văn hoá giải trí

Ngày nay, các loại hình giải trí ngày càng phát triển rộng rãi, phong phú về
hình thức, đa dạng về nội dung (không chỉ giải trí bằng đọc sách, báo mà còn tham
gia vào quá trình sáng tạo, biểu diễn văn hoá, văn nghệ, thể thao ) Hoạt động giải trí
không dừng lại ở trạng thái thụ động tiếp nhận, mà phát triển đến trạng thái chủ động
tham gia hoạt động sáng tạo. Hoạt động giải trí không chỉ ở trong trạng thái tĩnh
(đọc, xem, nghe, nhìn) mà cả ở trạng thái vận động: Vận động cơ thể (thể dục thể
thao, biểu diễn nghệ thuật) hay du lịch, tham quan Tuy nhiên, phân loại các loại
hình văn hoá giải trí không phải là điều đơn giản, bởi vì vui chơi giải trí là một dạng
hoạt động xã hội, nếu căn cứ vào hình thái của hoạt động thì rất khó thực hiện, vì
rằng, chỉ cần đổi phương tiện thành mục đích thì hoạt động nào cũng có thể trở thành
hoạt động vui chơi giải trí, ví du: Chèo thuyền là lao động của người thuỷ thủ, còn
chèo thuyền trong cuộc đua "trải” là tham gia cuộc vui của lễ hội. Bóng đá chuyên
nghiệp là dạng hoạt động nghề nghiệp, còn bóng đá phong trào mang tính nghiệp dư
là hoạt động vui chơi giải trí. Biểu diễn nghệ thuật không chỉ là hoạt động nghề
nghiệp của các nghệ sỹ chuyên nghiệp mà còn là hoạt động có tính chất vui chơi, giải
trí của đội ngũ văn nghệ nghiệp dư trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng.
Chúng ta thấy có các loại hình văn hoá giải trí chủ yếu sau đây:
1.1.3.1. Loại hình văn hoá giải trí gắn với các trò chơi
Các loại trò chơi là những hoạt động vừa mang tính thể lực, vừa mang tính tinh
thần nhằm rèn luyện sức khoẻ, năng lực tinh thần cho những người tham gia chơi và
cả những người cổ vũ cuộc chơi, như:
+ Trò chơi thể lực: kéo co, đấu vật, bơi lội.
+ Trò chơi khéo léo - thể lực - trí tuệ: đánh đu, thi nấu cơm.
+ Trò chơi trí tuệ: Đánh cờ, đố chữ, câu đối.

+ Trò chơi rèn luyện ý thức, sự ứng xử: câu cá, thả diều, chọi gà, hát đối.
Các loại trò diễn là hoạt động vui chơi giải trí dựa vào đặc trưng thẩm mỹ và
kỹ thuật của tác phẩm văn hoá nghệ thuật, như:
+ Ngôn ngữ - động tác: chèo, tuồng, hát ả đào.
+ Động tác, âm thanh: Múa rối, võ thuật, xiếc.

+ Hỗn hợp - tích hợp: Lễ hội, hội thi.
1.1.3.2. Loại hình văn hoá giải trí gắn với sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật
Trong nghệ thuật, với sự hư cấu tưởng tượng nghệ thuật, người nghệ sỹ cuốn
hút người đọc, người xem, người nghe vào trò chơi của các năng lực tinh thần. Trò
chơi là mô hình của sáng tạo, dự báo trước hoạt động sáng tạo. Nghệ thuật giúp con
người phát triển các năng lực cảm thụ, thể nghiệm chủ quan. Người đọc khi đọc các
tác phẩm thường giả định mình là nhân vật, và như vậy là đã tham gia vào trò chơi
rèn luyện tình cảm con người, phát huy năng lực trí tuệ. Các hoạt động nghệ thuật
giúp phát triển toàn diện các năng lực của con người. Nó làm cho đầu óc con người
nhạy bén, linh hoạt, sắc cạnh trước các biểu hiện sinh động và phức tạp của đời sống.
Trong các khoái cảm mà nghệ thuật đem lại có loại khoái cảm tiếp nhận,
thưởng thức một cách vô tư. Vì vậy có thể khẳng định tác dụng giải trí như một chức
năng độc lập của văn chương và nghệ thuật nói chung. Thật ra, giải trí là một nhu cầu
tự nhiên của con người trước nghệ thuật. Trong sự cảm thụ tác phẩm, cùng với sự
tiếp nhận nội dung tư tưởng của tác phẩm, công chúng còn tìm thấy sự khoái cảm
trong nếm trải các tình huống tâm lý, những trạng thái xúc cảm vốn có trong cuộc
sống con người.
1.1.3.3. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thể dục thể thao
Hoạt động thể dục thể thao là hoạt động văn hoá thể chất, rèn luyện thể chất
làm con người trở nên khoẻ đẹp. Thể thao là thao diễn thân thể, phô bày vẻ đẹp của
con người và sức mạnh thể lực của con người.

+ Vui chơi giải trí bằng các hoạt động thể dục thể thao, như: Tập thể dục hàng
ngày, dưỡng sinh, võ vật, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền và các loại thể thao khác
(thăng bằng trên dây, nhảy dù, leo núi, lướt ván ).
+ Vui chơi giải trí bằng biểu diễn, thi đấu TDTT: Xem biểu diễn thể dục dụng cụ,
thi đấu bóng các loại, đấm bốc, đấu vật, chọi trâu, chọi gà
1.1.3.4. Loại hình văn hoá giải trí gắn với thông tin đại chúng
Thông tin đại chúng vừa là một loại hình văn hoá vừa là một phương thức
chuyển tải văn hoá. Vì vậy nó là một hoạt động giải trí cơ bản của con người và xã

hội.
+ Vui chơi giải trí bằng đọc (xem): Sách, báo, tranh, ảnh, triển lãm, intenet
+ Vui chơi giải trí bằng nghe: Nghe radio, casseet
+ Vui chơi giải trí bằng nghe - nhìn: xem truyền hình, thông tin, quảng cáo,
VCD, DVD
1.1.3.5. Loại hìnhvăn hoá giải trí gắn với du lịch, dịch vụ
Du lịch dịch vụ là một hoạt động văn hoá mang tính tổng hợp, nguyên hợp nhưng
cũng mang tính chuyên biệt. Con người tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ vừa để
đáp ứng nhu cầu thực dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí.
+ Vui chơi giải trí bằng du lịch: Du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, thương mại
chữa bệnh, hội thảo, thám hiểm
+ Vui chơi giải trí bằng dịch vụ: mua sắm. may mặc, ăn uống, thư giãn, trang
điểm
1.1.3.6. Loại hình văn hoá giải trí gắn với lao động sản xuất
Có thể chia loại hình này thành các hoạt động chính là:
+ Giải trí trong khi lao động cần thiết: Đó là loại hình diễn ra đồng thời với quá
trình sản xuất như nghe nhạc, chuyện trò (kể chuyện tiếu lâm )
+ Vui chơi giải trí sau lao động cần thiết: Đây là sự chuyển trạng thái từ lao
động sản xuất cần thiết sang một hình thức khác mang tính giải trí, như, lúc giải lao

người công nhân đọc sách hay làm một việc khác như nguội, điện, làm thơ, vẽ
tranh
+ Vui chơi giải trí bằng lao động sản xuất trong thời gian rỗi: Đây là hình thức
vui chơi giải trí rất có ý nghĩa, khi người công nhân làm lao động chân tay tranh thủ
thời gian rỗi học thêm văn hóa, rèn luyện tay nghề, vi tính, ngoại ngữ, chăm sóc cây
cảnh
1.1.3.7. Loại hình văn hoá giải trí gắn với ẩm thực
Ăn uống cũng là một hoạt động văn hoá. Ăn uống trở thành hoạt động văn hoá
ẩm thực khi ăn uống gắn với một nhu cầu tinh thần nào đó, khi món ăn, thức uống
(được chế biến, bày biện hết sức nghệ thuật, khẩu vị phù hợp, có nguồn gốc từ truyền

thống văn hoá dân tộc ) thể hiện một trình độ văn hoá thẩm mỹ của con người, Hoạt
động giải trí qua ẩm thực bao gồm:
+ Vui chơi giải trí qua thưởng ngoạn các món ăn, thức uống: Những món ăn
ngon miệng, quý hiếm, mới lạ, có thể bồi bổ sức khoẻ.
+ Vui chơi giải trí qua các món ăn, thức uống truyền thống văn hoá của dân tộc.
+ Vui chơi, giải trí gắn với các hoạt động tinh thần khác: Uống cà phê nghe ca
nhạc, xem bóng đá
+ Vui chơi giải trí qua các món ăn, thức uống trong các dịp lễ tết: Mừng sinh
nhật, mừng thọ, liên hoan, giỗ, lễ cưới, tết
Có thể nói, phân loại các loại hình vui chơi giải trí là một việc làm cần thiết
giúp cho việc tổ chức, điều hành và quản lý văn hoá giải trí cho phù hợp với chủ thể,
đối tượng và mục đích của chúng. Tuy nhiên, sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tương
đối mà thôi.
1.2. Chức năng xã hội của văn hoá giải trí
Hoạt động văn hoá giải trí là một hoạt động thiết yếu của xã hội nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển về tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ và thể chất của con người. Là một
hiện tượng xã hội, hoạt động văn hoá giải trí phản ánh năng lực thực tiễn của con
người trong việc vượt qua giới hạn của lao động vì lợi ích vật chất trực tiếp, sử dụng các

×