1
Phần 1: Giới thiệu
Khoá học này về nội dung gì?
MỤC TIÊU:
Bạn sẽ hiểu được những thông tin chính về khoá học để sẵn sàng cho các học
phần tiếp theo:
Mục tiêu khoá học
Kết cấu tổng thể khoá học
Bạn có khả năng làm đươc gì/ trở nên như thế nào sau khoá học này
THÔNG TIN CƠ SỞ
A. Mục đích của khoá học: Giúp người học chuẩn bị tốt hơn bộ hồ sơ /đề xuất
dự án phát triển để có thể nhận được hỗ trợ từ các nhà tài trợ quốc tế
B. Kết cấu chung của khoá học:
Ngày1: Giới thiệu, Các kiến thức cơ bản, Phân tích các nhóm có liên quan
Ngày 2: Phân tích vấn đề
Ngày 3: Phân tích mục tiêu và lập kế hoạch
Ngày 4: Quy trình lập kế hoạch& Trình bày
C. Sau khoá học, bạn sẽ có kỹ năng viết một bộ tài liệu dự án cụ thể, chính xác và lô-gíc hơn,
có tính thuyết phục cao đối với người đọc.
D. Những đặc điểm chính của khoá học
Khoá học này nhằm
Tạo cơ hội để học viên học tập được các kiến thức lý thuyết và thực hiện các hoạt
động thực hành cần thiết trong lập kế hoạch một dự án/ chương trình ODA
Cuối khoá học, bạn sẽ có thể chuẩn bị một tài liệu dự án sử dụng các biểu mẫu thực tế
(Phụ lục 2 và 3).
Khoá học trọng tâm vào quá trình xây dựng dự án bắt đầu từ “xác định những lĩnh vực
có khả năng can thiệp” đến “tổ chức thực hiện dự án”. Ở đây khung Lô-gíc được dùng
như một công cụ lập kế hoạch.
E. Định hướng
Mỗi phần bao gồm các nội dung được đặt các biểu tượng như sau:
Câu hỏi chính, Câu hỏi chính:
MỤC TIÊU của học phần,
THÔNG TIN CƠ SỞ
về học phần, và
CÁC HOẠT ĐỘNG để đạt được mục tiêu của học phần
Sự nhất trí quan điểm giữa các thành viên trong nhóm của bạn là yếu tố không thể thiếu
trong thực hành tất cả các học phần của khoá học này.
PHẦN 2: TỔNG QUAN - CÁC BƯỚC XÂY DỰNG DỰ ÁN
Các bước xây dựng một dự án ODA là gì?
MỤC TIÊU
2
Các bạn sẽ hiểu được tổng thể tất cả các bước để xây dựng một bộ hồ sơ dự án ODA chuẩn.
THÔNG TIN CƠ SỞ
Khoá học này trọng tâm vào hướng dẫn phương pháp xây dựng một bộ hồ sơ dự
án ODA chuẩn để đề xuất với các nhà tài trợ quốc tế.
Quá trình xây dựng bắt đầu với bước “Xác định những lĩnh vực có khả năng can
thiệp” và kết thúc với bước “Tự đánh giá nội bộ và tổ chức thực hiện dự án”
Quá trình này bao gồm các bước sau đây
1. Xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp
2. Phân tích các bên liên quan
3. Tìm hiểu những thành tựu đạt được
4. Phân tích tình trạng & vấn đề
5. Phân tích mục tiêu
6. Lựa chọn phương án can thiệp
7. Xây dựng khung lô-gíc
8. Tự đánh giá nội bộ
9. Điền form thông tin dự án theo mẫu (Phụ lục 3)
10. Đệ trình dự án
HOẠT ĐỘNG: Cho biết có cần bổ sung ý kiến gì cho mỗi bước không
Thảo luận xem các bước nói trên đã phản ánh đủ quá trình xây dựng dự án
thực tế tại cơ quan bạn chưa (cơ quan hữu quan). Hãy chỉ ra xem cần phải
mô tả bổ sung gì không và vào phần nào
Hoạt động 2.1: Cho ý kiến xem có cần chỉnh sửa gì không
Bước Ý kiến
1. Xác định những lĩnh
(Chuẩn bị Phụ lục 2
)
2. Phân tích bên liên
quan
3.
3. Tìm hiểu
những thành
Trình
4. Phân tích tình trạn
g
& vấn đề
5. Phân tích mụ
c
tiêu
6. Lựa chọn can thiệp
9.
Xâ y d ựn
g
biểu mẫu phụ
lụ
c
8.Tự đánh
g
iá
nội bộ
7.
Xâ y d ựn
g
khun
g
lô
g
í
c
3
PHẦN 3: XÁC ĐỊNH NHỮNG LĨNH VỰC CÓ KHẢ NĂNG CAN THIỆP (BƯỚC1)
Bạn khởi động quá trình lập kế hoạch một dự án ODA thế nào, có cần phải phù hợp với các
lĩnh vực ưu tiên của chính phủ và nhà tài trợ không?
MỤC TIÊU
Bạn sẽ xác định những lĩnh vực có khả năng can thiệp để đề xuất một dự
án ODA.
Ö Bạn có thể sử dụng khuôn khổ dự án đã được khẳng định để xây dựng Đề cương sơ bộ
(theo mẫu Phụ lục 2)
THÔNG TIN CƠ SỞ
Bạn phải khẳng định được khuôn khổ dự án mong đợi để làm cơ sở thảo luận
giữa các thành viên trong nhóm. Đây là bước khởi động quá trình lập kế hoạch
một dự án ODA. Bước này bao gồm ít nhất các thông tin chính yếu sau:
Tên dự kiến của dự án
Lĩnh vực hoặc
ngành mục tiêu
Thời kỳ dự án
Cơ quan thực
hiện
Ngân sách
Các đối tượng
hưởng lợi
Sau đó các thông tin chính yếu này sẽ được kiểm tra đối chiếu với các nội dung và quan điểm
sau đây trước khi thảo luận chi tiết về xây dựng dự án.
Có phù hợp với chính sách, nghị đinh, quyết định vv… của Chính phủ Việt Nam
không.
Có phù hợp với lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ dự kiến không.
Câu hỏi: Liệu những can thiệp dự kiến có giúp đỡ được người ngèo không?
Nếu khung này làm sai, đề xuất dự án sẽ bị Bộ Kế hoạch đầu tư/ Nhà tài trợ gạt bỏ/ từ chối do
nó không thích hợp với lĩnh vực ưu tiên và chính sách của họ.
Các chính sách và kế hoạch của Chính phủ Việt Nam liên quan đến ODA
Các lĩnh vực ưu tiên cho các dự án/ chuơng trình ODA được quy định trong nghị định 17/2001-
CP sửa đổi:
1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn (gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản) cùng với xoá đói giảm ngèo.
2. Xây dựng hạ tầng kinh tế hiện đại và đồng bộ.
3. Phát triển hạ tầng xã hội (Y tế, giáo dục, phát triển dân cư…)
4. Bảo vệ môI truờng và tài nguyên thiên nhiên
5. Nâng cao năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, tăng
cường năng lực nghiên cứu phát triển.
Các lĩnh vực khác do Thủ tướng chính phủ quyết định theo từng trường hợp do Bộ KHĐT và
các cơ quan hữu quan trình.
Kế hoạch của chính phủ:
Các văn kiện quốc gia: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (SEDP), Chiến lược
xoá đói giảm ngèo và tăng trưởng toàn diện (CPRGS), Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội hàng năm, Chiến lược khung về ODA, danh mục dự án/chương trình quốc gia,
Tuyên bố Hà Nội, vv.
4
Các văn bản cấp ngành: Kế hoạch phát triển ngành 5 năm, kế hoạch phát triển ngành
hàng năm, danh mục các dự án/chương trình của nghành.
Các văn bản cấp tỉnh: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của tỉnh, các kế hoạch
phát triển hàng năm của tỉnh, danh mục các chương trình/dự án ưu tiên của tỉnh.
HOẠT ĐỘNG 3: Xác định các lĩnh vực có thể can thiệp (ví dụ để
thảo luận tại lớp )
Hãy thảo luận cùng với đồng nghiệp của mình những lĩnh vực nào
(ngành nào/tiểu ngành nào) có thể can thiệp (ví dụ để thực hành tại lớp).
(a) Thống nhất xem tiểu ngành nào định chọn để xây dựng một đề
xuất dự án.
(b) Liệt kê tất cả các chính sách, nghị định, quyết định và các văn bản liên quan đến chính
sách khác.
(c) Kiểm tra xem ngành (chuyên ngành) bạn vừa xác định có phù hợp với (b) không
(d) Kiểm tra xem các nhà tài trợ tiềm năng có coi ngành (tiểu ngành) bạn vừa xác định là
quan trọng không
(e) Những đối tượng nào thuộc nhóm người nghèo có thể được hưởng lợi từ sự can thiệp dự
kiến của dự án.
Bạn có thể đề nghị các nhà tài trợ /Bộ KHĐT kiểm tra tại bước này xem lĩnh vực, ngành/ tiểu
ngành bạn chọn có phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ bạn định xin tài trợ không.
HOẠT ĐỘNG 2.1: Xác định lĩnh vực có thể can thiệp và kiểm tra sự phù hợp với các
chính sách của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ không
Khuôn khổ dự án (Phụ lục 2)
TÊN DỰ ÁN
1. Cơ quan đề xuất a) Tên, b) Địa chỉ, c) Số điện thoại
2. Mục tiêu dự án a) Mục tiêu dài hạn (Mục tiêu tổng thể), b) Mục tiêu ngắn hạn
(Mục đích)
3. Hình thức hỗ trợ a) Hỗ trợ kỹ thuật, b) Đầu tư
4. Nội dung/hoạt động
chính
5. Địa bàn
6. Ngân sách dự án Tổng vốn dự án (USD): ……………
Trong đó: a). Vốn ODA
USD, b) Vốn trong nước VND
7. Thời gian dự kiến
8. Đề xuất nhà tài trợ
Chủ đề thảo luận Mô tả
(a) Lĩnh vực, ngành mục tiêu
(b) Liệt kê tất cả các chính sách, nghị định,
quyết định và các văn bản liên quan đến chính
sách khác mà bạn cần tham khảo trước khi bắt
đầu lập kế hoạch dự án.
(c) Kiểm tra xem (a) có phù hợp với (b) không
và nói rõ tại sao.
5
(d) Liệt kê tất cả các nhà tài trợ có thể để kiểm
tra xem (a) phù hợp với các lĩnh vực ưu tiên
của nhà tài trợ nào.
Các nhà tài trợ có khả năng(1):
Các lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a)
Các nhà tài trợ có khả năng (2):
Lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a)
Các nhà tài trợ có khả năng(3):
Các lĩnh vực ưu tiên của họ phù hợp với (a)
(e) Xác định xem những đối tượng thuộc
nhóm người nghèo nào có khả năng được
hưởng lợi từ dự án.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN (BƯỚC 2)
Những đối tượng nào là các bên liên quan trong lập kế hoạch xây dựng một dự án ODA?
MỤC TIÊU
Bạn sẽ xác định xem những ai sẽ tham gia giải quyết tình trạng hiện tại
trong lĩnh vực mà bạn đã xác định trong phần 3
Bạn sẽ phải đảm bảo rằng tất cả các bên này sẽ tham gia vào quá trình xây dựng dự án.
ÖBạn có thể sử dụng kết quả của hoạt động này cho mục “2. Mục tiêu của chương trình/
dự án” của Phụ lục 2
THÔNG TIN CƠ SỞ
Phân tích các bên liên quan là liệt kê và tìm mối quan hệ tương tác của tất cả các
bên cần thiết có liên quan và KHÔNG bị loại trừ ra khỏi sự đồng thuận ý tưởng
trong quá trình thảo luận. Sự phân tích bên liên quan được thực hiện đúng cách
và đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình xây dựng dự án.
HOẠT ĐÔNG 4.1: Liệt kê các bên liên quan đến quá trình lập kế
hoạch dự án và vẽ ra mối liên hệ giữa họ
Thảo luận với đồng nghiệp của bạn để liệt kê hết những bên liên quan chủ
yếu mà bạn cần đưa họ tham gia vào quá trình xây dựng dự án ODA.
Bảng 4.1: Phân tích bên liên quan (Ví dụ về các bên liên quan của một trường học)
CÁC BÊN
HƯỞNG LỢI
C
Á
C NH
À
RA
QUYẾT ĐỊNH
CÁC CƠ QUAN
THỰC HIỆN
NHỮNG
NGƯỜI BỊ
TÁC ĐỘNG
TIÊU C
ỰC
NHỮNG
NHÓM ỦNG
HỘ
TRẺ EM Ở ĐỘ TUỔI ĐI
HỌC
Học sinh
Giáo viên
Phụ huynh học
sinh
Phụ huynh của trẻ
em trong
đ
ộ tu
ổ
i đI
UỶ BAN NHÂN
D
Â
N
Trẻ ngoài trường
học
Trẻ ngoài trường
học
SỞ GIÁO DỤC
Đ
T
CÁC TỔ CHỨC PHI
CHÍNH PHỦ
Trường
Hội đồng nhà
trường
Ban giáo dục đào
tạo
Làng xã
Các t
ổ
chức quốc
tế
Hội khuyến học
6
Dựa trên tài liệu FASID (2000)
HOẠT ĐỘNG 4.2: Phân tích các bên liên quan
Liệt kê và phân loại các bên liên quan sẽ tham gia và hưởng lợi từ dự án
ODA của bạn. Giải thích những đối tượng này có liên quan như thế nào.
7
PHẦN 5: NẮM ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU GẦN ĐÂY (BƯỚC 3)
Những thành tựu đạt được gần đây trong lĩnh vực dự án định can thiệp là gì ? Nguyên nhân
thành công do đâu?
MỤC TIÊU
Bạn sẽ hiểu được những thành tựu đạt được gần đây trong nỗ lực cải
thiện tình trạng của lĩnh vực (ngành/tiểu nghành) mà bạn đã chọn.
Từ đó bạn sẽ hiểu được tại sao lại có được những thành tựu đó
ÖBạn có thể sử dụng những thông tin này để chuẩn bị cho mục “1. Giải trình dự
án/chương trình” và mục ”2. Mục tiêu của dự án/ chương trình” của Phụ lục 3
THÔNG TIN CƠ SỞ
Học từ những kinh nghiệm hiện tại và quá khứ sẽ rút ra những bài học quý giá.
Chúng ta, những người lập kế hoạch, có xu hướng suy nghĩ ”tiêu cực” bằng cách
tập trung vào “các vấn đề”. Tuy nhiên cũng nên nhìn vào những khía cạnh tích
cực của kinh nghiệm: thành tựu. Những thông tin này sẽ rút ra những bài học có
ích cho kế hoạch mà bạn sắp xây lập.
HOẠT ĐỘNG 5: Liệt kê những thành tựu gần đây có thể chia sẻ
Liệt kê những thành tựu gần đây có liên quan đến lĩnh vực (ngành/tiểu
ngành) mà bạn đang hướng đến trong xây dựng dự án ODA của mình. Bạn
sẽ cung cấp ba loại thông tin mà bạn muốn chia sẻ với đồng nhiệp.
Mô tả ngắn gọn về các thành tựu
Lý do /chìa khoá quyết định những thành tựu đó
Những ai tham gia và chịu trách nhiệm
Trong phần thực hành này, mọi nguời cần cung cấp và chia sẻ thông tin. Điền vào bảng dưới đây
những thông tin để chia sẻ. Nếu cần thêm thông tin về những bài học kinh nghiệm, xem trang
web của Bộ KHĐT tại />
Hình 5.1: Nắm được những thành tựu gần đây
Thành tựu
Vì sao sáng kiến này lại thực hiện được?
Những ai tham gia và chịu trách nhiệm?
8
PHẦN 6: PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG & VẤN ĐỀ (BƯỚC 4)
Vấn đề là gì? Tại sao lại coi đó là vấn đề? Nguyên nhân của vấn đề là gì?
Mục tiêu
Bạn sẽ vạch ra các chủ đề/ vấn đề sẽ được giải quyết trong dự án ODA
mà bạn sắp lên kế hoạch
Bạ sẽ vẽ ra một bức tranh kết cấu của “nguyên nhân”, “hậu quả”, và “cốt lõi” của
những vấn đề sẽ được xử lý trong dự án ODA bạn sắp xây dựng.
ÖBạn có thể sử dụng thông tin phân tích ở đây để chuẩn bị cho mục “2. Mục tiêu của dự
án /chương trình” của Phụ lục 3.
THÔNG TIN CƠ SỞ
Phương pháp “cây vấn đề” được sử dụng để vẽ ra toàn cảnh bức tranh kết cấu
của vấn đề. Cây vấn đề vẽ ra “nguyên nhân”, hậu quả”, “kết quả” và “cốt lõi”
của vấn đề.
V
Ấ
N Đ
Ề
C
Ố
T
LÕI
Nhiều em nhỏ phải đỡ
Cha mẹ không
Nhiều học sinh
chán n
ảndokhông
Trường học không
Trường không có
nư
ớcsạch v
ànhà
Học phí quá đắt
đ
ốivớichamẹ
?
?
Trường hợp bỏ học này
Phụ huynh không muốn
cho con em đi học
Học sinh cũng không
Phụ huynh không
hi
ểu đ
ư
ợctầmquan
Trường không dạy
nh
ững kỹ năng thích
Nhiều trường hợp bỏ
H
ẬU
QU
Ả
NGUYÊN
?
?
Nhiều học sinh không
Những học sinh này
làm được ít tiền do
9
Quá trình này được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia, quá trình như sau:
Các thành viên tham gia chọn một người Chủ trì nhóm trong số họ. Người này sẽ điều hành
nhóm trong suốt quá trình thảo luận như sau:
Mỗi một thành viên viết lời phát biểu vấn đề
vào phiếu và đưa cho các thành viên khác
Các thành viên xem xét các lời phát biểu về vấn đề
có phù hợp với dự án không
Các thành viên cùng nhất trí lựa chọn lời phát biểu về vấn đề
“cốt lõi“
Các thành viên làm rõ cấu trúc mối quan hệ “nhân-quả” xung quanh vấn đề “cốt lõi”
để lập ra cây vấn đề
Các thành viên thống nhất về cây vấn đề
Một khó khăn thường gặp phải đó là không phải mọi cán bộ đều nắm được tình hình thực tế,
tổng thể. Bạn cần cẩn trọng xem thảo luận dựa trên thông tin và quan điểm nhận thức của ai.
Quy tắc viết lời trình bày về vấn đề
Chỉ rõ vấn đề hiện hữu
Nêu vấn đề- tình trạng tiêu cực
Mỗi vấn đề viết vào một phiếu
Mỗi vấn đề trong một phiếu phải là một câu, không nên là một
danh từ.
X”Thiếu ngân sách”
9 “Phân bổ ngân sách không đủ cho ….”
Tránh viết “Không có (giảI pháp hoặc nguồn lực)”.
X”Không có bệnh viện”
9 “Không có dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp cho XXX”
Không nên ghi cả nguyên nhân và hậu quả
Cần phải có sự đồng thuận giữa các thành viên tham gia để tránh hiểu nhầm khi
Một phiếu bị huỷ
Một câu phát biểu bị sửa đổi
Chú ý rằng nguyên nhân và luật nhân quả trong thực tế không xứng hợp
từng cặp.
Chú ý nguồn thông tin: Ai đưa ra lời phát biểu đại diện cho cái gì? Luôn lưu
ý về nguy cơ tiềm ẩn là thiếu hiểu biết hoặc thành kiến.
Những điểm khác cần lưu ý trong phân tích vấn đề
Tránh phân tích kiểu bó hẹp, đảm bảo là không có chỗ nào bị bó
hẹp trong phân tích mối liên hệ nhân quả
Tính rõ ràng của lời phát biểu:
X”Hiệu suất lao động thấp”
9 “Nghề nông đều phụ thuộc vào lao động chân tay”
Vòng lặp phiếu giống nhau : Hãy chú ý nếu cùng một lời phá
t
ể ấ
ầ
Mẹo
10
HOẠT ĐỘNG 6.1: Đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của việc sử dụng
thông tin/nhận thức đưa ra để phân tích vấn đề
Trong hầu hết trường hợp các cán bộ (của Bộ chủ quản) phụ trách xây
dựng dự án (và phân tích vấn đề) thường ở xa địa bàn và nhóm dân cư mục tiêu của dự án cả về
mặt địa lý lẫn tinh thần. Những nhà lập kế hoạch trung thực thường nhận biết được vấn đề
nhưng không có hiểu biết sâu và chi tiết về những gì đang diễn ra trên thực tế. Do đó, có rủi ro
phát sinh là lời phát biểu trong phân tích vấn đề có thể bị thành kiến hoặc không phản ánh đúng
được thực chất vấn đề.
Những rủi ro tiềm ẩn /hạn chế của hạn chế thông tin được liệt kế trong bảng dưới đây.
Bây giờ hãy thảo luận với đồng nghiệp của bạn xem cơ quan của bạn có gặp phảI những rủi
ro/hạn chế đó không, và nếu chỗ nào có thì nêu ra các ý tuởng để giảm thiểu những rủi ro /hạn
chế đó
Hình 6.1: Đánh giá những thông tin bạn có để lập kế hoạch
Những rủi ro tiềm ẩn/yếu
điểm của thông tin/nhận
thức được đưa ra cho phân
tích vấn đề
Mô tả
Những điểm phải luôn ghi
nhớ
Những giải pháp có thể để
giảm thiểu rủi ro/ hạn chế
Chúng không chính xác
Chúng không dựa trên tình
hình thực tế /cái nhìn thấu
đáo.
Thông tin định lượng (số liệu
thống kê) không tin cậy
Thông tin định tính không đầy
đủ
HOẠT ĐỘNG 6.2: Vẽ cây vấn đề
Viết ra một cây vấn đề cho lĩnh vực (ngành/ tiểu ngành) của bạn qua thảo
luận với các đồng nghiệp.
11
Hình 6.1: Cây vấn đề
12
PHẦN 7: PHÂN TÍCH MỤC TIÊU (BƯỚC 5)
Tình hình sẽ như thế nào một khi đạt được các mục tiêu?
MỤC TIÊU
Bạn sẽ nêu ra các giải pháp có thể dựa trên các vấn đề nêu trong phần 7
(bước 5)
Bạn sẽ vẽ được một bức tranh toàn bộ cấu trúc các điều kiện mong đợi, trong đó minh
hoạ tình trạng lý tưởng của lĩnh vực (ngành/ tiểu ngành) mà bạn đã chọn để xây dựng
dự án ODA.
ÖBạn có thể sử dụng những thông tin phân tích ở đây cho mục “2. Mục tiêu của chương
trình/ dự án của Phụ lục 3.
THÔNG TIN CƠ SỞ
Bạn có thể dựng được “Cây Mục Tiêu” bằng cách viết lại những phát biểu tiêu
cực trong “Cây vấn đề” thành những phát biểu tích cực. Bằng việc viết lại như
vậy, mối liên hệ nhân-quả trong cây vấn đề được chuyển thành mối liên hệ “biện
pháp-kết quả”. Khi viết lại phát biểu tiêu cực thành tích cực, đừng nghĩ quá
nhiều và đừng tuân theo bản năng lô-gíc của bạn.
(Ví dụ)
Phát biểu trong cây vấn đề
Phát biểu trong cây mục tiêu
Học phí quá cao đối với một số phụ huynh
ÆÆÆ
Phụ huynh có khả năng chi trả học phí
Mục tiêu
chính
Học sinh phụ giúp
Phụ huynh
Tiến bộ có thể
khuy
ếnkhíchhọc
Trường học hấp
Trường có
nư
ớcsạch v
à
Phụ huynh đủ
kh
ả năng trả
?
?
Không có trường hợp bỏ
Phụ huynh muốn cho
con em mình đến
trườn
g
h
ọ
c
Học sinh có việc làm
Phụ huynh hiểu
đư
ợctầmquan
Trường dạy những kỹ
năng thích h
ợp để kiếm
Có ít trường hợp bỏ học
K
ẾTQUẢ
BI
ỆNPHÁP
?
?
Mọi học sinh đều tốt
Học sinh ra trường
13
Hoạt động 7: Vẽ Cây Mục Tiêu
Vẽ ra một Cây Mục Tiêu về lĩnh vực (ngành/tiểu ngành) bạn chọn sau
khi thảo luận với các đồng nghiệp.
Hình 7.1: Cây Mục Tiêu
PHẦN 8:
LỰA CHỌN (CÁC) PHƯƠNG ÁN CAN THIỆP (BƯỚC 6)
Các phương án can thiệp của bạn để giải quyết vấn đề là gì?
14
MỤC TIÊU
Bạn sẽ xác định các phương án của dự án và và sắp xếp ưu tiên để lựa
chọn (các) phương án khả dĩ nhất cho dự án ODA của mình.
ÖBạn có thể sử dụng cách tiếp cận lựa chọn ở đây cho mục “2. Mục tiêu của chương trình/dự
án” của Phụ lục 3
THÔNG TIN CƠ SỞ
Lựa chọn phương án can thiệp của dự án là lựa chọn một nhóm các phương tiện
và mục đích đã làm rõ trong các phần trước. Trong lựa chọn, những điều sau đây
cần phải luôn chú ý. Dưới đây là một gợi ý chu trình lựa chọn phương án can
thiệp dự án.
HOẠT ĐỘNG 8: Xác định các phương án can thiệp và sắp xếp ưu
tiên cho chúng
Xác định các phương án có thể trong Cây Mục Tiêu mà nhóm của bạn đã
lập ra trong các phần trước qua thảo luận với các đồng nghiệp trong
nhóm. Khi đã xác định được, hãy thảo luận để thống nhất những điểm
chính đối với mỗi phương án. Sau đó lựa chọn một phương án để phát triển lên thành một dự án
ODA.
Hình 8.1: Lựa chọn phương án dự án
Phương án A
Tên
Phương án B
Tên
Phương án C
Tên
Phương án
Nhóm đối tượng mục
tiêu
Lĩnh vực mục tiêu
15
Phương án A
Tên
Phương án B
Tên
Phương án C
Tên
Các cơ quan liên quan
Các đầu vào
Các ưu tiên về chính
sách
Các tác động tiêu cực
Tính khả thi
Tính bền vững
16
PHẦN 9: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 1
PHẦN TÓM TẮT (BƯỚC 7-1)
Bạn sẽ xây dựng khuôn khổ dự án ODA như thế nào để đề xuất?
MỤC TIÊU
Hiểu được khung dự án: cấu trúc, chuỗi lôgíc, lợi thế và những điều kiện không
thuận lợi.
ÖBạn có thể sử dụng cách tiếp cận được lựa chọn ở đây cho mục “2. Những mục tiêu của
chương trình/dự án” ở Phụ lục 3.
THÔNG TIN CƠ SỞ
Khung lôgíc thường được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện, theo
dõi và đánh giá dự án vì đây là cách trình bày dễ hiểu. Tất cả các nhà tài trợ
ODA quốc tế đều sử dụng khung lôgíc trong quá trình xây dựng, thực hiện và
đánh giá các dự án ODA.
Khung lôgíc được thiết lập bằng cách xây dựng các kế hoạch và hợp phần chính của dự án dựa
trên phương pháp phương án đã được lựa chọn trong phần 8 “Lựa chọn phương án can thiệp dự
án”. Bảng 9.1 là một mẫu khung lôgíc.
Bảng 9.1: Mẫu khung lôgíc
Tên dự án Thời kỳ dự án Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày
Tóm tắt Chỉ số đo lường Phương tiện và
nguồn kiểm chứng
Giả định chính
Mục tiêu tổng thể
Cần đạt được điều gì
sau khi mục đích dự
án đã đạt được?
Các tiêu chuẩn để đo
lường mức độ thành
công của dự án
Các nguồn dữ liệu
để thu thập các chỉ
số
Những điều kiện
quan trọng đối với
dự án, ngoài tầm
kiểm soát và không
chắc chắn về khả
năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân sự, tài liệu,
thiết bị và các nguồn
tài trợ cần thiết để
thực hiện dự án.
17
Tóm tắt
Nội dung chính của phần tóm tắt dự án có thể rút ra từ phương án can thiệp đã được lựa chọn
trong phần 8. Như ở bảng 9.1, có thể dựa vào các tầng của Cây Mục Tiêu cũng như quan hệ của
chúng để điền thông tin vào mỗi cột trong phần Tóm tắt của Khung lôgíc.
Xác định thông tin
Điền tên dự án, thời hạn, lĩnh vực mục tiêu, nhóm đối tượng mục tiêu, ngày tháng vào những
chỗ trống đã được thiết kế sẵn ở phần trên trong mẫu khung lôgíc.
Mục tiêu tổng thể
Mục tiêu là ảnh hưởng phát triển – những ảnh hưởng tích cực - được coi là kết quả của việc đạt
được Mục đích. Mục tiêu được lựa chọn trong lời phát biểu đặt một tầng bên trên lời phát biểu
về mục đích dự án trong Cây Mục Tiêu. Điều này cần được nêu ra trong một câu mô tả mức độ
hoàn thành
Mục đích
Mục đích là mục tiêu hi vọng đạt được khi dự án hoàn thành. Mục đích được mô tả là một lợi
ích cụ thể hoặc ảnh hưởng đến nhóm đối tượng mục tiêu. Do đó, Mục đích dự án có thể đạt
được một cách hiệu quả trong thời kỳ dự án. Trong khung lôgíc chỉ có một Mục đích dự án.
Figure 9.1 Developing a Log-frame from Objective Tree
Đầu ra
Các đầu ra là những mục tiêu trung gian cần hoàn thành để đạt được Mục đích của dự án. Các
Đầu ra cho thấy mức độ dự án nỗ lực để đạt được Mục đích. Điều này cần được nêu ra trong
một câu mô tả mức độ hoàn thành.
Tỉnh: Phác thảo ngày::
Vấn đề chính:
1.1.1
1.
1.1.
2.
(
1.2. 1.3.
1.2.1. -
1.2.2. - 1.2.3. -
M
ục
t
i
êu
t
ổ
n
g
M
ụ
c đích của d
ự
Đ
ầu
r
a
Các
h
o
ạt
độ
n
g
Đ
ầura
1
4
1.1
2.2
3.1
4.1
1.2
2.2
3.2
4.2
1.3
2.3
3.
3
4.3
1.4
2.4
3,4
4.4
Trình
tự
3
2
Ho
ạt
Trình tự thời
Hình 9.1
Đánh số
các ho
ạ
t
18
Hoạt động
Hoạt động là những hành động cụ thể nhằm mục đích tạo các Đầu ra thông qua việc sử dụng
hiệu quả các Đầu vào. Do một dự án bao gồm nhiều Hoạt động khác nhau nên cần viết ra những
Hoạt động chính chỉ rõ việc đạt được từng Đầu ra là rất cần thiết. Hoạt động quản lí, theo dõi dự
án và thu thập thông tin cũng cần được tính đến. Theo như minh hoạ dưới đây, nếu có thể thì
nên liệt kể các hoạt động và các Đầu ra tương ứng theo thứ tự.
Hoạt động không phảI là mô tả tình huống và cần được mô tả với các hành động cụ thể. Khi cần
thiết, cũng nên xác định rõ người chịu trách nhiệm thực hiện Hoạt động đó.
Đầu vào
Đầu vào là nhân sự, trang thiết bị và nguồn lực tài chính cần thiết để thực hiện được các Hoạt
động đã đề ra trong khung lôgíc.
HOẠT ĐỘNG 9: Viết bản tóm tắt dự án
Xây dựng phần Tóm tắt dự án của bạn qua thảo luận.
Bảng 9.2 Mẫu Khung lôgíc
Tên dự án Thời hạn Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày
Tóm tắt Các chỉ số đo lường Phương tiện và
nguồn kiểm chứng
Giả định chính
Mục tiêu tổng thể
Cần đạt được điều gì
sau khi mục đích dự
án đã đạt được?
Các tiêu chuẩn để đo
lường mức độ thành
công của dự án
Các nguồn dữ liệu
để thu thập các chỉ
số
Những điều kiện
quan trọng đối với
dự án, ngoài tầm
kiểm soát và không
chắc chắn về khả
năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân lực, nguyên
vật liệu, trang thiết
bị và các nguồn lực
tài chính cần thiết để
thực hiện dự án.
19
20
Ho
ạ
t
Giả định
Đ
ầu
PHẦN 10: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 2
NHỮNG GIẢ ĐỊNH CHÍNH (BƯỚC 7-2)
Những giả định chính gì là điều kiện để dự án của bạn thành công?
MỤC TIÊU
Cần hiểu được ý tưởng về những Giả định chính đối với dự án của bạn để có thể
xác định được chúng
ÖBạn có thể sử dụng phương thức tiếp cận này cho mục “2. Những mục tiêu của chương
trình/dự án” trong Phụ lục 3
THÔNG TIN CƠ SỞ
Những giả định chính là những điều kiện cần thiết để dự án đạt được mục tiêu
đã đề ra ở cột trên. Giả định chính có đặc điểm:
(i) Quan trọng đối với sự thành công của dự án
(ii) Ngoài tầm kiểm soát của dự án, và
(iii) Không chắc chắn về khả năng thực hiện.
THÊM MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐÁNH GIÁ RỦI RO?
Bảng 10.1: Ví dụ một số giả định chính
Khía cạnh Ví dụ
Kinh tế (Giá
/Phân phối)
“Giá gạo không giảm” (Về Mục tiêu tăng doanh thu bán gạo)
Chính sách
/Quy định
“Bộ Y tế không thay đổi các chính sách đối với thuốc nhi khoa ” (Về Mục
tiêu Tổng thể của dự án thuốc nhi khoa bền vững)
MôI trường “Lượng nước mưa hàng năm đạt ít nhất 1000mm” (Về Mục đích dự án tăng
thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp)
Văn hoá - xã hội “Số lượng lớn nam giới (chồng và con trai) không rời bỏ làng để đi làm việc
nơI khác ” (về Đầu ra giảm nhẹ gánh nặng công việc đối với phụ nữ)
Ổn định đội ngũ
nhân viên
“Nhân viên đã qua đào tạo tiếp tục ở lại làm việc.” (Về Đầu ra nâng cao kỹ
năng của nhân viên)
Dự án khác “Tiêm chủng đúng lịch.” ( Về dự án sức khoẻ trẻ em ở khu vực có cùng mục
đích là tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ em)
Giả định chết người: Giả định chết người là
một Giả định chính mà không thể thực hiện
được, do đó dự án không thể đạt được các
mục tiêu đã đặt ra. Nếu bạn tìm được một giả
định chết người thì hãy nghĩ đến chuyện thay
đổi phương pháp tiếp cận dự án.
Nhìn chung, Đầu ra sẽ đạt được khi các Hoạt động được tiến hành. Để đảm bảo tính lôgíc này,
các Giả định chính cần ở cùng cấp độ khi các hoạt động được hoàn thành. Tính lôgíc này tiếp
tục thể hiện ở từng cấp độ của phần tóm tắt như trong mẫu ở phần Hoạt động dưới đây.
21
HOẠT ĐỘNG10: Làm rõ các Giả định chính của bạn trong dự án
Xây dựng giả định chính của dự án của bạn thông qua thảo luận.
Bảng 10.2 Mẫu khung lôgíc (Giả định chính)
Tên dự án Thời hạn Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày
Tóm tắt Các chỉ số đo lường Phương tiện và
nguồn kiểm chứng
Giả định chính
Mục tiêu tổng thể
Cần đạt được đièu gì
sau khi mục đích dự
án đã đạt được?
Các tiêu chuẩn để đo
lường mức độ thành
công của dự án
Các nguồn dữ liệu
để thu thập các chỉ
số
Những điều kiện
quan trọng đối với
dự án, nằm ngoài
tầm kiểm soát và
không chắc chắn về
khả năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân lực, nguyên
vật liệu, trang thiết
bị và các nguồn lực
tài chính cần thiết để
thực hiện dự án.
22
PHẦN 11: XÂY DỰNG KHUNG LÔGÍC 3
THIẾT LẬP CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG (BƯỚC 7-3)
Bạn làm thế nào để đo lường tiến trình và mức độ thành công của dự án ?
MỤC TIÊU
Hiểu được cách sử dụng các chỉ số đo lường
Chỉ rõ phương tiện và nguồn kiểm chứng của các chỉ số đo lường.
Ö Bạn có thể sử dụng cách tiếp cận đã được lựa chọn ở đây cho mục “2. Các mục tiêu của
chương trinh/dự án” trong Phụ lục 3.
THÔNG TIN CƠ SỞ
Xây dựng chỉ số là một quá trình định nghĩa những điều được mô tả trong phần
Tóm tắt. Ở đây, tất cả những định nghĩa chưa rõ ràng sẽ được định lượng bằng
việc xây dựng các chỉ số đo lường.
Các chỉ số đo lường cho phép đặt mục tiêu cho những gì được mô tả trong phần tóm tắt, ví dụ
như Đầu vào, Hoạt động, Đầu ra, Mục đích và Mục tiêu. Các chỉ số cần được xây dựng một
cách khách quan và có thể kiểm chứng để chỉ ra được giá trị mục tiêu hoặc mức độ đạt được của
từng mục tiêu.
Phương tiện và nguồn kiểm chứng đề cập đến nguồn dữ kiện của các Chỉ số đo lường. Nó đề
cập đến nơI lấy dữ liệu, tổ chức cung cấp dữ liệu, dữ liệu được lấy ở tài liệu nào và phương
pháp thu thập dữ liệu.
.
Xây dựng các chỉ số đo lường và Phương tiện và nguồn kiểm chứng
(a) Nghĩ đến những dữ liệu phản ánh chính xác những gì
được trình bày trong phần Tóm tắt (tính phù hợp của
dữ liệu).
(b) Nghĩ đến những dữ liệu có thể đo lường được thành quả của dự án
(tính đo lường của dữ liệu)
(c) Đối với loại dữ liệu, cần chỉ ra chủ đề, loại, số lượng, chất lượng dữ liệu
cũng như cần chỉ rõ thời gian và địa điểm cần những dữ liệu đó (Sự rõ
ràng của chỉ số)
(d) Cân nhắc mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu, mức độ dễ/khó và chi phí
của việc thu thập dữ liệu, được quyết định trong Phương tiện và nguồn
kiểm chứng đối với các chỉ số đo lường. (Mức độ tin cậy và tính sẵn có
của dữ liệu).
9 Một chỉ số tốt bao gồm những yếu tố sau đây: loại dữ liệu, nhóm mục tiêu,
Mẹo
23
HOẠT ĐỘNG 11.1: Chuẩn bị phần trình bày về chỉ số
Bảng dưới đây đưa ra các ví dụ về những yếu tố của các chỉ số đo lường.
Hãy đọc bảng dưới đây 1 cách kỹ lưỡng, làm theo các ví dụ và phát triển
các chỉ số kiểm chứng khách quan. Hoạt động này cần làm theo nhóm 2
người. . Có thể xem lại và sử dụng bảng 6.1 (Đánh giá rủi ro tiềm ẩn của
sử dụng thông tin/quan điểm) trong phần 6.
Bảng 11.1: Thực hành xây dựng các chỉ số
Ví dụ A Ví dụ B Ví dụ C
Mục tiêu/Đầu ra
cần đạt được
Năng lực của các kỹ sư
trong công tác kiểm
soát lũ lụt và xói mòn ở
tỉnh K được nâng cao.
Năng suất lúa mì ở
làng B tăng
Cơ hội đi học với các bé
gái trong độ tuổi từ 6
đến 11 ở phía tây quận
C tăng.
Loại dữ liệu Số lượng các kỹ sư Năng suất lúa mì Tỉ lệ tuyển sinh
Nhóm đối
tượng mục tiêu
Các kỹ sư ở Trung tâm
Phát triển
300 hộ gia dình canh
tác trên đất khô
Các bé gáI tuổi từ 6-11
Số lượng 20 người được đào tạo Tăng 40% Tăng 65%
Chất lượng
Khả năng sử dụng đúng
kỹ thuật XXX
Cùng mức năm 2001
Chính phủ cấp tín dụng
cho các trường tiểu học
Thời gian Cuối tháng 3 năm 2005 Tháng 8 năm 2008 4 năm
Địa điểm Trung tâm Phát triển Làng B
Khu vực phía tây quận
C
Các chỉ số đo
lường
Đến tháng 3/2005, đào
tạo được cho Trung tâm
phát triển 20 kỹ sư có
thể sử dụng các kỹ thuật
mà dự án chuyển giao
về kiểm soát lũ lụt và
xói mòn ở tỉnh Cần Thơ
? ?
Biện pháp kiểm
chứng
Hồ sơ tại trung tâm
Sát hạch trình độ thông
thạo
? ?
Chỉnh sửa dựa trên tài liệu của FASID (2000)
24
HOẠT ĐỘNG 11.2: Quyết định các chỉ số đo lường, Phương tiện và
nguồn kiểm chứng
Quyết định các chỉ số đo lường, Phương tiện và nguồn kiểm chứng cùng
với đồng nghiệp của bạn.
Bảng 11.2 Mẫu khung lôgíc (Các chỉ số đo lường, phương tiện và nguồn kiểm chứng)
Tên dự án Thời hạn Phiên bản
Lĩnh vực mục tiêu Nhóm đối tượng mục tiêu Ngày
Tóm lược Các chỉ số đo lường Phương tiện và
nguồn kiểm chứng
Giả định chính
Mục tiêu tổng thể
Cần đạt được điều gì
sau khi mục đích dự
án đã đạt được?
Các tiêu chuẩn để đo
lường mức độ thành
công của dự án
Các nguồn dữ liệu
để thu thập các chỉ
số
Những điều kiện
quan trọng đối với
dự án, nằm ngoài
tầm kiểm soát và
không chắc chắn về
khả năng thực hiện.
Mục đích
Dự án cần đạt được
điều gì trong thời
hạn dự án?
Đầu ra
Làm thế nào để dự
án đạt được mục
đích đã đề ra?
Các hoạt động
Cụ thể cần làm gì?
Đầu vào
Nhân lực, nguyên
vật liệu, trang thiết
bị và các nguồn lực
tài chính cần thiết để
thực hiện dự án.
…. Và bây giờ, bạn đã có khung lôgíc cho dự án ODA của mình!
25
PHẦN 12: TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHI ĐỆ TRÌNH (1)
5 TIÊU CHÍ (BƯỚC 8-1)
Bạn làm thế nào để kiểm tra xem dự án của mình đã được xây dựng đúng cách hay chưa?
MỤC TIÊU
Cần hiểu 5 tiêu chí thẩm định dự án để kiểm tra xem dự án đã được chuẩn bị đúng
cách chưa. ÖBạn có thể tận dụng phương pháp tiếp cận đã lựa chọn ở đây cho
mục “2. Các mục tiêu của chương trình/dự án” trong Phụ lục 3.
THÔNG TIN CƠ SỞ
Bây giờ bạn có thể phác thảo một khung lôgíc cho dự án bạn muốn đệ trình.
Điều quan trọng là phải đảm bảo dự án của bạn được chuẩn bị một cách đúng
đắn trước khi đưa khung lôgíc vào bộ tài liệu chính thức nộp cho MPI/nhà tài
trợ.
Việc thẩm định cần bao gồm những điểm sau:
(1) Kiểm tra thứ tự lôgíc của những điều trình bày trong khung lôgíc.
(2) Kiểm tra lại quá trình phát triển khung lôgíc
(3) Kiểm tra theo khía cạnh của 5 tiêu chí đánh giá
(a) Tính phù hợp (b) Hiệu quả (c) Hiệu suất (d) Tác động (e) Tính bền vững
Về điểm (1) và (2), xin mời xem lại học phần trước có đề cập đến những vấn đề này.
Đồng thời, những câu hỏi chính cho 5 tiêu chí đánh giá được liệt kê trong bảng dưới đây.
Bảng 12.1: 5 tiêu chí đánh giá
Hiệu suất* Hiệu quả* Tác động*
Tính phù
hợp
Tính bền
vững*
Mục tiêu
Mục đích
Những ảnh
hưởng tích
cực và tiêu
cực hay trực
tiếp và gián
tiếp mà dự án
mang lại?
Liệu mục
đích và mục
tiêu tổng thể
vẫn còn ý
nghĩa là
những mục
tiêu tại thời
điểm thẩm
định hay
không?
Đầu ra
Liệu có đạt
được mục
đích không và
đầu ra sẽ góp
phần bao
nhiêu trong
đó?
Hoạt động
Đầu vào
ở mức độ nào
các yếu tố
đầu vào sẽ
được chuyển
thành đầu ra.?
Khả năng duy
trì những tác
động tích cực
sau khi hoàn
thành các
hoạt động của
các cơ quan
Việt Nam ở
mức độ nào?
*Kiểm chứng dựa trên dự đoán và triển vọng /Kiểm chứng dựa trên mức độ thực hiện
Nguồn FASID (2000)
Bảng 12.2: Cầu hỏi chính liên quan đến 5 tiêu chí đánh giá
Tiêu chí Câu hỏi chính
Hiệu
suất
Làm thế nào để giảm lượng đầu vào mà vẫn giữ nguyên lượng đầu ra?
Các đầu vào có được sử dụng đúng cách để tạo ra các đầu ra không?
Hiệu quả Mục đích đặt ra ban đầu có đạt được không?