Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 94 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH
HOẠT CỦA HUYỆN BÌNH CHÁNH TP.HCM




Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG




Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THÁI THÔNG
MSSV: 0811080037 Lớp: 08CMT




TP. Hồ Chí Minh, 2011




LỜI CAM ĐOAN








Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là công
trình nghiên cứu thực sự của cá nhân. Các số liệu và kết quả
có được trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng; Được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo
sát thực tế, dưới sự dẫn dắt của giáo viên hướng dẫn.












Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thái Thông
08CMT - MSSV: 0811080037




- i -
MỤC LỤC
š›š›š›

LỜI CAM ĐOAN
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt iii
Danh mục bảng biểu iv
Danh mục hình vẽ v
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
I. Đặt vấn đề 1
II. Mục tiêu của đề tài 2
III. Nội dung đề tài 3
III.1. Phương pháp thực hiện 3
III.2. Ý nghĩa của đề tài 3
III.3. Phạm vi đề tài 4
III.4. Cấu trúc 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1 Tổng quan về huyện Bình Chánh 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.2. Kinh tế xã hội 8
1.1.3. Hiện trạng cấp nước 13
1.2. Tổng quan về hệ thống cấp nước 14
1.3. Nguồn nước 16
1.3.1. Nước mưa 16
1.3.2. Nước mặt 16
1.3.3. Nước ngầm 17
1.4. Các thông số đánh giá ô nhiễm nguồn nước 17

- ii -
1.4.1. Các chỉ tiêu vật lý 17
1.4.2. Các chỉ tiêu hóa học: 19
1.4.3. Các chỉ tiêu vi sinh: 22
1.5. Tiêu chuẩn về chất lượng nước 23
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC HUYỆN BÌNH
CHÁNH 25
2.1 Kết quả điều tra, khảo sát 25
2.2 Nhu cầu dùng nước của người dân 29
2.3 Hê thống cấp nước hiện tại 30
2.3.1 Các trạm cấp nước tập trung của CERWASS 30
2.2.2. Giếng nước do người dân tự khoan 51
2.2.3. Nước mưa 53
2.3. Ý kiến của người dân về hiện trạng cấp nước hiện tại 53
2.4. Tổng kết những thuận lợi và khó khăn về nước cấp sinh hoạt huyện
Bình Chánh 55
2.4.1. Thuận lợi 55
2.4.2. Khó khăn 56

2.5. Mục tiêu và định hướng phát triển trong tương lai 58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 60
3.1. Giải pháp ngắn hạn 60
3.2. Giải pháp dài hạn 65
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
4.1. Kết luận 76
4.2. Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 80

- iii -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
š›š›š›

BTNMT - Bộ Tài nguyên Môi trường.
BYT - Bộ Y tế
CERWASS - Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh moi
trường Nông Thôn Tp.HCM
TT - Thị trấn
TTNSH & VSMTNT - Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi
trường Nông Thôn
UBND - Ủy ban nhân dân.
QCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam
QĐ - Quyết định
KT - Khai thác


- iv -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
š›š›š›


Bảng 1.1: Phân bố diện tích của huyện Bình Chánh 5

Bảng 1.2: Phân bố các trạm cấp nước tại các quận/huyện ở Tp.HCM 16

Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả khảo sát từ phiếu điều tra 26

Bảng 2.2: Bảng ước tính nhu cầu dùng nước của huyện Bình chánh 30

Bảng 2.3: Bảng thống kê giếng khai thác theo các trạm 31

Bảng 2.4: Bảng thống kê công suất các trạm năm 2011 34

Bảng 2.5: Bảng sử dụng nước của người dân từ các trạm cấp nước và người
dân tự khai thác 38

Bảng 2.6: Bảng thống kê chất lượng nước giếng thô tại các trạm 42

Bảng 2.7: Chất lượng nước sau xử lý tại các trạm 48

Bảng 2.8: Bảng số hộ dân sử dụng nước giếng khoan theo phiếu điều tra 52



- v -

DANH MỤC HÌNH VẼ
š›š›š›
Hình 1.1: Bản đồ huyện Bình Chánh 7
Hình 1.2: Biểu đồ tương quan hàm lượng của CO

2
, HCO
3
-
và CO
3
2-

nhiệt độ 25
0
C với các giá trị pH khác nhau 20
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước cho vệ sinh cá nhân, tắm giặt 25
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện nguồn cấp nước cho ăn uống 26
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện lưu lượng sử dụng nước 27
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện chi phí sử dụng nước 27
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện đánh giá cảm quan về nguồn nước 28
Hình 2.6: Hiệu suất hoạt động của các trạm cấp nước CERWASS tại
Bình Chánh năm 2011 35
Hình 2.7: Biểu đồ công suất thiết kế và công suất khai thác các trạm cấp
nước của CERWASS trên địa bàn huyện Bình Chánh. 38
Hình 2.8: Biểu đồ dân số thiết kế và số dân cung cấp các trạm cấp nước
của CERWASS trên địa bàn huyện Bình Chánh. 40
Hình 2.9: Quy trình xử lý nước truyền thống của các trạm cấp nước
CERWASS. 46

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 1


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
š›š›š›
I. Đặt vấn đề
Nước sinh hoạt là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống toàn nhân
loại. Vấn đề cung cấp nước sạch và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt hiện
nay diễn ra trong phạm vi toàn cầu và cả ở nước ta. Trong những năm gần
đây, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến việc giải quyết nước sạch và vệ
sinh môi trường.
Trong năm 2010, tỉ lệ hộ dân tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp
nước máy là 85%. Mục tiêu đề ra của thành phố là tăng thêm tỷ lệ số dân
được sử dụng nước máy lên 1%, nghĩa là tăng thêm khoảng 15.000 người dân
được sử dụng nước máy. Tuy nhiên, tình hình thiếu nước đang hết sức
nghiêm trọng ở một số khu vực ngoại thành phố như huyện Bình Chánh,
huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè…
Bình Chánh là một trong những huyện phải đối mặt với tình trạng thiếu
nước khá nghiêm trọng này, đại bộ phận người dân không có nước sạch sử
dụng, phải dùng nước giếng để tắm giặt, còn ăn uống thì phải đi mua nước
với giá cao và số lượng không đủ. Với thu nhập thấp của một số khu vực
ngoại thành chủ yếu sinh sống bằng nghề nông thì khó khăn càng thêm khó
khăn. Nước do hệ thống cấp nước tại khu vực đôi khi lại bị bẩn, bị vàng,…
Ngoài ra, Theo định hướng quy hoạch, huyện Bình Chánh đảm nhiệm
chức năng là trung tâm kinh tế, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương
nghiệp, dịch vụ và đầu mối giao thông, đầu mối hạ tầng kỹ thuật phía Tây -
Nam thành phố. Bình chánh đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị
phát triển về quy hoạch, xây dựng và quản lý, là đô thị đầu tiên dành cho đối
tượng có thu nhập trung bình – thấp, là khu kinh tế trọng điểm tiếp giáp với
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 2


các tỉnh miền Tây Nam Bộ bằng đường bộ và đường thủy, tạo sức hút hấp dẫn
làm tiền đề cho việc hình thành một khu dân cư mới góp phần cải tạo bộ mặt
đô thị nội thành theo định hướng quy hoạch của huyện bình chánh trong tổng
thể định hướng quy hoạch TP.HCM đến năm 2020 đã được thủ tướng chính
phủ phê duyệt
Tương lai sẽ rất năng động, thu hút đông dân cư về sinh sống. Nhu cầu
về nước nhất định sẽ tăng đáng kể để đảm bảo cho các hạng mục như:
• Cung cấp nước đầy đủ cho sự tăng dân cư.
• Cung cấp nước đầy đủ cho sự phát triển đô thị, công nghiệp, chế biến
lương thực- thực phẩm, cơ khí nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu
dùng…
Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm được các hướng giải
pháp mới, dài hạn và ngắn hạn để cải thiện các yếu kém đang tồn tại, đồng
thời phát huy các thuận lợi hiện có, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ nước
cấp, đảm bảo tốt nhu cầu về nước của huyện trong hiện tại và tương lai.
Chính vì lý do đó mà đề tài “Khảo sát và đánh giá hiện trạng nước sinh
hoạt của huyện Bình Chánh Tp. HCM” được lựa chọn.
II. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra hiện trạng về cung cấp nước sinh hoạt tại huyện Bình Chánh
- Đánh giá chất lượng nguồn nước, tình hình thiếu nước, từ đó đề xuất
các giải pháp cung cấp nước sạch cho người dân ở từng khu vực của
huyện Bình Chánh.


CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 3


III. Nội dung đề tài
- Giới thiệu về tình hình cấp nước của huyện Bình Chánh hiện nay, phân
tích các điểm yếu kém, các khó khăn, thuận lợi cũng như các ảnh hưởng của
việc cấp nước đến chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.
- Khảo sát, điều tra để tìm hiểu nhu cầu dùng nước, nguồn nước đang sử
dụng, chất lượng nguồn nước và tình hình thiếu nước tại khu vực.
- Đề xuất và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng thiếu nước tại
huyện Bình Chánh.
III.1. Phương pháp thực hiện
- Tổng hợp tài liệu từ các cơ quan có chức năng
- Thu thập ý kiến thông qua việc phát phiếu điều tra, khảo sát về tình
hình cấp nước trên địa bàn huyện Bình Chánh. Đối tượng điều tra, khảo sát
chính là các hộ gia đình đang trực tiếp sử dụng các nguồn nước trên địa bàn
huyện để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Phiếu điều tra được phát đến các hộ
dân trên đang sinh sống tại một số xã thuộc huyện Bình Chánh với tổng số
phiều phát ra là 90 phiếu.
III.2. Ý nghĩa của đề tài
III.2.1. Tính khoa học
- Các số liệu tham khảo được thu thập từ các cơ quan có chức năng và
tiến hành khảo sát thực tế nên đảm bảo tính chính xác cao.
- Các số liệu thu thập được phân tích trên cơ sở khoa học các điểm mạnh,
điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và kết quả…
- Các giải pháp đề xuất cũng dựa trên các mô hình đã được áp dụng hiệu
quả trên thực tế.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 4

III.2.2. Tính thực tiễn

- Đề tài đưa ra nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong
thực tế và các thách thức trong tương lai gần của huyện Bình Chánh.
- Các số liệu đưa ra về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và
tình hình cấp nước đều là thực trạng hiện hữu ở huyện. Các giải pháp được đề
xuất dựa trên các thực trạng đó và để giải quyết chính nó.
- Các phương hướng có thể được áp dụng trực tiếp, giải quyết cụ thể cho
các vấn đề của huyện và xem xét áp dụng cho các địa bàn khác có điều kiện
và tình hình tương tự.
III.3. Phạm vi đề tài
III.3.1. Đối tượng đề tài
Đối tượng của đề tài là nguồn cấp nước trên địa bàn khu vực huyện
Bình Chánh, bao gồm các trạm cấp nước nông thôn thuộc trung tâm nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn TPHCM, giếng nước do người dân tự
khoan để sử dụng trong gia đình.
III.3.2. Thời gian thực hiện: Từ 09/05/2011 đến 04/07/2011
III.4. Cấu trúc
Đề tài bao gồm 4 chương, cấu trúc các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Khảo sát hiện trạng cấp nước huyện Bình Chánh
Chương 3: Đề xuất các biện pháp cải thiện
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
š›š›š›
1.1 Tổng quan về huyện Bình Chánh
1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý
Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí
Minh, nằm phía Tây Nam thành phố. Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn. Phía
Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An. Phía Tây
giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Phía Đông giáp quận Bình Tân, quận 7,
quận 8 và huyện Nhà Bè.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 252,69 km
2
, được phân chia thành
1 Thị Trấn và 15 Xã có diện tích phân bố như bảng 1.1:
Bảng 1.1: Phân bố diện tích của huyện Bình Chánh
STT Tên đơn vị Diện tích (Km
2
)
1 Thị Trấn Tân Túc 8,56
2 Xã An Phú Tây 5,89

3 Xã Qui Đức 6,47
4 Xã Bình Chánh 8,14
5 Xã Bình Hưng 13,742
6 Xã Bình Lợi 19,070
7 Xã Đa Phước 16,091
8 Xã Hưng Long 13.01
9 Xã Lê Minh Xuân 35,08
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 6

10 Xã Phạm Văn Hai 27,45

11 Xã Phong Phú 18,69
12 Xã Tân Nhựt 23,46
13 Xã Tân Quý Tây 8,35
14 Xã Vĩnh Lộc A 19,73
15 Xã Vĩnh Lộc B 17,44
16 Xã Tân Kiên 11,47
1.1.1.2 Địa hình
Huyện bình chánh thuộc vùng đồng bằng nên đất đai nhìn chung thấp,
có cao độ biến động từ 1,5 – 0,5 m, nghiêng và thấp dần theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam và đông bắc Tây Nam. Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây của
thành phố Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như: quốc
lộ 1A, đường liên tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà (Long
An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè
và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng
Nai; tỉnh lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước
(Long An).
Đại lộ Nguyễn Văn Linh chạy qua huyện Bình Chánh là điều kiện
thuận lợi để huyện phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông ngòi như: sông Cần Giuộc, sông
Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom…nối
với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy với các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 7

Tương quan vị trí huyện Bình Chánh so với các khu vực khác và sự
phân chia địa giới hành chính các xã được thể hiện ở bản đồ sau:


HÌNH 1.1: Bản đồ huyện Bình Chánh
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 8

1.1.1.3 Khí hậu
Huyện Bình Chánh trong trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận
xích đạo với chế độ nhiệt tương đối ổn định, quanh năm cao.
♦ Hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
o Mùa mưa tù tháng 5 đến tháng 11.
o Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Hai hướng gió chính chủ yếu trong năm là hướng Tây Nam chiếm tần
suất 66% và hướng Đông Nam với tần suất 22%.
1.1.2. Kinh tế xã hội
1.1.2.1. Tổ chức hành chính
Địa bàn huyện Bình Chánh được phân chia về hành chính thành 1 thị
trấn và 15 xã gồm:

Thị trấn Tân Túc và các xã là Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B,
Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh,
An Phú Tây, Tân Quý Tây, Long Hưng, Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú,
Bình Hưng.
Việc quản lý hành chính của huyện được phân bố theo kiểu ban, ấp, tổ,
mang nặng đặc điểm của vùng nông thôn mặc dù Bình Chánh là một huyện
ngoại thành của một thành phố lớn và khoảng cách đến trung tâm thành phố
cũng không quá xa.
1.1.2.2. Dân số
Sau khi chia tách địa giới hành chính gồm 4 xã – thị trấn: Tân Tạo,

Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và thị trấn An Lạc để thành lập 10 phường
trực thuộc quận Bình Tân vào ngày 2 tháng 12 năm 2003, thì hiện nay huyện
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 9

Bình Chánh có khoảng 421.529 người với mật độ dân số là 1.668 (theo bảng
niên giám thống kê năm 2009).
Với quy hoạch phát triển như hiện nay, trong tương lại gần, bình chánh
dự kiến sẽ thu hút nhiều người đến sinh sống hơn cơ cấu dân cư Bình Chánh
dự kiến đến năm 2015 là 700.000 người và năm 2020 là 850.000 người (năm
2020, dân cư đô thị là 730.000 người, dân cư nông thôn là 120.000 người).
1.1.2.3. Phát triển kinh tế
Từ một huyện sản xuất nông nghiệp là chính, nhưng hiện nay, huyện
Bình Chánh đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị chống mặt.
Thu ngân sách nhà nước năm 2009 vượt mức 500 tỷ đồng/ năm, tăng bình
quân trên 25,3%/ năm. Trong đó, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
giữ vai trò chủ lực, tăng bình quân 24,3%/năm; thương mại - dịch vụ có nhiều
khởi sắc, tăng bình quân 18,5%/năm, khu vực nông nghiệp có chuyển biến
theo hướng tích cực, hiệu quả. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
chiếm tỷ trọng 74,5%, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 6,8% (theo báo
Sài Gòn Giải Phóng online ra ngày 4/8/2010).
Ngành nông nghiệp
: phát triển công nghiệp gắn liền với phát triển đô
thị xanh sạch, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp
phục vụ nhu cầu giải trí và du lịch. Tích cực chuyển đổi cơ cấu trong ngành
nông nghiệp theo hướng phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị cao, nâng cao
hiệu quả sản xuất và giá trị của ngành nông nghiệp, giành quỹ đất phục vụ
cho quá trình đô thị hóa.

Ngành công nghiệp chế biến: phát triển công nghiệp theo hướng đa
dạng hóa ngành nghề, ưu tiên phát triển các ngành có tạo ra sản phẩm có hàm
lượng công nghệ, kĩ thuật cao hoặc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Phát
triển gắn liền với bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển các ngành công
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 10

nghiệp sạch. Kiên quyết di dời các ngành gây ô nhiễm nặng và không có khả
năng xử lý ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung.
Ngành dịch vụ
: phát triển các ngành dịch vụ theo hướng mở rộng giao
lưu hàng hóa kết hợp với việc sắp xếp lại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng và phát triển kinh doanh của nhân dân; đồng thời kiên quyết lặp lại trật
tự văn minh đô thị.
1.1.2.4. Định hướng quy hoạch phát triển huyện Bình Chánh trong tương
lai.
Theo định hướng quy hoạch, huyện Bình Chánh đảm nhiệm chức năng
là trung tâm kinh tế, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch
vụ và đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), đầu mối hạ tầng
kỹ thuật phía Tây – Nam thành phố. Ngoài ra, huyện Bình Chánh còn là trung
tâm giáo dục, văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí gắn kết với cảnh quan thiên
nhiên và nông nghiệp sinh thái phối hợp khai thác du lịch. Phát triển các khu
dân cư mới nhằm giảm áp lực dân cư khu vực nội thành.
Trong đó, các phân khu chức năng bao gồm: khu nhà ở, công trình
công cộng, công viên cây xanh – TDTT, khu công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp các khu dân cư hiện hữu sẽ được chỉnh trang, nâng cấp thông qua
việc xác định thêm các tuyến đường nội bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật được
kết nối đồng bộ, kết hợp sắp xếp lại để tạo thêm quỹ đất xây dựng công trình

công cộng nhằm cải thiện môi trường sống. Những khu đô thị mới được phát
triển với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đạt chuẩn đô thị văn minh hiện đại, xây
dựng các khu cao ốc căn hộ dọc tuyến đường giao thông chính, nhà liên kế,
biệt thự và nhà sân vườn được xây dựng ở khu vực nông thôn.
+ Về quy hoạch khu dân cư

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 11

Khu vực TT.Tân Túc và X.Tân Kiên sẽ là trung tâm hành chính của
H.Bình Chánh, Hơn nữa, nơi đây còn là điểm đầu của tuyến đường sắt Sài
Gòn-Mỹ Tho, depot (trạm điều hành, bảo dưỡng, nhà ga metro). Phía tây
đường Nguyễn Cửu Phú là khu đô thị mới 500ha. Ngoài ra còn có hơn 20 dự
án khu dân cư, căn hộ sẽ dược triển khai.
Cụ thể:
• Các khu ở hiện hữu được chỉnh trang, nâng cấp thông qua việc xác định
thêm các tuyến đường nội bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời sắp xếp lại
để tạo thêm quỹ đất xây dựng công trình công cộng, cải thiện môi trường sống
cho khu vực.
• Khu ở mới chủ yếu phát triển dạng đô thị với hạ tầng kỹ thuật hoàn
chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đô thị hiện đại văn minh.
• Dân cư nông thôn được tập trung xây dựng tại các điểm dân cư lớn tồn
tại lâu dài với quy mô phù hợp cho một khu dân cư nông thôn là trên 200 hộ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở.
• Hình thái kiến trúc: Nhà chung cư cao tầng dọc tuyến giao thông chính
đường Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1A,… nhà liên kế (hiện hữu cải tạo), biệt
thự và nhà ở thấp tầng có gắn kết với sân vườn cho khu vực nông thôn.
+ Các công trình công cộng


Đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, cấp phục vụ, quy mô phục
vụ và bố trí theo giải pháp phân tán trong các khu ở, đảm bảo bán kính phục
vụ và vị trí phù hợp với chức năng; Đồng thời kết hợp với các mảng hoa viên
sân chơi, thể dục thể thao tạo nên những khoảng không gian mở cho từng khu
vực.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 12

♦ Công trình công cộng trong các đơn vị ở, thị trấn và xã gồm các công
trình công cộng mang tính thường xuyên như công trình hành chính cấp xã -
thị trấn, nhà văn hóa, thương mại dịch vụ, chợ, trạm y tế, trường mầm non,
trường tiểu học, trường trung học cơ sở…
♦ Công trình công cộng khu vực (liên xã) và huyện:
o Trung tâm công cộng cấp huyện tại khu Trung tâm thị trấn Tân Túc
quy mô công trình công cộng khoảng 40 - 50 ha, trong đó gồm công
trình hành chính, thương mại - dịch vụ, y tế, văn hóa - thể dục thể
thao…
o Trung tâm công trình công cộng liên xã quy mô khoảng 20 - 30
ha/trung tâm, là điểm tựa phát triển khu dân cư giữ vai trò thúc đẩy quá
trình đô thị hóa nông thôn.
♦ Đất công trình công cộng cấp Trung ương, thành phố:
o Trung tâm cấp khu vực thành phố về phía Tây bố trí tại xã Tân Kiên
(Trung tâm dịch vụ, thương mại, ngân hàng, tài chính, nhà ở) quy mô
khoảng 200ha.
o Công trình công cộng tại Khu đô thị mới Nam thành phố.
o Khu vực 3 xã cánh Nam Bình Chánh.
o Khu vực Lê Minh Xuân (Bệnh viện Tâm thần).

o Khu làng đại học tại xã Hưng Long quy mô khoảng 583ha.




CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 13

+ Quy hoạch giao thông:
Trên cơ sở mạng lưới đường bộ chính hiện hữu, hình thành và phát
triển mới một số tuyến trục chính nhằm bổ sung hình thành hệ thống đường
trục cấp 1, 2, tạo thành khung sườn giao thông chính, chủ yếu đảm nhận chức
năng giao thông đối ngoại.
o Khai thác hợp lý các tuyến giao thông hiện hữu, bao gồm các tuyến
Tỉnh lộ, Hương lộ, các tuyến đường nông thôn liên xã.
o Xây dựng các bến bãi, đầu mối giao thông chính kết hợp các phương
thức vận chuyển: sắt - thủy - bộ.
o Đường sắt quốc gia là tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho theo trục Bắc
- Nam nằm song song đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung
Lương qua các xã Bình Chánh, Tân Kiên, Tân Nhựt và thị trấn Tân
Túc.
o Đường sắt đô thị: đi qua địa bàn huyện có đoạn nhánh cuối tuyến Metro
tại xã Tân Kiên và hình thành ga đường sắt đầu mối tại đây.
o Hình thành tuyến vành đai giao thông thủy theo tuyến kênh Xáng, kênh
An Hạ, kênh Lý Văn Mạnh.
1.1.3. Hiện trạng cấp nước
Chương trình sử dụng nước sạch nông thôn ở thành phố được triển khai
từ năm 1997. Do đặc điểm của khu vực huyện là dân cư phân tán rộng trên

địa bàn nên hệ thống cấp nước của thành phố hầu như không có. Để khắc
phục tình trạng này thành phố đã dành nguồn vốn ngân sách (chiếm chủ yếu
trong các nguồn vốn) để phát triển giếng lẻ bơm tay và đặc biệt là các trạm
cấp nước tập trung ở các khu vực dân cư tập trung. Theo thống kê 2006 và
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 14

định hướng phát triển đến năm 2010 thì nguồn nước sử dụng ở nông thôn như
sau:
- Sử dụng nước hợp vệ sinh: 60,7% số hộ.
- Sự dụng nước giếng: 25,6 % số hộ.
- Sử dụng nguồn nước khác: 13,7 % số hộ.
1.2. Tổng quan về hệ thống cấp nước
Hiện tại, huyện Bình Chánh được cấp nước từ nguồn chính là các trạm
cấp nước tập trung của Trung Tâm Nước Sach & Vệ Sinh Môi Trường Nông
Thôn (CERWASS), các nguồn khác như nước từ các giếng hộ gia đình tự
khoan và nước mưa.
Giới thiệu về Trung tâm nước sinh hoạt và về sinh môi trường nông
thôn (CERWASS)
Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn
(TTNSH & VSMTNT) được thành lập theo Quyết định số 6422/QĐ-UB-KT
ngày 26/10/1999 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Tiền thân của Trung
Tâm là Ban quản lý chương trình viện trợ về nước sinh hoạt nông thôn (được
thành lập theo Quyết định số 1025/QĐ-UB ngày 29/06/1992 của UBND
thành phố Hồ Chí Minh).
Với mục tiêu là nâng tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn, ngoại thành được
sử dụng nước cho sinh hoạt để xóa bỏ tình trạng sử dụng nguồn nước không
hợp vệ sinh có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe, phát sinh bệnh tật do sử dụng

nước, góp phần thực hiện nếp sống văn hóa mới.
Mục tiêu cụ thể:
• Mục tiêu đến năm 2015 là hầu hết các hộ dân cư ngoại thành được sử
dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn với mức sử dụng bình quân 80 lít/người/ngày;
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 15

cung cấp nước sạch cho các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
ngành nghề nông thôn.
• Nâng tỷ lệ số hộ dân vùng nông thôn ngoại thành được sử dụng nước
sạch sinh hoạt đạt trên 95%.
• Xóa bỏ thói quen sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh để đảm
bảo sức khỏe, giảm các loại bệnh tật do nguồn nước
Nhiệm vụ
:
• Xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung ở các vùng, khu vực nông
thôn chưa có hệ thống cấp nước của SAWACO.
• Nâng cấp, mở rộng các trạm cấp nước tập trung đã được xây dựng
trước đây để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch do tăng dân số, tăng nhu
cầu sử dụng nước.
• Quản lý, khai thác hệ thống cấp nước để cung cấp đủ và kịp thời cho
nhu cầu sử dụng nước của dân cư vùng nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn nước
sạch sinh hoạt.
Hiện nay Trung tâm Nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn
Tp.Hồ Chí Minh đang quản lý 119 trạm cấp nước tập trung tại 11 quận/huyện
phân bố trên 66 phường/xã phục vụ cho 278.367 dân, lưu lượng nước sử dụng
bình quân là 1.300.000 m
3

/tháng. Các trạm được phân bổ tại các quận/huyện
được trình bày trong bảng 1.2 như sau:




CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 16

Bảng 1.2: Phân bố các trạm cấp nước tại các quận/huyện ở Tp.HCM
STT Quận/ huyện Số lượng trạm
1 Huyện Bình Chánh 30
2 Huyện Củ Chi 7
3 Huyện Hóc Môn 13
4 Huyện Nhà Bè 14
5 Quận 2 2
6 Quận 8 7
7 Quận 9 11
8 Quận 12 7
9 Quận Bình Tân 6
10 Quận Tân Phú 1
11 Quận Thủ Đức 21
Tổng cộng 119
(
Nguồn: TTNSH & VSMTNT TPHCM)
1.3. Nguồn nước
1.3.1. Nước mưa
Do đặc thù của huyện Bình Chánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới

gió mùa nóng ẩm nên khí hậu được chia 2 mùa rõ rệt và mùa mưa được kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 11 nên huyện có lượng nước mưa tương đối dồi dào
về mùa mưa. Còn về mùa khô thì lại hoàn toàn cạn kiệt. Do lượng mưa phân
bố không đồng đều trong năm và thời gian không mưa cũng kéo dài cho nên
cần có biện pháp tích cực để dự trữ nguồn nước này để sử dụng trong mùa
khô.
1.3.2. Nước mặt
Huyện Bình Chánh có hệ thống sông ngòi như: sông Cần Giuộc, sông
Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom…nối
với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy với các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nên có nguồn nước mặt tương đối dồi dào.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 17

Vấn đề cần quan tâm là tình trạng ô nhiễm do chất thải của các khu công
nghiệp dọc 2 bên bờ sông và chất thải sinh hoạt chưa qua sử lý của người dân
ra các kênh, rạch… và hiện tượng nhiễm mặn tại khu vực huyện Bình Chánh.
Theo viện kĩ thuật tài nguyên nước và môi trường, mức mặn lên đến 13g/lít
vào đến khu vực cầu Ông Thìn, cầu Chợ Đệm nhiễm mặn 5-6g/lít. Vùng kênh
C không chỉ nhiễm mặn (2-3g/lít) mà còn bị ô nhiễm chất thải phân hủy, có
màu đen, bốc mùi hôi. Theo số liệu quan trắc, so với cùng kỳ năm 2010, độ
mặn tăng 1.1-1.3 lần. Trong khi đó tiêu chuẩn về cấp nước quy định độ mặn
trong nước nguồn không vượt quá 0.25g/lít.
1.3.3. Nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở đây có trữ lượng tốt, nhưng hiện nay thì mực nước
ngầm ngày càng sụt giảm và đang xuống cấp do tình trạng khai thác nguồn
nước ngầm tùy tiện ở nhiều nơi. Hiện tượng nhiễm phèn nguồn nước ngầm thì
ngày càng nghiêm trọng hơn. Mặt khác, do một số giếng khoan bỏ vì hư hỏng

là con đường dẫn các chất thải xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm.
1.4. Các thông số đánh giá ô nhiễm nguồn nước
1.4.1. Các chỉ tiêu vật lý
1.4.1.1. Độ đục
Nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền
sáng tốt, nhưng khi trong nước có tạp chất huyền phù, cặn lắng lơ lửng, các vi
sinh vật và cả các hóa chất hòa tan thì khả năng truyền sáng của nước bị giảm
đi. Dựa trên nguyên tắc đó mà người ta xác định độ đục của nước. Nước có độ
đục cao là nước có nhiều tạp chất chứa trong nó và do vậy khả năng truyền
sáng qua nước giảm.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
SVTH: Nguyễn Thái Thông

Trang - 18

1.4.1.2. Các chất gây mùi trong nước
Các chất khí và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị.
Nước dưới đất trong tự nhiên có mùi đất, mùi tanh, mùi thối hay mùi đặc
trưng của các chất hòa tan trong nó như mùi clo, mùi amoniac, mùi
hydrosunfua… Nước cũng có thể có vị ngọt, vị chát tùy theo thành phần và
hàm lượng các muối hòa tan trong nước.
1.4.1.3. Độ cứng
Các hợp chất của canxi, magiê dưới dạng ion hóa trị II chứa trong nước
tạo nên nước cứng. Trong quá trình xử lí nước rất được chú ý, chia làm ba
loại là: độ cứng tổng cộng, độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu. Phần lớn dộ
cứng của nước tạo ra do tiếp xúc với đất đá. Do hoạt động của các vi khuẩn,
CO
2
được tạo ra, nước trong đất có chứa nhiều CO

2
và hàm lượng CO
2
này
cân bằng với H
2
CO
3
kết quả là pH của nước giảm.
Tùy theo hàm lượng CaCO
3
có trong nước, người ta chia nước ra làm 4 loại:
Loại nước Độ cứng (mg CaCO
3
/l)
Nước mềm 0 -75
Nước cứng trung bình 75 – 150
Nước cứng 150 – 300
Nước rất cứng >300

Trong sử dụng dung nước có độ cứng cao có tác hại là các ion canxi,
magiê phản ứng với các axit béo tạo ra các hợp chất khó hòa tan, gây lãng phí
chất tẩy rửa. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, nước cứng tạo màng cứng
trong các ống dẫn nước nóng, các nồi hơi và các bộ phận khác tiếp xúc với
nước nóng gây lãng phí năng lượng.

×