TRƯỜNG ĐH HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
LÊ VĂN TRUNG
QUI TRÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN
HẠT LÚA GIỐNG TẠI TRẠI GIỐNG CÂY TRỒNG
LONG PHÚ
Ngành: Công Nghệ Sau Thu Hoạch
BÁO CÁO RÈN NGHỀ MỘT THÁNG
SÓC TRĂNG –NĂM 2011
GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2
CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO RÈN NGHỀ 1 THÁNG
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
BM: 01-RN
LỜI CẢM ƠN
4
MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu………………………………………………… ………….……4
Chương 2: Nội dung và Phương pháp thực hiện ……………………….…….……… 5
2.1 Thời gian thực hiện………………………………………………………… 5
2.2 Địa điểm thực hiện………………………………….……………………… 5
2.3 Tổng quan về Trại giống Long Phú……………………….………………… 5
2.4 Phương tiện …………………………………………….…………… …… 5
2.5 Qui trình sản xuất, chế biến và bảo quản hạt lúa giống…….…………………5
2.5.1 Sản xuất hạt giống lúa………………………………………………….……6
2.5.2 Chế biến hạt lúa giống 8
a. Làm khô hạt giống 8
b. Làm sạch hạt lúa………………………………….………………… ……12
2.5.3 Bảo quản hạt giống……………………………………………………… 16
2.6 Tận dụng các phụ phẩm…………………………………………………… 17
Chương 3: Tóm Lại….……………………………………………………………….18
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 19
5
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Ruộng cấy khảo nghiệm các giống lúa mới của Trại giống Long Phú 6
Hình 2: Ruộng sản xuất thử của Trại giống Long Phú 7
Hình 3: Ruộng nhân giống của Trại giống Long Phú 7
Hình 4: Lúa sau khi được đưa vào trong bể của lò sấy……………………………… 8
Hình 5: Lò đốt, quạt gió và động cơ của lò sấy lúa……………………………………9
Hình 6: Nhiệt kế dùng để kiểm tra nhiệt độ trong quá trình sấy……………………… 9
Hình 7: Bể chứa lúa được phủ kín bạt trước khi sấy lớp trên mặt……………………10
Hình 8: Các cửa hông được mở khi cho hơi nóng đi từ trên xuống………… ………11
Hình 9: Sơ đồ mô phỏng lò sấy lúa không đảo chiều…………………………………11
Hình 10: Dụng cụ lấy mẫu lúa để kiểm tra và máy đo ẩm độ hạt……………….……12
Hình 11: Lúa được giê thả trước khi làm sạch hoàn toàn…………………………… 13
Hình 12: Cấu tạo mặt phía trước của máy giê………… ……………………………14
Hình 13: Đường ra của các hạt không đạt tiêu chuẩn……… ………………………14
Hình 14: Hạt đạt tiêu chuẩn sẽ được cho vào bao chứa……………………………….15
Hình 15: Giàn giê công suất lớn………………………………………………………16
Hình 16: Lúa giống sau khi được đóng bao……… …………………………………16
Hình 17: Lúa được chất thành từng cây trong kho bảo quản…………………… … 17
6
TÓM TẮT
7
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề (em nêu lên tình hình , lý do chọn lựa đề tài)
1.2. Mục đích của đề tài (nêu lên mục đích của đề tài để làm gì)
1.3. Nội dung thực hiện (cần thực hiện những nội dung nào)
Lúa là một loại cây trồng quan trọng nhất tại vùng nhiệt đới. Diện tích trồng lúa chiếm
khoảng 1/3 diện tích đất canh tác trên toàn thế giới. Khoảng 144,1 triệu ha đã được sử dụng
để trồng lúa và khoảng 50% dân số trên thế giới là ăn gạoviết như vậy là không được, viết lại
cho hay hơn.
Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích canh tác lúa chiếm 40% và sản lượng lúa
chiếm 50% so với cả nước. Đây cũng là vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế, văn hóa
của vùng, hoạt động lúa gạo xuất khẩu thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Nhưng cơ sở vật chất cho công nghệ sau thu hoạch của các loại nông sản nói
chung và cho lúa gạo nói riêng vẫn còn xếp vào trình độ yếu so với các khu vực sản xuất
nông nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều năm tới, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ phát triển
thành thị khá nhanh lúc đó diện tích lúa sẽ bị thu hẹp nhưng chỉ tiêu về sản lượng vẫn tiếp tục
tăng. Đó là một bài toán khó cho chiến lược an toàn lương thực của khu vực và của cả nước.
Chúng ta cần có những giống lúa mới cho năng suất cao và phẩm chất tốt đồng thời phải nâng
cao trình độ sản xuất, hoàn thiện hệ thống sản xuất, chế biến và bảo quản hạt giống .
Sóc Trăng là một trong những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có diện tích canh tác lúa khá
lớn. Nhưng hàng năm việc người nông dân sử dụng hạt giống chưa đạt tiêu chuẩn để sạ, cấy
còn rất cao. Chủ yếu là tự để giống và trao đổi giống cho nhau. Người dân chưa chú ý nhiều
đến việc lựa chọn hạt giống tốt để gieo sạ nhằm tạo ra được hạt lúa đạt tiêu chuẩn về chất
lượng và cho xuất khẩu.
Trong canh tác lúa, hạt giống đóng vai trò quan trọng chính vì thế hiện nay hạt giống
lúa cần được chú trọng và đầu tư đúng mức. Để có được hạt giống tốt thì các khâu từ sản
xuất, chế biến và bảo quản phải tốt. Sau đây xin giới thiệu về một quy trình chế biến hạt lúa
giống đạt tiêu chuẩn, hàng năm đã cung cấp một lượng hạt lúa giống có chất lượng cho bà
8
con nông dân trong và ngoài tỉnh để gieo sạ trên đồng ruộng của mình, đó là qui trình sản
xuất, chế biến và bảo quản hạt lúa giống tại Trại giống cây trồng Long Phú.
9
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về Trại giống Long Phú
Trại giống cây trồng Long Phú với chức năng, nhiệm vụ là đơn vị nghiên cứu và
tuyển chọn những giống cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời sản
xuất và cung ứng giống phục vụ cho nông dân trong tỉnh. Sản phẩm của Trại giống
làm ra chủ yếu là hạt lúa giống, giống xoài, giống mía…Hàng năm với diện tích 28,6
ha sản xuất lúa giống trại giống đã cung cấp hơn 250 tấn giống nguyên chủng các loại
cho bà con nông dân ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Hiện tại trại đang sản xuất
các loại giống sau: OM5464. OM9915, MTL648, OM6976, OM5976, OM8923,
OM8232, OM5629, OM7347, OM7364, OM6932, OM9921, OM6904, MTL480,
TNĐB100
Sơ đồ tổ chức của cơ sở (em viết thêm phần này)
2.2. Tổng quan về sản xuất lúa giống trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng (em tìm hiểu
và trình bài thêm phần này)
2.3. Phương tiện sử dụng trong sản xuất lúa giống tại cơ sở
Các loại thiết bị mà trại giống đang sử dụng gồm có: Máy bơm, máy cày, máy
xới, máy cấy lúa, xe cuốc, máy gặt đập liên hợp, lò sấy lúa, máy giê, than đá, lưới
cước, điện, bao bì, bọc nilon, quạt gió, cân, máy may bao và các vật dụng cần thiết
khác… (em chèn hình thêm một số máy móc thiết bị)
10
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là sử dụng phương pháp đánh giá điều tra, thu thập
thông tin, số liệu kĩ thuật của cơ sở sản xuất, gồm các công đoạn sau:
+ Thu thập số liệu sẵn có của cơ sở sản xuất, từ đó đánh giá tình hình sản xuất của
cơ sở.
+ Trực tiếp quan sát quy trình sản xuất tại cơ sở.
+ Phỏng vấn cán bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
+ Phân tích các công đoạn trong quy trình sản xuất lúa giống tại cơ sở.
11
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Qui trình sản xuất, chế biến, và bảo quản hạt lúa giống (Em vẽ sơ đồ quy
trình ra)
4.2. giải thích quy trình (em giải thích từng công đoạn của quy trình)
Qui trình bao gồm 3 khâu chính:
2.5.1 Sản xuất hạt lúa giống
Để có được một giống lúa đạt năng suất, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện
canh tác của địa phương thì phải trải qua các bước sau đây:
Hình 1: Ruộng cấy khảo nghiệm các giống lúa mới của Trại giống Long Phú
Sau khi nhận các bộ giống từ các Viện, Trường về thì tiến hành khảo nghiệm để
so sánh năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh của từng giống. Ban đầu các giống sẽ
được cấy với diện tích nhỏ khoảng 15 m
2
và có 3 lần lặp lại. Từ đó chọn ra những
giống đạt yêu cầu.
Kế đến các giống đạt yêu cầu sẽ được gieo cấy ra diện tích rộng hơn khoảng
1000 m
2
cho mỗi giống và tiếp tục loại bỏ các giống không đạt năng suất, bị nhiễm sâu
bệnh.
Hình 2: Ruộng sản xuất thử của Trại giống Long Phú
Cuối cùng các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu
bệnh sẽ được nhân giống để bán cho bà con nông dân.
Hình 3: Ruộng nhân giống của Trại giống Long Phú
2.5.2 Chế biến hạt lúa giống
12
a. Làm khô hạt giống
Bể chứa lúa và khu vực lò sấy cần được vệ sinh thật kĩ trước khi đưa lúa lên lò để
sấy.
Hạt lúa giống sau khi được máy gặt đập liên hợp cắt từ ngoài đồng vào thì đổ
ngay lên bể chứa lúa của lò sấy có lót một lớp lưới cước bên dưới. Lớp lúa trên bể
chứa lúa có độ dày từ 50 – 55 cm là tốt nhất.
Hình 4: Lúa sau khi được đưa vào trong bể của lò sấy
Sau khi đổ đầy bể chứa lúa thì tiến hành đốt lò và khởi động mô tưa để quay quạt
gió. Do đây là lò sấy không cần đảo hạt lúa nên đầu tiên ta cho hơi nóng đi từ phía
dưới lên trước. Lò sấy được đốt bằng than đá, khoảng 1 giờ đồng hồ thì cho than đá
vào lò đốt một lần.
Để hạt giống đạt chất lượng thì cần giữ nhiệt độ trong quá trình sấy dao động từ
45 – 50
0
C.
Hình 5: Lò đốt, quạt gió và động cơ của lò sấy lúa
Hình 6: Nhiệt kế dùng để kiểm tra nhiệt độ trong quá trình sấy
Trong quá trình sấy cần thường xuyên kiểm tra ẩm độ của lúa bằng dụng cụ lấy
mẫu và máy đo ẩm độ. Khi ẩm độ hạt lúa ở lớp dưới đạt 12%, lớp giữa 13,5%, lớp
trên mặt từ 14-16 % thì tiến hành phủ bạt kín phía bên trên sau đó mở các cửa bên
hông và cho hơi nóng đi từ trên xuống để cho hạt lúa khô đồng đều. Thời gian sấy sau
khi phủ bạt có thể kéo dài từ 4-6 giờ sau đó kéo bạt ra để kiểm tra ẩm độ của hạt giống
nếu đạt thì mới tắt lò.
Hình 7: Bể chứa lúa được phủ kín bạt trước khi sấy lớp trên mặt
Khi kiểm tra ẩm độ trung bình ở ba lớp tại nhiều điểm trên bể lúa đạt từ 12 –
13,5% thì ngưng sấy.
13
Thời gian sấy hạt lúa thường kéo dài từ 8 – 14 giờ tùy thuộc vào ẩm độ của hạt
lúc ban đầu. Số lượng lúa cho một lần sấy là 15 tấn lúa tươi và tiêu tốn khoảng 300-
400Kg than đá.
* Một số lưu ý trong quá trình sấy hạt lúa giống:
Nếu ẩm độ của hạt lúa trên 20% thì không nên để quá 24 giờ vì để quá lâu sẽ làm
giảm sức nẩy mầm của hạt giống.
Lúc đổ lúa lên bể chứa không được dẫm đạp lên lúa sẽ làm cho hạt lúa khô không
đều. Không nên đổ lớp lúa quá dày sẽ làm cho sẽ làm lúa lâu khô, kéo dài thời gian sấy
ngược lại nếu lớp lúa quá mỏng thì không giữ được hơi nóng bên dưới cũng sẽ làm cho
lúa lâu khô.
Cần phủ bạt và cài bạt cho thật kĩ để tránh cho hơi nóng thoát ra bên ngoài sẽ làm
cho lúa lâu khô. Sau khi phủ bạt không nên thường xuyên mở bạt mà phải chờ cho
đúng thời gian rồi mới mở bạt kiểm tra.
ình 8: Các cửa hông được mở khi cho hơi nóng đi từ trên xuống
Hình 9: Sơ đồ mô phỏng lò sấy lúa không đảo chiều
Hình 10: Dụng cụ lấy mẫu lúa để kiểm tra và máy đo ẩm độ hạt
14
b. Làm sạch hạt lúa
Trước khi thực hiện việc làm sạch hạt giống nhằm tránh cho giống khỏi bị lẩn thì
cần phải vệ sinh máy giê và khu vực quanh máy giê cho thật kĩ. Việc vệ sinh cho máy
giê được thực hiện bằng cách dùng chổi quét những hạt lúa còn sót lại trên thành và
bên trong máy giê.
Do hạt lúa khi thu vào còn lẩn nhiều tạp chất, hạt cỏ dại và hạt lép lửng cho nên
cần phải được làm sạch. Việc làm sạch hạt lúa gồm 2 giai đoạn: làm sạch sơ bộ và làm
sạch hoàn toàn.
Giai đoạn làm sạch sơ bộ hay còn gọi là giê thả. Cách làm như sau: lúa được đưa
lên bồn chứa đặt cách mặt đất khoảng 1,5 m. Phía bên dưới đặt một chiếc quạt gió có
đường kính 0,8 m, sau đó cho lúa rơi từ từ xuống và bật quạt gió nhằm loại bỏ bớt tạp
chất, hạt cỏ dại, những hạt lép lửng. Chỉ lấy những hạt lúa tốt còn lẩn ít tạp chất, hạt
cỏ và hạt lép lửng.
Hình 11: Lúa được giê thả trước khi làm sạch hoàn toàn
Giai đoạn làm sạch hoàn toàn là loại bỏ tiếp các tạp chất, hạt cỏ dại, hạt lép lửng
còn sót lại sau khi được giê thả để cho lúa giống đạt được những tiêu chuẩn mà Việt
Nam qui định khi sản xuất hạt lúa giống.
Tiêu chuẩn chất lượng: Theo TCVN 1776 – 2004
Cấp giống Độ thuần Độ sạch Hạt cỏ dại Nẩy mầm Độ ẩm
Nguyên chủng ≥ 99,9% ≥ 99% ≤ 5 hạt/kg ≥ 80% ≤ 13,5%
Xác nhận ≥ 99,5% ≥ 99% ≤ 10 hạt/kg ≥ 80% ≤ 13,5%
Sau khi lúa được làm sạch sơ bộ, lúa tiếp tục được làm sạch bằng máy giê. Cần vệ
sinh sạch sẽ máy trước khi giê. Lúa được cho vào bể chứa của máy giê từ đây lúa được
băng tải chuyển lên buồng hút.
15
Hình 12: Cấu tạo mặt phía trước của máy giê
Hình 13: Đường ra của các hạt không đạt tiêu chuẩn
Tại đây các hạt lép lửng, hạt cỏ dại, các tạp chất khác bị hút và được thổi ra qua
một ống nối dài ra bên ngoài. Các hạt chắc được cho xuống hệ thống gằng, được run
liên tục để đưa lúa về phía cửa ra.
Trước khi xuống bao chứa, lúa phải đi qua một buồng hút thứ hai, buồng này có
tác dụng hút các hạt lúa lửng, tạp chất còn lại rồi đổ ra ngoài bằng cửa bên hông của
máy giê.
Hình 14: Hạt đạt tiêu chuẩn sẽ được cho vào bao chứa
Để tận dụng hết được hạt lúa giống trong quá trình giê thì nên giê lại lần 2 đối với
lượng hạt lúa ra bên cửa hông của máy giê. Các hạt lúa đạt tiêu chuẩn đi xuống bao
chứa. Công suất của máy giê hoạt động trong một ngày được khoảng 5-7 tấn lúa giống.
Bao chứa có ghi địa chỉ rõ ràng, các tiêu chuẩn về hạt lúa giống, tên giống, cấp
giống, nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tịnh.
Mỗi bao chứa 50 kg hạt lúa giống, phía bên trong bao chứa có thêm một lớp bọc
nilon, lớp bọc nilon này có tác dụng giữ cho ẩm độ hạt giống ít biến động và kéo dài
hạn sử dụng của hạt lúa giống.
Máy giê giới thiệu ở trên có công suất không cao nên sử dụng để giê các giống
có số lượng ít. Riêng các giống có số lượng lớn thì phải sử dụng máy giê sau đây:
Hình 15: Giàn giê công suất lớn
2.5.3 Bảo quản hạt giống
16
Bể chứa lúa
Khi đóng bao xong thì lúa giống được chuyển vào kho chứa và chất được thành
từng cây riêng biệt trên các ba lếch với từng giống khác nhau. Lúa sẽ được chất thành
từng cây, cây này cách cây khác là 0.5m và cách vách tường là 0.7 m
Hình 16: Lúa giống sau khi được đóng bao
Việc bảo quản lúa giống trong kho được lâu dài và an toàn rất quan trọng. Bởi
không bảo quản tốt thì hạt giống có thể bị nấm mốc, chuột, sâu, mối, mọt tấn công phá
hại. Cho nên kho chứa phải đạt được các tiêu chí sau đây: kho phải cao ráo, kín đáo,
thoáng mát, không bị mưa tạt, dột….
Trong trường hợp lúa giống bị chuột, sâu, mọt, mối tấn công thì có thể khắc
phục hiện tượng này bằng cách sử dụng thuốc hóa học dạng xông hơi để diệt trừ
chúng. Trước khi xử lý dùng bạt phủ kín lúa giống sau đó đặt thuốc rồi đóng kín cửa
kho lại khoảng 1 tuần sau thì mở lớp bạt ra và dọn sạch sẽ bả thuốc.
Trong quá trình sấy, bảo quản không đúng cách có thể xảy ra một hiện tượng
ngoài mong muốn như ẩm độ tăng, hạt giống mất sức nẩy mầm, mốc… để khắc phục
hiện tượng này thì trong quá trình sấy ẩm độ phải đạt và bảo quản phải đúng cách như
giới thiệu ở trên. Thông thường khi làm tốt các khâu thì hạt giống bảo quản được 6-9
tháng và tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống vẫn còn đạt tiêu chuẩn như qui định.
Hình 17: Lúa được chất thành từng cây trong kho bảo quản
2.6 Tận dụng các phụ phẩm
Nguồn phụ phẩm sau khi chế biến hạt giống khá lớn cho nên có thể tận dụng các
phụ phẩm này vào nhiều mục đích khác nhau nhằm làm tăng lợi nhuận cho đơn vị.
- Các hạt lững dùng để chăn nuôi gia cầm hoặc xay ra thành cám cho gia súc, cá
ăn…
- Đối với những hạt lép hoàn toàn thì đem ủ cho hoai mục để làm phân hữu cơ
bón cho cây trồng như lúa, cây ăn trái,,
17
Qua theo dõi qui trình chế biến hạt lúa giống tại Trại giống cây trồng Long Phú tôi có
một số nhận xét về qui trình này như sau:
*Ưu điểm:
Sản xuất ra được hạt lúa giống đạt tiêu chuẩn
Đơn giản, dễ thực hiện.
Áp dụng được cho nhiều giống khác nhau.
*Nhược điểm:
Còn làm việc chân tay nhiều
Nếu không vệ sinh kĩ dễ bị lẩn giống
Mất nhiều thời gian
18
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Đề nghị
Qui trình sản xuất, chế biến và bảo quản hạt giống trải qua nhiều giai đoạn, mỗi
giai đoạn có những thuận lợi và khó khăn riêng. Để có hạt giống tốt phục vụ cho sản
xuất đòi hỏi các nhà chọn giống và sản xuất giống lúa cần đặt chất lượng lên hàng đầu.
Vì vậy trại giống thực hiện quy trình khép kín từ phơi sấy chế biến, bảo quản
giống rất nghiêm ngặt, đảm bảo độ thuần, độ sạch, ẩm độ, tỉ lệ nẩy mầm,…theo đúng
tiêu chuẩn quy định, tận dụng tất cả các phụ phẩm sau khi chế biến góp phần an toàn
môi trường,… và là cơ sở đồng hành cùng bà con nông dân trong tỉnh và các tỉnh bạn
nhiều năm về cung ứng giống tốt, góp phần tạo bước tiến cho nền nông nghiệp phát
triển.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Chương (2000). Công nghệ bảo quản, chế biến nông sản
sau thu hoạch Tập 1 và Tập 2. NXB Văn Hóa Dân Tộc Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Lang (2000). Giống lúa và sản xuất hạt giống lúa tốt.
NXBNN TP HCM.
3. Nguyễn Thị Thu Cúc (2001). Hiệu quả kinh tế của biện pháp” Quản
lý dịch hại tổng hợp”(IPM) trên lúa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Khoa nông nghiệp. ĐH cần Thơ.
4. Bộ NN & PTNT (2005).Tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng
Nông Nghiệp. NXNNN Hà Nội.
20
21