Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

LUẬN VĂN: Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 118 trang )












LUẬN VĂN:

Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ








Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng ta đã
đem lại những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, góp phần quan trọng trong việc phát triển lực
lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, ổn định tình hình kinh tế xã hội góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá


đem lại, còn có tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế - xã
hội của nước ta. Trong đó, tác động đến môi trường là một minh chứng điển hình.
Một thực tế vẫn đang diễn ra, mặc dù đã có sự lên tiếng, cảnh báo của mọi nơi,
mọi ngành, mọi cấp, của mọi tầng lớp nhân dân về tác hại của sự ô nhiễm, suy thoái môi
trường, nhưng thực trạng đó vẫn hiện hữu với mức độ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh
hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội, đe dọa sức khoẻ, tính mạng con người và
sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Dường như, càng phát triển kinh tế, càng đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì vấn đề môi trường càng trở
thành vấn đề bức xúc, gay gắt hơn.
Trước thực trạng đó, Nhà nước ta và các cấp, các ngành, các địa phương trong cả
nước đều đã đưa ra những biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng
ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường, nhưng hiệu quả đem lại chưa được
bao nhiêu. Nguồn nước, mặt đất, không khí ở nhiều nơi, nhất là ở khu vực thành phố, các
khu công nghiệp vẫn tiếp tục bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Những căn bệnh ác tính,
hậu quả từ việc ô nhiễm môi trường ngày càng xuất hiện nhiều hơn, phức tạp hơn, gây
hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội. Môi trường xã hội cũng bị ảnh hưởng, tác
động không nhỏ. Những vấn đề về việc làm, di dân tự do, tệ nạn xã hội, phân hoá thu
nhập đã trở thành những vấn đề lớn, cản trở đến quá trình phát triển bền vững của nền
kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Là một trong những tỉnh sớm có nhiều khu công nghiệp với những ngành công
nghiệp quan trọng, tỉnh Phú Thọ không nằm ngoài thực trạng đó.


Để thực hiện một cách có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo
xu hướng phát triển bền vững, đặc biệt từ khi có Luật Bảo vệ môi trường đến nay, tỉnh
Phú Thọ đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nhằm ngăn ngừa, khắc phục, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường ở tất cả các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, đồng thời có
những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện môi trường xã hội. Tuy nhiên, do việc thực thi
những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được đồng bộ và triệt để, khiến cho tình trạng ô
nhiễm, suy thoái môi trường vẫn tiếp tục diễn ra, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã

hội. Thậm chí ở một số nơi, môi trường đã trở thành vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong
nhân dân. Những vấn đề xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế.
Thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng ta, Phú Thọ đang
phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với nhiệm vụ trung tâm là
thúc đẩy xây dựng các khu công nghiệp tập trung, với hệ thống cơ sở, kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ, đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, phát triển các điểm dân cư tập trung ở nông thôn,
nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân theo hướng văn minh hiện đại
Trước tình hình đó, Phú Thọ cần phải có những giải pháp bảo vệ môi trường thực sự hiệu
quả, đồng bộ, nhằm ngăn chặn, khắc phục sự ô nhiễm môi trường tự nhiên, đi đôi với bảo
vệ, cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội.
Để đánh giá đúng thực trạng về tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi
trường ở tỉnh Phú Thọ, là cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quá trình
bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững, tôi chọn nghiên cứu đề
tài " Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ " để
nghiên cứu Luận văn thạc sĩ Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến thời điểm hiện nay, đã có một số công trình và bài viết đề cập đến vấn
đề về môi trường, đặc biệt về sự ô nhiễm môi trường ở nước ta. Nhưng đáng chú ý một
số công trình sau đây:
- GS, TS. Lê Quý An (chủ biên), Việt Nam môi trường và cuộc sống (tóm tắt),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


- TS Hoàng Hữu Bình, 2005, Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
- GS. TSKH Vũ Huy Chương (chủ biên), 2007, Vấn đề môi trường trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Chương trình môi trường Liên hiệp quốc, 2001, Báo cáo hiện trạng môi trường

Việt Nam.
- Lưu Đức Hải (chủ biên), Cẩm nang quản lý môi trường, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
- Uỷ ban Dân tộc, 2006, Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Hoè, 2009, Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
- TS Hà Huy Thành, 2001, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Một số vấn
đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- TS Trần Thanh Lâm, Quan hệ quốc tế về môi trường, Viện Tài nguyên nước và
Môi trường Đông Nam á, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Các công trình nghiên cứu trên, đã đề cập đến thực trạng về môi trường, đến
những áp lực môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề môi
trường bức bách ở Việt Nam hiện nay, đến hiện trạng công tác bảo vệ môi trường và
những giải pháp cần thiết về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Các công trình và bài viết đã có những cách tiếp cận khác nhau, ở những mức độ khác
nhau, nhưng đều nhằm mục đích nghiên cứu vấn đề môi trường và giải pháp nhằm bảo vệ
môi trường, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tuy nhiên phần lớn các công trình
nghiên cứu đó chủ yếu tập trung nghiên cứu môi trường, dưới góc độ khoa học môi trường
và kinh tế phát triển, đồng thời chỉ nặng vào việc tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên, nhưng lại ít đề cập, hoặc chưa nghiên cứu một cách hệ thống những ảnh
hưởng đến môi trường xã hội. Mặt khác, chưa tập trung nghiên cứu làm rõ tác động hai mặt


của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường, dưới góc độ của kinh tế chính trị. Đây là
lý do chủ yếu để tôi chọn đề tài trên.
Dưới góc độ kinh tế chính trị, đề tài lựa chọn để nghiên cứu không trùng lặp với
các công trình đã được công bố.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục tiêu:
Phân tích làm rõ sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường
ở tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động
tích cực, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đối với môi trường ở tỉnh Phú Thọ, bảo đảm giữ gìn một môi trường trong
sạch, lành mạnh phục vụ cho con người, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đến môi trường.
- Làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực từ quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đến môi trường tự nhiên và xã hội ở tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra một số những giải pháp cơ bản, nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường của
tỉnh Phú Thọ dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động tích cực và tiêu cực
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tự nhiên và xã hội ở tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài hướng về việc nghiên cứu tác động của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đến môi trường (Bao gồm những tác động đến cả môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội ở tỉnh Phú Thọ. Trong đó chủ yếu là các tác động đến môi trường tự
nhiên).


Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề trong những năm từ 2000 đến
2008, đây chính là giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh được đẩy mạnh trên
mọi lĩnh vực, tác động lớn đến môi trường của tỉnh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận:
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác- Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách
của Nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác- Lênin, đồng
thời sử dụng các phương pháp khác như phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn, phương
pháp điều tra, khảo sát, so sánh, phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, thống kê để đạt
mục đích nghiên cứu.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Hệ thống hoá, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về những tác động
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường tự nhiên và xã hội.
- Đánh giá, phân tích thực trạng những tác động của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đến môi trường ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2000 đến năm 2008.
- Đưa ra những quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ,
cải thiện môi trường ở tỉnh Phú thọ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạch định chính sách kinh tế
xã hội của tỉnh Phú Thọ, trong lĩnh vực quản lý môi trường.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết:


Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đến môi trường.
Chương 2: Thực trạng tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi
trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản, nhằm phát huy tác động tích cực và
hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường ở tỉnh Phú
Thọ.



Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động
của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường

1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tác động của nó đến môi trường
1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại (CNH, HĐH) hoá đã trở thành phương thức hữu hiệu
cho quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Bất kể nước nào, để phát triển kinh tế - xã hội
thì đều cần thiết thực hiện CNH, HĐH. Tuy nhiên, ở những nước khác nhau, trong những
điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, CNH, HĐH cũng có những đặc điểm riêng biệt.
Nếu tách riêng, thì công nghiệp hoá, theo nghĩa khái quát nhất, là quá trình biến
đổi xã hội từ một xã hội nông nghiệp (hay tiền công nghiệp), lạc hậu lên xã hội công
nghiệp. Quá trình biến đổi đó gắn liền với quá trình đổi mới kỹ thuật, công nghệ, chủ yếu
là gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật. Hay nói một cách khác, công nghiệp hoá là quá trình
biến lao động thủ công thành lao động máy móc. Đó là quá trình trang bị kỹ thuật và
công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân.
Hiện đại hoá là quá trình thường xuyên đưa trình độ kỹ thuật và công nghệ sản
xuất lên trình độ tiên tiến của thời đại. Công nghệ mới chính là nguồn gốc, là điều kiện
tồn tại, đồng thời là yếu tố then chốt thúc đẩy hiện đại hoá. Với những công nghệ mới,
con người sẽ nâng cao được năng lực của mình, phát triển những ý tưởng mới, thúc đẩy
xã hội phát triển.
Đánh giá chung nhất, CNH, HĐH thực chất là sự thay thế kỹ thuật thủ công, lạc
hậu thành kỹ thuật máy móc hiện đại, trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, nhằm đạt tới
năng suất lao động cao. Đó còn là quá trình thay đổi căn bản, toàn diện cách thức tổ chức
sản xuất, kinh doanh, hoạt động quản lý trong nền kinh tế, dựa trên sự ứng dụng cao về
công nghệ hiện đại. Trên cơ sở đó, sẽ tạo điều kiện để thay thế nền văn minh nông nghiệp
bằng văn minh công nghiệp, xây dựng một xã hội công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng cho
phát triển nhanh và bền vững. Như vậy, thực hiện CNH, HĐH sẽ tạo điều kiện để nâng cao

năng suất lao động xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, thúc đẩy lực


lượng sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân… Tuy nhiên,
hiệu quả kinh tế - xã hội của CNH, HĐH mang lại đạt đến mức độ nào, còn phụ thuộc vào
tính ưu việt trong mục tiêu và cách thức tiến hành CNH, HĐH của mỗi nước. Nhưng, dù đạt
được đến đâu đi nữa thì tính ưu việt của CNH, HĐH cũng đã được khẳng định. Một nền kinh
tế tiến hành CNH, HĐH sẽ có bước phát triển hơn nhiều so với nền kinh tế chưa thực hiện
CNH, HĐH.
Trên thế giới, CNH, HĐH là hai quá trình vừa nối tiếp, vừa đan xen nhau.
Những nước đi sau không nhất thiết chỉ thực hiện những bước đi tuần tự, mà có thể áp
dụng chiến lược phát triển “rút ngắn”, tranh thủ cơ hội đi tắt đón đầu, để đón những công
nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Thực chất của CNH, HĐH rút ngắn trong giai đoạn hiện
nay là tận dụng tri thức của nhân loại, lấy công nghệ cao làm cốt lõi, trên cơ sở nguồn
nhân lực thích hợp, để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên không phải nước nào cũng
thành công trong chiến lược này.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể và đặc điểm kinh
tế - xã hội của từng quốc gia, sự nghiệp CNH, HĐH của các nước sẽ được tiến hành với
những cách thức, bước đi khác nhau cho phù hợp. ở những nước phát triển, hiện đại hoá
là quá trình chuyển dịch từ xã hội dựa trên kinh tế công nghiệp, sang xã hội tri thức.
Nhưng đối với các nước đang phát triển, hiện đại hoá ở mức độ thấp hơn, là đồng thời
vừa công nghiệp hoá, vừa tiếp cận với công nghệ hiện đại, đẩy nhanh quá trình phát triển,
để đuổi kịp các nước phát triển.
Trong điều kiện bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại và
xu thế phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc
những nhận thức của nhân loại về CNH, HĐH, xuất phát từ tình hình thực tế của nền
kinh tế, Đảng ta đã đưa ra quan niệm về CNH, HĐH:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử
dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao

động, cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa


trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng
suất lao động xã hội cao [16].
Trên cơ sở kinh nghiệm của thế giới, vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam,
Đảng ta đã xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Từ Đại hội Đảng lần thứ III, khi đất nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế xã hội, Đảng ta đã khẳng định, cần chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
Mục tiêu của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay là xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, với quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, có đời sống
vật chất, tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh; Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Trước những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu và điều kiện cụ thể của đất nước,
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: “đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức, chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối
cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta, để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức"[18,
tr.87]. CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức ở nước ta, thực chất đó là công nghiệp hoá rút
ngắn, có mục đích là kết hợp nguồn vốn tri thức tiên tiến của nhân loại, với nguồn vốn tri
thức của dân tộc. Trên cơ sở đó, một mặt sử dụng tri thức để đổi mới, nâng cao hiệu quả
các ngành truyền thống, mặt khác tập trung phát triển mạnh các ngành, sản phẩm kinh tế
có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức, tạo ra những bước đột phá mới, những
bước tăng trưởng cao. Như vậy CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, đó là bước đi đúng,
phù hợp với thực tiễn nước ta và phù hợp với thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Quá trình CNH, HĐH đã có tác động, ảnh hưởng lớn đến những nhân tố quyết
định sự phát triển bền vững của các quốc gia và các vùng, miền trong lãnh thổ. Một trong

những yếu tố chịu sự tác động lớn, đó là môi trường. Môi trường được coi là khách thể chịu
sự tác động trực tiếp và gián tiếp từ quá trình công nghiệp hoá. Đồng thời môi trường cũng


được coi là nhân tố quan trọng, tác động đến quá trình CNH, HĐH. Nếu biết cách xử lý mối
quan hệ này, thì sẽ phát huy được tác động tích cực, và khắc phục những tác động tiêu cực
của CNH, HĐH đến môi trường. Trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường, nếu không có
cách xử lý hiệu quả thì hậu quả môi trường gánh chịu là rất lớn.
1.1.2. Môi trường và tác động hai mặt của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đến môi trường
1.1.2.1. Khái niệm, chức năng của môi trường
* Khái niệm môi trường:
Để định nghĩa về môi trường, người ta đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Bách khoa
toàn thư về môi trường (1994) đưa ra định nghĩa về môi trường:
"Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội- nhân văn và các
điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của
con người trong thời gian bất kỳ” [56, tr.7].
Liên minh châu Âu định nghĩa "môi trường (environment) là sự kết hợp các yếu
tố có mối quan hệ phụ thuộc phức tạp, tạo nên những khuôn khổ, những môi trường xung
quanh (surroundings) và những điều kiện sống cho các cá nhân và xã hội, tồn tại trong
thực tế hay trong ý nghĩ” [55, tr.212].
Như vậy, môi trường theo cách hiểu ở đây là tất cả những gì ảnh hưởng đến con
người, xung quanh con người, tạo nên những điều kiện sống cho con người. Đó là các
yếu tố tự nhiên, các yếu tố xã hội, các yếu tố do con người tạo ra, hình thành nên môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo
Một khái niệm khác về môi trường - Theo tác giả Lê Văn Khoa, (1995): Môi
trường theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật
thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, hay một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến
trong một môi trường. Đối với cơ thể sống, thì môi trường sống là tổng hợp những điều
kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể [54, tr.5].

Như vậy, khái niệm môi trường rất rộng, phức tạp và thực tế đã có nhiều quan
niệm khác nhau về môi trường. Tuy nhiên ở những khái niệm trên đều đi đến sự thống
nhất: môi trường không chỉ là những yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp đến con người, mà


còn là những yếu tố xã hội, ở bên ngoài luôn ảnh hưởng dần dần đến cuộc sống con
người, góp phần hình thành nên ý thức, nhân cách con người. Đó thực chất chỉ tất cả
những gì xung quanh con người, ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển của con người,
cho con người cơ sở sống và phát triển.
Gần đây, theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2006 đã đưa ra định nghĩa
sau về môi trường: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”.
"Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như: Đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác” [8, tr.7-8].
Nếu quan niệm như vậy, thì các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến cuộc sống con
người chưa được coi là yếu tố môi trường. Đồng thời, môi trường ở đây chỉ được hiểu là
môi trường tự nhiên, chứ chưa thấy có môi trường xã hội. Theo cách hiểu như vậy chưa
đầy đủ. Bởi, trên thực tế, trong những yếu tố ảnh hưởng đến con người, không chỉ có
những yếu tố của môi trường tự nhiên, mà còn có các yếu tố xã hội, ảnh hưởng sâu sắc và
lâu dài đến cuộc sống con người, góp phần hình thành ý thức, nhân cách con người. Nếu
thiếu đi việc nghiên cứu về môi trường xã hội với những tác động, ảnh hưởng của nó đến
con người, thì nhận thức về môi trường sẽ bị lệch lạc, không đầy đủ, toàn diện, dẫn đến
việc tìm ra những giải pháp là không đồng bộ.
Theo luận văn, để nhận thức đầy đủ về môi trường, cần hiểu môi trường như
sau: "Môi trường sống của con người là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…" [5, tr.6].
Theo góc độ nghiên cứu này, môi trường có thể được chia thành các loại như

sau:
* Các loại môi trường:
Có nhiều cách để phân loại môi trường. Nếu phân theo chức năng thì môi trường
sống của con người thường được phân thành các loại sau:


+ Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng chịu sự tác động của con
người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất nước…
Môi trường tự nhiên có tác động đối với con người. Môi trường cho ta không khí
để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy, nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt
ăn uống, sản xuất của con người, cung cấp các loại tài nguyên, khoáng sản cho sản xuất
và tiêu thụ. Nó còn là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải cho con người.
+ Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người. Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định…ở các cấp khác nhau.
Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ
nhất định. Từ đó tạo nên sức mạnh tập thể, thuận lợi cho sự phát triển. Do vậy, nó làm
cho cuộc sống con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài hai loại môi trường chủ yếu trên, người ta còn phân biệt khái niệm môi
trường nhân tạo.
+ Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên. Trên
cơ sở đó làm thành những tiện nghi trong cuộc sống. Thí dụ như ô tô, máy bay, nhà ở,
các khu đô thị…[5, tr.8]. Môi trường này thực chất là sự kết hợp của hai loại môi trường
trên. Chính vì vậy, khi nghiên cứu ta chủ yếu nghiên cứu hai loại môi trường tự nhiên và
xã hội.
Ta có thể phân tích một cách cụ thể về định nghĩa môi trường như sau:
+ Các thành tố sinh thái tự nhiên bao gồm: Đất, nước, không khí, động thực vật,
hệ sinh thái…
+ Các thành tố xã hội bao gồm: Luật, chính sách, hương ước, quy ước; phong
tục, tập quán, văn hoá, lối sống; dân số, chất lượng sống, sự phân hoá giàu nghèo…

* Chức năng của môi trường:
+ Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Để tồn tại và hoạt động, con người cần một không gian nhất định, như nhà để ở,
nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất, những quy ước, thiết chế ảnh hưởng chi phối cuộc
sống con người, bắt con người phải tuân thủ. Chức năng này đòi hỏi môi trường cần phải


tạo một không gian thích hợp đảm bảo những yêu cầu nhất định về quy mô và chất
lượng, cho sự tồn tại và phát triển của con người. Thí dụ, cần phải đảm bảo diện tích
không gian sống hợp lý cho mỗi người; Không gian này lại phải đảm bảo những tiêu
chuẩn nhất định về vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan, các mối quan hệ xã hội nhất
định.
+ Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, làm thành các nguồn lực cần
thiết cho quá trình sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải lấy từ trong tự nhiên những
nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết. Đó là những nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin
cần cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của con người. Chức năng này còn gọi
là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên.Ví dụ như rừng tự nhiên có chức năng cung cấp
nước, gỗ dược liệu, không khí, năng lượng mặt trời, nhiệt độ giúp cho ta hít thở; động
thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm; các loại quặng, dầu mỏ cung cấp năng lượng,
nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất…Tuy nhiên, cùng với tốc độ phát triển của kinh
tế - xã hội, nhu cầu của con người đối với các nguồn tài nguyên ngày càng lớn cả về chất
lượng và số lượng. Mức độ, cách thức việc sử dụng nguồn tài nguyên đó, đều ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường.
+ Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
Trong sản xuất và đời sống, con người luôn đào thải các chất thải vào môi
trường. Đồng thời với quá trình đó, môi trường không ngừng phân huỷ, trung hoà các
chất thải, dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố khác, thông qua việc tham gia
vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng
hấp thụ của môi trường, thì chất lượng môi trường sẽ giảm, môi trường sẽ có thể bị ô

nhiễm. Do vậy, quá trình này chỉ được duy trì một cách bình thường, khi lượng chất thải
không vượt quá mức cho phép khả năng hấp thụ của môi trường.
Sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhất là sự tác động của quá trình CNH, HĐH
khiến cho lượng chất thải tăng lên không ngừng, trong khi đó khả năng xử lý ô nhiễm của
con người còn hạn chế, dẫn đến tình trạng quá tải ở nơi tiếp nhận nguồn thải, gây ô
nhiễm môi trường.


+ Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người:
Môi trường là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử của địa chất, của sự
tiến hoá của vật chất và sinh vật, của sự xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
Trên cơ sở đó, môi trường cung cấp các thông tin, tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ
đối với con người và sinh vật sống trên Trái đất. Mặt khác, môi trường còn là nơi lưu giữ
và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, các hệ
sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp về cảnh quan, nếp sống, những yếu tố có giá trị
về thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.
Như vậy, với những chức năng trên, môi trường có vai trò vô cùng quan trọng
đối với con người. Con người không thể tồn tại nếu thiếu môi trường. Vì vậy, cần phải
tạo ra sự hoà hợp với môi trường mình đang sống. Nếu không có sự phù hợp, thì có nghĩa
là con người đang tự huỷ diệt mình. Do vậy, con người cần giữ gìn và bảo vệ, cải thiện
môi trường. Nếu làm được như vậy, chính là con người đang bảo vệ, cải thiện cuộc sống
của chính mình.
1.1.2.2. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường
Đối với mọi quốc gia trên thế giới, để tăng trưởng và phát triển bền vững cần
phải thực hiện CNH, HĐH. Đó là con đường giúp chúng ta giải quyết những mục tiêu về
kinh tế, xã hội trong phát triển, đồng thời cũng là điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững. Trong quá trình đó CNH, HĐH đã tác động tới môi trường sống, ảnh
hưởng tới cuộc sống của con người. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực đến môi
trường, CNH, HĐH còn có tác động tiêu cực. Nếu không có những giải pháp khắc phục
kịp thời thì nó sẽ để lại hậu quả lớn về môi trường, ảnh hưởng xấu đến đến sự phát triển

bền vững của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu những tác động của CNH, HĐH đến môi
trường giúp ta có cơ sở khoa học, để từ đó có thể tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm
phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực đối với môi trường.
* Tác động tích cực của CNH, HĐH đến môi trường
Thứ nhất CNH, HĐH tác động tích cực đến môi trường tự nhiên:
CNH, HĐH với những tư duy tích cực, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới ứng dụng vào trong sản xuất và đời sống, cùng với những cách thức sản xuất, tiêu


thụ tiên tiến của con người, giúp cho việc ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, nhằm bảo vệ, cải
thiện môi trường một cách có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, khoa học, công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và không
thể thiếu trong quá trình phát triển nói chung và quá trình CNH, HĐH nói riêng. Trong
đó, công nghệ môi trường là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc bảo vệ và cải
thiện môi trường.
Công nghệ môi trường (CNMT) là các sản phẩm hoặc quá trình có thể
hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu hoặc xử lý các tác động có hại gây ra, do hoạt
động của con người lên môi trường. CNMT còn bao gồm các quá trình sản
xuất hiệu quả hơn, ít chất thải hơn hoặc tiêu thụ ít nguyên liệu hơn. CNMT còn
bao gồm các phương pháp làm sạch môi trường ô nhiễm đang tồn tại hoặc tiêu
huỷ an toàn hoặc tái chế chất thải [57].
Đặc biệt, với nhiều phát kiến khoa học, có thể tận dụng được tính năng của các
loại tài nguyên, làm giảm lượng nguyên liệu tiêu dùng trong sản xuất. Mặt khác công
nghệ còn giúp con người khai thác được nguồn tài nguyên truyền thống khó tiếp cận, từ
đó góp phần làm tăng số lượng nguồn nguyên liệu thô [56, tr.60]. Hơn thế nữa, có thể tạo
ra những tài nguyên mới, năng lượng mới, hữu ích với môi trường. Trên cơ sở đó, số lợi
ích thu được từ một đơn vị tài nguyên và số lượng tài nguyên sẽ tăng lên, góp phần bảo
vệ, phục hồi môi trường sinh thái. Với những công nghệ "xanh", “sạch", có thể cải thiện
được môi trường tự nhiên, theo hướng có lợi cho con người. Hiện nay, công nghệ môi
trường được phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó những quốc gia được áp dụng một cách

phổ biến, đó là Mỹ, Nhật, Canađa, Đài Loan, Hàn Quốc và đã được áp dụng, phát huy có
hiệu quả ở Việt Nam. Cụ thể tác động tích cực của công nghệ đối với môi trường như
sau:
+ Bảo vệ, cải thiện môi trường không khí bằng việc áp dụng công nghệ sạch
trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải qua việc xử lý chất thải đạt
tiêu chuẩn, giảm năng lượng tiêu thụ, tái tạo nguồn năng lượng mới. Với những công
nghệ thân thiện với môi trường, có thể sản xuất ra những thiết bị kiểm soát ô nhiễm
không khí, hay phòng ngừa sự ô nhiễm không khí. Hay, trên cơ sở “những công nghệ


sạch” có thể ngăn chặn tận gốc, hay giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường không khí,
nhằm bảo vệ môi trường. Điển hình, gần đây Công ty Sarp của Nhật Bản cùng với nhiều
cơ quan nghiên cứu khoa học trên thế giới vừa phát triển công nghệ làm sạch không khí
bằng i- ông chùm plasama. Với công nghệ này giúp cho việc có khả năng tiêu diệt tới 99
% virut cúm gia cầm H5N1, phát tán trong không khí. Ngoài ra, nó còn tác dụng trong
việc loại bỏ triệt để 26 loại vật chất độc hại trong không khí.
Các nguồn gây ô nhiễm không khí ở nước ta chủ yếu là do khí thải từ các nhà
máy như phân bón, hoá chất, xi măng, giấy, nhiệt điện…Trong thời gian qua, nhiều
doanh nghiệp đã tích cực trong việc áp dụng công nghệ xử lý khí thải của Việt Nam, hay
nước ngoài, nhằm bảo vệ môi trường. Ví dụ như hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy
Nhiệt điện Formosa ở Đồng Nai, hệ thống xử lý khí thải lò hồ quang, ở Nhà máy Thép
Tân Bình, Nhà máy Thép Thủ Đức, Nhà máy thép Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh);
công nghệ xử lý bụi và rác thải tại các nhà máy sản xuất phân bón và hoá chất như Super
photphat Lâm Thao, Nhà máy Hoá chất Tân Bình, Nhà máy Hoá chất Biên Hoà, Nhà
máy Cao su Sao Vàng; hệ thống xử lý khí thải xi măng ở Nhà máy Xi măng Hà Tiên, Sao
Mai, Hiệp Phước [57].
Với những công nghệ "thân thiện”, còn có thể tạo ra những sản phẩm tiêu dùng
sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những
sản phẩm tối ưu cho người tiêu dùng trong thời gian qua. Thí dụ như các sản phẩm của
Sam Sung, LG, Hitachi, Toshiba, Sanyo… như máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh…đã được áp

dụng công nghệ Silver Nano. Qua khảo sát cho thấy, những sản phẩm này đều sử dụng
màng lọc khí đa tầng, kết hợp tia cực tím để khử mùi, vi khuẩn, hút khí nhiễm khuẩn ra,
đồng thời thu luồng khí sạch vào phòng.
Với công nghệ sạch, có thể giúp cho việc giảm được nguyên liệu, năng lượng
sản xuất và tiêu dùng. Từ đó giảm thiểu sự ô nhiễm không khí. Điển hình, như công nghệ
phụ gia Maz- chất phụ gia cho xăng dầu (công nghệ của Mỹ). Theo thử nghiệm của các
chuyên gia, đối với phụ gia MAZ trên động cơ xăng (MAZ 100) đã tiết kiệm được 5-10%
nhiên liệu, các khí độc hại CO giảm 5-11%, HC giảm 13-15%; đối với động cơ diesel
(MAZ 200) tiết kiệm 24% nhiên liệu; đối với động cơ dầu diesel sinh học tiết kiệm tới


25% nhiên liệu… [4]. Trong nông nghiệp, sự phát triển của ngành nông nghiệp hữu cơ
với những phương pháp canh tác khoa học, đã không những mang lại độ phì nhiêu cho
đất, tăng mực nước ngầm mà còn giảm lượng các-bon và đa dạng sinh học.
áp dụng công nghệ mới còn để tái tạo nguồn năng lượng mới thay thế năng
lượng cũ, nhằm ngăn chặn, hạn chế sự ô nhiễm không khí. Thí dụ việc sử dụng khí đốt
sinh học Biogas - nguồn năng lượng tại chỗ và rẻ tiền đã đem lại hiệu quả tích cực cho
việc xử lý ô nhiễm môi trường từ nguồn chất thải chăn nuôi tạo ra, vừa đem lại hiệu quả tích
cực trong việc thay thế các dạng năng lượng khí đốt như xăng, dầu… phục vụ cho sản xuất và
đời sống nhân dân, mà không gây ảnh hưởng gì tới sức khoẻ con người. Hay, nhờ vào những
ứng dụng công nghệ mới, người ta có thể sản xuất ra những sản phẩm sạch từ những
nguyên liệu thay thế sạch. Điển hình là nhiên liệu sinh học (NLSH) là loại nhiên liệu
được hình thành từ các chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học), như từ chất béo động
thực vật (mỡ động vật, dầu dừa), ngũ cốc (lúa mỳ, đậu tương ), chất thải nông nghiệp
(rơm rạ, phân), chất thải công nghiệp (sản phẩm gỗ thải) có tính chất thân thiện với môi
trường, sinh ra ít hàm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, ít ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc tìm
kiếm, ứng dụng công nghệ mới nhằm khai thác nguồn năng lượng mới như năng lượng
mặt trời, năng lượng tạo ra từ sức gió… nguồn năng lượng sạch, không gây hiệu ứng nhà
kính đã đem lại hiệu quả to lớn về kinh tế và môi trường trên thế giới và đang bắt đầu áp
dụng ở Việt Nam…

+ ứng dụng công nghệ mới, phương pháp tiên tiến để bảo vệ và cải thiện môi
trường nước.
Với những công nghệ tiên tiến, được áp dụng trong việc xử lý chất thải công
nghiệp, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, mà các doanh nghiệp có thể khắc phục, giảm thiểu sự ô
nhiễm, bảo vệ được môi trường nước. Khi công nghiệp phát triển, nguồn gốc phát sinh
nước thải của Việt Nam là chủ yếu từ công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt nhuộm,
giấy…Trên cơ sở những công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả trong
quá trình xử lý chất thải, ngăn chặn sự ô nhiễm ra môi trường nước. Hơn thế nữa, bằng
những công nghệ sạch, có thể dùng những nguyên liệu thay thế sạch trong sản xuất, nhằm
khắc phục, giảm thiểu sự ô nhiễm. Điển hình, từ trước đây, trong ngành công nghiệp sản


xuất gạch lát người ta vẫn hay sử dụng nguyên liệu thuỷ tinh thô chứa flo và chì để sản xuất
gạch gốm, nhưng hậu quả để lại là làm chất thải ra môi trường đã làm ô nhiễm môi trường
trầm trọng. Để khắc phục tình trạng đó, các công ty sản xuất gạch lát đã làm sạch nguồn
nước thải bằng việc sử dụng nguyên liệu thuỷ tinh không có flo và chì thay thế cho loại
nguyên liệu cũ [26, tr.62].
Cũng nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến mà có thể giúp cho việc cung cấp nguồn
nước sạch, hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thông qua quy trình
thoát nước, xử lý nước thải tập trung phù hợp với đặc điểm các đô thị. Hiện nay, ở nước
ta, nhiều đô thị lớn đã và đang xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, như Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột…
Mặt khác, với những chế phẩm sinh học, có thể cải thiện chất lượng nước trong
chăn nuôi thuỷ sản, nhằm tạo ra những sản phẩm nước sạch cho môi trường. Thí dụ hiện
nay, người ta đã sử dụng chế phẩm BRF- 2 quakit, nhằm tiêu thụ các chất hữu cơ phát
sinh trong quá trình sinh trưởng của vật nuôi trong ao hồ, tạo được sự ổn định, duy trì
chất lượng nước, màu nước trong ao hồ, đồng thời còn giúp giảm thiểu được các vi sinh
vật gây bệnh như Vibri, aeromonas, E coli…, làm tăng lượng ôxy hoà tan trong nước,
giảm thiểu lượng nước amoniac.
Trên cơ sở những ứng dụng công nghệ sạch còn đem lại những hiệu quả tích cực

trong việc tiết kiệm nguồn nước, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường. Năm 2005, ước
tính ở nước ta, do ứng dụng công nghệ sạch và phương pháp sản xuất mới, đã tiết kiệm
lượng nước tiêu thụ 40 % - 70%; tiết kiệm tiêu thụ điện 20% - 50%; giảm các chất độc hại
50% - 100%; giảm tải lượng BOD trong nước khoảng 50 - 70%; giảm tổng số lưu huỳnh
trong nước [47].
+ Công nghệ hiện đại cho phép ngăn chặn, hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm
cho đất, cho phép xử lý trực tiếp những chất thải gây ô nhiễm cho đất như chất thải rắn
công nghiệp, chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật,
hoá chất, sản xuất linh kiện điện tử…
Thiêu huỷ chất thải rắn được coi là một phương pháp để khắc phục sự ô nhiễm.
Trên cơ sở công nghệ cao, có thể xây dựng những lò đốt rác có nhiệt độ cao, có thể đốt


được chất thải rắn thông thường và cả nguy hại, mà không gây ô nhiễm ra môi trường.
Bên cạnh đó, còn có những công nghệ đang được triển khai, nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường từ các nguồn rác thải: Ví dụ như xử lý rác thải bằng giun, xử lý rác thải bằng
ruồi đen, xử lý mùi hôi sinh ra từ bãi rác, bằng chế phẩm EM… Một số địa phương, như TP
Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai; Huyện Hải Ninh, tỉnh Ninh Thuận áp dụng công nghệ ủ yếm
khí, kết hợp sản xuất phân bón hữu cơ. Những chất thải rắn hữu cơ dễ bị phân huỷ như rau,
quả, cỏ, lá cây… có thể chế thành phân compost dùng cho nông nghiệp.
Hơn nữa, với những công nghệ hiện đại, có thể đem lại khả năng tái chế nguyên
nhiên vật liệu cao. Điển hình là những công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa,
Công ty thuỷ lực đã được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội, Vinh, Huế… đã đem
lại kết quả khả quan về tái chế. Tỷ lệ tái chế tới hơn 90%, chỉ còn dưới 10% chất thải
được chôn lấp, từ đó sẽ hạn chế nhiều sự ô nhiễm đối với đất Hiện nay người ta còn sản
xuất ra đất sinh học, một loại chất cải tạo đất, giàu chất hữu cơ, vi sinh hữu ích… Thí dụ
như đất sinh học DASI, DASO - XO của công ty TNHH DASI. Như vậy, CNH, HĐH
thúc đẩy sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy việc áp
dụng những phương pháp sản xuất tiên tiến, đây chính là yếu tố góp phần quan trọng
trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, CNH, HĐH giúp cho việc nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao
nhận thức của con người. Điều đó có lợi cho việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của con
người đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Bởi việc nâng cao về nhận thức khiến cho
con người trở nên hiểu biết. Từ đó hình thành một hệ thống ý thức trách nhiệm đối với
cuộc sống văn minh của loài người. Con người sẽ tự giác và biết cách chăm lo, bảo vệ và
cải thiện môi trường.
CNH, HĐH khiến cho cách thức sản xuất và tiêu dùng của con người cũng thay
đổi theo hướng hiện đại. Cách nghĩ, cách làm của con người được nâng lên khoa học,
hiệu quả hơn, theo xu hướng có lợi cho môi trường. Trong tiêu dùng con người sẽ có kiến
thức để tiêu dùng những mặt hàng nào có chất lượng, mà không gây ô nhiễm môi trường.
CNH, HĐH được đẩy mạnh, khiến cho quy hoạch về cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện
đại hơn. Đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, hạn chế nồng độ bụi trong không khí.


Cây xanh được trồng nhiều, đảm bảo cảnh quan, ngay cả ở những khu đô thị. Sự bố trí
các khu ở, làm việc, nghỉ ngơi giải trí của dân cư khoa học hơn, dễ quản lý hơn… Tất cả
những yếu tố đó, sẽ làm thay đổi môi trường theo hướng tích cực. Từ đó, ngăn chặn, hạn
chế sự ô nhiễm và tiến tới cải thiện môi trường.
CNH, HĐH thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó tăng trưởng kinh
tế lại là tiền đề quan trọng để bảo vệ môi trường, trên cơ sở cung ứng các yếu tố nguồn
lực như vốn, nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ cho việc thực hiện các nhiệm vụ để
bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên.
Như vậy, CNH, HĐH đã tạo điều kiện quan trọng cho việc giải quyết những mục
tiêu kinh tế - xã hội, giúp cho việc bảo vệ, cải thiện môi trường tự nhiên, từ đó đáp ứng
những yêu cầu của phát triển bền vững.
Thứ hai, công nghiệp hoá, hiện đại hoá tác động tích cực đến môi trường xã hội:
CNH, HĐH góp phần hoàn thiện thiết chế, cơ cấu, cách thức vận hành xã hội.
Trên cơ sở nâng cao chất lượng các thiết chế, chất lượng các hoạt động xã hội, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhà nước hiện đại, với những công cụ quản lý như kinh
tế, pháp lý, chính sách có thể tác động đến nền kinh tế - xã hội một cách hiệu quả hơn,

tạo môi trường xã hội tốt hơn cho con người. Trong giai đoạn CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức như hiện nay, thì vai trò của tri thức có tác động lớn đến việc củng
cố, hoàn thiện các thiết chế. Mạng thông tin điện tử tăng cường sự kết nối giữa mọi tổ
chức, mọi cá nhân trong xã hội trong việc thực hiện các hoạt động quản lý, hoạt động
kinh tế, hoạt động giáo dục, văn hoá giúp cho những người thuộc nhóm lãnh đạo có đủ
khả năng để giám sát, quản lý xã hội, đồng thời dưới tác động của mạng thông tin điện tử,
mọi tổ chức, mọi cá nhân sẽ có cơ hội nhận thức tốt hơn, nhanh hơn những quy định,
nguyên tắc, về quy ước thiết chế xã hội. Từ đó giúp cho việc điều chỉnh hành vi của mình
phù hợp với những thiết chế đó, giúp cho guồng máy xã hội thực hiện trôi chảy, thuận
lợi. Trong xã hội hiện đại, internet giúp các chủ thể phát huy khả năng sáng tạo của cá
nhân, theo xu thế tích cực.
CNH, HĐH thực chất là chuyển dịch từ nền văn minh thấp sang nền văn minh
cao hơn. Đó là sự chuyển biến toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã


hội. Từ thói quen, nếp nghĩ, tư duy. Đặc biệt đối với đời sống xã hội nông thôn. CNH,
HĐH giúp đẩy lùi những lạc hậu, lối sống tiểu nhân hạn hẹp. Tư duy thay đổi, thói quen
và tác phong của con người cũng thay đổi theo, để phù hợp với nhịp sống văn minh thời
CNH, HĐH. Những phong tục tập quán lạc hậu như bất bình đẳng giới, hủ tục ma chay,
cưới xin sẽ dần bị xoá bỏ. Người dân được trang bị kiến thức về dân số, giới, sức
khoẻ do vậy biết cách để nâng cao sức khoẻ bản thân, gia đình.
Dưới tác động của CNH, HĐH, cấu trúc xã hội có sự thay đổi. Những ngành
nghề mới ra đời. Người phụ nữ ngày càng có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, cơ hội tham
gia vào các hoạt động trong xã hội, nhất là hoạt động kinh tế. Họ không phụ thuộc hoàn
toàn vào người chồng như xưa nữa. Bởi vì, họ đã có công việc, địa vị, có thu nhập riêng,
độc lập. Điều đó khiến họ tự tin. Vị thế người phụ nữ được nâng lên. Vai trò của họ được
khẳng định. Bất bình đẳng giới được giảm đi nhiều.
CNH, HĐH còn góp phần tích cực trong việc hình thành mô hình gia đình hiện
đại, thay thế cho mô hình gia đình truyền thống trước đây. Hình thức phổ biến chế độ
một vợ, một chồng, cùng một đến hai con, thay thế cho hình thức một gia đình có nhiều

thế hệ chung sống với nhiều con. Sự thay đổi này cũng đem lại những hiệu quả tích cực.
Khi số lượng thành viên trong gia đình ít đi, thì việc điều hoà các mối quan hệ giữa các
cá nhân đơn giản hơn, gia đình có điều kiện chăm sóc các thành viên tốt hơn.
Mặt khác, những phong trào xây dựng làng văn hoá, cụm dân cư văn hoá, gia
đình văn hoá góp phần tích cực trong việc đẩy lùi những nếp sống cũ lạc hậu, xây dựng
nếp sống mới lành mạnh văn minh trong gia đình. Với những hình thức này, nó phù hợp
với nhịp sống của thời hiện đại.
CNH, HĐH làm thay đổi tác phong của người lao động. Sự khẩn trương, gấp gáp
của guồng máy công nghiệp, đòi hỏi người lao động cần có lối tư duy nhanh, hành động
dứt khoát, ý thức làm chủ cao, nhạy bén trong giao tiếp thì mới có thể đáp ứng được
yêu cầu công việc. Trên cơ sở đó, tác động đến việc nâng cao hiệu quả công việc, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
CNH, HĐH ở trình độ nhất định là việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết về cơ
sở vật chất, kỹ thuật, con người , thúc đẩy sự chuyển dịch căn bản trong cơ cấu của nền


kinh tế theo hướng tích cực, hiệu quả, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sang cơ cấu
công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công
lao động xã hội, thúc đẩy nâng cao năng suất lao, tạo điều kiện quan trọng để tăng trưởng
kinh tế tiến tới mục tiêu bền vững. Từ đó, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân,
cả về vật chất, lẫn tinh thần. Đời sống người lao động được đảm bảo, sức khoẻ của người
dân được quan tâm, đời sống tinh thần của người lao động được cải thiện
CNH, HĐH đã thúc đẩy việc hình thành các trung tâm công nghiệp, các đô thị.
Đây là xu hướng tích cực, bởi đó là một tiêu chí xác định trình độ phát triển của một quốc
gia. Nhiều ngành nghề mới ra đời, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ, góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động. Hơn thế nữa sự phát triển của các đô thị đã
kéo theo sự phát triển của trung tâm văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học một cách tương
xứng. Do tác động mạnh của khoa học và công nghệ, lượng tri thức mới luôn được cập
nhật. Điều đó dẫn tới hoạt động của xã hội và cá nhân luôn có sự biến đổi với tốc độ
nhanh, luôn gấp gáp và đòi hỏi sự năng động và xu thế phát triển.

Như vậy, CNH, HĐH đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất,
nâng cao nhận thức của con người, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh
tế - xã hội, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Với những tác động tích cực đó, làm cho môi
trường xã hội tốt hơn, từ đó góp phần cải thiện môi trường xã hội.
* Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến môi trường
Thứ nhất, đối với môi trường tự nhiên:
Sự phát triển của quá trình CNH, HĐH làm nảy sinh nhiều nhân tố gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường tự nhiên.
"Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường, không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
Suy thoái môi trường: "là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật" [8, tr.8].
Trước khi có CNH, HĐH thì con người đã có tác động ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường. Nhưng sự tác động đó chỉ đến một mức độ nhất định. Khi con người xuất
hiện trên trái đất, con người đã tác động làm thay đổi trái đất. Để sinh tồn, con người đã


khai thác tự nhiên, để phục vụ cho lợi ích nhu cầu của con người. Con người lúc này đã
tác động tiêu cực đến môi trường, tuy nhiên ở mức độ hạn chế. Phương thức sản xuất
nông nghiệp, dựa trên cơ sở lao động thủ công, với những công nghệ truyền thống và
kinh nghiệm cổ truyền, khiến cho năng suất lao động thấp, năng lực khai thác các nguồn
lực trong tự nhiên là rất hạn chế, thấp xa so với khả năng tái tạo của giới tự nhiên. Mặt
khác, trên cơ sở khả năng sử dụng ít tài nguyên, nên mức phát thải ra tự nhiên cũng rất ít.
Hơn nữa, xuất phát từ đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp và văn minh nông nghiệp,
nên những phế thải được đưa ra môi trường chủ yếu là phế thải hữu cơ. Do vậy chúng ít
có khả năng trở thành những nhân tố gây tổn hại đến môi trường. Có thể nói phương thức
sản xuất dựa trên nông nghiệp là chủ yếu ít gây tổn hại đến tự nhiên. Nó phát triển trong
trạng thái cân bằng với khả năng tái tạo của thế giới tự nhiên.
Đến xã hội công nghiệp, con người đã chế tạo được những công cụ sản xuất tinh
vi, hiện đại hơn. Kỹ thuật, máy móc đã trở thành phương tiện hữu hiệu, mạnh mẽ nhất để

nâng cao sức sản xuất, để khai thác, chế biến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, khi
công nghiệp hoá được đẩy mạnh, sẽ làm giảm nhanh nguồn tài nguyên. Bởi vì, đi đôi với
tốc độ công nghiệp hoá là lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng lên nhanh chóng, đồng thời
lượng chất phát thải ra cũng tăng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Như vậy, cách
mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã tạo ra quan hệ mới giữa con người và giới
tự nhiên. Chính mối quan hệ này đã phá vỡ sự hoà hợp giữa con người, xã hội với giới tự
nhiên [49, tr.55].
Nếu trước đây, sự tăng trưởng của kinh tế công nghiệp là dựa trên sự tăng trưởng
của sự chế biến tài nguyên, thì ngày nay hiện đại hoá với những công nghệ hiện đại đã
giải phóng sức sản xuất, chuyển những lực lượng của thế giới vật chất thành lực lượng
sản xuất cho loài người. Trên cơ sở đó, nó sẽ tạo ra những cơ sở tất yếu để giải quyết thoả
đáng mối quan hệ giữa con người và môi trường theo hướng tích cực. Như vậy, nếu tách
bạch ra, thì những xung đột môi trường sẽ là hậu quả của mô hình công nghiệp. Trong
khi hiện đại hoá chưa giải quyết được sự suy thoái môi trường bao nhiêu, thì hậu quả để
lại từ công nghiệp hoá đã đến mức rất lớn. Mặt khác, nhiều nước trên thế giới, trong đó


có cả Việt Nam đang đồng thời tiến hành CNH, HĐH. Đây chính là lý do chính làm suy
kiệt môi trường.
Sự phát triển của sản xuất công nghiệp đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nguyên
liệu, năng lượng và xả phí thải ra môi trường. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam hiện nay có
khoảng 219 khu công nghiệp, với tổng diện tích hơn 61.470 ha, với nhiều ngành công
nghiệp khác nhau [31]. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp là rất lớn. Việc
thành lập quá nhiều khu công nghiệp ở một số vùng, trong khi kết cấu hạ tầng kỹ thuật
chưa đảm bảo, từ đó dẫn đến hạn chế về việc xử lý nước thải, phế thải công nghiệp, cho
nên đã gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất một cách nghiêm trọng. Phần lớn
những môi trường ô nhiễm nhất là những trung tâm công nghiệp, những thành phố lớn:
như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên,
Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa- Vũng Tàu Trong đó, 2 thành phố ô nhiễm nhất là Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 50% tổng lượng phát thải, chủ yếu do ngành công

nghiệp hoá chất.
Mặt khác, CNH, HĐH thúc đẩy việc hình thành các đô thị, với tốc độ nhanh
chóng. ở nước ta mạng lưới đô thị gia tăng rất nhanh, từ 629 đô thị năm 1999, tăng lên
754 đô thị hiện nay [35, tr.17]. Đô thị là nơi tập trung dân cư, tập trung các trung tâm
công nghiệp, do vậy sẽ thúc đẩy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, trong khi cơ sở hạ tầng
chưa đáp ứng kịp. Bởi một mặt đô thị ở rộng đã bành trướng nông thôn, lấn chiếm đất
nông nghiệp, mặt khác đô thị càng phát triển thì tiêu thụ càng nhiều tài nguyên và phá
hoại môi trường thiên nhiên. Phát triển đô thị, có nghĩa là tài nguyên đất bị khai thác triệt
để, để phục vụ cho quy hoạch đô thị, đồng thời nhu cầu về nước và các dịch vụ khác gia
tăng, dân số đổ nhiều về đô thị, sản xuất công nghiệp phát triển làm phát sinh lớn lượng
chất thải gây sức ép cho môi trường đô thị. Bên cạnh đó, đô thị phát triển kéo theo sự
bùng nổ các phương tiện giao thông cơ giới Hiện nay dân cư các đô thị đi lại chủ yếu
bằng xe máy, chiếm đến 72,2% ở Hà Nội, chiếm đến 87,2% ở thành phố Hồ Chí Minh
[29]. Đó là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
CNH, HĐH được đẩy mạnh, thì các làng nghề thủ công truyền thống cũng dần
được phát triển và mở rộng quy mô. Sự phát triển đó, lại không đi kèm với những biện

×