Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Đề tài " Cung và cân đối lúa gạo cho đồng bằng sông Hồng trong dài hạn dưới tác động của công nghiệp hóa và nước biển dâng " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.75 KB, 32 trang )


1
Cung và cân đối lúa gạo cho đồng bằng sông Hồng trong dài hạn
dưới tác động của công nghiệp hóa và nước biển dâng
PGS.TS. Nguyễn Văn Song và CN. Đỗ Thị Diệp
TÓM TẮT
Đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang giảm đi trong những năm gần
đây; đặc biệt là diện tích đất lúa giảm do nước biển dâng (bị nhiễm mặn), do việc
chuyển đổi đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp. Sử dụng mô hình phân tích hệ
thống, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng biến động của các nguồn lực hiện tại và
cân đối lúa gạo cho ĐBSH đến năm 2030. Nếu không có các giả định về sự thay đổi
của các yếu tố trong mô hình thì đất lúa của ĐBSH sẽ giảm từ 634.600ha năm 2010
xuống còn 510.920ha năm 2030. Theo các kịch bản phát thải CO
2
ở mức thấp, trung
bình, cao thì cân đối lúa gạo và an ninh lương thực ở ĐBSH sẽ ổn định tương ứng ở
năm 2028, 2027, và 2025.
Trong điều kiện tác động đồng thời của các yếu tố đến sản xuất lúa gạo như
diện tích đất lúa giảm đến năm 2030 do ảnh hưởng của nước biển dâng (theo các kịch
bản thấp, trung bình, cao) và các yếu tố làm tăng sản lượng lúa, cân đối lúa gạo và an
ninh lương thực của ĐBSH sẽ giữ vững ở năm 2037, 2035, và 2034 theo các kịch bản
phát thải ở mức thấp, trung bình, cao.
Do đó, để đảm bảo an ninh lúa gạo trong điều kiện bình quân thóc gạo/đầu
người, cung lúa gạo ngày càng giảm, chính quyền ở cấp trung ương và địa phương, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà lập kế hoạch và người dân phải có các giải pháp
đồng bộ để giảm bớt và thích ứng với các sự thay đổi trên.
Từ khóa: dân số, đất lúa, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu, cung lúa gạo.


2
1. GIỚI THIỆU


1.1 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu
1.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa, đồng thời là một trong các nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu. Hàng năm có khoảng 5.000ha đất lúa bị chuyển sang mục đích
phi nông nghiệp (Song, 2008). Theo kịch bản phát thải ở mức cao (Kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên và môi trường, 2009), đến
năm 2100 ĐBSH sẽ bị mất 1666,7 km
2
đất, trung bình mỗi năm sẽ bị mất 17 km
2
đất.
Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến GDP, dân số và vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu
lúa gạo của Việt Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng và ven biển, nơi tập trung đông
dân cư và dễ bị tổn thương (WB, 2008).
Các vấn đề đặt ra là:
• Cung lúa gạo của ĐBSH trong dài hạn là bao nhiêu?
• An ninh và cân đối lúa gạo cho ĐBSH trong bối cảnh nước biển dâng, chuyển
đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp, và tốc độ tăng trưởng dân số
như thế nào?
• Những đề xuất và giải pháp hữu ích nào cho xã hội, các nhà quản lý và hoạch
định chính sách, các nhà nghiên cứu, hộ nông dân để thích ứng với xu hướng
trên?











0
2
4
6
8
10
12
14
16
Egypt Vietnam Sur i name Bahamas Argentina Jamaica Mexico Myanmar Dominican
Rep
Guyana
Global result s of Sea level rise on agriculture ext ent
Ảnh hưởng của nước biển dâng đến nông nghiệp của các nước trên thế giới

3
Hình 1: Ảnh hưởng của nước biển dâng đến nông nghiệp của các nước trên thế giới















Sơ đồ 1: Đồng bằng sông Hồng
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nghiên cứu “cung và cân đối lúa gạo cho đồng bằng sông Hồng trong dài
hạn dưới tác động của công nghiệp hóa và nước biển dâng” được tiến hành để giải
quyết thỏa đáng các câu hỏi trên.
1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Dựa trên xu hướng phát triển công nghiệp, tốc độ tăng trưởng dân số và các
kịch bản về mực nước biển dâng, nghiên cứu sẽ chỉ ra cung lúa gạo, an ninh lúa gạo,
cân đối lúa gạo cho ĐBSH đến năm 2030. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ đề xuất các
giải pháp hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, cán bộ chính quyền trung ương
và địa phương, hộ nông dân nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác động trên.
b) Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến cung lúa gạo, an ninh
lương thực, mô hình phân tích hệ thống, và các lý luận có liên quan;


4
• Tìm ra cung lúa gạo, an ninh và cân đối lúa gạo cho ĐBSH đến năm 2030 trong
bối cảnh nước biến dâng do biến đổi khí hậu, sự phát triển công nghiệp và tốc
độ gia tăng dân số;
• Đề xuất các giải pháp hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, lập kế hoạch,
cán bộ chính quyền trung ương và địa phương, hộ nông dân nhằm thích ứng và
giảm nhẹ các tác động trên.
1.2 Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Hàng thập kỉ sản xuất lương thực trước đây, đặc biệt khi lúa gạo đang là mối

quan tâm hàng đầu của thế giới, đã có nhiều nghiên cứu và sản xuất lúa gạo, an ninh
lúa gạo và tăng trưởng dân số. Theo báo cáo của FAO, thế giới đã đạt kỉ lục 628 triệu
tấn gạo năm 2005 nhờ giá gạo tăng năm 2004 dẫn đến sự mở rộng diện tích sản xuất
lúa gạo. Châu Á là nơi sản xuất và tiêu thụ khoảng 90% lúa gạo của thế giới. Tổ chức
dân số thế giới trong báo cáo hội thảo (ngày 21 tháng 6 năm 2008) đã chỉ ra rằng, dân
số thế giới hiện ước đạt 6.704,8 triệu người với tốc độ gia tăng rất khó kiểm soát. Cũng
theo dự báo của tổ chức này, đến năm 2042 dân số sẽ đạt mốc 9 tỉ người. Nếu không
có chiến lược hành động cụ thể thì khủng hoảng về lương thực và nước sạch sẽ dẫn
đến xung đột tôn giáo.
Trong nghiên cứu “chính sách lúa gạo của Việt Nam: những cải cách gần đây
và cơ hội trong tương lai” của Chantal Pohl Nielsen trên tạp chí kinh tế châu Á năm
2003 chỉ ra rằng, hạn ngạch xuất khẩu gạo được xem như là công cụ chính sách hạn
chế sản xuất lúa gạo và xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới mức tiềm năng.
Jonathan Haughton, 2004, Viện chính sách công, Boston, USA, trong nghiên
cứu “ảnh hưởng và tác động của chính sách lúa gạo đến lương thực và phân phối thu
nhập ở Việt Nam” đã chỉ rõ, 10% thuế xuất khẩu đánh vào lúa gạo sẽ làm giảm sản
xuất, khuyến khích tiêu dùng và giảm xuất khẩu tới 25%. Thuế xuất khẩu do đó cũng
ảnh hưởng tới các hộ khá giả và các hộ ở những khu hẻo lánh, biệt lập, phải mua lúa
gạo và lương thực từ bên ngoài. Các hộ nghèo sẽ được lợi từ chính sách này, tuy nhiên
họ cũng là đối tượng phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực này.
Công nghiệp hóa và biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng
và mạnh mẽ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam dưới các cấp độ ảnh hưởng khác

5
nhau, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự gia tăng tốc độ công nghiệp hóa và biến
đổi khí hậu làm giảm diện tích đất nông nghiệp, nhất là khu vực đất lúa phì nhiêu màu
mỡ. Bên cạnh đó, sự giảm sút năng suất và sản lượng lúa sẽ đe dọa an ninh lương thực
quốc gia trong tương lai. Tiến sĩ Trần Thanh Lâm (2009) – giám độc viện tài nguyên
nước và môi trường Nam Á trong nghiên cứu “tác động của biến đổi khí hậu đến tăng
trưởng kinh tế: dự báo và giải pháp” đã chỉ ra rằng: biến đổi khí hậu là mối đe dọa rất

lớn, là nguyên nhân của nạn đói và dịch bệnh, do đó nó ảnh hưởng tới các cấu thành
cơ bản của nền kinh tế và cuộc sống con người. Ở Việt Nam, trong những năm gần
đây biến đổi khí hậu diễn ra rất phức tạp, số đợt lạnh giảm đi đáng kể trong hai thập kỉ
gần đây. Năm 1994 và 2007 chỉ có 15 đến 15 đợt lạnh (bằng 56% mức trung bình của
nhiều năm). Một ví dụ bất thường gần đây nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là
đợt không khí lạnh đầu tiên kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 đã gây
tổn hại lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung.
Trong hội thảo “chiến lược an ninh lương thực quốc gia và ổn định đất lúa đến
năm 2020, tầm nhìn 2030” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày
29/5 tại Cần Thơ cho thấy, hàng năm nông dân phải dành 74.000ha đất nông nghiệp để
xây dựng các dự án, khu công nghiệp và khu đô thị. Tỷ lệ mất đất nông nghiệp do đô
thị hoác và biến đổi hiện nay là 1%. Theo báo cáo mới nhất tại hội thảo, nước ta chỉ
còn hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 4 triệu ha đất lúa. Tuy nhiên, diện
tích này đang bị thu hẹp với tốc độ nhanh chóng.
Theo ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch hiệp hội xây dựng Việt Nam, kế hoạch sử
dụng đất nông nghiệp phải trên cơ sở giữ vững đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa.
Trong tương lai, dân số Việt Nam sẽ tăng từ100-120 triệu người, trong điều kện công
nghiệp hóa và đô thị hóa phát triển ồ ạt như hiện nay, thế giới phải đối mặt với nguy
cơ nước biển dâng do nhiệt độ trái đất nóng lên…điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hàng triệu ha đất nông nghiệp ở ĐBSH và
ĐBSCL sẽ bị ngập trong nước, an ninh lương thực sẽ bị đe dọa, môi trường sống sẽ bị
ô nhiễm nặng nề, kinh tế xã hội sẽ bị xáo trộn.
Kết quả nghiên cứu của giáo sư Vũ Tuyên Hoàng đã chỉ ra rằng: diện tích đất
nông nghiệp bị mất do công nghiệp hóa, đô thị hóa. Kinh nghiệm phát triển của các

6
nước châu Á - nơi mà lúa gạo là nguồn cung cấp lương thực chủ lực cho thấy, trải qua
hàng thập kỉ tiến hành công nghiệp hóa và đô thị hóa, tỷ lệ mất đất canh tác mỗi năm
từ 0,5% đến 2%. Theo như tỷ lệ đất canh tác hàng năm bị mất ở thập kỉ 1980-1990 thì
con số này của Trung Quốc là 0,5%, Hàn Quốc là 1,4%, Thái Lan 2%, Nhật Bản 1,6%.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mất khoảng 0,4% diện tích đất canh tác, đặc
biệt đất lúa mất với tỷ lệ cao hơn khoảng 1%. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa
tăng nhanh như hiện nay thì tốc độ mất đất nông nghiệp sẽ không dừng lại ở con số trên.
Kết quả nghiên cứu và dự báo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
của Liên hợp Quốc (IPPC) và ngân hàng thế giới đã chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ là một
trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong 100 năm tới,
nước biến sẽ dâng cao 1m, nhiệt độ tăng 2
0
C. Theo đó, đồng bằng sông Cửu Long có
từ 1,5 đến 2 triệu ha và đồng bằng sông Hồng có từ 0,3 đến 0,5 triệu ha đất nông
nghiệp, trong đó phần lớn là đất lúa sẽ bị ngập hoặc mặn hóa không thể canh tác được.
Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng các thảm họa tự nhiên và giảm năng suất cây trồng
vật nuôi. Cũng theo kết quả nghiên cứu của tổ chức này, nếu nhiệt độ tăng thêm 1
0
C
thì năng suất lúa sẽ giảm 10%, năng suất ngô giảm từ 15 đến 20%, nhu cầu nước sạch
sẽ tăng thêm 10%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo, đồng thời tạo ra nhiều
khó khăn và thách thức cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, lương thực
cho nội tiêu và xuất khẩu trong dài hạn. Trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng
đến diện tích canh tác lúa nếu như không có biện pháp hành động ngay từ bây giờ.
Mô hình phân tích hệ thống đã được TS. Nguyễn Văn Song sử dụng trong
nghiên cứu “dự báo sự thay đổi của dân số, lao động và diện tích đất canh tác lúa ở
tỉnh Hải Dương đến năm 2020”.
1.3 Mô tả đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc Việt
Nam. Trong những năm gần đây, vùng đã tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp và phát triển nông thôn với tốc độ khá cao. Trong quá trình đó, diện tích
đất nông nghiệp của vùng đang dần bị giảm xuống, kết hợp với hiện tượng nước biển
dâng đang và sẽ gây ra những sự thay đổi đáng kể trong sản xuất lương thực của vùng.


7
Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên 14.862 Km
2
, chiếm 4,49% diện
tích cả nước và 12,77% diện tích các tỉnh phía Bắc. Theo niên giám thống kê, ĐBSH
bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên,
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Các tỉnh thuộc vùng ĐBSH nằm dọc ven biển phía
Bắc của Việt Nam, do đó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng nước biển dâng
do biến đổi khí hậu.
a) Tình hình sử dụng đất
Cùng với xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tình hình sử dụng đất đai
của ĐBSH có nhiều biến động. Đất nông nghiệp giảm đi do chuyển đổi mục đích sử
dụng, trong khi đó đất rừng có xu hướng tăng lên cùng với các chính sách phủ xanh
đất trống đồi trọc của Chính phủ. Từ kết quả nghiên cứu xu hướng biến động đất đai
của ĐBSH trong 10 năm cho thấy:
Đất nông nghiệp giảm dần cho mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các
mục đích khác.
Đất phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số
và phát triển cơ sở hạ tầng, tưới tiêu, công nghiệp và các công trình xây dựng khác.
Đất chưa sử dụng giảm đi do khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp và sử dụng vào các mục đích cụ thể khác.
Theo xu hướng biến động đất đai của cả nước, đất nông nghiệp có xu hướng
giảm đi, cụ thể diện tích đất sử dụng, đất ở nông thôn và thành thị tăng lên phù hợp với
quy luật phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong vài năm tới, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về đất cho các ngành kinh tế, đặc biệt là xây
dựng, khu công nghiệp, nhà ở nông thôn và thành thị sẽ tăng lên mạnh hơn. Vì vậy,
cần điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa, đồng
thời đáp ứng yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác.
b) Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi

Một trong những lợi thế của ĐBSH là khí hậu với mùa đông lạnh, đất đai màu
mỡ (80% đất phù sa), hệ thống thủy lợi vào loại tốt nhất (80% diện tích tưới tiêu chủ

8
động, trong đó 60% diện tích có nước tưới phù sa), trình độ áp dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước (tập trung 80% các viện nghiên cứu,
thị trường thuận lợi: gần Trung Quốc, Đông Bắc Á). ĐBSH là tam giác phát triển với
tốc độ đô thị hóa nhanh, do đó có điều kiện tốt để đẩy mạnh phát triển hàng hóa và
dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân.
* Khó khăn
Khó khăn và thách thức đặt ra cho ĐBSH là diện tích đất trung bình trên đầu
người thấp nhất cả nước (540 m
2
/người), tình trạng dư thừa lao động, tỷ lệ thiếu việc
làm hơn 10%/năm, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm đi nhanh chóng
(bao gồm cả đất tốt và không tốt), môi trường bị ô nhiễm do phát tiển công nghiệp và
đô thị, thu nhập bình quân của người dân thấp…dẫn đến hạn chế khả năng đầu tư cho
phát triển sản xuất.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
2.2.2 Chọn điểm nghiên cứu
Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc Việt Nam.
ĐBSH cung cấp khoảng 20% (tương ứng 6 triệu tấn gạo) mỗi năm cho cả nước. Tuy
nhiên, ĐBSH cũng là vùng chịu ảnh hưởng thứ hai bởi hiện tượng nước biển dâng.
Hơn nữa, trong những năm gần đây, vùng đã tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn với tốc độ cao. Trong quá trình đó, đất nông nghiệp của vùng
bị giảm dần cùng với nước biến dâng đã dẫn đến nhiều thay đổi trong sản xuất lương
thực. Do đó, để ổn định tình hình sản xuất lúa gạo trong điều kiện tiến hành thành
công nghiệp hóa thành công là điều không dễ dàng. Vì những lý do trên, ĐBSH được
chọn làm điểm nghiên cứu của đề tài.

2.1.2 Thu thập số liệu
a) Chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ tổng thể và đảm bảo ý nghĩa thống
kê. Nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn hộ nông dân dựa trên dung lượng
mẫu như sau:

9
ĐBSH bao gồm 11 tỉnh (Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình,
Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh). Dựa vào điều kiện tự nhiên và tình
hình sản xuất nông nghiệp, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định là các tỉnh
điển hình trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng. Bên
cạnh đó, 4 tỉnh này có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, trình độ thâm canh lúa
nước cao. Trong mỗi tỉnh sẽ chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 15 hộ
nông dân sản xuất lúa. Các hộ được chọn theo hai tiêu chí: (1) diện tích đất trồng lúa
lớn, (2) trình độ thâm canh sản xuất cao.
b) Số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ:
Các nghiên cứu đã được công bố: báo cáo khoa học, tạp chí;
Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng;
Niên giám thống kê các năm 2000 – 2010.
Số liệu sơ cấp được thu thập để phân tích tình hình kinh tế xã hội của vùng,
đồng thời phân tích thực trạng sử dụng các nguồn lực (dân số, lao động nông nghiệp,
sản lượng lúa) cho phát triển nông nghiệp. Từ đó, xây dựng mô hình phân tích hệ
thống dự báo cung và cân đối lúa gạo cho ĐBSH trong dài hạn.
c) Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 540 hộ nông dân trồng lúa ở 04
tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc. Đây là những tỉnh điển hình trong
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng. Trên cơ sở phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và tình hình phân phối lúa gạo, từ đó đề xuất kế
hoạch và chiến lược sử dụng các đầu vào hợp lý và hiệu quả.

2.2 Phương pháp phân tích
2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế
xã hội thông qua mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để
phân tích tình hình kinh tế xã hội của vùng, thực trạng sử dụng các nguồn lực như

đất
canh tác lúa, dân số - lao động, sản lượng lúa qua các năm
.


10
* Dùng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của từng nhân tố xác định
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành nhân tố và tổng thể. Cụ thể trong đề tài
này chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ số để xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tới sản lượng lúa của vùng.
* Dãy số thời gian: Giúp dự báo, dự đoán sự phát triển của hiện tượng trong
tương lai:
- Dự báo theo lượng tăng lên bình quân
Y
k
= y
0
+ k.d
Trong đó: y
k
: Là mức độ kì thứ k kể từ kì gốc
Y
0
: Là mức độ kì gốc


D

=

X
n
– X
1
n-1
- Dự báo theo tốc độ phát triển bình quân
Y
k
= y
0
*t
k

Trong đó: t là tốc độ phát triển bình quân
- Dự báo mức tăng dân số
N
t
= N
0
[ 1+ (P +(-)V)/100]
Trong đó: P là tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
V là tỉ lệ gia tăng dân số cơ học
2.2.2 Phương pháp mô hình hóa
Mô hình phân tích hệ thống
Mô hình phân tích hệ thống sẽ cho phép dự báo cung, cân bằng lúa gạo, tốc độ

gia tăng dân số của ĐBSH trong dài hạn. Trong nghiên cứu này, mô hình phân tích hệ
thống được sử dụng để liên kết các biến trong dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
ảnh hưởng của nước biển dâng, sự phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa đến cung
lúa gạo, cân đối lúa gạo trong một chuỗi thời gian. Nghiên cứu sẽ sử dụng các kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên môi trường và
Bộ Nông nghiệp &PTNT để dự báo diện tích đất nông nghiệp bị mất (do nước biển
dâng, hạn hán và ngập lụt), sản lượng thóc gạo giảm sút và các yếu tố khác trong dài
hạn cho ĐBSH.

11
Mô hình phân tích hệ thống là loại mô hình dùng để mô tả và phân tích sự vận
động của một chuỗi sự vật hiện tượng kinh tế - xã hội trong một khoảng thời gian dài.
Chuỗi sự vật hiện tượng trong mô hình có mối quan hệ hữu cơ và ảnh hưởng lẫn nhau
tạo nên một sự tương tác thay đổi có tính chất hệ thống động. Sự phân tích kết quả của
mô hình được gọi là phân tích hệ thống.

Nguồn lực được sử dụng trong phát triển kinh tế - xã hội hết sức đa dạng và
phong phú như đất đai, dân số - lao động, lương thực, tài nguyên thiên nhiên Sự gia
tăng dân số làm diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người giảm, hay tốc độ
đô thị hoá nhanh sẽ làm giảm diện tích đất canh tác, do đó làm giảm sản lượng lúa Có
thể nói, sự thay đổi của nguồn lực này sẽ có tác động dây chuyền tới các nguồn lực
khác, những nguồn lực đó có mối quan hệ với nhau trong một hệ thống phức tạp.
Trong nghiên cứu này, nguồn lực đất canh tác lúa, dân số - lao động, sản lượng lúa sẽ
được đặt trong một hệ thống và sử dụng mô hình phân tích hệ thống để xây dựng và
phân tích hệ thống đó.
Các yếu tố cấu thành nên mô hình kinh tế động được thể hiện như sau:


12


Sơ đồ 2: Mô hình phân tích hệ thống trong phân tích và dự báo cung lúa gạo, cân đối lúa
gạo của ĐBSH
Có ba biến chính trong mô hình, bao gồm dân số, đất lúa, cân đối lúa gạo.
Trong đó, biến cân đối lúa gạo là biến trung tâm quan trọng nhất trong mô hình. Nó
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi năng suất lúa, diện tích gieo trồng (diện tích canh tác và
hệ số sử dụng đất).
Trong những năm gần đây, tổng diện tích gieo trồng lúa của ĐBSH đang có
nguy cơ giảm mạnh do chuyển đất lúa cho mục đích công nghiệp, do ảnh hưởng của
mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, có một tỷ lệ nhỏ đất lúa tăng lên do khai hoang
phục hóa từ diện tích đất chưa sử dụng và do chuyển từ các loại đất khác sang mục
đích trồng lúa. Tuy nhiên, do tốc độ mở rộng diện tích lúa nhỏ hơn tốc độ suy giảm
nên nhìn chung đất lúa vẫn có xu hướng giảm đi đáng kể.

13
Năng suất cây trồng (năng suất lúa) chịu tác động bởi trình độ thâm canh sử
dụng các yếu tố đầu vào lao động, thuốc BVTV, phân bón, giống…Mức độ ảnh hưởng
của các biến này được xác định thông qua hàm Cobb-Douglus và được kiểm định ý
nghĩa thống kê.
Nhu cầu lúa gạo (biến phân phối lúa gạo) cho các mục đích: tiêu dùng (nội
tiêu), thức ăn cho chăn nuôi, xuất khẩu (bán ra ngoài khu vực), hao hụt trong thu hoạch
và bảo quản. Trong đó, tiêu dùng (nội tiêu) chịu ảnh hưởng bởi tiêu dùng cho người,
dự trữ và để giống. Tiêu dùng cho người lại chịu tác động bởi biến bình quân thóc tiêu
thụ/người/năm và quy mô dân số của vùng. Tổng dân số thay đổi do thay đổi trong tỷ
lệ tăng tự nhiên (tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử) và tỷ lệ tăng cơ học (tỷ lệ di cư và nhập cư). Bức
tranh toàn cảnh mô hình phân tích hệ thống trong dự báo cung và cân đối lúa gạo cho
ĐBSH được trình bày trong mô hình stella trên.
Phần mềm Stella được sử dụng để dự báo tác động của nước biển dâng, chuyển
đổi đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp, sự gia tăng dân số đến cân đối lúa gạo của
ĐBSH trong dài hạn. Có ba biến chính: đất lúa, dân số, cân đối lúa gạo trong mô hình.
Mô hình hóa năng suất lúa

Sử dụng mô hình Cobb - Douglas để mô hình hoá các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất lúa. Mô hình Cobb - Douglas là mô hình được sử dụng rộng rãi trong kinh tế học
vi mô và vĩ mô. Ưu thế của mô hình Cobb - Douglas là thiết lập được mối quan hệ
giữa các yếu tố không cùng độ đo lường, các yếu tố không cùng bản chất đều được
đánh giá đồng thời.
Mô hình Cobb - Douglas có dạng tổng quát như sau:
Y= F
[Z]
= a.Z
1
α1
.Z
2
α2
Z
n
αn
.e
[γD]

Y là biến số phụ thuộc, phản ánh yếu tố kết quả của sự tác động
A là hằng số
Z1, Z2 Zn là các biến độc lập phản ánh nguyên nhân
D là biến giả định mang tính định tính, D nhận giá trị bằng 0 hoặc 1
(1, 2 n là các hệ số của biến số Z), (
γ
là hệ số của D)
Sau khi biến đổi sẽ thiết lập được mối quan hệ giữa biến số phụ thuộc và các biến
độc lập thể hiện ở phương trình hồi quy tương quan sau
LnY= α

0

1
LnZ
1

2
LnZ
2
+ +α
n
LnZ
n
+γD

14
- Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
LnY=α
0

1
LnX
1

2
LnX
2

3
LnX

3

4
LnX
4

5
LnX
5

6
LnX
6

7
LnX
7

Y: Năng suất lúa (tấn/ha)
(i: hệ số của biến số Xi (i=1,7)
X1: lượng bón phân kali (kg/ha)
X2: lượng bón phân lân (kg/ha)
X3: lượng bón đạm (kg/ha)
X4: Thuốc bảo vệ thực vật (kg/ha)
X5: lao động (ngày người/ha)
X6: giống (kg/ha)
X7: lượng phân chuồng (tấn/ha)
X8: Nhiệt độ (
0
C)

2.3 Hạn chế của nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và ngân sách nên nghiên cứu chỉ tiến hành ở địa bàn ĐBSH.
Nghiên cứu tiến hành dựa trên các giả định:
(1) Tốc độ tăng dân số chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ sinh, tye lệ tử và tổng dân số.
(2) Tỷ lệ tăng cơ học bằng 0 (giả định lượng di cư đi và lượng nhập cư đến
bằng nhau).
(3) Cung lúa gạo chỉ cho tiêu dùng nội bộ (nội tiêu)
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thực trạng sản xuất lúa của Việt Nam và đồng bằng sông Hồng
3.1.1 Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam
Lúa gạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn của Việt Nam. Khoảng 80% trong số 11 triệu hộ dân tham gia sản
xuất lúa với phương thức canh tác truyền thống là chủ yếu.

15
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam
Năm
DTGT
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1970 4.740 19,0 9.000
1980 5.600 20,8 11.650
1990 6.028 31,4 19.225
2000 7.655 42,5 32.550
2001 7.484 42,8 32.000
2002 7.485 45,5 34.364
2003 7.444 46,6 34.669

2004 7.400 48,0 35.500
2005 7.340 49,5 36.340
2006 7.325 48,9 35.850
2007 7.207 49,9 35.943
2008 7.400 52,3 38.730
2009 7.440 52,3 38.896
2010 7.514 53,2 39.989
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011
Sản xuất lúa gạo giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, chiếm
gần 50% giá trị sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) năm 2003.
Giai đoạn 2000-2010, sản lượng tăng trung bình 9,3% mỗi năm. Đó là kết quả của việc
tăng năng suất (11,14%/năm), mặc dù diện tích gieo trồng giảm (1,41%/năm). Sự gia
tăng sản xuất lúa gạo giữa các vùng trong cả nước có sự khác biệt đáng kể. Tỷ lệ gia
tăng sản lượng lớn nhất ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, và đồng bằng sông Cửu Long.
Năng suất lúa cao nhất ở Đông Bắc, Tây Bắc, và đồng bằng sông Hồng.
Trải qua thời gian, diện tích và năng suất lúa tiếp tục tăng lên đáng kể. Tổng
hiện tích trồng lúa trong cả nước tăng từ 4,74 triệu ha năm 1970 lên 7,66 triệu ha năm
2000, sau đó giảm xuống 7,51 triệu ha năm 2009. Năng suất lúa không ngừng tăng lên,
từ 19,0 tạ/ha (1970) lên 53,2 tạ/ha (2010). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do
quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa đã làm diện tích lúa có nguy cơ giảm xuống. Do

16
đó, mặc dù năng suất lúa tăng do áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhưng sản
lượng lại có dấu hiệu giảm sút.
Giai đoạn 1990 – 2002, diện tích gieo trồng lúa tăng khoảng 24%. Bên cạnh đó,
diện tích canh tác lúa cũng không ngừng tăng lên trong suốt thời kỳ từ 1990 đến 2000
với tốc độ tăng bình quân 2,4%/năm. Tuy nhiên, xu hướng giảm nhẹ bắt đầu xuất hiện
từ những năm 2000 đến năm 2010, bình quân giảm 1,41%/năm. Trong 9 năm, trong
khi diện tích lúa giảm thì sản lượng lúa vẫn tiếp tục tăng lên nhờ áp dụng các biện
pháp tăng năng suất hợp lý.

Sự thay đổi trong diện tích và năng suất lúa là hai nguyên nhân chính ảnh
hưởng đến tỷ lệ tăng sản lượng lúa, tuy nhiên vai trò của các yếu tố này rất khác nhau
giữa các vùng và có thể thay đổi theo thời gian. Giai đoạn 1990 -2010, sản lượng thóc
ở hai vựa lúa của cả nước tăng lên rất ấn tượng. Ở ĐBSH, do diện tích đất canh tác
bình quân trên hộ rất thấp, hệ số sử dụng đất lúa tương đối cao nên sự gia tăng sản
lượng chủ yếu dựa vào đầu tư thâm canh tăng năng suất (94% tăng sản lượng nhờ tăng
năng suất). Trong khi đó ở ĐBSCL sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng diện tích gieo
trồng (64% tăng sản lượng nhờ tăng diện tích gieo trồng).
Từ Đại hội Đảng lần thứ 6, sản xuất nông nghiệp chuyển từ kinh tế tập thể sang
nông nghiệp hợp tác xã sản xuất, quản lý theo cơ chế thị trường, các hộ gia đình đơn vị
kinh tế tự chủ. Điều này đã khuyến khích các hộ nông dân đầu tư tiền bạc, sức lực để
tái cơ cấu sản xuất và thâm canh, sản lượng thóc gạo của Việt Nam do đó không
ngừng tăng lên. Việt Nam đã giải quyết được vấn đề cơ bản về thiếu hụt lương thực,
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giữ vị trí xuất khẩu gạo thứ hai thế giới (sau
Thái Lan). Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, diện tích trồng lúa có xu hướng giảm
xuống, nguyên nhân chính là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho đất sản
xuất nông nghiệp nói chung, đất lúa nói riêng giảm đi đáng kể. So với năm 2000, năm
2005 diện tích đất trồng lúa giảm 315.000ha (FAO STAT, 2006).
Sản xuất lương thực trong thời kì đổi mới của đất nước được xác định là vấn đề
quan trọng để đảm bảo nhu cầu cơ bản cho tiêu dùng và ổn định xã hội. Vì vậy, nên
tập trung vào phát triển sản xuất lương thực ở những vùng trọng điểm và vùng phụ
cận, phấn đấu tăng lương thực bình quân trên đầu người, tăng sản xuất lương thực về
mặt số lượng và chất lượng để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu.

17
3.1.2 Thực trạng sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lúa gạo lớn thứ hai của cả nước, trình
độ thâm canh sản xuất rất cao. Năng suất lúa của vùng cao hơn năng suất bình quân
của cả nước và có xu hướng tiếp tục tăng lên qua các năm. Giai đoạn 2000 – 2010
năng suất lúa tăng bình quân 4,7%/năm, sản lượng răng 0,24%/năm. Sở dĩ tốc độ tăng

của sản lượng lúa nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất là do diện tích gieo trồng lúa giảm
bình quân 4,2%/năm.
Bảng 2: Thực trạng sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995-2009
Năm
DTGT
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1995 1238,1 42,1 5207,1
2000 1261,0 53,6 6762,6
2001 1251,3 52,8 6605,3
2002 1245,8 55,8 6951,7
2003 1232,7 54,4 6701,5
2004 1210,0 57,2 6926,1
2005 1186,1 53,9 6398,4
2006 1171,2 57,4 6725,2
2007 1158,1 56,1 6500,7
2008 1153,2 58,9 6790,2
2009 1155,4 58,8 6796,3
2010 1150,1 59,2 6803,4
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011
Năm 2005, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của ĐBSH là 962.556 nghìn
ha, đất có khả năng nông nghiệp là 764.024ha, trong đó diện tích đất lúa là 631.416ha,
chiếm tới 82,86% diện tích đất có khả năng nông nghiệp. Tuy nhiên, đất nông nghiệp
bình quân trên lao động nông nghiệp thấp và có xu hướng giảm xuống do chuyển đổi
mục đích sử dụng đất sang phát triển các ngành phi nông nghiệp. Hiện tại đất nông
nghiệp bình quân đầu người chỉ xấp xỉ 500 m
2

/người, bình quân đất lúa/người là 384
m
2
trong khi con số này của cả nước là 891 m
2
/người (niên giám thống kê năm 2006).

18
So với năm 2000, trong khi đất sử dụng cho các mục đích khác tăng lên thì đất
cho sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm đi rõ rệt, đặc biệt sự giảm mạnh của
đất lúa. Trong vòng 5 năm đã giảm tới 34,57 nghìn ha, đất chưa sử dụng cũng giảm
10,314 nghìn ha. Xu hướng này thể hiện rõ vùng đã và đang có các biện pháp tích cực
để chuyển diện tích chưa sử dụng sang đất có khả năng sử dụng một cách có hiệu quả.
Thế kỉ trước, nhờ chính sách cải cách ruộng đất, chuyển từ diện tích đất chưa sử
dụng sang đất có khả năng sử dụng, cộng thêm đầu tư khai thác thủy lợi, áp dụng các
biện pháp kĩ thuật để tăng hệ số sử dụng đất lúa nên diện tích gieo trồng lúa có xu
hướng tăng lên ở cả hai vụ. Tuy nhiên, tác động của công nghiệp hóa, quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đã làm cho đất lúa của vùng giảm đi đáng kể. Trong khi đó, trong
tương lai nguy cơ giảm đất lúa ở ĐBSH và các vùng ven biển là rất cao do phải đối
mặt với hiện tượng nước biển dâng. Vì vậy, ĐBSH cần có chiến lược trong dài hạn để
ổn định đất lúa theo hành động của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt ra đến
năm 2030.
3.2. Phân tích kết quả mô hình hệ thống
Kết quả của mô hình phân tích hệ thống dựa trên nguồn số liệu thực tế được gọi
là kịch bản gốc của mô hình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng giá trị thực tế
của các yếu tố thu thập được từ số liệu thứ cấp và sơ cấp của vùng, chưa có bất cư giả
định nào về sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình.
3.2.1 Xu hướng thay đổi đất lúa
Theo kế hoạch phát triển vùng ĐBSH đến năm 2010 và 2020: các ngành phi
nông nghiệp sẽ chiếm khoảng 90% GDP, sản phẩm chủ lực đóng góp 60-65% GPD,

độ mở của nền kinh tế đạt hơn 90%, cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại với các ngành
kinh tế chủ đạo có khả năng đổi mới và cạnh tranh cao.
Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến Việt Nam do nước biển dâng. ĐBSH
có vị trí tương đối thấp và sẽ bị ngập hơn 1.700 km
2
(11,2%) vào năm 2100. Các tỉnh
như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng ở vị trí thấp và nằm dọc bờ biển.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở ĐBSH diễn ra mạnh mẽ trên quy mô
lớn. Điều này làm cho đất chuyên dùng và đất ở tiếp tục tăng lên. Trên thực tế, xu
hướng chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp trong quá trình công

19
nghiệp hóa ngày càng gia tăng. Xu hướng đó phản ánh sự tiến bộ của nền kinh tế. Trên
bình diện quốc gia, trong vòng 10 năm (1989 – 2000), đất chuyên dùng và đất ở tăng
68.510ha mỗi năm. Theo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2012, tổng diện tích các loại
đất này lên tới 2637 nghìn ha, chiếm 8% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Do đó,
đến năm 2012 diện tích đất phi nông nghiệp tăng 67,400ha mỗi năm, trong đó hầu hết
được chuyển từ đất nông nghiệp sang.
Bảng 3: Sự thay đổi đất lúa đến năm 2030 do ảnh hưởng của công nghiệp hóa và
nước biển dâng
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2020 2030
- Đất lúa 1000ha 634,60

573,20

510,60

- Diện tích gieo trồng 1000ha 1140,64

1013,91


885,06

Nguồn: Kết quả mô hình
Theo kết quả gốc của mô hình, đất lúa giảm do biến đổi khí hậu là 240ha mỗi
năm, tốc độ chuyển đất lúa cho các khu công nghiệp hàng năm là 4000ha. Diện tích
trồng lúa do đó sẽ giảm còn 511.000ha năm 2030.
Từ thực tế và những phân tích ở trên cho thấy, một trong các kế hoạch cho vấn
đề sử dụng đất lúa ở ĐBSH là bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, cần có các biện pháp
đối phó với biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ, xem xét vấn đề công nghiệp hóa và đô
thị hóa một cách khoa học, quản lý nghiêm ngặt đất nông nghiệp trong mối quan hệ
với kế hoạch tổng thể sử dụng đất và các lĩnh vực khác để phát triển hài hòa nông
nghiệp và nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cũng theo
giáo sư Logan (Trường đại học Logan – Úc) thì “vấn đề sử dụng đất nông nghiệp cho
phát triển công nghiệp và bảo vệ đất nông nghiệp là câu chuyện phổ biến, nhưng điều
quan trọng nhất ở Việt Nam là quá trình đó diễn ra với tốc độ nhanh nhất thế giới”.
3.2.2 Xu hướng thay đổi sản lượng lúa
Sản lượng lúa của ĐBSH có xu hướng giảm qua các năm. Như đã phân tích ở
phần trước, sản lượng lúa chịu ảnh hưởng của năng suất, tổng diện tích và cơ cấu diện
tích gieo trồng. Mặc dù năng suất lúa trên toàn vùng có tăng từ 60,7 tạ/ha năm 2007 lên
65,2 tạ/ha vào năm 2020, nhưng do diện tích đất canh tác lúa giảm nhanh hơn nên sản

20
lượng lúa gạo vẫn có xu hướng giảm: Năm 2020 sản lượng lúa của đồng bằng sông
Hồng sẽ là 6,3 triệu tấn, đến năm 2020 giảm xuống còn 6,05 triệu tấn.
Bảng 4: Sự thay đổi sản lượng lúa đến năm 2030
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2020 2030
- Diện tích gieo trồng 1000 ha 1140,64

1013,91


885,06

- Sản lượng lúa 1000 tấn 6717,0

6404,60

6047,1

Nguồn: Kết quả mô hình
Trên thực tế, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của ngành sản
xuất lương thực, dịch vụ là sản xuất lúa. Với khu vực phát triển năng động, tốc độ
công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ như đồng bằng sông Hồng thì sự
giảm sút trong sản lượng lúa như vậy là một xu hướng tất yếu . Nhưng xu hướng này
có ảnh hưởng tới an toàn lương thực cho bản thân khu vực hay không? Điều này cần
kết hợp với các biến động của các nhân tố khác trong mô hình để giải đáp câu hỏi trên.

3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (nước biển dâng) đến sản lượng và an ninh
lúa gạo
3.3.1

Sự thay đổi đất canh tác và cân đối lúa gạo do ảnh hưởng của nước biển dâng

21
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm cho thiên tai ở nước ta ngày càng gia tăng về
số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng. Theo “kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tháng 06/2009 trong
trường hợp nước biển dâng thêm 1m, ở ĐBSH sẽ có 0,3 đến 0,5 triệu ha đất nông
nghiệp bị ngập trong đó chủ yếu là đất lúa. Và cũng theo tài liệu này, kết quả tính toán
theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao đều cho thấy: đến năm 2030 mực

nước biển sẽ dâng 0,17 m tương ứng với 51000 – 85000 ha đất lúa sẽ bị ngập. Với kịch
bản này, chúng tôi chia thành ba mức sau:
* Kịch bản 1: đến năm 2030, 51000ha đất lúa sẽ bị ngập theo mức thấp
* Kịch bản 2: đến năm 2030, 68000ha đất lúa sẽ bị ngập theo mức trung bình
* Kịch bản 3: đến năm 2030, 85000ha đất lúa sẽ bị nhập theo mức cao
Kịch bản 1: Trong kịch bản này, chúng tôi giả định rằng tất cả các yếu tố trong kịch
bản gốc giữa nguyên, trong mô hình chỉ có yếu tố nước biển dâng thay đổi (51000ha
đất lúa sẽ bị ngập). Kết quả mô hình khi có sự thay đổi trên chỉ ra cân đối lúa gạo của
ĐBSH đến năm 2028: sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với phương án
gốc và 962,7 nghìn tấn so với sản lượng gạo năm 2010, lượng thóc bình quân đầu
người khoảng 243,2kg.
Kịch bản 2: Trong kịch bản này chúng tôi giả định rằng tất cả các yếu tố trong kịch
bản gốc giữ nguyên, chỉ có yếu tố nước biển dâng thay đổi (68000ha đất lúa bị ngập
theo mức trung bình). Kết quả mô hình với sự thay đổi trên đã chỉ ra điểm cân đối lúa
gạo là năm 2027. Tại thời điểm đó, tổng sản lượng sẽ giảm 476 nghìn tấn so với kịch
bản gốc và giảm 1,034 triệu tấn so với mức sản lượng lúa năm 2010, bình quân thóc
trên người đạt mức 248,7kg.
* Kịch bản 3: Trong kịch bản này chúng tôi giả định rằng tất cả các yếu tố trong kịch
bản gốc giữ nguyên, chỉ có yếu tố nước biển dâng thay đổi (85000ha đất lúa bị ngập
theo mức cao). Kết quả mô hình với sự thay đổi trên đã chỉ ra điểm cân đối lúa gạo là
năm 2026. Tại thời điểm đó, tổng sản lượng sẽ giảm 569,1 nghìn tấn so với kịch bản
gốc và giảm 1,09 triệu tấn so với mức sản lượng lúa năm 2010, bình quân thóc trên
người đạt mức 248,2kg.



2
Bảng 5: So sánh kết quả kịch bản gốc và kịch bản 1

Chỉ tiêu ĐVT

2010 2020 2028 2030
KBG KB1 (+,-) KBG KB1 (+,-) KBG KB1 (+,-) KBG KB1 (+,-)
-
SL lúa 1000 tấn
6717 6699,7

-17,3

6404,6

6202,3

-202,3

6122,6

5754,3

-368,3

6047,1

5634,5

-412,6

-
Đất lúa 1000ha
634,6 632,3 -2,3 573,2 547,8 -25,4 523,2 479,3
-43,9


510,6 462,1 -48,5
-
BQ thóc/người

Kg
338,9

338,2

-
0,7

297,3

289,2

-
8,1

259,6

243,4

-16,2

258,2

243,2


-
15

-
PP lúa 1000 tấn

6885,7

6885,3

-
0,4

6757,1

6635,7

-
121,4

6520,6

5754,3

-766,3

6135,1

5634,5


-
500,6

-
CB lúa

1000 tấn

6653,9

6653,9

0 3881 3329 -552 888,7 0
-888,7

87,9 0 -87,9
Nguồn: Kết quả mô hình


3
Bảng 6: So sánh kết quả kịch bản gốc và kịch bản 2
Chỉ tiêu ĐVT
2010 2020 2027 2030
KBG KB2 (+,-) KBG KB2 (+,-) KBG KB2 (+,-) KBG KB2 (+,-)
-
SL lúa 1000 tấn
6717 6693,3

-23,9 6404,6


6127,2

-278,7

6159,5

5683,3

-476,2 6047,1

5479,5

-567,6

-
Đất lúa 1000ha
634,6 631,4 -3,2 573,2 538,4 -34,95

529,5 472,6 -56,9 510,6 444,2

-66,4

-
BQ thóc/người

Kg
338,9

337,7


-
1,18

297,3

284,3

-
13,0

269,6

248,7

-
20,8

258,2

239,8

-
18,4

-
PP lúa 1000 tấn

6885,7

6885,1


115,9

6757,1

6590,7

-181,8

6552,7

5683,3

-869,4 6135,1

5479,5

-655,6

-
CB lúa 1000 tấn

6653,9

6653,9

-147 3881 3124,6

-1300 1281,8


0 -1281,8

87,9 0

-87,9

Kết quả nghiên cứu

4
Bảng 7: So sánh kết quả kịch bản gốc và kịch bản 3
Chỉ tiêu ĐVT
2010 2020 2026 2030
KBG KB3 (+,-) KBG KB3 (+,-) KBG KB3 (+,-) KBG KB3 (+,-)
-
SL lúa 1000 tấn
6717

6686,9

-30,1

6404,6

6051,6

-353

6196

5626,9


-569,1

6047,1

5322,7

-724,4

-
Đất lúa 1000ha
634,6

630,6

-4

573,2

529,1

-44,1

535,8

467,6

-68,2

510,6


426,4

-84,2

-
BQ thóc/người

Kg
338,9

337,6

-1,3

297,3

283,2

-14,1

269,6

248,3

-21,3

258,2

231,7


-26,5

-
PP lúa 1000 tấn

6885,7

6884,9

-0,8

6757,1

6545,6

-211,5

6584,2

5626,9

-957,3

6135,1

5322,7

-812,4


-
CB lúa

1000 tấn

6653,9

6653,9

0

3881

2919,3

-961,7

1670

0

-1670

87,9

0

-87,9

Nguồn: Kết quả mô hình



1
Với mức báo động trên thì mục tiêu đặt ra không chỉ riêng cho ĐBSH mà đặt ra
cho cả nước là đảm bảo an ninh lương thực bằng việc duy trì diện tích trồng lúa nước
khoảng 3,8 triệu ha, xây dựng các công trình chống lũ cho hệ thống sông Hồng và sông
Thái Bình, tăng cường các dự án trồng rừng phòng hộ ven đê, ven biển, ưu tiên phát
triển các loại giống lúa chịu úng, hạn.
3.3.2 Cân đối lúa gạo trong điều kiện kết hợp ảnh hưởng của các yếu tố
Để xem xét ảnh hưởng của nước biển dâng trong bối cảnh kết hợp đồng thời tất cả
các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình như công nghiệp hóa, sự thay đổi năng suất lúa, và tỉ
lệ gia tăng dân số giảm, nghiên cứu sẽ chia thành ba kịch bản như sau:
* Kịch bản 4
: Diện tích đất lúa giảm khoảng 51000ha năm 2030 do nước biển dâng (theo
mức phát thải thấp). Đồng thời đất lúa cũng giảm do công nghiệp hóa khoảng 4.500
ha/năm; hệ số sử dụng đất lúa tăng từ 1,8 lên 1,9 lần; đầu tư thâm canh tăng năng suất lúa
thông qua tăng đầu tư lao động và phân bón; tỷ lệ gia tăng dân số giảm xuống 0,9%; bình
quân thóc/người/năm giảm từ 270kg xuống 240kg.
* Kịch bản 5
: Diện tích đất lúa giảm khoảng 68000ha năm 2030 do nước biển dâng (theo
mức phát thải trung bình); các yếu tố thay đổi khác như trong kịch bản 4.
* Kịch bản 6
: Diện tích đất lúa giảm khoảng 85000ha năm 2030 do nước biển dâng (theo
mức phát thải cao); các yếu tố thay đổi khác như trong kịch bản 4.
Bảng 8: So sánh kết quả kịch bản gốc và kịch bản 4
Chỉ tiêu
ĐVT
2020 2030 2037
KBG KB4 (+,-) KBG KB4 (+,-) KBG KB4 (+,-)
-

SL lúa 1000 tấn 6404,6 6349,2
-55,4
6047,2 5679,5
-367,7
5766,2 5163,5
-602,7
-

Đ
ất lúa

1000ha

567
,
0


542
,
5


-24,5
510
,
6

452
,

3


-58,3
466
,
1


388
,
7


-77,4
-
PP lúa 1000 tấn 6757,1 6684,1
-73,0
6135,1 6129,5
-5,6
5766,2 5173,6
-592,6
-
CB lúa

1000 tấn 3881,0 7275,7
3394,7
87,,9 3280,7
3192,8
0 10,2

10,2
Nguồn: Kết quả mô hình
Theo giả định của kịch bản 4, khi có sự thay đổi đồng thời của các yếu tố tác động
trong mô hình, cân đối lúa gạo duy trì ở năm 2037, Tại thời điểm đó, tổng sản lượng lúa
của ĐBSH là 5,163 triệu tấn, giảm 1,241 triệu tấn so với năm 2020.

×