Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những trở ngại tâm lí của sinh viên trong chương trình đào tạo tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.31 KB, 8 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
Những trở ngại tâm lí của sinh viên trong chương trình đào
tạo tín chỉ
I. Lí do-mục tiêu chọn đề tài:
Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là một yêu cầu của đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại hóa nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Chất
lượng và tiện ích của đào tạo theo tín chỉ so với đào tạo theo niên chế là điều đã được khẳng định qua quá trình đào
tạo nhiều năm ở các trường đại học uy tín trên thế giới.
Đang từ môi trường học tập ở trường phổ thông, khi bước chân vào giảng đường ĐH, ngoài niềm vui khi mơ ước của mình đã
được toại nguyện, các tân sinh viên (SV) sẽ phải đối diện ngay với những khó khăn khi phải làm quen với cách học hoàn toàn
khác với thời phổ thông: đăng ký học phần theo học chế tín chỉ. Với học chế này, SV sẽ phát huy tính chủ động, tích cực trong
học tập. Nhưng nếu không nắm vững phương pháp, người học rất dễ bị sốc, khó đạt hiệu quả, thậm chí còn có nguy cơ bị buộc
thôi học.
Cùng với các trường đại học trong cả nước, trường đh cn tphcm cũng là một trong những trường đào tạo theo học
chế tín chỉ. Tuy nhiên, chương trình đào này còn khá bỡ ngỡ đ/v những tân sinh viên mới bước vào giảng đường đh,
cđ (không những chỉ lạ đ/v tân sv mà nhiều sv năm 2, năm 3 cũng chưa thể nắm rõ c/tr đào tạo này).
Mặc dù đây là chương trình đào tạo tiên tiến, đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng một cách hiệu quả nhưng
hiện nay trong tâm lý học vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và việc phát hiện ra những trở
ngại tâm lý trong chương trình đào tạo tín chỉ của sinh viên để giúp họ vượt qua những trở ngại đó là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm 1 chọn đề tài: “Những trở ngại tâm lí của sinh viên trường đh cn tphcm khi
theo học chương trình đào tạo tín chỉ”
II Nội dung:
1. Tín chỉ là gì:
KN: Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định
bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập
tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh
viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
NHÓM 1
TRANG 1


GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
Bản chất của việc đào tạo theo học chế tín chỉ là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng
học phần trong quá trình học tập. Trong toàn bộ thời gian học tối đa cho phép, người học phải
tích lũy được đủ số tín chỉ tối thiểu quy định cho từng văn bằng và đạt điểm trung bình chung
tích lũy tối thiểu. Sau từng học kỳ, người học cũng phải tích lũy được một số tín chỉ tối thiểu và
đạt được điểm trung bình chung tích lũy tối thiểu, đảm bảo sau thời gian học cho phép, có thể tốt
nghiệp. Nhà trường sẽ xét tiến độ học tập của SV theo từng học kỳ.
(Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với
đặc điểm của trường.)
Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là bước chuyển tất yếu
khách quan của hệ thống giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam theo xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế. Tuy nhiên, cuộc đổi mới nào cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
2.Thuận lợi:
+Rút ngắn hoặc tăng thời gian học tập cho sinh viên
+ Sv được rút bớt học phần đã đăng ký.
+ Thời lượng học trên lớp giảm , giúp sinh viên có nhiều thời gian để tự học, tự nghiên cứu.
+Tạo liên kết ngang trong học tập
+Không cản trở quá trình học của bạn
+ Sv tự sắp xếp lịch hoc cho phù hợp với công việc va thời gian biểu của cá nhân.
+ Tự lựa chọn lớp hoc,phòng hoc và giảng viên hướng dẫn.
+ Nâng cao tính chủ động, tích cực của người học, giúp người học trau dồi khả năng tư duy độc lập, kỹ
năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch…
Hệ thống tín chỉ(httc) cho phép ghi nhận kịp thời tiến trình tích lũy kiến thức và kỹ năng của SV
để đạt được văn bằng. Nó cho phép SV chủ động xây dựng kế hoạch học tập thích hợp nhất. Cho
phép rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập đối với riêng bản thân họ. HTTC còn cho phép ghi
nhận cả những kiến thức và kỹ năng tích lũy được ngoài trường lớp để đạt được văn bằng,
khuyến khích việc học chủ động của SV, tạo điều kiện cho các SV từ nguồn gốc khác nhau có thể
tham gia học ĐH một cách thuận lợi.

Chương trình đào tạo sẽ mang tính mềm dẻo và có khả năng thích ứng cao. Với việc được chủ
động ghi tên học các học phần khác nhau, SV dễ dàng thay đổi chuyên ngành trong tiến trình học
tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. Với HTTC, các trường có thể mở thêm
ngành học mới một cách dễ dàng, giúp cho việc quản lý đạt được hiệu quả cao và giảm giá thành
đào tạo. Kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do
đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục. Đó là chưa kể, nếu triển
khai HTTC trong một trường ĐH lớn đa lĩnh vực có thể tổ chức những môn học chung cho SV
nhiều trường, nhiều khoa, tránh các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngoài ra SV có thể học
những môn học lựa chọn ở các khoa khác nhau. Cách tổ chức nói trên cho phép sử dụng được
đội ngũ giảng viên giỏi nhất và phương tiện tốt nhất cho từng môn học.
NHÓM 1
TRANG 2
GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
Về việc dạy sẽ có những ảnh hưởng tích cực, tuy nhiên giáo viên sẽ phải thay đổi phương pháp
giảng dạy từ kiểu thầy dạy trò ghi sang việc phải lấy người học làm trung tâm. Giảng viên rút
được 1/3 thời gian lên lớp nhưng tăng thời gian chuẩn bị giờ giảng. Giảng viên dạy được nhiều
học phần, một học phần được nhiều giảng viên dạy.
Đào tạo theo học chế tín chỉ được xem là một trong 7 bước đi quan trọng trong lộ trình đổi
mới giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, mô
hình này đã bộc lộ hạn chế khi áp dụng đại trà ở các trường. Bên cạnh những thuận lợi đc
nêu trên thì dưới đây là những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi theo học niên chế tín chỉ.
3 Khó khăn: (Trở ngại)
 Thái độ và thói quen học tập của sinh viên.
Sinh viên ở nước ta hiện nay có tư tưởng và thói quen học tập chưa phù hợp với việc đào tạo theo học chế
tín chỉ.
+ Sự lúng túng của các sinh viên năm nhất khi phải thích nghi với môi trường học tập hoàn toàn mới khác
xa cách “cầm tay chỉ việc” ở các lớp THPT.
+ Số giờ lên lớp ít đã biến không ít sinh viên trở thành “tỷ phú” thời gian bởi chưa hình thành được thói

quen tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng làm việc nhóm…
+Đào tạo tín chỉ với việc giảm thời lượng lên lớp không phải là giảm yêu cầu học tập. Hiện nay một số
lớn sinh viên chưa hiểu được điều này, nên không phải sinh viên nào cũng dùng thời gian rảnh rỗi để tự
nghiên cứu. Vì vậy, việc giảm thời gian lên lớp về lý thuyết là có lợi, nhưng trên thực tế đối với đa sốsinh
viên chưa phải là tốt.
+ Sinh viên có kết quả học tập kém, những sinh viên lười học, hay bỏ tiết học, luôn về nhà chơi vào cuối
tuần, lười cập nhật thông tin, không đổi mới được phương pháp học tập, do sức ép của nhà trường nên
giảng viên đành phải giảm yêu cầu về chất lượng…như cho sinh viên sử dụng tài liệu khi làm bài thi. Tuy
nhiên, nếu kiến thức một môn học mà chỉ cần hiểu và không cần phải ghi nhớ thì sau khi thi xong, nó sẽ
không còn để lại một dấu vết gì trong đầu người học cả.
 Đăng ký học phần của sinh viên.
+ Không đọc, không hiểu Quy chế đào tạo mặc dù Quy chế đào tạo có thể Download trực tiếp từ Website
của trường, không đề nghị được tư vấn học tập, không quan tâm đến những tư vấn của nhà trường.
+ Không biết rút học phần trong thời hạn còn cho phép chính là nguyên nhân đẩy một số sinh viên đến
những sai lầm khi đăng ký học phần và phải gánh chịu hậu quả là kết quả học tập kém và có thể bị buộc
thôi học.
+ Sv đăng ký không đúng (vượt quá xa) với năng lực học tập của mình, dẫn đến hậu quả yếu kém, tốn
kém chi phí học lại,… Một số sinh viên muốn học nhanh để ra trường sớm, nhưng không lường hết những
khó khăn khi học thêm một vài học phần cũng có những quyết định sai lầm tương tự.
+ Một phần trách nhiệm trong việc đăng ký học phần không đúng với sức học là vai trò tư vấn của nhà
trương còn tương đối mờ nhạt.
NHÓM 1
TRANG 3
GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
+Phòng tài chính còn thiếu dẫn đến việc đóng tiền học gặp nhiều khó khăn
Vd:nhiều sv trường đh công nghiệp đến đóng tiền học từ 7h đến 10h mới đóng xong,xếp hàng
dài để đợi đóng tiền gây nhiều khó khăn cho sv,ngoài ra một số sv do đóng tiền không kịp dẫn
đến bị hủy học phần,…

+ Vấn đề chấm và xử lý điểm cho sinh viên nói chung còn chậm nên cũng gây khó khăn cho việc đăng
ký học phần của sinh viên.
 Đổi mới phương pháp dạy
Việc đổi mới phương pháp dạy và học là vấn đề khó khăn nhất trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ đặc biệt là các giờ thảo luận. Về phía giảng viên dạy lý thuyết có hiện tượng giáo viên không
cô đọng được nội dung giảng dạy dẫn đến dạy quá nhiều nội dung trong thời gian ngắn làm cho
sinh viên khó tiếp thu và hoang mang. Các giờ thảo luận còn có nhiều quan điểm khác nhau về tổ
chức và đánh giá. Nhiều giờ thảo luận còn chưa thực sự đúng là thảo luận và đạt hiệu quả thấp.
Về phía sinh viên, sức ỳ lớn nhất là sinh viên vẫn chưa quen với tác phong học tập bị động, sv
phụthuộc nhiều vào nội dung các thầy cô truyền đạt, một số em còn vẫn giữ quan điểm học tập
bằng mọi giá thi đạt là được.
 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:
Cơ sở vật chất nói chung là đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo Hệ thống tín chỉ nhưng một số thiết bị hỗ trợ giảng
dạy còn chưa làm việc ổn định và tin cậy. Giáo trình, sách giáo khoa phục vụ học tập vẫn còn thiếu.
Cơ sở phòng học hiện nay không đảm bảo, lớp tín chỉ quá đông (trên 100 sinh viên), sinh viên phải ngồi
chen chúc nhau, giảng viên chỉ có thể thuyết trình, không có điều kiện tổ chức trao đổi, thảo luận.
Trên là những yếu tố tác động đến tâm lý học tập của sinh viên.
4 Biện pháp đề xuất:
Để đạt hiệu quả tốt trong đào tạo tín chỉ, cần có sự chuẩn bị và nỗ lực từ cả 3 phía:nhà trường,giảng viên, sinh viên
 Nhà trường cần phải minh bạch tất cả các thông tin liên quan đến việc học của SV, thông qua lịch học vụ, sổ tay
SV, mạng điện tử
 Giảng viên phải thay đổi tư duy và phương pháp giảng dạy phù hợp với đào tạo tín chỉ, thiết kế bài giảng trên lớp
và nội dung tự học tại nhà tiếp cận với nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, như: thảo luận, học nhóm, thậm chí
cả đọc - chép ; (người dạy phải biết lựa chọn những vấn đề cốt lõi, cơ bản, quan trọng để giảng, đây phải là
những vấn đề mà nếu không có người dạy thì người học khó có thể lĩnh hội được, còn những vấn đề đơn giản,
những vấn đề cần tư duy, sáng tạo độc lập thì nên để cho người học tự nghiên cứu.
Giảng viên nên tránh giao bài một cách hình thức, không có kiểm tra sát sao hoặc không hướng dẫn cụ thể về
nhiệm vụ tự học, hoặc liệt kê một loạt nguồn tài liệu mà không biết sinh viên sẽ xử lý các tài liệu đó như thế nào.
 Sinh viên:
+ Cần đăng ký môn học phù hợp

+ SV cần nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo của nhà trường (tìm hiểu kỹ thông tin trong cuốn “Sổ tay
SV” mà nhà trường phát cho SV vào đầu khóa học)
+ SV nên tận dụng triệt để sự cho phép trong việc hoãn thi, rút bớt học phần, đăng ký học cải thiện (thi lại
học phần), học vượt, học kéo dài…
NHÓM 1
TRANG 4
GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
+ Áp dụng phương pháp học tích cực, đó là tự học và học nội dung cốt lõi là chính.( nếu như giờ lý thuyết
chủ yếu là nghe, viết và suy ngẫm, thì giờ thảo luận phải nói nhiều và tranh luận. Ưu tiên đặt câu hỏi hơn
là là trả lời)
+ Phải có kỹ năng sáng tạo và sáng tạo trong học tập (muốn đạt điểm cao và hiệu quả học tập tốt, không
chỉ đơn giản là lên thư viện đọc sách liên tục, đến kỳ thi học thuộc bài)
+ SV học cách tự đọc tài liệu để hiểu các vấn đề của chương trình trong học phần.
+ Phải hết sức chủ động, biết cách tự đánh giá khả năng học tập của mình, để có sự lựa chọn môn học phù
hợp
5. Nguyện vọng của sinh viên
+ Mở thêm những lớp học phần mà mỗi năm chỉ mở một lớp.
+ Giảm số môn học không cần thiết đồng thời tăng thời gian học của những môn cần thiết.
+ Thường xuyên kiểm tra, nâng cấp,bảo trì tránh ngẽn mạng điện tử trước,trong và sau khi đăng ký học
phần.
+ Mở rộng phòng tài chính,kết hợp thu tiền học phí qua ngân hàng để sinh viên không chờ đợi quá lâu
dẫn đến hủy học phần
+ Nhà trường tạo một môi trường học tập thân thiện, không quá áp lực và mang tính động viên, khuyến
khích sinh viên.
+ Sự vận dụng linh hoạt bài giảng, chủ động, sáng tạo của giảng viên, (khuyến khích sinh viên tự tìm
hiểu về môn học. Tránh liệt kê sách hoc, sách tham khảo quá nhiều,mơ hồ…)
III KẾT LUẬN
Để có kế hoạch học tập tốt, cần đăng ký môn học phù hợp. SV cần nghiên cứu kỹ

chương trình đào tạo của nhà trường, cụ thể là tìm hiểu kỹ thông tin trong cuốn Sổ
tay SV mà trường phát vào đầu khóa học. Theo lời khuyên của các nhà quản lý
GDĐH: tân SV khi nhập học, nếu thiếu thông tin thì nên hỏi kinh nghiệm từ các
anh chị SV đi trước, hoặc tham vấn ý kiến từ các cố vấn học tập (GV chủ nhiệm)
của mình. Đặc biệt, SV nên tận dụng triệt để sự cho phép trong việc hoãn thi, rút
bớt học phần, đăng ký học cải thiện (thi lại học phần), học vượt, học kéo dài
-Về phương pháp học tập, đối với SV, khó nhất khi học tín chỉ là phải áp dụng phương pháp học
tích cực, đó là tự học và học nội dung cốt lõi là chính. Cụ thể, nếu như giờ lý thuyết chủ yếu là
nghe, viết và suy ngẫm, thì giờ thảo luận phải là nói nhiều và tranh luận. Ưu tiên đặt câu hỏi hơn
là trả lời. Tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp và mất nhiều thời gian. Đừng nôn nóng
hiểu sâu, hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước. Điều quan trọng, theo các chuyên gia GDĐH, là
SV phải học cách tự đọc tài liệu để hiểu kỹ “linh hồn” của từng chương và tiến tới cả học phần.
- SV khi học tín chỉ, muốn được điểm cao và hiệu quả học tập tốt, không đơn giản chỉ lên thư
viện đọc sách từ sáng đến tối, “cày” chăm chỉ, đến kỳ thi học thuộc bài, mà quan trọng là phải có
kỹ năng và sự sáng tạo trong học tập. Điểm khác biệt lớn nhất của học chế tín chỉ so với cách
học truyền thống là thời lượng sẽ dành nhiều hơn cho thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách.
NHÓM 1
TRANG 5
GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
-Để đạt hiệu quả tốt trong đào tạo tín chỉ, cần có sự chuẩn bị và nỗ lực từ cả 3 phía: nhà trường,
GV và SV. Nhà trường cần phải minh bạch tất cả các thông tin liên quan đến việc học của SV,
thông qua lịch học vụ, sổ tay SV, mạng điện tử ; GV phải thay đổi tư duy và phương pháp giảng
dạy phù hợp với đào tạo tín chỉ, thiết kế bài giảng trên lớp và nội dung tự học tại nhà cho SV (1
tín chỉ phải có 30 giờ tự học của SV); Phải lấy người học làm trung tâm, xem đó là cách tiếp cận
với nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, như: thảo luận, học nhóm, thậm chí cả đọc -
chép ; Với SV, quan trọng nhất là phải hết sức chủ động, biết cách tự đánh giá khả năng học tập
của mình, để có sự lựa chọn môn học phù hợp.
MỤC LỤC

I Lí do – mục tiêu chọn đề tài:…………………………1
II Nội dung:
1. Tín chỉ là gì? 1
2. Thuận lợi………………………………………………… 2
3. Khó khăn (Trở ngại)……………………………………….3
4. Biện pháp đề xuất………………………………………….5
NHÓM 1
TRANG 6
GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
5. Nguyện vọng của sinh viên……………………………… 6
III Kết luận:………………………………………………6
Danh sách thành viên
Họ và tên Mã số SV Đánh giá
Lê Thị Thanh Tâm 12136521
Nguyễn Thị Thúy 12128271
Nguyễn Thị Hồng 12131361
Phạm Hoàng Việt 12150771
Huỳnh Trung Tính 12125551
NHÓM 1
TRANG 7
GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM TÂM LÍ ĐẠI CƯƠNG
Ngô Mạnh Hùng 11336001
Trần Văn Bộ 12082911
Lê Đăng Hùng 10224341
NHÓM 1
TRANG 8

GVHD:TS.PHAN THỊ TỐ OANH

×