Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Ngiên cứu mức độ ảnh hưởng các tiêu chí tuyển sinh tới kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.01 KB, 80 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014

Tên công trình: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí tuyển sinh
tới kết quả học tập chuyên ngành của sinh viên trong các chương trình liên kết đào
tạo quốc tế tại Hà Nội.

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội (XH1)

HÀ NỘI, 2014


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.

LKĐTQT: Liên kết đào tạo quốc tế

2.


ĐH KTQD: Đại học kinh tế quốc dân

3.

HVNH: Học viện Ngân Hàng

4.

ĐHNT: Đại học Ngoại Thương - Hà Nội

5.

Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

6.

BTEC- HND: Chương trình cao đẳng quốc gia Anh

7.

IBD@NEU: International Bachelor Degree at National Economics University:

Chương trình Cử nhân quốc tế tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
8.

IBD – International Bachelor Degree: Chương trình Cử nhân quốc tế

9.

IELTS: International English Language Testing System: Hệ thống kiểm tra


tiếng Anh quốc tế
10.

UWE: University of the West of England: Đại học West of England


4

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế kỉ mới, một thế kỉ hội nhập và phát triển, dưới sự tác động của
toàn cầu hóa, cùng với sự đổi mới của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống, các chương trình hợp tác giáo dục quốc tế giữa các trường đại học trong
nước với các trường nước ngoài đã nổi lên như một xu hướng tất yếu. Việc theo
học các chương trình này tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với phương pháp học
tập mới và môi trường học tập chuyên nghiệp với mức chi phí hợp lý. Theo một
nhận định khác, đây được coi là hình thức “du học tại chỗ” hiệu quả, tiết kiệm,
mang lại cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục và sở hữu những tri thức có giá trị,
minh chứng bằng tấm bằng đại học được công nhận trên toàn cầu.
Ở Việt Nam, các chương trình LKĐTQT đã bắt đầu xuất hiện từ những
năm 1990. Ban đầu, khi mới thành lập, các đơn vị liên kết cơ bản áp dụng và xây
dựng bài giảng, cách thức đào tạo hoàn toàn dựa trên khuôn mẫu từ trường đối tác,
mà không có những sự thay đổi, bổ sung nhằm hạn chế những điểm bất đồng trong
văn hoá và tác phong học tập chủ yếu đến từ sự khác biệt trong hệ thống giáo dục
của Việt Nam so với nước ngoài. Bên cạnh đó, trong những năm đầu xuất hiện, chi
phí học tập tại các chương trình liên kết còn ở mức cao, đồng thời chưa tạo dựng
được uy tín về phía sinh viên và các bậc phụ huynh đã mang đến nhiều khó khăn
trong công tác tuyển sinh cho nhà quản lý các chương trình liên kết đào tạo quốc
tế. Trải qua hơn một thập kỷ, số lượng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế
trong những năm gần đây tăng mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, mang đến cho

sinh viên và phụ huynh những sự lựa chọn và cơ hội mới trên con đường tiếp cận
tri thức. Do được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn giáo dục quốc tế và được kiểm soát
sát sao bởi các tổ chức đo lường chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới nên
chất lượng của các chương trình liên kết về mặt lý thuyết là không có cơ sở để đưa


5

ra các mối quan ngại. Hơn thế nữa, nhiều chương trình liên kết đào tạo đã thành
công trong việc xây dựng một môi trường học tập tiên tiến, nơi thực sự hướng tới
“nuôi dưỡng và phát huy các tiềm năng”. Những chương trình này đã chủ động
thiết kế và điều chỉnh các tiêu chí tuyển sinh nhằm chọn lựa được những sinh viên
phù hợp với đặc thù của từng chương trình, theo hướng mở thêm cơ hội học đại
học cho sinh viên, đồng thời thông qua quá trình tuyển sinh có những định hướng
nhất định về việc học đại học cho sinh viên ngay từ ban đầu. Có thể nói, đầu vào
của các chương trình LKĐTQT tương đối mở hơn, do đó nảy sinh nhiều quan ngại
cho rằng chất lượng học tập hay kết quả học tập của sinh viên sẽ không cao, ảnh
hưởng đến “đầu ra” khi sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng
chính độ mở và cách đánh giá năng lực thí sinh toàn diện, cơ bản sẽ giúp cho các
chương trình lựa chọn được thí sinh phù hợp, ngược lại thí sinh cũng có cơ hội
được học tập trong các chương trình quốc tế. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu này
được thực hiện với những mục tiêu sau:
1.

Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chương trình
LKĐTQT.

2.

Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập chuyên ngành của

sinh viên chương trình LKĐTQT.

3.

Phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí tuyển sinh đầu vào đến kết quả học tập
chuyên ngành của sinh viên chương trình LKĐTQT trong giai đoạn chuyên ngành.

4.

Gợi ý một số đề xuất cho các chương trình LKĐTQT trong việc thiết kế chương
trình giúp sinh viên đạt được kết quả học tập tốt nhất.
Với sự phát triển của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế hiện nay,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và điều chỉnh các chương trình sao cho phù
hợp với nền giáo dục Việt Nam, các trường đại học Việt Nam đã đưa ra điều kiện
tuyển sinh phù hợp, đồng thời cố gắng tăng cường các môn học bổ sung kiến thức


6

để sinh viên có nền tảng tốt hơn khi bước vào giai đoạn chuyên ngành. Tuy nhiên,
trước đây chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát tất cả các yếu tố liên quan việc đáp
ứng điều kiện tuyển sinh lẫn kết quả học tập các môn học bổ sung kiến thức trước
khi vào giai đoạn học tập chuyên ngành.
Để thực hiện mục tiêu chính của nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu thu thập
kết quả học tập các môn chuyên ngành, kết quả năm học thứ nhất của sinh viên và
kết quả tuyển sinh tại một số chương trình liên kết đào tạo trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Băng các phương pháp nghiên cứu hồi quy tương quan và thống kê mô tả,
nhóm nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa điểm tuyển sinh và kết quả học tập các
môn chuyên ngành, bên cạnh đó mối liên hệ giữa kết quả học tập năm thứ nhất- là
năm dự bị bao gồm môn tiếng Anh và các môn bổ sung kiến thức với kết quả học

tập chuyên ngành cũng được xem xét. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa những nhận
xét và đánh giá khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên tới cả quá trình
học tập của sinh viên. Việc đánh giá về tác dụng của các yếu tố tác động sẽ giúp
nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất khả thi để nâng cao kết quả học tập giai
đoạn chuyên ngành của sinh viên trong các hệ liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Đề tài này sẽ tập trung vào những sinh viên đang theo học năm thứ 2 và 3
trong các chương trình LKĐTQT. Đây là nhóm đối tượng thích hợp để tiến hành
nghiên cứu khi các sinh viên đã tiếp cận với các môn học chuyên ngành.
Không gian nghiên cứu của đề tài là Chương trình Cử nhân quốc tế tại
trường Đại học Kinh tế quốc dân (IBD@NEU), hợp tác giữa Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân (ĐH KTQD) và Đại học tổng hợp West of England (ngành Kinh tế,
chuyên ngành Tiền tệ - Ngân hàng - Tài chính); chương trình liên kết giữa trường
Đại học Ngoại Thương (ĐH NT) và trường Đại học Bedfordshire (Cử nhân Kinh
doanh), giữa Học Viện Ngân hàng (HVNH) với Trường Đại học tổng hợp


7

Sunderland (Cử nhân quản trị kinh doanh và cử nhân tài chính-ngân hàng). Đây là
các chương trình liên kết lâu đời và có uy tín ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các số liệu trong 3 năm gần đây (2011 –
2013), do từ năm 2011 mới có số liệu điểm năm học chuyên ngành đầu tiên của
các sinh viên Chương trình Cử nhân quốc tế tại trường ĐH KTQD hợp tác với
ĐHTH West of England.
Nghiên cứu được trình bày theo 4 chương chính.
Chương 1: Cở sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên
Chương 2: Giới thiệu chung về một số chương trình LKĐTQT bậc đại học
tại Hà Nội
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí

tuyển sinh đến kết quả học tập của sinh viên chương trình LKĐTQT
Chương 4: Kết quả xử lý số liệu
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu- một số đề xuất và kết luận


8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Một số khái niệm cơ bản
1.

Chương trình liên kết đào tạo quốc tế là gì?

Trong thời gian gần đây, tại các trường đại học đã xuất hiện thêm các
chương trình liên kết đào tạo - hợp tác quốc tế (LKĐTQT). Đây là mô hình giáo
dục mới ở Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của cả sinh viên lẫn phụ huynh.
Chương trình LKĐTQT là các hình thức đào tạo giáo dục, liên kết tổ chức
giữa các đơn vị trong nước với các cơ sở đào tạo nước ngoài. Tham gia các chương
trình liên kết này, sinh viên được tiếp cận với mô hình giáo dục nước ngoài ngay
tại Việt Nam - theo chuẩn quốc tế và nhận bằng cấp/chứng chỉ của tổ chức đào tạo
nước ngoài cung cấp.
Nhìn chung, chương trình liên kết được chia thành một số hình thức tổ chức
như 2+2, 1+3, 3+1 hay +4 tùy theo địa điểm và thời gian sinh viên theo học. Cụ thể
là hình thức liên kết 1+ 3 là chương trình đào tạo, bao gồm 1 năm học dự bị ở Việt
Nam và 3 năm học tại nước ngoài. Trong thời gian học tại Việt Nam, sinh viên
được học ngôn ngữ và một số môn học bổ sung kiến thức như Toán Kinh tế, Tin
học hay Kinh tế cơ bản, với mục đích trang bị cho sinh viên những kiến thức cần
thiết trước khi sang học tại trường đối tác. Bên cạnh đó, chương trình liên kết 2+2
là mô hình giáo dục cho phép sinh viên học 2 năm tại Việt Nam và chuyển tiếp 2
năm cuối sang trường đối tác. Và chương trình liên kết 3+1 là mô hình đào tạo

với 3 năm tại Việt Nam và 1 năm tại nước ngoài.
Cho dù được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, mục tiêu chung quan
trọng mà các chương trình LKĐTQT hướng tới và cũng là kỳ vọng của người học
là sinh viên có cơ hội tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học tiên tiến, đươc quốc tế


9

công nhận. Bên cạnh đó, sinh viên ra trường sẽ được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến
thức để có thể đáp ứng đòi hỏi của các công việc và thích ứng với các công việc
trong một môi trường quốc tế luôn thay đổi. Ngoài ra, điểm cuối cùng song cũng
rất quan trọng là sinh viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, công cụ giao tiếp
quốc tế không thể thiếu trong thời đại ngày nay. (TS Phan Thủy Chi, 2012)
Với những đặc điểm chung của các chương trình LKĐTQT là giảng dạy
theo các chương trình chuẩn của các trường đối tác, học tập và giảng dạy bằng
ngoại ngữ, các giảng viên tham gia giảng dạy là giảng viên nước ngoài hoặc tốt
nghiệp từ các nước phát triển, về cơ bản các chương trình có thể đạt được các mục
tiêu trên.
Hơn thế nữa, chương trình học trong môi trường quốc tế đều được chuyển
giao, đánh giá và kiểm tra định kì bởi các trường đối tác (chương trình đào tạo,
giáo trình…). Sinh viên sẽ được tạo điều kiện để học tập và sinh hoạt trong môi
trường tiên tiến, tích cực dưới sự giảng dạy của cả giáo viên bản ngữ và giáo viên
nước ngoài.

2. Quy trình tuyển sinh và yêu cầu đầu vào của một số trường đại học
nước ngoài
Các trường đại học ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Singapore nơi thu hút
rất nhiều các sinh viên quốc tế theo học thường dựa vào các tiêu chí sau để tuyển
sinh sinh viên: (i) hồ sơ thí sinh: thành tích học tập phổ thông, các hoạt động ngoại
khóa, thư giới thiệu; (ii) động cơ học tập: có thể thông qua bài luận dự tuyển; (ii)

chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (TOEFL, IELTS) và điểm/ chứng chỉ kiểm tra năng
lực tư duy (như chứng chỉ SAT- Mỹ); (iii) phỏng vấn trực tiếp (tùy trường). Cách
tuyển chọn này sẽ giúp các trường lựa chọn được những sinh viên phù hợp nhất,
thể hiện được tương đối đầy đủ năng lực và động cơ, thái độ học tập của sinh viên.


10

Phần dưới đây sẽ xem xét ví dụ cụ thể về yêu cầu đầu vào của một số trường đại
học nước ngoài.
2.1. Đại học tổng hợp West of England , Vương quốc Anh
Trường đại học tổng hợp West of England là một trong những cơ sở đào tạo sử
dụng điểm UCAS Tariff points (tương đương với kết quả học tập ở bậc trung học
phổ thông của Việt Nam) làm cơ sở đánh giá trong quá trình tuyển sinh. Để trúng
tuyển, các thí sinh phải đạt điểm Tariff point từ 300 trở lên. Bên cạnh đó, các thí
sinh phải cung cấp được chứng chỉ tiếng Anh IELTS với trình độ 6.5 trở lên, hoặc
chứng chỉ TOEIC với điểm trung bình tối thiểu 80, hoặc các chứng chỉ có giá trị
tương đương khác.
2.2. Đại học Sunderland, Vương quốc Anh
Để trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh của trường đại học Sunderland, vương
quốc Anh, thí sinh cần đạt điểm Tariff tối thiếu 260. Thí sinh được yêu cầu cung
cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS với điểm trung bình 6.0 trở lên, trong đó ít nhất
5.5 điểm cho mỗi kỹ năng thành phần (Nghe, nói, đọc, viết) hoặc các chứng chỉ có
giá trị tương đương.
2.3. Đại học Standford, Mỹ
Để được xét tuyển vào đại học Standford, thí sinh dự tuyển cần đạt được mức đi
được xnhất định, tương đương IELTS 6.5. Thí sinh cũng cần viết một bài luận theo
một chủ đề cho trước bởi trường đại học Standford, Hoa Kỳ. Cùng với đó, thí sinh
cần nộp học bạ và bảng điểm chính thức tại trường trung học. Ngoài ra, thí sinh
cần có thư giới thiệu, nhận xét và đánh giá năng lực thí sinh từ hai giáo viên thuộc

các bộ môn tiếng Anh, Toán, khoa học, ngoại ngữ hoặc lịch sử. Đối với các sinh
viên quốc tế mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, đề nghị tham gia kỳ thi TOEFL
có thể được đưa ra. Tuy nhiên, yêu cầu này là không bắt buộc.


11

2.4. Đại học Columbia Mỹ
Đại học Columbia yêu cầu sinh viên cung cấp một bản thông tin tự thuật
(curriculum revise), một danh sách chi tiết các hoạt động, kinh nghiệm làm việc,
hoạt động hè của sinh viên, một bài luận cá nhân trả lời các câu hỏi mà trường đại
học Columbia đưa ra. Tất cả các tài liệu trên được nộp kèm với hồ sơ trung học.
Hồ sơ trung học của thí sinh dự tuyển bao gồm:1/ Bảng điểm chi tiết tại các cấp
học; 2/ Thư giới thiệu của một cố vấn tại trường trung học và tiểu sử sơ lược của
trường; 3/ Báo cáo nửa năm học cuối một cách đầy đủ và chi tiết; 4/ Thư giới thiệu
của hai giáo viên từ hai chương trình học thuật chính thống mà thí sinh đã tham dự.
Về yêu cầu điểm SAT, trường đại học Columbia yêu cầu như sau: 1/ Điểm SAT và
2 điểm thành phần của SAT hoặc đánh giá ACT với bài viết; 2/ Báo cáo kết quả
chính thức từ tổ chức kiểm tra; 3/ Điểm thể hiện sự thành thạo tiếng Anh (nếu cần).
3. Một số cách đánh giá kết quả học tập của chương trình trong và
ngoài nước
3.1. Hệ thống đánh giá kết quả theo điểm số
a. Hệ thống đánh giá điểm của các chương trình đào tạo chính quy trong
nước tại Việt Nam
Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam đã ban hành Quy chế Đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Trong đó, tại điều 5 chương II có quy định
rất rõ về việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau từng học kỳ theo thang
điểm 10 với các thành phần (các thành phần này có thể sẽ thay đổi hoặc giảm bớt
phụ thuộc vào đặc tính của từng môn học):
·


Điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập

·

Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận

·

Điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần;


12

·

Điểm thi giữa học phần;

·

Điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học

phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số không dưới 50%.
Đánh giá tính chuyên cần của sinh viên
Để đánh giá tính chuyên cần của sinh viên, giảng viên dựa vào: (i) Số buổi
tham gia lớp học của sinh viên; (ii) Tinh thần tham gia của sinh viên trong các tiết
học và các giờ thảo luận.
Đánh giá kết quả kiểm tra giữa học phần
Việc đánh giá kết quả giữa kì phụ thuộc vào giảng viên và đặc thù của các
môn học. Hình thức có thể là bài luận làm tại nhà, bài thi viết hay tộng điểm của

các bài tập nhỏ trong suốt nửa kỳ học.
Đánh giá kết quả thi cuối kì
Hình thức đánh giá kết quả cuối kỳ khá đa dạng nhưng các giảng viên
thường sử dụng 2 dạng chính: bài thi viết (trắc nghiệm, tự luận có sử dụng tài liệu
hoặc không) hoặc bài thi vấn đáp. Việc đánh giá, ra đề thi, tổ chức thi tuân theo các
quy định riêng của từng khoa và từng trường đại học nhất định.
b.

Tham khảo hệ thống đánh giá điểm của chương trình liên kết đào tạo

quốc tế của Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học West of England
Khá nhiều trường đại học tại Vương quốc Anh nói chung và trường đại học West
of England nói riêng thường đánh giá kiến thức và kỹ năng môn học qua các bài thi
với thang điểm 100. Thường các môn học được chia thành 2 thành phần chính:
Thành phần A: bài thi kết thúc môn học vào cuối kỳ (thường chiếm 50% số
điểm của cả môn học)


13

Thành phần B: 50% điểm còn lại chia đều cho bài kiểm tra giữa kỳ, các bài
tập về nhà hoặc các bài luận có quy định hạn nộp (các thành phần này có thể thay
đổi, thêm bớt phụ thuộc vào từng môn học)
Đối với các bài tập có quy định hạn nộp, nếu sinh viên nộp muộn trong vòng
24 tiếng, thì chỉ được tối đa là 40% số điểm.
Ngoài ra, sinh viên cần tham dự tối thiểu 70% số tiết học của 1 môn học thì
mới có đủ điều kiện để tham dự các bài thi viết giữa kỳ và cuối kỳ.
c. Tham khảo thang điểm trong hệ thống đánh giá của chương trình liên kết
đào tạo quốc tế của Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học Illinois - Mỹ
Các bài tập/bài kiểm tra đều được chấm điểm theo thang điểm từ 0-100, sau đó tính

tổng điểm của cả môn học theo phần trăm thành phần của từng bài tập/ bài kiểm
tra. Tuy nhiên điểm số của cả môn học sẽ được chuyển theo tỷ lệ phần trăm theo
thang bảng điểm để qui đổi thành điểm số ghi nhân từ 1 đến 4. Đây sẽ là điểm số
cuối cùng đánh giá thành tích của sinh viên và ghi vào bảng điểm khi tốt nghiệp.
Sinh viên cần đạt điểm 2 để đáp ứng điều kiện học các môn học tiếp theo.
Hệ thống thang điểm của Đại học Illinois như sau:
Điểm

Mô tả

A

Xuất sắc

B

Tốt

C

Trung bình

D

Kém

F

Rớt


FA

Rớt do nghỉ học thường xuyên

Bảng 1: Hệ số thang điểm 2011-2012 của Đại học Illinois


14

3.2. Hệ thống đánh giá theo tiêu chí (thao khảo từ chương trình liên kết
đào tạo giữa Học viện Ngân hàng và trường đại học tổng hợp Sunderland
- Vương quốc Anh)
Bên cạnh hệ thống đánh giá theo điểm số, sinh viên có thể được đánh giá
theo các tiêu chí (criteria/outcomes). Sinh viên được chấm điểm Pass (Đạt), Merit
(Xuất sắc), hay Distinction (Ưu tú) dựa trên kết quả và khả năng đáp ứng các tiêu
chí và yêu cầu của môn học. Kết quả học tập cuối cùng của sinh viên sẽ được thể
hiện bằng chữ : Pass, Merit hoặc Disctinction chứ không phải bằng số. Hiện nay
chương trình BTEC của Trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế - Học viện Ngân
hàng đang sử dụng hệ thống đánh giá này. Mỗi môn học trong chương trình BTEC
HND có một hệ thống các tiêu chí lớn (outcomes), trong các tiêu chí lớn lại có các
tiêu chí nhỏ hơn (criteria). Để đạt được điểm Đạt (pass) sinh viên cần hoàn thành
tất cả các nội dung (outcomes) của đề bài. Số lượng và nội dung cần hoàn thành
phụ thuộc vào môn học cụ thể. Điểm Pass chỉ đơn giản cho thấy sinh viên được
chấp nhận có đủ kiến thức và cần tiếp tục cố gắng. Để đạt được điểm Merit,
Distinction sinh viên cần có các kĩ năng và nỗ lực cao hơn trong học tập. Ngoài
đáp ứng các yêu cầu cơ bản, cần thêm vào những chi tiết, ý kiến xác đáng và tạo
nên sự liên kết giữa các luận điểm một cách chặt chẽ, hợp lí. Sinh viên cần chỉ ra
trong bài làm sự phân tích (trả lời cho câu hỏi bằng cách nào và tại sao) và đánh
giá (cân nhắc các luận điểm cũng như mối liên quan giữa chúng để nêu ý kiến đánh
giá) của bản thân về vấn đề bàn luận. Điểm Merit cho thấy rằng sinh viên bỏ ra

công sức nhiều hơn và có nhiều nổi bật hơn so với các sinh viên khác trong lớp.
Trong khi đó điểm Distinction cơ bản là một vinh dự cho thấy rằng sinh viên đó đã
vượt trên cả yêu cầu của nhiệm vụ và thành công, điều mà rất ít người đạt được.
Ngoài ra khác với cách đánh giá điểm chuyên cần như ở hệ thống đánh giá
theo điểm số, hệ thống đánh giá theo tiêu chí dựa vào tần suất đi học để quyết định


15

sinh viên có được tham dự kì thi cuối kì hay không. Nếu nghỉ quá 30% tổng số tiết
học sinh viên sẽ phải học lại môn học.

II. Tổng quan nghiên cứu:
1. Các nghiên cứu nước ngoài
Trước đây, để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới kết quả học tập
chuyên ngành tại bậc đại học, trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, chuyên
gia cũng như sinh viên khai thác các khía cạnh khác nhau của đề tài này. Nighat
San Kirmani (2008) đã thực hiện một nghiên cứu khá tổng quát với cái tên: “nhận
biết và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên tại các
chương trình giáo dục bậc cao (đại học và cao học)”. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã thu thập số liệu từ hơn 300 sinh viên thuộc tất cả các chuyên ngành tại trường
đại học Punjab, Lahore, Pakistan. Từ đó, Nighat chia các nhân tố ảnh hưởng tới kết
quả học tập chuyên ngành thành 6 nhóm riêng biệt: học thuật, cá nhân, truyền
thông, điều kiện học tập, dịch vụ hỗ trợ và môi trường học tập. Mỗi nhóm lại bao
gồm vài yếu tố có quan hệ mật thiết và gây ra ảnh hưởng nhất định tới kết quả học
tập của sinh viên tại trường đại học Punjab. Tuy nhiên khi phân tích, ước lượng mô
hình với quá nhiều biến cũng có những mặt hạn chế, điển hình là kết quả ước
lượng không phản ánh đúng được bản chất của một yếu tố nào đó. Chính vì vậy,
chủ yếu các nghiên cứu đã thực hiện trước đây chỉ chọn một vài yếu tố điển hình
để đánh giá và phân tích.

Một đặc điểm mà tất cả các nghiên cứu đề đề cập đến mà Nighat Sana
Kirmani cũng không thể bỏ qua đó là kiến thức nền tảng sẵn có của sinh viên là
yếu tố mật thiết quyết định tới kết quả học tập của họ tại bậc đại học hoặc cao hơn.
Tuy nhiên, chương trình học tại nước ngoài có cấu trúc khác so với các chương
trình học chính quy tại Việt Nam. Chương trình chính quy theo chuẩn của Bộ Giáo


16

dục và Đào tạo Việt Nam thường kéo dài bốn năm với năm đầu tiên là các môn đại
cương. Từ năm thứ hai trở đi, các sinh viên mới bước vào học các môn chuyên
ngành. Trái ngược với đó, chương trình học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến
như Anh, Mỹ, Úc thường chỉ kéo dài ba năm. Với chương trình học như vậy, sinh
viên sẽ bước vào học các môn chuyên ngành ngay lập tức. Chính vì đặc điểm của
chương trình học như vậy, các khóa học dự bị đại học trở nên rất phổ biến tại các
nước này. Chương trình học dự bị đại học thường bao gồm các môn học có liên
quan mật thiết đến các môn học chuyên ngành tại chương trình học đại học chính
thức. Robert Eskew và Robert Faley (1988) đã chỉ ra rằng việc tham gia vào các
khóa học dự bị sẽ ảnh hưởng đến kết quả của sinh viên tại chương trình đại học.
Cụ thể hơn, trong nghiên cứu này, Robert Eskew và Robert Faley tìm mối liên hệ
giữa kết quả môn học tài chính kế toán tại trường đại học và kết quả của các môn
học liên quan đến kế toán mà sinh viên đã từng tham gia trước đây. Bằng phương
pháp ước lượng mô hình, họ đã tìm ra được rằng việc tham gia vào các khóa học
dự bị về kế toán sẽ giúp sinh viên có một kết quả tốt hơn trong môn học tài chính
kết toán tại trường đại học. Để củng cố giả thiết này, Robert Eskew và Robert
Faley còn đưa ra kết quả của Smith (1968) rằng nếu một sinh viên có kết quả khóa
học dự bị tốt thì sẽ có những điểm số cao tại trường đại học. Với một nghiên cứu
tương tự, Gordon Anderson (1994) cũng chỉ ra mối quan hệ dương giữa môn kinh
tế học và các môn học sinh viên học trước đó có liên quan đến tài chính, kế toán và
toán học. Kiểm định này càng được khẳng định hơn bởi một nghiên cứu mới hơn

của Hussein A. Hassan Al –Tamimi và Abdel Rahman Al Shayeb (2002) - một số
nhà nghiên cứu người các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Họ chỉ ra
mối quan hệ mật thiết giữa điểm số của môn tài chính tại trường đại học UAE và
kết quả của một số khóa học dự bị như kinh tế học, kế toán.


17

Với đặc điểm của chương trình học tại Việt Nam cũng như khả năng của
sinh viên trong nước, các trường đại học nước ta đã điều chỉnh nội dung của các
chương trình liên kết sao cho phù hợp nhất. Thường thì chương trình học chuyên
ngành sẽ áp dụng y chang tại nước bản địa nhưng được đẩy lên năm thứ hai.
Chương trình học năm thứ nhất sẽ đưa vào các môn học bổ sung kiến thức cơ bản
để học sinh bớt bỡ ngỡ với các môn chuyên ngành ở năm tiếp theo. Các môn học
bổ sung kiến thức này có mục đích không khác gì so với các khóa học dự bị tại
nước ngoài. Chính vì vậy, kết quả các môn hoc bổ sung kiến thức cũng ảnh hưởng
tới kết quả các môn chuyên ngành tại các chương trình liên kết đào tạo.
Tại các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, các trường đại học không chỉ
đưa vào năm học thứ nhất các môn bổ sung kiến thức, mà còn đưa thêm một môn
học rất quan trọng, đó là Tiếng Anh. Chủ yếu các chương trình liên kết đào tạo
quốc tế là sự kết hợp giữa một trường đại học trong nước và một trường đại học từ
các nước như Anh, Mỹ, Úc, vậy nên Tiếng Anh không chỉ là một môn học mà còn
là một điều kiện, một công cụ để các sinh viên có thể bước vào giai đoạn học
chuyên ngành. Do đặc điểm của chương trình đào tạo hoàn toàn bằng Tiếng Anh
nên việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ này có tầm ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả học
tập của sinh viên tại các chương trình học được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc
tế. Ngoài việc đưa môn Tiếng Anh vào chương trình đại học năm thứ nhất, các
chương trình liên kết còn đánh giá khả năng ngoại ngữ của sinh viên thông qua các
chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL. Vicki Feast, trong một nghiên cứu của
mình về tầm ảnh hưởng của điểm số IELTS tới kết quả học tập của sinh viên, được

thực hiện tại trường đại học Australia vào năm 2002 đã đặt vấn đề về khả năng tồn
tại một mối quan hệ mật thiết giữa kĩ năng tiếng Anh (thể hiện qua điểm số IELTS)
và kết quả học tập (thể hiện qua điểm trung bình các môn học). Bằng phương pháp
hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ thuận chiều giữa


18

hai biến nêu trên với hệ số tác động là 0.39 và hệ số t-score là 2.92. Năm 1989,
Deverell đã thực hiện một nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thành thạo Tiếng
Anh và kết quả học tập của sinh viên trường đại học South Pacific. Trong nghiên
cứu này, tác giả chỉ ra rằng những sinh viên kém trong khả năng sử dụng Tiếng
Anh chỉ có xác suất dưới 50% để có cơ hội vượt qua 10 môn ở mỗi năm học.
Một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ giữa kỹ năng sử dụng tiếng Anh và
kết quả học tập của sinh viên bậc đại học, tiến sĩ Dorothy A. Yen và tiến sĩ Joanne
Kuzma đã thực hiện một nghiên cứu mang tựa đề: căn cứ của việc dự đoán kết quả
học tập của sinh viên dựa trên điểm số IELTS. Hai tác giả đã đi tìm câu trả lời cho
câu giả thuyết: điểm số IELTS cao có dẫn tới một kết quả học tập tốt hơn? Nghiên
cứu trên được thực hiện trên 61 sinh viên đã thu được những kết quả không nằm
ngoài dự đoán. Mối quan hệ thuận chiều được chứng minh trong cả hai trường hợp:
giữa điểm số IELTS và điểm học tập trung bình năm thứ nhất với hệ số tác động là
0.46; điểm số IELTS và điểm học tập trung bình năm thứ hai với hệ số tác động là
0.25.
Như đã nhắc tới ở trên, nền tảng kiến thức sẵn có là rất quan trọng vì vậy kết
quả học tập chuyên ngành không chỉ bị ảnh hưởng bởi kết quả của năm học đầu
tiên (năm học dự bị), mà còn bị tác động bởi khả năng học tập của sinh viên tại cấp
trung học. Khả năng học tập là kết quả của cả một quá trình chứ không thể dễ dàng
có được chỉ trong một thời gian ngắn. Một sinh viên thể hiện không tốt tại bậc
trung học rất khó có thể đạt được một kết quả cao tại bậc đại học. Để đơn giản hóa
việc ước lượng mô hình và phân tích trong bài nghiên cứu, điểm cấp trung học của

sinh viên được tính là điểm trung bình của tất cả các môn của năm học cuối cùng
tại cấp trung học (GPA). Tuy nhiên cũng trong một số nghiên cứu trước đây, GPA
cũng có thể chỉ tính đến điểm toán và tiếng anh hoặc là điểm ghi nhận tại các khóa
học dự bị đại học.


19

Trong một bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của
khóa học tài chính kế toán đầu tiên tại trường đại học, Robert Eskew và Robert
Faley (1988) cho rằng những thành tích trong quá khứ có liên quan đến những
thành tích trong tương lai, cụ thể là kết quả học tập tại trường trung học ảnh hưởng
đến kết quả của các bài kiểm tra tại khóa học giới thiệu môn kế toán. Nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng nền tảng kiến thức tốt ở trường phổ thông sẽ giúp sinh viên
trong việc tổ chức việc học và phân tích tài liệu trong các khóa học tại trường đại
học.
Một nghiên cứu khác gần đây với nội dung tương tự, Gagan Kukreja (2013)
cũng chỉ ra rằng điểm trung bình tại trường phổ thông là một trong những yếu tố
được sử dụng nhiều nhất để phân tích kết quả học tập tại đại học và là nhân tố
quyết định để dự đoán thành tích của các tân sinh viên. Gagan Kukreja (2013) cũng
tìm ra được mối quan hệ dương giữa GPA và điểm ở các khóa học kế toán, điều
này có nghĩa là một sinh viên học tốt tại phổ thông có khả năng tiếp tục có một kết
quả tốt tại các môn học ở trường đại học.
Ở một nghiên cứu với phạm vi rộng hơn về các trường hợp của các biến tác
động đến thành tích của sinh viên, các tác giả đã ước lượng được mối quan hệ tích
cực giữa GPA và điểm các môn chuyên ngành tại trường đại học. (Borg, Mason
and Shapiro, 1989)
Không chỉ có vậy, một số nghiên cứu còn tìm ra mối liên hệ tương quan giữa
kiến thức, kĩ năng tính toán đối với kết quả học tập các môn chuyên ngành kinh tế
và tài chính bằng mô hình hồi quy. Mitchell (1988) và Anderson (1994) cho rằng

những sinh viên có nền tảng toán học vững chắc hoặc đã tham gia các khóa học
nâng cao kĩ năng tính toán sẽ học tập tốt hơn trong ngành kinh tế. Nhiều công trình
nghiên cứu khác, điển hình là Eskew and Faley (1988), Bartlett (1993), Gul and
Fong (1993), Rohde and Kavanagh (1996) và Didia and Hasnat (1998); cũng tìm ra


20

ảnh hưởng tích cực giữa kiến thức về toán học, thậm chí là hiểu biết về kinh tế học
trước khi bước vào môi trường chuyên ngành và kết quả học tập đại học của sinh
viên kinh tế. Họ khẳng định đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
kết quả học tập của sinh viên ngành kinh tế. Tương tự như vậy, trong một nghiên
cứu được thực hiện năm 1992, Brasfield, McCoy, and Milkman đã chỉ ra rằng sinh
viên sẽ có kết quả học tập môn kinh tế học tốt hơn nếu trước đó đã hoàn thành tốt
những khóa học liên quan đến toán. Trong nghiên cứu của Robert Eskew và Robert
Faley (1988) cũng đã đề cập rằng nhưng học sinh có tham gia vào những khóa học
liên quan đến toán và thống kê hoặc có điểm toán tại trường phổ thông tốt thì sẽ có
được nền tảng tốt hơn, có khả năng đạt được điểm số cao hơn ở môn học tài chính
kế toán tại đại học. Nghiên cứu này còn đưa ra một hiện trạng tại thời điểm bấy giờ
rằng: do chuyên ngành tài chính kế toán trở nên phổ biến, rất nhiều học sinh tốt
nghiệp phổ thông đăng ký học chuyên ngành này tại các trường đại học, do vậy rất
nhiều học sinh có xu hướng cố gắng, nỗ lực trong môn toán tại trường phổ thông.
Ngoài ra, số lượng khóa học toán và thống kê dành cho học sinh phổ thông cũng
được mở ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng vào thời điểm đó.
Bên cạnh đó, yếu tố liên quan tới tần suất đi học đã được chứng minh có mối
liên hệ mật thiết tới kết quả học tập của sinh viên qua nhiều nghiên cứu. Trong đề
tài nghiên cứu thực hiện vào năm 1987 trên 97 sinh viên đến từ chuyên ngành ngân
hàng – tài chính, bằng phương pháp OLS, K.H Park và M. Kers đã chứng minh
được sự tồn tại của một mối quan hệ nghịch giữa kết quả học tập và số buổi vắng
mặt của sinh viên với hệ số tác động -0.0622 ( phương sai: 0.0081).

Một nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn
học tài chính của hai tác giả Hussein A. Hassan Al –Tamimi và Abdel Rahman Al
Shayeb đến từ Trường đại học Shariah và UAE trên 275 sinh viên đến từ bốn
chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Thống kê và quản trị kinh doanh. Kết quả cũng đã


21

khẳng định lại mối quan hệ này với hệ số tác động 0.232 và hệ số t-score: 4.759.
Cũng trong nghiên cứu này, hai tác giả Hussein A. Hassan Al –Tamimi và Abdel
Rahman Al Shayeb đã chỉ ra một yếu tố khác có tác động rõ rệt tới kết quả học tập
của các sinh viên, đó chính là biến giới tính. Bằng phương pháp sử dụng biến giả
nhận giá trị là 1 nếu quan sát có giới tính nam và nhận giá trị là 0 nếu quan sát
mang giới tính nữ, kết quả của nghiên cứu đã cho thấy điểm số của các sinh viên
nam cao hơn các sinh viên nữ với hệ số 0.216 và hệ số t-score là 4.127. Vào năm
1987, các tác giả Mary Borg, Paul M. Masol và Stephen L. Shapiro cũng đã thực
hiện nghiên cứu trên 99 sinh viên đang theo học lớp nguyên lý kinh tế vĩ mô cũng
mang lại kết quả tương tự: các sinh viên nam có điểm trung bình cao hơn các sinh
viên nữ với hệ số 0.274 và hệ số t-score là 1.327.
Như vậy, qua các nghiên cứu tại các nước trên thế giới, có thể kết luận một
số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả các môn chuyên ngành tại bậc đại học như: điểm
tại các khóa học dự bị, khả năng thành thạo Tiếng Anh (dựa theo điểm số của các
chứng chỉ tiêu chuẩn Quốc tế), điểm trung bình tại cấp học phổ thông trung học,
khả năng tính toán (đối với một số chuyên ngành đặc thù như tài chính, kế toán,
ngân hang), ngoài ra còn có một số yếu tố khác như giới tính hay tần suất đi học
của sinh viên.
2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam thực hiện hoạt động tuyển sinh thông qua
các kì thi đại học được tổ chức hằng năm. Tất cả thí sinh tốt nghiệp trung học phổ
thông đều được tham dự kỳ thi này, không phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, dân tộc hay

quốc tịch. Điểm thi tuyển sẽ được công bố công khai. Các thí sinh nếu đạt từ điểm
chuẩn của trường đại học mình đăng ký sẽ được làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên,
để đảm bảo công bằng, một số đối tượng đặc biệt như con thương binh, liệt sỹ hay


22

người dân tộc thiểu số sẽ được nhận một số điểm ưu tiên nhất định vào tổng điểm
thi của mình.
Chính vì vậy, tính đến thời điểm bây giờ, hầu như không có nghiên cứu
được công bố nào về tầm ảnh hưởng của các tiêu chí tuyển sinh tới kết quả học tập
của sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong số các nghiên
cứu khoa học được thực hiện tại trường đại học KTQD trong năm học 2012 –
2013, một nhóm sinh viên đã thực hiện đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên IBD@NEU (Trần Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn
Ngọc Trâm, Nguyễn Hải Triều, Trần Huyền Châu, Phạm Thanh Thủy, 2013).
Trong nghiên cứu này, nhóm sinh viên đã chỉ ra rằng điểm Tiếng Anh cao và nền
tảng kiến thức kinh tế tốt là một lợi thế chứ không đảm bảo một kết quả học tốt ở
các môn chuyên ngành. Ngoài ra trong nghiên cứu này cũng có đề cập đến sự
tương tác đa chiều của một số yếu tố khác như thói quen học tập, môi trường học
tập hay các mối quan hệ bạn bè đến kết quả của các sinh viên đang theo học tại
IBD@NEU. Điểm hạn chế của nghiên cứu này là chỉ nghiên cứu trong phạm vi
sinh viên đang theo học chương trình IBD – ngành quản trị kinh doanh (một
chương trình đánh giá kết quả học tập theo tiểu chí – đã đề cập tại phần trên) tại
chương trình IBD@NEU, chính vì vậy các mối quan hệ của các nhân tố trong
nghiên cứu này chưa thật rõ ràng.


23


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỐ CHƯƠNG
TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ BẬC ĐẠI HỌC TẠI HÀ
NỘI
I. Giới thiệu chung
Đầu năm 2013, danh mục các chương trình liên kết đào tạo được Bộ GD&ĐT
phê duyệt đã được Cục Đào tạo nước ngoài công bố, cập nhật đến hết ngày mùng 2
tháng 3. Theo số liệu thống kê, hiện nay có 233 chương trình hợp tác quốc tế hợp
pháp ví dụ có thể kể đến các chương trình của: Đại học Bedfordshire hợp tác với
Trường Đại học Ngoại thương, Tập đoàn Giáo dục Tyndale (Singapore) liên kết
với Học viện Ngân Hàng hay chương trình IBD của ĐH KTQD liên kết với đại học
Sunderland và ĐHTH West of England.
1. Chương trình Cử nhân quốc tế tại ĐH KTQD (IBD@NEU)
Chương trình Cử nhân Quốc tế tại ĐH KTQD IBD@NEU được thành lập từ
năm 2005, do Viện Đào tạo quốc tế thuộc ĐH KTQD trực tiếp quản lý. Viện Đào
tạo quốc tế là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực quản lý các chương
trình hợp tác đào tạo cả bậc đại học và thạc sỹ. Đến nay Chương trình IBD đang
đào tạo khóa sinh viên thứ 10. Năm khóa sinh viên đầu tiên của Chương trình đã ra
trường với công việc ổn định, nhiều em đang làm việc cho những tập đoàn nước
ngoài có uy tín như KPMG, Ernst and Young, General Electrics v.v.. Hiện nay
đang có hơn 700 sinh viên học tập trong Chương trình, ở các ngành đào tạo là:
(i) Quản trị kinh doanh- hợp tác giữa trường Đại học Kinh tế Quốc dân và
trường Đại học Tổng hợp Sunderland, Vương quốc Anh (The University of
Sunderland); tổ chức Khảo thí và cấp bằng Edexcel, Vương quốc Anh. Sau khi
hoàn thành 3 năm học tại Việt Nam và nhận bằng Cao đẳng quốc gia Anh, sinh


24

viên có thể học tiếp tại Việt Nam lấy bằng của ĐHTH Sunderland hoặc chuyển tiếp
sang các trường đại học ở Anh, Úc, Mỹ để học tiếp năm cuối lấy bằng đại học.

(ii) Kinh tế học (Tiền tệ- Ngân hàng- Tài chính) và Ngân hàng-Tài chính hợp
tác giữa trường ĐH KTQD và ĐHTH West of England, Vương quốc Anh. Sinh
viên có thể học hoàn toàn tại Việt Nam để lấy bằng của ĐHTH West of England
hoặc chuyển tiếp sang trường này năm cuối.
Cũng như các chương trình LKĐTQT khác, mục tiêu đào tạo của Chương
trình IBD là đào tạo ra các cử nhân đạt chuẩn quốc tế, có thể làm việc trong môi
trường quốc tế nhờ được trang bị kiến thức chuyên môn theo các chuẩn mực của
các hệ thống đào tạo tiên tiến của các nước phát triển; có kỹ năng ngôn ngữ đáp
ứng được môi trường làm việc quốc tế; có thái độ và khả năng tư duy độc lập chủ
động. Thông điệp mà Chương trình đưa ra là “Tuổi trẻ là thời gian đẹp nhất của
mỗi người, khi trái tim tràn đầy nhiệt tình và hoài bão, khát khao kiến thức và
mong muốn cống hiến. Nhiệt tình cần được nuôi dưỡng, khát khao cần được đáp
ứng. Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
IBD@NEU đã được xây dựng xuất phát từ nhận thức đó. Chúng tôi mong muốn
đem đến cho các thế hệ trẻ cơ hội nhận được chương trình giáo dục tương xứng với
những năm tháng tuổi trẻ tươi mới và đầy khát khao khám phá, để họ có thể học
hỏi được nhiều nhất và cống hiến tốt nhất cho bản thân, gia đình và xã hội” (Tài
liệu tuyển sinh Chương trình IBD).
Chương trình đào tạo 4 năm, gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (Năm thứ nhất) - đào tạo tiếng Anh, Phương pháp học
tập, Kinh tế học cơ bản, Nhập môn toán kinh tế và một số môn bổ trợ khác; Mục
tiêu đào tạo của năm thứ nhất là trang bị cho sinh viên nền tảng về tiếng Anh,


25

phương pháp học tập cũng như những kiến thức chuyên môn cơ bản nhất để sinh
viên có thể học tập tốt nhất ở giai đoạn chuyên ngành sau đó.
- Giai đoạn 2: (3 năm) từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 - đào tạo tại Trường
Đại học KTQD theo chương trình của ĐHTH West of England (UWE), ngành

Kinh tê, ngành Ngân hàng-Tài chính; theo chương trình của ĐHTH Sunderland
ngành Quản trị Kinh doanh.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành chương trình năm thứ 3, sinh viên có thể
chuyển tiếp năm cuối tại ĐHTH West of England, ĐHTH Sunderland (Vương
quốc Anh) và một số trường đại học khác tại Anh, Úc, Mỹ.
2. Chương trình LKĐTQT của Học viện Ngân hàng
Chương trình LKĐTQT của Học viện Ngân hàng hợp tác với ĐHTH
Sunderland, Vương quốc Anh được thực hiện từ năm 2005, đến nay tuyển sinh
khóa thứ 8. Chương trình cũng có mô hình đào tạo tương đối giống với Chương
trình IBD@NEU ngành Quản trị Kinh doanh, do cùng được cấp bằng bởi ĐHTH
Sunderland. Ngành đào tạo của chương trình LKĐTQT tại Học viện Ngân hàng là
Tài chính - Ngân hàng.
Nội dung đào tạo cơ bản như sau:
Năm 1: Tiếng Anh, Tin học, Phương pháp học tập
- Năm 2 + 3: Chương trình cao đẳng quốc gia Anh BTEC-HND ngành Kinh
doanh (Business)
- Năm 4: Chương trình cử nhân Đại học Sunderland chuyên ngành Tài chính
Ngân hàng hoặc Quản lý tài chính kế toán và các khoá học bổ trợ về nghiệp vụ
Ngân hàng tại Việt Nam.


×