Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

LUẬN VĂN: Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.68 KB, 79 trang )















LUẬN VĂN:

Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao
thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay






















MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc, mang tính toàn
cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt các nước phát triển, nước đang
phát triển hay nước kém phát triển đều phải đương đầu và nó đã là thách thức lớn của cả
thế giới. Về kinh tế, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông hàng năm làm thiệt hại từ 1%
đến 3% GDP chi phí hàng năm của các nước đang phát triển, ước tính vào khoảng trên 100
tỷ USD.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung của các nước đang
phát triển, TNGT ở Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm và tính nghiêm trọng ngày
càng gia tăng (bình quân trên 13 nghìn người chết do TNGT và khoảng 29.000 ca chấn
thương so não/năm). TNGT luôn là nỗi ám ảnh trong đời sống xã hội và là một trong
những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước.
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được mối hiểm hoạ của tai nạn
giao thông, để kiềm chế và giảm thiểu TNGT Ban Bí thư TW, Chính phủ đã có nhiều văn
bản chỉ đạo để ban hành và sửa đổi luật, các nghị định quy định và thực hiện các biện pháp
cấp bách phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do ý thức chấp hành
luật của người tham gia giao thông thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ
và yếu kém, hiệu lực quản lý Nhà nước chưa cao.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng có hệ thống sông,
kênh đa dạng, mạng lưới giao thông thủy trãi rộng, nối liền các địa phương trong vùng đã
tạo nên một hệ thống giao thông thủy thuận tiện, hiệu quả. Đồng thời loại hình vận tải thủy

được xem là phương thức vận tải ưu việt và hiệu quả nhất vì giá cước rẻ, có thể vận
chuyển được các loại hàng hóa cồng kềnh quá khổ, siêu trường, siêu trọng mà hệ thống hạ
tầng đường bộ chưa đáp ứng được nên hoạt động vận tải đường thủy ở An Giang và Đồng
bằng sông Cửu Long hoạt động rất sôi động.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh An Giang đã huy động toàn bộ sức
mạnh hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc để triển khai và thực hiện tốt các luật của Quốc
hội, nghị định của chính phủ về đảm bảo ATGT, đặc biệt là giao thông đường thủy. Sau

hơn 03 năm triển khai thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An
Giang, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, tình hình trật tự an toàn giao thông
phần nào được cải thiện và đã hạn chế tới mức thấp nhất số vụ, số người chết do TNGT.
Tuy nhiên, hoạt động giao thông đường thủy vẫn còn nhiều bất cập, tai nạn giao thông tuy
có giảm về số vụ và số người chết nhưng chưa bền vững, đặc biệt là tình hình vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa có xu hướng ngày càng
tăng. Nguyên nhân cơ bản là tình trạng pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường thủy còn
nhiều điểm hạn chế. Điều này thể hiện trên các mặt sau đây: Hệ thống văn bản pháp qui
điều chỉnh lĩnh vực này tuy đã có tương đối đầy đủ, nhưng tính răn đe chưa cao và chưa
phù hợp với tình hình thực tế nên khó triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật còn hạn chế; cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải thủy trong thời gian dài
chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và tương xứng với vị trí quan trọng của ngành vận
tải thủy và tốc độ phát triển của hoạt động này; trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp
luật về giao thông của một số người khi tham gia giao thông vẫn còn thấp hoặc xem nhẹ;
công tác quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy
của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chưa thật sự hiệu quả; các vi phạm xảy ra
nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, pháp luật về giao thông đường thủy
không được chấp hành Hậu quả đã dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra làm chết người và
thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những giải pháp nhằm thiết
lập lại trật tự an toàn giao thông nói chung và giao thông đường thủy nói riêng, nhằm mục
tiêu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và trên hết là đảm bảo tính pháp chế XHCN

trong trong lĩnh vực giao thông ở tỉnh An Giang, tôi chọn đề tài "Pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay" để nghiên cứu
và viết luận văn Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề pháp chế XHCN và pháp chế XHCN trên một số lĩnh vực cụ thể đã có nhiều
công trình khoa học nghiên cứu. Tiêu biểu có các công trình như:
- "Tăng cường tính thống nhất của pháp chế, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật và chấp
hành pháp luật" của Đào Trí Úc, Tạp chí Cộng sản, tháng 3/1995.

- "Tác dụng của pháp chế đối với cách mạng văn hoá trong xây dựng nếp sống mới,
con người mới xã hội chủ nghĩa" của Ngô Bá Thành, Tạp chí Luật học, số 1/1995.
- Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động của lực lượng công an nhân dân
trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay", Luận án Phó Tiến sĩ Luật học
của Nguyễn Phùng Hồng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1994.
- "Tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước
ta hiện nay", luận án Phó tiến sĩ Luật học của Nguyễn Nhật Hùng, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
- "Tăng cường pháp chế XHCN về kinh tế trong quản lý nhà nước nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay", luận án Phó tiến sĩ Luật học của Quách Sỹ Hùng, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
- "Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động lập pháp lập qui ở nước ta hiện nay",
luận án tiến sĩ Luật học của Đỗ Ngọc Hải, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001.
- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xét xử các vụ án hình sự ở Nghệ An
hiện nay", luận văn thạc sĩ luật của Lê Văn Thảo, 2004, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh.
- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính ở
nước ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ luật của Đặng Thanh Sơn, 2003;
Trong lĩnh vực giao thông vận tải có các công trình như:
- "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
của lực lượng cảnh sát giao thông", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công an do Trần

Đào chủ trì - 1998;
- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước
ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ luật của Nguyễn Huy Bằng, 2001, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh
Những đề tài khoa học và các công trình khoa học đã được công bố trên đây liên quan
đến pháp chế XHCN đã nghiên cứu, đề cập đến một số vấn đề lý luận về pháp chế nói
chung, đồng thời cũng đã đề cập đến một số vấn đề pháp chế XHCN trên một số lĩnh vực
cụ thể. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tương
đối có hệ thống và toàn diện về "Pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thủy

ở tỉnh An Giang". Mặc dù vậy, các công trình khoa học nêu trên đều là tài liệu tham khảo
có giá trị để nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy, luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông
đường thủy;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông
đường thủy ở tỉnh An Giang thời gian qua;
- Đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh
vực giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay;
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong lĩnh vực giao thông thủy trên địa bàn tỉnh
An Giang, thời gian số liệu nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007 (trong đó tập trung vào
khoảng thời gian 03 năm kể từ khi Luật giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành
- từ 01/01/2005 đến năm 2007).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của nhà nước, kế thừa có chọn lọc hệ thống các công trình nghiên cứu có liên
quan về pháp chế XHCN.
- Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài luận văn sử dụng các
phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh để làm rõ những nội
dung nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp khoa học mới của luận văn
- Đưa ra khái niệm và các đặc trưng của pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông

đường thủy;
- Chỉ ra được thực trạng và nguyên nhân thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
lĩnh vực giao thông ở tỉnh An Giang;
- Đề xuất giải pháp bảo đảm pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thủy tỉnh An
Giang hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú thêm lý luận về pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực cụ thể - lĩnh vực giao thông đường thủy;
- Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trước hết, cho việc xây dựng, tổ chức, thực
thi pháp luật về giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang. Đồng thời là tài liệu tham khảo có
giá trị cho việc xây dựng chiến lược đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy và tăng
cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 8
mục.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY


1.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÁP
CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế XHCN là lĩnh vực được nghiên cứu khá toàn diện trong khoa học pháp lý của
các nước XHCN trước đây. Các công trình khoa học nghiên cứu về pháp chế XHCN một
mặt khẳng định các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về pháp chế; mặt khác phát triển
và làm phong phú thêm học thuyết Mác - Lênin về pháp chế XHCN.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp chế XHCN là một hiện tượng xã hội
phong phú và phức tạp. Nội hàm của khái niệm pháp chế rất rộng; trong các mối quan hệ khác
nhau pháp chế cũng có nội dung riêng của mình.
Ở Việt Nam hiện nay, qua các tài liệu đã được công bố cho thấy trong giới khoa học
còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm pháp chế. Sự khác nhau đó xuất phát từ
nhìn nhận, xem xét vấn đề pháp chế XHCN ở các góc độ khác nhau: pháp chế chung hay
pháp chế từng lĩnh vực cụ thể của xã hội; hiểu theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp. Chẳng
hạn:
- Khi nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ và thực hiện pháp luật thì pháp chế XHCN được
hiểu là đòi hỏi sự tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh của các chủ thể.
Như Từ điển tiếng Việt giải thích: "Pháp chế được hiểu là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh
Hiến pháp và pháp luật của mọi chủ thể các quan hệ pháp luật [32, tr.159]. Còn Từ điển
Luật học cho rằng: "Pháp chế là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến
pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công
dân" [21, tr.603]. Tài liệu nghiên cứu môn học lý luận chung nhà nước và pháp luật của
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh định nghĩa: Pháp chế XHCN là sự đòi hỏi các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, các cán bộ, công chức nhà nước
và mọi công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh pháp
luật.

- Khi nhấn mạnh yếu tố cơ sở cần phải có của pháp chế là pháp luật thì pháp chế được
hiểu là pháp luật trong cuộc sống của nó (trạng thái đang tác động vào đời sống xã hội của
pháp luật). Theo quan niệm này pháp chế chính là "pháp luật" nhưng không phải pháp luật

trên giấy mà "pháp luật đang sống" nghĩa là "ở trạng thái đang tác động vào đời sống xã
hội".
- Theo cách tiếp cận rộng hơn, GS TSKH Đào Trí Úc cho rằng "pháp chế là sự hiện
diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho
sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật, là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật
trong tổ chức hoạt động của Nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và đối với mọi công
dân" [33]. Theo đó, pháp chế gồm ba nội dung chủ yếu: sự hiện diện của một hệ thống
pháp luật; sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật trên cơ sở pháp luật và sự tuân thủ,
thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể.
Còn theo Giáo trình lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Trường Đại học Luật Hà
Nội thì khái niệm pháp chế được hiểu là: "một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị -
xã hội đặc biệt, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
nhân viên nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và
thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh triệt để và chính xác" [31, tr.524-525].
Theo quan niệm này, khái niệm pháp chế có nội hàm rộng, coi pháp chế là chế độ đặc
biệt của đời sống chính trị xã hội; chứa đựng tư tưởng tôn trọng pháp luật của các chủ
thể, đòi hỏi các chủ thể này phải chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác pháp
luật.
Theo quan điểm của chúng tôi, tất cả những quan niệm trên điều có chứa đựng nhân tố
cần thiết của pháp chế và có tính hợp lý nhất định. Tuy nhiên để đưa ra khái niệm pháp chế
đầy đủ cần hàm chứa các nội dung:
- Cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khoa học.
- Đòi hỏi sự chấp hành, thực thi nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác pháp luật của các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật.
Theo đó, pháp chế XHCN được hiểu là sự đòi hỏi các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã
hội được pháp luật điều chỉnh phải nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ và thực hiện đầy đủ, triệt
để, tự giác các quy định của pháp luật.

Với quan niệm pháp chế nêu trên, hoạt động pháp chế xã hội chủ nghĩa tập trung chủ
yếu vào 3 nội dung:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trách nhiệm của nhà nước là phải thường
xuyên quan tâm xây dựng pháp luật và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn chỉnh là cơ sở cho việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quá trình
đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới tương ứng về pháp luật, do đó nhiệm vụ thường xuyên
cập nhật và tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết; thể chế hóa kịp thời đường lối, chính
sách của Đảng thành pháp luật là phương hướng cơ bản và chủ yếu hiện nay của công tác
xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; thường xuyên rà soát để loại bỏ những quy
phạm pháp luật có nội dung chồng chéo và bổ sung quy phạm pháp luật mới; có kế hoạch
xây dựng pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
pháp lý, mở rộng hình thức để nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật để
phát huy dân chủ trong xây dựng pháp luật.
Tổ chức thực hiện pháp luật: Pháp chế đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh
tế, các tổ chức xã hội, cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân phải triệt để tuân theo
và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp luật. Đây là khâu khó khăn nhất, việc tổ
chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và biến pháp luật thành hoạt động
thực tiễn của nhân dân thông qua việc nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể, tăng
cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật và giải thích pháp luật để cho nhân dân hiểu và làm
theo pháp luật; chú trọng công tác đào tạo cán bộ pháp lý để có đủ trình độ; tổ chức và
kiện toàn lại các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan xây dựng pháp luật; trong từng thời kỳ
phải tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; tăng cường cơ sở vật chất trong việc thực
hiện pháp luật.
Đấu tranh kiên quyết, kịp thời với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm:
Pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm kỷ cương, duy trì trật tự pháp luật và trật tự
xã hội. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật
là vấn đề có tính nguyên tắc. Tính nghiêm minh của pháp luật hoàn toàn không phải ở
chỗ hình phạt nặng mà ở chỗ đã phạm tội thì không thoát khỏi sự trừng phạt, không
phân biệt vi phạm pháp luật nhỏ hay những vụ việc vi phạm pháp luật lớn gây nguy

hiểm cho xã hội. Để đấu tranh chống và phòng ngừa những vi phạm pháp luật và tội

phạm có hiệu quả cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đấu tranh kiên quyết
kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; kịp thời xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật dù là vi phạm nhỏ, không được bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật;
chống lại những hành vi bao che, nương nhẹ, nể nang.
1.1.2. Các nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng chỉ đạo thể hiện bản chất
và đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa và nó xuyên suốt trong cả quá trình vận động
của pháp chế xã hội chủ nghĩa, bao gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên qui mô toàn quốc: nghĩa là
pháp luật phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ, bảo đảm cho các
công dân ở mọi miền đều bình đẳng trước pháp luật; Pháp chế thống nhất trên qui mô
toàn quốc và chỉ có một nền pháp chế duy nhất, không có và không thể có pháp chế của
địa phương này hay pháp chế của địa phương khác. Đây là nguyên tắc bảo đảm tính
thống nhất của pháp luật, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật đó phát triển ngày càng
hoàn thiện.
Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật: nhằm bảo đảm tính
thống nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống pháp luật, các văn bản pháp luật
tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc và qui định lẫn nhau, Hiến pháp là văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, những văn bản qui phạm
pháp luật kể cả văn bản luật đều phụ thuộc vào Hiến pháp, các văn bản qui phạm pháp luật
của cấp dưới phải phù hợp Hiến pháp và pháp luật;
Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi người và không có ngoại lệ: tất cả các chủ thể
phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, đòi hỏi mọi chủ thể bình đẳng với nhau
trước pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý, không được có sự phân biệt đối xử giữa các
chủ thể. Pháp luật phải được triệt để tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, sự tuân theo và
chấp hành pháp luật là vô điều kiện.
Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý bắt buộc: Trách nhiệm pháp lý là bắt buộc đối với tất
cả những ai đã vi phạm pháp luật. Những người vi phạm pháp luật nhất định phải bị xử lý.
1.1.3. Điều kiện bảo đảm của pháp chế xã hội chủ nghĩa


- Điều kiện đầu tiên để pháp chế XHCN tồn tại là phải có hệ thống pháp luật đồng bộ
đầy đủ, vì pháp luật là tiền đề của pháp chế, không có pháp luật sẽ không có pháp chế và
ngược lại, nếu không có pháp chế thì pháp luật sẽ không phát huy được hiệu quả, không
điều chỉnh được những quan hệ xã hội, dẫn đến pháp luật chỉ nằm trên giấy.
- Một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan đối với việc bảo đảm
pháp chế xã hội chủ nghĩa là ý thức pháp luật, nếu không có ý thức pháp luật và am hiểu
pháp luật thì không thể tự giác tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, cũng như không thể
áp dụng đúng pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Để có ý thức pháp luật cần
phải tiến hành giáo dục và tuyên truyền pháp luật cho tất cả các đối tượng có liên quan
được pháp luật điều chỉnh, đây là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
quần chúng từ trung ương đến cơ sở.
- Việc tổ chức thực hiện pháp luật và hướng dẫn xã hội thực hiện pháp luật đòi hỏi phải
có bộ máy được tổ chức khoa học và con người có đủ trình độ để đủ sức đảm đương nhiệm
vụ một cách có hiệu quả nhất. Hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật phụ thuộc rất
lớn vào yếu tố này, vì nếu bộ máy không được tổ chức khoa học, con người thiếu trình độ
và nhiệt tình thì pháp luật sẽ không được thực hiện đến nơi, đến chốn vì thiếu đi việc kiểm
tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng không thể được củng cố và tăng cường
nếu thiếu đi tính dân chủ. Bởi vì, chính pháp chế là bảo đảm vững chắc để duy trì và
thực hiện những nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng tính tổ chức kỷ luật,
thiết lập kỷ cương xã hội và công bằng xã hội. Thực hiện dân chủ sẽ đảm bảo cho mọi
người tự giác tuân thủ thực hiện pháp luật và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp
luật và tội phạm.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CỦA PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
1.2.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
Để tìm hiểu khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy,
trước tiên cần tìm hiểu các khái niệm về lĩnh vực đường thủy.
1.2.1.1. Một số khái niệm về lĩnh vực đường thủy


- Khái niệm về hoạt động giao thông đường thủy:
Hoạt động giao thông là quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình vận động của con
người và phương tiện, hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thủy bao gồm:
Hoạt động của phương tiện thủy: là hoạt động của các tàu, bè, bến, cảng, phương
tiện khai thác nguồn lợi thủy sản và tài nguyên dưới lòng sông (bao gồm cả phương
tiện không gắn động cơ và phương tiện có gắn động cơ).
Hoạt động của người điều khiển phương tiện (người lái phương tiện) là người trực
tiếp điều khiển (người lái tàu, thuyền) phương tiện và những người tham gia điều khiển
phương tiện (thủy thủ, thợ máy, hoa tiêu, phục vụ );
Hoạt động của hành khách: là những người cùng tham gia giao thông nhưng với tư
cách là người được chuyên chở bởi phương tiện và người điều khiển phương tiện;
Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động sử dụng, xây dựng và khai thác giao thông đường thủy; hoạt động bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường thủy.
Vì vậy, hoạt động giao thông đường thủy bao gồm tất cả các quan hệ giữa người,
phương tiện liên quan đến giao thông đường thuỷ, nó mang tính xã hội cao, liên quan tới mọi
tổ chức, cá nhân tham gia giao thông và nhiều cấp, nhiều ngành trải dài trên mọi tuyến sông,
kênh, ven vịnh và đường ra đảo
Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, tại khoản 1, điều 3 có qui định
về hoạt động giao thông đường thủy nội địa như sau: Hoạt động giao thông đường thủy nội
địa là hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông, vận tải đường thủy nội địa;
qui hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy
nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa [20].
- Khái niệm về tai nạn giao thông đường thủy:
Tai nạn giao thông là một hiện tượng xã hội xuất hiện trong quá trình hoạt động
giao thông vận tải của con người. Thuật ngữ tai nạn giao thông hiện nay được sử dụng
rộng rãi trong phạm vi toàn cầu, song do mang đặc tính xã hội sâu sắc, tình trạng tai nạn
giao thông ở mỗi quốc gia có những biểu hiện khác nhau. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào
các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, trình độ tổ chức quản lý của từng quốc gia.
Thuật ngữ tai nạn giao thông ở nước ta được định nghĩa cũng đa dạng, chưa thống


nhất, có thể khái quát thành các loại sau:
Theo Từ điển bách khoa toàn thư: Tai nạn giao thông là việc xảy ra ngoài ý muốn chủ
quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường, trên
tuyến giao thông do vi phạm các quy tắc an toàn đã gây ra thiệt hại nhất định cho người
và tài sản.
Theo một số nghiên cứu, tai nạn giao thông là tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông
gây thiệt hại cho người và tài sản ngoài ý muốn chủ quan của người gây tai nạn.
Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông hoạt động
trên đường, tuyến giao thông công cộng hoặc địa bàn công cộng gây thiệt hại về sức khoẻ
và tính mạng con người hoặc tài sản. Tai nạn giao thông được mô tả như một biến cố, một
sự việc xảy ra một cách bất ngờ, không dự liệu, có tính may rủi và không tránh được việc
dẫn đến một hậu quả không hay, không mong muốn đã xảy ra.
Từ những khái niệm về tai nạn giao thông, có thể hiểu tai nạn giao thông đường thủy
là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nó xảy ra, khi các đối
tượng tham gia giao thông thủy đang hoạt động trên đường giao thông thủy, đường
chuyên dùng hoặc ở một địa bàn giao thông thủy công cộng, nhưng do chủ quan, vi
phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất
không kịp phòng tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khoẻ
con người hoặc tài sản.
(Đường giao thông thủy công cộng, địa bàn giao thông công cộng: là các tuyến sông,
kênh, hồ mà ở đó mọi người có thể tham gia giao thông; Đường chuyên dùng: là đường
vào bến cảng, âu luồng bốc dỡ hàng hóa ).
1.2.1.2. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì pháp chế XHCN có những nội
dung đặc trưng riêng, cụ thể và tạo thành pháp chế trong lĩnh vực ấy. Vì vậy, trong lĩnh
vực giao thông đường thuỷ, pháp chế cũng có những nội dung đặc trưng riêng của mình.
Mặc dù vậy, pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ không tồn tại độc lập
tuyệt đối và tách rời pháp chế XHCN nói chung; mà còn là bộ phận cấu thành hệ thống
thống nhất của pháp chế. Bởi vậy, khi xem xét khái niệm pháp chế trong lĩnh vực giao

thông đường thuỷ có thể tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau như:

- Không đưa khái niệm pháp chế XHCN vào lĩnh vực giao thông đường thuỷ vì pháp
chế XHCN là thống nhất và chỉ có một pháp chế mà thôi. Pháp chế XHCN trong lĩnh vực
giao thông đường thuỷ là biểu hiện cụ thể của pháp chế XHCN nói chung. Nếu theo cách
tiếp cận này thì chỉ cần nghiên cứu các chủ thể tham gia hoạt động giao thông đường
thuỷ thực hiện pháp luật về giao thông đường thuỷ như thế nào. Từ đó có các giải pháp
tác động tích cực để các chủ thể thực hiện các hành vi của mình phù hợp với yêu cầu của
pháp luật thì được hiểu là pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ. Với
cách hiểu như vậy, không hàm chứa đầy đủ được nội hàm của pháp chế XHCN.
- Với cách tiếp cận cho rằng, việc hình thành pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao
thông đường thuỷ là việc đưa thêm nội dung mới vào nội hàm của pháp chế XHCN nói
chung. Cách tiếp cận này không phá vỡ nội hàm của pháp chế chung mà còn bổ sung làm
phong phú thêm khái niệm pháp chế XHCN trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tính
thống nhất của pháp chế XHCN luôn được đảm bảo.
Từ những phân tích trên đây có thể hiểu pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông
đường thuỷ như sau:
Pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ là một bộ phận cấu thành pháp
chế XHCN, trong đó Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ các quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ bằng pháp luật. Đòi hỏi tất cả các cơ quan
nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức kinh tế,
các cán bộ công chức, viên chức nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng tuân
thủ và thực hiện nghiêm chỉnh triệt để, tự giác pháp luật về giao thông đường thuỷ.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường thuỷ đều phải được phát hiện và xử
lý nghiêm.
Từ khái niệm trên cho thấy, hoạt động pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông
đường thuỷ bao gồm:
- Xây dựng và ban hành hệ thống đồng bộ, toàn diện pháp luật giao thông đường thuỷ.
- Tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường thuỷ.
- Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường thuỷ.

1.2.2. Đặc trưng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
Với tư cách là bộ phận cấu thành pháp chế XHCN, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong

lĩnh vực giao thông đường thủy có những đặc trưng sau:
- Một là, pháp chế XHXN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ được quy định bởi các
quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ do nhiều chủ thể có thẩm quyền
ban hành. Giao thông đường thuỷ là lĩnh vực chuyên ngành nên các văn bản qui phạm
pháp luật là do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải;
các Bộ ngành khác tham gia với tư cách có liên quan Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên
& Môi trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ xây dựng ban hành, cụ thể:
Quốc Hội: ban hành Luật Giao thông đường thủy nội địa, là văn bản qui phạm pháp
luật chủ yếu để điều chỉnh các hoạt động về giao thông đường thủy nội địa;
Chính phủ: ban hành các Nghị định qui định chi tiết hướng dẫn thực hiện Luật Giao
thông đường thủy nội địa, qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường thủy nội địa. Tính đến hết năm 2007, Chính phủ đã ban hành 07 Nghị định
qui định và hướng dẫn thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa và nhiều văn bản qui
phạm pháp luật có liên quan; phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển luồng, bến bãi,
đội tàu
Bộ Giao thông Vận tải: ban hành các văn bản qui phạm pháp luật như hướng dẫn triển
khai thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa và Nghị định của Chính phủ, ban hành
các quyết định về qui chế, qui định chế độ, qui tắc hoạt động cho người và phương tiện
liên quan đến giao thông đường thủy thủy nội địa.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản mang tính chất qui phạm pháp luật
trong phạm vi cho phép như: Quyết định về việc công bố danh mục đường thủy nội địa
trên địa bàn do cấp tỉnh, huyện quản lý; cấm lưu thông hặc hạn chế lưu thông trên các
tuyến sống, kênh do tỉnh quản lý; qui hoạch vùng nuôi, trồng, đánh bắt thủy sản, vùng
nước được phép khai thác tài nguyên khoáng sản
- Hai là, về hoạt động áp dụng pháp luật, do đây là lĩnh vực chuyên ngành nên việc áp
dụng pháp luật giao thông đường thủy chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành về giao thông đường thủy thực hiện, bao gồm: lực lượng thanh tra giao thông đường

thủy, cảnh sát giao thông đường thủy, cảng vụ, cơ quan quản lý đường sông, đăng kiểm
thủy.
- Ba là, về thẩm quyền xử phạt, do tính chất của các vi phạm trong lĩnh vực giao thông

đường thủy chủ yếu là vi phạm hành chính, nên thẩm quyền xử phạt căn cứ theo Pháp lệnh
về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chủ yếu vẫn là thủ trưởng các lực lượng lực lượng
thanh tra giao thông đường thủy, cảnh sát giao thông đường thủy, cảng vụ, cơ quan quản lý
đường sông, đăng kiểm thủy; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND
tỉnh.
1.2.3. Nội dung hoạt động pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông
đường thủy
- Chất lượng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy phụ
thuộc vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan về giao thông đường thủy,
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, pháp luật liên quan về giao thông đường thủy là
tiền đề để thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy. Do
đó hệ thống văn bản qui phạm pháp luật là hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà
nước chuyên ngành và mọi hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ, trong đó
bao hàm các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Do
đó phải chú trọng và đặc biệt quan tâm đếm công tác xây dựng hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật để tạo ra khung pháp lý đủ sức bắt buộc mọi chủ thể tham gia vào hoạt
động giao thông đường thủy phải chấp hành nghiêm.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường thủy, đây là một yếu tố không thể
thiếu trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường
thủy, việc tổ chức thực hiện pháp luật là đưa pháp luật vào cuộc sống xã hội, để có một
nền pháp chế hiệu quả thì pháp luật về giao thông đường thủy cần phải được tôn trọng và
các hoạt động liên quan đến giao thông đường thủy phải được thực hiện đúng pháp luật.
Do đó, để pháp luật về giao thông đường thủy được tổ chức thực hiện một cách khoa học
và có hiệu quả thì phải đưa pháp luật về giao thông đường thủy thật sự đi vào cuộc sống.
Muốn vậy, công tác giáo dục tuyên truyền phải được thực hiện một cách đồng bộ, có chất
chất lượng sao cho tất cả tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan đến giao

thông đường thủy luôn có ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành nghiêm pháp luật giao
thông thủy.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật giao thông
đường thủy và kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các vi phạm pháp

luật về giao thông đường thủy cũng là một trong những nội dung hết sức quan trọng.
Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường thủy phải chấp hành
trước tiên pháp luật về giao thông đường thủy, bảo đảm việc thực hiện và áp dụng pháp
luật về giao thông đường thủy luôn được dân chủ; cán bộ thừa hành nhiệm vụ, người
được trao quyền phải nghiêm túc thực hiện việc phát hiện, xử lý kịp thời đối với các vi
phạm, kiên quyết chống lại các hành vi bao che, nương nhẹ do nể nang để bảo vệ tính
nghiêm minh của pháp luật. Thực hiện tốt nội dung này sự tuân thủ pháp luật trong xã
hội sẽ được tăng cường, pháp chế sẽ luôn được bảo đảm.
1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
1.3.1. Điều kiện chính trị tư tưởng
Do tai nạn giao thông là có thể phòng và tránh được nên yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động giao thông đường thủy là ý thức của chủ thể, nó phụ thuộc rất
nhiều vào ý thức chủ quan của từng chủ thể khi tham gia các hoạt động giao thông.
Người tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông và cơ sở hạ tầng chuyên
ngành đường thủy phải thực hiện đúng và đầy đủ các qui tắc, qui định trong hoạt động
giao thông đường thủy nội địa.
Vì vậy, việc hiểu biết và ý thức tôn trọng, tự giác chấp pháp luật khi tham gia các hoạt
động giao thông đường thủy là hết sức cần thiết. Tuy nhiên đây là hai vế của vấn đề, việc
giáo dục cho tất các chủ thể nắm bắt về pháp luật giao thông đường thủy là công việc khó
khăn và chưa đủ, công việc khó khăn hơn là tuyên truyền cho những người đã nắm bắt có
ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia vào các hoạt động giao thông đường thủy.
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện pháp chế, những chủ thể
có trình độ văn hóa thường có ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành nghiêm các qui định
của pháp luật về giao thông đường thủy hơn, vì trình độ dân trí cao là cơ sở để hình thành

và nâng cao nhận thức về pháp luật của chủ thể; Một khi đã nhận thức được vấn đề thì tính
răn đe của pháp luật sẽ tác động đến tâm lý của chủ thể khi tham gia hoạt động giao thông
đường thủy một các nghiêm túc.
1.3.2. Điều kiện pháp lý
Điều kiện tiên quyết là phải có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông

thủy đồng bộ, có tính khả thi cao, theo đúng đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng
và Chính phủ tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành và mọi
hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ, trong đó bao hàm các quy định pháp luật
về bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Đồng thời để bảo đảm được pháp chế phải bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn
bản qui phạm pháp luật về giao thông đường thủy, không được chồng chéo và có hiệu lực
thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ thì việc xây dựng và ban hành văn bản pháp luật mới
phải tuân thủ các nguyên tắc và trình tự nhất định và phải phù hợp với Hiến pháp và pháp
luật. Bên cạnh việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật mới, cần phải thường xuyên rà
soát các văn bản pháp luật hiện hành, để xem xét xóa bỏ, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
với các chủ trương, chính sách của Đảng từ đó tạo thành hệ thống và hoàn chỉnh làm cơ sở
pháp lý vững chắc bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Tất cả mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy phải được xử lý kịp
thời, nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật, kiên quyết không bỏ qua hay dung
túng các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy, nhằm giáo dục cho mọi
người tham gia vào hoạt động giao thông đường thủy nhận thức và có ý thức tự giác tuân
thủ pháp luật.
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bảo
đảm pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường thủy.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng: cơ quan quản lý nhà nước việc thực hiện qui hoạch,
xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường thủy hoàn chỉnh, để các chủ thể tuân thủ và
chấp hành nghiêm pháp luật khi tham gia hoạt động giao thông thủy thì luồng lạch, bến

bãi, hệ thống phao tiêu tín hiệu phải được bảo đảm đầy đủ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
Thực hiện việc tổ chức đào tạo, quản lý người điều khiển và phương tiện khi tham gia
hoạt động giao thông đường thủy một các khoa học và hiệu quả, nhất là đối với các
phương tiện thủy phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Xây dựng chiến lược phát triển phương tiện: có kế hoạch để định hướng và phát triển
phương tiện vận tải thủy theo hướng an toàn hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng

tăng cao.
Tiểu kết chương 1
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, loại hình vận tải thủy với tính ưu việt do
giá thành rẻ và ít bị hạn chế bởi giới hạn về khối lượng và trọng lượng của hàng hóa vận
chuyển, cộng với đặc thù của điều kiện sống gắn với vùng sông nước nên ở địa bàn vùng
đồng bằng sông Cửu Long loại hình vận tải thủy có sự phát triển hơn ở những địa bàn
khác. Chính vì đây là loại hình vận chuyển phổ biến và có sức ảnh hưởng rất đến đời sống
xã hội của nhân dân tại khu vực này như vậy, nên đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người dân hoạt
động trong lĩnh vực vận tải thủy này làm thước đo chuẩn mực trong xử sự, đồng thời cũng
làm cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường thủy, nhằm mục đích bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy, phòng
ngừa và hạn chế đến mức thấp những thiệt hại về người và tài sản khi có tai nạn giao thông
thủy xảy ra. Vì vậy, vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường
thủy tại tỉnh An Giang cần phải được hết sức quan tâm. Mặt khác, ý nghĩa to lớn trong việc
tăng cường pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang còn là phương
pháp giúp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường thủy, từng
bước nâng nhận thức của nhân dân về pháp luật giao thông nói chung nhằm tạo ra mối
quan hệ xã hội tiên tiến.

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LĨNH VỰC GIAO
THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở TỈNH AN GIANG


2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẶC ĐIỂM Ý THỨC PHÁP LUẬT,
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH
PHÁP CHẾ TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở TỈNH AN GIANG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu do phù sa của hai nhánh sông
Tiền và sông Hậu thuộc hạ lưu sông MêKông bồi đắp, chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu
nóng ẩm quanh năm, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa - tương ứng với nó là
mùa khô và mùa nước nổi (mùa lũ). An Giang là tỉnh đồng bằng thuộc vùng đầu nguồn hệ
thống sông Cửu Long với dân số 2,283 triệu người, có diện tích tự nhiên là 3.424 km
2
; Địa
hình An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri
Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi.
- Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu
dài của phù sa sông Mê Kông, với các đặc trưng cơ bản sau đây:
Độ nghiêng nhỏ và theo 2 hướng chính. Hướng từ biên giới Việt Nam –
Campuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang.
Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chia thành 3 cấp chính. Cao từ 3m00
trở lên nằm ở ven sông Hậu, sông Tiền và các khu vực đất thổ cư hoặc bờ kênh đào.
Cao từ 1m50 đến 3m00 nằm ở khu giữa sông Tiền, sông Hậu. Cao dưới 1m50 phổ biến
nhất ở phía hữu ngạn sông Hậu.
Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ. Đó là, dạng
cồn bãi (cù lao), dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong đồng), dạng
hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội đồng đến tận ranh giới tỉnh Kiên
Giang) và dạng gợn sóng (dạng phụ - gọi là xép và rạch tự nhiên bị bồi lấp).
Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm 2 kiểu: kiểu sườn tích và kiểu đồng
bằng phù sa cổ; Đồng bằng ven núi kiểu sườn tích hình thành trong quá trình phong hóa và
xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy lũ


theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày mà thành, có đặc tính
hẹp, nghiêng từ 2° đến 5° và có độ cao từ 5m đến 10m; Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ
có nguồn gốc từ phù sa sông, với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau.
Mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như không có độ nghiêng. Chênh lệch độ cao giữa các
bậc thang thường dao động từ 1m đến 5m.
An Giang là tỉnh biên giới giáp với Campuchia và là tỉnh đầu nguồn của sông Tiền và
sông Hậu. Ngoài hai sông chính là hệ thống sông nhánh và kênh rạch chằng chịt, dòng
chảy chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên có hai con nước là nước ròng và nước
lớn, mùa mưa chịu ảnh hưởng của lũ sông Tiền và sông Hậu nước chảy một chiều ra biển
(mùa nước đổ). An Giang có hệ thống đường thủy nội địa có chiều dài khoảng 2.550,2Km
(tương đương 74% so với tổng chiều dài đường bộ của cả tỉnh), trong đó: Trung ương
quản lý 14 tuyến sông với tổng chiều dài 361 km; do tỉnh quản lý 22 tuyến với 512,3Km,
còn lại hệ hống các kênh rạch chằng chịt nối liền nhau có chiều dài 1.542,9 Km do các
huyện, thị xã, thành phố quản lý. Vận tải thủy nội địa rất thuận lợi nối liền các tỉnh thành
trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là với nước bạn Campuchia.
Tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiểu động nhiệt đới hoạt động gây
mưa to và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và hạ lưu sông Mê
Kông. Vào thời gian này, trên địa bàn An Giang do nước sông còn chảy gọn trong lòng
chính nên khả năng tập trung lũ nhanh, làm xuất hiện các trận lũ đầu mùa dọc sông Tiền và
sông Hậu lên với cường suất từ 10cm/ngày đến 20cm/ngày, biên độ lũ có năm lên tới
2m50. Khi đạt tới đỉnh lũ đầu mùa, mực nước 2 sông xuống chậm trong khoảng 10 đến 15
ngày với biên độ xuống xấp xỉ 1m, rồi tiếp tục lên cho tới khi đạt đỉnh lũ, khi lũ đã đạt
đỉnh thì không còn phân biệt đâu là sông, kênh, đồng bằng hiện tượng này địa phương
gọi là lũ tràn đồng, hầu hết diện tích đất nông nghiệp đều chìm trong biển nước.
Độ dốc lũ và cường suất lũ: Trên địa bàn An Giang, nhìn chung là vào đầu mùa mưa
nước sông lên nhanh, độ dốc lũ và cường suất lũ lớn nhất năm thường xuất hiện vào thời
kỳ này. Độ dốc lũ lớn nhất có thể đạt 5cm/km đối với sông Tiền và 4cm/km đối với sông
Hậu và khá ổn định qua từng năm. Trong khi đó, cường suất lũ lớn nhất không ổn định,
dao động từ 17cm/ngày đến 36cm/ngày cho cả 2 sông Tiền và sông Hậu (chỉ xuất hiện từ 1
đến 2 ngày). Rồi lũ tiếp tục lên chảy tràn vào các vùng trũng thì độ dốc lũ và cường suất lũ


giảm dần, sau đó giữ mức ổn định từ 2cm/ngày đến 4cm/ngày cho đến đỉnh lũ lớn nhất
năm.
Lũ về, hoạt động giao thông đường thủy tăng lên, kể cả buôn lậu đường thủy tốc độ
cao, hoạt động đánh bắt thủy sản cũng trở nên sôi động hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ
rất lớn về tai nạn giao thông đường thủy do cường độ dòng chảy xiết tăng dần theo mực
nước và không thể phân biệt được đâu là luồng đi chính.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Thế mạnh của tỉnh An Giang về kinh tế là nông - lâm - thủy sản, khu vực này chiếm tỷ
trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (34,56%), giá trị sản xuất của khu vực này chủ
yếu dựa vào cây lúa và con cá; khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm
và thấp (12,78%), ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo nhìn chung chưa tạo được sản
phẩm đáng kể, chủ yếu là công nghiệp chế biến, mặt hàng chủ lực của tỉnh là chế biến
nông thủy sản; bước vào thời kỳ hội nhập khu vực dịch vụ là khu vực chiếm tỷ trọng cao
(52,66%) và có mức tăng trưởng nhanh, đóng góp rất nhiều vào tốc độ phát triển của tỉnh
;
tăng trưởng GDP bình quân trong năm 2007 đạt 13,63%
; Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh
vẫn dựa vào các mặt hàng chiến lược thế mạnh như: gạo, cá và các mặt hàng rau củ nông
nghiệp (chiếm 89% giá trị).
Thu nhập GDP bình quân đầu người tăng nhanh qua các
năm (bình quân tăng trên 2 triệu đồng/người/năm), năm 2007 đạt 11,37 triệu
đồng/năm. Đặc điểm ở An Giang là các lĩnh vực kinh tế đều gắn chặt với giao thông
thủy vì giá cước vận tải thấp và thuận lợi hơn so với giao thông đường bộ, do cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ có tải trọng thấp, hệ thống cầu đường chưa đồng bộ và giá
cước vận tải cao hơn.
An Giang là vùng sông nước, mùa lũ về đem lại khá nhiều nguồn lợi cho nhân dân
trong vùng, người dân có thể tận dụng mùa lũ để tiến hành đánh bắt, nuôi, trồng các loại
thủy sản. Hoạt động đánh bắt nguồn lợi tự nhiên từ sông ngòi, kênh rạch đem lại thu nhập

không nhỏ cho người dân. Hàng năm nhân dân đánh bắt được trên 52.000 tấn cá tôm các
loại, nhiều nhất là vào mùa lũ lụt (từ tháng 7 đến tháng 11 Âl) tôm, cá từ Sông Mê Kông
và vùng Biển Hồ từ Campuchia tràn về.
Mặt khác, nghề nuôi trồng thủy sản, thủy cầm (chủ yếu là cá tra, basa, vịt đàn) cũng

hình thành từ rất lâu đời. Chiếc bè nuôi cá ở An Giang vừa là nhà ở vừa là cơ sở sản xuất,
các làng bè mọc san sát nhau song song với nhà ở dọc theo các bờ sông, hiện trên địa bàn
có 2.591 lồng bè nuôi cá các loại. Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản phát triển
mạnh, ngoài việc nuôi cá bè người dân đã tận dụng tối đa các bãi cạn, đất lang bồi ven
sông lập đăng quầng để nuôi cá, hoạt động này đã đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho
nhân dân trong vùng. Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp thì hiện nay đã có tổng diện
tích 3.038 ha mặt nước dùng để nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản nuôi hàng năm thu
hoạch khoảng 264.000 tấn cá các loại.
Hoạt động khai thác tài nguyên trên các sông Tiền và Sông Hậu ngày càng tăng, tài
nguyên chủ yếu được khai thác tại đây là cát sông (cát đen dùng trong san lấp mặt bằng,
cát vàng dùng trong xây dựng công trình nhà ở), theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân
tỉnh hàng năm sản lượng cát sông được phép khai thác là 2 triệu m
3
để phục vụ nhu cầu
xây dựng của tỉnh và các vùng lân cận. Tuy nhiên, do đặc thù các mỏ cát có vị trí nằm ở
giữa lòng sông, nên hoạt động này nếu không được quản lý chặt chẽ, rất dễ xảy ra tình
trạng khai thác không đúng vị trí, tọa độ cho phép sẽ gây cản trở đến hoạt động của các
phương tiện thủy khác.
2.1.2.2. Đặc điểm cư trú
An Giang là vùng đầu nguồn, cộng với độ cao thấp và chịu ảnh hưởng nước lũ lụt hàng
năm, nên để có đường giao thông, hầu hết phải đào kênh để lấy đất đắp đường cao hơn
mực nước lũ. Mặt khác, ở An Giang không thể dùng nước giếng, vì phải đào sâu từ 70 -
80m mới có nước ngọt không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, chi phí tốn kém nhiều. Do vậy,
đặc điểm cư trú và sinh sống của người dân là cất nhà trên cọc (nhà sàn), mặt nhà quay ra
đường hoặc bờ sông để tiện cho việc đi lại và có nước ngọt sinh hoạt. Hiện ở An Giang có

trên 15.000 hộ còn cất nhà trên sông, rạch, bờ sông cần phải giải tỏa. Hình thức cư trú nầy
tuy rất thuận tiện cho việc đi lại đường bộ và đường thủy, đồng thời thuận lợi hơn cho việc
đánh bắt thủy sản phục vụ đời sống hàng ngày, nhưng cũng ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều
đến giao thông thủy.
Ngoài ra, ở An Giang phần lớn các thị trấn, thị tứ, chợ đều có vị trí nằm cặp trên trục
giao thông thủy, bộ, "trên xe, dưới thuyền" rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa,
nhất là vận chuyển đường thủy, tạo ra cảnh ghe, thuyền đậu san sát bên nhau ở các chợ, và

nhiều nơi hình thành kiểu cư trú mới là "làng nổi" trên sông, "chợ nổi" trên sông.
Tất cả những đặc điểm nói trên làm cho giao thông thủy ở An Giang phát triển nhộn
nhịp, nhưng nó hàm chứa cả những trở ngại, cản trở giao thông thủy đó là việc lấn chiếm
hành lang bảo vệ luồng và luồng chạy tàu.
Do ở An Giang hệ thống sông, rạch chằng chịt nên hầu hết các xã, thị trấn đều có bến
khách ngang sông phục vụ việc đi lại của nhân dân, các bến này đã được hình thành từ rất
lâu. Hoạt động của các bến khách ngang sông này có ảnh hưởng rất lớn và gắn liền với
hoạt động đi lại hàng ngày của nhân dân.
Nhìn chung, hoạt động khai thác bến khách
ngang sông trên địa bàn đã đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân một cách nhanh
chóng và thuận lợi. Tuy nhiên, đặc điểm cư trú và sinh hoạt sông nước của người dân
đã tạo ra áp lực đối với việc tổ chức thực hiện qui định của pháp luật về giao thông
thủy, bảo đảm trật tự an toàn giao thông thủy, phòng chống tai nạn giao thông thủy.
2.1.2.3. Đặc điểm ý thức pháp luật của nhân dân
Ý thức pháp luật về an toàn giao thông là trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân về
giao thông. Hiểu biết của nhân dân ở đây được hiểu là hiểu biết của mọi người về qui tắc
giao thông, qui tắc ứng xử khi đi lại, khi gặp biển báo, tín hiệu giao thông, hiểu biết và
nhận thức về sự an toàn hoặc sự nguy hiểm khi điều khiển phương tiện và tham gia các
hoạt động giao thông thủy, hiểu biết về quyền cũng như nghĩa vụ khi tham gia giao thông;
hiểu biết ở đây được hiểu là hiểu biết tường tận, thấu đáo, hiểu biết để hành động. Nhận
thức, hiểu biết của nhân dân có vai trò rất quan trọng trong bảo đảm an toàn giao thông, vì
nó quyết định thái độ, hành vi ứng xử của người dân nói chung, của người tham gia giao

thông nói riêng.
Xét về góc độ lịch sử, An Giang là vùng có nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa hội tụ
như: Kinh, Chăm, Khmer, Hoa. Đồng thời nơi đây cũng có nhiều tôn giáo, trong đó có dân
tộc gắn với tôn giáo như là nền tảng tinh thần chi phối đời sống văn hóa của họ, trong đó
bao gồm cả đời sống pháp luật như: dân tộc Khmer gắn liền với Phật giáo Nam tông (tiểu
thừa), dân tộc Chăm gắn với Hồi giáo (Islam). Ngoài ra còn có tôn giáo nội sinh như Phật
giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tất cả tôn giáo trên chi phối về mặt tâm linh rất lớn, tôn
giáo có ảnh hưởng đến tình cảm thái độ của người dân đối với pháp luật, nên trong ý thức
của họ cũng có nét đặc thù, nhiều khi thần quyền lấn át cả pháp quyền. Đây là đặc điểm

cần chú ý trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cả trên phương tiện chủ thể lẩn
đối tượng tuyên truyền pháp luật.
An Giang là tỉnh nông nghiệp nên hơn 80% dân số sống ở địa bàn nông thôn, người
dân sinh sống và định cư thành làng, xã một cách ngẫu nhiên trong quá trình khai phá để
lấy đất sản xuất. Do được thiên nhiên ưu đãi cùng với lịch sử hình thành cư dân thời kỳ
đầu khai phá, bao gồm những người không chịu sự ràng buộc của pháp luật phong kiến và
sự hà khắc thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh đã đi tìm tự do ở vùng đất hoang vu chưa có
chủ quyền nên hình thành dấu ấn tâm lý tự do, phóng túng, ít chịu sự ràng buộc, kể cả sự
ràng buộc của pháp luật trong ý thức của người dân và ảnh hưởng cho đến ngày nay.
Mặt khác, tâm lý của người điều khiển phương tiện thủy và hành khách nhìn chung
cũng có phần chủ quan hơn so với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Do
đường thủy có mật độ phương tiện tham gia giao thông ít hơn, tốc độ di chuyển của
phương tiện chậm hơn và dòng sông thường rộng hơn đường bộ nên thường nảy sinh tâm
lý chủ quan, ít tập trung quan sát các chướng ngại, các tín hiệu và biển báo hiệu điều khiển
giao thông; một số người điều khiển phương tiện thủy có cuộc sống gắn liền với sông nước
theo kiểu "cha truyền, con nối" nên họ rất am hiểu luồng lạch, từ đó dẫn đến tâm lý coi
thường bằng cấp, đồng thời do cuộc sống phải di chuyển thường xuyên nên cũng không có
điều kiện học tập để lấy bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện; hành
khách chủ yếu là cư dân vùng sông nước nên rất thông thạo việc bơi lội, nên hầu hết đều
coi thường việc mặc áo phao.

Trong những năm gần đây sự tác động của nền kinh tế thị trường, tính khép kín của
dân tộc, thái độ thờ ơ của người theo đạo từng bước đã bị phá vỡ do sự giao lưu và hòa
nhập tăng lên, làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu pháp luật; các phong tục, tập quán lạc hậu
dần bị đẩy lùi mà thay vào đó là nếp sống văn minh, đa số nhân dân đã ít nhiều có ý thức
tự giác tuân thủ pháp luật, hoạt động sinh hoạt trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên,
vẫn còn một bộ phận nhân dân sống khép kín, ít có sự giao lưu nên việc hình thành ý thức
pháp luật nói chung và nhận thức về pháp luật giao thông đường thủy vẫn còn hạn chế; tư
tưởng chủ quan, phó mặc cho sự may rủi vẫn còn tồn tại. Chẳng hạn như: việc dựng và xây
dựng nhà phải ở những nơi "trên bến dưới thuyền", sao cho thuận lợi cho việc sinh hoạt
của đời sống thường nhật; khi đặt đăng, chà, đáy lưới đánh bắt thủy sản người dân chỉ

×