Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.92 KB, 89 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc,
mang tính tồn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt các
nước phát triển, nước đang phát triển hay nước kém phát triển đều phải đương
đầu và nó đã là thách thức lớn của cả thế giới. Về kinh tế, tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông hàng năm làm thiệt hại từ 1% đến 3% GDP chi phí hàng
năm của các nước đang phát triển, ước tính vào khoảng trên 100 tỷ USD.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam cũng nằm trong tình trạng chung của các
nước đang phát triển, TNGT ở Việt Nam tăng liên tục trong nhiều năm và tính
nghiêm trọng ngày càng gia tăng (bình qn trên 13 nghìn người chết do
TNGT và khoảng 29.000 ca chấn thương so não/năm). TNGT luôn là nỗi ám
ảnh trong đời sống xã hội và là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát
triển kinh tế của đất nước.
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được mối hiểm
hoạ của tai nạn giao thông, để kiềm chế và giảm thiểu TNGT Ban Bí thư TW,
Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo để ban hành và sửa đổi luật, các nghị
định quy định và thực hiện các biện pháp cấp bách phù hợp với tình hình mới.
Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao do ý thức chấp hành luật của người tham gia
giao thông thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và yếu
kém, hiệu lực quản lý Nhà nước chưa cao.
Ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng có hệ
thống sơng, kênh đa dạng, mạng lưới giao thông thủy trãi rộng, nối liền các
địa phương trong vùng đã tạo nên một hệ thống giao thông thủy thuận tiện,
hiệu quả. Đồng thời loại hình vận tải thủy được xem là phương thức vận tải
ưu việt và hiệu quả nhất vì giá cước rẻ, có thể vận chuyển được các loại hàng
hóa cồng kềnh quá khổ, siêu trường, siêu trọng mà hệ thống hạ tầng đường bộ


chưa đáp ứng được nên hoạt động vận tải đường thủy ở An Giang và Đồng
bằng sông Cửu Long hoạt động rất sôi động.


Trong những năm qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh An Giang đã huy động toàn
bộ sức mạnh hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc để triển khai và thực hiện
tốt các luật của Quốc hội, nghị định của chính phủ về đảm bảo ATGT, đặc
biệt là giao thông đường thủy. Sau hơn 03 năm triển khai thực hiện Luật Giao
thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh An Giang, bước đầu đã thu được
những kết quả nhất định, tình hình trật tự an tồn giao thông phần nào được
cải thiện và đã hạn chế tới mức thấp nhất số vụ, số người chết do TNGT. Tuy
nhiên, hoạt động giao thơng đường thủy vẫn cịn nhiều bất cập, tai nạn giao
thơng tuy có giảm về số vụ và số người chết nhưng chưa bền vững, đặc biệt là
tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường thủy
nội địa có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân cơ bản là tình trạng pháp
chế trong lĩnh vực giao thơng đường thủy còn nhiều điểm hạn chế. Điều này
thể hiện trên các mặt sau đây: Hệ thống văn bản pháp qui điều chỉnh lĩnh vực
này tuy đã có tương đối đầy đủ, nhưng tính răn đe chưa cao và chưa phù hợp
với tình hình thực tế nên khó triển khai thực hiện dẫn đến hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật còn hạn chế; cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải thủy trong
thời gian dài chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và tương xứng với vị trí
quan trọng của ngành vận tải thủy và tốc độ phát triển của hoạt động này;
trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của một số
người khi tham gia giao thơng vẫn cịn thấp hoặc xem nhẹ; công tác quản lý
nhà nước về các vấn đề liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy của
các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chưa thật sự hiệu quả; các vi
phạm xảy ra nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, pháp luật về
giao thông đường thủy không được chấp hành... Hậu quả đã dẫn đến tai nạn
giao thông xảy ra làm chết người và thiệt hại về tài sản của nhân dân.


Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những giải pháp
nhằm thiết lập lại trật tự an tồn giao thơng nói chung và giao thơng đường
thủy nói riêng, nhằm mục tiêu bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và trên

hết là đảm bảo tính pháp chế XHCN trong trong lĩnh vực giao thông ở tỉnh
An Giang, tôi chọn đề tài "Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao
thông đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay" để nghiên cứu và viết luận văn
Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề pháp chế XHCN và pháp chế XHCN trên một số lĩnh vực cụ thể
đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu. Tiêu biểu có các cơng trình như:
- "Tăng cường tính thống nhất của pháp chế, nghiêm chỉnh tuân theo pháp
luật và chấp hành pháp luật" của Đào Trí Úc, Tạp chí Cộng sản, tháng 3/1995.
- "Tác dụng của pháp chế đối với cách mạng văn hoá trong xây dựng
nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa" của Ngơ Bá Thành, Tạp chí
Luật học, số 1/1995.
- Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động của lực lượng công an
nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay", Luận án
Phó Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Phùng Hồng, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, 1994.
- "Tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân
dân ở nước ta hiện nay", luận án Phó tiến sĩ Luật học của Nguyễn Nhật Hùng,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
- "Tăng cường pháp chế XHCN về kinh tế trong quản lý nhà nước nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay", luận án Phó tiến sĩ Luật học
của Quách Sỹ Hùng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
- "Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động lập pháp lập qui ở nước ta
hiện nay", luận án tiến sĩ Luật học của Đỗ Ngọc Hải, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, 2001.


- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xét xử các vụ án hình sự ở
Nghệ An hiện nay", luận văn thạc sĩ luật của Lê Văn Thảo, 2004, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành
chính ở nước ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ luật của Đặng Thanh Sơn, 2003;
Trong lĩnh vực giao thơng vận tải có các cơng trình như:
- "Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông", đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ Công an do Trần Đào chủ trì - 1998;
- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường
bộ ở nước ta hiện nay", luận văn Thạc sĩ luật của Nguyễn Huy Bằng, 2001,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh...
Những đề tài khoa học và các cơng trình khoa học đã được cơng bố trên
đây liên quan đến pháp chế XHCN đã nghiên cứu, đề cập đến một số vấn đề
lý luận về pháp chế nói chung, đồng thời cũng đã đề cập đến một số vấn đề
pháp chế XHCN trên một số lĩnh vực cụ thể. Tuy vậy, cho đến nay chưa có
cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và toàn
diện về "Pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh An
Giang". Mặc dù vậy, các cơng trình khoa học nêu trên đều là tài liệu tham
khảo có giá trị để nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy, luận văn đề xuất
các giải pháp bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông
đường thủy ở tỉnh An Giang hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
giao thông đường thủy;


- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh
vực giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang thời gian qua;

- Đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay;
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong lĩnh vực giao thông thủy trên
địa bàn tỉnh An Giang, thời gian số liệu nghiên cứu từ năm 2003 đến năm
2007 (trong đó tập trung vào khoảng thời gian 03 năm kể từ khi Luật giao
thơng đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành - từ 01/01/2005 đến năm 2007).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước, kế thừa có
chọn lọc hệ thống các cơng trình nghiên cứu có liên quan về pháp chế
XHCN.
- Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình thực hiện đề tài luận văn sử
dụng các phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, thống kê, so
sánh để làm rõ những nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp khoa học mới của luận văn
- Đưa ra khái niệm và các đặc trưng của pháp chế XHCN trong lĩnh vực
giao thông đường thủy;
- Chỉ ra được thực trạng và nguyên nhân thực trạng pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực giao thông ở tỉnh An Giang;
- Đề xuất giải pháp bảo đảm pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường
thủy tỉnh An Giang hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú thêm lý luận về pháp


chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực cụ thể - lĩnh vực giao thông đường thủy;
- Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trước hết, cho việc xây dựng, tổ
chức, thực thi pháp luật về giao thông đường thủy ở tỉnh An Giang. Đồng thời
là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc xây dựng chiến lược đảm bảo trật tự

an tồn giao thơng đường thủy và tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực
này trong thời gian tới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có
3 chương, 8 mục.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
1.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÁP
CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Pháp chế XHCN là lĩnh vực được nghiên cứu khá toàn diện trong khoa
học pháp lý của các nước XHCN trước đây. Các cơng trình khoa học nghiên
cứu về pháp chế XHCN một mặt khẳng định các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về pháp chế; mặt khác phát triển và làm phong phú thêm học
thuyết Mác - Lênin về pháp chế XHCN.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp chế XHCN là một hiện
tượng xã hội phong phú và phức tạp. Nội hàm của khái niệm pháp chế rất rộng;
trong các mối quan hệ khác nhau pháp chế cũng có nội dung riêng của mình.
Ở Việt Nam hiện nay, qua các tài liệu đã được công bố cho thấy trong giới
khoa học cịn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm pháp chế. Sự khác
nhau đó xuất phát từ nhìn nhận, xem xét vấn đề pháp chế XHCN ở các góc độ
khác nhau: pháp chế chung hay pháp chế từng lĩnh vực cụ thể của xã hội; hiểu
theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp. Chẳng hạn:
- Khi nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ và thực hiện pháp luật thì pháp chế
XHCN được hiểu là địi hỏi sự tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách
nghiêm minh của các chủ thể. Như Từ điển tiếng Việt giải thích: "Pháp chế

được hiểu là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật của mọi
chủ thể các quan hệ pháp luật [32, tr.159]. Còn Từ điển Luật học cho rằng:
"Pháp chế là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp
luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công
dân" [21, tr.603]. Tài liệu nghiên cứu môn học lý luận chung nhà nước và


pháp luật của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh định nghĩa: Pháp chế
XHCN là sự địi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức
kinh tế, các cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân phải triệt để tuân
theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh pháp luật.
- Khi nhấn mạnh yếu tố cơ sở cần phải có của pháp chế là pháp luật thì
pháp chế được hiểu là pháp luật trong cuộc sống của nó (trạng thái đang tác
động vào đời sống xã hội của pháp luật). Theo quan niệm này pháp chế chính
là "pháp luật" nhưng khơng phải pháp luật trên giấy mà "pháp luật đang sống"
nghĩa là "ở trạng thái đang tác động vào đời sống xã hội".
- Theo cách tiếp cận rộng hơn, GS TSKH Đào Trí Úc cho rằng "pháp chế
là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan
hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật, là sự tuân
thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức hoạt động của Nhà nước, các
cơ quan, đơn vị, tổ chức và đối với mọi công dân" [33]. Theo đó, pháp chế
gồm ba nội dung chủ yếu: sự hiện diện của một hệ thống pháp luật; sự tồn tại
một trật tự pháp luật và kỷ luật trên cơ sở pháp luật và sự tuân thủ, thực hiện
nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể.
Cịn theo Giáo trình lý luận chung Nhà nước và Pháp luật của Trường Đại
học Luật Hà Nội thì khái niệm pháp chế được hiểu là: "một chế độ đặc biệt
của đời sống chính trị - xã hội đặc biệt, trong đó tất cả các cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên tổ
chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một
cách nghiêm chỉnh triệt để và chính xác" [31, tr.524-525]. Theo quan niệm

này, khái niệm pháp chế có nội hàm rộng, coi pháp chế là chế độ đặc biệt
của đời sống chính trị xã hội; chứa đựng tư tưởng tôn trọng pháp luật của
các chủ thể, đòi hỏi các chủ thể này phải chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để
và chính xác pháp luật.


Theo quan điểm của chúng tôi, tất cả những quan niệm trên điều có chứa
đựng nhân tố cần thiết của pháp chế và có tính hợp lý nhất định. Tuy nhiên để
đưa ra khái niệm pháp chế đầy đủ cần hàm chứa các nội dung:
- Cần phải có hệ thống pháp luật hồn chỉnh, đồng bộ, khoa học.
- Địi hỏi sự chấp hành, thực thi nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác pháp luật
của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
Theo đó, pháp chế XHCN được hiểu là sự đòi hỏi các chủ thể tham gia vào
các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh phải nghiêm chỉnh chấp hành, tuân
thủ và thực hiện đầy đủ, triệt để, tự giác các quy định của pháp luật.
Với quan niệm pháp chế nêu trên, hoạt động pháp chế xã hội chủ nghĩa tập
trung chủ yếu vào 3 nội dung:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Trách nhiệm của nhà nước là
phải thường xuyên quan tâm xây dựng pháp luật và hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh là cơ sở cho việc tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quá trình đổi mới địi hỏi phải có sự đổi mới
tương ứng về pháp luật, do đó nhiệm vụ thường xuyên cập nhật và tiếp tục
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa là hết sức cần thiết; thể chế hóa kịp thời đường
lối, chính sách của Đảng thành pháp luật là phương hướng cơ bản và chủ yếu
hiện nay của cơng tác xây dựng và hồn chỉnh hệ thống pháp luật; thường
xuyên rà soát để loại bỏ những quy phạm pháp luật có nội dung chồng chéo
và bổ sung quy phạm pháp luật mới; có kế hoạch xây dựng pháp luật trong
từng giai đoạn cụ thể, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, mở
rộng hình thức để nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật để

phát huy dân chủ trong xây dựng pháp luật.
Tổ chức thực hiện pháp luật: Pháp chế đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các
tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, cán bộ, công chức nhà nước và mọi công
dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên, nghiêm chỉnh pháp


luật. Đây là khâu khó khăn nhất, việc tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp
luật vào cuộc sống và biến pháp luật thành hoạt động thực tiễn của nhân dân
thông qua việc nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể, tăng cường tuyên
truyền, giáo dục pháp luật và giải thích pháp luật để cho nhân dân hiểu và làm
theo pháp luật; chú trọng công tác đào tạo cán bộ pháp lý để có đủ trình độ; tổ
chức và kiện toàn lại các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan xây dựng pháp
luật; trong từng thời kỳ phải tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; tăng
cường cơ sở vật chất trong việc thực hiện pháp luật.
Đấu tranh kiên quyết, kịp thời với những hành vi vi phạm pháp luật và
tội phạm: Pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm kỷ cương, duy trì trật
tự pháp luật và trật tự xã hội. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý nghiêm minh
những hành vi vi phạm pháp luật là vấn đề có tính ngun tắc. Tính nghiêm
minh của pháp luật hồn tồn khơng phải ở chỗ hình phạt nặng mà ở chỗ đã
phạm tội thì khơng thốt khỏi sự trừng phạt, khơng phân biệt vi phạm pháp
luật nhỏ hay những vụ việc vi phạm pháp luật lớn gây nguy hiểm cho xã
hội. Để đấu tranh chống và phòng ngừa những vi phạm pháp luật và tội
phạm có hiệu quả cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra và đấu tranh
kiên quyết kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; kịp
thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật dù là vi phạm nhỏ, không được bỏ
qua hành vi vi phạm pháp luật; chống lại những hành vi bao che, nương
nhẹ, nể nang.
1.1.2. Các nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa là những tư tưởng chỉ đạo thể
hiện bản chất và đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa và nó xun suốt

trong cả q trình vận động của pháp chế xã hội chủ nghĩa, bao gồm các
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên qui mơ tồn
quốc: nghĩa là pháp luật phải được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn


lãnh thổ, bảo đảm cho các công dân ở mọi miền đều bình đẳng trước pháp
luật; Pháp chế thống nhất trên qui mơ tồn quốc và chỉ có một nền pháp
chế duy nhất, khơng có và khơng thể có pháp chế của địa phương này hay
pháp chế của địa phương khác. Đây là nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất
của pháp luật, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật đó phát triển ngày càng
hồn thiện.
Ngun tắc bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật: nhằm bảo
đảm tính thống nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong hệ thống pháp luật,
các văn bản pháp luật tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc và qui định lẫn
nhau, Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp là đạo luật
cơ bản của nhà nước, những văn bản qui phạm pháp luật kể cả văn bản luật
đều phụ thuộc vào Hiến pháp, các văn bản qui phạm pháp luật của cấp dưới
phải phù hợp Hiến pháp và pháp luật;
Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi người và khơng có ngoại lệ: tất cả
các chủ thể phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, địi hỏi mọi chủ
thể bình đẳng với nhau trước pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý, khơng
được có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể. Pháp luật phải được triệt để
tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh, sự tuân theo và chấp hành pháp luật là
vô điều kiện.
Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý bắt buộc: Trách nhiệm pháp lý là bắt buộc
đối với tất cả những ai đã vi phạm pháp luật. Những người vi phạm pháp luật
nhất định phải bị xử lý.
1.1.3. Điều kiện bảo đảm của pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Điều kiện đầu tiên để pháp chế XHCN tồn tại là phải có hệ thống pháp

luật đồng bộ đầy đủ, vì pháp luật là tiền đề của pháp chế, khơng có pháp luật
sẽ khơng có pháp chế và ngược lại, nếu khơng có pháp chế thì pháp luật sẽ
khơng phát huy được hiệu quả, không điều chỉnh được những quan hệ xã hội,
dẫn đến pháp luật chỉ nằm trên giấy.


- Một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định về mặt chủ quan đối với
việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là ý thức pháp luật, nếu khơng có ý
thức pháp luật và am hiểu pháp luật thì khơng thể tự giác tn theo và chấp
hành nghiêm chỉnh, cũng như không thể áp dụng đúng pháp luật trong quản lý
nhà nước, quản lý xã hội. Để có ý thức pháp luật cần phải tiến hành giáo dục
và tuyên truyền pháp luật cho tất cả các đối tượng có liên quan được pháp luật
điều chỉnh, đây là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng từ trung ương đến cơ sở.
- Việc tổ chức thực hiện pháp luật và hướng dẫn xã hội thực hiện pháp
luật địi hỏi phải có bộ máy được tổ chức khoa học và con người có đủ trình
độ để đủ sức đảm đương nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. Hiệu quả của
việc tổ chức thực hiện pháp luật phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này, vì nếu bộ
máy khơng được tổ chức khoa học, con người thiếu trình độ và nhiệt tình thì
pháp luật sẽ khơng được thực hiện đến nơi, đến chốn vì thiếu đi việc kiểm tra,
giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng không thể được củng cố và
tăng cường nếu thiếu đi tính dân chủ. Bởi vì, chính pháp chế là bảo đảm
vững chắc để duy trì và thực hiện những nguyên tắc dân chủ xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tính tổ chức kỷ luật, thiết lập kỷ cương xã hội và công
bằng xã hội. Thực hiện dân chủ sẽ đảm bảo cho mọi người tự giác tuân
thủ thực hiện pháp luật và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và
tội phạm.
1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG CỦA PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY


1.2.1. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thơng
đường thủy
Để tìm hiểu khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thơng
đường thủy, trước tiên cần tìm hiểu các khái niệm về lĩnh vực đường thủy.


1.2.1.1. Một số khái niệm về lĩnh vực đường thủy
- Khái niệm về hoạt động giao thông đường thủy:
Hoạt động giao thông là quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình vận động
của con người và phương tiện, hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường
thủy bao gồm:
Hoạt động của phương tiện thủy: là hoạt động của các tàu, bè, bến,
cảng, phương tiện khai thác nguồn lợi thủy sản và tài ngun dưới lịng
sơng (bao gồm cả phương tiện khơng gắn động cơ và phương tiện có gắn
động cơ).
Hoạt động của người điều khiển phương tiện (người lái phương tiện) là
người trực tiếp điều khiển (người lái tàu, thuyền) phương tiện và những người
tham gia điều khiển phương tiện (thủy thủ, thợ máy, hoa tiêu, phục vụ...);
Hoạt động của hành khách: là những người cùng tham gia giao thông
nhưng với tư cách là người được chuyên chở bởi phương tiện và người điều
khiển phương tiện;
Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động sử dụng, xây dựng và khai thác giao thông đường thủy;
hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thơng đường thủy.
Vì vậy, hoạt động giao thơng đường thủy bao gồm tất cả các quan hệ giữa
người, phương tiện liên quan đến giao thơng đường thuỷ, nó mang tính xã hội
cao, liên quan tới mọi tổ chức, cá nhân tham gia giao thông và nhiều cấp, nhiều
ngành trải dài trên mọi tuyến sông, kênh, ven vịnh và đường ra đảo...
Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, tại khoản 1, điều

3 có qui định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa như sau: Hoạt động
giao thông đường thủy nội địa là hoạt động của người, phương tiện tham gia
giao thông, vận tải đường thủy nội địa; qui hoạch phát triển, xây dựng, khai
thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà
nước về giao thông đường thủy nội địa [20].


- Khái niệm về tai nạn giao thông đường thủy:
Tai nạn giao thông là một hiện tượng xã hội xuất hiện trong q trình
hoạt động giao thơng vận tải của con người. Thuật ngữ tai nạn giao thông
hiện nay được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu, song do mang đặc
tính xã hội sâu sắc, tình trạng tai nạn giao thơng ở mỗi quốc gia có những
biểu hiện khác nhau. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, văn
hố, xã hội, trình độ tổ chức quản lý của từng quốc gia.
Thuật ngữ tai nạn giao thông ở nước ta được định nghĩa cũng đa dạng,
chưa thống nhất, có thể khái quát thành các loại sau:
Theo Từ điển bách khoa toàn thư: Tai nạn giao thơng là việc xảy ra ngồi
ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di
chuyển trên đường, trên tuyến giao thông... do vi phạm các quy tắc an toàn đã
gây ra thiệt hại nhất định cho người và tài sản.
Theo một số nghiên cứu, tai nạn giao thông là tai nạn xảy ra trên lĩnh vực
giao thông gây thiệt hại cho người và tài sản ngoài ý muốn chủ quan của
người gây tai nạn.
Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông
hoạt động trên đường, tuyến giao thông công cộng hoặc địa bàn công cộng
gây thiệt hại về sức khoẻ và tính mạng con người hoặc tài sản. Tai nạn giao
thông được mô tả như một biến cố, một sự việc xảy ra một cách bất ngờ,
không dự liệu, có tính may rủi và khơng tránh được việc dẫn đến một hậu quả
không hay, không mong muốn đã xảy ra.
Từ những khái niệm về tai nạn giao thơng, có thể hiểu tai nạn giao thơng

đường thủy là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người.
Nó xảy ra, khi các đối tượng tham gia giao thông thủy đang hoạt động trên
đường giao thông thủy, đường chuyên dùng hoặc ở một địa bàn giao thông
thủy công cộng, nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao


thơng hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất khơng kịp phịng
tránh, đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khoẻ con
người hoặc tài sản.
(Đường giao thông thủy công cộng, địa bàn giao thông công cộng: là các
tuyến sông, kênh, hồ mà ở đó mọi người có thể tham gia giao thơng; Đường
chun dùng: là đường vào bến cảng, âu luồng bốc dỡ hàng hóa...).
1.2.1.2. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông
đường thủy
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì pháp chế XHCN có
những nội dung đặc trưng riêng, cụ thể và tạo thành pháp chế trong lĩnh vực
ấy. Vì vậy, trong lĩnh vực giao thơng đường thuỷ, pháp chế cũng có những
nội dung đặc trưng riêng của mình. Mặc dù vậy, pháp chế XHCN trong lĩnh
vực giao thông đường thuỷ không tồn tại độc lập tuyệt đối và tách rời pháp
chế XHCN nói chung; mà cịn là bộ phận cấu thành hệ thống thống nhất của
pháp chế. Bởi vậy, khi xem xét khái niệm pháp chế trong lĩnh vực giao thông
đường thuỷ có thể tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau như:
- Không đưa khái niệm pháp chế XHCN vào lĩnh vực giao thơng đường
thuỷ vì pháp chế XHCN là thống nhất và chỉ có một pháp chế mà thơi. Pháp
chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ là biểu hiện cụ thể của
pháp chế XHCN nói chung. Nếu theo cách tiếp cận này thì chỉ cần nghiên
cứu các chủ thể tham gia hoạt động giao thông đường thuỷ thực hiện pháp
luật về giao thông đường thuỷ như thế nào. Từ đó có các giải pháp tác động
tích cực để các chủ thể thực hiện các hành vi của mình phù hợp với yêu cầu
của pháp luật thì được hiểu là pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông

đường thuỷ. Với cách hiểu như vậy, không hàm chứa đầy đủ được nội hàm
của pháp chế XHCN.
- Với cách tiếp cận cho rằng, việc hình thành pháp chế XHCN trong lĩnh
vực giao thông đường thuỷ là việc đưa thêm nội dung mới vào nội hàm của


pháp chế XHCN nói chung. Cách tiếp cận này khơng phá vỡ nội hàm của
pháp chế chung mà còn bổ sung làm phong phú thêm khái niệm pháp chế
XHCN trong từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tính thống nhất của pháp chế
XHCN ln được đảm bảo.
Từ những phân tích trên đây có thể hiểu pháp chế XHCN trong lĩnh vực
giao thông đường thuỷ như sau:
Pháp chế XHCN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ là một bộ phận cấu
thành pháp chế XHCN, trong đó Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ các
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thơng đường thuỷ bằng pháp
luật. Địi hỏi tất cả các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức
chính trị, chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, các cán bộ công chức, viên chức
nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng tuân thủ và thực hiện nghiêm
chỉnh triệt để, tự giác pháp luật về giao thông đường thuỷ. Mọi hành vi vi
phạm pháp luật giao thông đường thuỷ đều phải được phát hiện và xử lý
nghiêm.
Từ khái niệm trên cho thấy, hoạt động pháp chế XHCN trong lĩnh vực
giao thông đường thuỷ bao gồm:
- Xây dựng và ban hành hệ thống đồng bộ, tồn diện pháp luật giao thơng
đường thuỷ.
- Tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường thuỷ.
- Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường thuỷ.
1.2.2. Đặc trưng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông
đường thủy
Với tư cách là bộ phận cấu thành pháp chế XHCN, pháp chế xã hội chủ

nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy có những đặc trưng sau:
- Một là, pháp chế XHXN trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ được quy
định bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ do


nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành. Giao thơng đường thuỷ là lĩnh vực
chuyên ngành nên các văn bản qui phạm pháp luật là do Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thơng Vận tải; các Bộ ngành khác
tham gia với tư cách có liên quan Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên & Môi
trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ xây dựng ban hành, cụ thể:
Quốc Hội: ban hành Luật Giao thông đường thủy nội địa, là văn bản qui
phạm pháp luật chủ yếu để điều chỉnh các hoạt động về giao thơng đường
thủy nội địa;
Chính phủ: ban hành các Nghị định qui định chi tiết hướng dẫn thực hiện
Luật Giao thông đường thủy nội địa, qui định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường thủy nội địa. Tính đến hết năm 2007, Chính
phủ đã ban hành 07 Nghị định qui định và hướng dẫn thực hiện Luật Giao
thông đường thủy nội địa và nhiều văn bản qui phạm pháp luật có liên quan;
phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển luồng, bến bãi, đội tàu...
Bộ Giao thông Vận tải: ban hành các văn bản qui phạm pháp luật như
hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Giao thơng đường thủy nội địa và Nghị
định của Chính phủ, ban hành các quyết định về qui chế, qui định chế độ, qui
tắc hoạt động cho người và phương tiện liên quan đến giao thông đường thủy
thủy nội địa.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản mang tính chất qui phạm
pháp luật trong phạm vi cho phép như: Quyết định về việc công bố danh mục
đường thủy nội địa trên địa bàn do cấp tỉnh, huyện quản lý; cấm lưu thông hặc
hạn chế lưu thông trên các tuyến sống, kênh do tỉnh quản lý; qui hoạch vùng
nuôi, trồng, đánh bắt thủy sản, vùng nước được phép khai thác tài nguyên
khoáng sản...

- Hai là, về hoạt động áp dụng pháp luật, do đây là lĩnh vực chuyên ngành
nên việc áp dụng pháp luật giao thông đường thủy chủ yếu do các cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy thực hiện, bao


gồm: lực lượng thanh tra giao thông đường thủy, cảnh sát giao thông đường
thủy, cảng vụ, cơ quan quản lý đường sông, đăng kiểm thủy.
- Ba là, về thẩm quyền xử phạt, do tính chất của các vi phạm trong lĩnh
vực giao thông đường thủy chủ yếu là vi phạm hành chính, nên thẩm quyền
xử phạt căn cứ theo Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chủ yếu
vẫn là thủ trưởng các lực lượng lực lượng thanh tra giao thông đường thủy,
cảnh sát giao thông đường thủy, cảng vụ, cơ quan quản lý đường sông, đăng
kiểm thủy; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch UBND tỉnh.
1.2.3. Nội dung hoạt động pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
giao thông đường thủy
- Chất lượng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường
thủy phụ thuộc vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan về giao
thông đường thủy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, pháp luật liên
quan về giao thông đường thủy là tiền đề để thực hiện pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong lĩnh vực giao thơng đường thủy. Do đó hệ thống văn bản qui
phạm pháp luật là hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước
chuyên ngành và mọi hoạt động trong lĩnh vực giao thơng đường thuỷ,
trong đó bao hàm các quy định pháp luật về bảo đảm an tồn giao thơng
đường thuỷ nội địa. Do đó phải chú trọng và đặc biệt quan tâm đếm công
tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo ra khung pháp lý
đủ sức bắt buộc mọi chủ thể tham gia vào hoạt động giao thông đường thủy
phải chấp hành nghiêm.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường thủy, đây là một yếu tố
không thể thiếu trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh
vực giao thông đường thủy, việc tổ chức thực hiện pháp luật là đưa pháp luật

vào cuộc sống xã hội, để có một nền pháp chế hiệu quả thì pháp luật về giao
thông đường thủy cần phải được tôn trọng và các hoạt động liên quan đến
giao thông đường thủy phải được thực hiện đúng pháp luật. Do đó, để pháp


luật về giao thông đường thủy được tổ chức thực hiện một cách khoa học và
có hiệu quả thì phải đưa pháp luật về giao thông đường thủy thật sự đi vào
cuộc sống. Muốn vậy, công tác giáo dục tuyên truyền phải được thực hiện
một cách đồng bộ, có chất chất lượng sao cho tất cả tổ chức, cá nhân khi tham
gia các hoạt động liên quan đến giao thông đường thủy ln có ý thức tơn
trọng và tự giác chấp hành nghiêm pháp luật giao thông thủy.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc chấp hành pháp luật
giao thông đường thủy và kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm đối
với các vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy cũng là một trong
những nội dung hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà
nước về giao thông đường thủy phải chấp hành trước tiên pháp luật về giao
thông đường thủy, bảo đảm việc thực hiện và áp dụng pháp luật về giao
thông đường thủy luôn được dân chủ; cán bộ thừa hành nhiệm vụ, người
được trao quyền phải nghiêm túc thực hiện việc phát hiện, xử lý kịp thời
đối với các vi phạm, kiên quyết chống lại các hành vi bao che, nương nhẹ
do nể nang để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật. Thực hiện tốt nội
dung này sự tuân thủ pháp luật trong xã hội sẽ được tăng cường, pháp chế
sẽ luôn được bảo đảm.
1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG
LĨNH VỰC GIAO THƠNG ĐƯỜNG THỦY

1.3.1. Điều kiện chính trị tư tưởng
Do tai nạn giao thơng là có thể phịng và tránh được nên yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động giao thông đường thủy là ý thức của chủ
thể, nó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan của từng chủ thể khi tham

gia các hoạt động giao thông. Người tham gia giao thông, phương tiện
tham gia giao thông và cơ sở hạ tầng chuyên ngành đường thủy phải thực
hiện đúng và đầy đủ các qui tắc, qui định trong hoạt động giao thông
đường thủy nội địa.


Vì vậy, việc hiểu biết và ý thức tơn trọng, tự giác chấp pháp luật khi tham
gia các hoạt động giao thông đường thủy là hết sức cần thiết. Tuy nhiên đây là
hai vế của vấn đề, việc giáo dục cho tất các chủ thể nắm bắt về pháp luật giao
thơng đường thủy là cơng việc khó khăn và chưa đủ, cơng việc khó khăn hơn
là tun truyền cho những người đã nắm bắt có ý thức tự giác chấp hành pháp
luật khi tham gia vào các hoạt động giao thơng đường thủy.
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện pháp chế,
những chủ thể có trình độ văn hóa thường có ý thức tự giác tôn trọng và chấp
hành nghiêm các qui định của pháp luật về giao thơng đường thủy hơn, vì
trình độ dân trí cao là cơ sở để hình thành và nâng cao nhận thức về pháp luật
của chủ thể; Một khi đã nhận thức được vấn đề thì tính răn đe của pháp luật sẽ
tác động đến tâm lý của chủ thể khi tham gia hoạt động giao thông đường
thủy một các nghiêm túc.
1.3.2. Điều kiện pháp lý
Điều kiện tiên quyết là phải có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
giao thơng thủy đồng bộ, có tính khả thi cao, theo đúng đường lối phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ tạo hành lang pháp lý cho công tác
quản lý Nhà nước chuyên ngành và mọi hoạt động trong lĩnh vực giao thông
đường thuỷ, trong đó bao hàm các quy định pháp luật về bảo đảm an tồn
giao thơng đường thuỷ nội địa.
Đồng thời để bảo đảm được pháp chế phải bảo đảm tính thống nhất trong
hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về giao thơng đường thủy, khơng được
chồng chéo và có hiệu lực thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ thì việc xây
dựng và ban hành văn bản pháp luật mới phải tuân thủ các nguyên tắc và trình

tự nhất định và phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh việc xây
dựng, ban hành văn bản pháp luật mới, cần phải thường xuyên rà soát các văn
bản pháp luật hiện hành, để xem xét xóa bỏ, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp
với các chủ trương, chính sách của Đảng từ đó tạo thành hệ thống và hoàn


chỉnh làm cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tất cả mọi hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy phải được
xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật, kiên quyết
không bỏ qua hay dung túng các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông
đường thủy, nhằm giáo dục cho mọi người tham gia vào hoạt động giao thơng
đường thủy nhận thức và có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật.
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến bảo đảm pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường thủy.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng: cơ quan quản lý nhà nước việc thực hiện
qui hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thơng đường thủy hồn chỉnh, để
các chủ thể tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật khi tham gia hoạt động
giao thơng thủy thì luồng lạch, bến bãi, hệ thống phao tiêu tín hiệu phải được
bảo đảm đầy đủ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
Thực hiện việc tổ chức đào tạo, quản lý người điều khiển và phương tiện
khi tham gia hoạt động giao thông đường thủy một các khoa học và hiệu quả,
nhất là đối với các phương tiện thủy phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Xây dựng chiến lược phát triển phương tiện: có kế hoạch để định hướng
và phát triển phương tiện vận tải thủy theo hướng an toàn hiện đại đáp ứng
nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao.
Tiểu kết chương 1
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, loại hình vận tải thủy với tính
ưu việt do giá thành rẻ và ít bị hạn chế bởi giới hạn về khối lượng và trọng

lượng của hàng hóa vận chuyển, cộng với đặc thù của điều kiện sống gắn với
vùng sông nước nên ở địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long loại hình vận
tải thủy có sự phát triển hơn ở những địa bàn khác. Chính vì đây là loại hình


vận chuyển phổ biến và có sức ảnh hưởng rất đến đời sống xã hội của nhân
dân tại khu vực này như vậy, nên địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hoàn
chỉnh để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người dân
hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy này làm thước đo chuẩn mực trong xử
sự, đồng thời cũng làm cơ sở pháp lý cho việc ngăn chặn, xử lý các vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường thủy, nhằm mục đích bảo đảm trật
tự an tồn giao thơng đường thủy, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp
những thiệt hại về người và tài sản khi có tai nạn giao thơng thủy xảy ra. Vì
vậy, vấn đề pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường thủy
tại tỉnh An Giang cần phải được hết sức quan tâm. Mặt khác, ý nghĩa to lớn
trong việc tăng cường pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường thủy ở tỉnh
An Giang còn là phương pháp giúp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong
lĩnh vực giao thông đường thủy, từng bước nâng nhận thức của nhân dân về
pháp luật giao thơng nói chung nhằm tạo ra mối quan hệ xã hội tiên tiến.


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở TỈNH AN GIANG
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẶC ĐIỂM Ý THỨC PHÁP LUẬT,
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁP
CHẾ TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY Ở TỈNH AN GIANG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đồng bằng sơng Cửu Long được hình thành chủ yếu do phù sa của hai

nhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc hạ lưu sông MêKông bồi đắp, chịu ảnh
hưởng của vùng khí hậu nóng ẩm quanh năm, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa
nắng và mùa mưa - tương ứng với nó là mùa khơ và mùa nước nổi (mùa lũ).
An Giang là tỉnh đồng bằng thuộc vùng đầu nguồn hệ thống sông Cửu Long
với dân số 2,283 triệu người, có diện tích tự nhiên là 3.424 km2; Địa hình An
Giang, ngồi đồng bằng do phù sa sơng Mê Kơng tạo nên, cịn có vùng đồi
núi Tri Tơn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng
bằng và đồi núi.
- Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc
trầm tích lâu dài của phù sa sơng Mê Kông, với các đặc trưng cơ bản sau đây:
Độ nghiêng nhỏ và theo 2 hướng chính. Hướng từ biên giới Việt
Nam – Campuchia đến lộ Cái Sắn và hướng từ bờ sông Tiền đến giáp ranh
tỉnh Kiên Giang. Độ cao khá thấp và tương đối bằng phẳng, có thể chia
thành 3 cấp chính. Cao từ 3m00 trở lên nằm ở ven sông Hậu, sông Tiền và
các khu vực đất thổ cư hoặc bờ kênh đào. Cao từ 1m50 đến 3m00 nằm ở
khu giữa sông Tiền, sông Hậu. Cao dưới 1m50 phổ biến nhất ở phía hữu
ngạn sơng Hậu.
Hình dạng đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ.
Đó là, dạng cồn bãi (cù lao), dạng lịng chảo (ở 2 bờ sơng cao hơn và thấp dần
vào trong đồng), dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông Hậu rồi thấp dần vào nội


đồng đến tận ranh giới tỉnh Kiên Giang) và dạng gợn sóng (dạng phụ - gọi là
xép và rạch tự nhiên bị bồi lấp).
Đồng bằng ven núi ở An Giang được chia làm 2 kiểu: kiểu sườn tích và
kiểu đồng bằng phù sa cổ; Đồng bằng ven núi kiểu sườn tích hình thành trong
q trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào
mịn và rửa trơi, rồi được dịng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các
chân núi, tích tụ lâu ngày mà thành, có đặc tính hẹp, nghiêng từ 2° đến 5° và
có độ cao từ 5m đến 10m; Đồng bằng ven núi kiểu phù sa cổ có nguồn gốc từ

phù sa sơng, với đặc tính là có nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau.
Mỗi bậc thang khá bằng phẳng hầu như khơng có độ nghiêng. Chênh lệch độ
cao giữa các bậc thang thường dao động từ 1m đến 5m.
An Giang là tỉnh biên giới giáp với Campuchia và là tỉnh đầu nguồn của
sông Tiền và sông Hậu. Ngồi hai sơng chính là hệ thống sơng nhánh và kênh
rạch chằng chịt, dòng chảy chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nên có
hai con nước là nước ròng và nước lớn, mùa mưa chịu ảnh hưởng của lũ sông
Tiền và sông Hậu nước chảy một chiều ra biển (mùa nước đổ). An Giang có
hệ thống đường thủy nội địa có chiều dài khoảng 2.550,2Km (tương đương
74% so với tổng chiều dài đường bộ của cả tỉnh), trong đó: Trung ương quản
lý 14 tuyến sơng với tổng chiều dài 361 km; do tỉnh quản lý 22 tuyến với
512,3Km, còn lại hệ hống các kênh rạch chằng chịt nối liền nhau có chiều dài
1.542,9 Km do các huyện, thị xã, thành phố quản lý. Vận tải thủy nội địa rất
thuận lợi nối liền các tỉnh thành trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh,
đặc biệt là với nước bạn Campuchia.
Tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiểu động nhiệt đới hoạt
động gây mưa to và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung
và hạ lưu sông Mê Kông. Vào thời gian này, trên địa bàn An Giang do nước
sơng cịn chảy gọn trong lịng chính nên khả năng tập trung lũ nhanh, làm
xuất hiện các trận lũ đầu mùa dọc sông Tiền và sông Hậu lên với cường suất


từ 10cm/ngày đến 20cm/ngày, biên độ lũ có năm lên tới 2m50. Khi đạt tới
đỉnh lũ đầu mùa, mực nước 2 sông xuống chậm trong khoảng 10 đến 15 ngày
với biên độ xuống xấp xỉ 1m, rồi tiếp tục lên cho tới khi đạt đỉnh lũ, khi lũ đã
đạt đỉnh thì khơng cịn phân biệt đâu là sơng, kênh, đồng bằng.... hiện tượng
này địa phương gọi là lũ tràn đồng, hầu hết diện tích đất nơng nghiệp đều
chìm trong biển nước.
Độ dốc lũ và cường suất lũ: Trên địa bàn An Giang, nhìn chung là vào đầu
mùa mưa nước sơng lên nhanh, độ dốc lũ và cường suất lũ lớn nhất năm

thường xuất hiện vào thời kỳ này. Độ dốc lũ lớn nhất có thể đạt 5cm/km đối
với sơng Tiền và 4cm/km đối với sông Hậu và khá ổn định qua từng năm.
Trong khi đó, cường suất lũ lớn nhất không ổn định, dao động từ 17cm/ngày
đến 36cm/ngày cho cả 2 sông Tiền và sông Hậu (chỉ xuất hiện từ 1 đến 2
ngày). Rồi lũ tiếp tục lên chảy tràn vào các vùng trũng thì độ dốc lũ và cường
suất lũ giảm dần, sau đó giữ mức ổn định từ 2cm/ngày đến 4cm/ngày cho đến
đỉnh lũ lớn nhất năm.
Lũ về, hoạt động giao thông đường thủy tăng lên, kể cả buôn lậu đường
thủy tốc độ cao, hoạt động đánh bắt thủy sản cũng trở nên sôi động hơn,
nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về tai nạn giao thông đường thủy do
cường độ dòng chảy xiết tăng dần theo mực nước và không thể phân biệt
được đâu là luồng đi chính.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế
Thế mạnh của tỉnh An Giang về kinh tế là nông - lâm - thủy sản, khu vực
này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (34,56%), giá trị sản
xuất của khu vực này chủ yếu dựa vào cây lúa và con cá; khu vực công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm và thấp (12,78%), ngành công
nghiệp sản xuất và chế tạo nhìn chung chưa tạo được sản phẩm đáng kể, chủ
yếu là công nghiệp chế biến, mặt hàng chủ lực của tỉnh là chế biến nông thủy


×