Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng tốt hơn chữa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.39 KB, 5 trang )

Phòng tốt hơn chữa
Theo thời gian, các chức năng cơ thể ở người cao tuổi đã suy giảm
một cách đáng kể nên thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe gây ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Ngày nay, nhờ y học tiến bộ, nhiều căn bệnh nguy hiểm đã được
đẩy lùi, sức khỏe và tuổi thọ con người đã được nâng cao.

Dễ nhận thấy nhất là chuyện ăn uống! Lẽ thường, ăn uống được
ngon miệng trước tiên là nhờ đến các giác quan. Khi bước sang
tuổi cao niên, các giác quan kém nhạy, răng không còn đủ và cơ
nhai “teo” nên ăn uống thường kém ngon. Chỉ một bộ máy tiêu hóa
kém hoạt động thôi đã gây ra biết bao phiền toái trong việc hấp thu
chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các vấn đề “cao cấp” hơn mà người cao tuổi thường gặp
phải như: loãng xương, bệnh khớp, hô hấp, tim mạch, đái tháo
đường khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Chưa kể việc người cao
tuổi còn phải sử dụng một số thuốc điều trị có tác dụng phụ gây rối
loạn tiêu hóa… Tất cả những thay đổi bất lợi trên khiến chất lượng
cuộc sống người cao tuổi giảm sút.
Theo BS.Thanh Ngọc, đối với người cao tuổi việc hiểu rõ thể chất,
tinh thần rất quan trọng để có được kế hoạch chăm sóc sao cho hợp
lý. Điều này, đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân người cao
tuổi mà còn rất cần sự ân cần, kiên nhẫn của cả gia đình.
Chuẩn bị cho… “kế họach” già
Chúng ta ai cũng biết rằng, một kết quả tốt thường đi kèm với một
kế hoạch chu đáo. Nói theo BS.Thanh Ngọc rằng: nếu biết cách
chăm sóc đúng thì những vấn đề của tuổi già sẽ có thể phòng ngừa.
Điều này có nghĩa là, người cao tuổi nên chủ động tích cực chờ
đón nó bằng một “kế hoạch”… già. Để chuẩn bị cho một “kế
hoạch” già hoàn hảo nhằm duy trì sức khỏe luôn dẻo dai, người
cao tuổi cần chuẩn bị cho bản thân:


Một tinh thần luôn nhẹ nhàng, thư thái: Do tế bào não thoái hóa
dần theo tuổi nên người cao tuổi có rối loạn về giấc ngủ. Để đảm
bảo giấc ngủ tốt cần tập những thói quen như ngủ và dậy vào
những giờ nhất định. Các nghiên cứu cũng cho thấy ngủ sớm và
dậy sớm tốt hơn ngủ muộn và dậy muộn. Tránh xem truyện, ti vi
quá khuya. Chuẩn bị tốt chỗ ngủ đảm bảo yên tĩnh, thông thoáng
và ấm áp.
Chế độ rèn luyện thân thể hợp lý: Song song với chế độ bảo dưỡng
tinh thần thì chế độ vận động hàng ngày của người cao tuổi cũng
rất quan trọng. Đặc biệt quan tâm đến “3 cái nửa giờ”. Buổi sáng
cần vận động 1/2 giờ (đi bộ, tập dưỡng sinh). Trưa nằm nghỉ hoặc
ngủ 1/2 giờ và tối đi bộ 1/2 giờ để giúp ngủ ngon. Người cao tuổi
nên tận dụng thời gian rảnh rỗi hoặc kết hợp tập thể dục với việc
tham gia đoàn hội với các hoạt động tích cực như: đánh cờ, nuôi
chim, cá, cây cảnh…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp - yếu tố rất quan trọng: Rất nhiều
người cao tuổi cho dù đang khỏe mạnh hoặc bệnh tật đều có nguy
cơ thiếu hụt dinh dưỡng, trong đó có các vitamin và khoáng chất.
Những nguy cơ như: ăn uống kém, tác dụng phụ của thuốc lên dinh
dưỡng và những bệnh liên quan đến dinh dưỡng đều do thiếu
vitamin và khoáng chất. Những vi chất thường bị thiếu hụt nhiều
nhất là: vitamin C, D, vitamin nhóm B… và các chất khoáng như:
canxi, photpho, magie, kẽm… BS. Cao Thanh Ngọc cho rằng, đối
với người cao tuổi, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp nhất là
sữa. Uống 1 ly sữa nóng mỗi tối giúp cung cấp thêm dưỡng chất và
giúp người cao tuổi dễ đi vào giấc ngủ. Nên uống sữa cách giờ đi
ngủ ít nhất 1 tiếng.
Kết hợp đầy đủ ba bước chuẩn bị trên chính là bí quyết giúp người
cao tuổi nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần kéo dài tuổi thọ
và sống vui, sống khỏe cùng con cháu.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×