Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chăm sóc răng ở người cao tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.16 KB, 4 trang )

Chăm sóc răng ở người cao
tuổi
Đánh răng ngày hai lần với kem đánh răng có fluor, xỉa
răng bằng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, khám định kỳ ở
các phòng khám răng hàm mặt để được kiểm tra và làm
sạch răng. Đó là việc cần thiết thông thường để giữ sức
khỏe răng miệng đối với người cao tuổi.

Nhiều người bị chứng khô miệng (xerostomia), có thể dẫn
đến sâu răng, nhiễm trùng (Ảnh: Inmagine)
Tất nhiên là nếu giữ răng kỹ, vệ sinh răng miệng tốt, bạn sẽ
giữ răng được lâu hơn. Tuy nhiên với người cao tuổi, cho
dù đánh răng và xỉa răng bằng chỉ tơ nha khoa kỹ lưỡng,
bạn vẫn có thể nhận thấy miệng mình trở nên khô hơn,
nướu như bị teo tụt xuống.
Răng bạn dù được chăm sóc tốt vẫn có thể bị hơi vàng đi,
giòn và dễ vỡ. Nhiều người cao tuổi có thể giữ răng được
đến hết đời. Tuy nhiên, vì nước miếng trở nên ít đi khó rửa
bớt vi khuẩn, răng và nướu trở nên dễ bị sâu và nhiễm
trùng. Nếu không giữ được răng, nên dùng răng giả thay
thế để có thể ăn uống đầy đủ.
Nhiều người bị chứng khô miệng (xerostomia), có thể dẫn
đến sâu răng, nhiễm trùng Khô miệng cũng có thể làm
cho bạn khó nói chuyện, khó nuốt, khó ăn Ung thư miệng
cũng có thể xảy ra ở người cao tuổi, vì vậy nên định kỳ
kiểm tra ở nha sĩ để có thể phát hiện sớm.
Sâu răng, làm mủ chân răng rất thường gặp ở người lớn
tuổi. Sự nhạy cảm còn làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng
hơn. Với tuổi tác, nướu răng teo lại làm lộ ra phần chân
răng không có men răng bảo vệ. Những vùng răng này có
thể rất nhạy cảm, dễ bị đau khi bạn ăn uống thức ăn thức


uống quá nóng hay quá lạnh, hoặc quá chua hay quá ngọt.
Nếu gặp tình trạng này thường xuyên, bạn có thể tìm dùng
loại kem đánh răng "anti-sensitivity toothpaste" hoặc xin
nha sĩ thuốc bôi. Nếu vẫn không hết, bạn phải tìm đến nha
sĩ vì tình trạng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề
nghiêm trọng hơn - một lỗ sâu hay một vết rạn nứt gì đó ở
răng.
Các bệnh thường gặp ở tuổi già như tiểu đường, tim mạch,
ung thư cũng có ảnh hưởng đến răng miệng. Vì vậy bạn
cần cho các nha sĩ biết những bệnh bạn đang mắc phải để
họ có thể chỉ dẫn bạn chính xác hơn.
Người lớn tuổi thường cần đến răng giả. Trong trường hợp
này, bạn cần chăm sóc chúng thật đặc biệt. Nên theo đúng
các hướng dẫn của thầy thuốc. Người mang răng giả lâu dài
cần được kiểm tra hàng năm.
Các bệnh về nướu thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi,
nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở tuổi trên 40. Có một số
nguyên nhân có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn
như: dinh dưỡng kém, bị các bệnh như tiểu đường, tim
mạch và ung thư. Những yếu tố như hút thuốc, stress, một
số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của
nướu. Các tổn thương nướu có thể chữa được, vì vậy bạn
cần quan tâm phát hiện sớm. Tốt nhất là nên giữ vệ sinh
răng miệng kỹ lưỡng.

×