Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Người cao tuổi cần cảnh giác bệnh gì? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.2 KB, 4 trang )

Người cao tuổi cần cảnh giác bệnh gì?
Đột quỵ não
Đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não) là bệnh xảy ra khi
tình trạng cung cấp máu cho một bộ phận não bị đột ngột ngừng. Có
hai loại đột quỵ não: đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ chảy máu não.
Bệnh thường xảy ra trong những hoàn cảnh sau: trong hoặc sau khi
uống rượu, bia; thay đổi thời tiết, khí hậu; căng thẳng tinh thần hoặc
thể lực; tắm nóng hoặc lạnh; thời gian khi đêm về sáng. Người cao
tuổi đã có tiền sử các bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa
động mạch, mỡ máu tăng cao, một số bệnh tim (bệnh hẹp van 2 lá,
rung nhĩ…), rối loạn chức năng đông máu, béo phì… rất dễ bị đột quỵ
não.

Cần nghĩ đến đột quỵ não khi người bệnh có một hoặc nhiều triệu
chứng sau: đột ngột tê bì hoặc yếu nửa người, nửa mặt, cảm giác nặng
tay chân, không hoặc khó nâng lên được, có cảm giác như “tay chân
của người khác”; đột ngột u ám, lẫn lộn, nói những câu vô nghĩa; đột
ngột mất thị lực một bên hoặc cả hai bên mắt; đột ngột đi lại khó
khăn, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động; đột ngột
đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Trong gia đình có người
thân xảy ra đột quỵ cần phải làm các việc như sau: đỡ bệnh nhân để
họ không bị ngã; nếu bệnh nhân còn tỉnh cần để bệnh nhân nằm yên
tĩnh và gọi cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần
nhất; nếu bệnh nhân hôn mê cần phải cho bệnh nhân nằm nghiêng, lau
đờm dãi và xem tình trạng thở như thế nào. Không bấm huyệt, châm
cứu, đánh gió vì những động tác này vô tình có thể làm trầm trọng
hơn tình trạng bệnh. Không cho bệnh nhân ăn, uống và đề phòng nôn,
gây trào ngược, bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ
rất nguy hiểm. Phải gọi xe cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến ngay
bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Để tránh xảy ra đột quỵ não cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như:


điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, bệnh van
tim bằng cách thực hiện tốt việc uống thuốc đều đặn. Không thuốc
lá, không uống rượu, bia, hạn chế ăn mỡ động vật. Ăn nhiều rau, củ,
quả. Duy trì tập thể dục. Tránh thay đổi đột ngột về tư thế, giữ ấm cơ
thể
 2
Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng tim, hậu quả của thiếu
máu cục bộ cơ tim. Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim là do
vữa xơ động mạch vành. Mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch
và dần dần gây tắc mạch. Những người có các bệnh như tăng huyết
áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim bẩm sinh… hoặc những người béo phì,
hút thuốc lá nhiều năm, nghiện rượu, bị stress, trong gia đình có người
bị nhồi máu cơ tim… cũng dễ mắc bệnh này. Biểu hiện chủ yếu của
nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực điển hình: đau nhói bóp nghẹt
phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong
tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất
hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng thuốc giãn
động mạch vành (nitroglycerin). Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau
lưng, tay phải hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh
nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau. Ngoài ra
còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh
trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn… Nhồi máu cơ tim là bệnh cần
phải cấp cứu khẩn cấp. Nếu thấy biểu hiện của bệnh như trên cần gọi
xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
Đón một cái Tết thật vui, bổ ích, hạn chế những nguy cơ bệnh tật như
đột quỵ hoặc cơn nhồi máu cơ tim không may có thể xảy đến, người
cao tuổi cần kiểm soát chặt chẽ chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống
của mình. Ăn ít muối, hạn chế mỡ, ăn nhiều rau quả, tuyệt đối không

uống rượu bia, hút thuốc lá. Thường xuyên kiểm tra huyết áp, kiểm
soát các bệnh rối loạn mỡ máu, đái tháo đường theo hướng dẫn của
thầy thuốc

×