Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chế độ ăn uống và bệnh ung thư pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.02 KB, 4 trang )

Chế độ ăn uống và bệnh
ung thư
Ngoài những yếu tố nguy cơ khác gây ung thư, ăn uống thiếu khoa học là
một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày đứng thứ hai về tỷ lệ mắc và tử vong trong các bệnh ung thư
trên thế giới. Các thầy thuốc chuyên ngành cho rằng, tỷ lệ mắc ung thư dạ
dày liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống. Ung thư dạ dày sẽ giảm khi chế
độ ăn có nhiều rau quả tươi vì rau quả tươi chứa nhiều vitamin C. Vitamin C
cũng có nhiều trong ngũ cốc toàn phần, caroten, hành và chè tươi
Nguy cơ ung thư dạ dày tăng lên khi chế độ ăn có lượng muối cao (thức ăn
chế biến sẵn, thực phẩm ướp muối), ăn uống đơn điệu, ăn nhiều chất bột
dạng tinh, sử dụng các loại thịt và cá nướng trực tiếp. Uống rượu thường
xuyên cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Biện pháp tốt nhất để dự
phòng ung thư dạ dày là chế độ ăn nhiều rau quả và ít muối.


Chế độa ăn uống nhiều rau quả và ít muối rất tốt cho sức khỏe
Ung thư đại tràng, trực tràng
Ung thư đại tràng và trực tràng đứng thứ tư về tỷ lệ người mắc và tử vong do
ung thư trên thế giới. Cũng như ung thư dạ dày, nguy cơ ung thư đại, trực
tràng chủ yếu là do chế độ ăn uống và dinh dưỡng thiếu khoa học. Giải pháp
phòng bệnh ung thư đại, trực tràng hiệu quả nhất là chế độ ăn nhiều rau quả,
nhiều tinh bột, chất xơ, sử dụng những thức ăn chứa caroten, ăn ít thịt đỏ và
chất béo. Lưu ý rằng, thường xuyên rèn luyện thể lực, duy trì cân nặng hợp
lý và sử dụng những thức ăn có nguồn gốc thực vật đều có khả năng làm
giảm nguy cơung thư đại, trực tràng.
Ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư hay gặp ở nữ giới với tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ
mắc và tử vong do ung thư vú ở phụ nữ hiện đang gia tăng, chủ yếu ở các
nước phát triển. Nguy cơ ung thư vú tăng lên khi chế độ ăn hàng ngày sử


dụng nhiều thịt đỏ, ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhất là chất
béo bão hòa.
Những phụ nữ uống rượu, phụ nữ tăng cân và béo phì ở tuổi trưởng thành có
nguy cơ cao bị ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm khi chế độ ăn có
nhiều chất xơ và rau quả. Hoạt động thể lực hợp lý, đều đặn cũng có tác
dụng hữu hiệu trong phòng chống ung thư vú ở phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ người mắc cao nhất trên thế giới, nam
mắc nhiều hơn nữ. Yếu tố nguy cơ chính là hút thuốc lá. Người hút thuốc lá
dù có chế độ ăn hợp lý, vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với
những người không hút thuốc. Chế độ ăn nhiều rau quả, ăn những thức ăn
giàu vitamin C, vitamin E, caroten và sêlen cùng với thường xuyên rèn luyện
thể lực sẽ làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Trái lại, chế độ ăn nhiều chất béo
bão hòa, thức ăn chứa nhiều cholesterol và uống rượu làm tăng nguy cơ ung
thư phổi.
Ung thư gan
Nhìn chung, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư gan sống ở các nước đang phát
triển cao hơn nhiều so với những nước phát triển. Nguy cơ cao nhất dẫn đến
bệnh ung thư gan là uống nhiều rượu, uống thường xuyên và kéo dài, dẫn
đến xơ gan và ung thư gan. Sử dụng lương thực như gạo, khoai, ngô để lâu
ngày không bảo quản tốt, bị mốc là một trong những nguy cơ gây ung thư
gan. Đặc biệt, những thực phẩm nhiễm nấm độc aflatoxin như lạc mốc, hay
các loại hạt khác bị mốc là nguy cơ dẫn đến ung thư gan rất cao.
Biện pháp phòng ung thư gan quan trọng nhất là tránh nhiễm virus viêm gan
B và C, không nghiện rượu, tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm
nhiễm nấm mốc aflatoxin, đồng thời chế độ ăn uống hàng ngày nên sử dụng
nhiều rau quả tươi.

×