Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GEORGE SOROS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 9 trang )

I-TIỂU SỬ VỀ GEORGE SOROS
G.Soros sinh ngày 12 tháng 8 năm 1930,được đặt với cái tên Dzichdzhe
Shorak(phát âm là “Shorosh”) ở Budapest,Hungary,ông người gốc Do
Thái,cha ông là Tivadar Soros,một luật sư.George Soros là một tỷ
phú người Mỹ ,và là ông chủ của tập đoàn Soros Quantum Fund.
-Tuổi thơ của nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát
xít Đức tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ hai.Năm 1947, cậu bé
Soros sang London một mình, bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư.
-Ông bắt đầu làm bồi bàn ở một hiệu ăn sang trọng ở London, khi cả gia
đình đang phải sống bằng trợ cấp xã hội. Năm 18 tuổi, với số tiền kiếm được
bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros vào học tại Học viện
Kinh tế - Chính trị London (London School of Economics) và tốt nghiệp
năm 1952. Sau giờ học, ông còn làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa.
-Năm 1956, Soros sang Mỹ đoàn tụ với gia đình và nhập quốc tịch Mỹ. Ông
bắt đầu khởi nghiệp với 5000 USD.Phương châm của Soros khá đặc biệt:”
Trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu
đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền”.
-Năm 1967, ông trở thành trưởng phòng nghiên cứu đầu tư, và ông đã thành
công trong việc tìm ra cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu Châu Âu bị đánh giá
thấp hơn giá trị thực.
-G.Soros thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào năm 1969. Năm
1998, giá trị của quỹ này tăng lên tới 6 tỷ USD. Tháng 7 năm 2000,
Quantum Fund sát nhập với Quantum Emerging Growth
Fund thành Quantum Endowment Fund dưới sự điều hành của Soros.
-Năm 1973,ông dự doán về cuộc khủng hoảng dầu mỏ và ông đã mua cổ
phiếu của các công ty hoạt động trông dich vụ dầu mỏ.Năm 1979 ông đổi
tên quỹ thành Quantum Fund để tôn vinh nguyên lý dễ thay đổi trong cơ học
lượng tử của Heisenberg.
- Năm 1992, ông thu được một món lợi lớn từ sự sụt giá của đồng bảng Anh,
và đã thu lợi tới 1 tỷ USD chỉ trong vòng một tuần. Trong khủng hoảng tài
chính Châu Á năm 1997, Soros thu lợi hàng tỉ đô la


-Năm 2004, George Soros đứng thứ 24 trong danh sách những người giàu
nhất thế giới, với giá trị tài sản 7,2 tỷ USD.
- Năm 2009,ông đứng thứ 29 trong danh sách những người giàu nhất thế giới
với giá trị tài sản là 11 tỷ.
II-CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Tại Học viện Kinh tế London, Soros đã được học về tâm lý học và cả xã hội
học nữa. Ông đã ứng dụng những điều đã học vào các chiến lược đầu tư của
mình khi ông cho rằng vấn đề đánh giá giá trị của cổ phiếu hay hàng hoá
không quan trọng bằng đánh giá các quan niệm về một tài sản và nhận ra
được thời điểm mà các tài sản hay quan niệm đó thay đổi. Và cũng chính
những kiến thức về tâm lý học và xã hội học đã giúp Soros hình thành nên
những nguyên tắc đầu tư cũng như những linh cảm trong kinh doanh của
mình dù rằng không phải lúc nào cũng đúng khi mà ông cũng đã nếm trải
không ít thất bại cay đắng.
1-Phương châm đầu tư:
“ Trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan
trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền và nếu sai sẽ mất bao nhiêu
tiền.”
2 Nguyên tắc đầu tư của George Soros:
1. Không nên đầu tư theo số đông ,mà nên dựa vào sự tính toán hợp lý:
Trong khi các nhà đầu tư trên thị trường thường phản ứng theo tâm lý
đám đông. Nhưng riêng Soros ,ông tách mình ra khỏi xu thế đó và dựa
trên những tính toán hợp lý. Theo ông,đó là cơ hội đầu tư tốt nhất
2. Ưu tiên hàng đầu là bảo toàn vốn:
Tránh xa những cổ phiếu có nguy cơ rủi ro quá cao. Nhà đầu tư nên
rót vốn vào những trường hợp rủi ro được đánh giá thấp hơn mức
trung bình trên thị trường.
3. Không nhất thiết phải liên tục đa dạng hóa danh mục đầu tư: chỉ tập
trung vào những doanh nghiệp thực sự có tiềm năng. Cùng lúc, họ chỉ
đầu tư vào những vị thế giao dịch mà họ thực sự hiểu biết và liên tục

tìm kiếm các lựa chọn mới.
4. Chấp nhận mạo hiểm trong đầu tư:
Soros là người thích mạo hiểm, tuy nhiên ông cũng dựa vào thông
minh và sự nỗ lực. Bởi ông biêt rằng thành công đến với nhà đầu tư
không chỉ dựa vào sự may mắn và cả can đảm, sẵn sàng chấp nhận rủi
ro. Hoạt động của ông năm 1992 là một ví dụ hoàn hảo.
5. Giữ im lặng về đầu tư, những gì người khác nghĩ là vô nghĩa: giữ
chặt các ý tưởng của mình như Bill Gates giữ chặt mã nguồn của
Windowns. Mọi người biết rất ít về ông mặc dù ông nỗi tiếng khắp thế
giới, chẳng bao giờ ông tiết lộ những dự định của mình. Nhân viên
trong công ty bị ông nghiêm cấm tiết lộ với báo giới bất cứ thông tin
gì nếu chưa được ông cho phép. Ông nói ” bạn đang giao dịch với một
thì trường thế nên bạn phải giấu tên tuổi của mình”,
6. Tận dụng lợi thế khi thị trường hỗn loạn: G.Soros tin rằng các thị
trường tài chính hỗn loạn. Giá cổ phiếu ,trái phiếu và tiền tệ phụ thuộc
vào những người mua và bán chúng do đó họ hành thường xử theo
tam lý đám đông hơn là bình tĩnh tính toán hợp lý. Cơ hội có thể được
tìm thấy bằng cách cẩn thận nghiên cứu giá trị và giá trị thị trường của
tài sản
7. Khai thác lợi nhuận trong lĩnh vực khoa học và đời sống:
Khi nhận biết được lĩnh vực khoa học và đời sống có nhiều cơ hội đầu
tư kiếm lời. Soros đã đầu tư lớn vào lĩnh vực này.
Ví dụ: Ông đầu tư vào hệ thống sinh học
Ciphergen,Ominivision,Technologies,điện thoại di động Telesysterms
OJSC
3-Sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh của George Sorsos với
Warren Buffet :
Quan điểm đầu tư của Soros hoàn toàn trái ngược với cây đại thụ đầu tư
khác là Warren Buffet. Nếu như Buffet nổi tiếng với hai nguyên tắc.
1/- Không để mất tiền.

2/- Không quên nguyên tắc "1” , Nhưng G. Soros lại luôn sẵn sàng mạo
hiểm. Chính vì sự mạo hiểm đó mà Soros đã nhiều lần chịu những tổn thất
tài chính không nhỏ.
4-George Soros nêu ra 6 giai đoạn phát triển của một trạng thái đầu tư :
1) -Giai đoạn thứ nhất là một xu hướng chưa được nhận ra trên thị
trường.
2) -Giai đoạn hai là khi xu hướng trở nên rõ nét hơn. Sự sụt giá mạnh
của American Express năm 1982 từ 62 USD xuống 35 USD là một ví
dụ điển hình của chuyện này. Thị trường trong trạng thái lo sợ làm
trầm trọng thêm xu hướng giảm giá
3) -Giai đoạn thứ ba là một cái test (phép thử) thành công trên thị trường:
Đó có thể là một sự kiện tương tự đã xảy ra trước, với kết cục khẳng
định thêm xu hướng quan sát được.
4) -Giai đoạn thứ tư là sự phân hóa ngày càng lớn giữa thực tại và quan
niệm. Ví dụ, với những người đã chót “ôm” cổ phiếu đang có chiều
hướng mất giá, họ thường tự trấn an bằng cách tìm kiếm những thông
tin để củng cố quan niệm của mình (rằng cổ phiếu đang giữ sẽ lên
giá).
5) -Cao trào là giai đoạn thứ năm, ví dụ, là những ngày “đen tối” - xảy ra
hoảng loạn với cao trào bán tháo trên thị trường, và là thời cơ vàng
của những nhà đầu cơ tấn công thị trường như Soros trong cuộc khủng
hoảng tỷ giá bảng Anh năm 1992.
6) -Giai đoạn cuối cùng được Soros gọi là “hình phản chiếu ngược qua
gương”, khi mà xu hướng thị trường quay ngược trở lại và giá cả phục
hồi.
III-NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT TRONG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH.
Vào đầu tháng 9/1985, G.Soros tin rằng đồng đô-la Mỹ đang được đánh
giá quá cao so với đồng yên Nhật và đồng Mác Đức, và chẳng bao lâu sẽ có
sự điều chỉnh cho đúng với giá trị thực. Ông quyết định mua các hợp đồng

đầu cơ để kiếm lợi nhuận từ những thay đổi mà ông đoán trước là sẽ xảy ra.
Tổng lợi nhuận của quỹ năm 1985 là 122% vì ông còn đầu tư vào cổ phiếu
nước ngoài và trái phiếu dài hạn của Kho bạc Hoa Kỳ
- Năm 1988: Phi vụ đầu cơ nổi tiếng đầu tiên của Soros được thực hiện.
Soros vận hành liên hoàn giữa mua và bán cổ phiếu của ngân hàng Societe
Generale, một ngân hàng lớn của Pháp, và kiếm được 2,2 triệu USD. Mãi
đến năm 2006 thì vụ việc mới bị phát hiện.
George Soros năm 1992:”Ngày thứ tư đen tối”
Năm 1992 đã đánh dấu tên tuổi của George Soros với chiến lược đầu tư
mạo hiểm, và những tiêu cực mà ông đã gây ra.
Tháng 9/1992, Soros đưa ra lời dự đoán nổi tiếng nhất. Bằng khoản đầu tư
trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người
đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM).
Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, đất nước Đức thống nhất hai miền
Đông và Tây. Để tránh tình trạng lạm phát cao, NHTW Đức đã quyết định
tăng lãi suất đồng Mark Đức, làm cho đồng Mark có xu hướng tăng giá so
với các đồng tiền khác và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
các đồng tiền khác thuộc ERM. Theo đó, để giữ cho tỉ giá hối đoái được ổn
định, Chính phủ các nước khác thuộc ERM cũng sẽ phải tăng lãi suất cho
đồng tiền của mình và Soros tin rằng Chính phủ Anh cũng không ngoại lệ vì
lúc này tình hình kinh tế nước Anh đang trong tình trạng suy yếu, tỷ lệ thất
nghiệp cao. Theo như Soros dự đoán thì với tình hình này, trong tương lai
không xa, nước Anh chỉ có thể thực hiện một trong hai hành động sau: hoặc
là nước Anh sẽ bán phá giá đồng Bảng nếu muốn tiếp tục tham gia ERM,
hoặc là rút khỏi ERM. Dù nước Anh có hành động nào đi nữa thì chắc chắn
là đồng Bảng cũng sẽ mất giá.
Quá trình đầu cơ:
Ông đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và đầu cơ giá lên vào đồng Mác bằng
cách vay bảng mua Mác, đồng thời còn đầu tư vào các hợp đồng tương lai và
hợp đồng quyền chọn. Giá trị các hợp đồng này cực lớn - $10 tỷ. Khi Soros

và các nhà đầu tư khác thực hiện hợp đồng, họ bán đồng bảng, do vậy tạo
nên sức ép giảm giá với đồng bảng.
Do lượng DEM dự trữ không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nên đầu
tháng 9/1992, NHTW Anh quyết định vay thêm một khoản khổng lồ là 20 tỉ
DEM nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ tỷ giá cố định so với đồng
DEM của đồng Bảng Anh. Không may là các lực thị trường quá mạnh, làn
sóng tấn công của các nhà đầu cơ vẫn dâng lên rất cao cùng với việc NHTW
Đức không muốn tung thêm đồng DEM ra thị trường ngoại hối vì muốn kìm
giữ mức lạm phát trong nước đã khiến cho mọi cố gắng chống đỡ của
NHTW và Chính phủ Anh bằng biện pháp can thiệp trực tiếp và thị trường
ngoại hối trở nên vô hiệu
Lúc này, NHTW Anh nghĩ đến biện pháp thứ hai là tăng lãi suất cho đồng
Vay GBP DEM
GBP
chuyển đổi
bán
trả tiền vay
Lợi nhuận (GBP)
Bảng. Điều này đã khiến cho canh bạc tiền tệ trở nên đắt đỏ hơn đối với các
nhà đầu cơ khi mà họ vẫn sẵn sàng từ bỏ lãi suất cao cho đồng Bảng Anh để
nắm giữ đồng Mark bởi lãi suất tăng quá cao lại thể hiện rõ hơn sự bất lực
của Chính Phủ và NHTW Anh trong việc giải quyết khủng hoảng, càng làm
tăng rủi ro cho những ai nắm giữ đồng Bảng. Chính vì vậy mà cố gắng cuối
cùng của chính phủ và NHTW Anh vẫn thất bại khiến cho họ đi đến quyết
định thả nổi đồng Bảng .
Các ngân hàng trung ương cố gắng bảo vệ tỷ giá cố định, nhưng chẳng bao
lâu chính phủ Anh đành buông tay và rút khỏi ERM. Đồng bảng mất giá
thảm hại so với đồng Mác. Như vậy mặc dù đã nỗ lực can thiệp trên thị
trường ngoại hối và nâng mức lãi suất tăng thêm 5% chỉ trong 1 ngày nhưng
trước việc tập trung tấn công vào đồng Bảng của các nhà đầu cơ đã buộc

nước Anh phải chấm dứt tư cách thành viên ERM vào ngày thứ 4 đen tối
16/9/1992 (Black Wednesday).
Chỉ trong một tháng, quỹ Quantum thu lợi nhuận khoảng $1 tỉ từ các hợp
đồng đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và $1 tỉ nữa từ các hợp đồng đầu cơ
giá lên vào các đồng tiền châu Âu khác. Tạp chí Economist gọi Soros là
“người phá sập Ngân hàng nước Anh.”
Về phía công chúng Anh, đồng bảng Anh mất giá 10%. Ông đã làm mất giá
một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhanh chóng, tất cả các khoản thuế◊đồng tiền
mạnh phần lớn rơi vào túi của ông ta.
Trước sự kiện “black Wednesday” khi nói đến những vật có ảnh hưởng đáng
ngờ đến thị trường chứng khoán thế giới thì người đầu tiên được người ta
nghĩ đến không ai khác chính là George Soros. Họ tin rằng ông có thể một
tay che cả bầu trời, làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào, thậm chí gây ra
một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tỷ giá của GBP/DEM năm 1992
Goerge Soros và cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997:
-Năm 1997, với sự sụt giá thảm hại của đồng bạt Thái Lan. Để thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, chính phủ Thái duy trì lãi suất cao hơn nhiều nước với tỉ
giá hối đoái USD/THB là 25. Vào mùa hè năm 1997, nhiều nhà đầu tư đã
thấy sự bất ổn trong tình hình tài chính của Thái Lan nên đã liên tục bán
đồng Bạt Thái, mua về đồng USD và kẻ đầu cơ quyền lực và thành công
nhất vào thời điểm đó chính là George Soros khi có nhiều cáo buộc ông có
liên quan đến việc này dù không có chứng cứ nào thực sự rõ ràng. Ngân
hàng trung ương Thái không thể chống đỡ do không đủ đồng USD, buộc
phải phá giá đồng bạt xuống còn một nửa so với tỉ giá cũ. Kinh tế Thái Lan
lập tức rơi vào khủng hoảng.Hiệu ứng đô-mi-nô từ đồng bạt đã lan đến đồng
ringgit của Malaysia, đồng won của Hàn Quốc và đe dọa cả các nước châu
Mỹ La tinh. Vì thế, đã dẫn đến sự khủng hoảng của châu Á và cả thị trường
chứng khoán Mỹ vào tháng 10.1997 với chỉ số Dow Jones rơi xuống mức kỷ
lục còn 554,26 điểm. Thực sự mà nói thì bất cứ nhà đầu tư nhạy bén nào

cũng có thể nhận ra giống như George Soros mà thôi.
Ví dụ: lúc đầu, ta chỉ cần đi đến ngân hàng Thái vay 25 triệu Baht trong 3
tháng rồi sẽ trả lại 25 triệu Baht này bằng 1 triệu USD( để đơn giản ta bỏ qua
các khoản phí và lãi vay ngân hàng). Điều gì sẽ xảy ra nếu sau 3 tháng, tỉ giá
đồng Baht không còn được giữ ở mức USD/THB=25 mà tăng lên
USD/THB=30 ? ta sẽ không cần đến 1 triệu USD để trả khoản nợ này. Lợi
nhuận sẽ càng gia tăng khi giá trị đồng Baht càng mất giá.
-Năm 1998, nạn nhân kế tiếp của Soros còn tiếp tục dài ra bằng sự tấn công
đồng rúp của Nga vào tháng 8 với sự suy giảm 15% giá trị đồng rúp chỉ
trong 5 ngày.
=> Sau mỗi đợt khủng hoảng tài chính , Soros bỏ túi hàng triệu đến hàng tỉ
USD nhờ vào hành động đầu cơ và dự đoán chính xác của mình.
-Tuy nhiên không phải khi nào số phận cũng mỉn cười với ông:
Năm George Soros 1999, Soros tiên đoán những công ty công nghệ thông tin
sẽ suy sụp và đã bán toàn bộ cổ phiếu của các công ty này ra công chúng.
Tuy nhiên thị trường công nghệ thông tin vẫn làm ăn phát đạt và giá cổ
phiếu vẫn tăng. Soros đã chịu tổn thất 700 triệu USD do bán sớm cổ phiếu.
Sau đó nghĩ rằng mình sai lầm, ông bỏ tiền ra mua lại những cổ phiếu công
nghệ thông tin với mức giá cao mà không hay biết rằng mình đang phạm
phải sai lầm kế tiếp.
-Năm 2000, chỉ số chứng khoán công nghệ NASDAQ cuối cùng đã rớt thê
thảm kéo theo gần 3 tỷ USD tiền đầu tư của George Soros. Sau thương vụ để
đời này, George Soros quyết định “rửa tay gác kiếm”, nói lời giã biệt với
những biến động không ngừng và khắc nghiệt của phố Wall. Dù có vấp váp
thất bại nhưng có thể nói những thương vụ thành công của Soros đã tạo ra
những khoản tài chính dồi dào đủ lấp đầy nhiều lần lỗ hổng tài chính của
những lần thất bại. Vậy nên ông vẫn rất trung thành với quan điểm đâu tư
của mình: “Bạn có thể quyết định đúng hay sai” điều đó không quan trọng
 Cách làm của Soros có thể được coi là phương thức đầu tư của một
người theo trường phái phân tích kỹ thuật (technical analysis) điển

hình: “Thị trường tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán. Và
họ thường hành động theo cảm tính”. George Soros cố gắng hiểu được
hướng đi của số đông nhưng ông cũng biết tạo ra những hướng đi
riêng và rồi kéo mọi người đi theo.
 Lọc lõi và ranh ma trên thương trường nhưng trong đời sống, George
Soros luôn được mọi người kính trọng bởi những hoạt động từ thiện
và những đóng góp to lớn của ông vì một xã hội tốt đẹp hơn. Nhiều
cuốn sách của ông được coi là những tác phẩm “gối đầu giường” dành
cho những người nghiên cứu. Ông đáng được xem là nhà đầu cơ vĩ đại
bậc nhất thế giới.

×