Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát hiện sớm chứng sa sút trí tuệ ở người già pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.03 KB, 6 trang )

Phát hiện sớm chứng sa sút trí tuệ ở người già
Dù do nguyên nhân nào thì người mắc bệnh này cũng sẽ trải qua sự suy giảm không
thay đổi được cả về chức năng và trí tuệ, kéo dài từ 2 đến 10 năm. Cuối cùng, bệnh
nhân trở thành người lệ thuộc hoàn toàn và thường tử vong do các bệnh nhiễm trùng.
Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và những lĩnh vực khác về nhận thức,
dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày. Đây là một trong những rối loạn
ảnh hưởng trầm trọng nhất đến người cao tuổi. Đặc trưng của bệnh là sự suy giảm
nhận thức xảy ra trong tình trạng ý thức vẫn bình thường. Đó không phải là loại rối
loạn nhận thức có thể hồi phục như mê sảng hay trầm cảm.
Tần suất mắc bệnh sa sút trí tuệ tăng nhanh theo tuổi. Ở tuổi sau 60, tỷ lệ này tăng gấp
đôi mỗi 5 năm. Ở tuổi 60-64, chỉ có 1% bị sa sút trí tuệ, nhưng đến tuổi trên 85 thì tỷ
lệ này là 30-50%.
Cần phân biệt sa sút trí tuệ và quên lành tính do tuổi. Quên lành tính do tuổi là tình
trạng giảm trí nhớ do tuổi cao, là kết quả của tiến trình hoạt động thần kinh chậm dần
do tuổi tác. Khởi đầu của quên lành tính là tình trạng khó nhớ thông tin mới và chậm
nhớ lại thông tin cũ do suy giảm khả năng tập trung và chú ý. Tuy nhiên, khi cho bệnh
nhân thời gian và có biện pháp động viên thì việc sinh hoạt hằng ngày của họ vẫn bình
thường

Biểu hiện thường gặp nhất của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là giảm trí nhớ gần.
Bệnh nhân có thể quên điều mình vừa nói và lặp đi lặp lại câu này nhiều lần trong vài
phút. Họ thường xuyên quên nơi để những vật dụng cá nhân. Tình trạng quên kéo dài
và dẫn đến tâm lý hoang tưởng là bị mất trộm.

Trong giai đoạn sớm này, bệnh nhân cũng gặp khó khăn khi tìm từ diễn đạt ý mình
muốn nói hoặc giải thích một điều gì đó. Họ thường phải nói vòng vo, chẳng hạn như
không nhớ từ cà vạt nên phải mô tả nó là một vật quấn quanh cổ áo. Ngoài ra, bệnh
nhân cũng có thể quên hay khó khăn trong việc sử dụng hoặc làm những công việc
hằng ngày như lái xe, giữ tiền, nấu ăn
Những biểu hiện khác của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là thay đổi cá tính, rối loạn cảm
xúc và giảm sự phán đoán. Người bệnh có những hành động không giống như họ đã


từng làm, chẳng hạn như một người keo kiệt đột nhiên tặng cho hội từ thiện vài chục
triệu đồng. Những thay đổi tính khí khác như trầm cảm hay hoang tưởng cũng thường
xảy ra. Cần lưu ý trong giai đoạn sớm này, hoạt động xã hội của người sa sút trí tuệ
vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, họ thường có những thay đổi về tính khí như cáu
gắt, tàn nhẫn, kích động

Sự ổn định trí tuệ của bệnh nhân cũng khá mỏng manh. Trong những tình huống khó
khăn hay bức xúc thì sự suy giảm trí tuệ có thể biểu lộ rõ rệt, chẳng hạn như khi phải
đi một quãng đường xa để thăm con cháu thì họ có thể đi lạc hay mất định hướng, đi
vòng vo.

Ở mức độ trung bình, bệnh nhân bị giảm khả năng thực hiện các công việc
thường ngày như tắm rửa, mặc đồ, vệ sinh cá nhân. Họ không thể nhớ được thông
tin mới, mất định hướng về không gian và thời gia, có thể quên những sự vật xung
quanh mình như quên nhà vệ sinh, phòng ngủ ở đâu. Người bệnh cũng dễ bị ngã hoặc
có tai biến do sự nhầm lẫn và giảm phán đoán. Những rối loạn hành vi có từ giai đoạn
sớm vẫn kéo dài đến giai đoạn trung bình và nặng. Hoang tưởng và ảo giác xuất hiện
ở khoảng 25% bệnh nhân. Ví dụ: Khi bệnh nhân mất khả năng nhận ra chính bản thân
mình trong gương thì họ lại nghi ngờ là có người lạ vào nhà. Sự lệch lạc này có thể
ngày càng nặng và kéo dài. Bệnh nhân cũng có những biểu hiện rối loạn hành vi và trở
nên kích động.

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân không thể thực hiện những sinh hoạt hàng ngày
như ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi lại và lệ thuộc hoàn toàn vào người thân. Trí nhớ
ngắn hạn, dài hạn bị mất hoàn toàn. Bệnh nhân không nhận biết được kể cả những
người rất thân của mình, mất đi những khả năng vận động phản xạ khác như nuốt (nên
dễ bị rối loạn dinh dưỡng và sặc thức ăn). Kết hợp với tình trạng kém dinh dưỡng và ít
vận động, nằm liệt giường, bệnh nhân có thể bị loét da.
Ở giai đoạn muộn của sa sút trí tuệ, bệnh nhân sẽ bị tăng tần suất các tai biến; chẳng
hạn như biến chứng của việc mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi hít, loét da. Sự lệ

thuộc hoàn toàn vào người khác có khi đưa bệnh nhân đến tình huống phải vào nhà
dưỡng lão. Nếu tiếp tục ở tại nhà, người chăm sóc và bệnh nhân phải được trang bị
những thiết bị cần thiết khác.

Khi nghi ngờ người thân bị sa sút trí tuệ, bạn hãy đưa họ đến khám tại các phòng
khám chuyên khoa tâm thần, thần kinh hoặc lão khoa.

10 loại bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ
ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn mà khoa học chưa
hiểu hết nên hiệu quả điều trị còn thấp và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường
gặp.
1. Bệnh suy giảm trí tuệ mạch
Suy giảm trí tuệ mạch (Vasaular dementia) là căn bệnh sa sút trí tuệ thường gặp, yếu
tố gây bệnh là vì não không nhận đủ máu do mạch bị tắc, làm cho tế bào không nhận
được máu, gây thiếu oxy và dưỡng chất, tạo nên hiện tượng loạng quạng. Nguyên
nhân gây bệnh còn có lý do mắc bệnh đột quỵ, đái tháo đường và cao huyết áp.

Ảnh minh họa
2. Sa sút trí tuệ hỗn hợp
Sa sút trí tuệ hỗn hợp (Mixed Dementia) là căn bệnh do trên một nguyên nhân, kể cả
bệnh Alzheimer và suy giảm trí tuệ do mạch máu gây ra.
3. Bệnh sa sút trí tuệ thể DLB
Sa sút trí tuệ đi thể DLB (Lewy Body Disease) hay còn gọi là bệnh DLB là căn bệnh
dễ nhận biết là có nhiều cặn protein bất thường hay các chất Lewy có trong các tế bào
thần kinh thùy não. Các chất cặn lắng này làm gián đoạn chức năng của não bộ, làm
suy giảm nhận thức và hành vi, làm cho chân tay bị run. Đây là căn bệnh khó chữa bởi
có nhiều bí ẩn mà đến nay khoa học chưa khám phá hết .
4. Bệnh mất trí nhớ Parkinson
Bệnh mất trí nhớ Parkinson, gọi tắt PDD là bệnh thần kinh mãn tính tăng dần và ở giai

đoạn cao, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ của con người. Tuy không phải tất cả
những người mắc bệnh Parkinson đều dẫn đến sa sút trí tuệ, nhưng nó lại có cơ chế
giống như bệnh mất trí nhớ thể Lewy nêu ở trên. Triệu chứng thường gặp như run tay,
co cơ và gặp khó khăn trong phát ngôn. Các vấn đề liên quan đến suy nghĩ như nói
năng và nhận thức cũng bị ảnh hưởng.
5. Bệnh sa sút trí tuệ trán - thái dương
Sa sút trí tuệ trán-thái dương (Frontotemporal Dementia, gọi tắt FD) là một dạng bệnh
khá phổ biến trong nhóm bệnh về sa sút trí tuệ, rối loạn hiếm gặp do tế bào não ở thùy
trán thái dương bị tổn thương gây ra. Căn bệnh này còn có tên là Pick’s disease, ảnh
hưởng đến tính cách cá nhân, làm suy giảm kỹ năng giao tiếp xã hội, thường gặp ở
nhóm người trên 65. Tuy không làm mất trí nhớ nhưng lại làm thay đổi tính cách. Ví
dụ bệnh nhân không có khả năng tự kìm chế, không quan tâm đến công việc gia đình.
Trước đây, căn bệnh này được xếp là bệnh tâm lý nhưng ngày nay qua nghiên cứu
người ta phát hiện thấy là do suy thần kinh, việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời
sẽ có tác dụng tích cực.
6. Bệnh suy giảm trí tuệ CJD
Suy giam trí tuê CJD (Creutzfeldt- Jacob Dementia) là căn bệnh rối loạn thần kinh
thoái hóa hay còn được gọi là bệnh bò điên. Căn bệnh này diễn ra rất chậm, tỷ lệ mắc
bệnh 1/1 triệu người và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nguyên nhân gây bệnh là do
virút gây ra, can thiệp vào não làm rối loạn các chức năng vốn có và gây suy giảm trí
nhớ. Triệu chứng đa dạng như mất trí nhớ, suy giảm khả năng phát ngôn, gây lộn
xộn, đau cơ, co giật cơ bắp và ảnh hưởng trực tiếp quá trình điều phối khả năng đi
đứng, di chuyển của con người và thường gây ngã, mắt mờ kèm theo ảo giác.
7. Bệnh NPH
NPH (No rma l P r e s s u r e Hydrocephalus) là bệnh tràn dịch não áp lực bình thường
hay phình nước trong não thất là căn bệnh liên quan đến sự tích tụ dịch tủy não trong
các khoang của não. Do không thoát được nên dịch ứ này đã làm tăng áp lực não, can
thiệp đến chức năng não và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Những người mắc phải căn
bệnh này thường đi lại khó khăn, mất cân bằng, đặc biệt là khả năng kiểm soát của
bàng quang, ngoài ra nó còn gây suy giảm nhận thức, đặc biệt là kỹ năng nói, xử lý

tình huống và khả năng trí nhớ của não.
8. Bệnh Huntington
Bệnh Huntington (Huntington’s disease) là căn bệnh mang tính di truyền, gây ảnh
hưởng đến nhận thức hành vi và việc di chuyển của người bệnh. Các triệu chứng
thường gặp như suy giảm chức năng nhớ, phân biệt đúng sai, thay đổi tâm trạng, trầm
cảm và nói năng khó khăn (hay nói lắp) ngoài ra còn xuất hiện tình trạng ảo giác, co
giật không kiểm soát, kể cả cơ mặt và chân tay.
9. Suy giảm trí tuệ WKS
WKS là căn bệnh suy giảm trí nhớ liên quan đến Hội chứng Wernickekosakoff
Syndrome. Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu thiamine (vitamin B1), nhất là nhóm
người hay lạm dụng rượu bia, suy dinh dưỡng và nhóm người mắc bệnh ung thư giai
đoạn di căn, hoặc những người có hormone tuyến giáp cao bất thường, nhưng người
chạy thận dài kỳ và dùng liệu pháp lợi tiệu quá lâu để chữa bệnh tim. Triệu chứng của
căn bệnh thường hay lẫn lộn, trí nhớ kém nhất là nhớ ngắn hạn và đôi khi xuất hiện cả
tình trạng ảo giác.
10. Suy giảm nhận thức thể nhẹ
Suy giảm nhận thức thể nhẹ, gọi tắt là bệnh MCI là căn bệnh do sử dụng các loại
thuốc chữa bệnh gây ra. Người mắc phải căn bệnh MCI thường dễ nhận biết là suy
giảm trí nhớ và đôi khi còn ảnh hưởng đến nhận thức, phân biệt đúng sai và do diễn
ra chậm nên không gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày dễ bị bỏ qua.
Người mắc bệnh thường có những thay đổi đáng kể về tính cách, như suy giảm trí
nhớ, mắc bệnh trầm cảm, bồn chồn, bực tức. Đây chính là biểu hiện của căn bệnh suy
giảm trí nhớ ở thể nhẹ do dùng thuốc chữa bệnh gây ra.

×